Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ứng dụng nuôi tôm thẻ chân trắng theo hệ thống tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.45 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO

Chủ đề:
ỨNG DỤNG NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRĂNG
THEO HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
Môn: Nuôi trồng thủy sản

Nhóm thực hiện:Nhóm 3


ỨNG DỤNG NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRĂNG THEO HỆ
THỐNG TUẦN HOÀN
I.

GIỚI THIỆU NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM

Với đường bờ biển dài hơn 3200km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1
triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ
thống sông ngòi dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có
nhiều thế mạnh để phát triển ngành thủy sản.
Trong những năm qua nghành thủy sản Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, trở
thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản trên thế giới. Diện tích thả nuôi
tôm 4 tháng đầu năm 2016 đạt 552 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 530 nghìn
ha, bằng 101,9% cùng kỳ 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng là 22 nghìn ha, bằng 89,8%
cùng kỳ 2015. Sản lượng thu hoạch khoảng 81 nghìn tấn (trong đó tôm sú 50 nghìn tấn,
tăng hơn 11%, tôm chân trắng 30 nghìn tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ). Đối với sản
xuất cá tra, hiện giá cá tra đã tăng, nhưng vẫn thấp hơn giá cùng kỳ 2015, người nuôi đã


có lãi nên tập trung thả giống. Diện tích nuôi đạt 2.415 ha (bằng 98,4% cùng kỳ 2015).
Sản lượng thu hoạch ước đạt 282 nghìn tấn tương đương 90,7% so cùng kỳ 2015.
Tính đến hết tháng 2/2016, diện tích nuôi tôm nước lợ ở khu vực ĐBSCL đạt 368.000
ha; trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 358.000 ha, chỉ bằng 86,6% so với cùng kỳ 2015;
diện tích nuôi tôm chân trắng khoảng 9.700 ha, bằng 72,5% so với cùng kỳ 2015.
Sự phát triển này không chỉ ở quy mô diện tích mà còn cả về mức độ thâm canh hóa
ngày càng đa dạng, từ hình thức quảng canh đến bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm
canh và hiện nay đang mở rộng với mô hình nuôi kết hợp với nhiều đối tượng
Tuy diện tích nuôi tôm sú cao rất nhiều hơn so với tôm thẻ chân trắng nhưng tôm thẻ
chân trắng lại có điểm đặc biệt là tăng trưởng nhanh, tính thích nghi môi trường tốt, yêu
cầu về nguồn dinh dưỡng trong thức ăn thấp. Ngoài ra, vào mùa mưa độ mặn và nhiệt độ
thường xuống thấp gây trở ngại lớn cho việc nuôi nhiều loại tôm khác, trong khi tôm thẻ
chân trắng lại thích ứng tốt với các mô hình nuôi có độ mặn từ 0 - 40%o, thích hợp với
nhiệt độ từ 20 – 300oC.
Các vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
Với những ưu điểm trên, ngoài ra tôm thẻ chân trắng là loài có giá trị kinh tế cao đang
được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng. Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên gia
nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiều tỉnh như: Ninh Thuận, Bình
Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắp cả nước.Tuy nhiên cùng với tăng nhanh về
diện tích và sản lượng thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm dẫn đễn đến tình hình dịch


bệnh xảy ra nhiều hơn.Năm 2008, diện tích bị thiệt hại là 658 ha chủ yếu là do bệnh đốm
trắng. Tuy nhiên, dịch bệnh thất sự bùng phát từ năm 2010 đến 2012 với diện tích thiệt
hại lên đến 7.068 ha, chủ yếu là do bệnh hội chứng hoại tử cấp tính ( Bộ NN &PTNT).
Diện tích nuôi tôm bị bệnh tập trung ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung
Bộ. Trong đó Trà vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thiệt hại nặng nè nhất.
Giải pháp
Giải pháp cho các tồn tại trên, thông thường người nuôi áp dụng biện pháp thay nước.
Như vậy, vật chất dinh dưỡng, cùng các chất ô nhiễm đã được cho ra khỏi ao và thay thế

bởi nguồn nước có chất lượng tốt hơn có tác dụng cải tạo môi trường trong ao nuôi.
Nhưng giải pháp thay nước cũng không loại bỏ được các nguy cơ. Việc thải bỏ chất thải
không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, trong điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng nuôi
không được quy hoạch và đảm bảo, thì chất thải từ vùng nuôi này sẽ theo nguồn nước
cấp, đi vào các vùng nuôi khác và nó sẽ mang theo mần bệnh gây thiệt hại lớn cho nghề
nuôi. Chính vì thế đòi hỏi Việt Nam chúng ta cần có những công nghệ nhằm ứng dụng
trong nuôi tôm thẻ chân trắng để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, có
nhiều công nghệ mới được ứng dụng như: sử dụng chế phẩm sinh học thay thế thuốc
kháng sinh và phòng trừ một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi, sử dụng máy
ozone xử lý môi trường nước; công nghệ nano… Trong đó, phương pháp nuôi tôm thẻ
chân theo hệ thống tuần hoàn nước áp dụng rộng rãi trên thế giới, mô hình RAS
(Recirculating aquaculture system) được nghiên cứu và ứng dụng nuôi thâm canh một
số các loài cá như : cá hồi, cá trê, catfish, lươn, cá chép, cá rô phi, tôm càng xanh, tôm thẻ
... ở tại một số nước Châu Âu và Mỹ. Kết quả đã tạo ra được những sản phẩm chất lượng
cao và mô hình nuôi rất thân thiện với môi trường, năng suất nuôi cũng rất cao. Mô hình
này được xem là công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, tăng
hiệu suất sử dụng nguồn nước cho hệ thống nuôi, tạo ra những sản phẩm an toàn về vệ
sinh thực phẩm.
Để nhằm làm rõ quy trình nuôi tôm thương phẩm theo hệ thống tuần như thế nào thì
nhóm xin được giới thiệu đến Thầy và các bạn thông qua bài thuyết trình sau
II.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1. khái quát chung
1.1. Khái niệm

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn là một quy trình nuôi thủy sản tiên tiến cho tái
phát sử dụng một phần hoặc hoàn toàn lượng nước thải từ hệ thống nuôi giúp giảm thiểu
tối đa lượng nước sử dụng và hạn chế chất thải thải ra môi trường nước.
1.2. Lịch sử hình thành (thế giới và Việt Nam)
1.2.1. Trên thế giới



Các nghiên cứu đầu tiên trên thế giơi hệ thống tuần hoàn RAS được tiến hành tại Nhật
Bản vào năm 1950, tập trung vào thiết kế lọc sinh học để nuôi cá chép đã được thúc
đẩy bởi nhu cầu sử dụng tại địa phương – giới hạn tài nguyên nước hiệu quả.
Độc lập với những nổ lực, các nhà khoa học Châu Âu và Mỹ đã tiến hành nghiên cứu
đầu tiên trong xử lý nước ( xử lý nước thải bằng than hoạt tính, máy lọc sinh học
dòng chảy.. ). Nhưng do gặp nhiều khó khăn trong thiết bị vận hành, chí phí đầu tư
nên hệ thống xử lý nước không được khả quan ứng dụng.
Năm 1980 có sự liên kết giữ các nhà khoa học, thiết kế và vận hành đã khắc phục
những nhược điểm của nhiều hệ thống trước đây, tính toán được sức tải thiết kế, xử lý
nước. Đã xây dựng thiết kế một hệ thống tuần hoàn RAS , góp phần thúc đẩy nuôi
trồng thủy sản phát triển.
Năm 1990 hệ thống được đưa lên tạp chí và ứng dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.
Tại Úc, năm 1999, B.Jones và P.Preston ở trường Đại Học New Brunswisk đã được
sử dụng hầu đá Sydney rock oyster để lọc nước thải trong ao nuôi tôm hẹ Nhật bản.
Trạm thực nghiệm Nông Nghiệp Texas năm 2001 đã nghiên cứu lọc sinh học tái sử
dụng nước trong ao nuôi tôm he chấn trắng với vật liệu lọc sinh học là hầu Phương
Đông và rong biển.
Hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến và phát triển mạnh ở các nước chấu
ÂU và đem lại hiệu quả kinh tế cao như : israeli, Đài Loan…..
1.2.2.

Ở Việt Nam

RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các
trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết
kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng (70 - 92%).

2. Các kiểu bể lọc sinh học trên thế giới

2.1. Lọc chảy nhỏ giọt


 Nguyên tắc hoạt động

Bể có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng, bể lọc
sinh học nhỏ giọt làm việc theo nguyên tắc sau:
- Nước thải sau bể lắng đợt 1 được đưa về thiết bị phân phối, theo chu kỳ
tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể lọc. Nước thải sau khi lọc chảy vào hệ


thống thu nước và được dẫn ra khỏi bể. Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ
thống lỗ xung quanh thành bể.
- Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội đá... đường
kính trung bình 20-30 mm. Tải trọng nước thải của bể thấp (0,5 – 1,5
m3 /m3 vật liệu lọc/ngđ). Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,5 – 2m. Hiệu quả xử
lý nước thải theo tiêu chuẩn BOD đạt 90%. Dùng cho các trạm xử lý nước
thải có công suất dưới 1000 m3/ngđ.
- Hệ thống phân phối nước: được làm bằng dàn ống tự quay, đã được đưa
vào tiêu chuẩn thiết kế bể lọc sinh học nhỏ giọt vì có cấu tạo đơn giản, làm
việc ổn định, dễ quản lý. Khoảng cách từ bề mặt của lớp vật liệu đén vòi
phun từ 0,2 – 0,3m để lấy không khí và để cho các tia phun nước vỡ thành
các giọt nhỏ trên bề mặt toàn diện.
 Đặc điểm
- Dễ thiết kế/ lắp đặt
- Sục khí/ khử khí CO2
- Ổn định cao
- Làm mát trong mùa hè
- Không cần bảo trì
- Hoạt động liên tục

- Hiệu suất thấp
- Bể lọc lớn
- Biofilm dễ bị tróc
- Chi phí vừa phải
- Tạo bọt
- Tốn năng lượng
 Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí nhân công (giảm việc trông coi)
- Tiết kiệm năng lượng (Có thể sử dụng cách thông gió tự nhiên)
Nhược điểm
- Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn bể lọc có lớp vật liệu lọc ngập trong nước với
cùng một tải lượng khối
- Dễ bị tắc nghẽn
- Rất nhạy cảm với nhiệt độ (ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng và
phát triển của hệ vi sinh vật trong bể)


- Không khống chế được quá trình thông khí, dễ sinh mùi

- Bùn dư không ổn định
- Giá thành xây dựng cao (Khối lượng vật liệu lọc tương đối nặng)

2.2. Lọc quay

Nguyên lý hoạt động:
Đây là thiết bị
xử lý nước thải kỹ thuật màng sinh học dựa trên sự
sinh trưởng gắn kết của vi sinh vật trên bề mặt của các vật liệu đĩa. Hệ vi sinh vật hiểu
khí sinh trưởng và phát triển cố định trong lớp màng bám trên bề mặt đĩa. Khi trục quay,

lớp màng vi sinh vật được luân phiên tiếp xúc với chất hữu cơ (chất bẩn) trong nước thải
và lấy oxy từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ và giải phóng CO2. Nhờ đó, nước
thải được làm sạch với hiệu suất xử lý BOD5 > 90% và Nito > 35%.


Mô hình lọc quay

Khi khối đĩa quay lên, các vi sinh vật lấy ôxy để oxy hoá các chất hữu cơ và giải phóng
CO2. Khi khối đĩa quay xuống, vi sinh vật nhận chất nền (chất dinh dưỡng) có trong
nước. Quá trình tiếp diễn như vậy cho đến khi hệ vi sinh vật sinh trưởng và phát triển sử
dụng hết các hữu cơ có trong nước thải.
 Ưu, nhược điểm của thiết bị
Ưu điểm:
Thiết bị làm việc đạt hiệu quả xử lý chất hưu cơ (BOD) trên 90%; chất dinh dưỡng
(N, P) đạt trên 35%;


Không yêu cầu tuần hoàn bùn. Không yêu cầu cấp khí cưỡng bức. Hoạt động ổn
định, ít nhạy cảm với sự biến đổi lưu lượng đột ngột và tác nhân độc với vi sinh;
Tự động vận hành. Không yêu cầu lao động có trình độ cao;
Không gây mùi, độ ồn thấp, tính thẩm mỹ cao;
Thiết kế theo đơn nguyên, dễ dàng thi công theo từng bậc, tiết kiệm sử dụng mặt
bằng.
Bùn dư thừa cũng có thể được kiểm soát trong bể lắng.
Nhược điểm:
Yêu cầu cung cấp điện liên tục (nhưng sử dụng ít năng lượng hơn so với bể lọc
hoặc các quá trình bùn hoạt tính)
Đầu tư cao cũng như cho việc vận hành và chi phí bảo trì
Phải được bảo vệ chống lại ánh sáng mặt trời, gió và mưa (đặc biệt là chống lại
đóng băng ở vùng khí hậu lạnh)

Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn
không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù
đắp cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử
dụng hệ thống nước một phần hay hoàn toàn.
2.3. Lọc dòng đáy
 Nguyên lí hoạt động

Cần phải có một máy bơm riêng để bơm nước vào hệ thống lọc. Nước được hút đi vào
bên dưới hệ thống lọc , sau đó được đẩy lên cao đi qua một lớp các vật liệu lọc như cát,
đá silic hoặc nhựa lọc. Nước được cho qua một lớp cố định này chảy theo hướng xuống
(dòng chảy xuống) hoặc hướng lên (dòng chảy lên). Những thức ăn hạt đươc tách ra khỏi
nước khi nó được “chiếu” qua bộ lọc ….. những thức ăn hạt được loại bỏ từ những hạt có
kích thước nhỏ đến những hạt có kích thước lớn hơn. Bộ lọc trung gian càng nhỏ thì có
thể loại bỏ các chất dạng hạt càng nhỏ.Nước được lọc sạch qua hệ thống lọc sẽ đưa vào
dùng trong nuôi trồng thủy sản và nhân con giống .


 Ưu, nhược điểm

Nhược điểm


Thường xuyên gây tắt nghẽn ống lọc, tầng số rửa và sự hao hụt sẽ tăng lên với
việc giảm kích thước bộ lọc trung gian. Hoạt động tốt trong môi trường nước
sạch , nhưng khoảng cách giữa việc rửa lại thườngxuyên hơn hoặc hao hụt hơn
quá nhiều nếu dòng chất thải quá tập trung.

Ưu điểm
Dễ dàng lắp đặt: bộ lọc có thể được lắp đặt dễ dàng ngay trên địa hình khó khăn.
Vật liệu lọc dễ tìm kiếm : Các loại vật liệu lọc của bộ lọc dòng đáy có thể được

lựa chọn tùy theo loại nuôi và tính chất của nước hồ nuôi. Vật liệu của bộ lọc
như: cát pha lê, nhựa trao đổi ion,... Vật liệu lọc cát pha lê: có thể giữ chất lượng
nước ổn định liên tục, nó phù hợp cho nước biển thông thường, nước ngọt. Nhựa
trao đổi ion: có thể làm mềm nước được sử dụng trong bể nuôi giống.
• Chế độ kết nối và lắp đặt: Nó có thể được kết nối với đường ống lọc để tăng lượng
oxy hòa tan trong nước. Trong bể lớn, một số bộ lọc dòng đáy có thể được sử dụng
song song để tăng hiệu quả lọc nước. Đèn khử trùng UV bên ngoài, máy sưởi làm
ấm, mát cho hồ và các phụ kiện hồ khác có thể được sử dụng cùng với sản phẩm
này.
2.4. Lọc giá thể chuyển động:




Ưu điểm của lọc giá thể chuyển động


Chiếm diện tích nhỏ



Sử dụng toàn bộ thể tích bể (không bị góc chết)



Ít tích tụ chất thải rắn



Dễ mở rộng




Giá thể không bị nghẹt



Dễ vận hành



Dễ kết nối với các thành phần khác trong hệ thống
Chịu được tải trọng hữu cơ cao: 2000 ÷ 10000 gBOD/m³ngày, 2000 ÷ 15000
gCOD/m³.ngày

2.5. Lọc hạt:

Lọc gián đoạn

Lọc liên tục


 Đặc điểm lọc hạt

Tải lượng thủy lực (HSL): 100-700 m3/m2/ngày
Hiệu quả loại bỏ chất rắn: 50-95%
Lọc cát thường dùng nhiều trong nuôi trồng thủy sản
 Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm
+ lọc chất rắn cỡ nhỏ hiệu quả

- Nhược điểm
+ cơ chế rửa phúc tạp
+ chi phí vận hành cao
+ dòng rủa ngược lớn
+ tốn hao cột nước cao
-

2.6.

Lọc tạo bọt

Mô hình lọc hạt

Tránh sự hình thành bọt trong bể nuôi


Tránh cho ăn thừa



Loại bỏ cá chết




Loại bỏ chất rắn hiệu quả nhất

Đặc điểm



Công lao động thấp



Loại bỏ chất rắn cỡ nhỏ hơn 30 µm



Sục khí và khử khí

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tuần hoàn
3.1. Nguyên lý lọc sinh học

Bể lọc sinh học: Bao gồm ngăn chứa các giá thể và bể lọc dạng trống quay, dùng để
chuyển hóa NH3, NO2, CO2… thành dạng không độc. Nước sau khi lắng, lọc, được
bơm vào bể lọc sinh học có chứa giá thể (san hô, nhựa, xốp…). Trên bề mặt giá thể có
nhiều lồi lõm để tăng diện tích tiếp xúc bên ngoài. Mỗi m3 giá thể này có diện tích bề
mặt tiếp xúc 150 - 230m2. Khi nước từ bể lắng, lọc chảy liên tục trong bể chứa giá thể
thì trên bề mặt giá thể sẽ dần hình thành màng sinh học bao gồm các vi khuẩn hiếu
khí, tùy tiện và kỵ khí (Nitrosomonas và Nitrobacte).
Các loại vi khuẩn bám trong màng lọc sẽ hấp thụ Ammonia và Nitrite để thực hiện
quá trình nitrate hóa, chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ và cacbon thành dạng không
độc. Nhờ đó nước được xử lý và chuyển đến thiết bị lọc dạng trống quay (rotary drum
filter) để lọc tiếp và được bơm quay lại bể nuôi. Trong bể lọc sinh học, hệ thống sục
khí được hoạt động liên tục, nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho quá trình phân hủy của
vi khuẩn.
Trong suốt quá trình nuôi, nước sẽ tuần hoàn trong một hệ thống kín và hoàn toàn
không thay nước, chỉ một lượng nhỏ nước mới được cấp thêm vào hệ thống để bù đắp
cho lượng nước hao hụt do bốc hơi. Lượng nước cấp này tùy thuộc việc sử dụng hệ
thống nước một phần hay hoàn toàn.

Sau khi hệ thống được vận hành, kiểm tra thông số môi trường (ôxy hòa tan, pH,
NH3, NO2…) và nhiệt độ, sau đó có thể thả cá vào bể nuôi. Hệ thống lọc phải được
vận hành liên tục suốt vụ nuôi (3 - 5 tháng), hệ thống sục khí phải được duy trì hằng
ngày, do vậy nguồn điện cung cấp cho hệ thống bơm nước phải luôn ổn định. Sau khi
vận hành hệ thống lọc tuần hoàn 3 ngày trở lên thì thả giống vào bể và cho ăn bằng
thức ăn công nghiệp, lượng thức ăn được điều chỉnh theo sức ăn


3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tuần hoàn

Trong quá trình nuôi, nước thải được chuyển từ hệ thống bể nuôi đến bể lọc. Và phần
chất rắn trong nước được lắng tụ vào hố gom bùn, điều khiển bởi lực ly tâm nước. Sau đó
nước được lọc qua với các vật liệu cát, sỏi, vải, lưới. Chất thải có kích thước lớn được giữ
lại và chuyển vào bể chứa bùn. Lúc này nước đã được loại bỏ các chất rắn nhưng hàm
lượng NH3, NO2, CO2… hòa tan trong nước vẫn cao và chưa được xử lý.
Nước sau khi lắng, lọc, được bơm vào bể lọc sinh học: để chuyển hóa NH3, NO2, CO2…
thành dạng không độc.
Phương pháp xử lí sinh học là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân
huỷ các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ


và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh
dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản vì
thế sinh khối của chúng được tăng lên . Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh
vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Phương pháp xử lý sinh học có thể thực hiện trong
điều kiện hiếu khí ( với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện kỵ khí( không có oxy).
Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nước thải
chứa chất hữu cơ hoà tan hoặc phân tán nhỏ.
3.2.1.


Vai trò của vi sinh vật

Vi sinh vật trong bể lọc sinh học và bể nuôi của hệ thống tuần hoàn là các nhóm vi sinh
vật có lợi với chức năng xử lý nước thải cho nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Có 4 nhóm vi
sinh vật chủ yếu: Vi khuẩn hiếu khí, kị khí, Nitrat và phản Nitrat trong cả bể nuôi và vật
liệu lọc. Trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn hiếu khí có sinh khối lớn nhất.
Tổng só vi huẩn hiếu khí có trong nước và trong vật liệu lọc đều lớn hơn khoảng 105 lần
các nhóm vi khuẩn khác. Tổng số các nhóm vi khuẩn của vật liệu lọc lớn gấp 270103 lần
trong nước. Chính nhờ tổng số các nhóm vi khuẩn có sinh khối cao trong vật liệu lọc đã
thực hiện tốt chức năng lọc nước thải đi qua.
Nước trong bể nuôi không sử dụng lọc sinh học vẫn luôn được tự làm sạch các chất dinh
dưỡng và hữu cơ nhờ các nhóm vi sinh vật có trong nước, đồng thời luôn tăng cao hàm
lượng từ thức ăn thừa và bài tiết. Với lưu lượng hoàn lưu cao 40m3/ giờ cho 56m3 nước
bể nuôi vào giai đoạn cuối, nước trong bể lọc gấp 270.10m3lần mà quá trình tự làm sạch
tăng gấp 1,9.105 lần/ giờ, tương đương một ngày đêm quá trình tự làm sạch khoảng
4,56.106 . Nghĩa là nhờ bể lọc sinh học quá trình tự làm sạch trong bể nuôi tăng khoảng
4,6 triệu lần. Vì vậy, hạn chế đến mức thấp nhất sự tích lũy các chất ô nhiễm phát thải từ
thức ăn thừa và từ sản phẩm bài tiết của tôm.
3.2.2 Vật liệu lọc sinh học
3.2.2.1 Yêu cầu của vật liệu lọc
-

Tiết diện bề mặt riêng cao

-

Độ rỗng lớn.


-


Chống tắc hoặc bít kín.

-

Đường kính lối đi tự do lớn

-

Cấu trúc vật chất trơ.

-

Đơn giá thấp

-

Sức bền cơ học cao.

-

Trọng lượng nhẹ

-

Linh hoạt trong toàn bộ hình dạng bể chứa.

-

Dễ bảo dưỡng.


-

Tiêu thụ năng lượng thấp

-

Dễ thấm ướt.

3.2.2.2 Một số vật liệu lọc phổ biến hiện nay
Các kiểu vật liệu lọc sử dụng làm vật liệu lọc sinh học cho ntts trên thế giới hiện nay rất
đa dạng và phong phú, tùy từng điều kiện của mỗi Quốc gia và từng cơ sỡ sản xuất.
Nhưng tổng quan chúng có các kiểu vật liệu lọc sâu đây: Tảng đá và cuội, những tấm
đệm sợi lưới, tấm đệm Brillo, đá san hô chết, vật liệu lọc bằng đá sét Zeolit…..
III.
QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ THEO HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
1. Chọn vùng nuôi - Thiết kế trại
1.1. Vị trí xây trại
- Có nguồn nước đảm bảo chất lượng, số lượng
- Vùng đất xây dựng trại bằng phẳng, vững chắc, độ cao vừa phải.
- Xa vùng bị nhiễm nước thải.
- Thuận tiện cho giao thông.
- Diện tích đủ rộng, bố trí hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật các hạng mục công trình.
- Thời tiết, khi hậu ôn hòa thuận lợi cho ntts
1.2. Thiết kế trại


Khu sinh hoạt

Bể nước


ngọt

Thể tích bể chứa và xử lý nước = 15 – 20 % Vnuôi
2.

Quy trình nuôi
1.1 Chuẩn bị hệ thống nuôi
- Vệ sinh bể nuôi và bể xử lý nước:
+ Bể xi măng: ngâm nước ngọt, xả bỏ toàn bộ, chà rửa. Lặp lại 2-3 lần. Sử dụng
dừa, chuối, axit chanh (150-200 ppm trong 1-2 tháng) hay phèn chua (1 tuần).
+ Bể composite: Phơi ngoài trời hay dúng nhựa khoai lang sống chà rửa, sau đó
ngâm bằng nước ngọt nhiều lần.
- Chuẩn bị thiết lọc: lưới, san hô, nham thạch…
- Cấp nước vào hệ thống: Nước cấp vào phải được xử lý kỹ.
+ Chuẩn bị bể lọc: Vi khuẩn + NH 4CL-.Khi NH4CL < 0,1 mg/l (khoảng 10
ngày), sau đó bắt đầu hoạt động nuôi.
+ Sau 20-25 ngày bể lọc sinh học hoạt động tốt và các chủng vi khuẩn có lợi đã
phát triển sinh khối cao, màng lọc sinh học dính bám đều khắp bề mặt vật liệu
lọc
+ Tiến hành quan trắc sự chênh lệch hàm lượng oxy nước thải vào và ra sau khi
lọc.
- DORA< DOVÀO: Bắt đầu hoạt động
- NO3 tăngcao và NH+, NO-2 giảm thấp: hoạt động tốt

Bể lắ
lọc cơ


1.2 Thả giống


Nên thả giống theo quy trình:
• Chọn giống
• Mật độ thả
• Kỹ thuật thả giống
a) Chọn giống
-

-

Việc chọn giống quyết định thành bại vụ nuôi. Nên mua ở những cơ sở sản xuất
uy tín và có độ tin cậy cao.
Kỹ thuật tuyển chọn kỹ lưỡng:
+ Giống lấy về phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
+ Kích cỡ giống lựa chọn đồng đều, đầy đủ các bộ phận và kích thước lớn
(>P12).
+ Chọn giống không bị dị hình: chủy, phụ bộ không bị ăn mòn.
+ Tôm giống sạch, không bị sinh vật bám.
+ Ruột đầy thức ăn, hoạt động mạnh, phản ứng linh hoạt.
+ Màu sắc hơi xám hoặc nâu đen, cơ thể trong suốt.
+ Giống được kiểm tra ký sinh trùng và mầm bệnh trước khi đưa vào hệ thống.
b) Mật độ thả
Phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm người nuôi.
Điều kiện trang thiết bị: thiết bị lọc, kiểm tra chất lượng nuôi, kiểu bể sinh học
đầy đủ.
Con giống: nên lựa chọn cỡ giống, chất lượng, số lượng và giá cho phù hợp với
quy mô, tiêu chuẩn.
Mật độ: 1000-2000 con/m2.

c) Kỹ thuật thả giống

-

Có thể thả giống vào sáng sớm hay chiều mát.
Thuần hóa môi trường.
Chênh lệch không quá 3 phần ngàn (giảm 1-2 phần ngàn/ giờ).
Loại bỏ tôm yếu: sốc formol (200 ppm/2 giờ).
Vị tri thả: Thả đều ở các vị trí trong bể.

1.3 Chăm sóc và quản lý

Bao gồm các quy trình:
• Kỹ thuật cho ăn: thức ăn và quản lý thức ăn
• Vận hành hệ thống
• Quản lý chất lượng nước: thủy lý, thủy hóa và yếu tố sinh vật.
• Các vấn đề quan tâm khác


a) Kỹ thuật cho ăn
-

Thức ăn
+ Phải đảm bảo chất lượng và số lượng.
+ Chiếm 40-50% tổng chi phí sản xuất.
+ Vai trò trong việc quản lý thức ăn: giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi
trường.
+ Thức ăn công nghiệp chứa: 30-35% đạm, FCR= 1,1 -1,3.
+ Số lần cho ăn: 3-4 lần/ ngày tùy theo kích cỡ.
+ Tỷ lệ cho ăn: % BW, theo bảng hướng dẫn của loại thức ăn.
+ Phương pháp cho ăn: sử dụng thiết bị cho ăn tự động, luyện thành tập tính ăn
đạt tốc độ nhanh nhất chỉ 5-10 phút cho mỗi bể.

+ Giảm hay tắt sục khí trước khi cho ăn.

Trọng lượng tôm (g)
%
2
9.5
3
5.8
5
5.3
7
4.1
10
3.3
12
3.0
15
2.6
20
2.1
25
1.5
30
1.3
Bảng 1: Bảng hướng dẫn số lần cho ăn

Số lần cho ăn/ ngày

03-04 lần/ ngày


Thời gian nuôi (ngày)

Lượng thức ăn cho vào
Thời gian kiểm tra sàng
sàng
ăn (giờ)
21-60
10gr/1kg thức ăn
2,5-2,0
61-90
15gr/1kg thức ăn
2,0-1,5
>90
10gr/1kg thức ăn
1,5-1,0
Bảng 2: Lượng thức ăn và thời gian kiểm tra thức ăn trên sàng.
-

Quản lý thức ăn
+ Bảo quản: Tránh oxy hóa, độc tố, nấm mốc…
+ Sử dụng theo hướng dẫn của công ty.
+ Số lần cho ăn: 3-4 lần/ngày.
+ Tỷ lệ cho ăn (tôm nhỏ>tôm lớn), khẩu phần cho ăn (tôm nhỏ+ Bổ sung dinh dưỡng: men, CPSH, thuốc, vitamin, acid béo, giàu thực vật/ dầu
mực để kích thích ăn mồi.


b) Vận hành hệ thống

-


-

-

Việc vận hành hệ thống để duy trì vận tốc dòng chảy lưu thông ổn định và hoạt
động liên tục toàn hệ thống.
Nguyên nhân:
+ Do ống dẫn nước bị thu hẹp do phát triển nhanh của nấm mốc, tảo, vi khuẩn
hoặc do chất hữu cơ, tôm chết giữ lại trong hệ thống làm tắt nghẽn hệ thống.
+ Mất điện là rủi ro nguy hiểm nhât đối với hệ thống này. Khi mất điện máy bơm
và hệ thống sục khí ngừng hoạt động, cá nuôi mật độ cao chỉ sau 15 phút sẽ bị
sốc do thiếu oxy hoặc cạn nước trong bể nuôi
Hậu quả:
+ Mất tác dụng lọc sinh học.
+ Khi mất điện máy bơm và hệ thống sục khí ngừng hoạt động, cá nuôi mật độ
cao chỉ sau 15 phút sẽ bị sốc do thiếu oxy hoặc cạn nước trong bể nuôi.
+ Chủng vi sinh vật có hại phát triển.
Biện pháp:
+ Phải chuẩn bị các máy phát điện dự phòng đủ công suất.
+ Phải thường xuyên vệ sinh mặt trống lọc cho thoáng và sạch.
+ Loại bỏ các chất rắn không hòa tan.
c) Quản lý chất lượng nước

Quản lý chất lượng nước bao gồm các yếu tố: Thủy lý, thủy hóa và sinh
vật
STT
1
2
3

4
5
6
7

Các chỉ tiêu
Khoảng thích hợp Khoảng chịu đựng
Độ mặn
7-20
0,5-45
Nhiệt độ
25-32
16-43
pH
7,5-8,5
6-10
Độ kiềm (mg/lít)
100-150
50-200
DO (mg/lít)
4-7
3-7
<0,1
<0,2
NH3 (mg/lít)
<0,01
<0,03
H2S (mg/lít)
Bảng 3: Các thông số về chất lượng nước cho hệ thống nuôi tôm thẻ


1) Yếu tố thủy lý
-

Nhiệt độ
+ Nhiệt độ phải được duy trì trong điều kiện phát triển tối ưu các loài tôm được
nuôi. Trong điều kiện nhiệt độ tối ưu, tôm lớn nhanh, thức ăn chuyển hóa có hiệu
quả và đề kháng tốt với nhiều loại bệnh
+ Điều chỉnh: bằng các thiết bị nâng nhiệt nước (immersion heaters)…


+ Khoảng thích hợp: 25-32o C.
+ Ảnh hưởng: đến hiệu quả lọc sinh học, ăn mồi, hô hấp, cân bằng pH, điều hòa
ASTT, sinh trưởng, phát triển, TLS, sốc, kháng bệnh.
-

2) Yếu tố thủy hóa
Oxy hòa tan
+ Oxy hòa tan liên tục được cung cấp đủ lượng oxy hòa tan thích tôm và vi
khuẩn trong hệ thống lọc sinh học tuần học. Hàm lượng oxy nên được duy trì lớn
hơn 60% lượng bão hòa oxy hoặc >5mg/l cho sự phát triển tối ưu của tôm. Hàm
lượng oxy cao trong bể nuôi còn được duy trì hàm lượng oxy cao khi nước thải
vào bể lọc sinh học. Duy trì và điều chỉnh tốc độ sục khí khếch tán nâng nước
trong bể lọc để các chủng vi khuẩn nitrate hóa loại bỏ tối đa amonia và nitrite ở
hàm lượng DO > 2mg/l.

+ Khi tôm gần đến cỡ thu hoạch và năng suất nuôi đạt đến mức tối đa, nhu cầu
oxy có thể vượt quá công suất củ hệ thống sục khí để duy trì DO > 5mg/l. Những
triệu chứng biểu hiện bên ngoài khi tôm bị sốc do thiếu oxy là tụ lại thành đàn
trên tầng nước mặt, bơi theo dòng và hô hấp nhanh, nuốt nước. Nếu triệu chứng
này xuất hiện thì kịp thời tăng sục khí hoặc cấp oxy nguyên chất và mật độ phải

được giảm xuống.
-

-

-

Ph
5
6
7

Khí CO2
+ Nguồn gốc: hô hấp của tôm và vi khuẩn trong hệ thống bể lọc sinh học, phân
hủy chất hữu cơ.
+ Ảnh hưởng: cản trở DO hào tan vào trong nước.
+ Quản lý: Thường xuyên điều chỉnh sục khí trong bể nuôi và sục khí khuếch tán
nâng nước trong bể lọc vừa cung cấp DO, đồng thời đuổi khí CO 2 ra khỏi nước
thoát vào không khí.
Độ pH: Tôm thẻ có độ pH là 7,5-8,3. Vi khuẩn lọc sinh học là 7,0-8,0.
+ Nguyên nhân: vi khuẩn tiết ra axit và CO 2 được sinh ra bởi tôm và lọc sinh
học.
+ Biện pháp: Cần sục khí khuếch tán thật tốt và điều chỉnh tốc độ để loại bỏ bớt
khí CO2. Bổ sung các vật chất đệm pH có tính kiềm.
+ Ảnh hưởng: Nếu pH <5 GIẢM 0 2 máu, mang, da tiết nhiều nhày, nhớt. Tăng
tính độc của H2S. Nếu pH >9, tế bào mang bị phá hủy. Tăng tính độc của NH3.
Chất thải nitơ
+ Nguồn gốc: từ chất thải của tôm, mảnh
NH4+ (%)
NH3 (%)

vụn thức ăn, thức ăn thừa….
100,0
0,O
+ Mối quan hệ giữa TAN với pH, nhiệt độ
và độ mặn.
99,9
0,1
+ Dạng NH3 gây độc và NH4+ không độc.
99,4
0,6

8

94,7

5,3

9

64,2

35,8

10

15,1

84,9

11


0,8

99,2


-

-

-

pH

Nhiệt độ nước: oC
5
10

15

20

15

6,5
7,0
7,5
8,0
8,5
9,0


0,040
0,120
0,300
1,220
3,770
11,02

0,090
0,270
0,850
2,650
7,980
21,42

0,130
0,400
1,250
3,830
11,48
28,47

0,180
0,550
1,730
5,280
14,97
35,76

0,060

0,190
0,590
1,820
5,550
15,68

+ Ảnh hưởng: Với hàm lượng cao: rối lọa điều hòa ASTT, phá hủy màng tế bào,
giảm khả năng vận chuyển và tăng tiêu hao oxy.
Với hàm lượng thấp: giảm sinh trưởng, sinh sản, kháng bệnh,
mẫn cảm với biến động môi trường. Giới hạn: NH3<0,1 mg/l, NO2-<0,1 mg/l.
Độ cứng
+ Vai trò: điều hòa thẩm thấu, lượng Ca 2+ máu, giảm tính độc hại của một số hóa
chất và thuốc trừ sâu, tăng tính độc của NH3.
+ Thích hợp: 100-120 mg CaCO3/L, >300 hay <20 ảnh hưởng đến lột xác, sinh
trưởng.
+ Điều chỉnh: CaSO4 hoặc được bổ sung từ san hô.
Độ kiềm
+ Độ kiềm thấp do: độ mặn thấp.
+ Duy trì hệ đệm, liên quan đến pH và khí độc trong ao nuôi, bệnh mềm vỏ.
+ Khoảng thích hợp: 100-120 mg Ca2CO3 (không tăng độ cứng) hoặc được bổ
sung từ vật liệu lóc (san hô).
Độ mặn
+ Nguyên nhân: do quá trình bay hơi làm độ mặn tăng hoặc do nguồn nước cấp
vào.
+ Vai trò: ảnh hưởng đến điều hòa áp suất thẩm thấu, sốc và khả năng để kháng
bệnh.


+ Độ mặn thấp: mềm vỏ, có mùi. Độ mặn cao: lớn chậm, dễ bệnh, khó quản lý
môi trường.

+ Khoảng thích hợp: 15-25 phần ngàn.
** Hóa chất và thuốc kháng sinh: Không bao giờ để các hóa chất khử trùng và
vệ sinh cũng như thuốc kháng sinh có mặt cũng như thuốc kháng sinh có mặt
trong nước của hệ thống lọc sinh học. Ức chế hoạt động của vi khuẩn trong các
màng lọc sinh học hoặc diệt chết hoàn toàn vi khuẩn. Gồm có các chủng vi sinh
vật có lợi: nitroacter, nitrosomanas, heterotrophs…. Vai trò: để chuyển hóa NH 3,
NO2, CO2… thành dạng không độc.
d) Các vấn đề cần quan tâm khác
a. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp
-

Khác với hệ thống nuôi khác, ở hệ thống tuần hoàn khi xảy ra bệnh không có xử
lý được và chỉ chạy lại hệ thống nuôi nên nuôi ở hệ thống này đòi hỏi công tác
phòng bệnh phải cao và đúng yêu cầu:
Phòng bệnh tổng hợp: nângcao sức đề kháng, …
Giống: chất lượng cao, mậtđộ vừa phải, thả giống đúngkỹthuật.
Vệ sinh bể và thiết bị đúng kỹ thuật.
Thức ăn đảm bảo số lượngvàchất lượng dinh dưỡng.
Quản lý tốt môi trường.
b. Dấu hiệu tôm nhiễm bệnh
• Màu sắc thân, mang, gan, ruột,… tôm không bìnhthường
• Hình dạng tôm bị thay đổi
• Mềm vỏ kéo dài hàng tuần và bị tổn thương
• Vỏ bị sinh vật bám, phồng, thối
• Bỏ ăn và sinh trưởng chậm
• Bơi lội bất thường, lắng đáy, dạt bờ, nổi chạy từng đàn







** Các biện pháp chung
- Hạn chế các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm như
biến đổi của các yếu tố thủy lý, thủy hóa, sự gia tăng của mầm bệnh trong ao.
- Ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh từ nguồn giống không đảm bảo, chất lượng
nước cấp không đạt yêu cầu, quá trình xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài do vệ
sinh ao nuôi, trang trại chưa phù hợp...
- Xử lý triệt để và có trách nhiệm khi bệnh xảy ra: báo ngay đến cơ quan liên quan
vấn đề bệnh để xử lý kịp thời, đúng cách.
- Phòng bệnh trong quá trình nuôi bao gồm: thực hiện tốt việc quản lý con giống,
thức ăn, nguồn nước và theo dõi sức khỏe tôm nuôi.


** Theo dõi một số yếu tố phản ánh sức khỏe tôm
-

-

-

-

Cần theo dõi sức ăn của tôm, đây được xem là một trong những dấu hiệu thể
hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe của tôm. Quan sát hoạt động của tôm trong ao,
biểu hiện của tôm vào sàng ăn, các dấu hiệu cảm quan như tình trạng thức ăn
trong ruột, các dấu hiệu bên ngoài khác...
Bên cạnh dó, theo dõi dấu hiệu lột xác để kiểm soát chặt chẽ độ kiềm của nước,
đảm bảo chất lượng nước để tôm phát triển tốt: tăng trọng tối đa và hình thành
vỏ mới sau mỗi lần lột xác, đồng thời tăng khối lượng, chất lượng tôm trước khi

thu hoạch.
Vệ sinh trang trại nuôi: Không xả rác, xả nước thải sinh hoạt; Không nuôi gia
súc, gia cầm trong khu vực nuôi; Sử dụng lưới ngăn chim cò, súc vật. Dụng cụ,
trang thiết bị sử dụng riêng biệt cho từng ao; Chú ý vệ sinh của công nhân, kỹ
thuật lao động khi chăm sóc tôm, nhất là khi ao tôm có bệnh.
** Sử dụng và quản lý thuốc, hóa chất hợp lý
Mô hình nuôi TTCT thâm canh phải áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp quản lý
việc sử dụng thuốc và hoá chất: Chỉ sử dụng khi thật cần thiết, không lạm dụng;
Chỉ sử dụng thuốc, hóa chất được phép; Cần bảo quản thuốc, hóa chất đúng
cách; Ghi chép cẩn thận mọi thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc, hóa
chất.
** Chất thải và xử lý chất thải

-

-

Dụng cụ thu hoạch, cách thu hoạch cần chú ý lây nhiễm giữa các ao: sử dụng
dụng cụ thu hoạch riêng rẽ cho từng ao hoặc vệ sinh kỹ (giặt sạch, phơi ráo)
trước khi sử dụng tiếp cho ao khác. Nước thải và chất lắng đọng phải được xử lý
đạt yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường xung quanh: Nếu cần phải thải
ngay, phải để lắng và xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn hoặc có thể dùng cá (rô
phi) thả nuôi trong ao xử lý nước thải, đây là phương pháp xử lý sinh học, sau
một khoảng thời gian, kiểm tra các yếu tố môi trường đạt yêu cầu mới được thải
ra môi trường ngoài.
Đối với bùn ao: Phải xử lý phù hợp bùn ao nuôi thủy sản sau thu hoạch bằng
cách bùn được bơm, hoặc chở đến bãi xử lý chất thải cách xa khu vực nuôi.

1.4 Thu hoạch
- Thời điểm: 2,5-3 tháng tùy theo thời gian thả.

- Kích thước: 60-80 con/kg.
- Tùy thuộc vào sức khỏe của tôm và giá thị trường.
- Không nên kéo dài vì nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc và quản lý.

** Chú ý: Khi thu toàn bộ
+ Tôm phải đạt kích thước thu và đều cỡ.
+ Tránh thời điểm lột xác.
+ Rút nước 0,5 m.


+ Tắt sục khí dần đến khi thu hoạch xong.
2. Đánh giá hiệu quả:
c. Kỹ thuật:

Việc nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn có nhiều ưu điểm là: ít bị tác động
của biến đổi khí hậu, thời tiết, các chỉ số được duy trì ổn định.
d. Kinh tế - xã hội:
Năng suất tôm nuôi cao nhưng giảm thiểu diện tích nuôi, giảm thiểu được
chi phí. Có thể áp dụng ở nhiều nơi khác nhau, phù hợp với xu hướng phát
triển nông nghiệp công nghệ cao.
e. Môi trường sinh thái:
Áp dụng hệ thống tuần hoàn nên môi trường nước nuôi ổn định, hạn chế sử
dụng nước, hạn chế tối thiểu việc thải nước thải ra ngoài gây ô nhiễm, đảm
bảo an toàn sinh học và vì thế được xem là mô hình thân thiện môi trường.
IV.
-

-

-


-

SO SÁNH VỚI MÔ HÌNH NUÔI KHÁC
1. Quy trình nuôi tôm khác
Thay nước, tốn nhiều nước
Nguy cơ dịch bệnh cao: Do diện tích nuôi rất lớn nên hệ thống ao lắng trong
nuôi tôm quảng canh cải tiến, luân canh tôm lúa chưa được hộ nuôi quan tâm,
trong khi đó nguồn nước cấp vào ao chủ yếu lấy trực tiếp từ kênh rạch và phụ
thuộc vào thủy triều để lấy nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. So với những
năm trước đây, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp, trong
đó, tôm thường xuất hiện bệnh nhiều nhất là đốm trắng, giai đoạn tôm thường
xuất hiện bệnh là từ lúc thả cho đến giai đoạn tôm được 30 ngày tuổi. Tuy nhiên,
người nuôi thường thiếu kiến thức về phòng trị bệnh, chưa chú ý đến chất lượng
tôm giống, thời tiết không ổn định, nguồn nước xấu
Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước : Sau mỗi vụ nuôi thường thì người nuôi
xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường, dẫn đến môi trường
càng ngày càng bị ô nhiễm.
Chất lượng tôm không được đảm bảo, gây lo ngại cho người tiêu dùng : do sử
dụng hóa chất và thuốc trong công tác phòng trị bệnh dẫn đến tạo ra các dòng vi
khuẩn kháng sinh và dư lượng hóa chất ở vật nuôi gây độc cho người tiêu dùng.
Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Mặn hóa đất và nước ngầm (nuôi tôm trên cát): Vùng cát thuộc loại cố kết địa
tầng yếu, nên việc lạm dụng quá mức nước ngầm ngọt cho nuôi tôm trên cát như
hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng sụt lún địa tầngkhu vực, nước ngầm bị cạn kiệt
gây mất cân bằng áp lực tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập từ biển vào, gây
mặn hoá nước ngầm ngọt. Thiếu nước ngầm, độ ẩm của đất giảm, nước bị nhiễm
mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển cây nông nghiệp ở khu vực lân
cận. Mặt khác đất cát dễ thẩm thấu, nếu nuôi tôm ở quy mô lớn, việc thất thoát,
thẩm thấu nước trong quá trình bơm nước từ biển vào, thải nước ra cũng như



trong quá trình nuôi sẽ làmmột lượng lớn nước mặn ngấm vào trong lòng đất,
gây mặn hoá đất và nguồn nước ngầm ngọt, thậm chí ở tầng sâu hơn.
- Cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm ( trên cát): nuôi tôm trên cát cần rất
nhiều nước, cả nước biển lẫn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát đều nằm
sát biển, có thể bơm trực tiếp từ biển vào. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất lại là
nguồn nước ngọt. Các khu vực nuôi tôm trên cát thường xây dựng ở các bãi
ngang ven biển, nơi mà nguồn nước ngọt rất hạn chế so với các nơi khác. Nhiều
nơi nước ngọt thậm chí còn không đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Mặt
khác mùa vụ nuôi chính lại rơi vào mùa khô-thời điểm khan hiếm nước ngọt
trong năm. Nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ hoạt độngnuôi tôm trên cát
vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới sụt lở địa tầng, cạn kiệt nguồn nước
ngầm ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và cho
sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận.
- Thu hẹp diện tích rừng phòng hộ , làm tăng hoạt độngcát bay và bão cát ( trên
cát ): Rừng phòng hộ (phi lao) đối với vùng bờ cát có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,
là giải pháp hữu hiệu chống cát bay, cát chảy và bão cát, tạo cảnh quan đẹp cho
vùng bờ cát ở các xứ nóng. Những cánh rừng như vậy đang bị ảnh hưởng vàchết
do nguồn nước ngầm nuôi cây đã bị hút cạn kiệt phục vụ cho nuôi tôm. Tại Ninh
Thuận, thực tế đã có hiện tượng cây phi lao ven biển chết do thiếu nước, hậu quả
của việc khai thác nước ngầm quá giới hạn. Quá trình làm ao, đắp bờ và mở
đường đi lại đều làm cholớp cát đã được ổn định tương đối bởi cây hoang dại bị
đàoxới khiến mức độ gắn kết của cát yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho hiện
tượng cát bay và bão cát. Nếu thiếu thậntrọng trong quá trình chọn địa điểm xây
dựng ao nuôi, việc phát triển ao nuôi không đi đôi với bảo vệ rừng phòng hộ hay
trồng rừng che chắn, đặc biệt là các khu vực nhiều gió cát, dễ dẫn đến hiện tượng
đầm nuôi bị vùi lấp trong quá trình sản xuất. Hiện tại, diện tích nuôi trên cát còn
tương đối nhỏ lẻ, hoạt động nuôi mới khởi đầu, các hậu quả môi trường có thể
chưa thực sự đáng kể. Nếu việc quy hoạch và quản lý không tốt, khi việc nuôi

tôm trên cát diễn ra ở quy mô lớn, trong thời gian dài sẽ nảy sinh những vấn đề
môi trường nghiêm trọng, trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi
trồng và sau đó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và các hoạt động kinh
tế khác ở xung quanh.
2. Quy trình nuôi tôm theo hệ thống tuần hoàn
- Nhu cầu sử dụng nước nuôi cho hệ thống thấp
Nguy cơ dịch bệnh thấp
- Người nuôi tôm chủ động
- Chất lượng, vệ sinh ATTP, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, được nhiều
người tiêu dùng ưa thích.
- Mô hình nuôi thân thiện với môi trường.
- Chi phí đầu tư lớn, doanh thu đem lại cao


×