Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tiểu luận giá trị kinh tế của rừng nhiệt đới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.02 KB, 7 trang )

A. TỔNG QUAN GIÁ TRỊ KINH TẾ RỪNG NHIỆT ĐỚI
I>

Vài nét về rừng nhiệt đới:

H1.Tổng quan về rừng mưa nhiệt đới

Rừng mưa nhiệt đời ẩm là những khu rừng
với cây cao, khí hậu ấm và rất nhiều
mưa. Mưa có thể lên tới hơn một inch hàng
ngày tại một số khu rừng mưa.
Rừng nhiệt đới ẩm có mặt tại châu Phi, châu
Á, châu Úc, và Trung và Nam Mỹ.
Khu rừng nhiệt đới ẩm lớn nhất là rừng
Amazon. Rất nhiều quốc gia có rừng nhiệt
đới ẩm như là: Brazil, Cộng hòa dân chủ
Congo, Peru, Indonesia, Colombia, Papua
New, Guinea, Venezuela, Bolivia, Mexico.

Mỗi khu rừng nhiệt đới đều rất đặc trưng nhưng chúng cũng có những điểm chung:
+ Địa điểm: rừng nhiệt đới nằm trong vùng “nhiệt đới”
+ Lượng mưa: rừng nhiệt đới đón nhận ít nhất 80 inch mưa hàng năm.
+ Tầng Vòm: rừng nhiệt đới có tầng vòm, là những lớp cành và lá tạo nên bởi
những cây khổng lồ đứng cạnh nhau san sát. Hầu hết thực vật và động vật trong
rừng nhiệt đới sống ở dưới vòm lá. Tầng vòm có thể cao đến 30 mét từ mặt đất.
+ Đa dạng sinh học: Rừng nhiệt đới có độ đa dạng sinh học rất cao.
Khái niệm đa dạng sinh học bao hàm tất cả các sinh vật – như cây cối, động
vật, và nấm – được tìm thấy trong hệ sinh thái. Các nhà khoa học tin rằng một
nửa số lượng cây cối và động vật có mặt trên bề mặt của Trái Đất sống trong
rừng nhiệt đới.
+ Mối quan hệ cộng sinh giữa các loài: các loài vật trong rừng nhiệt đới


thường phụ thuộc vào nhau. Cộng sinh là mối quan hệ giữa hai loài khác nhau
hưởng lợi từ việc giúp đỡ nhau.

Trong rừng nhiệt đới, hầu hết thực vật và động vật không có mặt ở dưới mặt
đất mà chúng có mặt ở trên tầng vòm, một thế giới của lá. Tầng vòm, có thể ở
trên cao đến 30 mét so vớ i mặt đất, được tạo nên bởi sự xen kẽ của cành và lá
của những cây trong rừng nhiệt đới. Các nhà khoa học ước tính rằng 70 -90% sự
sống trong rừng nhiệt đới có thể tìm thấy trên cây, có nghĩa rằng đây là môi
trường sống dồi dào nhất cho động thực vật. Nhiều động vật hay được biết đến
như là khỉ, ếch, thằn lằn, chim, rắn, con lười, và mèo rừng thường được tìm
thấy ở tầng vòm.

1


Dưới tầng lá xanh của các khu rừng nhiệt đới là một nền văn minh nhân loại lâu
đời:
Rừng nhiệt đới ẩm là nơi sống của nhiều bộ lạc thổ dân phụ thuộc vào thiên nhiên, thức
ăn, chỗ trú ẩn, và thuốc. Ngày nay rất ít những người sống trong rừng còn
có thể duy trì lối sống truyền thống của họ; hầu hết đã phải di chuyển bởi
những người định cư từ bên ngoài hoặc bị bắt phải từ bỏ lối sống của họ
bởi chính phủ.
Với những người trong rừng còn lại, rừng Amazon chứa nhiều người nhất,
mặc dù họ cũng bị ảnh hưởng bởi thế giới hiện đại. Trong khi họ vẫn dùng
khu rừng để săn bắt theo kiểu truyền thống và tụ tập, hầu hết là thổ dân Da
Thổ dân sống trong
RNĐ
Đỏ, cái tên họ thường được gọi, họ trồng trọt (như chuối, sắn, và gạo), sử
dụng đồ dùng của phương Tây (như nồi kim loại, chảo, và thìa dĩa), và
thường đi vào các thị trấn và thành phố để đem đồ ăn và các sản phẩm tới thị trường.

Tuy nhiên những người sống trong rừng này vẫn có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều
về rừng nhiệt đới. Sự hiểu biết của họ về các loài cây thuốc để chữa bệnh là
vô địch và họ có sự hiểu biết thâm thúy về hệ sinh thái của rừng nhiệt đới
Amazon.Tại châu Phi, những bộ tộc thổ dân di cư được nhiều lúc gọi là người Pygmy.
Những người cao nhất của người Pygmy là chủng người Mbuti. Họ hầu hết không
vượt quá 1m50. Sự nhỏ bé của họ giúp họ di chuyển hiệu quả hơn trong rừng rậm
so với những người cao hơn họ.

II> Vai trò quan trọng của các khu rừng nhiệt đới:
+ Cung cấp nơi ở cho rất nhiều thực vật và động
vật;
+ Điều hòa khí hậu thế giới.
+ Hạn chế lũ lụt, hạn hán, và lở đất;
+ Là nguồn gốc của nhiều thuốc và thức ăn;
+ Duy trì các bộ tốc người bản địa.
Rừng nhiệt đới giúp điều hòa khí hậu thế giới bằng cách hấp thụ CO2
từ khí quyển. CO2 thừa từ khí quyển được cho là nguyên nhân chính
dẫn đển biến đổi khí hậu và làm trái đất nóng lên. Vì vậy, rừng nhiệt đới có
vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề trái đất đang nóng lên.
Rừng nhiệt đới cũng có ảnh hưởng đến khí hậu địa phương bởi nó góp phần tạo
ra mưa và điều hòa nhiệt độ.

III> Tổng giá tri kinh tế của rừng nhiệt đới
Như chúng ta đã biết đối với hàng hóa dịch vụ môi trường thường không có giá thị
trường và khó lòng xác định rõ giá trị đích thực và tầm quan trọng của chúng. Nhiều tài
sản môi trường là tài sản công cộng và đây là một đặc tính gây khó khăn cho việc vận
dụng thị trường để đánh giá các tài sản đó. Để đánh giá giá trị hàng hóa dịch vụ môi

2



trường trước hết phải biết một vài khái niệm về giá trị kinh tế của tài sản môi trường. Và
rừng nhiệt đới của chúng ta là một trong những tài sản môi trường đó.
Vậy để cụ thể hoá vấn đề giá trị kinh tế mà chúng ta đang nghiên cứu, chúng ta sẽ
phân tích các giá trị của rừng nhiệt đới qua sơ đồ sau:
TEV của rừng nhiệt đới

Giá trị sử dụng

Giá trị sử
dụng trực
tiếp

Giá trị sử
dụng gián
tiếp

Giá trị không sử dụng

Giá trị
nhiệm ý

Giá trị lưu
truyền

Giá trị tồn tại

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG : là giá trị được hình thành từ việc con người sử dụng những dịch vụ từ RNĐ
Giá trị sử dụng trực tiếp: là những dịch vụ mà con người chúng ta sử dụng trực tiếp từ RNĐ
như là: nghiên cứu khoa học, sản phẩm từ RNĐ ứng dụng phục vụ các nghành công nghệ-khoa

học hay thu hoạch hái lượm có cải tạo những sản phẩm trực tiếp từ RNĐ phục vụ cuộc sống của
con người như các loại thốc, thảo mộc quý hiếm, mật ong, gỗ quý,…
Giá trị sử dụng gián tiếp: việc chúng ta đang hít thở khí oxi hằng ngay hay cảnh quan rừng
nhiệt đới phục vụ cho các hoạt động vui chơi, dã ngoại, cắm trại. du lịch,…

GIÁ TRỊ KHÔNG SỬ DỤNG : là ngay cả khi mà con người chúng ta không trực tiếp sử dụng các
dịch vụ từ RNĐ nhưng trong thực tế chúng ta vẫn được thừa hưởng lợi ích từ các dịch vụ đó.
Giá trị nhiệm ý, Giá trị lưu truyền, Giá trị tồn tại: thể hiện những chức năng, giá trị của RNĐ sẽ
được sử dụng trong tương lai hoặc đơn giản là quyền được tồn tại, được sống của các khu RNĐ.

3


B. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA RỪNG NHIỆT ĐỚI ĐỐI VỚI THẾ GIỚI
I> Nhắc đến rừng mưa nhiệt đới là nhắc đến rừng Amazon, vì sao vậy?
Rừng mưa nhiệt đới Amazon là nguồn tài nguyên thiên lớn nhất trên thế giới – hiện tượng
thiên nhiên sinh học đóng góp tích cực trong việc điều hoà khí
hậu của hành tinh.
Các rừng mưa nhiệt đới Amazon bao gồm hơn 1 tỷ mẫu anh,
bao gồm các khu vực ở Brazil, Venezuela, Colombia và khu
vực đông Andes của Ecuador và Peru. Có thể nói rằng, nếu
xem Amazon là 1 quốc gia thì nó sẽ được xếp vào topten các
quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế giới. Chính nhờ bởi diện
tích rộng lớn, Amazon có thể lưu trữ 80-120 tỷ tấn carbon mà
con người phát thải ra mỗi năm; hơn 20% lượng oxy trên thế
giới mà hằng ngày con người chúng ta đang hít thở là được sản
sinh ra bởi từ khu rừng nhiệt đới mà chúng ta đang đề cập;
ngoài ra Amazon còn tham gia đóng góp hơn 1/5 lượng nước
ngọt trên trái đất.
Vậy bằng phép tính cụ thể nào để ta có thể biết được giá trị

kinh tế thực sự mà Amazon hay rừng mưa nhiệt đới trên thế giới mang lại cho loài người?
Để có thể giải thích, minh chứng một cách dễ hiểu câu trả lời, các nhà kinh tế học đã đưa
ra các số liệu thống kê mới nhất và một sự diễn giải ngắn gọn đó là:
Nếu chúng ta chuyển đổi toàn bộ phần đất rừng nhiệt đới cho việc chăn nuôi gia súc thì lợi
nhuận thu được cho một lần thu hoạch là $60/1 mẫu anh,
còn nếu toàn bộ phần đất đó đem chuyển đổi cho nghành
lâm nghiệp chuyên trồng và thu hoạch các loại gỗ quý
hiếm thì lợi nhuận mang lại sau mỗi lần thu hoạch là
$400/1 mẫu anh. Từ đó có thể thấy giá trị kinh tế thu
được từ việc sử dụng diện tích đất của khu rừng nhiệt đới
vào bất kì mục đích gì đều mang lại một giá trị rất lớn.
Tuy nhiên, nếu phần diện tích dất đó không bị các hoạt
động kinh tế của con người làm cho ngày một “bé” đi thì
giá trị thực sự mà rừng mưa nhiệt đới mang lại là một con
số vô cùng “bự” cụ thể là: khi con người không gây hại
đến sự phát triển tự nhiên và đa dạng của các khu rừng
Giá trị kinh tế RNĐ mang lại cho thế nhiệt đới, đồng thời với một cách khai thác, thu hoạch
mang tính khoa học, hợp lý các tài nguyên thiên nhiên từ
giới
rừng nhiệt đới thì giá trị còn lại sau mỗi lần thu hoạch là
$2.400/1 mẫu anh. Hơn thế nữa, các tổ chức quốc tế đã chứng minh, xác nhận giá trị của hàng
trăm các loài thuốc, thảo mộc quý hiếm đang tồn tại, sinh trưởng trong khu rừng nhiệt đới, đặc
biệt là khu vực amazon như: Quini, Steriods, các loại thuốc chữa được các căn bệnh ung thư và
cả các loại thảo mộc dùng để nghiên cứu chế biến ra thuốc chữa trị cho bệnh AIDS, Alzheimer,
bệnh tiểu đường, viêm khớp,v.v…

4


II> Một thực tế đang được đặt ở mức báo động đỏ!!!

Măc dù giá trị kinh tế mà các khu rừng mưa nhiệt đới mang
lại là vô cùng to lớn như vậy nhưng thực tế về tình trạng hiện thời
của các khu rừng nhiệt đới là một kết quả đi tái ngược lại với
những gì mà rừng nhiệt đới đã mang lại cho loài người chúng ta.
Do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiêp, sự tăng lên
nhanh chóng của nhu cầu con người, sự phát triển lớn mạnh của
nền kinh tế thị trường tự do hoá nhưng ý thức của con người lại
không theo kịp nên cùng với thòi gian chúng ta đang dần mòn H.2.Nạn phá rừng đang diễn ra
làm cho lá phổi của chúng ta kiệt quệ sức lực. Trung bình trên ở nhiều nước trên thế giới.
thế giới cứ sau 18s lại có 1ha rừng nhiệt đới bị tàn phá bởi
khói, chất thải từ công nghiêp-mà đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp khai khoáng.
Thật là một con số hãi hung khi ta nhận được kết quả từ thực tế rằng cứ mỗi ngày trên thế giới
ta lại mất đi 200.000 ha diện tích rừng nhiệt đới. Còn gì bi kịch hơn khi trước đây, bề mật trái
đất thân yêu của chúng ta được bao phủ bởi rừng nhiệt đới là 14% nhưng bây giờ con số đó chỉ
còn 6%. Tệ hại hơn là chính bản thân chúng ta đang tự đánh mất những món quà vô giá mà
thiên nhiên ban tặng, đó là: cứ mỗi năm thế giới lại vô cùng đau đón khi phải gạch tên, xoá họ
của hơn 130 loài động, thực vật và côn trùng trong cuốn sổ đa dạng sinh học chủa chúng ta. Từ
thưc tế này các nhà khoa học cảnh báo : nếu con người vẫn cứ tiếp tục duy trì mức huỷ diệt
hiện tại thì phần còn lại của khu rừng nhiệt đới sẽ bị con người chúng ta tiêu xài hoang phí
trong chưa đầy 40 năm nữa thôi. Vậy tương lai sẽ ra sao khi một cơ thể sống mà không còn
“phổi” để thở?

III>Cộng đồng thế giới đã làm gì để đấu tranh đòi công bằng cho các khu
rừng nhiệt đới?
Tuy vậy nhưng những hành động cố tình hay cố ý ăn mòn lá phổi xanh của thế giới cũng
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cộng đồng loài người. Thực tế, có rất nhiều quốc gia trên thế giới
họ đã và đang chung tay góp sức vì sự sống còn của các khu rừng nhiệt đới bằng những hành
động cụ thể.

Na uy đã đóng góp hàng năm 1 tỷ USD cho một tổ chức vì sự tồn tại, phát triển

của các khu rừng mưa nhiệt đới có tên Quỹ Amazon.

Các công ty RAINTREE được thành lập vói mục đích bảo tồn các khu rừng nhiệt
đới bằng cách thúc đẩy và tạo ra thị trường người tiêu dùng đối với các nguồn tài
nguyên rừng nhiệt đới bền vững, tái tạo và sản xuất các sản phẩm với sự nhấn mạnh
đực biệt vì sự sinh tồn và đa dạng sinh học của các khu rừng nhiệt đới.

Cộng đồng quốc tế đã thành lập hàng loat các quỹ hạn chế khai thác gỗ bất hợp
pháp, đồng thời tài trợ cho một sự phát triển bền vững lâu dài của thiên nhiên.

Chương trình hợp tác của liên hợp quốc tế (REDD) để giảm nạn phá rừng bừa bãi
ở các nước đang phát triển.



5


C.VIỆT NAM ĐÃ, ĐANG LÀM GÌ ĐỂ BẢO TỒN GIÁ TRỊ KINH TẾ
RÙNG NHIỆT ĐỚI
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng từ
thiên tai, biến đổi khí hậu toàn cầu và cả các
hoạt động kinh tế của con người mà diện tích
rừng nhiệt đới trên phạm vi cả nước đang dần
bị thu hẹp, thay vào đó là sự xuất hiện thay
thế của các phần đồi trọc đất trống, đất đai bị
khô cằn, thảm thực vật biến mất, đa dạng sinh
thái cũng ngày một suy giảm.

“Rừng nhiệt đới Toyota-EcoEco:

đầu tư không vì lợi nhuận?”
Nhận thức được giá trị kinh tế vô cùng to lớn mà rừng nhiệt đới mang lại, VN chúng ta
cũng đang từng bước cải tạo, khôi phục lại hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên phạm vi cả nước.
Một dẫn chứng cụ thể đó là: Dự án “Mô hình rừng nhiệt đới Toyota - ecoeco, tái lập 30 ha
rừng nhiệt đới trên vùng đồi Sóc Sơn, tôn tạo cảnh quan đền Gióng, Hà Nội” đang được Công
ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV), Viện Kinh tế sinh thái (Ecoeco) và UBND huyện Sóc Sơn
khởi động cuối tháng 2/năm 2012 vừa qua. Với một mục tiêu chính là đem đến cơ hội phát
triển kinh tế, du lịch sinh thái và tâm linh cho vùng đất gò đồi Sóc Sơn - nơi diễn ra Hội Gióng
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. TP. Hà Nội
đã quyết định quy hoạch toàn bộ diện tích rừng, đất lâm nghiệp huyện Sóc Sơn thành rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường với giải pháp chủ yếu là tăng cường công tác quản lý, bảo vệ
rừng; thực hiện nâng cấp, cải tạo và làm giàu rừng. Để góp phần thực hiện quy hoạch này,
TMV đã hợp tác với ecoeco và UBND huyện Sóc Sơn triển khai Dự án “Mô hình rừng nhiệt
đới Toyota - ecoeco” với mục tiêu tái lập 30 ha rừng nhiệt đới trên vùng đồi Sóc Sơn, tái tạo lại
cảnh quan quanh khu vực đền Gióng. Sẽ có 5.000 cây gỗ quý đại diện cho 5 vùng sinh thái của
Việt Nam và khoảng 20.000 các loại cây khác để tạo sinh cảnh được ươm và trồng tại đây. Các
loại cây này khi đã được chăm sóc đủ lớn, sẽ thể hiện sự “dẫn dắt”, “cải tạo” để tiệm cận với
hệ sinh thái rừng tự nhiên nhiệt đới đặc hữu, hỗn loài, nhiều tang khác tuổi, độ đa dạng sinh
học cao. Như vậy, trong tương lai không xa, một mô hình rừng nhiệt đới sẽ được tái lập, khí
hậu của vùng, đặc biệt là Hà Nội sẽ ôn hòa hơn, tài nguyên rừng lại sẽ trở thành nguồn sống
của cư dân khu vực Sóc Sơn.
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được công
nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nét
đặc trưng là hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý của nước ta phân
bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo. Hiện nay, cả nước có 2,2 triệu ha rừng đặc
dụng được quy hoạch thành 164 khu, gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 10 khu
bảo tồn loài, 46 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng nghiên cứu khoa học. Các hệ sinh thái ở
VN giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông, suối… cùng tạo nên môi trường
sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú trên toàn cầu.


6


7



×