Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Báo điện tử với vấn đề nợ công của việt nam (khảo sát trên các báo điện tử nhân dân, thời báo kinh tế việt nam, thời báo tài chính việt nam từ 01 01 2014 đến 31 12 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐỖ VĂN HẢI

BÁO ĐIỆN TỬ
VỚI VẤN ĐỀ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
(Khảo sát trên các báo điện tử: Nhân Dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời
báo Tài chính Việt Nam từ 01/01/2014 đến 31/12/2014)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Hà

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả khảo sát, phân tích nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin
trích dẫn, tài liệu tham khảo trong luận văn đều được dẫn nguồn cụ thể.

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Hải



LỜI CẢM ƠN

Xin được bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn tới PGS.TS. Vũ Văn Hà – Phó
Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học, các thầy
cô giáo, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc tìm hiểu,
nghiên cứu tư liệu và khảo sát để viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên và
khích lệ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Hải


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
VÀ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG TRÊN BÁO CHÍ ............................................10
1. Nợ công và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với vấn đề vay nợ và nợ
công. ......................................................................................................................10
1.1. Khái niệm nợ công và vài nét về nợ công của Việt Nam .......................10
1.2. Truyền thông kinh tế-tài chính và truyền thông về nợ công. ...............13
1.3. Vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử với vấn đề nợ công. ..........16
1.4. Tính phản biện và giám sát của báo chí .................................................24
1.5. Quan điểm thông tin của Đảng và Nhà nƣớc về nợ công. .....................26
1.6. Sơ lƣợc lịch sử hình thành, phát triển của báo: Nhandan.com.vn,
Vneconomy.com.vn, Thoibaotaichinhvietnam.vn ........................................33

Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................................36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG TIN VỀ
NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM .................................................................................37
2.1. Nội dung thông tin. ...................................................................................37
2.2. Hình thức thông tin của báo điện tử về nợ công ....................................62
Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................................73
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƢU, NHƢỢC ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG ..............................75
3.1. Đánh giá nội dung, hình thức thông tin về nợ công...............................75
3.2. Nguyên nhân của thành công và hạn chế ...............................................83
3.3. Một số quan điểm của chuyên gia và ngƣời sáng tạo tác phẩm báo chí ....85
3.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về nợ công ............................90
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................100
KẾT LUẬN ............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ngân hàng Thế giới

WB

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IMF

Ngân hàng phát triển châu Á


ADB

Đô la Mỹ

USD

Đồng tiền chung châu Âu

EURO

Tổng sản phẩm nội địa

GDP

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

ODA

Ngân sách nhà nước

NSNN

Tổ chức thương mại thế giới

WTO

Ủy ban nhân dân

UBND


Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

UNCTAD

Nhà xuất bản

NXB

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số lượng, thể loại tin, bài viết về nợ công..................................... 40
Biểu đồ 2. Thể loại tác phẩm báo chí thông tin về nợ công ........................... 63
Biểu đồ 3: Vị trí đăng bài về nợ công trên trên các báo điện tử .................... 64
Biểu đổ 4: Về tỷ lệ sử dụng chi tiết trong bài viết .......................................... 69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình quản lý xã hội và nền kinh tế, ở từng giai đoạn nhất định,
Chính phủ cần huy động nguồn lực nhiều hơn từ trong và ngoài nước để phục vụ
cho nhu cầu chi tiêu, đầu tư phát triển. Hay nói cách khác, khi các khoản thu truyền
thống như thuế, phí, lệ phí không đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu, Chính phủ
phải vay nợ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm
trong việc chi trả khoản nợ đó, những khoản vay này được gọi là nợ công.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ chương thực hiện đường
lối đổi mới, hội nhập quốc tế, trong đó mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, kêu gọi
đầu tư, tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, cùng với việc vay vốn thì việc làm thể nào để trả nợ đến kỳ thanh
toán mà vẫn đảm bảo được an toàn cho nền kinh tế cũng là áp lực lớn.
Khoảng 10 năm trở về trước, người dân Việt Nam thường ít chú ý đến nợ
công, báo chí cũng ít đề cập đến vấn đề này. Một mặt, là do khi đó chúng ta chưa

vay nợ nhiều, hoặc vay rồi nhưng chưa đến hạn phải trả. Mặt khác, lúc đó chưa có
Luật Quản lý nợ công, các số liệu nợ công ít được công khai trên các phương tiện
thông tin đại chúng, bởi nó vẫn được coi là vấn đề nhạy cảm, thậm chí là bí mật
quốc gia. Hiện nay nợ công không còn là vấn đề bí mật nữa, nó cần được thông tin
rộng rãi, khách quan đến đông đảo công chúng và nó luôn thu hút sự quan tâm của
dư luận.
Trong bề bộn những sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nước ta, thì nợ
công luôn là vấn đề “nóng” từ nghị trường Quốc hội đến các mặt báo và thu hút
được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Chỉ tính riêng tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội
Khóa XIII, đã có 189 văn bản chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng
Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính liên quan đến nợ công. Quốc hội cũng xác
định nợ công là vấn đề nóng bỏng, cần được thông tin một cách chính xác, kịp thời
đến công chúng, không chỉ qua việc trả lời chất vấn trực tiếp của người đứng đầu
Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính mà còn cần phải được đăng tải kịp thời, rộng

1


rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và có thể tham gia
giám sát. Như vậy, cùng với việc “hâm nóng” nghị trường Quốc hội, vấn đề nợ
công còn làm “nóng” nhiều trang báo mỗi khi Quốc hội họp và thảo luận.
Với sự tham gia thông tin, tuyên truyền về nợ công qua các bài viết phân
tích, bình luận, phản ánh đã thể hiện những quan điểm, cách nhìn nhận riêng của
mỗi tờ báo về vấn đề nợ công, điều này đã mang đến cho độc giả thông tin nhiều
chiều, giúp độc giả nắm bắt thông tin sâu rộng. Tuy nhiên, chính việc thể hiện quan
điểm riêng biệt của các tờ báo về vấn đề nợ công đã phần nào tạo sự thiếu thống
nhất về con số và cách nhìn nhận về nợ công, thậm chí tạo sự hoang mang cho độc
giả và người dân. Đây có thể trở thành kẽ hở để các thế lực thù địch, chống phá Việt
Nam lợi dụng để thông tin tuyên truyền sai lệch, làm méo mó môi trường kinh
doanh Việt Nam, ảnh hưởng đến uy tín quốc gia.

Xác định, nợ công là vấn đề lớn nên Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo các cơ
quan hữu quan thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có sử dụng giải pháp
huy động sức mạnh tổng lực của hệ thống báo chí thực hiện nhiệm vụ thông tin,
tuyên truyền để dư luận hiểu đúng về bản chất của nợ công của Việt Nam.
Thực hiện tốt chức năng của mình, hệ thống báo chí Việt Nam thời gian qua
đã có nhiều chủ động, sáng tạo và tích cực trong thông tin, tuyên truyền, định
hướng dư luận xã hội về vấn đề nợ công theo quan điểm lãnh đạo của Đảng và sự
điều hành của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bài báo, tờ báo tuyên truyền
chưa đúng bản chất, số liệu cũng như đã đưa ra những đánh giá về nợ công còn
thiếu tính khoa học, thiếu sự thống nhất tạo sự hoang mang trong dư luận. Vì vậy,
để người dân hiểu rõ được vai trò của vốn vay, bản chất của nợ công thì công tác
thông tin, tuyên truyền là vô cùng quan trọng. Việc thông tin, tuyên truyền về vấn
đề nợ công của Việt Nam cần được thực hiện trên tất cả cả các loại hình báo chí,
trong đó phải kể đến báo điện tử. Báo điện tử ra đời muộn nhưng lại có tốc độ phát
triển nhanh, hội tụ được những ưu điểm của báo giấy, báo phát thanh, báo hình...
đưa thông tin đến độc giả một cách nhanh nhất.

2


Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, với những kiến thức và kinh nghiệm thu
nhận được trong thời gian học tập và làm nghề tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Báo
điện tử với vấn đề nợ công của Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Chuyên
ngành Báo chí học. Mục đích là góp phần tìm kiếm giải pháp thông tin, tuyên
truyền hiệu quả đúng định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, tạo sự đồng thuận
trong dư luận hiểu đúng bản chất về nợ công của Việt Nam, góp phần ổn định đời
sống xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến chủ đề nợ công đã có không ít tài liệu, công trình nghiên cứu
và các bài viết đề cập đến. Tuy nhiên, có thể phân chia thành hai nhóm như sau:

Nhóm công trình thứ nhất: Các tài liệu, công trình nghiên cứu, đề cập đến
nội dung, bản chất, tác động và giải pháp đối với vấn đề nợ công. Có thể lược qua
một số công trình như:
- Luật số 29/2009/QH12 của Quốc hội: Luật Quản lý nợ công;
- Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
- Bản tin Nợ Công – Bộ Tài chính: Cập nhật diễn biến các con số về nợ công
của Việt Nam theo từng quý trong năm;
- Nợ công Việt Nam: Quá khứ, hện tại và tương lai - Ủy Ban Kinh tế Quốc
hội và UNDP. Với các tác giả: Pham Thế Anh, Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành,
Nguyễn Trí Dũng và các cộng sự (Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, năm 2012);
- Giáo trình Quản lý tài chính công – NXB Tài chính 2010;
- PGS.TS Trần Xuân Hải - Quản lý tài chính công ở Việt Nam: Thực trạng
và giải pháp – NXB Tài chính;
- Tài chính Việt Nam 2014 - 2015: Ổn định vĩ mô, hội nhập tàon diện - Viện
Chiến lược và Chính sách Tài chình (Bộ Tài chính) – NXB Tài chính 2014;
- “Báo cáo chuyên đề nghiên cứu đổi mới tài chính công ở Việt Nam: Thực
trạng và định hướng đến năm 2020” của Ủy ban Tài chính, ngân sách Quốc hội,
năm 2011;

3


- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về Quản lý nợ công tại Việt Nam –
NXB Tài chính năm 2014;
- Báo cáo Tổng kết thực tiễn quản lý nợ công (Bộ Tài chính) năm 2013;
- Báo cáo Đánh giá Luật Quản lý nợ công sau 5 năm triển khai thực hiện của
Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới - 2015;
- Chuyên đề: Quản lý nợ công tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp – Tạp
chí Tài chính số 11/2013;
- “Luận bàn vấn đề nợ công ở Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Nghi,

đăng trên Tạp chí Nghiên Tài chính – Marketing số 6/2011;
- “Nợ công của Việt Nam, những nguy cơ tiền ẩn và giải pháp chính sách”
của TS. Ngô Văn Hiền, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 8 (109) năm
2012…
Các công trình này đã làm rõ khái niệm, thực trạng nợ công của Việt Nam,
chủ trương, đường lối chính sách của Việt Nam về vấn đề nợ công.
Nhóm công trình thứ hai: Các công trình nghiên cứu có đề cấp đến vấn đề
thông tin, tuyên truyền nói chung; tuyên truyền về kinh tế và nợ công trên báo chí
có thể kể đến như:
- Một số công trình mang tính phương pháp luận trong tuyên truyền như:
“Cơ sở lý luận báo chí” – NXB Văn hóa Thông tin năm 1999, của các tác giả Tạ
Ngọc Tấn, Trịnh Đình Thắng, Đinh Thế Huynh, Lê Mạnh Bỉnh; “Cơ sở lý luận báo
chí truyền thông” (của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần
Quang, đã tái bản nhiều lần); “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (2008);
“Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội” (2005); “Tác động của những
phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt
Nam” (2006); Bộ sách 7 tập “Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Khoa
Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) xuất bản…
Những nghiên cứu này bổ trợ, cung cấp thông tin giúp tác giả triển khai hiệu quả đề
tài nghiên cứu về vai trò của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đối với vấn
đề nợ công ở Việt Nam.

4


- Một số công trình nghiên cứu về tuyên truyền vấn đề kinh tế, đề cập đến nợ
công trên báo chí như:
+ Nguyễn Mạnh Tuấn: “Đảm bảo và tăng cường tính định hướng trong thông
tin kinh tế của báo nhân dân” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí (Học viện Báo chí
và Tuyên truyền). Luận văn nghiên cứu, khảo sát, phân tích về định hướng thông tin

tuyên truyền về lĩnh vực kinh tế Việt Nam, quan điểm đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước ta về kêu gọi nguồn vốn tài trợ, đầu tư và vốn vay từ nước ngoài để
phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước;
+ Nguyễn Lê Anh: “Báo chí góp phần hoàn thiện chính sách tài chính đối
ngoại” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Bên
cạnh việc đưa ra các phương pháp luận trong tuyên truyền, Luận văn phân tích thực
trạng tuyên truyền chính sách tài chính đối ngoại trên báo chí ngành Tài chính,
trong đó có chính sách hợp tác vay nợ, huy động nguồn vốn vay quốc tế;
+ Nguyễn Thị Thanh Hải: “Đề tài kinh tế trên báo in sau khi Việt Nam gia
nhập WTO” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền). Luận văn tập trung phân tích về vấn đề tuyên truyền các chính sách kinh tế
của Việt Nam nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam kể từ khi
Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO;
+ Nguyễn Trung Kiên: “Báo chí với vấn đề tuyên truyền hội nhập kinh tế” –
Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn
tập trung khảo sát các tờ báo: Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư, Công thương, Đối
ngoại Vietnam Economic News để làm rõ vấn đề tuyên truyền về hội nhập kinh tế
Việt Nam. Trong đó có chính sách kêu gọi đầu tư, thiết lập môi trường kinh doanh
cạnh tranh, thông thoáng để đón dòng vốn từ nước ngoài cũng như các tổ chức tài
chính quốc tế đầu tư hoặc cho Việt Nam vay dưới nhiều hình thức;
+ Lê Đăng Khánh: “Chủ đề kinh tế đối ngoại trên báo chí” - Luận văn Thạc
sĩ ngành Báo chí học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Luận văn đã đưa ra phân
tích, đánh giá hiệu quả tuyên truyền các chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam,

5


trong đó có nêu sơ qua về chính sách tài chính đối ngoại, vay nợ nước ngoài để đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội;
+ Dương Hiệp: “Bình luận kinh tế trên báo Hà Nội Mới: Thực trạng và vấn

đề đặt ra” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền). Qua các bài bình luận kinh tế trên báo Hà Nội Mới, Luận văn đã tập trung
phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác tuyên truyền, cách tiếp cận
vấn đề, xử lý thông tin để bình luận vấn đề kinh tế trên báo in;
+ Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Dư luận xã hội về vấn đề tài chính công trên
báo chí” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội);
+ Nguyễn Hữu Tuấn: “Tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam
hiện nay” - Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn Hà Nội)...
Mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuyên truyền kinh tế trên báo
chí và trong một số công trình có nhắc đến vấn đề về vay nợ, trả nợ và nợ công của
Việt Nam nhưng còn rất chung chung, chỉ là điểm qua về chính sách, thực trạng về
nợ công. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống về báo chí đối với vấn đề nợ công của Việt Nam. Do vậy, khảo sát, nghiên
cứu về “Báo điện tử với vấn đề nợ công của Việt Nam” là một đề tài mới, có tính
cần thiết, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở phân tích khẳng định vai trò quan trọng của báo chí, đặc biệt là
báo điện tử đối với vấn đề nợ công của Việt Nam và đánh giá thực trạng tuyên
truyền của báo điện tử hiện nay với vấn đề nợ công ở Việt Nam, Luận văn đề xuất
các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền của báo điện tử đối với vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài

6


- Hệ thống hóa khái niệm về nợ công, tiêu chí, cách phân loại, cách tính nợ
công của các nước và của Việt Nam. Khái quát thực trạng về nợ công và quan điểm

của Đảng, Nhà nước ta về nợ công trong giai đoạn hiện nay.
- Hệ thống hóa khái niệm về báo điện tử; Làm rõ vai trò báo chí trong thông
tin, tuyên truyền về nợ công.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung, hình thức thông tin nợ
công trên một số tờ báo điện tử: Nhân dân, Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo
Kinh tế Việt Nam.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của các tờ báo trên đối với vấn đề thông tin,
tuyên truyền về nợ công của Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề nợ công của Việt Nam.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Báo điện tử thông tin về nợ công của
Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chọn và tập trung nghiên cứu 3 tờ báo mang tính
đại diện là: Nhân dân, Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
- Thời gian khảo sát: Từ 01/01/2014 đến 31/12/2014.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiê ̣n đề tài này , tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu li ̣ch sử và sử dụng các tài liê ̣u th

ứ cấp: Luật

Quản lý nợ công, Luật Quản lý Ngân sách Nhà nước, các văn kiện , chỉ thị, tư liê ̣u
của Đảng và Nhà nước liên quan đế n viê ̣c xã hô ̣i hóa thông tin báo chí nhằ m tim
̀
hiể u chủ trương , đường lố i, đinh
̣ hướng của Đảng và Nhà nước về vấ n đề n ợ công
Việt Nam; Tập hợp, hê ̣ thố ng tài liê ̣u lý luâ ̣n từ các sách , tạp chí, các của công trin
̀ h
khoa ho ̣c (trong và ngoài nước) có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp : Đề tài nghiên cứu ba tờ báo điện tử

đại diện: Báo Nhân dân là cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng
nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam bám sát tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước; Thời báo Kinh tế Việt Nam – Tờ báo thông tin

7


chuyên sâu về các vấn đề kinh tế - xã hội; Thời báo Tài chính Việt Nam – Tờ báo
chuyên sâu về các vấn đề tài chính.
- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung và hình thức của các
tờ báo trên thông tin về vấn đề nợ công của Việt Nam. Từ đó, thống kê, so sánh
quan điểm thông tin về nợ công giữa các tờ báo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài phỏng vấn 10 chuyên gia trong lĩnh
vực báo chí, kinh tế, tài chính về vấn đề nợ công của Việt Nam; Đặc biệt là vai trò,
trách nhiệm, nhiệm vụ của báo chí đối với việc thông tin, tuyên truyền về nợ công
để đi đến phân tích, tổng hợp các luận điểm về nợ công của Việt Nam. Trong quá
trình nghiên cứu, phương pháp thống kê, so sánh... cũng được sử dụng để làm rõ
thực trạng thông tin về nợ công.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Đề tài tổng kết, nêu rõ thành công và hạn chế của báo chí đối với việc thông
tin, tuyên truyền về nợ công của Việt Nam. Góp phần nâng cao chất lượng báo chí,
nhất là chất lượng thông tin nợ công trên báo điện tử.
Đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú hơn lý luận về vai trò của báo chí
đối với công tác thông tin, tuyên truyền về nợ công, làm rõ những ảnh hưởng, tác
động của báo chí đến công chúng về vấn đề nợ công.
Ý nghĩa thực tiễn
Nâng cao trình độ công tác nghiên cứu lý luận báo chí kinh tế nói chung và
báo chí thông tin về tài chính nói riêng. Qua đó khẳng định và làm rõ hơn vai trò to
lớn của báo chí đối với vấn đề nợ công của Việt Nam.

Nâng cao trình độ người làm báo nhất là người làm báo trong lĩnh vực kinh
tế - tài chính, cả về nhận thức hoạt động tài chính trong cơ chế mới và cách phát
hiện, lựa chọn vấn đề thông tin, hình thức thể hiện trên báo.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài này, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thông tin về nợ công trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng.

8


Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các phóng viên, nhà báo chuyên theo
dõi về kinh tế-tài chính, trong các cơ sở đào tạo báo chí, để định hướng trách nhiệm
cho nhà báo thông tin, tuyên truyền đúng bản chất của nợ công.
7. Cấu trúc Luận văn
Chương 1: Những vấn đề chung về nợ công của Việt Nam và tuyên truyền
nợ công trên báo chí.
Chương 2: Thực trạng nội dung và hình thức thông tin của báo điện tử với
vấn đề nợ công của Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá ưu, nhược điểm và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng thông tin tuyên truyền về nợ công của Việt Nam.

9


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
VÀ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG TRÊN BÁO CHÍ
1. Nợ công và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta đối với vấn đề vay nợ
và nợ công.
1.1. Khái niệm nợ công và vài nét về nợ công của Việt Nam
1.1.1. Khái niệm nợ công
Nợ công là một niệm tương đối phức tạp. Hầu hết những cách tiếp cận hiện

nay đều cho rằng, nợ công là khoản nợ mà Chính phủ của một quốc gia phải chịu
trách nhiệm trong việc chi trả khoản nợ đó. Vì vậy, thuật ngữ nợ công thường được
sử dụng cùng nghĩa với các thuật ngữ như nợ Nhà nước hay nợ Chính phủ. Tuy
nhiên, nợ công hoàn toàn khác với nợ quốc gia. Nợ quốc gia là toàn bộ khoản nợ
phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư
nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nợ công được hiểu bao gồm ba nhóm
là: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phýõng. Nợ
Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, ngoài nước, được ký
kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân dân Chính phủ hoặc các khoản vay khác
do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo
lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban
nhân dân tỉnh (UBND), thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy
quyền phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
Một cách khái quát nhất, có thể hiểu “nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà
Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các
khoản thâm hụt ngân sách”. Vì thế, nợ Chính phủ nói cách khác là thâm hụt ngân sách
lũy kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ Chính phủ,
người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với GDP.

10


1.1.2. Vài nét về nợ công của Việt Nam
Theo Luật Quản lý nợ công thì phạm vi nợ công bao gồm nợ của Chính phủ,
nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong đó, nợ Chính
phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài được ký kết,

phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do
Bộ Tài chính kư kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát
hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo
lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước
ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) ký kết phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Theo The Economist, cập nhật ngày 31/12/2014, nợ công của Việt Nam là
hơn 85 tỷ USD, bằng 60,3% GDP. Nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước,
nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam là rất
cao. Bên cạnh viê ̣c quy mô n ợ công ở mức khá cao thì mô ̣t điể m đáng lưu ý là t ốc
độ tăng nhanh của nợ công trong những năm gần đây. Nế u như giai đoa ̣n trước đây
chỉ xấp xỉ 10%/năm thì giai đo ạn 2010 - 2013 tăng mạnh, ở m ức tăng trung bình
xấp xỉ 22%/năm và cao hơn nhi ều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong
giai đoạn này là 5,78%.
Nguyên nhân căn bản khiến nợ công tăng mạnh trong những năm gần đây là.
Về khách quan , trong những năm gầ n đây , kinh tế toàn cầ u rơi vào khủng h oảng,
tố c đô ̣ phu ̣c hồ i châ ̣m và nơ ̣ công của khu vực đồ ng tiề n chung châu Âu ở mức báo
đô ̣ng đã tác đô ̣ng không nhỏ đế n tin
̀ h hin
̀ h nơ ̣ công của Viê ̣t Nam . Về chủ quan , có
thể kể đế n : (i) nhu cầu chi tăng mạnh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là chi đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng, chi cho con người và cho an sinh xã hội. Thực trạng kế t
cấ u hạ tầng của nước ta còn yếu kém, nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện đột phá chiến
lược về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và áp lực cạnh tranh, hội
nhập quốc tế không ngừng gia tăng là nguyên nhân tăng các khoản vay để bổ sung

11



cho đầu tư; (ii) bội chi ngân sách nhà nước cao, kéo dài và có xu hướng gia tăng.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 - 2013, bội chi ngân sách nhà nướ c bình quân
5,2% GDP, trong khi thu ngân sách nhà nước chỉ tăng có 1,13 lần thì quy mô chi
ngân sách nhà nước tăng 1,29 lần. Năm 2013, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết
nới trần bội chi ngân sách nhà nước trên GDP từ 4,8% lên 5,3% GDP ước thực hiện,
nhưng do mức GDP thực tế thấp hơn so với kế hoạch dự kiến nên với số bội chi
tuyệt đối được Quốc hội thông qua, con số này tương đương 5,45%. Khi bội chi
ngân sách nhà nước tăng thì nợ công cũng sẽ tăng lên tương ứng; (iii) chi phí nợ
công tăng lên trong những năm vừa qua cũng góp phần làm gia tăng nợ công. Từ
năm 2010, việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi khó khăn hơn do Việt Nam thuộc
nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt
Nam đã phải chuyển sang các nguồn vốn vay thương mại với lãi suất cao hơn và
các điều kiện vay khắt khe hơn, điều này làm gia tăng chi phí trả nợ hằng năm. Tính
bình quân giai đoạn 2010 - 2014, chi trả lãi chiếm 32% trong tổng chi trả nợ hằng
năm và có xu hướng ngày càng tăng lên; (iv) do ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại, tỷ trọng
thu ngân sách thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng vẫn phải giảm thuế để hỗ trợ
doanh nghiệp. Tỷ lệ huy động thuế, phí vào ngân sách nhà nước giảm từ 24,8%
GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 xuống còn 21% GDP giai đoạn 2011 - 2015.
Cùng với đó, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn đòi hỏi Nhà nước phải
có biện pháp miễn, giảm, gia hạn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng
đến nguồn động viên vào ngân sách nhà nước ; (v) lượng vốn huy động qua kênh
phát hành trái phiế u chính phủ tăng nhanh . Trong bối cảnh nguồn ngân sách bố trí
cho trả nợ và đầu tư phát triển rất hạn hẹp nhưng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện
đột phá chiến lược là rất lớn, do đó, việc duy trì huy động vốn qua phát hành trái
phiếu chính phủ là cần thiết. Giai đoạn 2011 - 2015, phải phát hành 335 nghìn tỷ
đồng trái phiế u chiń h phủ , gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006 - 2010 (giai đoạn 2011 2014 đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng, năm 2015 theo kế hoạch phát hành thêm 85
nghìn tỷ đồng). (vi) chính sách mở rộng phạm vi, đối tượng bảo lãnh của Chính phủ


12


cho doanh nghiệp vay vốn góp phần làm nợ công tăng cao. Phạm vi bảo lãnh của
Chính phủ rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như sản xuất thép, xi
măng, giấy, điện, than, khoáng sản, cảng biển, năng lượng, y tế và các dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng.
1.2. Truyền thông kinh tế-tài chính và truyền thông về nợ công.
1.2.1 Quan điểm về phát triển kinh tế - tài chính
Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng,
cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ
phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông
qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của
thông tin giữa hai hoặc nhiều thành viên. Truyền thông đòi hỏi phải có một người
gửi, một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, mặc dù người nhận
không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời
điểm việc truyền thông này diễn ra; do đó thông tin liên lạc có thể xảy ra trên những
khoảng cách lớn trong thời gian và không gian. Truyền thông yêu cầu các bên giao
tiếp chia sẻ một khu vực dành riêng cho thông tin được truyền tải. Quá trình giao
tiếp được coi là hoàn thành khi người nhận hiểu thông điệp của người gửi.
Đã có rất nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau về phát triển như lý thuyết
hiện đại hóa, lý thuyết sự phụ thuộc, lý thuyết đa dạng hóa… trong đó, không ít
người thường đánh đồng phát triển là tăng trưởng kinh tế hoặc thịnh vượng về kinh
tế. S.R. Melkote (Giáo sư tại Khoa Viễn thông, Đại học Bowling Green State, Mỹ)
trong bài nghiên cứu khoa học “Lý thuyết truyền thông phát triển” cho rằng, người
ta thường nhầm tưởng mức độ phát triển được đo bằng “Tổng thu nhập quốc nội
GDP và mọi nhân tố trong nước được huy động để tăng cường và duy trì mức độ
tăng trưởng GDP, nhất là trong những ngành tập trung nhiều vốn và công nghệ với
nguyên tắc sở hữu tư nhân, tự do thương mại và thị trường tự do”.
Đối với Việt Nam, trong nhiều năm trứ đây, khái niệm truyền thông ít được

sử dụng, chủ yếu sử dụng khái niệm truyên truyền. Tuyên truyền là việc nêu ra các
thông tin (vấn đề) với mục đích cho nhiều người biết nhằm đưa đẩy thái độ, suy

13


nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu
thông tin mong muốn.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, công tác tuyên truyền là công cụ
quan trọng để tạo ra lực lượng hùng mạnh cho cách mạng. Theo Người “công tác
tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực” để mọi người hiểu đúng chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước. Định nghĩa về tuyên truyền Người chỉ ra rằng “Tuyên
tuyền là đem lại một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu
không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”.
Trong bối cảnh ngày nay, thuật ngữ thông tin, tuyên truyền về phát triển kinh
tế - tài chính cần được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau. Trước hết nó cần được hiểu
là nhu cầu tiếp cận, cập nhật thông tin kinh tế - tài chính của người dân một cách
nhanh nhất, chính xác nhất.
Nếu như tuyên truyền được hiểu theo hình thức thông tin một chiều, mang
tín áp đặt thì truyền thông được hiểu với ý nghĩa rộng hơn, nó có sự phản hồi thông
tin, sự tương tác giữa người đọc, công chúng với cơ quan cung cấp thông tin hay
còn gọi là nguồn tin.
1.2.2. Truyền thông về nợ công
Truyền thông nợ công là một cách tiếp cận được hoàn thiện bởi các nước
trên thế giới thực hiện vay nợ chi tiêu công và cần tuyên truyền để công chúng hiểu
rõ thông tin số nợ và bản chất của vay nợ. Phương pháp này được sử dụng ở các
nước phát triển khá sớm khoảng giữa thế kỷ 20, đặc biệt là khi các Câu lạc bộ Paris,
London ra đời.
Ở Việt Nam, truyền thông nợ công là một khái niệm hết sức mới mẻ, nó chưa
được định hình một cách rõ rệt, nó được đề cập nhiều khoảng từ năm 2008 đến nay,

khi các khoản nợ công của Việt Nam đến kỳ phải trả và con số nợ công tăng mạnh.
Truyền thông nợ công được một số chuyên gia kinh tế mô tả là một phương thức
truyền thông đem lại cho cộng đồng những thông tin mà họ có thể sử dụng để
truyền tải những thông tin về các khoản vay, trả nợ của quốc gia cho công chúng,
với mục tiêu là để công chúng hiểu được các chương trình, chính sách, ý nghĩa của

14


việc vay nợ, trả nợ của quốc gia. Nguyên tắc quan trọng nhất của truyền thông nợ
công là đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng, có sự tham gia của
công chúng và vì lợi ích của công chúng, bởi các khoản nợ của quốc gia cũng chính
là khoản nợ của dân.
Tại các nước còn nghèo, tỷ lệ nợ công cao thì công tác thông tin để người
dân hiểu đúng bản chất nợ công có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mặt khác, việc thông
tin nợ công một cách nhanh chóng, chính xác còn giúp cho người dân tham gia
giám sát nguồn lực tài chính do Chính phủ đi vay để chi tiêu công. Tuy nhiên, để
công tác này phát huy hiệu quả thì một cá nhân hoặc một tờ báo không thể giải
quyết được mà phải bằng nỗ lực của cộng đồng báo chí, của toàn xã hội. Truyền
thông nợ công coi sự tham gia của người dân là nhân tố thiết yếu, bởi vậy nó có thể
thúc đẩy quá trình người dân hợp tác và hành động tập thể.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để truyền thông nợ công phát huy hiệu quả tại
Việt Nam? Như đã trình bày, yêu cầu chung ðể truyền thông nợ công có thể phát
huy hiệu quả trong việc ðáp ứng nhu cầu thông tin xã hội là nguyên tắc sự tham gia
của công chúng. Bởi lẽ, công chúng là trung tâm của mọi hoạt đông xã hội. Chính
người dân mới là người hiểu rõ họ đang cần gì và cũng chính họ mới là chủ thể
hành động làm thay đổi cuộc sống của họ. Và nợ công cũng vậy, đó là nguồn vốn
vay để phục vụ nhu cầu phát triển của quốc gia, mà trong đó có trách nhiệm của
từng người dân. Tuy vậy, không phải người dân nào cũng có khả năng nhận thức
sâu rộng và phần lớn công chúng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Do đó, ngay cả khi công chúng hoàn toàn ư thức được tầm quan trọng của vấn đề và
sẵn sàng thay đổi thì bản thân họ không thể tự mình giải quyết được bài toán về nợ
công. Họ cần sự đồng hành, giúp đỡ từ Chính phủ với những chính sách phù hợp.
Thông qua việc truyền thông phản ảnh thực trạng, những vấn đề khó khăn, thách
thức cần phải giải quyết của xã hội, các cơ quan ban ngành chức năng sẽ có các
chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy. Khi Chính phủ, các cơ quan chức năng
ban ngành liên quan đưa ra các chính sách thì truyền thông lại có nhiệm vụ phổ biến
những chính sách ấy đến người dân, hướng dẫn họ thực hiện. Không dừng lại ở đó,

15


truyền thông còn đồng hành cùng công chúng trong quá trình thực hiện những chủ
chương, chính sách của Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan. Ngay khi
những chính sách ấy gặp vấn đề khi đi vào cuộc sống, truyền thông cũng nhanh
chóng làm rơ và thông tin phản hồi giúp cho Chính phủ và các cơ quan ban ngành
có những biện pháp phù hợp. Làm tốt điều đó, truyền thông đã có vai trò tạo ra sợi
dây liên kết bền vững giữa người dân và chính phủ. Chính vì vậy, truyền thông nợ
công sẽ tác động mạnh đối với xã hội nếu hoạt động truyền thông được tiến hành
kết hợp cùng với các biện pháp khích lệ khác của chính phủ như các chính sách
kinh tế, luật pháp...nếu không các chiến dịch truyền thông này chỉ cho các kết quả
hời hợt và trong nhiều trường hợp trở nên vô hiệu.
Một điều hết sức quan trọng cần lưu ý trong truyền thông nợ công ở các
nước nói chung và Việt Nam nói riêng là cách thức truyền thông. Như đã đề cập ở
trên, do truyền thông nợ công hướng đến đối tượng chủ yếu là công chúng, nhà đầu
tư và người dân nói chung, mà phần lớn người dân Việt Nam chưa có sự hiểu biết
sâu sắc về nợ công và bản chất nợ công. Do vậy, sự đơn giản và rõ ràng là yếu tố
cần thiết trong truyền thông về nợ công. Việc thông tin được truyền tải một cách
đơn giản và rõ ràng giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và hiểu được
thông tin tốt hơn. Từ việc tiếp nhận thông tin dễ dàng sẽ giúp họ thay đổi nhận thức

và dần thay đổi hành vi của mình trước vấn đề nợ công.
1.3. Vai trò của báo chí, đặc biệt là báo điện tử với vấn đề nợ công.
1.3.1 Vai trò của báo chí đối với vấn đề nợ công.
Việc vay vốn để đầu tư phát triển là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, cùng với
việc vay nợ thì vai trò của của báo chí không thể tách rời, báo chí không chỉ thông
tin, tuyên truyền, giám sát các khoản nợ vay, tiến trình giải ngân và việc sử dụng
hiệu quả nguồn vốn này mà còn giải đáp những vướng mắc của người dân về các
vấn đề nợ công…
Có thể nói, cả trong nhận thức, quy định pháp lý, chức năng và thực tế đều
khẳng định, báo chí luôn có vai trò quan trọng là công cụ hàng đầu, hữu hiệu và phổ
biến nhất trong tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà

16


nước. Báo chí không chỉ đơn thuần truyền tải các nội dung chiến lược và chính sách
kinh tế - tài chính, mà còn là cầu nối tập hợp, thu hút, chuyển tải và có ảnh hưởng
lan tỏa cao trong xã hội về những sự kiện, vấn đề, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, ý
kiến đa chiều của các tầng lớp đông đảo nhân dân, các nhà khoa học và doanh
nghiệp, hiệp hội với chính phủ, cơ quan hữu quan và giúp định hướng, điều chỉnh
nhận thức và hành vi các đối tượng có liên quan. Các thông tin về kinh tế - tài chính
nói chung và nợ công nói riêng được phản ánh trên báo chí đã, đang và sẽ giúp các
nhà quản lý nắm bắt cập nhật, đầy đủ và chính xác hơn để hoàn thiện chiến lược,
chính sách theo yêu cầu phát đất nước bền vững. Bên cạnh đó, với các thông tin và
phản ánh “trái chiều” của báo chí về trách nhiệm xã hội liên quan đến quản lý nợ
công đã, đang và sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hơn các chính
sách, nâng cao hiệu quả quản lý. Như vậy, thông tin, tuyên truyền về nợ công phải
tập trung vào: Quan điểm, đường lối của Đảng về nợ công; Phản ánh đúng thực
trạng, bản chất nợ công và các điều kiện vay nợ công đảm bảo tạo điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội đất nước; Giám sát, phản biện và đưa ra các giải pháp giải

quyết những vấn đề tồn tại của nợ công.
1.3.2 Báo điện tử và vai trò của báo điện tử với vấn đề nợ công
1.3.2.1. Báo điện tử:
Báo điện tử (hay báo mạng) hiểu một cách thông dụng nhất là loại hình báo
chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng
Internet. Báo mạng điện tử được xuất bản bởi Tòa soạn điện tử, còn người đọc báo
dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng... có kết nối Internet. Khác với
báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập
nhật. Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh
chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của Báo điện tử
đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển báo
giấy truyền thống.

17


Hiện nay có nhiều cách phân loại báo điện tử khác nhau, tùy theo quy định
riêng của mỗi nước. Tuy nhiên, đa số các quốc gia thường phân biệt dựa trên tính
hợp pháp của các tờ báo điện tử. Các báo điện tử được cho là hợp pháp, tức được
cấp phép bởi một cơ quan chức năng của nước sở tại (Chính thống). Ngược lại,
những báo điện tử hoạt động không phép tại nước sở tại (hoặc được cấp bởi một
nước thứ 2, nhưng chưa được phép của nước sở tại) thường khó được chấp nhận.
Một hình thức phân loại khác cũng được một số nước sử dụng, trong đó có Việt
Nam, khi muốn phân biệt các trang mạng với nhau. Cách phân loại này dựa trên
hình thức thể hiện trên phiên bản online. Cụ thể, gồm: trang tin điện tử và báo điện
tử. Trong khi báo điện tử hội đủ các yếu tố được cấp phép hoạt động của một tờ báo
điện tử, thì Trang tin điện tử đa phần được lấy thông tin từ báo in đăng lại.
Một loại báo điện tử khác cũng trở nên thịnh hành thời gian gần đây là Báo
tổng hợp tin tức từ các báo khác, hoặc đơn giản là quét các dữ liệu, thông tin từ các

trang khác. Người ta gọi chung các báo điện tử dạng này, theo một cách khác là
"Báo tự động cập nhật tin tức". Đây là loại báo điện tử có khả năng tổng hợp các tin
tức mới, cập nhật từ nhiều nguồn báo điện tử có tiếng của Việt Nam, sau đó máy
móc và phần mềm tự động phân loại, tổ chức, sắp xếp tin tức theo mục mà không
cần con người biên tập. Báo giúp người đọc và t́m ki ếm tin tức theo cách hoàn toàn
mới. Mỗi mẩu tin được hiển thị kèm với các nguồn tin khác nhau đưa cùng tin hoặc
tin tương tự. Báo giúp bạn tiếp cận các báo điện tử của Việt Nam một cách hiệu quả
nhất. Báo được thiết kế đơn giản, tập trung vào tin tức, không có các banner quảng
cáo. Báo rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn khi đọc tin tức… Nghị định số
97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch
vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet nêu rõ: “Trang thông tin điện tử trên
Internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp
và trao đổi thông tin trên môi trường Internet, bao gồm trang thông tin điện tử
(website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và
các hình thức tương tự khác”.

18


Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện
tử được phân loại và quy định quản lý như sau: Thứ nhất, báo điện tử dưới hình
thức trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
về báo chí; Thứ hai, trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn
nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rơ tên tác giả hoặc tên cơ quan
của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó; Thứ ba, trang thông
tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản
phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp; Thứ tư, trang thông

tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập
thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của
chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp
thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tử nội bộ
phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy
định có liên quan tại Nghị định này; Thứ năm, trang thông tin điện tử ứng dụng
chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh,
truyền h́nh , thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh
vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp. Trang thông tin điện
tử này được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các
quy định có liên quan.
Theo thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ Thông tin
truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử không phải cấp phép gồm:
trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cá nhân; trang thông tin điện
tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành cho hoạt động trao đổi, hỏi đáp
thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ

19


máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cung cấp
thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011
của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên
trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Bên cạnh
đó, Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tin điện tử phải
cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thông tin điện tử
nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấp thông tin tổng

hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích
dẫn lại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (được quy định tại khoản 18
Điều 3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP); không đăng tải ý kiến nhận
xét, bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin
điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí).
1.3.2.2. Vai trò của báo điện tử với vấn đề nợ công
Thực tế cho thấy, tất cả các loại hình báo chí nước ta đều tham gia tích cực
vào quá trình thông tin, tuyên truyền về vấn đề nợ công của Việt Nam. Mỗi loại
hình báo chí đều đã phát huy thế mạnh của mình. Trong tương quan với các loại
hình khác, báo điện tử có nhiều lợi thế và khẳng định rõ vai trò quan trọng trong
việc thông tin nói chung và thông tin về vấn đề nợ công của Việt Nam nói riêng.
Mặc dù, ra đời muộn nhất so với các loại hình báo chí khác nhưng báo điện
tử lại hội tụ và tận dụng được các thế mạnh của nền khoa học công nghệ phát triển.
Không phải phụ thuộc vào các khâu in ấn, phát hành như báo giấy hay dựng băng,
ghi âm như truyền hình, phát thanh nên khả năng cập nhật thông tin của loại hình
báo điện tử rất linh động và tốc độ đưa tin cũng thể hiện sự vượt trội. Nó cho phép
mọi người trên thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không
gian và thời gian. Thông tin trên báo điện tử có tính thời sự rất cao với tính tức thời,
gần như ngay lập tức, biết tin sớm nhất từ những khoảng cách xa nhất. Mọi thông
tin từ khi thu nhập được đến khi phát hành được diễn ra trong thời gian ngắn hơn

20


×