Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

những bài văn mẫu ớp 7 cực haY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 4 trang )

Trời đã quá trưa. Nắng hè gay gắt chiếu xuống mặt đất. Trên cánh đồng làng vẫn nhấp nhô bóng người đang lúi
húi làm cỏ lúa. Từ trên đường nhìn xuống, em thấy chiếc nón cũ chỉ đủ che cho mái đầu của mẹ còn lưng áo
nâu bạc ướt đẫm mồ hôi phơi ra dưới nắng. Em cất tiếng gọi: – Mẹ ơi! Con mang cơm ra đây này! Mẹ nghỉ tay
ăn cơm đã! Mẹ ngẩng lên đáp lại: -Ừ! Mẹ vào ngay đây! Rồi mẹ vác chiếc cào cỏ lên vai, nhẹ nhàng vén từng
bụi lúa lội bước lên bờ. Mẹ khoan khoái vốc từng vốc nước mát trong của dòng mương chạy ngang cánh đồng
để rửa mặt. Nụ cười tươi tắn làm rạng rỡ gương mặt đầy đặn rám nắng của mẹ.
Mẹ em năm nay tuổi đã gần bốn mươi, dáng người đậm chắc, khỏe mạnh. Mọi việc lớn nhỏ một tay mẹ lo hết
vì bố em là bộ đội, đóng quân tít tận vùng biên giới phía Bắc, ít có dịp về nhà. Quanh năm, mẹ quần quật làm
việc, cấy hái ngoài đồng, nắng mưa chẳng quản. Làng xổm đều khen mẹ em tính nết hiền hoà, đảm đang, tháo
vát và mừng cho ông bà nội có được người con dâu hiền thảo.
Em thương mẹ lắm! Ngoài giờ học, em thường giúp mẹ những việc lặt yặt như quét dọn, tưới rau, chò gà cho
lợn ăn… Mẹ khen em ngoan và cười bảo: – Mẹ muốn rèn cho con đức tính cần cù, chăm chỉ, chứ ngần ấy việc,
mẹ làm chỉ loáng cái là xong. Em hiểu ý và càng cố gắng hơn để san sẻ bớt nỗi nhọc nhằn của mẹ.
Ngày mùa, cánh đồng làng em vàng rực một màu lúa chín. Hương lúa thơm ngọt, nồng nàn quyện với hương
hoa cau, hoa bưởi thơm ngát tỏa lan khắp xóm thôn. Mọi người đều náo nức trước vụ mùa bội thu. Niềm vui
hiện rõ trong giọng nói, ánh mắt, nụ cười của mẹ. Tưởng chừng bao vất vả, gian nan đều đã lùi xa.
Tuy còn nhỏ nhưng em đã hiểu rằng bát cơm em ăn, tấm áo em mặc, quyển sách quyển vở em học… đều được
đổi bằng mồ hôi của mẹ. Đêm đêm, mẹ thức cùng em cho tới khi nào em học bài và làm bài xong thì mẹ mới
buông màn đi ngủ. Bô" đi vắng nên mẹ em vừa phải làm người mẹ dịu dàng, vừa phải làm người cha nghiêm
khắc. Những lời động viên mộc mạc, chân tình cùng với nụ cười đôn hậu của mẹ làm cho lòng em thêm ấm áp
và tin tưởng.
Em nhớ lần lỡ tay làm vỡ chiếc bình cắm hoa bằng thủy tinh của bô" mua vào dịp Tết năm ngoái. Vì lo sợ nên
em đã đổ tội cho chú mèo tam thể. Tối hôm ấy, sau khi dọn dẹp xong, mẹ gọi em ra sân nói chuyện. Hai mẹ
con ngồi trên chiếc chõng tre kê dưới gốc cau. Dải Ngân Hà bàng bạc vắt ngang qua bầu trời đêm lấp lánh sao.
Trăng sáng in rõ bóng cây trên mặt sân, mỗi khi gió thổi lại rung rinh, lay động. Em hồi hộp chờ đợi và cũng
mang máng đoán ra điều mẹ sẽ nói. Tiếng mẹ cất lên khe khẽ chỉ vừa đủ để em nghe: – Thu à ! Lúc chiều, mẹ
biết là con nói dối. Nếu con lỡ tay đánh vỡ chiếc bình, con cứ mạnh dạn, thành thật nhận lỗi, ông bà và mẹ sẽ
chẳng trách con đâu. Nhưng sự dối trá của con làm cho cả nhà buồn đấy ! Lần sau đừng như thế nữa nghe
chưa, con gái của mẹ !
Nghe mẹ nói, nước mắt em ứa ra. Em khóc vì xấu hể và ân hận. Em ôm lấy mẹ và lí nhí xin lỗi. Mẹ vuốt tóc
em, thủ thỉ: – Thôi, đừng khóc nữa con Ị Mẹ tin rằng con sẽ không bao giờ biến mình thành kẻ dối trá đáng


ghét! Nào, hãy ngẩng đầu lên !
Em nắm thật chặt đôi bàn tay chai sần của mẹ và ngước mắt nhìn. Dưới ánh trăng, nụ cười khoan dung của mẹ
mới đẹp làm sao! Trái tim em cất lên tiếng gọi thiết tha: – Mẹ ,Mẹ kính yêu của con ! Con sẽ cố gắng làm theo
lời mẹ dạy để trở thành một đứa con ngoan!


Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: “Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn
một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?”!. “Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé”. Trả lời
mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
-“Chuyện là thế này mẹ ạ!. Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về
trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng,
vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định
hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một
chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm
lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo
xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
-“Làm sao bây giờ hả Phương?”.
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ
vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ
mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều
thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại
đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi
xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me
này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với
người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe
dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác
đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.


Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với
chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm
Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!”
Bây giờ thì Phương — người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi
vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Đề bài: Tả về cô giáo mà em yêu quý nhất
“Mùa xuân ai đi hái hoa.
Còn em đi nuôi dạy trẻ.
Sao em muốn đàn em mau khỏe?
Sao em muốn đàn em mau ngoan?”

Khi lớn lên có mấy ai trong chúng ta còn nhớ đến chuyến đò đầu tiên đã đưa mình chập chững bước vào cánh
cửa học vấn của cuộc đời. Có mấy ai còn nhớ đến người lái đò dạo ấy với những yêu thương trìu mến dành cho
mình, lúc mình mới lên hai, lên ba. Đối với em, hình ảnh cô giáo mầm non – là cô giáo Hiên – vẫn mãi ngự trị
trong tâm hồn em…
Cô Hiên thường ra tận hành lang đón học trò, đón em từ vòng tay mẹ. Lúc nào cô cũng hôn lên má em âu yếm,
vuốt tóc em trìu mến và ôm em vào lòng. Cảm giác ấm áp, dễ chịu, lan tỏa từ cô sang em khi cô xoa xoa nhẹ
nhàng vào lưng em, dịu dàng, ngọt ngào vỗ về: “Nhựt ngoan nào. Con nín đi nha! Cô thương, cô thương nhiều
mà!”. Thế là em không còn nhè nữa, cố đưa đôi mắt đỏ hoe nhìn theo bóng mẹ xa dần ngoài cổng trường. Tay
em nhỏ xíu, nằm gọn lỏn trong bàn tay cô, giơ lên cao vẫy tay tạm biệt bà và mẹ.

Tả về cô giáo mầm non của em
Đến bây giờ em mới hiểu rằng nghề nuôi dạy trẻ thật không dễ chút nào. Một lớp khoảng 20 học sinh, suốt
ngày khóc lóc, cấu xé, tiểu tiện liên tục. Điều đó thật là khủng khiếp. Phải là người có tâm, có lòng yêu thương
trẻ con thật sự thì mới có thể làm tốt được. Cô Hiên của em ngày ấy quả là người cô theo đúng nghĩa. Cô đã


thể hiện lòng bao dung của mình qua gương mặt phúc hậu, ánh mắt dịu dàng, nụ cười luôn nở trên môi, và cuối
cùng là cái “tâm” sáng ngời trong cô được nhìn thấy rõ nhất qua đôi bàn tay cô.
Ôi! Nhắc đến điều này làm em cảm thấy như vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác ấm áp, trìu mến, nhẹ nhàng đầy
thương yêu, cực kỳ dễ chịu, lan tỏa trong trái tim em khi được tay cô chăm sóc thuở xưa. Đôi bàn tay như có
phép tiên của cô đã giúp em và các bạn nhỏ khác ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, ngoan hiền hơn và chóng lớn chỉ
sau một năm học cô. Em vẫn còn nhớ đôi bàn tay của cô mịn màng, âm ấm. Những ngón tay thon dài, cắt
móng sạch sẽ luôn được cô đưa lên làm gương cho các cháu. Cô không một lần ngắt nhéo trẻ, làm trẻ đau,
không một lần làm rơi vỡ đồ trước mặt trẻ, không một lần cư xử thô bạo với trẻ. Mà trái lại, từ tay cô, sự kỳ
diệu luôn được nhân lên gấp bội bởi tính cách cẩn thận vốn có, khi cô cột tóc cho bé gái, mặc đồ cho bé trai,
tắm táp cho bé nào cũng thật nhẹ nhàng, nâng niu kỹ lưỡng như con đẻ của mình.
Đôi bàn tay của cô đã khéo léo đút cho chúng em từng muỗng cơm, muỗng nước, đã khéo léo nắm lấy những
đôi tay nhỏ nhắn của chúng em viết những con số, những chữ cái a,b,c… đầu tiên vào trang vở. Cô chính là
người đầu tiên giúp em và các bạn nhận biết, làm quen với số đếm, chữ cái, biết nắn nót, biết viết thẳng dòng.
Em tin rằng không chỉ em mà còn có những thế hệ đã đi qua, đã từng được học cô, sẽ mãi nhớ đến đôi bàn tay

diệu kỳ của cô, không ai có thể lãng quên.
Hồi đó tuy thể trạng rất bé nhỏ, ốm yếu nhưng bù lại em có một trí nhớ rất tốt. Học lớp của cô, em nhanh
chóng được cô phát hiện điều đó, thế là cô bầu em làm lớp trưởng. Em thường xuyên được cô mời lên bảng,
cầm thước dài, chỉ vào từng con số, từng chữ cái rồi đọc to cho các bạn đọc theo. Em được cô thương nhiều
lắm. Nhờ cô mà các cô giáo lớp chồi hoặc lớp lá đều biết đến khả năng đọc viết của em. Vì vậy, vào một thời
điểm nhất định, em được cô Hiên cho phép sang lớp của các cô ấy, lên bảng, đọc bài cho các bạn lớn hơn nghe.
Em vẫn còn nhớ đã hãnh diện như thế nào. Đó là những năm tháng tuyệt đẹp, đáng nhớ nhất trong cuộc đời
của em.
Có lẽ em là đứa trẻ thương cô nhất. Bởi khi được chuyển lên lớp chồi, em đã khóc lóc, không chịu rời xa cô.
Ba năm mầm non là ba năm em được gần gũi bên cô. Cô vẫn bên em, vẫn thương em như ngày nào còn học
cô. Giờ đây, em đã trở thành một thiếu niên 13 tuổi cao lớn, khỏe mạnh chứ đâu còn là cậu bé ốm yếu, nhỏ bé
ngày nào, mà sao hình ảnh của cô vẫn còn ghi khắc sâu đậm trong tâm hồn của em…
Em xin mượn những câu hát ngọt ngào dưới đây của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý để gửi tặng đến cô và cũng để kết
thúc bài viết của mình:
“Một mai khi em lớn khôn
Đừng quên khi đi nhà trẻ
Quên cô giáo, người nuôi em khỏe
Quên cô giáo, người chăm em ngoan
Quên những lời cô giáo yêu thương…”



×