Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Mối quan hệ giữa vua và quan trong tư tưởng chính trị của hàn phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.48 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ QUAN TRONG
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Chính trị học

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN THANH BÌNH

MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ QUAN TRONG
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Văn Vĩnh


Hà Nội - 2015

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỂ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI ..................................................... 16

1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 16
1.2. Những tiền đề lý luận ........................................................................... 19
2.1.1. Kế thừa tư tưởng của Tuân Tử ...................................................... 20
1.2.2. Kế thừa tư tưởng của Lão Tử ........................................................ 23
1.2.3. Kế thừa tư tưởng Pháp gia ............................................................ 25
1.3. Tác giả - Tác Phẩm .............................................................................. 31
1.3.1. Tác giả ........................................................................................... 31
1.3.2 Tác phẩm ........................................................................................ 33
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 34
Chương 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ QUAN .................................................................................. 35

2.1. Quan niệm về “Vua” trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi................. 35
2.2. Quan niệm về “Quan” trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi ............... 43
2.3. Nội dung mối quan hệ giữa vua và quan ............................................. 45
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 58
Chương 3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIÁ TRỊ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ CỦA HÀN PHI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VUA VÀ QUAN GỢI MỞ SỰ
KẾ THỪA VÀ VẬN DỤNG Ở NUỚC TA HIỆN NAY ................................................. 59


3.1. Một số hạn chế trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi về mối quan
hệ giữa vua và quan..................................................................................... 59
3.2 Những giá trị gợi mở sự kế thừa và vận dụng ở nước ta ...................... 63

3


3.2.1 Tư tưởng chính trị của Hàn Phi về “vua” vận dụng trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay. .......................... 63
3.2.2 Tư tưởng chính trị của Hàn Phi về “quan” vận dụng trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay ......................... 66
3.2.3 Vận dụng Tư tưởng chính trị của Hàn Phi về mối quan hệ giữa
vua và quan ở nước ta hiện nay ............................................................... 72
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 78
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 80
DANH MỤC THAM TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào
đổi mới về kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng xác
định việc tiếp thu những giá trị văn hóa, tư tưởng, đạo đức, pháp luật của nhân
loại có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn nhất và lâu đời nhất
trong lịch sử nhân loại, trong quá trình phát triển nó đã tạo ra những thành tựu
rất lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong số những thành tựu đó phải kể tới

những đóng góp về tư tưởng chính trị cho nhân loại. Trung Quốc là nơi đã sản
sinh ra rất nhiều nhà tư tưởng. Tư tưởng chính trị của họ được sử dụng để làm
nền tảng định hướng cho việc cai trị của đất nước. Hàn Phi là một trong số
những nhà tư tưởng như vậy.
Hàn Phi là một nhà tư tưởng theo trường phái Pháp trị, ông không phải
là người sáng lập ra trường phái này nhưng là người có công rất lớn trong
việc đưa tư tưởng của trường phái Pháp trị lên một tầm cao mới. Chính vì vậy
khi nói tới trường phái Pháp gia người ta nghĩ ngay tới Hàn Phi. Trên cơ sở
nghiên cứu các học thuyết chính trị cùng thời Hàn Phi đã kế thừa những hạt
nhân lý luận hợp lý của Nho gia, Đạo gia cùng với đó ông đã kế thừa, vận
dụng, phát triển những tư tưởng của các Pháp gia tiền bối để xây dựng học
thuyết Pháp trị thành một học thuyết chính trị hoàn chỉnh về lý luận và có giá
trị thực tiễn sâu sắc. Lịch sử đã chứng minh chính nhờ sử dụng tư tưởng chính
trị của Hàn Phi mà Tần Thủy Hoàng đã xây dựng được nước Tần trở thành
một quốc gia giàu mạnh rồi thống nhất được Trung Quốc .
Tư tưởng chính trị của Hàn Phi đề cập tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống như chính trị, xã hội, pháp luật, con người chính trị… Các tư
tưởng này có giá trị vượt thời gian và không gian, nó không chỉ được sử dụng
5


ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà sau này tiếp tục được sử dụng, không dừng
lại ở Trung Quốc mà các tư tưởng này còn được các nước lân cận tiếp thu, sử
dụng trong việc cai trị đất nước. Với những giá trị như vậy, việc nghiên cứu
tư tưởng chính trị của Hàn Phi có ý nghĩa rất lớn.
Ở nước ta nghiên cứu tư tưởng chính trị của Hàn Phi từ lâu đã được rất
nhiều các học giả quan tâm. Đã có các công trình khác nhau nghiên cứu về tư
tưởng chính trị của Hàn Phi từ nghiên cứu hệ thống tư tưởng đến nghiên cứu
một khía cạnh trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi. Song đi sâu nghiên cứu
tư tưởng của Hàn Phi ở khía cạnh con người chính trị mà cụ thể là mối quan

hệ giữa vua và quan - chủ thể và khách thể trong tư tưởng chính trị của Hàn
Phi là một nội dung chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu. Nhận thức
được ý nghĩa trong việc nghiên cứu tư tưởng chính trị của Hàn Phi nói chung
cũng như tư tưởng chính trị của Hàn Phi về con người chính trị nói riêng nên
tôi chọn vấn đề: "Mối quan hệ giữa vua và quan trong tư tưởng chính trị
của Hàn Phi" làm đề tài luận văn thạc sỹ chính trị học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tư tưởng của Hàn Phi từ lâu đã được rất nhiều học giả
trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm. Ở nước ta việc nghiên cứu tư
tưởng chính trị của Hàn Phi phải kể tới các công trình sau:
Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc của La Trấn Vũ (Nhà xuất bản
Sự thật, Hà Nội, 1964). Đây là công trình nghiên cứu rất công phu của tác giả
về tư tưởng chính trị Trung Quốc trong đó tác giả dành một chương để giới
thiệu về tư tưởng chính trị của Hàn Phi. Trong chương giới thiệu về Hàn Phi,
La Trấn Vũ trình bày về thân thế sự nghiệp, thành phần xuất thân và tư tưởng
chính trị của Hàn Phi.
Về Tiểu sử: Hàn Phi là con vua Hàn không rõ năm sinh và mất năm 233
TCN tương ứng với năm Tần Thủy Hoàng thứ 14. Hàn Phi từ nhỏ theo học
Tuân Tử cùng với Lý Tư sau làm tướng quốc nước Tần.
6


Về thành phần xuất thân: Ông là một công tử nước Hàn nên thành phần
xuất thân là giai cấp quý tộc phong kiến. Tuy nhiên học thuyết chính trị của
Hàn Phi không bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc mà bảo vệ lợi ích của tầng
lớp mới đang lên trong xã hội lúc bấy giờ.
Về tư tưởng: Hàn Phi kế thừa tư tưởng một số tư tưởng của các trường
phái khác như thuyết “tham nghiệm”; “lợi kỉ; “pháp độ” của Tuân Tử. Ông
chỉ kế thừa một số tư tưởng của Nho gia còn lại phủ nhận học thuyết của Nho
gia, ông cũng kế thừa học thuyết của Lão Tử về “vô vi”. Đặc biệt Hàn Phi là

người kế thừa và phát triển học thuyết Pháp trị. Theo La Trấn Vũ sự kế thừa
các tư tưởng của các trường phái khác nhau để xây dựng học thuyết Pháp trị
của Hàn Phi không phải là một sự trộn lẫn các tư tưởng một cách đơn thuần
cơ học mà nó là một sự kế thừa có chọn lọc, chỉ kế thừa những tư tưởng phù
hợp, gạt bỏ thậm chí là phủ nhận những tư tưởng mà Hàn Phi cho là không
phù hợp.
Theo La Trấn Vũ từ nhận thức cho rằng bản tính con người là ác, tất cả
các quan hệ, hành động của con người đều do lợi ích chi phối nên có thể nói
lợi ích cá nhân là động cơ chi phối tất cả các hành động của con người, tất cả
các quan hệ giữa con người với nhau đều xoay quanh lợi ích. Trong nghiên
cứu này của mình tác giả La Trấn Vũ cho rằng tư tưởng “tham nghiệm” là
một tư tưởng có giá trị đặc biệt trong học thuyết pháp trị của Hàn Phi. “Tham
nghiệm” là cách để giải thích và nắm được điều đúng điều sai. Từ những việc
làm cụ thể phải so sánh chúng với nhau để biết được chân lý. Đây là một cách
để vua có thể xem xét việc làm của quan lại biết được việc làm của quan lại là
đúng hay sai, là phù hợp hay không phù hợp. Tham nghiệm chính là một công
cụ vô cùng quan trọng để kiểm tra công việc của vua.
La Trấn Vũ chỉ ra rằng trong học thuyết của Hàn Phi thì để cai trị đất
nước và cai quản được quan lại nhà vua phải có “Pháp, Thế, Thuật”. Mỗi một
cái giữ một vị trí và vai trò khác nhau, giữa chúng có quan hệ mật thiết với
7


nhau hỗ trợ nhau nếu thiếu một yếu tố thì không thể nắm giữ được quyền lực,
không thể sai khiến bầy tôi. Tác giả cho rằng: “ Ở Hàn Phi, ba điều không thể
phân chia được trong hệ thống lý luận của ông, đồng thời trong ba điều ấy thì
lấy “pháp luật” làm trung tâm, còn “thế” và “Thuật” chỉ là những điều kiện tất
yếu để thực hành “pháp luật” .
Thưởng phạt cũng là một nội dung quan trọng mà Hàn Phi đề cập tới
trong học thuyết của mình, La Trấn Vũ cho rằng: “thưởng phạt của Hàn Phi

tức là công cụ để chấp hành pháp luật”. Việc sử dụng thưởng phạt trong tư
tưởng chính trị của Hàn Phi có tác dụng khuyến khích bầy tôi làm những việc
tốt và ngăn cản bầy tôi làm việc vi phạm pháp luật. Ông cũng cho rằng chỉ
vua mới được dùng công cụ thưởng phạt.
Đại cương triết học Trung Quốc do Doãn Chính chủ biên (Nhà xuất
bản Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998). Trong tác phẩm này tác giả
trên cơ sở nghiên cứu điều kiện hình thành nội dung tư tưởng của Hàn Phi và
nghiên cứu những tư tưởng mà Hàn Phi kế thừa của các nhà tư tưởng khác
như Lão Tử, Tuân Tử…. tác giả đi tới kết luận khẳng định tư tưởng duy vật
của học thuyết Pháp trị của Hàn Phi, và cái gốc của tư tưởng này là đạo Lão.
Theo tác giả Doãn Chính tư tưởng “tham nghiệm” trong học thuyết của Hàn
Phi có giá trị rất lớn. Ngay từ thời cổ đại các pháp gia đã thấy được vai trò của
“tham nghiệm” xem đó là cơ sở để kiểm tra nhận thức và hành động.
Một nội dung quan trọng khác trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi
theo tác giả Doãn Chính đó là thưởng phạt. Công cụ thưởng phạt được Hàn
Phi so sánh như “hai đòn bẩy” trong tay vua để nắm giữ quyền lực. Hàn Phi
cho rằng thưởng phạt phải được thực hiện song song, thưởng cho đúng người,
đúng việc, thưởng thật hậu hĩnh để khuyến khích việc tốt. Phạt thì phải thật
nặng, không kiêng nể bất cứ ai để răn đe ngăn cản những việc làm sai trái.
Hàn Phi phê phán chính sách chỉ sử dụng một trong hai cái hoặc thưởng hoặc
phạt trong tư tưởng của Thương Ưởng.
8


Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý (Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh 1997) của Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái. Các tác giả đã khai thác
tư tưởng của học thuyết Pháp trị của Hàn Phi về vai trò của pháp luật như một
công cụ quan trọng để điều chỉnh xã hội. Các tác giả cho rằng pháp luật là cái
chung vì lợi ích tối cao của xã hội chứ không phải vì lợi ích của kẻ cầm quyền,
yêu cầu bình đằng về pháp luật và củng cố quyền lực của kẻ cầm quyền.

Hàn Phi Tử (Nhà xuất bản Văn học thông tin 1994) của Nguyễn Hiến
Lê, Giản Chi. Trong tác phẩm này các tác giả đi sâu nghiên cứu rất kỹ về điều
kiện kinh tế xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc như là cơ sở hình thành tư
tưởng Hàn Phi và đi sâu phân tích các tư tưởng “Pháp” “Thế” Thuật” như là
các nội dung tư tưởng chính của Hàn Phi.
Về phạm trù “Thế” các tác giả sơ lược quá trình nhận thức về “Thế” và
người khởi xướng dùng “Thế” trong cai trị đất nước là Thận Đáo. Hàn Phi
ủng hộ quan điểm dùng “Thế” trong chính trị và ông đã kế thừa tư tưởng này
trong việc xây dựng học thuyết pháp trị của mình. Điều này được thể hiện ở
trong tác phẩm của mình Hàn Phi có chương “Nạn Thế” tức là bàn về Thế (vị
thế) và sử dụng “Thế” trong chính trị.
Về phạm trù “Pháp” trong học thuyết chính trị của Hàn Phi là trung
tâm, theo tác giả pháp luật của Hàn Phi phải đáp ứng được các yêu cầu như
pháp luật phải hợp thời, dễ hiểu, dễ thi hành, pháp luật phải công bằng và phải
được phổ biến rộng rãi.
Về phạm trù “Thuật” theo tác giả đó là cách vua chúa làm cho quan
lại thi hành đúng pháp luật, chỉ được làm những việc pháp luật cho phép.
Vua cai quản cả một đất nước rộng lớn không thể tự mình làm tất cả mọi
việc, phải dùng quan lại để cai quản đất nước. Trong cai trị vua chỉ điều
hành và quan sát ở tầm vĩ mô các công việc cụ thể tương tác với dân do quan
làm. Thuật ở đây chính là cách vua khiến cho quan khi thi hành công vụ
phải đặt lợi ích công lên hành đầu, phải làm đúng pháp luật. Vua “trị quan
9


bất trị dân”. Theo các tác giả “Thuật” được Hàn Phi nhắc tới gần như xuyên
suốt các phẩm của mình.
Theo tác giả vua là một nhân vật trung tâm quyền lực, quyết định sự
thịnh suy của một quốc gia do đó một ông vua để bảo đảm được quyền lực
của mình, để có thể sai khiến đước quần thần thì vua phải có “Pháp”, “Thế”,

“Thuật”. Bên cạnh đó vua còn đích thân sử dụng công cụ thưởng phạt, không
chia sẻ công cụ này cho bất cứ ai nếu không sẽ bị chế ngự, bị cướp mất quyền
lực. Và thưởng phạt là công cụ hữu hiệu nhất trong việc cai trị.
Hàn Phi Tử (1992) của các giả Phan Ngọc là công trình nghiên cứu
công phu và tác giả đánh giá Hàn Phi Tử là một tác phẩm có giá trị rất lớn.
Tác giả nhận xét: “Đọc tác phẩm Hàn Phi Tử cách đây 2300 năm nhưng ai
cũng phải giật mình về tính thời sự của nó. Ta có cảm tưởng tác giả là người
hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và lý luận hôm nay”. Trong tác phẩm dịch có
phần mở đầu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Hàn Phi cũng như những tư
tưởng chính trị cơ bản của ông.
Tác giả cho rằng tư tưởng chính trị của Hàn Phi xuất phát từ điều kiện
kinh tế xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Đó là thời kì cái cũ dần bị thay
thế cái mới còn đang manh nha, trật tự cũ không còn được duy trì. Yêu cầu
cần có một tư tưởng mới phù hợp với thời đại để làm cơ sở cho sự thống nhất
Trung Quốc.
Trong phần giới thiệu những nội dung tư tưởng chính trị của Hàn Phi
được tác giả đánh giá có sự kế thừa các tư tưởng của các trường phái chính trị
khác như Nho gia, Đạo gia và đặc biệt là kế thừa tư tưởng của các Pháp gia
tiền bối. Tác giả viết: “Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là bản thiết kế nhưng
Lão mới là kỹ thuật thi công của ngôi nhà độc đáo” [36, tr 17]. Ngoài ra các
tư tưởng chính trị về bản tính con người, về pháp luật, về địa vị quyền thế, về
thủ thuật trong việc cai trị, về thưởng phạt…được tác giả Phan Ngọc giới
thiệu một cách khái quát.
10


Hàn Phi Tử - Sự phát triển các tư tưởng Pháp gia (Nhà xuất bản
Đồng Nai 1995) do Hàn Thế Chân (dịch). Theo tác giả, Hàn Phi xuất thân từ
tầng lớp quý tộc, sinh khoảng năm 280 TCN mất năm Tần Thủy Hoàng thứ
mười bốn tức năm 233 TCN. Tác phẩm Hàn Phi Tử được Hàn Phi viết khi mà

các kế sách nhằm khôi phục nước Hàn của ông không được sử dụng. Ông viết
tác phẩm này để lại cho đời sau.
Trong tác phẩm này tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa tư tưởng của
Hàn Phi với trường phái Nho gia, Đạo gia. Hàn Phi kế thừa quan điểm của
Tuân Tử khi cho rằng bản tính con người là ác, và hành động của họ bị chi
phối bởi lợi ích cá nhân. Còn đối với Đạo gia Hàn Phi kế thừa quan điểm
vô vi.
Nghiên cứu về con người chính trị trong tư tưởng của của Hàn Phi tác
giả cho rằng Hàn Phi xem bản tính con người là ác, là hám lợi. Mưu lợi riêng
là bản tính của mỗi con người. Bản tính tư lợi này thể hiện trong tất cả các
mối quan hệ xã hội như vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè… Trong
quan hệ vua - tôi tác giả cho rằng đây là mối quan hệ dựa trên lợi ích, đấu
tranh, phủ nhận lẫn nhau trong suy nghĩ và hành động để làm sao kiếm được
lợi ích về phía mình nhiều nhất có thể.
Từ quan niệm cho rằng bản tính con người là ác, là tư lợi nên Hàn Phi
cho rằng những người làm chính trị thường phải độc đoán, không cần lấy lòng
dân bởi vị dân chỉ nhìn thấy mối lợi nhỏ, kiến thức hạn hẹp, nếu tin vào
những việc mang lợi ích lâu dài cho đất nước thì có thể bắt tay vào làm.
Aristot và Hàn Phi Tử con người chính trị và thể chế chính trị (2007)
của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên. Trong tác phẩm này tác giả đi sâu
nghiên cứu những tiền đề kinh tế xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc xem đó
như là cơ sở hình thành tư tưởng của Hàn Phi. Về nguồn gốc tư tưởng theo tác
giả là sự tổng hợp trên cơ sở kế thừa các tư tưởng chính trị khác nhau của các
trường phái: Đó là tư tưởng vô vi của Lão Tử, là quan niệm về bản chất con
11


người là ác, là tư lợi của Tuân Tử và các tư tưởng về pháp thế thuật… của các
Pháp gia tiền bối.
Trong tác phẩm tác giả xem xét Pháp, Thế, Thuật dưới góc độ thể chế

và coi nó như là cơ chế thực thi quyền lực. Để cai trị đất nước Pháp, Thế,
Thuật như ba trụ cột trong tư tưởng của Hàn Phi và yêu cầu đối với vua khi sử
dụng ba công cụ này phải thật khéo léo để chế ngự bầy tôi, để bảo đảm quyền
lực của mình.
Theo tác giả, quan hệ giữa vua và tôi là quan hệ trung tâm trong tư
tưởng chính trị của Hàn Phi. Trong mối quan hệ này đối với vua cần phải hư
tĩnh vô vi, biết tôn trọng pháp luật, nắm chặt quyền thưởng phạt, không theo
thuyết dị đoan, biết lo xa, biết sử dụng thuật, biết tuyển chọn và sử dụng quan
lại… Có thể nói ông vua phải hội tụ rất nhiều tiêu chuẩn. Đối với quan đó là
tầng lớp rất đông người có quan hệ trực tiếp với vua và dân. Về bản tính là
những kẻ hám lợi và tàn ác, luôn bị tha hóa bởi lợi ích. Quan lại có rất nhiều
cách để lừa dối vua. Nhận xét về quan niệm của Han fPhi về con người chính
trị tác giả viết: “Quan niệm về con người chính trị của Hàn Phi dựa trên lý
thuyết bản tính con người là ác của các pháp gia tiền bối đặc biệt là của Tuân
Tử - thầy trực hệ của Hàn Phi. Khi xem xét hành động của ai, ông không xem
xét dưới góc độ nhân nghĩa, đạo dức mà xét dưới góc độ lợi ích cá nhân. Mọi
cái cao quý thiêng liêng đều quy về lợi hết. Trong đời sống chính trị ông thấy
chỗ nào cũng là lừa dối, lợi dụng, tính toán, mưu mô. Ông không hề than
phiền về đạo đức suy đồi mà chấp nhận con người như nó tồn tại: hán lợi, ích
kỷ. Trên cơ sở đó Hàn Phi xây dựng lý thuyết về con người chính trị gồm hai
đối tượng là vua và bầy tôi. Họ là chiến binh ở hai trận tuyến, vừa gầm ghè
nhau, vừa hòa để kiếm lợi ở nhau”.
Tư tưởng chính trị của Hàn Phi Tử - Luận án tiến sỹ chính trị học của
Trương Văn Huyền (2012). Trong công trình này tác giả đi sâu nghiên cứu
những điều kiện kinh tế xã hội, những tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng của
12


Hàn Phi. Tác giả cho rằng thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì cái cũ đang
dần mất đi cái mới đang dần hình thành và tư tưởng chính trị của Hàn Phi là sự

kế thừa và phát triển một số tư tưởng của Nho gia, Đạo gia và Pháp Gia.
Về nội dung tư tưởng tác giả nghiên cứu tính tất yếu thay đổi phương
thức cai trị đó là điều kiện sống thay đổi tất yếu phương thức cai trị phải thay
đổi thì cai trị mới hiệu quả, tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi tác giả nghiên cứu
“Pháp” “Thế” “Thuật” và mối quan hệ giữa các yếu tố này và về con người
chính trị trong tư tưởng Hàn Phi đó là vua, quan và dân.
Qua tìm hiểu cá nhân tôi thấy rằng mặc dù các tác giả trước đã đi sâu
nghiên cứu tư tưởng chính trị của Hàn Phi ở các khía cạnh khác nhau. Có
công trình đi vào nghiên cứu tư tưởng của Hàn Phi dưới góc độ Triết học, có
công trình đi nghiên cứu tư tưởng của Hàn Phi dưới góc độ pháp luật, một số
công trình nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi về chính trị…. nhưng đi sâu nghiên
cứu về mối quan hệ giữa vua và quan - một nội dung trong tư tưởng chính trị
Hàn Phi vẫn còn bỏ ngỏ và cần được làm rõ. Chính vì vậy tôi chọn vấn đề:
“Mối quan hệ giữa vua và quan trong tư tưởng chính trị của Hàn Phi” làm
đề tài luận văn thạc sỹ chính trị học của mình.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Mục đích của luận văn
Luận văn tập trung làm rõ tư tưởng chính trị của Hàn Phi về mối quan
hệ giữa vua và quan gợi mở sự kế thừa, vận dụng những tư tưởng đó ở nước
ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu các điều kiện về kinh tế xã hội thời Xuân Thu Chiến Quốc đã hình thành tư tưởng chính trị của Hàn Phi.
Thứ hai, nghiên cứu các quan niệm, quan điểm của Hàn Phi về vua, về
quan và mối quan hệ giữa vua và quan.
13


Thứ ba, thông qua những quan điểm của Hàn Phi thể hiện trong mối
quan hệ giữa vua và quan đánh giá những mặt hạn chế cũng như những giá trị

của các quan điểm ấy, gợi mở việc kế thừa và vận dụng ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Hàn Phi về mối quan hệ giữa vua
và quan..
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chính trị, tư tưởng chính trị, con người chính trị và văn hóa
chính trị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp kết hợp logic với lịch sử,
phân tích và tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa các vấn đề xã hội và tư tưởng
của Hàn Phi về mối quan hệ giữa vua và quan.
6. Đóng góp của luận văn.
Luận văn góp phần làm rõ thêm một trong những nội dung tư tưởng
của Hàn Phi đó là mối quan hệ giữa vua và quan. Luận văn có thể sử dụng để
làm tài liệu tham khảo, học tập cho những ai quan tâm nghiên cứu tư tưởng
chính trị của Hàn Phi, cũng như học thuyết Pháp trị.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương.
Chương 1: Điều kiện kinh tế xã hội và tiền đề lý luận hình thành tư
tưởng chính trị của Hàn Phi
14


Chương 2: Nội dung tư tưởng chính trị của Hàn Phi về mối quan hệ
giữa vua và quan

Chương 3: Những hạn chế và giá trị trong tư tưởng chính trị của Hàn
Phi về mối quan hệ giữa vua và quan gợi mở sự kế thừa và vận dụng ở nước
ta hiện nay
Kết luận

15


Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỂ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lịch sử xã hội đã chứng minh quá trình hình thành và phát triển của các
tư tưởng chính trị của một xã hội nhất định luôn gắn liền với những đặc điểm
về kinh tế, chính trị, lịch sử của xã hội ấy. Sự hình thành, phát triển tư tưởng
chính trị của Hàn Phi cũng không nằm ngoài quy luật đó, nó gắn liền với
những biến đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử và xã hội Trung
Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Do đó, để hiểu được tư tưởng chính trị
của Hàn Phi nói chung và tư tưởng về mối quan hệ giữa vua và quan nói riêng
thì chúng ta không thể không xem xét những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã
hội thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc, cái đã quy định nội dung và tính chất tư
tưởng chính trị của Hàn Phi.
Thời Xuân Thu (722 - 481 TCN), nền kinh tế Trung Quốc chuyển từ
thời đại đồ đồng sang đồ sắt. Sự ra đời của công cụ bằng sắt và kĩ thuật chế
tác, sử dụng công công cụ bằng sắt ngày càng cao đem lại những thành tựu
lớn trong nông nghiệp, làm cho năng suất lao động tăng, của cải xã hội ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó công cụ sắt phát triển làm cho hệ thống thủy lợi
được mở rộng, ruộng đất do nhân dân khai khẩn ngày càng nhiều. Trước đây
trong xã hội ruộng đất được phân chia theo chế độ "tỉnh điền" nhưng đến thời
kì này do kĩ thuật canh tác ngày càng cao và thủy lợi đã đáp ứng được việc

sản xuất nên việc chia lại ruộng đất căn cứ theo ruộng xấu, ruộng tốt không
còn cần thiết nữa mà ruộng đất được giao lâu dài cho nông nô canh tác.
Ruộng đất ngày càng nhiều thì trong xã hội bọn quý tộc ra sức chiếm ruộng
đất làm của riêng, từ đó chế độ tư hữu về ruộng đất dần được hình thành và về
sau được pháp luật và nhà Chu thừa nhận, bảo vệ.

16


Do việc sử dụng công cụ bằng sắt phát triển cùng với việc mở rộng trao
đổi sản phẩm, sự phân công lao động trong sản xuất thủ công nghiệp cũng đạt
tới trình độ chuyên môn ngày càng cao, thúc đẩy ngành nghề thủ công nghiệp
phát triển như nghề luyện sắt, đúc đồng, nghề gốm, nghề mộc… Trên cơ sở
sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, thương nghiệp cũng phát
triển hơn trước, trong xã hội hình thành tầng lớp thương nhân giàu có ngày
càng có thế lực trong xã hội. Tuy nhiên, do chiến tranh loạn lạc việc đi lại
giao thương giữa các nước khó khăn, bên cạnh đó trong xã hội vẫn tồn tại tư
tưởng "nông bản thương mạt" coi thương nghiệp là một nghề rẻ mạt không
được xem trọng nên thương nghiệp phát triển nhưng chưa thực sự mạnh. Tuy
vậy, việc hình thành tầng lớp thương nhân buôn bán đã góp phần tạo ra trong
cơ cấu giai cấp xã hội một giai cấp mới.
Từ những biến đổi về kinh tế xã hội làm cho thể chế chính trị nhà Chu
không còn đủ khả năng để thống trị và trấn áp các nước chư hầu. Mâu thuẫn
xã hội ngày càng trở lên gay gắt, chế độ “tông pháp” lễ nghĩa nhà Chu không
còn được duy trì. Ở bên ngoài nhà Chu luôn phải chống lại những cuộc xâm
lăng từ các bộ lạc khác, ở bên trong thiên tử nhà Chu nhiều lần phải thân
chinh đi trấn áp sự nổi loạn của các chư hầu. Thêm vào đó tình trạng thiên tai,
địch họa, bệnh tật, nạn đói hoành hành làm cho đời sống của nhân dân ngày
càng cùng cực. Các vua cuối đời nhà Chu không chịu chăm lo triều chính mà
chỉ ham mê tửu sắc, hưởng thụ. Tất cả những yếu tố trên gộp lại càng đẩy nhà

Chu tới sát bờ diệt vong.
Như vậy thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kì xã hội Trung Quốc
chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến sơ kì, thời kì này
cũng đánh dấu sự suy vong của nhà Tây Chu với sự băng hoại về đạo đức của
chế độ tông pháp và trật tự lễ nghĩa nhà Chu, trong xã hội sự phân hóa tầng
lớp và giai cấp ngày càng sâu sắc, dần hình thành chế độ các cứ phân quyền
thời Đông Chu. Có thể nói thời kì này phản ánh tính chất quá độ của thời kì từ
17


chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu phương Đông sang chế độ phong kiến tập quyền,
một thời kì cái cũ đang suy sụp, cái mới đang manh nha.
Đến thời Chiến Quốc (thế kỉ thứ V đến 221 TCN), nền kinh tế đã có
bước phát triển. Đồ sắt phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện với các loại công cụ
lao động như lưỡi cày, lưỡi cuốc, liềm, rừu, dao được sử dụng phổ biến. Ở
một số nước có các trung tâm luyện sắt lớn như nước Hàn, Tần, Triệu… Kỹ
thuật canh tác và hệ thống thủy lợi hoàn thiện hơn trước. cùng với đó là sự
phát triển của của nghề thủ công như làm gốm, nghề dệt lụa, nghề trạm
vàng…Tiền kim loại ra đời. Thương nghiệp và việc buôn bán phát triển hưng
thịnh, hình thành các trung tâm thương mại sầm uất. Từ đô thị các nước hình
thành nên các tuyến đường buôn bán trọng yếu.
Thời Chiến Quốc cũng được ghi nhận là thời kì diễn ra các cuộc chiến
tranh rất khốc liệt cả về quy mô và tính chất “đánh nhau tranh thành, giết
người thây chất đầy thành, đánh nhau giành đất, giết người thây phơi đầy
đồng”. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và chiến tranh liên miên làm cho
công xã nông thôn tan rã. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở
thành quan hệ thống trị. Chế độ thuế khóa cũng thay đổi, nếu trước đây việc
thu thuế được dựa trên sản lượng thu hoạch được thì đến thời kì này thuế
được thu căn cứ vào diện tích đất canh tác. Việc tự do mua bán ruộng đất làm
cho ruộng đất dần tập trung vào tay các địa chủ giàu có còn nông dân thì dần

mất ruộng đất phải đi làm thuê và trở thành tá điền nghèo khó. Trong xã hội
chế độ tư hữu về ruộng đất phát triển hình thành giai cấp địa chủ với hình
thức bóc lột mới là phát canh thu tô. Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở lên
gay gắt hơn làm xã hội trở lên rối ren, trước thực tế đó giai cấp thống trị đã
tiến hành một số cải cách nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội.
Về chính trị, đặc điểm nổi bật nhất của thời Chiến Quốc là sự xuất hiện
chế độ phong kiến trung ương tập quyền, với việc tập trung ruộng đất và binh
lực vào trong tay chính phủ trung ương. Tuy nhiên việc chuyển từ tính chất
18


phân quyền sang tính chất tập quyền diễn ra hết sức quyết liệt, nó thể hiện
bằng các cuộc chiến tranh giành bá chủ giữa các nước chư hầu.
Về tư tưởng, vào thờ kì này xuất hiện rất nhiều trường phái tư tưởng
khác nhau. Người ta thường gọi thời kì này là “bách gia tranh minh” với
những trường phái lớn như Nho gia, Mặc gia, Âm dương gia, Pháp gia có ảnh
hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội thời kì đó.
Có thể nói vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc xã hội Trung Quốc chứng
kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế cả về nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương mại. Dưới sự phát triển của kinh tế kéo theo sự thay đổi của
cơ cấu giai cấp xã hôi, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, chiến tranh giữa
các chư hầu diễn ra liên miên. Chế độ “tông pháp” lễ nghĩa nhà Chu không
còn được duy trì, xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng đại diện cho các tầng
lớp xã hội khác nhau đấu tranh để giành bá chủ thiên hạ. Trong xã hội cái cũ
đang dần mất đi cái mới đang dần được hình thành.
1.2. Những tiền đề lý luận
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc xã hội Trung Quốc trải qua những biến
động lịch sử to lớn, thời kì mà xã hội chuyển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang
chế độ phong kiến trung ương tập quyền, làm cho trật tự xã hội cũ không còn
được duy trì, đạo đức xã hội suy đồi, chế độ tông pháp nhà Chu, lễ nghĩa

không còn phát huy được công năng trong quản lý xã hội.
Trước thực trạng đó đã có rất nhiều trường phái tư tưởng ra đời nhằm
luận giải và đưa ra biện pháp để cải biến xã hội. Tuy nhiên không phải trường
phái tư tưởng nào cũng được các vua chúa sử dụng hoặc sử dụng thành công.
Chỉ khi Tần Thủy Hoàng áp dụng tư tưởng chính trị của Hàn Phi vào cai trị
đất nước mới đem lại kết quả - Trung Quốc được thống nhất. Có thể nói tư
tưởng chính trị của Hàn Phi ra đời đánh dấu mốc son quan trọng trong lịch sử
Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

19


Trường phái Pháp trị xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử Trung Quốc
nhưng phải đến thời Hàn Phi nó mới được xây dựng thành một học thuyết
chính trị hoàn chỉnh. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn lịch sử xã hội, kế thừa và
vận dụng các hạt nhân lý luận của các trường phái khác nhau như Nho gia,
Đạo gia và Pháp gia, Hàn Phi đã đưa tư tưởng Pháp trị lên một tầm cao mới –
một học thuyết chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2.1.1. Kế thừa tư tưởng của Tuân Tử
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc học thuyết Nho gia là học thuyết đang
thịnh hành và nó được nhà Chu sử dụng như một công cụ để quản lý xã hội.
Với vị thế như vậy nên trong quá trình xây dựng học thuyết Pháp trị của
mình Hàn Phi chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng của đạo Nho. Điều này được
thể hiện qua việc Hàn Phi theo học Tuân Tử - một đại biểu tiêu biểu của Nho
gia. Theo học Tuân Tử, Hàn Phi đã tiếp thu được rất nhiều kiến thực về lịch
sử xã hội, tuy nhiên không phải Hàn Phi đi theo lập trường, quan điểm và
phương pháp cai trị của thầy mình, ông chỉ kế thừa những tư tưởng mà ông
cho là đúng và phù hợp. Đó là tư tưởng của Tuân Tử về bản tính “ác” của
con người. Qua đây chúng ta có thể thấy Hàn Phi là một người không tư duy
theo khuôn mẫu, tức là theo học thầy nhưng không phải tất cả những lời nói

của thầy đều là chân lý. Đối với Hàn Phi chân lý là những cái phù hợp với
thực tế. Do đó các kiến thức của Tuân Tử dạy Hàn Phi chỉ tiếp thu ở khía
cạnh mà ông cho là còn phù hợp. Hàn Phi không theo học thuyết Nho gia
bởi lẽ bằng nhãn quan chính trị của một con người thông minh ông nhận ra
rằng học thuyết của Nho gia không còn phù hợp, các tư tưởng về đạo đức
nhân nghĩa không thể điều chỉnh được những con người mà theo Hàn Phi
khi sinh ra bản tính là ác, là vụ lợi.
Quan niệm về bản tính con người trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc có
rất nhiều quan điểm khác nhau, Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là
“thiện”, Cáo Tử cho rằng bản tính con người “không thiện không ác”, Trang
20


Tử thì cho rằng bản tính con người là “siêu thiện ác”. Tuân Tử thì lại cho rằng
bản tính con người là “ác”. Từ những quan niệm như vậy về bản tính con
người các nhà tư tưởng thời bấy giờ lấy đó làm căn cứ xây dựng học thuyết
chính trị của mình cũng như đưa ra các phương pháp cai trị và giáo hóa dân
chúng, quản lý xã hội.
Là học trò của Tuân Tử, Hàn Phi đã kế thừa lý luận bản tính con người
là “tính ác” của thầy. Chính quan niệm cho rằng bản tính con người là tính ác
là tiền đề tư tưởng quan trọng, một căn cứ để Hàn Phi xây dựng học thuyết cai
trị của mình đó là dùng pháp luật để cai trị dân chúng và quản lý xã hội.
Cho rằng bản tính con người là ác nên trong con mắt Hàn Phi tất cả con
người đối xử với nhau đều vì lợi ích, tất cả các quan hệ giữa con người với
con người đều dựa vào lợi ích. Ông cho rằng lợi ích là cái chi phối tất cả các
quan hệ xã hội. Ông phủ nhận tất cả những cái đáng quý trong mối quan hệ
giữa con người với con người, đó là đạo đức, lòng nhân nghĩa. Quan niệm này
trái ngược hoàn toàn với tư tưởng của Nho gia, làm cho phương pháp cai trị
trong học thuyết của Hàn Phi đối lập hoàn toàn với tư tưởng của Nho giá - tư
tưởng đang thống trị trong xã hội lúc bấy giờ.

Theo Hàn Phi hành động của con người bao giờ cũng xuất phát từ lợi
ích, có lợi thì làm không có lợi thì không làm, không có chuyện làm việc vì
cốt nhục, vì yêu quý, ông viết: “Ông thầy thuốc khéo hút mủ ở vết thương
người ta, ngậm máu người ta không phải vì có tình cốt nhục, chẳng qua làm
thế thì có lợi. Cho nên người bán cỗ xe thì muốn người ta giàu sang. người
thợ mộc đóng xong quan tài thì mong người ta chết non. Đó không phải vì
người thợ đóng cỗ xe có lòng nhân ái, người thợ đóng quan tài không phải vì
ghét người ta, nhưng cái lợi của anh ta ở chỗ người ta chết”. (36, tr 122).
Quan hệ vua - tôi trong con mắt Hàn Phi cũng không nằm ngoài quy
luật về lợi ích. Nó được hình thành dựa trên quan hệ lợi ích. Quan lại như đàn
hươu kiếm cỏ, cỏ ở đâu nhiều thì bầy tôi tập trung đến, vì vậy để quan lại
21


phục vụ nhà vua thì nhà vua phải làm sao tạo ra thật nhiều cỏ. Cách ví von
như vậy của Hàn Phi cho chúng ta thấy trong quan hệ giữa vua và quan lại có
một chất keo kết dính đó là “cỏ”. Cỏ tức là lợi ích. Muốn cho quan hệ này
được duy trì thì làm sao phải đảm bảo được vấn đề lợi ích. Quan lại chỉ phục
tùng và nghe theo vua khi mà việc làm đó đem lợi lại cho họ còn ngược lại
nếu phục tùng vua nhưng không có lợi ích gì thì quan lại sẽ không bao giờ
nghe theo nhà vua. Có thể nói trong tư tưởng của Hàn Phi lợi ích là cái chi
phối quan hệ giữa vua và quan lại.
Do bản tính con người là ác, tất cả hành động của con người với nhau
đều dựa trên lợi ích, tư lợi, trong mối quan hệ này không có tình thương, lòng
nhân nghĩa. Hàn Phi chỉ ra rằng muốn cai trị thì vua không thể dùng đạo đức,
dùng lễ nghĩa mà phải dùng pháp luật, bởi pháp luật có tính chế ước mạnh,
ngăn cấm điều hại, khuyến khích việc tốt.
Ngoài ra trong tư tưởng Hàn Phi chúng ta bắt gặp tư tưởng "tôn quân",
tư tưởng "chính danh" là những tư tưởng tiêu biểu của Nho gia, tuy nhiên Hàn
Phi đã cải biến để phù hợp với học thuyết pháp trị của mình. Sự khác biệt thể

hiện ở chỗ nếu tư tưởng "chính danh" của Nho gia là tư tưởng được sử dụng
nhằm duy trì trật tự đẳng cấp cũ trong xã hội thì tư tưởng "chính danh" của
Hàn Phi là tư tưởng nhằm mục đích xác định rõ vị trí của mỗi cá nhân trong
các quan hệ xã hội, là trách nhiệm tương ứng mà mỗi con người tham gia vào
quan hệ xã hội thực hiện.
Có thể nói mặc dù theo học Nho gia nhưng bằng trí tuệ của mình Hàn
Phi đã có cái nhìn và đánh giá đúng thực tiễn xã hội và xu hướng phát triển
của xã hội lúc bấy giờ nên ông không theo Nho mà chuyển sang theo Pháp.
Tuy nhiên để xây dựng học thuyết Pháp trị hoàn chỉnh thì Hàn Phi cũng kế
thừa một số lý luận của Nho gia. Đặc biệt là kế thừa lý luận về bản tính con
người "tính ác" của thầy mình - Tuân Tử.

22


1.2.2. Kế thừa tư tưởng của Lão Tử
Khi giới thiệu về Hàn Phi, Phan Ngọc viết: "ông là con người duy nhất
của Trung Quốc thực hiện được sự tổng hợp của ba học thuyết Nho, Lão,
Pháp". Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình Hàn Phi đã kế thừa tư
tưởng của Đạo gia. Hàn Phi kế thừa tư tưởng của Đạo gia trước hết là tư
tưởng về "Đạo". Nhờ có sự kế thừa tư tưởng của Đạo gia mà các tư tưởng
chính trị của Hàn Phi trở nên uyển chuyển không còn khô khan cứng nhắc
như tư tưởng của các tiền bối của ông trong trường phái Pháp gia.
Trong học thuyết của Lão Tử, học thuyết về "Đạo" có vị trí đặc biệt
quan trọng, nó là nền tảng chi phối tất cả các vấn đề trong triết học của ông và
các quan niệm về tự nhiên, vũ trụ của người Trung Quốc thời kì đó.
Trong tư tưởng của Lão Tử "Đạo" được hiểu là cái cơ bản, quy luật chi
phối của sự vận động và phát triển của xã hội. Mọi vật trong tự nhiên, xã hội
đều vận động theo Đạo, vì vậy nắm được Đạo là nắm được quy luật của tự
nhiên, xã hội và của con người.

Kế thừa quan niệm về Đạo, Hàn Phi cho rằng: Đạo là cái khởi đầu của
vạn vật, là tiêu chuẩn để phân biệt điều phải trái. Chính vì vậy vị vua sáng
nắm lấy cái khởi nguồn để biết được nguồn gốc của muôn vật, giữ lấy cái tiêu
chuẩn để biết then chốt của việc đúng sai. Cho nên nhà vua dùng sự trống
rỗng yên tĩnh để chờ đợi, khiến cho cái danh nó tự được lập, sự việc tự nó
được xác định. Nếu trống rỗng thì biết được tình thế của sự thực. Nếu yên tĩnh
thì biết được cách sửa đổi cái động cho đúng" [36, tr 38 - 39].
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng Đạo của Lão Tử, Hàn Phi vận dụng và phát
triển coi "Đạo" là cái quy luật tự nhiên khách quan ông viết: "Nếu mùa đông
cày ruộng và cấy lúa thì có là Hậu Tắc cũng không thể làm cho lúa tốt được,
gặp năm được mùa lúa tốt thì bọn tôi tớ cũng không thể làm cho nó xấu được.
Dùng sức một người thì dù Hậu Tắc cũng không đủ sức nhưng nếu cứ căn cứ
theo tự nhiên thì kẻ tôi tớ cũng thừa sức" [36, tr 169].
23


Từ quan điểm này Hàn Phi cho rằng trong phép trị nước phải nắm lấy
cái quy luật tự nhiên bởi vì theo ông “con người không thể làm trái quy luật tự
nhiên được "cho nên cái làm cho nước yên cũng như đói mà ăn, rét mà mặc,
không phải nhờ mệnh lệnh mà nhờ tự nhiên. Các tiên vương ghi lý thuyết trị
nước ở thẻ tre và vải lụa. Đạo của họ thuận cho nên đời sau phục theo. Nay
khiến người ta bỏ ăn bỏ mặc thì dù là Mạnh Bôn, Hạ Dục cũng không thể thi
hành được. Nếu bỏ cái tự nhiên thì tuy thuận với đạo cũng không thể đứng
vững được"[36, tr 199]. Từ lý luận "đạo" của Lão Tử, Hàn Phi đã vận dụng để
lý giải các vấn đề của xã hội mà cụ thể là vấn đề cai trị đất nước, điều này làm
cho lý luận của ông có cơ sở vững chắc.
Không chỉ kế thừa lý luận về "đạo" mà trong quá trình xây dựng học
thuyết pháp trị Hàn Phi còn kế thừa tư tưởng "vô vi" của Đạo gia.
Tư tưởng "vô vi" không phải chỉ có Đạo gia đề cập tới mà trong xã hội
Trung Quốc thời kì bấy giờ có rất nhiều nhà tư tưởng đề cập tới "vô vi".

Khổng Tử trong tác phẩm Luận ngữ được xem là người đầu tiên đưa ra khái
niệm "vô vi", ông viết “Vô vi nhi trị giả, kì Thuấn dã dư, Phù hà vi tai? Cung
kỉ, chính Nam diện nhi dĩ hỉ”. (Dịch nghĩa: “Không làm gì mệt nhọc mà thiên
hạ được thái bình, đó là vua Thuấn chớ ai? Ngài có làm gì chăng? Ngài chỉ
cung kính giữ mình, ngự trên ngôi mà quay mặt về hướng nam thôi”).
Mặc dù không phải là người đầu tiên đưa ra tử tưởng về “vô vi” nhưng
Lão Tử được coi là người phát triển lý luận "vô vi" thành một hệ thống lý
luận cho nên khi nói tới tư tưởng "vô vi" người thường nghĩ ngay tới Lão Tử.
Trong Đạo đức kinh Lão Tử viết: "Ta vô vi mà dân tự hóa, ta ưa tĩnh mà dân
tự sửa mình, ta không mưu tính gì mà dân tự giàu, ta không ham muốn mà
dân tự thành chất phác" [41, tr 321-322].
Tư tưởng “vô vi” của Lão Tử ứng dụng trong việc cai trị được thể hiện
là nhà cầm quyền không can thiệp vào đời sống xã hội, cứ để xã hội phát triển
theo lẽ tự nhiên vì càng can thiệp, càng tác động thì xã hội càng rối loạn.
24


Trong cai trị chính quyền phải vô vi - không làm gì để cho xã hội tự phát triển
theo lẽ tự nhiên.
Kế thừa tư tưởng này của Lão Tử chúng ta thấy trong tư tưởng của
mình Hàn Phi sử dụng khái niệm vô vi. Sự kế thừa này được thể hiện đặc biệt
là trong hai thiên Giải Lão và Dụ Lão, Hàn Phi viết: "Cái quyền không nên lộ
ra, bản chất của nó là vô vi. Công việc ở bốn phương nhưng then chốt ở trung
ương" [36, tr 54]. Chỗ khác ông lại viết: "Hư tĩnh vô vi là bản chất của Đạo,
tham khảo đối chiếu sự vật là thực tế của công việc, tham khảo so sánh mọi
vật làm cho nó phù hợp với cái hư tâm. Nếu gốc và rễ không bỏ thì việc làm
hay nghỉ ngơi đều không sai lầm. Hành động nhưng vẫn nhàn nhã, lấy cái vô
vi để sửa chữa" [36, tr 56 -57].
Hàn Phi tiếp thu "vô vi" của Lão Tử nhưng chúng ta thấy có sự khác
nhau giữa hai khái niệm "vô vi" của Lão Tử và của Hàn Phi. "Vô vi" theo Lão

Tử là không làm gì, không can thiệp, không tác động để cho mọi vật vận động
một cách tự nhiên theo quy luật khách quan. "Vô vi" theo Hàn Phi là che giấu
những suy nghĩ hành động của mình, để cho mọi người hành động trên cơ sở
pháp luật một cách tự nhiên, nhà vua lấy pháp luật làm căn cứ để đối chiếu so
sánh, xem xét mọi vật.
Qua đây chúng ta thấy kế thừa tư tưởng của Đạo gia về "Đạo" và "vô
vi" nhưng Hàn Phi đã có sự vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp trong quá
trình xây dựng học thuyết chính trị của mình. Ông không dập khuôn, chắp
ghép mà kế thừa một cách có chọn lọc, chỉ kế thừa những tinh thần phù hợp
với học thuyết của ông đó là cai trị xã hội bằng pháp luật.
1.2.3. Kế thừa tư tưởng Pháp gia
Là đại diện tiêu biểu của Pháp gia nhưng Hàn Phi không phải là người
sáng lập ra trường phái này. Ông chỉ là người kế thừa, vận dụng, kết hợp, bổ
sung các lý luận của các trường phái tư tưởng khác nhau và các tư tưởng của
các nhà tư tưởng tiền bối trong trường phái Pháp gia. Tuy nhiên khi nói tới
25


×