Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

55 bài học chính về xây dựng lợi nhuận tôi học được từ jay abraham

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.37 KB, 11 trang )

55 bài học chính về xây dựng lợi nhuận tôi học được từ
Jay Abraham

Jay Abraham là người đàn ông mà tất cả những người làm
kinh doanh nên biết. Nếu bạn chưa biết, đơn giản chỉ cần
Google Jay Abraham là sẽ có rất nhiều thông tin về ông.
Ông đã tạo ra hơn 12 tỷ $ cho khách hàng của mình. Ông
được mệnh danh là Phù thủy Marketing. Một huyền thoại về
phát triển doanh nghiệp.
Nếu những khách hàng của ông ấy kiếm được rất nhiều
tiền, thì tôi tin rằng chúng ta cũng nên học hỏi kiến thức
của Jay và áp dụng chúng. Đơn giản vì nó hiệu quả.
Hãy bắt đầu!

1. Hãy tự hỏi: “Mục tiêu của mình có xứng đáng với bản
thân mình?”
Hãy đọc lại mục tiêu và tự hỏi một lần nữa. Đây là điều
ngược lại với 95% số người còn lại, họ thường đặt câu hỏi
“Mình có xứng đáng với mục tiêu hay không?”. SAI! Bạn phải
có đủ tự tin vào chính bản thân và tầm nhìn cuộc sống của
mình. Mục tiêu của bạn có đủ lớn và khiến bạn hào hứng? Hãy
mơ lớn, thực sự thực sự lớn. Và cuối cùng lại hỏi – Mục
tiêu đó có xứng đáng với bản thân bạn?

2. Bắt đầu làm việc theo từng khoảng thời gian
Dành 2-4 giờ liên tục cho các dự án của bạn. Hầu hết
mọi người đối phó với một dự án bằng cách thực hiện đó
nhưng lại bị gián đoạn bởi việc email, điện thoại hoặc gặp
mặt không đáng có. HỌ SAI RỒI! Hãy khóa cửa nếu có thể để
không ai làm gián đoạn bạn. Bây giờ bạn cần làm việc theo
khoảng thời gian cụ thể, và tất cả mọi người bên cạnh bạn


phải hiểu và quen với cách làm việc này. Và bạn sẽ thực
hiện được những điều cực kỳ tuyệt vời.


3. Bắt đầu tìm kiếm những bài học giá trị trong tất cả
những điều bạn làm
Lắng nghe, trải nghiệm và vượt qua thử thách. Cho dù
dự án của bạn thất bại hay thành công, ghi lại những gì
bạn học được từ đó. Mọi người bạn gặp và mọi việc bạn
làm – đều có những bài học bạn có thể học. Phụ thuộc vào
bạn có tìm kiếm những bài học đó không. Và hãy nhớ ghi
lại bài học đó trước khi bạn quên nó. Viết nó xuống nhật
ký của bạn (nếu bạn chưa có nhật ký – hãy ra ngoài và
mua ngay một cuốn)

4. Đọc nhật ký bài học của bạn
Đọc bài học mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay để vượt
qua những dự án tiếp theo hoặc giải quyết những vẫn đề
gặp phải sau này. Và thực hiện bài học đó. Tìm cách để
ứng dụng bài học và sử dụng bài học đó ngay hôm nay –
hãy thực hiện bài học đó và nhớ ghi lại kết quả đạt được.

5. Cho dù ngành kinh doanh của bạn là gì đi nữa – hãy lấy
nhật ký của mình ra và viết câu hỏi này ngay đầu tiên
của nhật ký – “Làm thế nào tôi có thể khiến cho khách
hàng của tôi có cuộc sống tốt hơn?”
Một câu hỏi đơn giản nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Hãy nghĩ về
nó – bao nhiêu công ty online hoặc offline ứng dụng mô
hình đó? Ít hơn 10%, tôi cá là như vậy. Hầu hết họ tìm
cách bán hàng và rồi lại tìm khách hàng mới. Nếu họ thực

sự xem xét việc giúp khách hàng có cuộc sống tốt hơn –
thì cách họ thể hiện sẽ thế nào?

6. Luôn luôn để an-ten thu sóng của bạn hoạt động
Nhìn, nghe, tìm kiếm ý tưởng, insight, concept mà bạn
chưa bao giờ thực hiện. Viết chúng xuống. Nói với bất kỳ
ai và mọi người rằng bạn sẽ thực hiện chúng. Hãy hỏi
những người thành công xem họ làm gì, họ làm như thế nào,
tại sao họ làm thế, điều gì khiến cuộc sống của họ tốt
hơn, điều gì khiến họ chào hàng tốt hơn, giấc mơ và nguồn
cảm hứng của họ là gì?


7. Hãy hỏi bản thân – “Còn điều gì thực sự quan trọng tác
động đến thành công của tôi mà tôi chưa biết?”
Sau đó quyết định nơi nào bạn có thể tìm kiếm những
thông tin và kiến thức đó một cách nhanh nhất. Bắt đầu
viết ra những ý tưởng về việc làm thế nào bạn có thể làm
việc với những người có những kiến thức hoặc thông tin
đó. Nếu bạn không có tiền để trả cho kiến thức của họ còn cách nào bạn có thể làm việc với họ không? Có thứ gì
để bạn đầu tư lấy kiến thức đó?

8. Hãy bắt đầu viết một cuốn sách
Ở bất cứ lĩnh vực nào bạn giỏi, hoặc bất cứ lĩnh vực
nào bạn muốn trở thành chuyên gia. Hãy bắt đầu nghiên
lĩnh vực đó và doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực
đó. Một cuốn sách là một trong những công cụ quan trọng
nhất để tạo sự uy tín trong lĩnh vực của bạn. Cuốn sách
không cần thiết phải được bán – nó có thể là quà tặng
bạn dành tặng khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng để

cho họ biết rằng bạn biết những gì bạn đang nói.

9. Tìm kiếm một tổ chức từ thiện mà bạn tin tưởng tuyệt
đối.
Làm thế nào bạn giúp đỡ họ hoàn thành mục tiêu của họ?
Tình nguyện hoặc quyên góp sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ
có thể dựa vào đó nâng cao tiền quỹ. Hãy quyên góp phần
trăm số tiền mà bạn nhận được cho tổ chức từ thiện đó.
Tìm nhiều cách giúp họ và bạn sẽ nhanh chóng nhận được
sự đền đáp.

10.

Bắt đầu xây dựng đội nhóm mơ ước

Những người đó có thể là những người đang ở trong cuộc
sống của bạn ngay thời điểm hiện tại (Nếu họ là những
người có động lực và sống tích cực) hoặc những người mà
bạn muốn làm việc cùng. Nếu bây giờ bạn chưa biết họ là
ai – hãy nghĩ cách bạn có thể mang lại cho họ những gì
họ hứng thú, đam mê và lợi ích mà họ thực sự mong muốn.
Bắt đầu tìm kiếm và tuyển chọn và tìm ra điều gì khiến
họ muốn ở lại với bạn.


11.

Tạo ra bài bán hàng tuyệt vời của bạn

Lấy vài tờ giấy và nghĩ về sản phẩm hoặc dịch vụ của

bạn. Tưởng tượng bạn đang ở trong sân vận động có 50.000
người. Bạn có 30-60 giây trước mặt họ để thuyết phục họ
về bạn và bài chào hàng của bạn. Bạn sẽ nói gì? Làm thế
nào bạn có thể vượt qua điểm từ chối để thuyết phục họ
rằng họ sẽ thật ngốc nghếch khi từ chối? Bây giờ, hãy
xem xét thực tế rằng sẽ có người bước ra và không nghe
bạn nói? Bạn có phải thay đổi bài bán hàng? Bạn sẽ nói
gì để khiến họ ở lại? Bạn sẽ nói điều gì khiến họ mua?

12.
Hãy nhớ rằng chỉ có 3 cách duy nhất phát triển
doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể tăng số lượng khách hàng, tăng giá trị mua
hàng trong một lần giao dich của khách hàng, tăng tần suất
qua trở lại mua hàng của khách hàng. Hầu hết (90%) mọi
người tập trung vào việc tăng số lượng khách hàng – và điều
đó mang lại hiệu quả thấp nhất và lợi nhuận thấp nhất. Vì
vậy bạn có thể làm gì để tăng 2 biến số còn lại?

13.
Sử dụng ứng dụng của việc cùng xảy ra tại một thời
điểm để marketing cho doanh nghiệp của bạn.
Nghĩ đến nhiều cách khách nhau để quảng bá cho việc chào
hàng của bạn – và khiến cho tất cả cùng xảy ra một lúc.

14.

Thử nghiệm tất cả những ý tưởng điên rồ

Không thành vấn đề nghe nó điên khùng đến mức nào – hãy

thử nó. Tìm ra cái nào hiệu quả. Sau đó tôi ưu hóa hiệu
quả. Thử nghiệm tất cả các biến tác động đến kết quả của ý
tưởng đó. Tìm ra biến nào hiệu quả nhất?
15.
Nghĩ về sản phẩm và dịch vụ của bạn dưới con mắt
của khách hàng.
Bạn sẽ làm gì để giáo dục khách hàng tiềm năng rằng họ
biết tất cả mọi thư cần biết về về những việc bạn làm. Nếu
bạn là chuyên gia (bạn cần phải là chuyên gia) trong lĩnh
vực kinh doanh của bạn – làm thế nào bạn cho khách hàng


thấy họ cũng có thể trở thành chuyên gia – trước khi họ chi
trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?

16.

Nối ám ảnh bạn khao khát đạt được là gì?

Bạn phải có niềm đam mê rất sâu sắc rằng tất cả những
người bạn nói chuyện họ hiểu những gì bạn đang nỗ lực bảo
vệ và bạn nỗ lực muốn đạt được. Khi bạn xây dựng nỗi ám ảnh
trong tâm trí – không ai có thể ngăn cản bạn đạt được mục
tiêu – cho dù họ có tiêu cực đến đâu chăng nữa.

17.

30 giây bạn phải làm mỗi ngày

Bạn có đang vui vẻ? Bạn có thể làm gì để tận hưởng cuộc

sống nhiều hơn nữa? Công ty mà bạn muốn điều hành to lớn
như thế nào? Điều gì xảy ra với doanh nghiệp của bạn nếu
bạn quyết định 1 tháng nghỉ làm việc? Khi bạn có câu trả
lời, bạn sẽ ngay lập tức hiểu được khía cạnh nào bạn PHẢI
bắt đầu làm việc với nó.

18.

Khách hàng của bạn là thiên tài marketing

Họ biết chính xác điều họ muốn, và đó chính là công việc
của bạn phải tìm ra điều họ muốn. Tìm cách để gọi điện,
email hoặc nói chuyện với khách hàng về nhu cầu của họ,
điều họ muốn, họ khao khát, đam mê, nỗi lo lắng… Khi bạn
biết kiểu công ty nào mà khách hàng muốn mua hàng – bạn sẽ
có tấm vé cho tương lai. Người ta thích mua hàng của bạn
vì họ muốn thay đổi cuộc sống của họ - bạn có khiến cho
cuộc sống của họ thay đổi?

19.
Luôn luôn làm theo cảm xúc đáy lòng, trực giác và
bản năng của bạn – chúng sẽ dẫn bạn đi đúng hướng.
Nếu bạn không biết cách nào có thể tác động đến những
nguồn lực đó – hãy học.


20.
Refferals có thể là một công cụ quan trọng nhất
bạn có thể sử dụng để bùng nổ sự phát triển doanh
nghiệp của bạn

Có hàng trăm cách để tạo ra refferals. Bạn có sử dụng
bất cứ một cách nào không? Làm thế nào bạn trả thưởng
cho người refferals doanh nghiệp của bạn? Nếu bạn không
làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc – bạn sẽ không bao
giờ khiến họ giới thiệu công ty của bạn cho người khác.
Bạn có thoải mái khi yêu cầu khách hàng giới thiệu? Một
vài cách khiến cho khách hàng giới thiệu đó là: pay per
leads, tạo ra sự cạnh tranh, mua chuộc theo một cách thú
vị, yêu cầu, hỏi nhà cung cấp, tự động hệ thống refferals,
từ thiện, đưa vào một sự kiện. Chìa khóa là bắt đầu viết
ra tất cả các cách và chọn cách nào hiệu quả cho bạn. Và
bắt đầu thực hiện nó.

21.

Hãy nghĩ về LVC (Life time of your clients)

Có thể front-end của bạn bán được là 40$ nhưng bao nhiêu
lần họ sẽ quay trở lại mua hàng trong một tháng, một năm,
một cuộc đời? Tăng những con số đó lên – giá trị trọn đời
của một khách hàng là bao nhiêu? Bao nhiêu tiền bạn bỏ ra
để có thêm một khách hàng? Bạn có thấy sự khác nhau ở đây?

22.
Hỏi – “Còn ai nữa đang cung cấp sản phẩm cho khách
hàng lý tưởng của tôi?”
Bây giờ hãy nói đến ai là đối thủ, ai không phải? Diễn
giải sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp bạn. Tìm ra đối
thủ đang làm gì và cách họ tìm kiếm khách hàng mới. Bắt đầu
tìm kiếm cách để ứng phó với tất cả những người mà khách

hàng của bạn mua hàng từ họ.

23.
Bạn có thể thể hiện gì với khách hàng tiềm năng
để khiến cho họ tự hỏi “bạn vừa thể hiện cái gì?”
Hãy làm cho việc thể hiện của bạn hơi thái quá để khách
hàng yêu cầu bạn chứng mình. Và rồi chứng minh cho khách
hàng thấy bạn làm được điều đó.


24.

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ

Đừng bán sản phẩm. Bán trải nghiệm của cửa hàng. Lý do
lớn nhất mà ngành bán lẻ thất bại nhanh chóng là vì họ ở
đó để bán sản phẩm – và đó là lý do.

25.

Thiết lập các tiêu chí mua sắm cho khách hàng

Một khi họ thấy chào hàng của bạn – họ phải đánh giá lại
các họ nhìn nhận rằng ai là người thích hợp để họ đến mua
hàng bởi vì bạn khiến họ nhận ra – bạn là người duy nhất
cung cấp một trải nghiệm tuyệt vời (sản phẩm hoặc dịch vụ
tốt nhất chẳng hạn)

26.
Lên kế hoạch chiến lược dài hạn trước khi lên kế

hoạch cho chiến thuật
Chiến lược chỉ cho bạn kế hoạch của bạn sẽ như thế nào.
Bạn muốn trở thành ai, và kiểu khách hàng nào mà bạn muốn
kết bạn. Chiến thuật cho bạn biết làm thế nào để đạt được
mọi chiến lược bạn đặt ra.

27.

Sử dụng đảo ngược rủi ro trong chào hàng của bạn

Khiến cho khách hàng cảm thấy nếu không giao dịch với
bạn thì thật là ngu ngốc. Ngay cả nếu họ quyết định sản
phẩm của bạn không dành cho họ và họ trả lại – họ vẫn nhận
được tiền hoàn trả và rất nhiều quà tặng mà họ chưa bao giờ
nhận được khi làm việc với người khác.

28.
Hỏi bản thân – “Có phải doanh nghiệp của tôi là
sự thay thế cho tất cả doanh nghiệp khác?”
Nếu không phải – hãy làm cho nó được như thế. Bạn làm
chủ cuộc chơi hoặc bạn bị đẩy ra khỏi ngành kinh doanh.

29.
Khi bạn yêu quý khách hàng hơn cả yêu quý doanh
nghiệp của bạn – bạn sẽ trở nên thành công.


30.
Bạn có thực sự sống cuộc sống của bạn như một nhà
doanh nhân?

Nếu không phải – hãy bắt đầu trở thành doanh nhân. Bạn
sẽ bị đá ra khỏi ngành kinh doanh bất cứ lúc nào nếu bạn
không có mindset của một doanh nhân.

31.
Một giờ một tuần, hãy làm việc trên doanh nghiệp
chứ không phải làm việc trong doanh nghiệp
Hầu hết mọi người ngày nào cũng làm trong doanh nghiệp
và tin rằng mình làm chủ doanh nghiệp, nhưng thực sự doanh
nghiệp đang làm chủ họ. Vì vậy, mỗi tuần hãy dành ra một
giờ và làm việc trên doanh nghiệp (chiến lược) để xem bạn
muốn đi đến đâu trong năm tới kể từ bây giờ.

32.
Bất cứ điều gì mà bạn không đứng thứ #1 hoặc thứ
#2 trong lĩnh vực kinh doanh của bạn – hãy thoát ra
khỏi những điều đó.
Tập trung vào những thứ bạn xuất sắc và quên những thứ
còn lại đi.

33.
Tự hỏi bản thân và hỏi khách hàng còn thứ gì khác
họ sẽ mua mà liên quan đến sản phẩm bạn đang bán.
Làm thế nào bạn có thể thêm những thứ đó vào gói sản phẩm
của bạn? Làm thế nào bạn có thể hợp tác với những người mà
có sản phẩm liên quan đến sản phẩm của bạn mà khách hàng
muốn mua?

34.
Gọi lại cho tất cả những người đã từ chối lời đề

nghị chào hàng của bạn
Chào hàng cho họ một giá cực ưu đãi, giảm giá và nói cho
họ biết lý do tại sao bạn lại làm điều đó với họ


35.

Học cách trao đổi

Nhìn xung quanh những người mà bạn làm việc cùng, những
người mà bạn muốn làm việc cùng hoặc bạn bị mê hoặc với
doanh nghiệp hoặc sản phẩm của họ. Kiểu sản phẩm hoặc dịch
vụ nào họ cần để khiến cuộc sống của họ dễ dàng hơn? Bạn
có thể tìm thấy những sản phẩm như vậy ở đâu? Bạn có thể
tìm cách trao đổi sản phẩm của bạn lấy sản phẩm hoặc dịch
vụ của bạn với dịch vụ mà những người kia cần hay không?

36.

Dám làm những gì người khác không dám làm

37.
Thực hiện theo linh cảm của bạn và xem xét nó sẽ
đưa bạn đến đâu

38.

Thực hiện một thách thức

Đừng lo lắng về việc làm thế nào bạn có thể gặp thách

thức – chỉ cần bước ra và hoàn thành nó. Tâm trí của bạn
sẽ tìm cách đưa bạn đến những thách thức mới.

39.
Luôn luôn tâm niệm, nếu bạn không làm điều đó, ai
đó thông minh và đẹp đẽ sẽ làm điều đó.

40.

Tạo ra một cái gì đó khiến họ phải làm từ đầu

Làm một cái gì đó cho họ biết rằng họ có thể chưa bao
giờ nghĩ tới thứ đó. Làm cho nó rất quan trọng với họ và
họ phải tìm ra câu trả lời hoặc phương pháp giải quyết vấn
đề.

41.
Luôn luôn nói với khách hàng tiềm năng là bạn sẽ
làm gì và tại sao lại làm điều đó

42.
Một sự cải tiến nhỏ trong đòn bẩy công nghệ sẽ tạo
ra một sự đột phá lớn


43.
Hãy quên đi việc nghĩ trong hộp hay ngoài hộp. Hãy
thoát khỏi chiếc hộp

44.

Tìm một kịch bản hiệu quả trong việc bán hàng cho
khách hàng của bạn
Sau đó hệ thống hóa lại kịch bản đó. Cải thiện nó và liên
tục thử nghiệm các biến số. Làm điều đó kiên định hằng
ngày. Nhớ rằng bất cứ ai có được từ ngữ tốt nhất trong việc
đặt hàng người đó sẽ là người chiến thắng.

45.

Viết ra tất cả những từ chối mà bạn nghe được

Để lời từ chối ở dòng đầu tiên của tờ giấy trắng sau đó
viết ra phản hồi của bạn để xử lý lời từ chối đó.

46.
Mang sự từ chối ra và xử lý chúng trước khi khách
hàng đưa ra lời từ chối.
Nếu bạn không làm vậy, khách hàng sẽ nghĩ đến lời từ
chối. Vì vậy, hãy làm nó trước khi bạn mất đi một khách
hàng.

47.
Luôn luôn nhớ rằng tìm cách up-sell, cross-sell
và down-sell khi bạn thực hiện chào hàng.

48.

Tạo ra những động lực trong doanh nghiệp của bạn

Tạo ra những sự thử nghiệm mới, thực hiện nó, kiểm trả

nó, giới thiệu nó, thực hiện nó, kiểm tra nó, sửa đổi nó,
thực hiện nó, kiểm tra nó…

49.

Bạn có chào hàng sản phẩm của bạn cho bố mẹ bạn?

Nếu bạn không làm điều đó, hãy xem xét lại thứ mà bạn
đang chào hàng cho khách hàng.


50.
Nếu bạn gửi đi một catalog đến cho khách hàng –
bạn có gửi kèm theo thư bán hàng không? Nếu không bạn
đang đánh mất đi 30-300% tăng lên khi bán hàng.

51.

Trao đổi kiến thức về sản phẩm và dịch vụ.

Kiến thức là sức mạnh và nếu bạn có kiến thức đặc biệt
thì nó có giá trị lớn với người khác.

52.

Xây dựng nhóm trí tuệ ưu tú của chính bạn

Hình thành một vài nhóm trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Một vài nhóm ngoài lĩnh vực kinh doanh. Một vài nhóm trí
tuệ ưu tú với khách hàng. Và khiến cho những nhóm đó đáng

giá để mọi người đều muốn tham gia và thực hiện nó.

53.
Tiếp tục thử nghiệm những kỹ thuật cũ đã dùng mà
vẫn chưa được thử nghiệm

54.
Đừng tương tác với bất cứ ai trừ khi bạn có thể
khiến họ tốt hơn và cải thiện cuộc sống của họ
Trở nên quan tâm đến người khác nhiều hơn và làm thế nào
bạn có thể giúp họ, học từ họ và giúp họ trở thành người
tốt hơn.

55.
Tự hỏi bản thân điều gì bạn không muốn trong cuộc
sống và trong kinh doanh.
Sau đó quyết định những gì bạn muốn, và quan trọng nhất
– HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY!



×