Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.18 KB, 6 trang )

PHẦN THỨ NHẤT. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với đầy đủ lợi thế và tiềm
năng để phát triển du lịch, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác và phát triển
du lịch theo xu hướng chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế
trong thời kỳ đổi mới ở nước ta cho thấy du lịch ngày càng thể hiện là một ngành
kinh tế quan trọng, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, một ngành tham gia vào
chiến lược xuất khẩu trực tiếp tại chỗ có tác động thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của đất nước đồng thời có
tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Theo tinh thần "Việt
Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước", cùng với xu thế hội nhập Quốc tế,
toàn cầu hoá và khu vực hoá là điều kiện thuận lợi cho du lịch không ngừng phát
triển và mở rộng. Đặc biệt, du lịch Quốc tế đang được thể hiện như là một phương
tiện xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm cho xã hội, nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Nằm ở khu vực miền Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược
về kinh tế, văn hoá, xã hội vô cùng quan trọng, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao
thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào
- Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm
giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai
vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh
tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung
tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực
phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.. Với tốc độ
phát triển kinh tế, văn hóa trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đang từng
bước khẳng định được vai trò trung tâm về kinh tế, văn hóa của cả nước. Về du
lịch, Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá cách mạng kháng


chiến. Đến với Thừa Thiên Huế không chỉ có sông Hương, núi Ngự đep, thơ mộng
gắn với nhiều sự kiện lịch sử, mà là đến với nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử, văn


hoá với các di tích, danh thắng nổi tiếng như: Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ, chùa
Từ Đàm, các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn như: vua Minh Mạng, vua Tự
Đức, vua Khải Định…,biển Thuận An, cầu Trường Tiền, suối Mơ, suối Voi, Đàn
Nam Gia, Đàn xã Tắc, hồ Tịnh Tâm, đầm phá Tam Giang, cầu ngói Thanh
Toàn ...Như vậy với sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, nhân văn,
tỉnh Thừa Thiên Huế là trung tâm du lịch lớn của miền trung và cả nước.
Một trong những kết nối quan trọng với thành phố Huế với hệ thống các
tuyến điểm du lịch cần được đẩy mạnh khai thác là huyện Quảng Điền. Quảng
Điền là huyện có chiều dày về văn hóa lịch sử, lại có bề dày về truyền thống đấu
tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Quảng Điền là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc
danh nhân như Đặng Tất, Đặng Dung, Tố Hưu, đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Ngoài những yếu tố trên, Quảng Điền còn là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên
nhiên phong phú, đa dạng. Đặc biệt đây là vùng đất mang nét đặc thù chung của
nền văn hóa Huế, và cũng như là nơi có nền văn hóa Chăm Pa như Thành Hóa
Châu, phủ Phước Yên. Mỗi địa danh của huyện Quảng Điền hôm nay đều gắn liền
với các sự kiện lịch sử của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm”. Với ý thức
tôn trọng và tôn vinh những di tích lịch sử của các thế hệ cha ông để lại, gắn liền
với việc khai thác sử dụng có hiệu quả giá trị của những di tích ấy vào việc phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đó là tiềm năng vô cùng quý giá để phát triển và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Thừa
Thiên huế đang trên đà tăng trưởng mạnh, đặc biệt khi Cố Đô Huế là thành phố di
sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, có thể nói đây chính là cơ hội để
ngành du lịch của tỉnh ,cũng như huyện Quảng Điền phát triển.để ngành công
nghiệp không khói huyện Quảng Điền ngày càng phát triển đúng với tiềm năng,
thế mạnh Nhận thấy vai trò to lớn của huyện Quảng Điền nên tôi đã chọn đề tài
:”Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch huyện Quảng Điền” với hi vọng sẽ


bổ sung được nhiều kiến thức mới và cung cấp được những thông tin bổ ích cho
những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa huyện Quảng Điền, và phát triển du

lịch huyện.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu, nghiên cứu về khu di tích lịch sử văn hóa Quảng Điền đã thu
hút được sự quan tâm của nhiều người bởi lẽ nó chứa đựng những giá trị văn hóa,
lịch sử khá sâu sắc.
Quảng Điền – Thừa Thiên Huế là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch. Chính vì vậy, việc khai thác tốt các tiềm năng để phục vụ cho du lịch là
một công việc vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Nhiều nhà quản lý, nghiên
cứu cũng như các nhà đầu tư đã tìm hiểu về du lịch Quảng Điền ở nhiều khía cạnh
khác nhau với mong muốn đưa du lịch Quảng Điền phát triển lên một tầm cao
mới.
Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về
du lịch huyện Quảng Điền một cách toàn diện, cụ thể nhằm tạo cơ sở cho du lịch
Quảng Điền phát triển một cách bền vững. Những gì chúng ta có được mới chỉ là
những đề án, những quyết định để phát triển du lịch huyện Quảng Điền trong
những trường hợp hoặc thời gian cụ thể mà thôi. Bên cạnh đó cũng có một số tài
liệu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của một khu di
tích lịch sử cách mạng mà ngày nay nó thu hút khá đông đảo khách du lịch đến
tham quan, tìm hiểu...xong nó vẫn chưa nêu lên được thực trạng phát triển của du
lịch huyện Quảng Điền cũng như định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong
tương lai.
Cũng nhân đây, tôi xin giới thiệu một số tiềm năng du lịch huyện Quảng
Điền, bao gồm cả tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn. Khái
quát về hiện trạng phát triển du lịch huyện Quảng Điền, những điều mà huyện
Quảng Điền đã làm được cũng như những điều chưa làm được.
Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn đề ra các định hướng và giải pháp cơ bản để
phát triển du lịch huyện Quảng Điền. Tôi mong muốn rằng thông qua bài viết:: “


Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch huyện Quảng Điền” sẽ mang đến một

cái nhìn tổng quát cho người đọc về một khu di tích lịch sử cách mạng; đồng thời
hy vọng đây sẽ là cơ hội để đưa hình ảnh Quảng Điền đến với mọi người.
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của huyện Quảng
Điền

- Huế . Qua đó đề xuất các giải pháp, định hướng chủ yếu làm căn cứ để

thực hiện các chính sách quản lý phát triển du lịch huyện Quảng Điền - Huế, trở
thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
huyện Quảng Điền.


3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các yếu tố nguồn lực phát triển du lịch huyện Quảng Điền ( bao
gồm các yếu tố ngoại lực và nội lực), các lợi thế so sánh về mặt vị trí, tài nguyên
du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật...
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trình
phát triển của du lịch huyện Quảng Điền .
- Đề xuất những chính sách và giải pháp quản lý, phát triển du lịch tương
xứng với tiềm năng và vị thế của huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của đề tài là tiềm năng phát triển du lịch huyện Quảng Điền
– Thừa Thiên Huế. Để có đánh giá, những cái nhìn đúng đắn về vấn đề này chúng
ta phải nghiên cứu, xem xét trên nhiều phương diện như: lịch sử, kinh tế, văn hóa,
xã hội, quá trình hình thành, các di tích lịch sử cách mạng...của khu vực này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này cần thu thập rất nhiều tài liệu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu. Phân tích xử lí các tài liệu này nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu.
5.1.2. Phương pháp khảo sát điền dã
Để tìm hiểu đề tài này tôi đã trực tiếp đi khảo sát thực tế tại khu vực các
điểm di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề của huyện Quảng Điền. Ghi chép, thu
thập, sưu tầm tài liệu rồi phân tích tổng hợp làm tư liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
5.2.1 Phương pháp thống kê
Bằng phương pháp này chúng ta mới biết được trên địa bàn huyện Quảng
Điền còn bao nhiêu di tích lịch sử cách mạng để có sự đối chiếu với huyện khác


trong tỉnh hay các tỉnh lân cận. Quảng Điền có những khu di tích nào, điểm du lịch
nào là tiêu biểu và những giá trị về kiến trúc, văn hóa mà nó mang lại. Sự liệt kê
kết hợp miêu tả sẽ làm bài viết trở nên sinh động hơn. Việc liệt kê, miêu tả các sự
kiện văn hóa, lễ tết, lễ hội sẽ giúp chúng ta thấy được cái hay, cái đẹp của vùng
đất này.
6. Kết quả đóng góp của đề tài
Thực hiện thành công đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò, vị
trí quan trọng của huyện Quảng Điền, biết được tiềm năng và hiện trạng phát triển
du lịch của khu vực này trong hiện tại và tương lai. Người đọc cũng có thể hiểu rõ
hơn về đời sống kinh tế, văn hóa, du lịch của người dân nơi đây. Qua đó sẽ là một
phần tài liệu cho các bạn có thể tham khảo, đặc biệt cho những ai muốn tìm hiểu
về các điểm di tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề của huyện Quảng Điền.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài này được chia làm 3
chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch.
+ Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch huyện Quảng Điền – Thừa Thiên
Huế.
+ Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Quảng Điền
– Thừa Thiên Huế
Khóa luận còn có các mục: Lời cảm ơn, mục lục, bảng, biểu đồ hình ảnh và
tài liệu tham khảo.



×