Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu về tế bào gốc và một số ứng dụng trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.89 KB, 37 trang )

Tìm hiểu về tế bào gốc và một số ứng dụng của tế bào gốc
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Tế bào gốc là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng trên thế
giới công nghệ tế bào gốc đã xuất hiện cách đây cả nửa thế kỷ. Những nghiên cứu về tế
bào gốc chủ yếu phục vụ cho y tế nhằm tái tạo và thay đổi các mô của cơ thể người bệnh
nhờ vào công nghệ tế bào gốc.
Từ nhiều thế kỷ nay các nhà khoa học đã biết rằng một số loài vật có thể tái tạo
các bộ phận đã mất trên cơ thể chúng. Con người chúng ta cũng có chung đặc điểm này,
giống như loài sao biển. Mặc dù cơ thể chúng ta không thể tái tạo cả một cẳng chân hay
ngón tay bị mất, nhưng tế bào máu, tế bào da hay các tế bào khác vẫn thường xuyên được
tái sinh trong cơ thể của chúng ta. Những tế bào “toàn năng” giúp chúng ta tái tạo mô, lần
đầu tiên được phát hiện trong quá trình tiến hành thí nghiệm với tủy xương, vào những
năm 1950 đã dẫn đến phát hiện về sự tồn tại của TẾ BÀO GỐC trong trong cơ thể; từ đó
phát triển kỹ thuật cấy ghép tủy xương hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong y học.
Khám phá về tế bào gốc đã thắp sáng hy vọng về tiềm năng y học của kỹ thuật tái
sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bác sĩ có thể tái tạo mô bị hủy hoại nhờ một nguồn
cung cấp mới mẻ những tế bào khỏe mạnh bằng cách áp dụng khả năng độc nhất vô nhị
của tế bào gốc nhằm tạo ra nhiều loại tế bào khác biệt trong cơ thể. Khi các nhà khoa học
nhận ra được tiềm năng y học của kỹ thuật tái tạo thông qua thành tựu cấy ghép tủy
xương, họ đã tiếp tục quá trình tìm kiếm những tế bào tương tự trong phôi. Những nghiên
cứu ban đầu về quá trình phát triển của con người đã chứng minh được rằng tế bào của
phôi có khả năng sản sinh ra mọi loại tế bào trong cơ thể.
Để làm rõ vấn đề trên cũng như tìm hiểu các thành tựu y học đương đại mà tế bào
gốc đem lại, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề:
“ Tìm hiểu về tế bào gốc và một số ứng dụng của tế bào gốc ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về tế bào gốc và một số ứng dụng tế bào gốc
- Thảo luận về tế bào gốc phôi thai đã ngấm ngầm từ lâu. Tới năm 1998, khi sinh
học gia James Thompson của Đại học Wisconsin cho hay đã tách rời được tế bào gốc từ
bào thai con người và nuôi trong phòng thí nghiệm, thì tranh luận lên cao độ. Các khoa


học gia đều dùng tế bào gốc để nghiên cứu coi có thể làm nảy sinh ra nhiều loại tế bào
khác nhau của các bộ phận trong cơ thể. Và nếu thực hiện được điều đó thì tế bào gốc có
thể được áp dụng trong trị bệnh, để thay thế cho tế bào đã bị hư hao vì bệnh tật cũng như
ngăn ngừa sự hóa già.


PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan về tế bào gốc
1. Lược sử hình thành
Vào giữa những năm 1800, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng tế bào là những
khối kiến tạo cơ bản của sự sống và tế bào dẫn tới việc hình thành các tế bào khác.
Đầu những năm 1900, giới khoa học châu Âu nhận ra rằng mọi tế bào máu bắt
nguồn từ một ''tế bào gốc'' đặc thù. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ đây và có thể tóm tắt
như sau:
1960s - Joseph Altman và Gopal Das đưa ra bằng chứng khoa học về sự di truyền
tế bào thần kinh ở cơ thể trưởng thành, xảy ra hoạt động của các tế bào gốc ở não bộ, trái
với học thuyết Cajal “không hình thành tế bào thần kinh mới” nhưng kết quả này đã bị
bác bỏ.
1963 - McCulloch và Till chứng minh sự có mặt của những tế bào có khả năng tự đổi
mới ở tuỷ xương chuột.
1968 - Tuỷ xương được nuôi cấy giữa anh chị em ruột thành công để điều trị bệnh
SCID.
1978 – Các tế bào gốc máu được tìm thấy ở người.
1981 – Martin Evans, Matthew Kaufman, và Gail R. Martin nuôi cấy khối tế bào nội
tại ở chuột và hình thành nên tế bào gốc phôi và hình thành thuật ngữ “tế bào gốc phôiEmbryonic Stem Cell".
1992 – Các tế bào gốc Neuron được nuôi cấy.
1997 – Tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là do các tế bào gốc máu, bằng
chứng trực tiếp đầu tiên cho việc chứng minh sự tồn tại của tế bào gốc ung thư.
1998 - James Thomson và các cộng sự tách được tế bào gốc phôi ở người và nuôi cấy
tạo dòng tại trường đại học Wisconsin-Madison.

2000s - Một vài nghiên cứu về khả năng biến đổi của một số tế bào gốc trưởng thành
được công bố.
2001 - Với tiến bộ trong công nghệ tế bào, các nhà khoa học đã tạo thành dòng các tề
bào gốc phôi người (giai đoạn 4-6 tế bào) nhằm mục đích tạo ra các tế bào gốc phôi.
2003 - Tiến sĩ Songtao Shi ở viện nghiên cứu NIH phát hiện nguồn gốc của các tế bào
gốc trưởng thành ở răng sữa trẻ nhỏ.


2004-2005 – Hwang Woo-Suk xác nhận đã tạo ra một vài dòng tế bào gốc từ trứng
chưa được thụ tinh nhưng đó là lời bịa đặt, gây ra làn sóng dư luận trong thời gian dài.
2005 – Các nhà nghiên cứu của trường đại học Kingston, Anh phát hiện nhóm tế bào
gốc thứ ba có tên dây rốn máu có nguồn gốc từ các tế bào gốc giống như phôi (CBEs),
nguồn gốc từ dây rốn. Nhóm nghiên cứu xác nhận những tế bào này có thể tạo ra nhiều
loại tế bào- mô hơn các tế bào gốc trưởng thành.
Tháng 8/ 2006 - tạp chí Cell đã công bố công trình nghiên cứu của Kazutoshi
Takahashi và Shinya Yamanaka, Bước đầu tạo ra các tế bào gốc vạn năng từ phôi chuột
và nuôi cấy nguyên bào sợi ở cơ thể trưởng thành bằng các nhân tố xác định.
Tháng 10/ 2006 – Các nhà khoa học Anh tạo ra tế bào gan nhân tạo đầu tiên bằng
cách sử dụng các tế bào gốc máu dây rốn.
Tháng 1/ 2007 – Các nhà khoa học ở đại học Wake Forest, đứng đầu là tiến sĩ Dr.
Anthony Atala và nghiên cứu ở đại học Harvard công bố một loại tế bào gốc mới ở màng
ối. Với phát hiện này cho thấy khả năng loại trừ việc nghiên cứu và trị liệu dựa trên tế
bào gốc phôi.
Tháng 6/ 2007 – Phát hiện ra ba nhóm khác nhau cho thấy các tế bào da bình thường
có thể được lập trình lại tạo tế bào phôi ở chuột. Trong tháng này, Shoukhrat Mitalipov
công bố thành công bước đầu trong việc tạo ra dòng tế bào gốc đầu tiên qua kĩ thuật
chuyển nhân tế bào soma.
Tháng 10/ 2007 - Mario Capecchi, Martin Evans, và Oliver Smithies dành
giải thưởmg 2007 Nobel dành cho Y học và Sinh lí học với công trình nghiên cứu tế bào
gốc phôi từ chuột bằng cách sử dụng các gene đích chỉ huy tạo ra chuột chuyển gene (hay

còn được gọi là knockout mice) để nghiên cứu gene.
Tháng 11/ 2007 – Tạo ra các tế bào gốc vạn năng: hai nghiên cứu tương tự nhau công
bố nghiên cứu trên các tạp chí khác nhau trên tạp chí Cell của Kazutoshi Takahashi và
Shinya Yamanaka, "Tạo ra các tế bào gốc vạn năng từ nguyên bào sợi trưởng thành của
người bằng các nhân tố xác định”, và nghiên cứu của nhóm James Thomson, "Tạo ra
dòng tế bào gốc vạn năng từ tế bào dinh dưỡng ở người”: các tế bào gốc vạn năng được
tạo ra từ việc nuôi cấy nguyên bào sợi. Qua đó có thể tạo ra tế bào gốc từ bất kì tế bào
trưởng thành nào thay thế cho việc sử dụng phôi như trước đây, mặc dù còn sự nguy
hiểm của việc di truyền khối u do các gene có nguồn gốc từ retrovirus.
Tháng 1/ 2008 – Các dòng tế bào gốc phôi người được tạo ra mà không cần phải phá
huỷ phôi.
Tháng 1/ 2008 – Phát triển túi phôi người thành dòng sau khi chuyển nhân của tế bào
dinh dưỡng với nguyên bào trưởng thành.
Tháng 2/ 2008 - Tạo dòng tế bào gốc vạn năng từ gan, dạ dày của chuột trưởng thành:


các tế bào iPS gần giống với tế bào gốc phôi và không có sự di truyền khối u.
2. Khái niệm về tế bào gốc
Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, chúng có khả
năng tăng sinh mạnh mẽ, có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có
khả năng tự thay mới. Nhờ những đặc điểm này mà TBG đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu, một số bệnh di truyền
bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn dịch, ung thư máu, và có nhiều hứa
hẹn dùng để chữa được nhiều bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương tuỷ sống,
suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen...
3. Tính toàn năng của tế bào gốc


Tính toàn năng ở động vật thường khó biểu hiện, đối tượng chuyển gen thường là
phôi đã thụ tinh. Sau khi tinh trùng và trứng đã thụ tinh tạo thành hợp tử, để phát triển

thành cơ thể hợp tử phải phân chia để tạo thành nhiều tế bào. Người ta đã chứng minh
được rằng hợp tử và các phôi bào (tế bào ở giai đoạn sớm) là toàn năng.
Sau đó chúng biệt hóa hình thành túi phôi với hai loại tế bào là dưỡng bào và nút
phôi. Dưỡng bào đóng vai trò quan trọng trong tạo nhau thai còn nút phôi đóng vai trò
trong việc tạo thân phôi, chúng trở nên đa tiềm năng nhưng mất tính toàn năng. Các tế
bào đa tiềm năng tiếp tục chuyên hóa cho ra các tế bào mầm nhưng chỉ cho ra một loại
xác định, ví dụ tế bào mầm máu chỉ cho ra tế bào máu

Hình 1: Sơ đồ tiềm năng của tế bào
Người ta vẫn thường cho rằng các tế bào toàn năng và đa tiềm năng chỉ có ở giai
đoạn phôi, các tế bào vài tiềm năng chỉ thấy ở trẻ con và người trưởng thành. Thông
thường các tế bào mầm đã có hướng biệt hóa xác định chúng không thể biến đổi từ tế bào
loại này sang tế bào loại khác.
4. Đặc điểm của tế bào gốc
4.1. Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng


Tế bào gốc không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện
một chức năng chuyên dụng nào. Một tế bào gốc không thể phối hợp với các tế bào gần
đó để lưu thông máu trong cơ thể (như tế bào cơ tim); nó không thể mang các phân tử
ôxy trong dòng máu (như hồng huyết cầu); nó không thể đốt cháy điện hóa học giúp cơ
thể có thể di chuyển, nói năng (như tế bào thần kinh). Tuy nhiên, các tế bào gốc không
chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế
bào máu, tế bào não...
4.2. Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo
Không giống như tế bào cơ, tế bào máu…không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự
tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối
có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá
trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó
lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới. Các điều kiện để duy trì tế bào gốc như tế bào

không chuyên dụng là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Để làm sáng tỏ điều này,
các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
4.3. Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng
Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự
phân ly. Hiện các nhà khoa học vẫn đang đi những bước đầu tiên tìm hiểu những yếu tố
bên trong và bên ngoài quá trình này. Yếu tố bên trong được kiểm soát bởi gen của tế bào
nằm trên các chuỗi ADN, có khả năng mang tải thông tin về cấu trúc và chức năng của tế
bào. Các yếu tố bên ngoài là các hóa chất do các tế bào khác kiểm soát, là sự tương tác
với các tế bào khác và một số phân tử trong môi trường vi mô.
5. Phân loại tế bào gốc:
Có nhiều cách phân loại và gọi tên TBG khác nhau tuỳ theo tiêu chí phân loại, ví
dụ như dựa trên nguồn gốc, thời điểm phân lập, tiềm năng biệt hoá... Có thể chia các
TBG hiện đang được quan tâm nhiều thành các loại sau:
5.1. Theo tiềm năng biệt hóa
Tế bào toàn năng (totipotent cell): Hợp tử, hay Blastomere là tế bào có khả năng
phân chia và biệt hoá thành tất cả các tể bào của cơ thể, có khả năng biệt hoá thành cơ thể
hoàn chỉnh.
Vd:
+ Một cành cây có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh.
+ Ở người, tinh trùng thụ tinh với trứng tạo thành một totipotent cell (hợp tử), vài
giờ đầu sau khi thụ tinh, tế bào này phân chia tạo thành những totipotent giống hệt nhau.


Tế bào Vạn năng (Pluripotent cell): Khối tế bào bên trong của Blastocyst là tế bào
có khả năng bịêt hoá thành tất cả các tế bào ngoại trừ tế bào phôi.

Hình 2: Sự tạo thành các cơ quan từ các tế bào mầm
Tế bào đa năng (multipotent): Tế bào gốc tạo máu tương tự như tế bào Vạn năng,
thật sự khó có cơ chế chính xác phân biệt hai loại tế bào này
Ngoài ra còn có một số tế bào gốc đa năng cũng như đơn năng.

Ví dụ : tế bào gốc tuỷ xương tạo ra các loại tế bào máu. Cơ chất dưỡng bào (Mast
cell precursor) chỉ biệt hoá cho ra dưỡng bào.
5.2. Theo nguồn gốc
Tế bào gốc phôi (Enbryonic stem cell), chính xác là các tế bào gốc từ phôi, được
phân lập từ phôi (bất kỳ phần nào của phôi, không giới hạn chỉ vào các tế bào của khối tế
bào bên trong phôi nang), là các tế bào gốc toàn năng hoặc vạn tiềm năng. Để có được
các tế bào này thường phải hủy phôi. Đã có những thông báo sinh thiết phôi lấy ra một số
tế bào của phôi sau đó phôi vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên còn nhiều nghi ngại về
tính an toàn của kỹ thuật này đối với phôi được sinh thiết, đặc biệt là sinh thiết khối tế
bào bên trong của phôi nang để có được các tế bào gốc phôi “kinh điển”.
Tế bào gốc thai (fetal stem cell) được phân lập từ các mô của thai sau nạo phá thai,
thường là đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng. Việc nghiên cứu và sử dụng các tế bào này
có ảnh hưởng khá nặng nề về đạo đức nghiên cứu, nên thường chỉ giới hạn vào mục đích
tìm hiểu quá trình phát triển phôi thai.


Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cell) được phân lập từ trẻ sơ sinh hoặc các phần
phụ của thai như dây rốn, nhau thai, màng ối, dịch ối… Các tế bào này thường là đa tiềm
năng hoặc vạn tiềm năng. Tùy theo cách thu thập có thể ảnh hưởng hoặc không ảnh
hưởng đến đối tượng cho tế bào. Chọc dịch ối trước khi sinh hoặc chọc tĩnh mạch dây rốn
trước sinh để lấy để lấy tế bào gốc của em bé có trong dịch ối hoặc trong máu dây rốn có
những nguy cơ của các kỹ thuật này là nhiễm trùng, chảy máu, sẩy thai hoặc đẻ non…
Tuy nhiên, lấy máu dây rốn từ dây rốn hoặc bánh nhau sau khi đã “mẹ tròn con vuông”
vừa được tế bào có thành phần giống hệt máu tĩnh mạch của trẻ sơ sinh lại không ảnh
hưởng gì đến em bé. Tương tự như vậy, lấy các tế bào từ mô dây rốn và bánh nhau sau
khi sinh cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì các thành phần này là sản
phẩm bỏ đi sau khi sinh.
Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) được phân lập từ các mô của người từ
trẻ em đến người già. Các tế bào này rất đa dạng, từ đa tiềm năng đến vài tiềm năng hoặc
đơn tiềm năng. Kỹ thuật thu thập ít nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe của người cho

nhưng mức độ dao động rất lớn. Ví dụ lấy răng sữa hoặc da qui đầu của trẻ sau khi rụng
hoặc cắt bỏ để tách tế bào gốc không ảnh hưởng gì đáng kể đến trẻ; lấy dịch tủy xương để
có tế bào gốc tủy xương của bệnh nhân hoặc người hiến tủy xương là kỹ thuật tương đối
phức tạp có có hưởng nhất định đến người cho vì ngoài việc thao tác chọc hút còn phải sử
dụng thêm một số thuốc tác động lên tủy xương.

Hình 3: Quá trình biệt hoá tế bào từ tế bào gốc tuỷ xương


Tế bào giống tế bào gốc phôi (embryonic-like stem cell) hay tế bào gốc vạn tiềm
năng cảm ứng (induced pluripotent stem cell: iPS): được tạo ra bằng cách cảm ứng các tế
bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như tế bào gốc phôi hay còn gọi là tế
bào gốc nhân tạo. Đây là kỹ thuật chủ yếu thao tác trong phòng thí nghiệm, người cho tế
bào để cảm ứng (ví dụ tế bào da) bị ảnh hưởng rất ít, có thể là sinh thiết để lấy một miếng
da nhỏ.
Tế bào gốc ung thư (cancer stem cell) được phân lập từ các khối u. Các tế bào gốc
này được coi là nguồn gốc của khối u. Trong chiến lược trị liệu miễn dịch chống Bộ Giáo
dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân 24 ung thư, tế bào này đang được chú ý để
làm vaccine chống ung thư với hy vọng điều trị được “tận gốc” ung thư. Các tế bào gốc
ung thư từ khối u của chính bệnh nhân hoặc khối u cùng loại của bệnh nhân khác được
dùng làm vaccine kích thích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại các thành
phần của khối u.

Hình 4: Quá trình phát triển của cơ thể người
Mỗi loại TBG kể trên có tiềm năng biệt hoá khác nhau và do vậy triển vọng ứng
dụng khác nhau. Việc phân lập và duy trì mỗi loại TBG này cũng đòi hỏi những kỹ thuật
và công nghệ khác nhau. Trên phương diện đạo đức y sinh học, việc thu thập nguồn cung
cấp tế bào, tách và sử dụng mỗi loại TBG trên cũng có những tác động khác nhau. Nhìn
bao quát nhiều khía cạnh thì mỗi loại TBG kể trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất
định. Do đó việc lựa chọn loại TBG nào để nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong

đó mục tiêu sử dụng thường là yếu tố quyết định.
6. Tại sao tế bào gốc lại quan trọng?
Tế bào gốc là nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Về cơ
bản, mọi tế bào trong cơ thể người đều có nguồn gốc từ trứng đã được thụ tinh (còn được
gọi là hợp tử) - chính là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.


Hình 5: Tế bào gốc hình thành các loại tế bào chuyên hóa khác nhau
Nhưng cơ thể chúng ta có đến hơn 200 loại tế bào khác nhau, chứ không phải chỉ
có một loại duy nhất. Tất cả những loại tế bào này đều hình thành từ một vốn tế bào gốc
ở giai đoạn phát triển sớm nhất của phôi. Trong giai đoạn này, cũng như giai đoạn phát
triển sau đó, các loại tế bào gốc đã hình thành nên tế bào chuyên biệt hay biệt hóa để rồi
thực hiện các chức năng cụ thể trong từng người; ví dụ như tế bào da, tế bào máu, tế bào
cơ và tế bào thần kinh.
Tế bào gốc là một khả năng vô song, đó là chúng có thể phát triển thành nhiều loại
tế bào khác trong cơ thể. Đóng vai trò là hệ thống sửa lỗi cho cơ thể, về mặt lý thuyết
chúng có thể phân chia không hạn định để thay thế các tế bào khác, đồng thời đảm bảo số
lượng các loại tế bào trong cơ thể, miễn là con người hay con vật đều sống. Khi một tế
bào gốc phân chia, mỗi một tế bào mới vừa có khả năng trở thành tế bào gốc vừa có thể
trở thành một loại tế bào khác với chức năng chuyên biệt như tế bào cơ, tế bào hồng câu
hay tế bào não.
II. Nghiên cứu về tế bào gốc
1. Các nguồn tế bào gốc hiện nay
1.1. Tạo tế bào gốc từ phôi người


Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa thông báo cho biết đã tạo ra được tế bào gốc phôi
người và phát triển thành các mô, hợp với gen của người bệnh để có thể cấy ghép mà
không sợ bị hệ miễn dịch đào thải. Thành công này được xem như một bước tiến lớn mở
ra triển vọng phát triển các mô thay thế của chính người bệnh để chữa trị nhiều căn bệnh

hiểm nghèo như tổn thương tủy sống, tiểu đường, rối loạn miễn dịch di truyền và liệt
rung.

Hình 6: Quy trình tạo tế bào gốc phôi thai ở người
1.2. Tạo tế bào gốc mới từ máu kinh nguyệt phụ nữ
Người ta vừa khám phá, máu ở người phụ nữ trong chu kỳ kinh có chứa một
loại tế bào gốc có khả năng sao chép cao hơn rất nhiều so với các tế bào gốc lấy từ
máu dây rốn và tủy xương.
Theo một nghiên cứu mang tính đột phá, các chuyên gia ở Mỹ đã phát hiện
trong những tế bào làm dày thành tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt có chứa một loại tế
bào gốc mới được gọi là “tế bào tái tạo màng trong tử cung” (Endometrial Regenerative
Cells - ERC)


Hình 7: A: Hình thái của những tế bào máu đơn nhân được phân lập từ máu kinh
nguyệt.B: Hình thái của tế bào máu đơn nhân sau 2 tuần nuôi cấy. C: Số lượng tế bào
được sao chép sau 1 tuần. D: Số lượng tế bào được sao chép sau 2 tuần.
1.3. Tạo tế bào từ trứng chưa thụ tinh
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National
Academy of Sciences (Mỹ), các trứng chưa được thụ tinh có thể sẽ là một nguồn cung các
tế bào gốc phục vụ chữa bệnh trong tương lai. Điều này, nếu trở thành hiện thực - sẽ giúp
giới khoa học tránh được các vấn đề đạo đức gặp phải như khi sử dụng các tế bào gốc
phôi người.


Hình 8: Các nhà khoa học đã tạo ra được tế bào gốc của người từ trứng, thay vì từ
phôi.
Các nhà khoa học đã tạo ra được một dạng tế bào gốc của người bằng cách kích
thích trứng chưa thụ tinh, thay vì từ phôi. Thành tựu này mở ra triển vọng mới trong việc
sản xuất các mô để cấy ghép an toàn cho phụ nữ.

1.4. Tạo tế bào gốc từ màng ối thai phụ
Bs AnthonyAtala và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Wake Forest nghiên
cứu tế bào gốc trong nước đầu ối (amniotic fluid). Cuộc nghiên cứu kiểm chứng kéo dài 7
năm. Bs Atala lấy nước đầu ối để thử nghiệm giống như các bác sĩ thường lấy nước đầu
ối sản phụ để truy tầm bệnh bẩm sinh do gene bất bình thường gây nên.
Kết quả cho thấy khoảng 1% tế bào gốc tìm thấy trong các tế bào nước đầu ối khi
sản phụ đang mang thai. Tế bào gốc cũng tìm thấy trong nước đầu ối, nhau (placenta) hay
màng bọc nước đầu ối, khi trẻ sơ sinh ra đời.
Đây là lần đầu tiên các khoa học gia tìm thấy tế bào gốc trong nước đầu ối, nguồn
thiên nhiên, khác với những khó khăn trước đây khi phải lấy tế bào gốc từ bào thai. Đây
là nguồn tế bào gốc quan trọng vì có tới 4 triệu trẻ sơ sinh ra đời ở Mỹ mỗi năm (tức là có
thể lấy tế bào gốc từ nước đầu ối, bất cứ lúc nào, 4 triệu lần mỗi năm). Thử nghiệm cho
thấy cứ 36 giờ thì tế bào gốc lấy từ nước dầu ối lại sinh sản gấp đôi. Cấy tế bào gốc
không cần tế bào “feeders” hướng dẫn và không có trường hợp bị nguy cơ tế bào ung thư.
1.5. Tạo tế bào gốc mới từ răng sữa
Tế bào gốc là các tế bào tồn tại ở phôi, thai, phần phụ của thai hay cơ thể trưởng
thành, có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào khác.


Sau gần 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam đã chính thức công bố
phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc từ tủy răng.
Tủy răng là mô giàu tế bào gốc, có khả năng biệt hóa thành các tế bào hình thành
mô cứng, tế bào thần kinh, tế bào mỡ...sau khi tổn thương.
Trong quá trình hình thành răng, tương tác giữa các tế bào biểu mô và nhú răng
thúc đẩy quá trình phát sinh hình thái của răng bằng cách kích thích.
Các tế bào trung mô biệt hóa thành nguyên bào tạo ngà và tạo ngà bào. Tủy răng
chứa các tế bào có tính tạo dòng (clonogenic), tốc độ phân chia cao, có khả năng tái tạo
mô, đây là các đặc tính của tế bào gốc. Tủy răng có một số đặc tính tương đồng với mô
cơ và thần kinh. Tế bào gốc tủy răng được định danh và phân lập thể hiện tốc độ phân
chia cao hơn so với các tế bào tạo xương (osteogenic cells), chúng có khả năng biệt hóa

thành các tế bào dạng nguyên bào tạo ngà (odontoblast-like cells) biểu hiện qua các
marker của nguyên bào ngà non (dentine sialophosphoprotein), và có thể tạo ra phức hợp
ngà - tủy trong thử nghiệm cấy chuyển in vitro. DPSC có khả năng tạo các tế bào gốc
mới hoặc biệt hóa thành nhiều dòng tế bào như nguyên bào ngà, tế bào mỡ, tế bào dạng tế
bào thần kinh. Nguồn gốc và vị trí chính xác của DPSC trong tủy răng chưa được xác
định rõ. Quần thể tế bào gốc trong tủy răng ít, xấp xỉ 1 % tổng số tế bào và quá trình tích
tuổi làm giảm dần khả năng tham gia tạo mô và làm lành thương của tế bào. Mô tủy của
răng khôn được sử dụng nhiều nhất trong các thử nghiệm khảo sát DPSC, ngoài ra cũng
có thể lấy từ các răng dư, mầm răng vĩnh viễn. Các nghiên cứu cho thấy khi phân lập từ
răng đang trong thời kỳ tạo thân răng, DPSC có khả năng phân chia cao hơn so với các
giai đoạn muộn.
1.6. Tạo tế bào gốc từ da
Các nhà khoa học Nhật và Mỹ đã khám phá ra 1 kĩ thuật mới biến tế bào da thành
tế bào gốc. Hai nhóm nghiên cứu gia đã miêu tả sự thành công, chính là họ có thể biến tế
bào da thành tế bào gốc tương tự tế bào gốc phôi mà không sử dụng đến hoặc hủy đi phôi
người.
Thực hiện điều này chỉ cần cấy 4 gen vào tế bào da, các gen này sẽ tái cấu trúc các
NST trong tế bào da biến tế bào da thành tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển vô
tận và sinh sản ra các tế bào khác.


Hình 9: Quy trình lấy, phân tách, chắc lọc và xử lý tế bào gốc
1.7. Tạo tế bào gốc từ tinh hoàn
"Đàn ông có thể có một nguồn tế bào gốc đầy tiềm năng nằm giữa… 2 chân của
họ!". Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện, tinh hoàn có thể là nguồn tế bào gốc để từ đó,
tạo ra tế bào não, bắp thịt, máu... Hứa hẹn nhiều ứng dụng trong y học sau này.
Trong một nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học Mỹ phát hiện được
một loại tế bào gốc của tinh hoàn có thể trở về trạng thái tế bào gốc dạng phôi, tức là có
khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của cơ thể. Tinh hoàn của nam
giới là nơi có nguồn tế bào gốc trưởng thành rất dồi dào, các tế bào gốc này giúp cho

nam giới chống lại bệnh tật hoặc là tái tạo lại các cơ quan hư hỏng.


Hình 10: Tế bào gốc dạng phôi của chuột. Các chuyên gia Mỹ đã tìm ra trong tinh
hoàn chuột một loại tế bào gốc có thể biến thành tế bào của não, bắp thịt, máu và ngay cả
mạch máu nữa.
Là một phần của những nỗ lực quốc tế trong việc phát triển tế bào gốc mà không
dùng đến phôi, nghiên cứu này được thực hiện bởi tiến sĩ Marco Seandel, chuyên gia tế
bào gốc của Viện Y khoa Howard Hughes, và các cộng sự từ 2 trường đại học Harvard và
Weill Cornell ở Mỹ.
Với khám phá mới này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra được nguồn tế bào gốc
dạng phôi từ tinh hoàn để phục vụ cho mục đích trị bệnh cho con người. Nhóm nghiên
cứu nói vui rằng đàn ông có thể có một nguồn tế bào gốc đầy tiềm năng nằm giữa… 2
chân của họ.
1.8. Tạo tế bào gốc từ dây cuống rốn
Khoảng 15 năm gần đây, máu cuống rốn bắt đầu được sử dụng như một nguồn tế
bào gốc tạo máu. Tỷ lệ tế bào gốc tạo máu CD34 chiếm 0,2- 0,4% tế bào có nhân, cao
hơn hàng chục lần so với máu ngoại vi người trưởng thành. Tế bào gốc máu cuống rốn có
khả năng tăng sinh cao, có thể tạo ra một số dòng tế bào khác như tế bào gốc trung mô, tế
bào đơn nhân và fibroblast... trong nuôi cấy tế bào. Máu cuống rốn có một số ưu điểm để
vận dụng vào kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu:
+ Lượng tế bào gốc trong máu cuống rốn rất phong phú, đặc biệt là tế bào tạo cụm
hỗn hợp (CFU- Mix), có khả năng biệt hóa thành các dòng tế bào máu khác nhau.
+ Các tế bào miễn dịch của máu cuống rốn phần lớn đang ở trạng thái "trinh
nguyên", hiệu quả đáp ứng miễn dịch thấp, ít nguy cơ gây ra bệnh lý mảnh ghép chống
túc chủ (GVHD).
+ Nguồn máu cuống rốn rất sẵn có để xây dựng ngân hàng máu cuống rốn lớn từ
đó dễ dàng chọn lựa mẫu máu cuống rốn phù hợp HLA giữa người cho và người nhận.
Việc thu thập tế bào gốc máu cuống rốn hoàn toàn không ảnh hưởng đến người cho. So
sánh giữa các nguồn tế bào gốc khác nhau, chúng ta thấy mặc dù lượng tế bào tạo máu và

thể tích máu cuống rốn khá thấp nhưng các thông số về hiệu lực tạo máu lại thường cao
hơn so với dịch tủy xương (bảng 1)


Việc tìm ra công nghệ này có một ý nghĩa rất lớn bởi nó là câu trả lời cho tất cả
những khó khăn và trở ngại của công nghệ tế bào gốc hiện hành. Gọi nó là món quà của
tạo hoá dành cho nhân loại bởi đơn giản ai cũng có dây rốn sau khi sinh.
1.9. Tạo tế bào gốc từ tóc
Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra một nguồn cung cấp tế bào gốc rất tốt: đó là
những nang tóc. Đặc điểm mọc rất nhanh và thay mới liên tục của tóc làm cho nó trở
thành nguồn sản xuất tế bào gốc lý tưởng cho việc trị liệu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Mỹ cho thấy
những tế bào thần kinh có thể phát triển từ những tế bào gốc của nang tóc (những tế bào
nang tóc được sản sinh từ những tế bào gốc có trong những lỗ li ti ở nang tóc). Các nhà
nghiên cứu thuộc ĐH Pennsylvania tin rằng những tế bào gốc này có thể được sử dụng để
chữa bệnh hói đầu. Bác sĩ Yasuyuki Amoh thuộc ĐH California ở San Diego còn cho biết
tế bào gốc từ nang tóc cũng có thể giúp chữa trị các rối loạn thần kinh.
1.10. Tạo tế bào gốc từ nang lông
Đã có chứng minh cho thấy nang lông là một nguồn tế bào gốc dồi dào có thể
được sử dụng để hình thành các mạch máu hay mô da.

Hình 11. Tế bào gốc hình thành từ nang lông
2. Một số công trình nghiên cứu về tế bào gốc
2.1. Tế bào gốc tạo máu
Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một
phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học.
Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc
từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di
truyền và một số bệnh lý ung thư khác.



Hình 12: Quy trình ghép tế bào gốc tạo máu từ tủy xương
Hơn 50 năm kinh nghiệm về TB gốc tạo máu các nhà khoa học đã hiểu biết khá
nhiều và sử dụng chúng như một liệu pháp. Hiện nay việc cấy những TB gốc tạo máu đã
cho thấy thành công trong việc rối loạn máu và bệnh miễn dịch.
Người ta cũng đã thử sức trong lĩnh vực sử dụng TB gốc trong hóa trị liệu bệnh
ung thư nhưng vấn đề này còn phải nghiên cứu nhiều. Một khó khăn trong nghiên cứu là
nếu thiếu thận trọng các TB ung thư đôi khi cũng được thu nhận và đưa trở vào cơ thể
bệnh nhân cùng với các TB gốc.
2.2. Thí nghiệm về tế bào gốc thần kinh chuột
Ở Canada và Ý, một nhóm các nhà khoa học đã ghép các tế bào gốc thần kinh
chuột vào những con chuột đã bị rút hết tủy. Kết quả là các tế bào gốc này thay đổi số
phận của chúng và biến thành các tế bào gốc tạo máu, những loại tế bào thường chỉ có ở
tủy xương và là nguồn sản sinh ra hồng cầu và các tế bào miễn dịch khác. Từ đó là một
phần của làn sóng các nghiên cứu công bố tồn tại hiện tượng chuyển hướng biệt hóa và
điều đó gợi ý việc có khả năng tạo ra các mô thay thế mà không cần phải hủy phôi để lấy
tế bào gốc phôi.


Một nhóm nghiên cứu khác đã phải mất đến hơn hai năm làm việc cật lực họ đưa
tế bào gốc thần kinh vào 128 con chuột cũng đã bị rút tủy. Tuy nhiên sau một thời gian
nghiên cứu họ đã không thu được kết quả và nhiều người đã công nhận sự thành công ở
trên là sự kỳ diệu. Vì vậy, cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí chung về việc liệu hiện
tượng trên có có ý nghĩa thực tiễn trong y học hay không?
2.3. Sản xuất noron từ tế bào gốc
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm gen (LOEX), trường Đại
học Laval (Quebec, Canada) đã thành công trong việc tạo ra các nơ ron từ các tế bào gốc
ở da người.
Công trình của họ đã chỉ ra rằng da người chứa đựng các tế bào có khả năng tự
phân biệt, nhất là các tế bào thần kinh. Các thử nghiệm ở LOEX, từ da người lớn có được

sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, đã cho thấy rằng các tế bào gốc ở da có thể được nhân và tự
khác nhau trong ống nghiệm được đặt ở nơi thích hợp. Chúng dần dần tạo thành hình
dạng đặc trưng của các nơ ron. não người có hơn 100 tỉ nơ ron, mỗi nơ ron liên kết với
khoảng 10.000 nơ ron khác.
Khám phá này có thể sẽ có ảnh hưởng lớn tới giới nghiên cứu nơ ron và có thể mở
ra triển vọng điều trị các căn bệnh liên quan đến thần kinh.
2.4. Tạo tinh trùng từ tuỷ xương
Tế bào gốc lấy từ tủy xương đàn ông có thể được điều chỉnh thành những yếu tố
tương tự như tinh trùng chưa trưởng thành. Phát hiện sẽ mở ra hướng mới và cách điều trị
vô sinh tốt hơn. Phương thức nghiên cứu là thúc đẩy các tế bào tiền tinh trùng này phát
triển thành tinh trùng trưởng thành.
Từ tuỷ xương, nơi có nguồn TB gốc phong phú, các nhà nghiên tìm kiếm những
TB gốc có hình dạng giống với các tế bào mầm nhất (loại tế bào có cả ở tinh hoàn của
đàn ông lẫn buồng trứng của phụ nữ, mà về sau phân hoá thành tinh trùng hoặc trứng).
Nếu phương pháp này thành công, các nhà khoa học có thể mang lại khả năng làm cha
cho những người đàn ông vô sinh.

Hình 13: Quá trình tạo tinh trùng từ tế bào tủy xương


Những nhóm nghiên cứu khác cũng đã thực hiện công việc tương tự trên chuột
cái, biến tế bào tuỷ xương của chúng thành tế bào trứng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu
khác cảnh báo chớ nên vui mừng quá sớm, bởi các tế bào mầm tinh trùng có thể sẽ không
bao giờ lớn lên thành tinh trùng trưởng thành, hoặc có thể bị biến đổi gene đến mức
không thể sử dụng được.
2.5. Tế bào gốc từ dây cuống rốn
Một nghiên cứu mới nhất và có ý nghĩa trong thực tiễn là sự phát hiện ra TB gốc
từ dây cuống rốn. Người đầu tiên trên thế giới tìm ra công nghệ tách tế bào gốc từ màng
dây rốn đó chính là PGS.TS Phan Toàn Thắng.
Tế bào gốc tách ra từ màng dây cuống rốn này có nhiều ưu điểm vượt trội hoàn

toàn so với tế bào gốc được tìm ra từ mô, tuỷ và phôi thai. Đầu tiên nó không vi phạm
vào y đức, không gây tổn thương cho bà mẹ và thai nhi trong quá trình thu giữ dây rốn vì
vốn nó là thứ bỏ đi sau khi sinh. Bên cạnh đó, mỗi năm có hàng trăm triệu trẻ em được
sinh ra thì sẽ thu giữ được hàng trăm triệu dây rốn. Theo TS Thắng thì việc tìm ra công
nghệ tách tế bào gốc từ dây cuống rốn có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng vào nghiên
cứu và điều trị bệnh nhân, vì nó gần như là câu trả lời cho tất cả những khó khăn và trở
ngại của công nghệ tế bào gốc hiện nay.

Hình 14: TBG đang hình thành trong cuống rốn
Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã ghi nhận có cả thảy 69 loại bệnh lý
khác nhau đã và đang được nghiên cứu để điều trị bằng TBG máu cuống rốn. Cách thức
điều trị đơn giản, các bác sĩ sẽ lấy TBG lưu trữ ra làm thành dung dịch rồi tiêm truyền
cho bệnh nhân. TBG sẽ tìm đến các cơ quan bị tổn thương để hồi phục nó. Hiện nay,
Trung Quốc đã sử dụng TBG để điều trị bệnh về thần kinh; Thái Lan thì mạnh về sử
dụng TBG trong điều trị bệnh tim mạch. Châu Á là nơi phát triển mạnh về lĩnh vực này".


III. Ứng dụng của tế bào gốc trong y học
1. Tạo tế bào gan từ mỡ dưới da
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư và Trung tâm y học quốc tế của
Nhật Bản đã tạo thành công các tế bào gan từ mỡ dưới da, có thể mở ra một hướng điều
trị mới giúp hồi phục gan người trong tương lai.
Theo Nhật báo Yomiuri Shimbun số ra hôm 7/01/2007, các nhà khoa học đã lấy mỡ dưới
da của 7 bệnh nhân, mỗi người 5 gram, và từ các mô mỡ này, họ trích ra một số tế bào mầm mô
giữa. Những tế bào mầm này được cho là có khả năng biến đổi thành các tế bào khác và hình
thành các mô hay cơ quan khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã thêm 3 loại protein giúp các tế bào
mầm này phát triển và ủ chúng trong khoảng 40 ngày, trước khi tất cả các tế bào trở thành tế bào
gan. Trong thời gian các tế bào được ủ, họ phát hiện có ít nhất 14 loại protein và enzyme chuyển
hóa thuốc - vốn chỉ được tạo ra ở gan người. Họ đã tiêm khoảng 1 triệu tế bào này vào chuột thí
nghiệm gặp các trục trặc về gan và phát hiện lượng amoniac của chúng trở lại mức bình

thường.
Phát hiện này có thể mở ra một hướng điều trị mới giúp hồi phục gan người trong
tương lai. Tuy nhiên, để có thể đưa phát hiện này vào ứng dụng lâm sàng, các nhà nghiên
cứu phải tìm ra cách sản xuất hàng loạt các tế bào gan này.

Hình 15: Tạo tế bào gan
2. Chữa bệnh Parkingson
Bệnh Parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là một bệnh thoái hóa ở hệ thần kinh
trung ương do sự mất các tế bào thần kinh sinh dopamine hay neuron sinh dopamine.
Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi và biểu hiện bằng các triệu chứng tăng trương lực
cơ (cứng cơ), run, không điều khiển được tay chân theo ý muốn, chậm vận động, đi lại
khó khăn, mất các phản xạ tư thế…


Hình 16: Não của người bị bệnh Parkinson
Sự hiện diện của các tế bào gốc nội sinh (endogenous stem cell) và tế bào nguyên
bản nội sinh (endogenous progenitor cell) trong thần kinh trung ương của động vật có vú
và người trưởng thành đã đưa ra khả năng phục hồi bẩm sinh của não cũng như khả năng
điều trị các bệnh do thoái hóa ở hệ thần kinh như bệnh Parkinson. Tuy nhiên tác nhân hay
tín hiệu nào sẽ kích hoạt cơ chế tăng tổng hợp để phục hồi các thoái hóa của não từ các tế
bào gốc và tế bào nguyên bản có sẵn ở não này thì vẫn là ẩn số.
Ý tưởng dùng các tế bào nguyên bản nội sinh nhằm thay thế cho các tế bào thần
kinh bị mất do quá trình thoái hóa của não đã đưa ra khoảng vài năm nay nhưng đòi hỏi
phải tìm ra các tác nhân có khả năng kích thích sự tăng trưởng và biệt hóa các tế bào này.
Tế bào nguyên bản là một dạng tế bào gốc nhưng có giới hạn ở số lần tái bản, chúng sẽ
nhanh chóng nhân đôi, biệt hóa và gắn kết vào mô tương ứng. Nghiên cứu trên mô hình
bệnh Parkinson này chứng minh hoạt hóa thụ thể dopamine sẽ kích thích sự hình thành
neuron thần kinh mới từ các tế bào nguyên bản nội sinh có sẵn trong não và các neuron
mới này sẽ đóng vai trò sửa chữa chức năng thần kinh bị tổn thương.
Ở bệnh nhân Parkinson, đường dẫn truyền thần kinh giữa chất đen (substantia

nigra pars compacta SNc) nằm giữa não với thể vân bị suy giảm do sự thiếu hụt của các
neuron sinh dopamine. Đường dẫn truyền này là một trong bốn đường dẫn truyền
dopamine ở não và nó có vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát cử động. Phương
pháp điều trị bệnh Parkinson hiện nay là tăng mức độ dopamine. Tuy nhiên cách điều trị
này có nhiều tác dụng phụ, giảm đáp ứng của thuốc theo thời gian điều trị, cũng như
không có tác dụng chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Cách dùng các tế bào nguyên bản
nội sinh nhằm thay thế các neuron sinh dopamine có nhiều ưu điểm hơn kỹ thuật cấy
ghép. Điều thuận lợi là các tế bào nguyên bản nội sinh này có sẵn ở chất đen SNc và các
nghiên cứu trước đây cho thấy hoạt hóa các thụ thể dopamine D3 sẽ kích thích quá trình
phát triển thần kinh của vùng chất đen ở chuột khỏe mạnh.
Bằng mô hình dùng 6-hydroxydopamine gây bệnh Parkinson ở chuột, chất 7-OHDPAT, một chất chủ vận trên thụ thể dopamine D3, đã chứng tỏ có tác động kích thích
quá trình sản sinh ra các neuron sinh dopamine từ các tế bào nguyên bản nội sinh. Với kỹ
thuật đánh dấu tế bào qua sự tổng hợp DNA, các nhà nghiên cứu cho thấy quá trình điều
trị lâu dài bằng thuốc chủ vận dopamine D3 làm gia tăng sự phát triển ở chất đen. Các
neuron mới sinh này sau đó tổng hợp ra các protein như là các neuron sinh dopamine


trưởng thành. Nếu các neuron sinh dopamine mới này có khả năng phục hồi và sửa chữa
chức năng ở đường dẫn truyền chất đen – thể vân thì các neuron này phải hình thành các
đường dẫn truyền mới từ chất đen về phía thể vân. Quá trình này được theo dõi bằng cách
tiêm các đánh dấu huỳnh quang (fluorescent) vào thể vân. Quan sát sau khi có sự dịch
chuyển ngược của các chất đánh dấu huỳnh quang vào thể đen cho thấy có sự gia tăng
các neuron mới sinh dọc theo đường dẫn truyền của sợi trục thần kinh. Cuối cùng chuột
được chữa trị bằng thuốc chủ vận dopamine được tiến hành hai thử nghiệm hành vi và
chứng tỏ là có sự phục hồi chức năng vận động. Kết quả mới này đã đưa ra bằng chứng
có sự thay đổi cơ bản ở đường dẫn truyền thần kinh sau vài tháng điều điều trị.
Phát hiện mới này cho thấy là các tế bào nguyên bản nội sinh có thể góp phần vào
việc sửa chữa chức năng của các bó thần kinh bị tổn thương đồng thời cũng đưa ra một
hy vọng mới không những cho bệnh nhân Parkinson mà còn cho các bệnh nhân bị suy
giảm chức năng thần kinh khác. Mặc dù đã có vài thuốc chủ vận trên thụ thể dopamine

D3 được dùng trong điều trị bệnh Parkinson nhưng nghiên cứu này đã làm sáng tỏ thêm
vai trò của thuốc trong tác dụng kích thích các tế bào nguyên bản nội sinh đồng thời cũng
khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm ra các thuốc có tác dụng tương tự nhưng ít tác dụng
phụ hơn. Nghiên cứu này cũng giúp hiểu rõ hơn dẫn truyền thần kinh ở mức độ phân tử
nhằm tìm ra phương pháp trị liệu mới cho bệnh Parkinson.
3. Điều trị tổn thương da
GS.TS. Phan Toàn Thắng – ĐHQG Singapore trình bày một số kết quả nghiên cứu
thành công trong việc ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong điều trị các thương tổn trên da
ở bệnh nhân bị tiểu đường và đã được cấp bản quyền.

Hình 17: Điều trị các tổn thương trên da của bệnh nhân tiểu đường
4. Ghép tế bào gốc rìa giác mạc
ThS.BS. Diệp Hữu Thắng - Bệnh viện Mắt TP. HCM cũng trình bày một số kết
quả nghiên cứu thành công “ghép tế bào gốc rìa giác mạc trong điều trị bệnh lý bề mặt
nhãn cầu”.


Hình 18: Ứng dụng ghép tế bào gốc rìa giác mạc trong điều trị bệnh lý bề mặt
nhãn cầu. A: bệnh nhân bị triệu chứng bệnh Stevens-Johnson ở mắt. B: kết quả sau khi
được ghép tế bào gốc rìa giác mạc.
5. Điều trị suy tim
Các bệnh về tim mạch hằng năm giết chết khoảng 17 triệu người, đặc biệt là các
căn bệnh về tim. Ở Mĩ, các căn bệnh về tim là một trong những nguyên nhân gây chết với
tỉ lệ cao, và rất khó để hồi phục lại các mô tổn thương do sự khác nhau của các loại mô ở
tim. Sự tắc nghẽn nguồn cung cấp máu dẫn tới sự tắc nghẽn của các cơ tim và gây ra cái
chết của cơ tim.
Năm 2001, các nghiên cứu mới nổi lên cho thấy việc nghiên cứu tế bào gốc vào
nơi bị hư hại có thể tạo ra những lợi ích đáng kể. Hiện tạo đã có hơn 60 thử nghiệm lâm
sàng về liệu pháp tế bào tim đã hoàn thành khởi đầu cho một hứa hẹn mang ý nghĩa to
lớn trong tương lai - nước Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung.

Phương pháp điều trị tự nhiên trong cơ thể đó là khôi phục lại dòng chảy của máu
trong tim, giúp cho nó khôi phục lại quá trình đẩy máu và chức năng riêng. Chăm sóc tế
bào tim đã mang lại các phương pháp và loại thuốc mới cho người bệnh tim nhằm mục
đích làm chậm sự tiến triển của bệnh tim, làm giảm triệu chứng bằng cách phục hồi lưu
lượng máu đến tim hoặc xử lí các triệu chứng liên quan.
Năm 1960 lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Năm
1977, tạo hình mạch máu. Đến năm 1986, lần đầu tiên sử dụng phương pháp đặt ống
stent động mạch. Liệu pháp tế bào gốc tim là giai đoạn tiếp theo trong bước phát triển của
quá trình chăm sóc tim mạch
Nghiên cứu gần đây khi sử dụng mô hình nghiên cứu việc làm nghẽn nhĩ thất ở
lợn và nuôi cấy các tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ các tế bào mô tim ở người thành tim
ở lợn. Các tế bào gốc sống sót, hoạt động và tương tác tốt với các tế bào chủ.
Quá trình điều trị được thực hiện bằng thủ tục hút mỡ truyền thống. Một lượng
nhỏ chất béo được lấy ra từ cơ thể của bạn cho mục đích phân lập ra tế bào gốc trưởng
thành. Khi các tế bào gốc được phân lập từ mô mỡ được dẫn vào khu tổn thương ở tim
thông qua một ống thông. Tế bào gốc có chức năng phục hồi tối đa trái tim của bạn. Tế
bào gốc kích thích sự phát triển của các mạch máu phòng chống cứng cơ tim và huy động
các tế bào cần thiết khác cho việc tái tạo lại các mô bị tổn thương. Các mô tổn thương
được sửa chữa tốt như tái tạo tủy sống, mô tim hoặc các mô khác trong cơ thể. Tế bào


gốc tủy xương trưởng thành khi tiêm vào động mạch tim có thể cải thiện chức năng tim
của người bị suy tim hay nhồi máu cơ tim.

Hình 19: Liệu pháp điều trị bệnh tim mạch từ tế bào gốc
6. Liệu pháp điều trị bệnh ung thư
Các tế bào gốc ung thư đã nổi lên như một mục tiêu trị liệu tiềm năng, nhưng để
phát triển được nhưng liệu pháp hiệu quả đòi hỏi phải nhận dạng và tách biệt được nhưng
quần thể tế bào có độ tinh khiết cao.
Các bác sĩ thuộc Trung tâm ung thư Đại học Michigan, Hoa Kỳ, sau khi xét

nghiệm 577 mẫu đã phát hiện ra một chất là chỉ điểm của tế bào gốc trong ung thư vú.
Chất này có tên là ALDH (Aldehyde Dehydrogenase Activity). Đặc biệt một chất dưới
nhóm là ALDH-1 rất đặc hiệu trong phát hiện tế bào gốc ung thư. ALDH là một chất có
thể xét nghiệm dễ dàng, do vậy trong tương lai sẽ là một công cụ chẩn đoán và tiên lượng
bệnh ung thư vú rất hữu ích.
Trong các thí nghiệm trên chuột, hợp chất salinomycin có thể diệt các tế
bào gốc ung thư vú hiệu quả hơn nhiều so với các loại thuốc hiện hành, thậm chí còn làm
chậm tiến trình phát triển khối u. Dược liệu này là kháng sinh nông phẩm, cho đến nay
chưa thử nghiệm lâm sàng ở người, nhưng theo tờ Cell, có khả năng thử nghiệm lâm sàng
ở người sẽ được tiến hành trong vài năm tới. Tiềm năng của loại thuốc này được các nhà
nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận dạng, sau khi tiến hành thử
16.000 hợp chất hóa học (hiện có trong phòng thí nghiệm) chống lại các tế bào gốc bệnh
ung thư vú. Qua đó các nhà khoa học chứng minh khả năng có thể tiêu diệt chính xác các
tế bào gốc ung thư khó tìm, mở ra triển vọng hoàn toàn mới cho thuốc điều trị ung thư
nhận dạng mục tiêu trong tương lai.


×