Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những ngôi sao xa xôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.15 KB, 3 trang )

Những ngôi sao xa xôi
Đề 1. Phân tích nhân vật Phương Định
Lê Minh Khuê là cây bút nữ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Những tác phẩm đầu tay của bà ra mắt vào đầu những năm 1970 của thế kỉ XX
và hầu như chỉ viết về về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở chiến trường Trường
Sơn. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của
Lê Minh Khuê, được sáng tác trong thời gian ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống
Mỹ. Lúc đó, bà đang là phóng viên thực tế ở chiến trường. Và, hình ảnh những cô gái
thanh niên xung phong ở chiến trườngTrường Sơn đã đi vào trong truyện để sau đó
tỏa sáng với những vẻ đẹp kì diệu về tâm hồn, về tinh thần dũng cảm và tinh thần
đồng đội thân thương. Trong đó, nhân vật Phương Định là hình ảnh nổi bật.
Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng rất đẹp,
rất gần với hình ảnh “Mảnh trăng cuối rừng” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. .Đó là
vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn đang sống và
làm việc giữa mưa bom bão đạn của quân thù.. Vẻ đẹp ấy đẹp, lãng mạn,lấp lánh giữa
hiện thực khắc nghiệt và giữa đau thương mất mát.
Tác phẩm là câu chuyện kể về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường tên Thao, Nho
và Phương Định. Họ sống dưới chân một cao điểm trên tuyến đường trọng điểm của
Trường Sơn, nơi hứng chịu trực tiếp những trận mưa bom của giặc Mĩ. Công việc của
họ là “ đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”
để bảo vệ con đường cho những đoàn xe Nam tiến. Thần chết luôn “ lẫn trong ruột
những quả bom”, thần kinh lúc nào cũng “căng như chão”. Trong lúc đơn vị công
binh thường “ ra đường vào lúc mặt trời lặn, và làm việc có khi suốt đêm” thì tổ trinh
sát lại “ chạy lên cao điểm cả ban ngày” dưới cái nóng trên ba mươi độ. Từ cao điểm
trở về hang, cô nào cũng còn “ hai con mắt lấp lánh”, “ hàm răng loá lên” khi cười,
khuôn mặt thì “ lem luốc”. Nhiệm vụ của họ thật quan trọng nhưng cũng đầy gian khổ
hi sinh. Từ trong hoàn cảnh nhọc nhằn vất vả ấy, ta thấy sáng ngời lên ở các cô những
phẩm chất cao đẹp.
Tiểu đội này tuy gồm ba người với những tính cách khác nhau, nhưng tình cảm của
họ lại thân thiết như chị em ruột thịt. Họ yêu thương, lo lắng và chăm sóc cho nhau
hết mực.Và các cô gái này tuy còn rất trẻ nhưng đều giống nhau ở những phẩm chất


cao đẹp. Đó là tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao,là lòng dũng
cảm,o sợ hy sinh,là tình đồng bội gắn bó,là trái tim dễ xúc cảm,nhiều mơ ước và quan
trọng hơn là tâm hồn thích làm đẹp cho cuộc sống. Và, nhân vật nổi bật và tiêu biểu
nhất trong câu chuyện chính là Phương Định.
Cô là một cô gái Hà Nội đáng yêu, rời thành phố vào chiến trường đã ba năm, đối mặt
với kẻ thù, có những trải nghiệm trong cuộc sống chiến đấu, thế nhưng cô vẫn giữ
những nét hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của một thiếu nữ Hà thành. Phương Định
có nét đẹp duyên dáng “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh
như đài hoa loa kèn”. Đặc biệt đôi mắt cô rất đẹp “dài dài, màu nâu, hay nheo lại như
chói nắng” được các anh lái xe nhận xét “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vẻ đẹp của
Phương Định làm cho nhiều anh pháo thủ và lái xe để ý. Phương Định thường được
hỏi thăm, lại được nhận những bức thư dài gửi đường dây…. Cũng như bao cô gái
khác, Phương Định rất quan tâm đến hình thức của mình, thích ngắm mắt mình trong


gương , cũng ra vẻ kiêu kỳ làm điệu khi xuất hiện một anh bộ đội “nói giỏi” nào đó.
Thật ra, trong thâm tâm của cô “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao
thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.
Phương Định còn là một cô gái rất nhạy cảm, hay mơ mộng và thích ca hát. Cô thích
hát từ nhỏ. Cô có thể ngồi lên thành cửa sổ văn phòng của mình mà hát say sưa. Cô
thích rất nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt
trận, thích dân ca quan họ mềm mại dịu dàng, thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên
Xô, thích ngồi bó gối mơ màng để hát những bài dân ca Ý trữ tình…Sống trong cảnh
bom đạn ác liệc, đối diện với cái chết từng giây, từng phút, cô lại càng hát nhiều hơn.
Thậm chí Phương Định còn bịa ra những lời để hát, những lời cô bịa lộn xộn mà ngớ
ngẩn đến cô cũng phải ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình… Cô hát trong
những khoảnh khắc im lặng khi máy bay trinh sát “ rè rè” trên đầu, khi cơn bão lửa
sắp chụp xuống cao điểm. Cô hát để động viên chị Thao, Nho và cũng để tự động
viên mình…
Không chỉ có vè ngoài xinh đẹp mà Phương Định còn có tâm hồn thật đẹp. Nổi bật

lên ở Phương Định là tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy.
Sau những đợt thả bom của giặc, Định chạy lên cao điểm đã bị đạn bom cày nát để
làm nhiệm vụ. Nơi đó vẫn còn những quả bom chưa nổ. “Thần chết là một tay không
thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Nhưng, đối diện với cái chết,
Phương Định vẫn bình thản, thậm chí còn thấy thú vị. Cũng có lúc cô cũng nghĩ đến
cái chết, nhưng những ý nghĩ đó chỉ “ mờ nhạt” và diễn ra thật nhanh, điều cô quan
tâm nhất là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn
lần thứ hai?” Mục tiêu trước mắt của Định là phải hoàn thành được nhiệm vụ nhanh
chóng và an toàn nhất.
Tuy vậy, tác giả không hề lí tưởng hóa nhân vật. Cảm giác của Phương Định trong lúc
phá bom cũng là những chi tiết chân thật về một cô gái có tâm hồn nhạy cảm, khi lưỡi
xẻng chạm vào quả bom âm thanh của kim loại chạm vào nhau và cũng cảm thấy
“rùng mình” như Phương Định. Khung cảnh, không gian xung quanh cũng căng thẳng
“vắng lặng đến phát sợ. “Cây còn lại xơ xác,không có gió”,tim cô “cũng đập không
rõ”, chỉ nghe âm thanh tiếng kim đồng hồ.Phương Định hồi hộp, “mồ hôi thấm vào
môi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”. Cảm giác ấy là một cảm giác rất thực của
con người trong cuộc chiến mà nhà văn không hề tô vẽ, không thần thánh hóa. Để từ
đó vượt lên nỗi sợ hãi, cô gái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, hành động anh
hùng bắt đầu từ những điều tưởng chừng bé nhỏ như vậy.
Phương Định còn là một cô gái có tình cảm đồng đội thắm thiết. Biết Nho thích ăn
kẹo, Phương Định trao cho Nho cái kẹo chanh cuối cùng dẫu còn dính đầy cát và
chảy nước.Rồi khi còn một mình ở lại trong hang trực điện thoại, cô hết sức lo lắng
cho đồng đội đang quan sát địch ném bom ở phía ngoài. Sự lo lắng, tâm trạng căng
thẳng đã khiến cô nói như gắt vào máy với đại đội trưởng trong lúc báo cáo tình hình.
Sau khi phá bom,Nho bị Thương,chảy máu,Định thay chị Thao chăm sóc cho Nho vì
cô biết Thao sợ máu “đến xanh mặt”.Cô tận tình chăm sóc cho Nho hết mực, cô “moi
đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm
cho Nho”, “pha sữa trong cái ca sắt”.Hình ảnh Nho “nằm tinh tươm, sạch sẽ trên
chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to” trái ngược hẳn với hình ảnh khi bị
thương “da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi”. Đó chính là nhờ sự chăm



sóc tận tình của Phương Định, sự chăm sóc của một người chị dành cho cô em gái.
Ngược lại, Phương Định cũng cảm thấy tự tin, ấm lòng khi sống giữa tình cảm
thương yêu của mọi người. Phương Định dành hết tình cảm trân trọng yêu thương
quý mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu với kẻ
thù. Những lúc chạy đi phá bom, cô cảm thấy an tâm hơn khi “cảm thấy ánh mắt các
chiến sĩ đang theo dõi mình” và cô quyết định “sẽ không đi khom” vì “các anh ấy
không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Niềm tin và sự
quan tâm của đồng đội giúp cho cô thêm sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Rồi trận mưa đá bất ngờ ào đến,lại chợt đi,gợi lên trong kí ức Phương Định bao nhiêu
hình ảnh của thành phố, quê hương, về mẹ… Cô nhớ “cái cửa sổ, hoặc những ngôi
sao to trên bầu trời thành phố, hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà
bán kem đẩy cái xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh...”. Cô “vui
thích cuống cuồng”, “niềm vui con trẻ lại nổ tung ra, say sưa, tràn đầy”. Tâm hồn của
cô vẫn giữ được sự lãng mạn, dịu dàng giữa chiến trường đầy mưa bom bão đạn. Qua
đó cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cô gái trong sáng, lung linh như những ngôi sao
trên bầu trời lấp lánh. Phương Định và đồng đội là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ
Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác phẩm để lại ấn tượng cho người đọc không chỉ bởi nội dung độc đáo mà còn bởi
cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất,nhân vật Phương Định tự kể về mình và đồng đội
đã khiến cho câu chuyện được diễn tả một cách chân thực cảm xúc và tâm trạng của
những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu. Truyện còn sử dụng ngôn ngữ
trần thuật tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung,nhịp kể lúc nhanh, lúc chậm thể hiện
được nội tâm của nhân vật và thời gian truyện o theo trình tự thông thường mà theo
nghệ thuật đồng hiện,hiện tại-quá khứ đan xen khiến cho câu chuyện thêm sức hấp
dẫn.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng những gì mà Lê Minh Khuê khắc hoạ qua chân dung
Phương Định và các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên cao điểm mãi mãi vẫn
song trong lòng người. Bởi họ chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt

Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×