Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận về quy luật giá trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.88 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Quy luật giá trị:

3

 Phát biểu nội dung quy luật giá trị

3

 Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

3

 Tác động của quy luật giá tri

4
 Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong tư bản cạnh tranh
5
tự do
 Vì sao nói quy luật giá trị là quan trọng nhất?

6

II.
Vận dụng quy luật giá trị trong việc phân phối các nguồn lực
kinh tế và sự hình thành, quản lý giá cả trong nền kinh tế nước ta:
6
 Vận dụng quy luật giá trị trong phân phối các nguồn lực kinh tế


III.

 Sự hình thành quản lý giá cả trong nền kinh tế nước ta

7

 Biện pháp, đinh hướng trong tương lai

8

Kết luận:

10
11

LÊ QUỐC HÙNG

Page 1


 Nội Dung:
Thực tế chứng minh rằng phát triển kinh tế là một vệc vô cùng
khó khăn, là cuộc chạy đua sôi động, là đấu trường đẫm máu giữa các
quốc gia trên toàn thế giới. Muốn đạt được vị trí cao trên đấu trường ấy
các chính sách kinh tế phải có cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật
kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị. Vậy quy luật giá trị là gì? Vì sao lại
nói quy luật giá trị là quan trọng nhất? Vận dụng quy luật giá trị trong
phân phối các nuồn lực kinh tế và sự hình thành, quản lý giá cả trong
nền kinh tế nước ta như thế nào?
I. Quy luật giá trị:

Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như:
Quy luật quan hệ sản xuất chịu sự tác động của lực lượng sản xuất,
quy luật tiết kiệm thời gian lao động,... Nhưng vai trò cơ sở cho sự
chi phối nền sản xuất hàng hóa lại thuộc về quy luật giá trị.
 Về mặt lý thuyết nội dung quy luật giá trị phát biểu như sau: “sản
xuất trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở lượng giá trị hàng hoá hay
thời gian lao động cần thiết” – là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất
và trao đổi hàng hóa.
Theo yêu cầu của quy luật, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong kinh tế hàng hóa,
LÊ QUỐC HÙNG

Page 2


mỗi người tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị
hàng hóa lại chỉ có một nên không thể quyết định bằng hao phí lao động
cá biệt mà là hao phí lao động xã hội cần thiết. Do vậy, để bán được
hàng hóa, bù đắp chi phí và có lãi người sản xuất phải làm sao cho hao
phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xã hội chấp
nhận được (tức là giá trị cá biệt của hàng hóa phải nhỏ hơn hoặc bằng
giá trị xã hội của hàng hóa).
Trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần
thiết, tức là trên nguyên tắc ngang giá: nghĩa là hai hàng hóa có thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra chúng bằng nhau thì có thể trao
đổi được với nhau.
 Cơ chế hoạt động: Sự vận động lên xuống không ngừng của giá cả
thị trường xoay quanh giá trị hàng hóa là cơ chế, phương thức hoạt động
của quy luật giá trị. Giá cả thường không nhất trí với giá trị hàng hóa là
do tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố:

• Quan hệ cung - cầu:
- Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị.
- Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ lớn hơn giá trị.
- Nếu cung bằng cầu thì giá cả hàng hóa sẽ bằng giá trị.

• Quan hệ cạnh tranh.
• Sức mua của đồng tiền.
....
Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phất
huy tác dung.
 Tác động của quy luật giá trị: Trên thực tế, quy luật giá trị mang ý
nghĩa đặc biệt quan trong do mang các tính chất sau:
Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:Trong sản xuất quy
luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giưa
các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá:
LÊ QUỐC HÙNG

Page 3


• Với điều tiết sản xuất:
- Nếu mặt hàng nào đó, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả sẽ tăng cao

hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi nhiều, thì những người sản xuất hàng
hóa đó sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức
lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác (do thu được
lãi ít hơn hay không có lãi) sẽ chuyển sang sản xuất hàng hóa này để thu
lãi cao. Do đó tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được chuyển vào
ngành này, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng.
- Ngược lại, nếu mặt hàng nào đó có cung lớn hơn cầu, giá cả hạ


thấp hơn giá trị, người sản xuất sẽ bị thua lỗ. Tinh hình đó buộc người ta
phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang mặt hàng khác có lãi
hơn, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ngành này giảm đi.
- Trong trường hợp mặt hàng nào đó có giá cả bằng giá trị thì người

sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
• Với điều tiết và lưu thông hàng hóa:
- Thông qua sự biến động của giá cả, hàng hóa được thu hút từ nơi

có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, nhờ đó, góp phần làm hàng hóa
được phân phối hợp lý giữa các vùng, địa phương.
Hai là, kính thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất,thúc đẩy lực
lượng sản xuất của xã hội phát triển: người sản xuất muốn đứng vững
phải liên tục đổi mới kỹ thụât vì kỹ thuật tiên tiến thì giá trị cá biệt của
hàng hoá sẽ giá trị thấp hơn xã hội của hàng hoá như vậy người sản xuất
mới có lãi nhất:
• Theo yêu cầu của quy luật giá trị: sản xuất và trao đổi phải dựa
trên cơ sở hao phí lao động xã hội. Người nào sản xuất có hao phí lao
động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ thu lãi, những người
sản xuất có hao phí lao động lớn hơn hao phí lao động xã hội sẽ phải
chịu lỗ. Do vậy muốn tồn tại người sản xuất phải không ngừng tìm mọi

LÊ QUỐC HÙNG

Page 4


cách để cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng công
nghệ mới vào sản xuất, cải tiến phương thức tổ chức, quản lý sản xuất...

nhằm làm hạ thấp hao phí lao động cá biệt.
• Xu hướng này sẽ diễn ra liên tục do tất cả mọi người đều cố gắng
hạ thấp hao phí lao động cá biệt, kéo theo hao phí lao động xã hội cũng
giảm và người sản xuất lại càng phải hạ thấp lao động cá biệt thêm nữa,
cứ như vậy kĩ thuật được cải tiến không ngừng, năng xuất lao động tăng
lên, nhờ vậy mà lực lượng sản xuất xã hội không ngừng phát triển.
Ba là, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa những người sản
xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo: sự tác động của quy luật giá
trị bên cạnh những tích cực kể trên còn dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo
giữa những người sản xuất hàng hoá nhất là những người sản xuất nhỏ:
Trong nền kinh tế hàng hóa:
• Những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi,
trình độ cao, kĩ thuật tốt...(mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức
hao phí lao động xã hội cần thiết) sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên qua đó
tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
• Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản
xuất thuận lợi (có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn lao động xã hội
cần thiết), hoặc do tai nạn rủi ro thì sẽ bị thua lỗ đến phá sản.
Dẫn đến:
- Bình tuyển những yếu tố tích cực, tiến bộ, dào thải những

yếu tố kém, lạc hậu.
- Phân hóa xã hội thành hai cực Giàu-Nghèo. Đây là một

trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

 Trong tư bản cạnh tranh tự do:
LÊ QUỐC HÙNG


Page 5


Tự do cạnh tranh là tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang
nghành khác, tức là tự phát phân phối tư bản (C và v)vào các nghành sản
xuất khác nhau nên hình thành tỷ suất lợi nhuận khác nhau .Trong cạnh
tranh có sự ganh đua đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với
nhau ,giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng hàng hoá
dịch vụ nhằm dành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá có sự khác nhau về điều kiện sản xuất nên chi phí lao
động cá biệt của sản xuất hàng hoá có sự khác nhau để dành được các
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải cạnh tranh
nhau nhưng các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
luôn biến động nên cạnh tranh diễn ra liên tục .Do đó trong tự do cạnh
tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.

 Vì sao nói quy luật giá trị là quan trọng nhất?
Trong Kinh tế chính trị Mác - Lênin, quy luật giá trị là cơ sở để phát
triển học thuyết giá trị lao động. Mác cho rằng, đó là quy luật chung của
sản xuất hàng hóa và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư
bản. Khi phát triển học thuyết giá trị về lao động Mác đề xuất khái niệm
chi phí lao động xã hội như là một tiêu chuẩn định lượng cho mọi chi phí
lao động cá thể trong điều kiện kinh tế-xã hội nhất định. Theo đó, quy
luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù
hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác, nội dung hoạt
động của nó là: sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên nền tảng chi phí
lao động xã hội cần thiết như nhau và chi phí lao động cá thể khác nhau.
Do đó hình thái biểu hiện của quy luật này là sự dao động giá cả. Giá cả
là biểu hiện bằng tiền của giá trị, hàng hóa trao đổi trên thị trường theo
nguyên tắc ngang giá và theo quan hệ cung - cầu, nên quy luật giá trị

được thể hiện như là quy luật giá cả.

LÊ QUỐC HÙNG

Page 6


Sự chi phối của quy luật giá trị, thông qua sự dao động giá cả, được
thể hiện trong các quá trình sau:
• Phân phối lao động xã hội giữa các ngành kinh tế
• Thường xuyên giảm chi phí lao động trong sản xuất bằng cách áp
dụng công nghệ mới;
• Phân hóa giữa các nhà sản xuất và vì thế, loại khỏi lĩnh vực sản xuất
những cá thể không có khả năng giảm giá thành trên một đơn vị sản
phẩm của mình.
Quy luật giá trị là cơ sở của mọi nền tảng kinh tế, thể hiện sự chi
phối của nó trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, làm sao cho
các quá trình đó phù hợp với những đặc điểm tiêu dùng và tích trữ xã
hội.
Kết Luận: Có thể nói, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực,
vừa có tác động tiêu cực. Do vậy, song song với việc thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển thì nhà nước cần có những biện pháp để phát huy
những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quy luật này.
II. Vận dụng quy luật giá trị trong việc phân phối các nguồn lực kinh
tế và sự hình thành, quản lý giá cả trong nền kinh tế nước ta:
Vì nền kinh tế Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở của quy luật
giá trị nên tất yếu nên dù được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp nó cũng nói
lên được một phần nào đó thực trạng của quá trình vận dụng ,thấy được
những ưu khuyết điểm để từ đó có những phương pháp khắc phục ,nhằm
đạt được nhưng hiệu quả tốt hơn trong quá trình phát triển


 Vận dụng quy luật giá trị trong phân phối các nguồn lực kinh tế:
• Trong một nền kinh tế có ba nguồn lực chính: nhân lực, tài lực và
vật lực. Nhưng thực trạng các nguồn lực này ở nước ta:
LÊ QUỐC HÙNG

Page 7


- Thứ nhất, để phát triển nền kinh tế thì chúng ta cần phải có vốn,

đó là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của nước ta hiện nay. Vậy
mà trên thực tế những năm gần đây nước ta luôn trong tình
trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ hơn
tổng chi ngân sách.
- Thứ hai, là cơ sở vật chất của đất nước. Điều không thể không

thừa nhận là nước ta là cơ sở vật chất kém phát triển, chậm phát
triển. Chính sách đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chưa
được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị
lãng phí hoặc bị bỏ quên còn nhiều
- Thứ ba, là con người. Trình độ văn hoá của con người thấp kém,

khả năng ứng dụng máy nước, trang thiết bị hiện đại trong phát
triển sản xuất không đạt yêu cầu thực tế. Hơn nữa những người
có tay nghề, kỹ thuật cao chiếm số ít trong lực lượng lao động
của đất nước.
• Vận dụng quy luật giá trị:
- Thứ nhất, tuân theo nguyên tắc của quy luật giá trị thì vốn đầu tư


cũng sẽ chuyển dịch từ thị trường có khả năng đem lại lợi nhuận
thấp sang cao. Đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài có khả năng
cung ứng cao cho nền kinh tế nước nhà. Do đó, chúng ta cần tận
dụng mọi khả năng để thu hút nguồn vốn bên ngoài. Đây là nguồn
vốn quan trọng vì nó không những giúp chúng ta về vốn mà còn
góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho
người lao động. Song, khi sử dụng nguồn vốn nước ngoài, chúng ta
phải chấp nhận bị bóc lột, tài nguyên bị khai thác, nợ nước ngoài
tăng lên…Vì vậy, cũng cần phải cân nhắc và sử dụng hợp lý nguồn
vốn nước ngoài.
- Thứ hai, quá trình chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ nơi có lãi

thấp đến lãi cao cũng là tiền đề cho sự khai phá tài nguyên thiên
nhiên, mở rộng và phát triển cơ sở vật chất.
LÊ QUỐC HÙNG

Page 8


- Thứ ba, để tránh bị phá sản và giành ưu thế trong cạnh tranh , mỗi

người sản xuất hàng hoá đều tìm cách giảm giá trị cá biệt hàng hoá
của mình xuống dưới mức giá trị xã hội . Muốn vậy , người sản
xuất phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật , nâng cao trình độ tay
nghề , sử dụng thành tựu mới của khoa học , cải tiến tổ chức quản
lý của sản xuất để tăng năng suất lao động . Lúc đầu chỉ có kỹ
thuật , trình độ tay nghề của một số cá nhân được cải tiến , về sau
do cạnh tranh nên kỹ thuật trình độ tay nghề của toàn xã hội được
cải tiến .


 Sự hình thành quản lý giá cả trong nền kinh tế nước ta:
Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị trường của
hàng hoá
Giá cả thị trường có những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Chức năng thông tin:
+ Chức năng phân bố các nguồn lực kinh tế:
+ Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật:
Do đó việc chuyển sang cơ chế một giá - giá cả thị trường đối với tất
cả các loại hàng hoá , chỉ trừ một số rất ít hàng hoá do nhà nước định
giá là bước chuyển có ý nghĩa quyết định từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta .
Tuy nhiên giá cả thị trường còn phụ thuộc vào các nhân tố sau :
+ Giá cả thị trường: giá cả thị trường là kết quả của sự cân bằng các
giá trị cá biệt của hàng hoá trong cùn một ngành thông qua cạnh tranh.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành dẫn đến hình thành một giá trị xã hội
LÊ QUỐC HÙNG

Page 9


trung bình . Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của sức sản xuất của mỗi
ngành mà giá trị thị trường có thể ứng với một trong biến áp trường hợp
sau:
. Trường hợp 1: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ
phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định.
Đây là trường hợp phổ biến nhất .
. Trường hợp 2: giá trị thị trường của hàng hoá do giá trị của đại bộ
phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu quyết định .
. Trường hợp 3 : giá trị thị trường hàng hoá do giá trị của đại bộ
phận hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt quyết định .

+ Giá trị (hay sức mua) của tiền : Giá trị thị trường tỷ lệ thuận với
giá trị thị trường của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị hay sức mua
của tiền . Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hoá không đổi
thì giá cả hàng hoá vẫn có thể biến đổi do giá trị của tiền tăng lên hay
giảm xuống . Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường là
hiện tượng đương nhiên là vẻ đẹp của cơ chế thị trường , còn sự phù hợp
giữa chúng là sự ngẫu nhiên.
+ Cung và cầu : Trong nền kinh tế thị trường , cung và cầu là những
lực lượng hoạt động trên thị trường . Giữa cung và cầu tồn tại một mối
quan hệ biện chứng ; sự tác động giữa chúng hình thành nên giá cả cân
bằng hay giá cả thị trường , giá cả đó không thể đạt được ngay , mà phải
trải qua một thời gian dao động quanh vị trí cân bằng .

LÊ QUỐC HÙNG

Page 10


- Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị.
- Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ lớn hơn giá trị.
- Nếu cung bằng cầu thì giá cả hàng hóa sẽ bằng giá trị.

+ Cạnh tranh trên thị trường :
- Cạnh tranh cũng là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể

trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều
lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với
người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn
mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt

hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản
xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm
giá...) hoặc phi giá cả (quảng cáo...).
- Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động

lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất
phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật,
áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng
suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu
thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát
triển.
Trong những năm 1986,nước ta đã có hàng loạt những cuộc cải
cách nhằm đưa nền kinh tế phát triển theo một hướng mới . Đảng ta đã
thẳng thắn nhận biết và phê phán những sai lầm trong những chính sách
kinh tế thời kì trước đây. Việc đổi mới này đã bắt đầu tạo lập nền móng
cho sự chuyển biến từ tư duy giá cả phi thị trường đến tư duy giá cả thị
trường. Nó đã tiến hành điều chỉnh giá để kích thích sản xuất , tiến tới
cải cách toàn bộ hệ thống giá của Nhà nước theo hướng làm cho giá cả
phản ánh đầy đủ chi phí hợp lý về sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho
LÊ QUỐC HÙNG

Page 11


người sản xuất thu được lợi nhuận thoả đáng. Tiếp tục xây dựng nền
kinh tế nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế, nỗ lực phát huy thế
mạnh của các thành phần kinh tế , vừa cạnh tranh vùa hợp tác bổ sung
cho nhau trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện được điều đó Đảng ta
quyết định khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc
doanh , phát triển có hiệu quả và nắm những lĩnh vực , ngành then chốt

để phát huy hiệu quả trong nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới và kiện toàn
kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ , bình đẳng phát huy
và kết hợp hài hoà sức mạnh của tập thể và xã viên.
Bên cạnh đó kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục phát triển trong các lĩnh
vực sản xuất theo sự quản lý của Nhà nước. Hướng kinh tế tư bản tư
nhân phát triển theo con đường tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức.
Từng bước hình thành, mở rộng đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng,
tư liệu sản xuất, dịch vụ…tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công cụ quản lý
vĩ mô trọng yếu của Nhà nước. Xây dựng các chính sách tài chính quốc
gia và thực hiện cải cách cơ bản tài chính Nhà nước theo hướng thúc đẩy
khai thác tiềm năng tự nhiên của các tầng lớp nhân dân, vừa tích tụ vốn
ở đơn vị kinh tế vừa đảm bảo nguồn vốn tập trung của Nhà nước.
 Qua đó, dựa vào quy luật giá trị chúng ta có thể có một số giải pháp
để vận dụng tốt hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn như sau:
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh cơ chế quản lý, phát

triển kinh tế thị trường.

LÊ QUỐC HÙNG

Page 12


-

Tiếp tục sắp sếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu

vực doanh nghiệp nhà nước.
-


Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường.

-

Tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ

trình hội nhập kinh tế quốc tế.
-

Đổi mới cơ bản công tác xậy dựng chiến lược, quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội và điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế.
-

Phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

thuộc thành phần kinh tế,chỉ thực hiện đọc quyền một số nghành,một số
lĩnh vực vì lợi ích của đất nước,hạn chế độc quyền,đặc lợi lũng đoạn thị
trường ,khắc phục tình trạng kinh doanh trái phép trốn lậu thuế,cần tăng
cường kiểm tra,kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm làm lành mạnh
thị trường
III.

Kết luận:

Như vậy, quy luật giá trị là quy luật kinh tế khách quan, không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, nhưng con người vẫn có thể
vận dụng được quy luật giá trị vào tổ chức và quản lí nền kinh tế một
cách có hiệu quả theo những mực tiêu xác định.
Thực tiễn những năm qua chứng tỏ rằng quy luật giá trị với những

biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hoá…là lĩnh vực tác
động hết sức nhanh nhạy và lớn lao tới đời sống kinh tế xã hội của đất
nước Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn về vấn đề này và đã
thực hiện nhiều cuộc cải cách kinh tế tuân theo những nội dung của quy
luật giá trị nhằm hình thành và phát triển một nền kinh tế hàng hoá xã
hội chủ nghĩa đa dạng và hiệu quả, đã đạt được những hiệu quả nhất
định. Nhưng những lý thuyết giá trị của kinh tế học phương tây mặc dù
LÊ QUỐC HÙNG

Page 13


có những ưu điểm nhất định nhưng cũng có nhiều khiếm khuyết đặc biệt
trong quan điểm về cơ sở khách quan của giá cả. Cách duy nhất để có
được cơ sở lý luận đúng đắn cho chính sách phát triển kinh tế ở nước ta
là dựa trên nguyên lý cơ bản của lý luận giá trị, tiếp tục phát triển nó cho
phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, làm giàu nó bởi chính những thay
đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế của nước mình.
Tổng kết lại, quá trình phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi
hỏi gắt gao việc áp dụng đúng đắn các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy
luật giá trị, trong thời gian qua tuy đôi lúc sự vận dụng đó của nước ta
còn chưa quán triệt nhiều khi là sự quẩn quanh, dập khuôn nhưng bên
cạnh đó ta cũng đã đạt được những tiến bộ nhất định

“ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho
đất nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”.
- Hồ Chủ Tịch-

LÊ QUỐC HÙNG


Page 14



×