Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo luận văn : Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại quần thể di tích Phủ Dầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.03 KB, 71 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Ở nước ta du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng bao gồm

nhiều hoạt động khai thác tiềm năng của các hệ địa sinh thái khác nhau
trên khắp đất nước. Sự phong phú đa dạng của các hình thức du lịch được
thể hiện từ thăm quan các thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần
tự nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ, đến du
lịch cưỡi thú lớn. ..Quá trình phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch
đã tạo khả năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Đặc biệt trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào
náo nhiệt với những toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn của con người thì
khách du lịch có xu hướng đến với những miền quê để được hoà mình vào
cuộc sống của người dân với những phong tục tập quán mang đậm tính
truyền thống và tính địa phương, được hiểu thêm về những kiến thức lịch
sử, kiến trúc mỹ thuật ở mỗi địa phương nói riêng và đất nước nói chung,
được hoà minh với thiên nhiên trong lành với vẻ đẹp cổ kính của các di
tích lịch sử, các công trình tôn giáo tín ngưỡng và gắn với nó là các lễ hội
truyền thống độc đáo. Do vậy việc tìm hiểu khai thác các giá trị văn hoá
lịch sử của các di tích ở mỗi vùng quê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc phát triển du lịch
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng và vùng du lịch
Bắc Bộ cách thủ dô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam có tuyến đường sắt
Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 10, 21 chạy qua nối với cửa khẩu quốc tế
Móng Cái (Quảng Ninh) và khu du lịch Hạ Long cùng với hệ thống giao
thông đường thuỷ : Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Ninh Cơ. Do đó Nam
Định có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong cả nước và

1




quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi hào phóng đã dành cho Nam Định những cánh
đồng thẳng cánh cò bay những dòng sông đỏ nặng phù sa bên những làng
quê trù phú. Bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long còn hồn nhiên với dáng vẻ
hoang sơ và bầu không khí mát lành, có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập
nước Xuân Thuỷ với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú với
nhiều loại động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế và là nơi dừng
chân của các loài chim di trú từ Phương Bắc. Không những thế Nam Định
còn là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất
nước, nơi phát tích vương triều nhà Trần - một triều đại hưng thịnh vào
bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Con người Nam Định tài hoa
thông minh, cần cù, dũng cảm với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa
người dân Nam Định đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di
sản văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Các quần thể di
tích với nét kiến trúc tinh sảo độc đáo: Đền Trần,Chùa Tháp, Chùa Keo,
Chùa Cổ Lễ. ..và nơi đây còn có quần thể di tích Phủ Dầy với những công
trình mang đậm phong cách thời Nguyễn gắn liền với nó là lễ hội dân gian
truyền thống đã thu hút đông đảo khách thập phương. Ngoài ra còn có các
làng nghề thủ công truyền thống (làng hoa cây cảnh Vị Khê, làng chạm gỗ
La Xuyên, làng rèn Vân Chàng. ..) là minh chứng cho quá trình phát triển
lâu dài của Nam Định.
Với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú Nam Định có điều kiện trở
thành một địa danh du lịch có sức hút lớn đối với du khách bởi nhiều loại
hình du lịch : Du lịch sinh thái, du lịch biển đặc biệt là du lịch văn hoá, du
lịch tâm linh gắn liền với việc tham quan tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá dân
gian, các di tich lịch sử lễ hội
Tuy nhiên thực trạng phát triển về du lịch của Nam Định trong những

2



năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của mình.
Hoạt động du lịch chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên sẵn có,
đầu tư còn hạn chế và mang tính tự phát nên chưa có sản phẩm du lịch hấp
dẫn du khách. Do đó là một người con của đất Nam Định lại học ngành
văn hoá du lịch vậy người viết chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch
văn hoá tại quần thể di tích Phủ Dầy ’’ với mong muốn góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc khai thác các giá trị văn hoá phong phú của di tích
Phủ Dầy vào phát triển du lịch
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu nghiên cứu và tiến tới đánh
giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hoá và thực trạng khai thác
loại hình du lịch này tại quần thể di tích Phủ Dầy từ đó xây dựng và đưa ra
các luận cứ khoa học để chính quyền các cấp, các ngành tham khảo trong
việc khai thác các giá trị lịch sử, văn hoá phục vụ phát triển du lịch, góp
phần phát triển kinh tế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của địa
phương nói chung và cả tỉnh Nam Định nói riêng
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố về lịch sử hình
thành,giá trị kiến trúc và lễ hội Phủ Dầy có giá trị phục vụ cho việc phát
triển du lịch của Nam Định và đối với người dân địa phương
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Khoá luận xem xét giá trị lịch sử, văn hoá của di tích Phủ Dầy có thể
khai thác phục vụ du lịch

3



-Tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tại quần thể di tích Phủ Dầy
-Trong phạm vi hạn hẹp của người làm khoá luận tốt nghiệp người
viết chỉ đưa ra những vấn đề mang tính cơ bản nhất như một ý kiến tham
khảo cho công cuộc xây dựng và phát triển loại hình du lịch văn hoá ở Phủ
Dầy nói riêng và Nam Định nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khoá lụân này, người viết đã sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Tiến hành thu thập tài liệu trên sách báo, internet, tại địa phương cũng
như phòng văn hoá huyện Vụ Bản, Ban quản lý di tích Phủ Dầy. ..Từ đó
tổng hợp nghiên cứu, xử lý và đưa ra mối liên hệ giữa các thành phần của
hệ thống để từ đó sử dụng làm tư liệu cho bài viết của mình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Sử dụng phương pháp này nhằm bổ sung những kiến thức còn thiếu
đồng thời kiểm tra và thu thập số liệu còn thiếu để đưa vào bài khóa luận
4.3. Phương pháp khảo sát thực tế
Trong quá trình làm khóa luận người viết đã đi khảo sát thực tế đến
quần thể di tích Phủ Dầy tìm hiểu, chụp ảnh, và tiến hành phỏng vấn các
vị thủ nhang, người dân và một số cụ già cao tuỏi …
5. Bố cục khóa luận
Khóa luận gồm có 3 chương:

4


Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và tiềm năng phát triển du
lịch văn hóa tại quần thể di tích Phủ Dầy
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại quần thể di tích Phủ
Dầy

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để quần thể di tích Phủ Dầy thực sự là
điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

5


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH
PHỦ DẦY
1.1.Các khái niệm cơ bản về du lịch văn hóa
1.1.1.
Du lịch
Du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ của các cơ sở
chuyên cung ứng
1.1.2. Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch kết hợp giữa văn hoa và du lịch.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch văn hóa.
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt
động của những người vơi động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn
hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các
lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích, đền đài, du lịch
nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”
Theo hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa
là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá các di tích và di chỉ. Nó mang lại
những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại
hình này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa- kinh tế- xã hội”.

Theo luật du lịch Việt Nam thì: “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và

6


phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” (Khoản 1, điều 4, chương I, luật du
lịch Việt Nam năm 2005)
Du lịch văn hoá là một trong những loại hình du lịch bền vững, hấp dẫn
du khách, có nhiều nguồn lực để phát triển, được nhà nước địa phương quan
tâm phát triển.
Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá
đậm đà bản sắc của địa phương.Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc
mỹ thuật, các di tích lịch sử, các hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội, ẩm
thực…cộng đồng địa phương là người sản sinh, bảo tồn và sở hữu những giá
trị văn hoá địa phương.
Du lịch văn hoá có nhiều loại như : du lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du
lịch tham quan nghiên cứu và vui chơi giải trí. Để phát triển du lịch văn hoá
chúng ta phải có tài nguyên du lịch văn hoá.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể
được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành
các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.( Pháp lệnh du
lịch Việt Nam-1999).
1.1.4. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hoá là các di sản văn hoá do con người tạo ra bao
gồm các di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hoá , khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng

miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ lưu truyền khác bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn,
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về

7


nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm
thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá khoa
học bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật cổ vật quốc
gia.
1.2.Đặc điểm của du lịch văn hóa
Hiện nay, du lịch văn hoá đang có xu hướng gia tăng không ngừng được
phát triển do một số nguyên nhân sau:
Các đối tượng văn hoá được coi là tài nguyên đặc biệt hấp đẫn du khách,
thu hút du khách bởi tính đa dạng, độc đáo, truyền thống cũng như tính địa
phương của nó.
Tập trung chủ yếu ở những nơi có lịch sử lâu đời, có hệ thống giao thông
dễ đến nên thuận lợi cho sự tham quan của du khách.
Du lịch đang phát triển mạnh mẽ trở thành ngành kinh tế có đóng góp to
lớn trong GDP và trở thành ngành kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia. Du lịch
thúc đẩy sự hiểu biết về văn hoá giữa các quốc gia, tăng thêm tình đoàn kết
cộng đồng.
Ngày nay du lịch đã và đang phát triển rất mạnh. Các đối tượng văn hoá, tài
nguyên du lịch nhân văn là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong
phú. Nó đánh dấu sự khác nhau nhau giữa nơi này với nơi khác, dân tộc này
với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy
động cơ du lịch của con người.
Di sản văn hóa bao gồm hai loại chính là di sản văn hóa vật thể và di sản

văn hóa phi vật thể. Theo điều 4 của Luật di sản văn hoa sửa đổi bổ sung: “ Di
sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật

8


quốc gia”. “Di sản văn hoa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng
đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được cải tạo
và được lưu truyền từ thê hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác”.
Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa; Du lịch văn hóa gắn liền với các
hoạt động du lịch và hoạt động văn hóa.
- Tính đa dạng: Du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự
đa dạng trong đối tượng phục vụ,mục đích phục vụ hay điểm đến của du
lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, ký quan thế giới, các di tích
lịch sử- văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán
lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc
dân tộc. Ngoài ra cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo.
- Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng
liên quan đến du lịch văn óa. Du khác tham gia vào du lịch văn hóa, các
tổ chức nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nước đầu
tư, hoạt đọng trong lĩnh vực du lịch những nhân viên, hướng dẫn viên
du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần
khac nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt
động du lịch văn hóa. Vì vậy tính đa thành phần còn bao hàm trong đó
cả tính xã hội hóa cao.
- Tính đa mục tiêu; Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo
tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử- văn hóa, duy

trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du
khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở
rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trahs nhiệm
cho cộng đồng.

9


- Tinh liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn
hóa, thẩm mỹ…Vì vậy nên có ự liên kết giữa các cơ ở du lịch, các vùng
văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa
phục vụ cho du khách.
- Tính mùa vụ: đối với bất kì loại hình du lịch nào cũng có đặc trưng này,
đối vơi du lịch nói chung thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung
rất đông ở những tuyên, điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối
tuần, nghỉ hè, nghỉ đông 9du khách nước ngoài), nghỉ lễ…Du lịch văn
hóa còn thể hiện riêng ở những thời gian lễ hội, những sự kiện đặc biệt
xảy ra như hà Nội với sự kiện 1000 năm Thăng Long, đền Hùng vào
những ngày giỗ Tổ.
1.3. Các loại hình du lịch văn hóa
1.3.1. Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa
Khách đi tìm hiểu các nền văn hóa chủ yếu. Mục đích chuyến đi là
tìm hiểu, nghiên cứu, các đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu
khoa học, học sinh, sinh viên, đó là các chương trình dã ngoại đến các bản
làng, dân tộc ít người (Như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu) để khách tìm
hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hóa của các dân tộc đó. Khách sẽ đi
bộ tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm ở các bản làng đó.
1.3.2. Du lịch tham quan văn hóa
Đây là loại hình du lịch kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm
hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng tham gia phong phú bao gồm

cả khách đi vừa để tham quan vừa để nghiên cứu và những khách chỉ đi để
chiêm ngưỡng, để biết và thỏa mãn sự tò mò có thể theo trào lưu. Do vậy,
trog một chuyến đi du khách thường đi đến những điểm du lịch trong đó
vừa có điểm du lịch văn hóa vừa có những điểm du lịch như leo núi,du lịch
biển, du lịch dã ngoại, săn bắn… Đối tượng khách là những người thích
phưu lưu mạo hiểm, thích cảm giác mới và chủ yếu là người trẻ tuổi.

10


1.3.3. Du lịch kết hợp tham quan văn hóa với mục đích
khác
Mục đích chính của khách là đi công tác có kết hợp với tham quan văn
hóa. Đối tượng là những người đi dự hội thảo, hội nghị, kỉ niệm những
ngày lễ lớn, các cuộc triển lãm…
1.4.

Vị trí và vai trò của du lịch văn hóa trong xã hội hiện nay
1.4.1. Vị trí của du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là xu thế chung của trào lưu phát triển du lịch văn
hóa từ xa xưa tuy mức độ khác nhau nhưng luôn là nhu cầu của khách.
Đầu thời kì cận đại thì phương Đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có
những đền đài nguy nga, lăng tẩm, nhiều nơi được ông nhận là ký quan
thiên nhiên của thế giới.
Cuối thể kỉ XX, đặc biệt là những năm 50 đến nay, sự hấp dẫn lại là
Châu Âu, Bắc Mý bởi vì ở đó có những ngôi nhà chọc trời, ô tô, rượu sâm
banh… Tời kì này du khách rất chuộng vùng biển Địa Trung Hải, Italia,
Pháp, Hawai… Con người có xu hướng xa lánh nhịp sống ồn ào ở các đô
thị, sự ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt ở các vùng do hậu quả của chiến

tranh và nạn phá rừng, đây chính là một trở ngại lớn đối với vấn đề bảo vệ
môi trường sinh thái nói chung và ngành du lịch nói riêng. Vì vậy mà con
người tìm đến du lịch văn hóa, trở về với quá khứ của mình.
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội thời kì công nghiệp hóa- hiện
đại hóa hiện nay, vẫn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là sợ chỉ đỏ trong
đường lối văn hóa của đảng ta, bởi vì nói đến Việt Nam, vừa được thế giới
công nhận là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định nhất, điều đó sẽ
tạo điều kiện tốt nhất để thu hút khách.
Theo báo cáo của Sở du lịch Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2001 có
310729 du khách quốc tế của 155 nước đến Hà Nội trong đó 6851 Việt

11


Kiều chiếm 25.5% tổng lượt khách quốc tế của cả nước nếu so cùng kỳ
năm 2000 tăng 55.5% trong đó khách Trung Quốc vẫn là đông nhất với
97156 lượt khách, chiếm tỷ trọng 14.3%. Khách Nhật là 28961 người
chiếm tỷ trọng 9.8%, Mỹ là 19619 người chiếm tỷ trọng 6.7%. Ngoài ra
khách đến từ các quốc gia Austraylia, Anh, Đài loan, Đức, Đan Mạch,
Canada từ 4800 đến 14600 lượt khách chiếm 1.6-5%.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nươc hiện nay, việc giữ gìn bản sắc dân tộc là sợi chỉ đỏ trong
đường lối văn hóa của Đảng ta bởi vì nói đến văn hóa là nói đến dân tộc
miền Bắc đã trải qua hàng nghìn năm sinh tử trong gian truân, vất vả nhân
dân các dân tộc đã sáng tạo, nâng cao, bảo tồn, chắt chiu để có những công
trình kiến trúc đền chùa, miếu mạo, phong tục tập quán lễ hội…
Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được
nếu không dựa vào một nền tảng văn hóa mà ngược lại nhờ có du lịch mà
các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nhân
loại, tạo ra sự gần gũi hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nhưng du lịch

không chỉ dừng lại ở thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên, ngắm nhìn các
công trình văn hóa, tìm hiểu các di tích lịch sử để cảm thụ mà du lịch còn
là một hoạt động khám phá sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
1.4.2. Vai trò và ý nghĩa của du lịch văn hóa
Khi nói đến văn hóa du lịch không có nghĩa rằng du lịch là chỗ dựa duy
nhất của sự phát triển văn hóa, không nhận thức rõ ràng điều này thì vô
tình phát triển chỉ có thể thành công xét về mặt kinh tế, còn sẽ thất bại về
việc giữ gìn bản sắc dân tộc do sự tiếp xúc của du khách từ các miền khác
đến du lịch. Phát triển văn hóa là ngành kinh tế mũi nhọn đó là một định
hướng đúng của Đảng và Nhà nước. Văn hóa chính là nền tảng, là động
lực thúc đẩy sự phát triển du lịch và du lịch văn hóa phải tạo ra môi trường

12


văn hoa vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc, làm sống lại cac giá trị
văn hóa truyền thống, giữ vững sự ổn định chính trị và an ninh xã hội. Xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm du lịch tốt… Nhằm tạo ra sức hấp dẫn
với khách thập phương.
Hoạt động du lịch càng hiện đại hóa thì càng phải làm giàu thêm bản sắc
văn hóa truyền thống dân tộc, nhưng văn hóa phải thật sự là yếu tố nhân
bản, là những yếu tố vô hình và hữu hình. Cái gọi là vô hình đó chính là sự
chuyển hóa các năng lực tinh thần của con người vào hoạt động kinh
doanh, đó chính là văn hóa. Văn hóa du lịch bền bỉ tích góp, gạn lọc muôn
ngàn tinh hoa từ muôn nẻo, không ngừng chuyển tải, giao lưu, biến đổi và
nâng cao để góp phần vào sự giàu có và cường thịnh về nền văn hóa, kinh
tế xã hội của dân tộc, của đất nước.
Vai trò và ý nghĩ của du lịch văn hóa đối vơi kinh doanh du lịch là hết
sức quan trọng, góp phần thúc đẩy du lịch vươn lên, tạo đà cho du lịch
ngày càng phát triển đem lại hiệu quả to lớn và ổn định cho nền kinh tế.

Nó có hiệu quả là càng tăng giá trị văn hóa- văn minh bản sắc dân tộc thì
hiệu quả kinh doanh du lịch ngày càng cao.
1.5.

Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa

Kinh doanh du lịch là một loại hình kinh doanh cao cấp không thể tách
rời văn hóa ví xét cho cùng thì du lịch là hoạt động văn hóa. Văn hóa là
nhu cầu thiết yếu trong đời sống văn hóa, xã hội đồng thời nó cũng là nhu
cầu đặc trưng của con người khi đi du lịch, do vậy văn hóa là yếu tố quyết
định tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch vì nó giải quyết nhu cầu về nhận
thức thẩm mỹ. Có nghĩa là điểm đến du lịch nên đi pải có cái gì cho người
ta xem và người ta làm. Xét về hai khía cạnh: Người đi du lịch và những
nhà kinh doanh du lịch để phát triển du lịch văn hóa thì yếu tố quyết định
đó là tài nguyên văn hóa.

13


Khách du lịch: Với ước muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những giá
trị văn hóa, tinh thần của một dân tộc, một vùng, một địa phương nào đó
và do vậy họ sẽ đến với du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa chỉ có thể phát
triển ở một vùng, một địa phương, một đất nước nếu ở đó đã có tài nguyên
văn hóa đa dạng, phong phú, độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc kết
hợp với một số yếu tố khác tạo nên những điểm du lịch văn hóa đầy hấp
dẫn thu hút đông đảo du khách. Chính những yếu tố đó đã đưa khách du
lịch tìm đến những nơi có tài nguyên văn hóa lôi cuốn và do đó tài nguyên
văn hóa là yếu tố quan trọng nhất đối với lưu lượng đi du lịch văn hóa
ngày càng tăng của du khách.
Nhà kinh doanh: Mục đích là thu hút được nhiều khách tham

quan, vui chơi, giải trí, tìm hiểu về các lĩnh vực văn hóa… để từ đó có
được doanh thu cao, lợi nhuận lớn. Muốn đạt được mục đích đó, để phục
vụ khách du lịch đến tham quan tìm hiểu thì điều kiện đầu tiên là phải có
tài nguyên du lịch thì mới có thể phát triển du lịch được. Khi có tài nguyên
du lịch thì khách mới có ước muốn tham quan và do đó các nhà kinh
doanh du lịch mới có thể thu hút được lợi nhuận từ đây, ngành du lịch
cũng vì thế mà phát triển hơn.
Để phát triển du lịch văn hóa thì cũng cần phải có tài nguyên văn hóa,
đây là yếu tố quyết định, tài nguyên du lịch văn hóa với đặc điểm thú vị,
đa dạng, độc đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan
nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phần nào đó đáp ứng được mong muốn
hiểu biết sâu rộng về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tài
nguyên văn hóa bao gồm những tài nguyên có giá trị về văn hóa phi vật
thể, nguồn tiềm năng du lịch phong phú đó là các loại hình nghệ thuật
truyền thống: tuồng, chèo, múa rối nước, dân ca, quan họ, hát xẩm, ca
trù…hết sức độc đáo. Đó là những nét văn hóa đặc sắc dân gian và huyền

14


thoại của các lễ hội, điển hình nhất là những nét đặc trưng về phong tục tập
quán, tâm hồn, cốt cách của người Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói
riêng.
Khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa không hề bị can
thiệp nếu chúng ta biết duy trì, tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để chúng
suy thoái theo thời gian và không gian, khia thác hợp lý nguồn tài nguyên
cho phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn hiện nay và trong tương
lai.
1.6.


Mối quan hệ giữa du lịch với lễ hội

Lễ hội là một hoạt động tinh thần mang tính phổ quát trong khi đó du lịch
là một hoạt động kinh tế mang tính tổng hợp. Trong bước đường phát
triển, ngành du lịch cũng phải tìm đến, khai thác và sử dụng lễ hội với tư
cách một sản phẩm văn hóa đạt được hiệu quả cao trên nhiều mặt.
Theo thông lệ có tính truyền thống, lễ hội dân gian thường được mở
vào những dịp nông nhàn, trong khi đó du lịch là một dạng hoạt động dành
cho du khách khi họ có thời gian, tiền bạc và có nhu cầu khác. Việc gặp
nhau giữa hai yếu tố tạm gọi là cung và cầu, như vậy thông qua hoạt động
du lịch, gọi là du lịch lễ hội được hiểu là “Việc tổ chức các tour du lịch tới
các địa phương trên khắp miền đất nước trong một khoảng thời gian nhất
định trong năm mà thời gian đó trùng với thời gian mở lễ hội của địa
phương”
Lễ hội là loại hình văn hóa được xuất hiện lâu đời trong lịch sử trở
thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống mỗi người dân. Cuộc
sống hàng ngày khiên con người cảm thấy dồn nén, căng thẳng, họ đến lễ
hội để cầu sức khỏe, bình an, phát tài, phát lộc đơn thuần chỉ để thưởng
thức những hình thức nghệ thuật dân gian, được hòa mình vào không khí
náo nhiệt của nó. Hội hè là dịp mọi người tưởng nhớ tới công đức của các

15


anh hùng dân tộc, bày tỏ lòng tôn kính thánh thần, thể hiện tự do tín
ngưỡng. Ở Việt Nam ta co rất nhiều lêc hội như hội đền Hùng, hội chùa
Keo, hội Phủ Đầy, hội Cổ lễ… có thể nói lễ hội truyền thống Việt Nam với
tư cách là một sản phẩm văn hóa đặc sắc, một sản phẩm văn hóa du lịch
đặc biệt hấp dẫn, là nét riêng của du lịch Việt Nam trong quá trình hội
nhập quốc tế.

Du lịch lễ hội góp phần phổ biến rộng rãi văn hóa của các địa phương
tới mọi miền đất nước. Truyền bá văn hóa dân tộc ra toàn thế giới gop
phần tạo ra sự giao thoa, đan xen văn hóa, làm giàu kho tàng truyền thống
của dân tộc. Lễ hội làm phong phú, đa dạng và hấp dẫn các chương trình
du lịch văn hóa, thu hút đông đảo nhiều đối tượng khách du lịch đến với
các công ty du lịch, với địa phương có lễ hội. Từ đó làm tăng doanh thu
của các công ty du lịch và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
1.7.

Vai trò của giá trị lễ hội với du lịch

Trong vài năm trở lại đây người ta thường nói tới một loại hình du lịch mới
nhưng lại cũ đó là du lịch văn hoá. Trong hệ thống các nguồn tài nguyên phục
vụ cho phát triển du lịch văn hoá có một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng
mà dường như đã bị mai một dần, đó chính là các lễ hội dân gian ở Việt Nam.
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên mang lại
giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao
gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hoá nghệ thuật,
tâm linh và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những
hiện tượng của đời sống xã hội. Như vậy lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập
thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người
hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những
sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần là những hoạt động có
tính chất giải trí. Do đó lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách. Bất cứ lễ
hội nào cũng diễn ra hai phần chính: phần lễ (hay còn gọi là phần nghi lễ) và
phần hội (phần vui chơi).

16



Lễ hội là một phong tục lớn, một nét văn hoá không thể thiếu trong đời
sống của người Việt. Đó là lý do thường diễn ra ở các vùng quê nơi có cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp, có những công trình kiến trúc mang dấu ấn của từng
thời đại như: Đình, Chùa, Đền, Miếu. Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường
được tổ chức vào mùa xuân, mùa thu, khi mùa màng đã kết thúc, nông dân có
thời gian nghỉ ngơi.
Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi, không bị ràng buộc
bởi những lễ nghi, tôn giáo, tuổi tác. Sau những tháng ngày làm ăn lam lũ, dân
làng chờ đón ngày hội như chờ đón một tin vui. Họ đến với hội hoàn toàn tự
nguyện, ngoài vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, mọi người đi dự hội đều cảm thấy
như mình được thêm một cái gì đó có thể là điều may. Thứ quyền lợi vô hình ấy
làm cho những người đi dự hội thêm phần phấn chấn. Chính vì vậy, lễ hội bao
giờ cũng có đông người đến dự. Tuy nhiên quy mô của từng hội là khác nhau.
Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính quốc gia như:
hội Đền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư... trong quá trình diễn ra lễ hội đã
làm tái hiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch
sử quan trọng. Lễ hội chính là một pho sử khổng lồ.
Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ý nghĩa về kinh tế như lễ hội Chùa
Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi còn có những lễ hội mang ý
nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hội Gióng...
Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn hoá giải trí
như hội lim, hát quan họ, hội hát xoan, hát đúm, hát văn, hát chèo...
Tuy chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính hàng năm cả nước có
hơn 800 lễ hội, lễ hội tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi có
nền văn minh lúa nước phát triển sớm. Như vậy, cùng với các loại hình du lịch
nghỉ biển, nghỉ núi, dã ngoại chữa bệnh... thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức
thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn
hoá mà còn là một tiềm năng du lịch hết sức hấp dẫn. Du lịch càng phát triển thì
càng gắn bó chặt chẽ với loại hình lễ hội.
Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách

một cách sinh động về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại;

17


giới thiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện
trong lễ hội. Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái
vui của lễ hội được hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm
ngưỡng nhiều công trình kiến trúc có giá trị.
Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ đại thông qua các
cuộc hành hương đến thánh địa. Ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp,
mang tính lịch sử có từ ngàn đời nay. Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản
phẩm du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn
hoá dân tộc. Một khi những yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du
lịch sẽ là cơ sở để phát triển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du
lịch ngày càng đông. Có thể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ
hội và sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch bền vững.
Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của
cộng đồng. Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý
sâu sắc của nền văn hoá của một quốc gia. Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền
thống đang được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm
của loại hình du lịch văn hoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình. Thực
tế những năm gần đây cho thấy lễ hội ở Việt Nam nhất là lễ hội dân gian truyền
thống đã và đang có sức thu hút rất lớn. Các lễ hội nổi tiếng của ba miền đất
nước như: Chùa Hương, Phủ Giầy, Hòn Chén, Tháp Bà, Núi Bà... hàng năm đã
thu hút hàng triệu khách hành hương. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần phải khai
thác lễ hội như thế nào để vừa phục vụ được phát triển du lịch, vừa bảo tồn
được những giá trị chuẩn xác của lễ hội dân gian truyền thống trong giai đoạn
hiện nay. Trước hết chúng ta cần phải xem xét các xu hướng mới của lễ hội. Lễ

hội hiện nay không bó hẹp trong phạm vi một địa phương nói chung mà toả sang
các vùng lân cận trở thành lễ hội của một vùng thậm chí có tính chất toàn quốc.
Số lượng người đi trẩy hội ngày càng đông, người thập phương đông hơn người
sở tại. Thành phần trẩy hội cũng khác trước, ngày xưa, người đi trẩy hội chủ yếu
là bà con nông dân thì nay bao gồm đủ mọi thành phần người trong xã hội.

18


Không gian và thời gian của các lễ hội cũng rộng hơn và dài hơn. Bên cạnh
những hoạt động mang tính truyền thống còn có sự tham gia của lực lượng văn
nghệ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện
biểu diễn nghệ thuật phong phú hơn. Các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh
đang trở thành nhu cầu của nhiều người. Ngoài nhu cầu tâm linh, con người còn
có nhu cầu tìm hiểu cảnh sắc, nghi thức trình tự của tế, rước, nhu cầu ăn uống và
mua hàng lưu niệm cũng tăng lên rất nhiều.
Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc của dân tộc. Đối với con người, lễ
hội là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và trần thế (lễ và hội). Đây là
một không gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực rất đời thường
và rất tâm linh. Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công
đức của các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là
dịp để người dân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức
thể hiện nét truyền thống văn hoá tốt đẹp của mỗi vùng, miền. Là dịp để vui
chơi giải trí và ở đó con người tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng
thời gian ít nhiều có tính thăng hoa khác với cuộc sống đời thường.
Đối với du khách, lễ hội là một chỉnh thể thống nhất đa dạng, du khách có
thể được xem cách tổ chức các lễ hội, các vai diễn, trình tự rước tế, cách trang
phục và được hiểu biết về cội nguồn lịch sử của nó. Đến với các lễ hội cũng là
đến với các danh lam thắng cảnh, các di tích, được thưởng thức nhiều giá trị văn
hoá tổng hợp bởi vì hầu hết các lễ hội đều diễn ra ở các địa điểm đó.

Vì vậy các lễ hội có khả năng thu hút khách du lịch rất lớn. Nói đến các
điều kiện để thu hút khách du lịch đến với các lễ hội thì ngoài những điều kiện
để phát triển du lịch và du lịch văn hoá nói chung, đối với loại hình du lịch lễ
hội chúng ta cần phải thấy rằng: Không thể quan niệm đơn giản cứ có lễ hội rồi
là chỉ cần tổ chức đưa khách đến là xong, hoặc cũng không thể tuỳ tiện nghĩ
phải lập kế hoạch đưa lễ hội vào các chương trình du lịch bằng cách tái diễn lại
lễ hội phục vụ du khách.
Về phương diện lý thuyết, du lịch là một phạm trù độc lập với lễ hội. Lễ
hội là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh lại
chính cuộc sống vật chất và tâm linh của cộng đồng xã hội. Những giá trị về

19


mặt văn hoá của lễ hội chỉ được xác định trong một không gian lịch sử nhất
định, đối với một cộng đồng nhất định, nếu đưa ra khỏi không gian và phạm vi
cộng đồng đó, lễ hội sẽ mất đi những giá trị vốn có của nó. Lễ hội không thể
“đóng gói để bán” hàng ngày cho du khách. Đối với du khách, lần đầu có thể
thấy mới lạ và hấp dẫn, nhưng nếu làm như vậy một cách đều đặn thường xuyên
thì về lâu dài du khách cũng không còn thấy hấp dẫn, hứng thú nữa. Thử hình
dung xem, hễ du khách đến Việt Nam thì lại được xem lễ hội chọi trâu, vào bất
cứ thời gian nào thì sẽ trở nên nhàm chán. Như vậy tính hấp dẫn sẽ bị làm thông
dụng hoá đi, cho dù vở diễn có đặc sắc đến đâu.
Ở đây, không nên lầm lẫn giữa việc giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của
nền văn hoá với những nghi thức của một lễ hội. Nếu như hát quan họ (mặc dù
có hội chính), hay hát ca trù có thể tổ chức để giới thiệu cho du khách bất cứ lúc
nào, giống như một thứ hàng hoá (có thể là hàng hoá đặc biệt), thì ngược lại, lễ
hội là một dạng hoạt động văn hoá đặc thù. Như vậy, để khai thác lễ hội phục vụ
cho phát triển du lịch cần chú ý không được phá vỡ không gian lịch sử của nó.
Điều quan trọng thứ hai, khi khai thác lễ hội phục vụ du lịch tuyệt đối không

được can thiệp vào hình thức cũng như nội dung của lễ hội.
Lễ hội với những giá trị của nó tự thân đã có sức thu hút du khách thập
phương. Du lịch không nên can thiệp quá nhiều vào bản thân lễ hội, không nên
sửa đổi, cải biên, hoặc bổ xung những yếu tố mới vào lễ hội, mà chỉ có thể
tuyên truyền quảng bá nó như một sự kiện, làm chất xúc tác để thu hút thêm du
khách đến. Nhờ đó, du lịch có thể bán các sản phẩm như lưu trú, hàng lưu niệm,
các dịch vụ vận chuyển....
Để phát triển du lịch, mọi quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng coi trọng
sự phát triển của du lịch văn hoá, bởi du lịch văn hoá là một loại hình du lịch có
nhiều ưu điểm: ít có tính mùa vụ, có thể phát triển quanh năm, tạo nguồn thu ổn
định, với mức tăng trưởng ngày càng lớn, nó giúp cho con người hiểu biết sâu
sắc về thế giới xung quanh…Việt Nam là một đất nước có tiềm năng phát triển
du lịch văn hoá rất lớn. Với hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
của cha ông đã để lại cho chúng ta hàng ngàn các di sản và di tích lịch sử văn
hoá. Trong số đó các lễ hội dân gian là một nguồn tài nguyên vô cùng quan

20


trọng cho phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam. Chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta đã và đang tổ chức thực hiện việc khôi phục lại một số lễ hội tiêu biểu
nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các lễ hội nhiều hơn
nữa.
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam du lịch văn hoá ngày càng
phát triển. Đây là thể loại du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đồng
thời nó là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của toàn ngành du
lịch. Mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Việt Nam là phải làm sao khai
thác tốt loại hình du lịch văn hoá. Hoạt động du lịch càng phát triển thì càng
phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Vai trò và ý nghĩa của du
lịch văn hoá đối với kinh doanh du lịch là hết sức quan trọng, nó góp phần thúc

đẩy cho du lịch vươn lên tạo đà cho du lịch ngày một phát triển, đem lại hiệu
quả to lớn cho nền kinh tế.
Để phát triển du lịch văn hoá thì cần phải có tài nguyên văn hoá, đây là yếu
tố quyết định. Tài nguyên văn hoá với những đặc điểm kỳ diệu, đa dạng, độc
đáo sẽ ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch đến thăm quan nhằm thoả mãn
trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng
về cái hay, cái đẹp của mỗi vùng mỗi địa phương. Trong những nguồn tài
nguyên quan trọng để phát triển du lịch văn hoá thì các lễ hội dân gian ngày
càng được các du khách quan tâm và nuốn tìm hiểu. Khai thác tổ chức tốt các lễ
hội dân gian cũng là một trong những biện pháp để giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc và phát triển du lịch bền vững trong thời kỳ hội nhập.
1.8. Xu hướng phát triển của du lịch văn hóa
Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn
hóa của con người”. Bởi vậy, lâu nay cụm từ “du lịch văn hóa” ngay từ khi
xuất hiện đã được coi như một loại hình du lịch, mà điểm đến là những nơi
chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như: những công trình kiến trúc nghệ thuật,
phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng….
Xu hướng củ các nước đang phát triển: Bên cạnh những loại hình du lịch
như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo
dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các
nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa
chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc,
kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản
địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu,
khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội
để
thỏa
mãn
nhu
cầu

của
họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ
nhiều lễ hội văn hóa và cũng là dấu ấn bản sắc văn hóa tại quốc gia đó. Bởi lẽ,

21


mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm văn hóa khác nhau. Ví dụ, gốc văn hóa
phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự nhiên hài hòa, đề cao lối
sống cộng đồng, trọng tình nghĩa, ngược lại, gốc văn hóa phương Tây là du
mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân. Mỗi quốc gia,
dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang đặc điểm văn hóa bao trùm của
khu vực nhưng lại có những bản sắc riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi,
nảy
nở.
Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần
lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà
thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc.
Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia
phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung
Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ...
Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương
Đông nông nghiệp. Theo dòng chảy lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở
những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ
chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học,…
và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm
thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… ngay lập tức
đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách phương Tây.

Ở Việt Nam, sự tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những yếu tố
tích cực và tiêu cực. Du lịch không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn
hóa mà còn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày
càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của người
dân bản địa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị
lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị
kinh
tế
nhất
định
cho
nền
kinh
tế
quốc
dân.
Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng lại dễ làm thương mại hóa
những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử
dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các
hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi. Chính vì vậy, sản phẩm quan trọng của
du lịch là du lịch văn hóa. Một khi yếu tố văn hóa trong du lịch được coi trọng
hàng đầu thì kinh tế cũng theo đó mà phát triển theo cách "xuất khẩu tại chỗ".
Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới vẫn còn nguyên
giá trị khi nhìn nhận: "Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố
hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế". Rõ ràng,

22


không phải ngẫu nhiên mà du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan

trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh
doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Và càng không ngẫu nhiên mà Đảng ta, từ
lâu cũng đã chỉ rõ: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung
văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao".

23


Tiểu kết chương 1
Như vậy du lịch là ngành công nghiệp không khói, là một trong
những ngành có đóng góp to lớn vào tổng thu nhập quốc dân và là ngành
mũi nhọn của các quốc gia phát triển bằng con đường du lịch.
Du lịch và văn hóa có mối liên hệ bền vững, tương tác lẫn nhau.
Ngày nay du lịch mang tính toàn cầu, trong đó văn hóa là nội hàm, động
lực để phát triển du lịch bền vững khiến cho sản phẩm du lịch mang đậm
nét độc đáo, nhân văn. Các đối tượng văn hóa mà điểm đến là các di tích
lịch sử văn hóa là cơ sở để tạo nên loại hình du lịch văn hóa phong phú, nó
đánh dấu sự khác nhau giữa nơi này với nơi khác, quốc gia này với quốc
gia khác là yếu tố thúc đẩy động cơ đi du lịch của khách, kích thích quá
trình lữ hành góp phần thúc đẩy phát triển du lịch quốc gia nói chung và
địa phương có tài nguyên nói riêng.

24


CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH PHỦ DẦY NAM ĐỊNH
2.1. Giới thiệu về quần thể di tích Phủ Dầy Nam Định
2.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng “Dân cư

đông đúc như hình con Long”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa cho
rằng: Đây là vùng đất văn hiến mà điểm sáng là vùng văn hóa Thiên Bản Thiên Trường và Quần Anh. Tính địa văn hóa của ba vùng này rất rõ rệt
thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa tỉnh Nam. Vùng Thiên
Trường đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long của vương triều Trần, vùng Quần
Anh tượng trưng cho sự nghiệp vẻ vang của ông cha ta tiến mạnh ra biển,
còn Thiên Bản là vùng đất cổ, lưu giữ những dấu ấn tinh hoa văn hóa của
người Việt từ thời Vua Hùng dựng nước đậm đà bản sắc dân tộc và được
phát triển mạnh mẽ qua các thời đại. Là một huyện của tỉnh Nam Định. Vụ
Bản cách thành phố Nam Định 15km về phía Tây Nam. Huyện có 17 xã, 1
thị trấn. Diện tích tự nhiên 14766,23 ha, dân số 12700 người có ranh giới:
+ Phía Đông giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực
+ Phía Tây giáp huyện Ý Yên
+ Phía Nam giáp huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng
+ Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc
Với vị trí nằm phía Nam Sông Hồng, cách đây 6 - 7 nghìn năm miền
đất Vụ Bản mới hình thành do quá trình biển lùi và do sự bồi đắp dần của
phù sa sông Hồng và sông Đáy. Từ miền trung du các triền sông Hồng,

25


×