Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

ly thuyet chuyen de tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.9 KB, 133 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế
đang phát triển, sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất trẻ và đầy triển
vọng góp phần cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên
gay gắt. Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững thi cần phải quản lý chặt chẽ
chi phí sản xuất với mức chi phí bỏ ra là thấp và lợi nhuận mang lại cao.
Thông tin về chi phí sản xuất sẽ giúp các nhà phân tích, đánh giá được tình
hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm
hay lãng phí... Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiện chi phí
sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho sản phẩm sản xuất
có tính cạnh tranh cao.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc kế toán tập hợp chi phí đúng, đủ, hợp
lý là một vấn đề cần phải đặt ra và có ý nghĩa rất lớn. Nó góp phần quyết
định tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp, là tấm gương phản chiếu
toàn bộ các biện pháp kinh tế và kỹ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực
hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Công ty Cổ phần xây
dựng Sông Hồng 26 là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp
cơ bản, cũng như các doanh nghiệp khác công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua thời gian thực tập
được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thu Hoài và các
cán bộ Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
26 - Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng - Bộ xây dựng, em đã chọn đề tài:
"Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp ở Công ty
cổ phần xây dựng Sông Hồng 26".
Chuyên đề tốt nghiệp có nội dung chính bao gồm ba chương:
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 1



Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp.
Chương II: Thực trạng về hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần
xây dựng Sông Hồng 26.
Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công
ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 26.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng tiếp cận với thực
thế tại phòng kế toán Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 26. Cùng
những kiến thức mới nhất về kế toán, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán
kết hợp với những kiến thức đã học tại trường. Vì thời gian có hạn, tầm
nhận thức của bản thân còn mang nặng lý thuyết, đồng thời cũng chưa nắm
bắt được kinh nghiệm thực tiễn nên chắc chắn bài chuyên đề của em còn
nhiều thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình cùng những ý kiến
đóng góp của các thầy, cô giáo và các anh chị trong phòng tài chính kế toán
của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 2


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

xây lắp.
1.1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây lắp.
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng có chức
năng sản xuất và tái sản xuất ra tài sản cố định được ngành xây dựng thực
hiện dưới các hình thức xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và khôi phục. Tài
sản cố định của toàn bộ nền kinh tế quốc dân ( nhà cửa, công trình sản xuất
và chi phí sản xuất ), gọi chung là công trình xây dựng của các ngành là
sản phẩm xây dựng đã hoàn chỉnh và theo nghĩa rộng nó là tổng hợp và kết
tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như: các ngành chế tạo máy, ngành
công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng, hóa chất... và của các
ngành xây dựng đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng
để đưa chúng vào hoạt động.
Công trình xây dựng là sản phẩm cuối cùng của công nghệ xây lắp
gắn liền với đất (bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm
lục địa) được tạo thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị và lao động. Nó
bao gồm một hoặc nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công
nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu ra trong dự
án khả thi. Theo “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” hiện hành, quá
trình hình thành công trình xây dựng được chia thành ba giai đoạn như sau:
-

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập dự án khả thi và ra quyết định đầu tư

-

xây dựng công trình);
Giai đoạn thực hiện đầu tư ( thiết kế, lập dự toán, giải phóng mặt
bằng, thi công xây lắp công trình);

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02


Page 3


Chuyên đề tốt nghiệp

-

Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác và sử dụng
( bàn giao công trình, quyết toán vốn đầu tư ...).
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng có

nhiều điểm riêng biệt, những đặc điểm này xuất phát từ đặc thù của sản
phẩm ngành xây dựng và quản lý kinh tế tài chính trong ngành xây dựng.
Các đặc tính đó là: sản phẩm xây dựng có tính chất cố định, thời gian sử
dụng lâu dài, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng công
trình thường dài, sản xuất xây dựng mang tính đơn chiếc theo đơn đặt hàng.
Ngoài ra, hoạt động xây dựng chủ yếu ở ngoài trời nên phải chịu ảnh hưởng
rất lớn của các yếu tố tự nhiên, điều kiện làm việc nặng nhọc.
1.1.2. Yêu cầu công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp.
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản; của sản phẩm xây dựng
nên việc quản lý đầu tư và xây dựng là một quá trình khó khăn, phức tạp
hơn những ngành sản xuất vật chất khác. Để quản lý chặt chẽ và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn đầu tư, Nhà nước đã ban hành những quy chế quản lý
phù hợp, kịp thời và nêu rõ yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý của đầu
tư và xây dựng. Việc quản lý đầu tư và xây dựng nhằm:
- Đảm bảo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong
thời kỳ theo định hướng xa hội chủ nghĩa. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư trong
nước cũng như nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khai thác tốt nguồn tài
nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm năng khác, đồng thời bảo
vệ môi trường sinh thái, chống những hành vi tham ô, những hành vi làm
lãng phí trong hoạt động đầu tư, xây dựng.

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 4


Chuyên đề tốt nghiệp
- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế được duyệt, đảm bảo
bền vững mỹ quan, thực hiện cạnh tranh trong xây dựng, đảm bảo chất
lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý…
Thực tế ở nước ta, trong những năm qua, ngành xây dựng đã đạt
nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tốc độ xây dựng các công
trình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng
cao. Ngành xây dựng nước ta đã có khả năng xây dựng các nhà máy thủy
điện, cầu đường lớn có địa hình thi công phức tạp, xây dựng các nhà ga,
sân bay, bến cảng, nhà cao tầng... Tuy nhiên, trong ngành xây dựng vẫn
còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là trong quản lý về mặt chất lượng công
trình, trong công việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước.
Tình trạng nhiều công tình xây dựng chất lượng kém vẫn được
nghiệm thu. Công tác quy hoạch xây dựng còn bị động, việc không chấp
hành các chính sách và quy định của Nhà nước về xây dựng còn khá phổ
biến. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước trực tiếp quản lý giá xây lắp
thông qua việc ban hành chế độ, chính sách về giá, nguyên tắc, phương
pháp lập dự toán, các căn cứ ( định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá xây dựng,

tỷ suất vốn đầu tư...), tổng dự toán công trình và dự toán hạng mục công
trình.
Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương
pháp đấu thầu, giao thầu xây lắp. Vì vậy, để được trúng thầu thi công thì
doanh nghiệp phải xây dựng một giá thầu hợp lý cho công trình đó, dựa
trên cơ sở định mức, giá cả xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành trên cơ
sở giá thị trường và khả năng của bản thân doanh nghiệp, đảm bảo kinh
doanh có lãi.

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 5


Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp xây lắp.
1.1.3.1. Vai trò của kế toán chi phí trong doanh nghiệp xây lắp.
Trong điều kiện xã hội chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện nay,
muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, giá
thành và chất lượng sản phẩm là hai điều kiện tiên quyết để các doanh
nghiệp theo đuổi được mục tiêu này. Với chức năng ghi chép, tính toán,
phản ánh và giám sát thường xuyên, liên tục sự biến động của vật tư, tài
sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để
quản lý chi phí. Thông qua số liệu kế toán tập hợp chi phí, người quản lý
doanh nghiệp biết được chi phí thực tế từng công trình, hạng mục công
trình của quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, nhà quản trị có thể phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm ; tình hình sử dụng lao động;
vật tư; vốn, là tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp khắc phục và
đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh

nghiệp mình. Ngoài ra, đối với công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước kế
toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp xây lắp cũng đóng vai trò quan
trọng. Nó cung cấp các thông tin giúp cho các cơ quan chức năng của
Nhà nước có cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư và xây lắp, từ đó đưa
ra các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư của Nhà nước một các có hiệu
quả.
Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác kế toán chi
phí sản xuất còn phải thực hiện đúng theo những quy luật khách quan.
Như vậy, kế toán chi phí sản xuất xây lắp là một phần không thể thiếu đối
với doanh nghiệp xây lắp khi thực hiện chế độ kế toán, hơn nữa nó còn có
ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh
nghiệp.
1.1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí xây lắp.
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 6


Chuyên đề tốt nghiệp
Nhằm thực hiện được mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm thì cần xác định được quá trình hình thành,
nội dung cấu thành của giá thành để biết những nguyên nhân, yếu tố cụ
thể nào làm tăng hoặc giảm giá thành. Trên cơ sở đó người quản lý mới
đề ra được biện pháp cần thiết để hạn chế, loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố tiêu cực, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc quản lý, sử
dụng các nguồn vốn vật tư, lao động, tiền vốn. Một trong những biện
pháp giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được là biện pháp quản lý của
công cụ kế toán. Với việc sử dụng công cụ kế toán cho phép nhà quản lý
theo dõi chặt chẽ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm hợp lý. Do đó, nhiệm vụ chủ yếu đạt ra cho công tác hạch toán chi

phí là:
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng
và phương pháp tính giá thành sản phẩm khoa học, hợp lý
- Ghi chép, tính toán, phản ánh đủ, chính xác, kịp thời chi phí
thực tế phát sinh, tính giá thành, xác định hiệu quả của từng phần và toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo
đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định, cung cấp kịp
thời thông tin, số liệu tổng hợp về các khoản mục chi phí sản xuất, xác
định đúng chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ.
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
công trình, hạng mục, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và
giá thành công tác xây lắp. Tiến hành phân tích tình hình thực hiện các
định mức chi phí, dự toán tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát
hiện khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi
phí và giảm giá thành sản phẩm xây dựng. Phát hiện kịp thời các khoản
chênh lệch so với định mức, dự toán, các khoản chi phí ngoài kế hoạch,
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 7


Chuyên đề tốt nghiệp
các khoản thiệt hại, hư hỏng... trong sản xuất và đề ra các biện pháp ngăn
chặn kịp thời.
1.2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp.
1.2.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng là quá
trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích yếu tố đầu vào tạo thành

công trình, hạng mục công trình, lao vụ nhất định.
Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí
cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất,
thi công trong một thời kỳ nhất định. Quá trình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp xây lắp là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích dựa
vào các yếu tố đầu vào để tạo thành các sản phẩm là công trình, hạng mục
công trình nhất định. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây dựng là toàn
bộ lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình xây dựng và
cấu thành nên giá thành sản phẩm xây dựng.
Do đặc thù của ngành xây lắp, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt
không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với mỗi công trình, nó phải bảo
gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành xây lắp ở công
trình.
Về mặt lượng chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai nhân tố:
+ Khối lượng lao động và tư liệu lao động đã tiêu hao vào sản xuất
trong một thời kỳ nhất định.
+ Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền công của một đơn
vị lao động đã hao phí.

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 8


Chuyên đề tốt nghiệp
Trên góc độ kết toán quản trị: mục đích của kế toán quản trị chi
phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết
định của các nhà quản trị doanh nghiệp.
1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.

Trong doanh nghiệp xây dựng, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại
khác nhau đòi hỏi việc quản lý đối với từng loại phải khác nhau. Việc quản
lý chi phí không thể dựa vào số liệu tổng hợp mà còn phải căn cứ vào từng
loại chi phí riêng biệt để phân tích. Toàn bộ chi hí sản xuất theo từng yếu
tố kinh tế ban đầu, hạng mục công trình, theo từng nơi phát sinh và từng
đối tượng chịu chi phí. Vì vậy, đòi hỏi cần có sự phân loại chi phí theo sản
xuất. Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất, căn cức vào nội dung chi phí
phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng kế
toán liên quan. Bên cạnh đó, phân loại chi phí sản xuất còn giúp cho doanh
nghiệp kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, thúc đẩy
doanh nghiệp không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm.
1.2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế.
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí
nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất chế tạo sản
phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản
phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của
công nhân sản xuất như: KPCĐ, NHYT, BHXH, BHTN….
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn
thành sản phẩm xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công; chi phí
nhiên liệu động lực cho máy; tiền lương, tiền công của công nhân điều
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 9


Chuyên đề tốt nghiệp

khiển máy; các chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bẳng tiền khác phục vụ
cho quá trình sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí liên quan đến việc phục
vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất. Chi phí
sản xuất chung bao gồm: lương và các khoản trích theo lương của nhân
viên quản lý tổ đội, công trường, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp,
công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao
TSCĐ dùng cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến
hoạt động của đội.
Phân loại theo cách này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo
định mức, là cơ sở cho kế toán toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp theo khoản mục; Là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch chi phí và xây dựng định mức cho kì sau.
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.
Chi phí sản xuất phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế được
phân thành các yế tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí sản
xuất có cùng một nội dung kinh tế và tính chất kinh tế, mà không phân biệt
chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Theo cách phân loại
này, chi phí sản xuất bao gồm 5 yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu chính (xi măng, cát, sắt…) nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, phụ
tùng thay thế, thiết bị xây dựng… mà doanh nghiệp đã sử dụng cho quá
trình thi công các công trình.
- Chi phí nhân công: gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản
trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tiền lương của người lao động
theo quy định.

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02


Page 10


Chuyên đề tốt nghiệp
- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm tổng số khấu hao TSCĐ trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động thi công, xây lắp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí
trả về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho hoạt động thi công của
doanh nghiệp như tiền điện thoại, tiền điện nước, sửa chữa TSCĐ,…
- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí khác bằng tiền phát
sinh trong quá trình thi công, xây lắp ngoài các yếu tố chi phí đã nói trên.
Phân loại theo cách này có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ
trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất
trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời cách phân loại này là căn
cứ để lập thuyết minh báo cáo tài chính, giúp cho việc xây dựng và phân
tích định mức vốn lưu động cũng như kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.
1.2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm lao vụ hoàn thành.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
dựng được chi thành:
- Chi phí biến đổi (biến phí): Là các khoản chi phí biến đổi tỷ lệ
thuận với khối lượng sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân
công….
Biến phí có đặc điểm: tổng biến phí sẽ thay đổi khi khối lượng sản
phẩm thay đổi nhưng biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức
ổn định.
- Chi phí cố định (Định phí): Là những khoản chi phí cố định khi
khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành thay đổi. Định phí thường bao
gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ
quản lý…

Định phí có đặc điểm:

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 11


Chuyên đề tốt nghiệp
+ Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi
phù hợp.
+ Định phí trong một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay
đổi.
- Chi phí hỗn hợp ( Hỗn hợp phí): Là loại chi phí mang cả yếu tố
định phí và biến phí. Chi phí thường bao gồm: Chi phí sản xuất chung, chi
phí quản lý doanh nghiệp…
Phân loại chi phí theo cách này chỉ mang tính chất tương đối, giúp
doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, phân tích tình
hình tiết kiệm chi phí.
1.2.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng quy nạp chi phí vào các
đối tượng kế toán chi phí.
Theo cách phân loại này chi phí được phân thành các loại sau:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đối với
việc sản xuất ra một loại sản phẩm hay một công trình nhất định.
- Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi có liên quan đến việc sản xuất
ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc hay nhiều đối tượng tập hợp chi
phí nên cần phải tính toán phân bổ cho các đối tượng liên quan theo một
tiêu thức nào đó.
Cách phân loại này giúp kế toán xác định phương pháp tập hợp và
phân bổ chi phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
Do đặc điểm của ngành xây lắp và phương pháp lập dự toàn trong

XDCB là dự toán được lập cho từng đối tượng xây lắp theo các khoản mục
chi phí nên phương pháp phân loại theo mục đích công dụng là phương
pháp được sử dụng chủ yếu trong ngành xây lắp.
1.3. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
lắp.
1.3.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 12


Chuyên đề tốt nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các chi phí sản xuất thường phát sinh ở
nhiều tổ đội sản xuất khác nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh
trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định.
Việc xác định đúng đắn đối tượng chi phí sản xuất phát sinh là vô cùng cần
thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để
tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó.
Xác định chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế
toán tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định kế tóan chi phí
sản xuất là xác định được:
+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội, công trường...
+ Đối tượng chịu chi phí: Sản phẩm, công trình, hạng mục công trình
Khi xác đinh đối tượng tập hợp chi phí phải dựa vào các nhân tố
sau:
+ Đặc điểm, công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+ Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế

nội bộ của doanh nghiệp.
+ Yêu cầu tính giá thành theo đối tượng tính giá thành.
+ Khả năng, trình độ quản lý chung và hạch toán...
Đối với ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
thường là từng công trình, hạng mục công trình, từng đội xây dựng hay
từng công trường xây dựng.
1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và nguyên tắc hạch toán chi
phí sản xuất.
1.3.2.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 13


Chuyên đề tốt nghiệp
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là một phương pháp hoặc
một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các
chi phí sản xuất theo các yếu tố và các khoản mục trong phạm vi, giới hạn
của đối tượng tập hợp chi phí. Hiện nay hai phương pháp tập hợp chi phí
sau được áp dụng:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp:
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Do
đó, có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối
tượng riêng biệt.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho
từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử
dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát
sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi
chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp đó, phải tập
chung cho nhiều đối tượng. Sau đó, lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp
để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí. Công
thức phân bổ chi phí chung:
C1 = x Ti
Trong đó:
C 1 : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
∑C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp phân bổ
∑T i : Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
T i : Tiêu thức dùng phân bổ của đối tượng i
Điều quan trọng quyết định vấn đề tập hợp chi phí trực tiếp hay
phân bổ gián tiếp là do mối quan hệ của các khoản chi phí phát sinh với đối
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 14


Chuyên đề tốt nghiệp
tượng chịu chi phí và việc sử dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ.
1.3.2.2. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất.
Để đảm bảo tính thống nhất, các doanh nghiệp xây dựng thực hiện
nguyên tắc hạch toán chi phí vào giá thành sản phẩm xây lắp theo quy định
chung của chế độ tài chính kế toán hiện hành. Theo chế độ quy định về
hạch toán hiện nay, chỉ tính vào giá thành sản phẩm xây lắp những khoản
chi phí cơ bản, trực tiếp ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công...) và chi phí sản xuất chung
( chi phí quản lý đội, chi phí khấu hao tài sản cố định...)

Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng (nếu có) không
được hạch toán vào giá thành sản phẩm xây lắp mà hạch toán vào TK 642 –
chi phí quản lý doanh nghiệp và TK 641 – chi phí bán hàng, cuối kỳ kết
chuyển sang TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Những khoản chi phí
khác như: Chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính, chi phí về các khoản
chi bất thường....không hạch toán vào chi phí sản xuất và không tính giá
thành.
1.3.3. Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng.
1.3.3.1. Hệ thống chứng từ.
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp sử dụng nhiêu chứng từ
theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số
1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính, và quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
- Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, bảng kê xuất
vật tư, phiếu chi….

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 15


Chuyên đề tốt nghiệp
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng bảng chấm công,
bảng thanh toán lương, phiếu chi, phiếu thu, bảng kê khối lương công việc
hoàn thành…
- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công, tùy thuộc vào các chi phí
đã phát sinh thuộc loại chi phí vật liệu, khấu hao, dịch vụ mua ngoài hay
chi phí nhân công… mà sử dụng các chứng từ như: phiếu xuất kho, Bảng
theo dõi lịch trình máy, Bảng kê chi phí mua ngoài, Bảng phân bổ tiền

lương cho nhân viên sử dụng máy thi công; và các chứng từ liên quan khác.
- Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng các chứng từ gồm: Bảng
kê chi phí; Bảng phân bổ tiền lương của nhân viên quản lý, lương nhân
viên sử dụng máy thi công; Bảng tính khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động
của đội; Các phiếu chi; Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn GTGT;
Các chứng từ liên quan khác đến hoạt động của đội.
1.3.3.2. Tài khoản sử dụng:
Kế toán chi phí sản xuất xây lắp theo phương pháp kê khai thường
xuyên, sử dụng chủ yếu các tài khoản.
- Tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này
phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ,… dùng trực
tiếp cho hoạt động xây lắp hay lắp đặt các công trình, hạng mục công trình.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng công
trình xây dựng, từng hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối
lượng xây lắp có dự toán riêng. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154 – chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang.
- Tài khoản 622- chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này phản
ánh chi phí lao động xây lắp như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp.
Riê ng đối với các doanh nghiệp xây lắp không hạch toán vào chi phí nhân
công trực tiếp các khoản trích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ. Tài

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 16


Chuyên đề tốt nghiệp
khoản này được mở chi tiết theo từng công trình xây dựng, từng hạng mục
công trình. Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
- Tài khoản 623 – chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này

dùng để tập hợp, phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp
cho hoạt động xây lắp công trình, tài khoản này chỉ sử dụng để hạch toán
chi phí sử dựng xe, máy thi công đối với doanh nghiệp xây lắp công trình
theo phương thức thi công hỗn hợp (vừa thi công thủ công, vừa kết hợp
bằng máy) cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.
- Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để
phản sánh chi phí sản xuất của đội công trường xây dựng gồm: lương nhân
viên quản lý đội xây dựng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, được tính
theo tỷ lệ quy định theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp,
công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội; vật liệu; dụng
cụ, khấu hao TSCĐ dùng chung cho cả đội và những chi phí khác liên quan.
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng bộ
phận xây lắp ( đội xây lắp, xí nghiệp trực thuộc…)
- TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này
dùng để hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho tính giá
thành sản phẩm xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết theo đối tượng tập
hợp chi phí: đội sản xuất, công trường, công trình, hạng mục công trình.
1.3.3.3. Trình tự kế toán
Sơ đồ: Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản phẩm xây lắp theo phương pháp
kê khai thường xuyên.

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 17


Chuyên đề tốt nghiệp

152,111,112,331


TK 621

Chi phí NVL trực tiếp

TK 154

TK 632

Kết chuyển
CPNVLTT
TK632
Kết chuyển
CPNCTT vuot dm

Giá thành
KL xây lắp hoàn
thành bàn giao

TK334

TK 622
Chi phí NCTT
Kết chuyển
CPNCTT vượt đm
TK141
Tạm ứng tiền lương

Kết chuyển
CPNCTT


Công nhân sản xuất

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 18


Chuyên đề tốt nghiệp
TK 623

TK 155

CP nhân viên sd máy thi công
TK 111,112,331

Kết chuyển

Chi phí dịch vụ mua ngoài

CP sử dụng MTC

Chi phí bằng tiền khác
TK 214

TK 632

TK 335, 641

Khấu hao máy thi công
Khấu hao TSCĐ


Kết chuyển

Sp liên quan

CP sử dụng
MTC vượt đm
TK 627
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Kết chuyển
TK 133

TK 241

ĐPXSCdo hoat động dưới công suất

VAT đầu vào

Kết chuyển

SP để sử dụng

CPSXC
CP nhân công quản lý đội
Chi phí VL, CCSX sử dụng cho quản lý đội
TK 338
BHXH,BHYT,KPCĐ

1.4. Sổ kế toán sử dụng hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp xây
lắp.

Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng hình thức tổ chức kế toán riêng phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Theo chế độ kế toán hiện
hành có 4 hình thức sổ mà các doanh nghiệp đang áp dụng.
-

Hình thức sổ nhật ký chung.
Hình thức này kế toán sẽ tiến hành ghi chép theo nội dung các

nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian phát sinh, sau đó lấy số liệu từ
nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hình thức kế toán này đơn giản, phù hợp với mọi đơn vị hạch toán, mọi
trình độ kế toán và đặc biệt có những thuận lợi trong việc áp dụng kế toán
máy. Hình thức này gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 19


Chuyên đề tốt nghiệp
Sổ nhật ký chung; nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền
Các sổ cái TK: 154, 621, 622, 623, 627
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154; sổ (thẻ) tính
giá thành; Các bảng phân bổ.
-

Hình thức nhật ký sổ cái.
Hình thức này thường áp dụng trong doanh nghiệp có quy mô nhỏ,

sử dụng ít tài khoản. Đặc biệt tổ chức sổ là sự kết hợp giữa việc ghi sổ theo
thời gian và theo đối tượng trên một cuốn sổ là Nhật Ký sổ cái. Các loại kế

toán chủ yếu:
Sổ nhật ký – Sổ cái;
Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154; sổ (thẻ) tính giá thành;
Bảng phân bổ
-

Hình thức chứng từ ghi sổ.
Đây là hình thức kế toán tổng hợp giữa ghi sổ theo thời gian trên

cơ sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Hình thức
này áp dụng thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và quy mô doanh
nghiệp. Kết cấu sổ sách đơn giản, dễ ghi chép. Các loại sổ kế toán chủ yếu:
Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Các sổ cái TK 154, 621, 622, 623, 627
Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154;
Bảng phân tính tổng hợp; Các bảng phân bổ.
-

Hình thức nhật ký chứng từ.
Là hình thức tổ chức kế toán dùng để tập hợp và hệ thống các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các loại tài khoản đối ứng.
Hình thức này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, kết
cấu sổ sách phức tạp. Các loại sổ kế toán chủ yếu:
Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5, số 7…
Bảng kê số 4
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 20



Chuyên đề tốt nghiệp
Các sổ cái tài khoản 154, 621, 622, 623, 627
Các bảng phân bổ; Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627, 154
1.5. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất trong điều kiện ứng dụng
tin học.
1.5.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy tính
đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người trong nhiều lĩnh vực. Trong
cơ chế thị trường cạnh tranh, yêu cầu các doanh nghiệp luôn phải xử lý
thông tin nhanh, chính xác hơn. Chính vì vậy, tự động hóa kế toán, quản trị
doanh nghiệp dưới sự giúp đỡ của công nghệ thông tin là tất yếu để tăng
sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực
hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm kế
toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán
hoặc kết hợp các hình thức kế toán theo quy định. Phần mềm kế toán không
hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế
toán và báo cáo tài chính. Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi
tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toàn nào sẽ có các
loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế
toán ghi bằng tay.
Ngoài ra, các phần mềm kế toán còn có công dụng mã hóa hệ thống
tài khoản theo chế độ kế toán quy định cho doanh nghiệp xây lắp theo
những quy tắc nhất định. Các doanh nghiệp có thể thêm vào những tài
khoản khác phục vụ cho việc hạch toán theo yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp mình.
1.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong quá trình cập nhật dữ liệu, người sử dụng luôn phải cập nhập
ngay từ đầu mọi chi phí phát sinh liên quan đến giá thành sản xuất một loại

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 21


Chuyên đề tốt nghiệp
sản phẩm nào đó. Trong khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu
tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Đối với hình thức doanh nghiệp
xây lắp tổ chức mô hình kế toán tập trung hay phân tán thì việc áp dụng kế
toán máy vi tính trong công tác kế toán đều hết sức hiệu quả vì bộ máy kế
toán có thể theo dõi, kiểm tra chi tiêt đến từng công trình hạng mục công
trình ở xa trụ sở của doanh nghiệp.
Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bằng chứng
chứng từ kế toán cùng loại. Kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính chính xác để
ghi sổ và xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có; sau đó nhập liệu vào
máy tính theo phần mềm có sẵn trên máy.
Theo quy trình của phần mềm kế toán máy các thông tin được tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết, kế toán thực hiện
các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu
tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính
chính xác.
Cuối tháng hoặc cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
được in ra và đóng thành quyển đồng thời thực hiện các thủ tục pháp lý
theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Sơ đồ: Trình tự xử lý kế toán và tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm xây
lắp trong điều kiện ứng dụng kế toán máy.
Bước chuẩn bị
-Thu thập, xử lý chứng từ
-Phần mềm kế toán sử dụng


Dữ liệu đầu vào
-Các bút toán điều chỉnh, kết chuyển chi phí…
-Các tài liệu khấu hao…
Vũ Thị Ngọc Mai
– K41.21.02

Page 22


Chuyên đề tốt nghiệp

Máy tính xử lý thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra
-Các báo cáo chi phí sản xuất,….

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SÔNG HỒNG 26
2.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phẩn xây dựng Sông Hồng26.
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty:
Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng 26 thuộc Tổng Công ty Xây
dựng Sông Hồng - Bộ Xây dựng là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán
kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản
chính tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phú Thọ.
Là một Công ty được thành lập muộn nhất của Tổng Công ty Xây
dựng Sông Hồng - Bộ Xây dựng, chủ yếu xây dựng các tỉnh khu vực phía
Bắc như tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La,
Bắc Kạn, Hà Nam, Ninh Bình ...

Công ty có trụ sở chính đặt tại: Phường Tiên Cát , Thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 0210.3840648

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Fax: 0210.3845460.

Page 23


Chuyên đề tốt nghiệp
Tên giao dịch: SONG HONG CONSTRUCTION JOINT STOCK
COMPANY N 0 26.
Ngoài ra Công ty còn có các Chi nhánh đặt tại:
- Phường Minh Xuân thị xã Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang.
- Phường Quyết Thắng thị xã Sơn La tỉnh Sơn La .
- Phường Nguyễn Du thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập từ doanh nghiệp
Nhà nước theo Quyết định số 122A/BXD – TCLĐ ngày 26/3/1993 của Bộ
xây dựng – cấp phép hành nghề xây dựng số 42 – BXD/CSXD ngày 06
tháng 02 năm 1996 và đăng ký kinh doanh số 109283 cấp ngày 13 tháng 01
năm 1995 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ)
và được chuyển đổi từ Công ty xây dựng số 26 thành Công ty cổ phần xây
dựng Sông Hồng 26 theo Quyết định số 1587/QĐ – BXD ngày 14 tháng 10
năm 2004 và chứng chỉ hành nghề số 54/BXD - CSXD cấp ngày 10/03/1997 của
Bộ trưởng Bộ xây dựng. Giấy phép kinh doanh số 1803000243 ngày 22/10/2004 do sở
kế hoạch và đầu tư Tỉnh Phú Thọ cấp.
Theo quyết định thành lập, Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng
26 có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như sau:

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi,
thủy điện, nhiệt điện, bưu điện, sân bay, trường học, văn hóa, thể thao, các
công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình
đường dây, trạm biến áp đến 110KV
- Xây dựng khu đô thị và nhà ở, nhà hàng khách sạn, nhà cho thuê,
văn phòng cho thuê.
- Hoàn thiện công trình xây dựng, giám sát thi công xây dựng và
hoàn thiện công trình dân dụng, công nghiệp; giám sát thi công xây dựng
và hoàn thiện công trình cầu và đường bộ.
- Kinh doanh bê tông thương phẩm.
Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 24


Chuyên đề tốt nghiệp
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác…
Một số công trình công ty xây dựng gần đây: nhà khách UBND tỉnh
Hà Giang, Chi cục thuế huyện Lập Thạch – Vĩnh Phúc; Nhà máy xi măng
Tuyên Quang; Chi cục thuế tỉnh Hà Giang; Chi cục thuế huyện Vị Xuyên –
Hà Giang; Công trình xây dựng nhà xưởng công ty Hoàng Hà….
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật tư
hàng hóa và xây lắp, việc tồn tại đứng vững trong cơ chế thị trường là
những thách thức rất lớn. Tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực cao; hiệu quả
kinh doanh của Công ty ngày càng tốt, tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh… của Công ty ngày càng được nâng cao. Có thể thấy rõ điều này qua
một số các số liệu sau:
Bảng: Một số chỉ tiêu liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần xây dựng Sông Hồng 26 từ năm 2010 đến 2012
Đơn vị tính : VNđồng

TT

Chỉ tiêu

1
2
3

Năm2010

Năm2011

Năm2012

Doanh thu bán hàng 30.129.706.063
Doanh thu thuần
30.129.706.063
Giá vốn
24.525.309.276

41.879.547.166
41.879.547.166
34.634.481.704

70.970.998.553
70.970.998.553
62.715.198.596

4


Lơi nhuận gộp

5.604.396.787

7.245.065.462

8.255.799.957

5

DT từ HĐTC

144.688.116

221.309.039

291.268.193

6

CF tài chính

858.393.163

1.722.412.825

700.100.626

7


CF bán hàng

4.300.152.032

5.170.140.793

7.334.838.857

8

CF QLDN

337.482.188

333.141.524

278.061.077

9

Tổng LN trước thuế 253.211.894

257.221.877

234.067.590

10

CF thuế TNDN


34.891.063

40.961.828

11

LN sau thuế TNDN 218.890.829

222.330814

193.105.762

34.331.065

Vũ Thị Ngọc Mai – K41.21.02

Page 25


×