Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tìm hiểu sơ đồ và cách thức tố chức thông gió tự nhiên tại công trình bệnh viện ung thư thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 22 trang )

BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

I. Tầm ảnh hưởng của thông gió đối với công trình:
- Trong giai đoạn nước ta hiện nay một trong những vấn đề nóng bỏng gây bức
xúc trong dư luận xã hội ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung đó là môi
trường không khí, khí hậu đang ngày càng bị ô nhiễm nặng. Vấn đề này đang ngày
một trầm trọng nó đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và nhất là sự
sống của chúng ta. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một rộng rãi với sự
ứng dụng của các nghành khoa học kỹ thuật ngày một tiên tiến.
- Môi trường khí hậu trên Trái Đất đang một ô nhiễm do hàng loạt nguyên nhân
chủ quan và khách quan của con người. Như hạn hán, lũ lụt, dân số ngày một tăng
nhanh, khí thải hóa chất độc hại như ( CO, CO2, SO2, NOX...) của hàng loạt các nhà
máy, xí nghiệp, ý thức chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy của người dân chưa
có, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật…vv. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác
nữa dẫn đến việc môi trường không khí bị ô nhiễm.
Đặt biệt là việc xây dựng các công trình bên cạnh yếu tố công năng, chức năng sử
dụng chính của công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt phong tục, tập quán, việc
sử dụng công trình có mang lại tiết kiệm về năng lượng hay không? Một trong
những việc hướng đến lợi ích nêu trên đó là công trình khi xây dựng đòi hỏi phải có
một hệ thống thông gió tự nhiên nhằm giảm bớt sử dụng bằng cơ khí máy móc (quạt
máy, điều hòa…) hướng đến một môi trường không khí tự nhiên và trong sạch đem
lại những lợi ích và sức khỏe cho người sử dụng. Để hiểu được những lợi ích của
thông gió tự nhiên ta cần tìm hiểu những nội dung sau.
- Thông gió tự nhiên là gì? Thông gió tự nhiên là gì khả năng kiểm soát, điều
khiển gió tự nhiên đi vào trong công trình, làm sạch, làm mát không khí, đem lại
cảm giác thoải mái trong các công trình hiện đại. Mục đích là để giảm sự thải nhiệt
Carbon ra môi trường, tạo nên công trình thân thiện với môi trường và tiết kiệm
năng lượng, thay vì sử dụng máy móc, thiết bị điều hoà.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT


Trang 1


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

Ích lợi của thông gió tự nhiên đó là:
- Tạo nên điều kiện sống thân thiện với môi trường
- Giảm sự xuống cấp của công trình nhờ thông gió
-Tiết kiệm năng lượng do sử dụng điều hoà không khí
-TIết kiệm tiền bảo trì, duy trì hệ thống điều hoà
-Ít phải sửa chữa và bảo trì
-Tăng giá trị của công trình
-Tạo ra ngôi nhà và lối sống sinh thái.
Vì vậy khi xây dựng một công trình ngoài yếu tố chức năng chính của công trình
cần phải có biện pháp thông gió hợp lý cho công trình nhằm đem lại những lợi ích
như đã nêu trên.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 2


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

Hinh 1: Các ống khói nhà máy thải khí độc ra ngoài môi trường không khí

Hinh 2: Nhà máy bị cháy gây ô nhiễm môi trường không khí
Các khu công nghiệp thải các hóa chất độc hại làm nguồn nước bị ô nhiễm

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT


Trang 3


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

II. Tìm hiểu chung về công trình bệnh viện ung thư Đà Nẵng.
- Quy mô của công trình:
- Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng (Danang Cancer Hospital- DCH) được xây dựng tại
Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, trên tổng diện tích 15
hecta.
- Khởi công vào ngày 29/3/2009, dự kiến hoàn thành vào khoảng 06/2013.
- Tổng mức đầu tư tỷ đồng trong tổng mức đầu tư hơn 830 tỷ đồng. Với 3 khối nhà
chính Hành chính và Hội trường, khối điều trị nội trú và khối Kỹ thuật nghiệp vụ.
- Tổng diện tích sàn khoảng 54.000m2
- Hướng chính là hướng Tây – Bắc TP
- Bệnh viện được thiết kế theo mô hình bệnh viện khách sạn với cảnh quan trong
bệnh viện rất hài hòa, tiện nghi và thân thiện.. thực sự là nơi lý tưởng cho điều trị
bệnh nhân.

Hình 3: Hình ảnh vị trí công trình được thể hiện trên bản đồ
SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 4


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

T- B


Hình 3:

Mô hình tổng thể của bệnh viện ung thư Đà Nẵng

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 5


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

III. Những yếu ảnh hưởng đến việc tổ chức thông gió cho công trình bệnh viện
ung thư Đà Nẵng.
3.1. Yếu tố khí hậu, thời tiết ảnh hưởng.
- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có hai mùa rõ rệt
là mùa khô và mùa mưa được trình bày ở bảng dưới đây.
Theo
mùa

Đăc điểm khí hậu

Mùa
khô

- Từ tháng 1 đến tháng 9.
- Nhiệt độ trung bình khoảng 25oC, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6,
7, 8 từ khoảng 28oC – 30oC.
- Độ ẩm từ khoảng 55% - 60%
- Lượng mưa rất ít khoảng
 Nhiệt độ vào mùa khô tương đối cao, khí hậu nóng vì vậy đòi hỏi

công trình phải có kiền trúc chống nóng, thoáng mát cũng như việc tổ
chức thông gió từ nhiên cho công trình phải đảm bảo.

Mùa
mưa

- Từ tháng 10 đến tháng 12.
- Nhiệt độ trung bình khoảng 18oC - 23oC,
- Độ ẩm cao nhất vào tháng 10,11 từ khoảng 83,4%
- Lượng mưa 68%, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không
kéo dài.
 Nhiệt độ thấp xuất hiện không khí lạnh, lượng mưa kéo dài, nên
thiết kế phải chú trọng đến vấn đề giữ ấm và thông thoáng đảm bảo
chống ẩm cho công trình.

- Qua những điều kiện tự nhiên về khí hậu ở khu vực Đà Nẵng ta thấy được khí hậu
ảnh hưởng trực tiếp trong giải pháp thiết kế kiến trúc cho công trình. Công trình khi
xây dựng cần phải quan tâm vấn đề chống nóng, thoáng mát về mùa hè và giữ ấm và
thông thoáng về mùa đông. Để đảm bảo yêu cầu này khi thiết kế cần quan tâm đến
việc tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình do đó yếu tố về thời tiết khí hậu có
vài trò rất quan trọng.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 6


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.2. Yếu tố về phương hướng công trình.

- Để công trình được thông gió tốt thì ngoài việc nghiên cứu các số liệu về điều
kiện vi khí hậu, thì vấn đề mà cần được quan tâm và chú trọng nhất đó là phương
hướng của công trình đặc điểm hướng gió, hướng nắng phải được coi trọng đúng
mức. Các số liệu khí hậu không chỉ nêu những đặc điểm từng yếu tố khí hậu mà cần
phân tích, nêu rõ đặc điểm của từng yếu tố: hướng gió (cường độ theo thời gian),
bức xạ .... để có tác dụng làm cơ sở khi nghiên cứu đề xuất giải pháp thông gió cho
công trình.
- Qua khảo sát tình hình về những yếu tố như: địa hình, khí hậu thời tiết, hướng
gió chính công trình, bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng được xây dựng với hướng
chính là hướng Tây – Bắc. Việc bô trí công trình có hướng chính là hướng Tây –
Bắc đã mang lại những mặc thuận lợi tuy nhiên cung có những mặc hạn chế nhất
định trong vấn đề thông gió tự nhiên cho công trình.
Thuận lợi:
- Tránh được hướng Bắc Nam, hay hướng Đông – Tây vì hai hướng này rất khó
bố trí công trình để được thông gió tốt và chịu ảnh hưởng ánh nắng trực tiếp của mặt
trời sẽ gây hạn chế tầm nhìn.
- Công trình bố trí hướng Tây – Bắc đã hứng được hướng gió chính là hướng Tây
– Bắc. Về mùa hè tuy nhiệt độ cao nhưng súc gió từ biển rất lớn thổi vào công trình
tạo công trình thoáng mát.
- Ngoài ra Đà Nẵng có đường biển Nguyễn Tất Thành rất đẹp việc công trình
hướng ra đường biển cũng tạo mỹ quan cho công trình.
Khó khăn:
- Tuy tránh được hướng mặt trời nhưng với hướng Tây – Bắc nhiệt độ của mặt
trời chiếu trực tiếp vào công trình cũng rất lớn
- Vào mùa mưa sức gió ngoài biển thổi vào công trình là rất lớn nên rất khó khăn
trong việc giữ ấm cho công trình.
 Yếu tố về phương hướng công trình rất quan trọng trong việc bố trí thông gió
SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 7



BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

tự nhiên cho công trình. Với công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng không chỉ
đơn thuần là bệnh viện mà còn là điểm nhấn cảnh quan của khu đô thị Tây Bắc TP

HƯỚNG GIÓ TỪ
BIỂN

GIÓ TỪ BIỀN THỔI
VÀO CÔNG TRÌNH

Hình 5: Hướng gió chính từ biển thổi vào công trinh bệnh viện ung thư Đà Nẵng

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 8


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.3. Tổ chức cơ cấu quy hoạch.
- Bố cục vị trí, xắp xếp các khu chức năng trong khu quy hoạch: Vị trí và tương
quan của các khu chức năng có tác dụng biến đổi chỉ số vi khí hậu; xác định hình
dạng đất của khu chức năng và các thành phần chính trong từng khu (các không gian
xây dựng, không gian mở); lựa chọn xác định các trục tuyến không gian: đây chính
là mạng giao thông chính có thể tạo thành mạng lưu thông phân phối gió điều hoà
cho toàn khu.
- Việc bố cục các công trình trong tổng thể phải căn cứ vào các yêu cầu đảm bảo

cho tất cả các công trình trong khu vực tiếp nhận được các nguồn năng lượng sạch từ
tự nhiên như gió, không khí trong lành, ánh sáng, tầm nhìn cảnh quan, v.v…
- Căn cứ vào những yếu tố trên công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng bố trí
với mô hình cơ cấu dạng chữ U việc bố trí này sẽ đem lại những hiệu quả sau:
+Tất cả các khu, hạng mục trong công trình đều đón được hướng gió chính.
+ Giao thông lưu thông không khí không bị cản trở.
+ Gữa các khối nhà đều có khoảng không gian trống để lưu thông không khí.
+ Việc lấy ánh sáng của các khối nhà đều được đảm bảo.
+ Phù hợp với hình dáng kiến trúc của công trình.
ngắn để ttăng thông gió cho dãy phía sau, có thể mở rộng khoảng cách để dành
một phần diện tích là sân vườn chung của nhóm nhà.
- Từ các đặc trưng trên công trình Bệnh viện ung thư TP Đà Nẵng được bố trí
theo bố cục tổng thể công trình dạng hình chữ U. Với các dạng bố cục này, sẽ có
hiệu quả tác động ảnh hưởng làm thay đổi hướng gió, qua đó tạo được trường gió và
tốc độ gió thuận lợi khi thổi đến bề mặt đón gió của các công trình như sau:

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 9


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

I Khối nhà hành chính – hội trường.

II Khối nhà điều trị nội trú.

III. Khối nhà nghiên cứu khoa học.

IV. Nhà bảo vệ nhân viên.


V. Nhà để xe.

VI. Nhà kỹ thuật.

Hướng chính gió di chuyển
Hình 6: Bố cục quy hoạch công trình có ảnh hướng quan trọng đến việc tổ chức
thông gió tự nhiên của công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng

Hình 6: Bố cục quy hoạch công trình luôn có không gian trống để đảm bảo sự lưu
thông không khí tạo cảm thông thoáng đảm bảo vấn đề thông gió tự nhiên.
SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 10


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.4. Kiến trúc hình dáng công trình.
Hình dáng kiến trúc khối của công trình kiến trúc có ảnh hưởng đến sự chuyển
động của khối không khí xung quanh và đi vào các không gian bên trong của công
trình. Trong thực tế, vận tốc, hướng và trường gió sẽ bị thay đổi khi tương tác với
các bề mặt hình khối của công trình kiến trúc cao tầng, các thay đổi này sẽ ảnh
hưởng đến trường gió, vận tốc gió và áp lực gió khi thổi đến bề mặt đón gió tự nhiên
của các căn hộ trong tổng thể.
- Công trình bệnh viện ung thư TP Đà Nẵng được thiết kế kiến trúc hình dáng có
những đặc điểm mà đảm bảo điều kiện thông gió tự nhiên cho công trình:
+ Cấu trúc hình khối đón được hướng gió chủ đạo theo các mùa trong năm
+ Chiều dày của các khối nhà đều đảm bảo không lớn hơn 17m để đảm bảo thông
gió tự nhiên tốt giữa các khối nhà.

+ Giải pháp tổ hợp và bố cục hình khối công trình có các không gian mở để đảm
bảo thông gió tự nhiên đối với các vị trí không thuận lợi.

.
Hình 6: Kiến trúc hình dáng mặt trước và mặt sau của khối nhà hành chính – hội
trường của công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng luôn được chú trọng trong
việc đón hướng gió chính của các mùa trong năm.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 11


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

III. Những giải pháp tổ chức thông gió cho công trình bệnh viện ung thư Đà
Nẵng.
3.1. Bố trí hợp lý hệ thống cửa.
- Trong công trình dân dụng việc bố trí hệ thống cửa không chỉ có vai trò trong
việc lấy ánh sáng thông thoáng cho công trình, mà nó còn có vai trò hết sức quan
trọng trong việc thông gió cho công trình. Đặc biệt với công trình Bệnh viện ung
thư TP Đà Nẵng thì việc thông gió có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều trị,
người bệnh cần phải có không gian điều trị và sinh hoạt thoáng mát và thoải mái.
- Mặt trước công trình được bố hơn 70% diện tích bề mặt đón gió
- Kích thước khoảng (500x600)
- Hướng bố trí cửa Tây – Bắc hướng chính của bề mặt đón gió.
- Cửa được làm bằng của kính, đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt
- Hệ cao su kép đảm bảo độ kín, khít đảm bảo giữ ấm về mùa đông.
- Góc mở lớn nhất về mùa hè là 300 đảm bảo lưu lượng gió vào phòng
- Các chế độ đóng hoặc mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử

dụng của căn phòng.
- Có độ kiến trúc thẩm mỹ cao.
- Độ linh hoạt mở được nhiều vị trí khác nhau

Hình 8: Hình ảnh chi tiết cửa được dùng tại công trình
SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 12


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

Hình 8: Cửa được bố trí tại mặt trước khối nhà điều trị và hành chính – hội trường
nhằm đảm bảo thông gió cho công trình

Hình 8: Cửa được bố trí cầu thang và phòng vệ sinh đảm bảo công trình luôn được
thông thoáng không khí luôn được lưu thông

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 13


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

- Về mặt sau công trình để tận dụng không gian trống các hướng gió từ mặt sau
công trình thồi vào toàn bộ cũng được bố trí hệ thống cửa và rất linh hoạt trong việc
đóng mở, thuận lợi cho việc lấy ánh sáng và thông gió công trình. Riêng tại các khối
nhà khu điều trị nội trú và khu khoa học kỹ thuật mặt sau đều có hệ thống cửa trong
việc thông gió.


Hình 8: Cửa được bố trí khối nhà điều trị nhằm đảm bảo công trình luôn được
thông thoáng không khí luôn được lưu thông

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 14


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.2. Công trình được thiết kế hành lang dẫn gió và sử dụng ô văng, lam để thông
gió tự nhiên cho công trình.
-Bên cạnh những giải pháp thông gió tự nhiên cho công trình như trên. Công
trình còn có giải để thông gió tự nhiên là thiết kế ban công, hành lang dẫn gió ngoài
ra còn sử dụng ô-văng, lam. Nguyên tắc thông thoáng là phải tạo chiều cho gió di
chuyển. Một nguyên lý tiếp theo là không khí chuyển động từ nơi có nhiệt độ thấp
sang nơi có nhiệt độ cao. Như vậy, khi gió thổi vào nhà qua hệ thống cửa thì cần có
nơi cho gió thoát ra (có thể dùng hành lang dẫn gió, mở cửa ở hướng đối diện, giếng
trời...). Giải pháp thông thường là thiết kế ban công, hành lang dẫn gió, ô-văng để
hạn chế tác động của nắng nóng tăng khả năng thông gió tự nhiên cho công trình.
- Tại vị trí cầu thang của công trình và tầng trên của khối nhà hành chính – hội
trường Bệnh viện ung thư TP Đà Nẵng được sử dụng ô lam, văng để tăng cường
thông gió tự nhiên cho công trình.
- Ngoài ra tại các tầng của khối nhà hành chính – hội trường luôn được thiết kế
có hệ thống hành lang dẫn gió nhằm đảm bảo thông gió cho các phòng.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 15



BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

Hình 11:Khối nhà điều trị nội trú tại công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng tại
các vị trí cầu thang có hệ thông ô lam nhằm tăng cường thông gió tự nhiên và lấy
ánh sáng cho công trình.

Hình 13: Hệ thống hành lang bên ngoài các tầng thông với hành lang bên trong
công trình khối nhà hành chính – hội trường

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 16


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.3. Lắp đặt hệ thống quạt, điều hòa tại vị trí cần thiết.
- Bên cạnh công trình có tổ chức thông gió tự nhiên cho công trình. Tại một số
phòng công trình được chú trọng lắp thêm hệ thống quạt, hệ thống máy điều hòa tại
một số phòng của các khối nhà nhằm đảm bảo sự điều hòa không khí giữa các mùa
trong năm.
- Hệ thống quạt trân được lắp đặt tại phòng hội trường, phòng tư vấn khám bệnh
- Hệ thống máy điều hòa được lắp tại phòng làm việc, hành chính với công suất
24.000 BTU/h (2.5 ngựa). Tại phòng điều trị do diện tích phòng tương đối lớn
khoảng 110m2 và số người đông nên công trình bố trí ba máy điều hòa với công suất
24.000 BTU/h.

Hình 16: Hệ thống máy điều hòa, quạt trần được bố trí lắp đặt tại một số phòng làm

việc, hội trường của công trình.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 17


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.4. Trồng cây xanh cho công trình.

- Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên,
thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều
nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người
những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần. Để bảo vệ môi trường và
cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm
thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng.
- Tại công trình Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng diện tích cây xanh chiếm gần
40% trên tổng diện tích mặt bằng và được bố trí xung quanh công trình với mục đích
đem lợi ích thiết thực như sau:
- Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả
năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước.
- Giữ độ ẩm đất, kiểm soát gió và lưu thông gió.
- Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2
- Ngăn giữ các chất khí bụi độc hại ngầm.
- Tạo cho công trình bệnh viện trong vấn đề kiến trúc và trang trí cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa,
thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của
công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.


SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 18


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

Hình 14: Cây xanh được trồng xung quanh công trình nhằm cân bằng không khí
và giữ cho môi trường xanh – sạch.

Hình 14: Cây xanh được trồng xung quanh mặt trước khối nhà điều dưỡng - nội
trú và trước khối nhà nghiên cứu khoa học

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 19


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

3.5 Treo rèm màn, lắp đặt Film cách nhiệt.
- Ánh nắng được chiếu trực tiếp tại một số phòng làm việc về mùa hè từ khoảng
22oC – 250C và những hạt bụi có kích thước nhỏ theo không khí sẽ vào một số
phòng làm việc có hướng Tây. Nhiệt độ về mùa hè sẽ rất lớn. Chính vì vậy tại một
số phòng công trình có sử dụng treo rèm, màn tại cửa sổ của một số phòng như
phòng giám đốc, trưởng phòng… ngoài ra một số phòng làm việc nhân việc cũng
được lắp hệ thống film cách nhiệt việc treo rèm màn và hệ thống film cách nhiệt sẽ
có tác dụng như sau:
- Giảm nhiệt độ chiếu trực tiếp vào phòng.
- Ngăn chặn những hạt bụi kích thước nhỏ theo không khí vào phòng.

- Ngăn chặn những tia của mặt trời gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
- Làm không gian trong phòng cảm thấy mát hơn

Hình 16: Rèm, màn và hệ thống Film các nhiệt được treo tại một số phòng làm
việc trành ánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 20


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

IV. Kết luận:
- Nghiên cứu giải pháp thiết kế công trình kiến trúc nhà ở cao tầng đáp ứng yêu
cầu thông gió tự nhiên kết hợp với các giải pháp có liên quan đến yếu tố bức xạ mặt
trời, giải pháp sử dụng vật liệu, cấu trúc các bề mặt công trình theo các hướng,
v.v…có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thích ứng của công trình kiến
trúc trong điều kiện khí hậu Nhiệt đới nóng ẩm. Qua đó có hiệu quả tích cực trong
việc khai thác hoặc hạn chế các tác động thuận lợi và không thuận lợi từ điều kiện
khí hậu tự nhiên, góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ lĩnh vực kiến trúc- xây
dựng đối với môi trường sinh thái tự nhiên.
- Qua việc tìm hiều sơ đồ và cách thức tố chức thông gió tự nhiên tại công trình
Bệnh viện Ung thư Thành Phố Đà Nẵng. Em đã học được nhiều kiến thức. Bên cạnh
việc quan tâm đến công năng, chức năng chính của công trình thì vấn đề thông gió
tự nhiên cho công trình có ý nghĩa rất to lớn đối với việc xây dựng một công trình và
nhất là góp phần tiết kiệm năng lượng, làm cho môi trường sống của chúng ta ngày
cành xanh, sạch đẹp hơn.

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT


Trang 21


BÀI TẬP MÔN THÔNG GIÓ

SVTH: Nguyễn Văn Tài - Lóp 11x1LT

Trang 22



×