Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

De Cuong Tieng Viet Thuc Hanh ( Luyen thi đại học môn Văn 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.82 KB, 9 trang )

ĐỀ CƯƠNG TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Câu 1: Phân tích câu nói của Bác: “Tiếng việt là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu đời của dân tộc. Chúng ta
phải giữ gìn nó, bảo vệ nó, làm cho nó ngày càng rộng khắp.
Bài làm
1. Giới thiệu
Lê nin từng nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của mỗi người. Ngôn ngữ thể hiện cụ thể qua nhiều tiếng
nói. Các nước trên thế giới thường đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Vì thế các nước thường chọn tiếng của dân tộc làm tiếng
nói chung của quốc gia ấy. Chẳng hạn nước Trung Hoa chọn tiếng Hoa, nước Việt Nam chọn tiếng kinh làm ngôn ngữ
chính cho quốc gia. Do đó tiếng Việt trở thành ngôn ngữ giao tiếp của mọi người dân VN và có vai trò hết sức quan trọng.
Như HCM khẳng định: “Tiếng việt …rộng khắp”.
2. Phân tích
2.1. Tiếng việt là thứ của cải có từ lâu đời
- Tiếng việt ra đời cách đây hàng nghìn năm, tồn tại và phát triển theo lịch sử dân tộc, cùng với sự phát triển của dân tộc
Tiếng việt ngày càng lớn mạnh.
- Trong lịch sử cũng đã có từng thời kì các thế lực xâm lược và tầng lớp thống trị trong nước dùng tiếng nói và chữ viết
khác như: chữ Hán, chữ Pháp làm ngôn ngữ chính thống trong tất cả các lĩnh vực và tiếng việt bị coi rẻ, bị chèn ép nhưng
tiếng việt cũng như dân tộc Việt đồng hóa, không bị mai một và tồn tại, phát triển mạnh mẽ. Với sự ra đời và phát triển
của chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ tiếng việt ngày càng có địa vị của nó trường tồn và phát triển cho đến nay.
- Từ sau ngày giành độc lập (1945). Tiếng việt đã trở thành 1 ngôn ngữ quốc gia chính thức và đảm nhận nhiều chức năng
lớn lao. Vì thế vài trò của tiếng việt trong đời sống xã hội rất quan trọng.
2.2. Tiếng việt là thứ của cải vô cùng quý báu:
* TV là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người việt.
- Nước ta có 54 dân tộc, nhưng tiếng việt được lấy làm ngôn ngữ chính thức.
- Tiếng việt là phương tiện giao tiếp chính thức của cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa… của đất nước. Mọi loại
văn bản đều sử dụng tiếng việt. Do đó TV trở thành phương tiện tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội là động lực cho xã hội
tồn tại và phát triển.
- Là phương tiện để con người bàn bạc, trao đổi ý kiến và thống nhất ý kiến trong công việc, tổ chức cộng đồng, là
phương tiện đấu tranh xã hội.
- Trong lĩnh vực giáo dục nhà trường cũng từ năm 1945 TV được dùng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy học tập
và nghiên cứu từ bậc mẫu giáo đến đại học, sau đại học nó là phương tiện để truyền đạt và tiếp nhận các tri thức khoa học
thuộc tất cả các chuyên ngành cũng là phương tiện giáo dục tư tưởng, quân sự, đạo đức tổ chức, lối sống… trong cộng


đồng.
* TV là chất liệu để sáng tạo nên nghệ thuật.
- Từ xa xưa ông cha ta đã dùng TV để tạo nên những sáng tác văn chương bao gồm các VHDG và Vh việt. Với sự trưởng
thành của dân tộc và tiếng việt. Văn chương TV đã phát triển đạt tới những thành tựu rực rỡ với nhiều thể loại đa dạng,
hiện đại. TV đã tỏ rõ sức mạnh, sự tinh tế, uyển chuyển trong nghệ thuật.
* TV là phương tiện giao lưu quốc tế
- TV không chỉ phát huy vai trò của nó trong XH VN mà còn là phương tiện giao tiếp trên trường quốc tế, có vai trò bình
đẳng như mọi tiếng nói khác trên thế giới nó không chỉ được dùng trong lãnh thổ VN mà còn được dùng khắp nơi trên thế
giới, những nơi có người việt sinh sống, nhiều người nước ngoài đến VN học TV.
- TV gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư duy của người Việt, TV mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ, nếp
sống của người Việt. Có thể chứng minh điều đó trong sáng tác văn chương dân gian, ca dao, tục ngữ, thành văn, hò vè …
Đó là những lời ăn tiếng nói của nhân dân kết tinh từ bao đời thể hiện sâu sắc trong tâm hồn và nhận thức của người Việt,
chính điều đó đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt tạo nên đặc điểm dân tộc của TV. Cuộc sống lịch sử văn hóa, dân
tộc được lưu giữ qua ngôn ngữ in dấu ở các bình diện ngữ âm(giàu tính nhạc), từ vựng(phong phú, mở rộng), ngữ pháp(cụ
thể linh hoạt) trong tiếng việt.
- TV đã trở thành máu thịt trong mỗi con người VN, người dân VN nào cũng không được phép quên tiếng mẹ đẻ cho dù
họ sinh sống ở trên thế giới.
* Kết luận:
- Khẳng định câu nói của HCM chỉ cho thấy TV có lịch sử phát triển hàng nghìn năm nay và càng tỏ rõ khả năng lớn lao
của nó trong công việc đảm nhận những chức năng xã hội trọng đại. Nó có địa vị xứng đáng chẳng những trong cuộc sống
xã hội trong nước và cần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
- Chính vì thế chúng ta và những thế hệ sau phải bảo vệ, phát huy hơn nữa những bản chất, ưu thế và tư duy hiệu quả của
TV, một trong những vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải giữ gìn sự trong sáng của TV, sự giàu đẹp phong phú của
nó và làm cho nó ngày càng trở thành ngôn ngữ hùng mạnh.
Câu 2: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa tóm tắt VB và tóm tắt đoạn văn. Cách tóm tắt đoạn văn có
chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề, cho ví dụ?
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa tóm tắt văn bản và tóm tắt đoạn văn.
a. Giống nhau

1



- Trong giao tiếp khi nói hay viết một mặt người ta có thể xác định lời nói thành bài đầy đủ, hoàn chỉnh. Ngược lại cũng
cần tóm lược, tóm tắt… một câu chuyện, một văn bản ngắn gọn lại vì những mục đích nào đó. Nhìn chung tóm tắt VB và
tóm tắt đoạn văn là lược bỏ những phần phụ, giữ lại ý chính, cơ bản nhất.
- Mục đích:
+ Trích dẫn cho ngắn gọn
+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
- Yêu cầu:
+ Trung thành nội dung, chủ đề
+ Ngắn gọn cô đọng
+ Phù hợp với mục đích tóm tắt
b. Khác nhau
- Tóm tắt văn bản có hai dạng cơ bản: Tóm tắt thành đề cương và tóm tắt thành văn bản
- Tóm tắt đoạn văn có hai loại: Tóm tắt đoạn văn có câu chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề. Đoạn văn có câu chủ đề
gồm diễn dịch, qui nạp, hỗn hợp. Còn đoạn văn không có câu chủ đề gồm móc xích, song hành.
- Tóm tắt văn bản mang tính rộng hơn tóm tắt đoạn văn.
- Tóm tắt VB làm cho văn bản ngắn lại để giới thiệu báo cáo nội dung còn tóm tắt đoạn văn thường dùng để trích dẫn.
2. Cách tóm tắt đoạn văn có câu chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề
* Đoạn văn có câu chủ đề
- Đoạn văn có câu chủ đề gồm: Đoạn văn diễn dịch, quy nạp hỗn hợp.Khi tóm tắt cần chú ý:
+Xác định vị trí câu chủ để
+ Dựa vào câu chủ đề để tóm tắt:
^ Có thể giữ nguyên câu chủ đề
^ Có thể dựa vào câu chủ đề, thêm các từ ngữ hay ý vào cho bao quát nội dung đoạn văn.
^ Có thể lược ý tóm tắt thành một câu, thành một từ chốt.
VD:
Mùa xuân đã đến trên bản Mường của người HMong. Khắp thôn bản hoa mai nở trắng xóa trên các ngõ, thôn, nẻo đường
mọi người í ới gọi nhau đi chợ xuân. Các em nhỏ vui tươi nô đùa trong bản với những trò chơi dân gian. Các bạn nam-nữ
thanh niên trong sự e thẹn đến với chợ tình đầu năm.

 Đây là đoạn văn diễn dịch. Đoạn văn nói lên cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của người miền núi khi xuân về, tết đến.
* Đoạn văn không có câu chủ đề
- Gồm: Đoạn văn song hành, móc xích khi tóm tắt cần chú ý:
+ Xác định ý từng câu
+ Liên hệ các ý, tìm ý chung nhất của các câu
+ Diễn đạt thành một câu ngắn gọn
VD:
Trước hết quảng cáo phải có tính thông tin. Thông tin phải ngắn gọn, rõ ràng tập trung. Bên cạnh đó quảng cáo phải đảm
bảo tính hợp lý và pháp lý. Tính hợp lí giúp cho thông tin quảng cáo đến với người tiêu dùng nhanh nhất. Tính pháp lý
bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ khả năng cạnh tranh cũng như tiêu chuẩn đạo đức. Thêm vào đó quảng cáo cũng phải đảm
bảo tính nghệ thuật, phải phù hợp với thẩm mỹ của người xem, người nghe, người đọc, phải chú ý đến sự chuyển dịch
ngôn ngữ giữa các quốc gia. Ngoài ra, quảng cáo còn phải đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa để tiết kiệm chi phí và khả năng
thâm nhập nhanh chóng vào các quốc gia.
 Tóm tắt: Những yêu cầu của quảng cáo.
Câu 3: Tổng thuật văn bản là gì? So sánh tổng thuật văn bản với tóm tắt văn bản
1. Định nghĩa
- Tổng thuật văn bản là cách nêu lên những nội dung khái quát, cơ bản, tổng hợp từ một hay một số văn bản có liên quan
nhằm mục đích nhất định.
Vd: chi đoàn tổ chức hội thảo về thơ HCM nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Người. Có 6 bản báo cáo gửi đến.
Đồng chí bí thư chi đoàn đọc kĩ từng bài rồi trình bày lại những nét chính, những nét giống và khác nhau của 6 văn bản.
- Tóm tắt văn bản là rút gọn nội dung và hình thức văn bản chính văn theo mộ mục đích nhất định.
Vd: Tóm tắt truyện Thánh Gióng
2. Trình bày sự khác nhau giữa tổng thuật văn bản và tóm tắt văn bản.
- Khác nhau về đối tượng nghĩa là tóm tắt văn bản chỉ tóm tắt 1 văn bản gốc còn tổng thuật văn bản thì trình bày nội dung
của 2 văn bản gốc trở lên.
- Yêu cầu:
+ Tóm tắt vản bản có 3 yêu cầu:
^ Phải trung thành với văn bản gốc, không được bịa thêm.
^ Phải ngắn gọn
^ Phù hợp mục đích tóm tắt văn bản.


2


+ Tổng thuật ngoài 3 yêu cầu trên thì tổng thuật còn thêm 2 yêu cầu Ngoài tổng thuật phải có tầm khái quát cao hơn so
với khi tóm tắt văn bản. Vì tóm tắt văn bản chỉ rút gọn 1 bản gốc còn tổng thuật tổng hợp từ nhiều bản gốc nên ta phải tìm
cái chung của các văn bản gốc, cái riêng của từng bản.
Vd: Hãy tổng thuật Thánh Gióng và Sơn Tinh Thủy Tinh thì ta phải khái quát để thấy được:
^ Cái chung: Tinh thần đấu tranh của cha ông ta ngày xưa.
^ Thánh Gióng ca ngợi tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm còn Sơn Tinh Thủy Tinh ca ngợi tinh thần đấu tranh chống
thiên nhiên.
 Người tổng thuật phải phân tích, bàn luận đánh giá, nhận định nội dung của các văn bản được đưa ra tổng thuật.
Vd: Ý nghĩa của cuộc đấu tranh chông thiên nhiên phẩm chất của người vật trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm
3. Phương pháp:
- Tóm tắt văn bản vì chỉ tóm tắt từ 1 văn bản gốc cho nên phương pháp đơn giản chỉ có 2 phương pháp:
+ Đọc kĩ văn bản gốc
+ Rút gọn, tóm tắt
- Tổng thuật: phong phú, phức tạp vì tổng hợp từ nhiều văn bản gốc. Gồm có 6 bước:
+ Đọc kĩ tài liệu, phân loại.
+ Bao quát nội dung các văn bản gốc.
VD: Các văn bản gốc đều nêu lên hai nội dung chính:
^ Thơ Bác giàu lòng yêu độc lập, tự do.
^ Thơ Bác giàu lòng yêu nước, yêu nhân dân.
+ Lần lượt tổng thuật từng khía cạnh nội dung.
Vd: Lòng yêu nước trong thơ Bác gồm những yếu tố nào?
+ So sánh chỗ giống và khác nhau
+ Đánh giá bàn luận.
+ Chọn một số câu trong bản gốc, đưa vào văn bản tổng thuật, tăng thêm sự thuyết phục với người đọc.
Câu 4: Nêu mục đích yêu cầu, các bước lập đề cương văn bản. Mối quan hệ giữa đề cương và viết văn bản?
1. Định nghĩa đề cương.

- Đề cương (dàn bài, kết cấu) văn bản là những ý tưởng chính về văn bản của người viết được sắp xếp theo một trình tự
nhất định. Đó chính là quá trình tìm ý, chọn ý và sắp xếp ý trong văn bản.
- Đề cương gồm có:
+ Đề cương sơ lược
+ Đề cương chi tiết: Trình bày ý tưởng theo hệ thống, chú trọng đến trình tự, chi tiết.
2. Mục đích
- Phác thảo ra nội dung tổng thể làm cho văn bản có định hướng rõ ràng.
- Giúp cho người viết chọn lọc, sắp xếp nội dung theo một tuần tự nhất định.
- Tạo cơ sở để chuẩn bị viết văn bản, làm cho việc viết văn bản thuận lợi, nhanh chóng.
3. Yêu cầu
- Đề cương phải phù hợp với các định hướng khi chuẩn bị viết văn bản (viết cho ai? viết để làm gì?)...
- Đề cương phải đảm bảo tính tuần tự hệ thống chặt chẽ.
- Đề cương phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa, thích hợp với vai trò vị trí của chúng trong tổng thể văn bản.
- Đề cương phải ngắn gọn, rõ gàng: có các kí hiệu mục đề.
4. Các bước lập đề cương văn bản.
Bước 1: Xác định thể loại văn bản:
- Phải trả lời được câu hỏi: Đề cương này chuẩn bị viết cho văn bản nào? Văn bản hành chính, báo chí hay văn bản khoa
học...
- Mỗi loại văn bản phải chú ý tới thể thức, nội dung cần trình bày để đảm bảo tính phù hợp.
+ Loại văn bản hành chính, luận văn có thể thức và khuôn mẫu nghiêm ngặt.
Vd: Văn bản hành chính: Phần mở đầu là quốc hiệu, địa điểm, thời gian ban hành văn bản, tên văn bản.
+ Loại văn bản chính luận có thể thức và khuôn mẫu nhất định, không nghiêm ngặt như hành chính, khoa học nhưng phải
tuân theo yêu cầu của văn bản, trình bày sao cho phù hợp với từng loại phong cách.
Bước 2: Chia nội dung đề cương thành 3 phần: Mở đầu, thân bài, kết luận.
Mỗi phần có một vai trò, đặc điểm yêu cầu nhất định.
Bước 3: Xác định rõ nội dung từng phần. Cụ thể là:
- Xác định chủ đề văn bản là quan trọng vì từ đó chi phối nội dung triển khai tiếp theo như thế nào, ra sao?.
- Xác định nội dung từng phần:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu chung
+ Phần triển khai: Thể hiện ý chính, chủ đề chung.

+ Phần kết luận: Nêu khái quát, nhắc lại, nhấn mạnh chủ đề chung.
- Xác định được các ý lớn, ý nhỏ, các ý chi tiết...
+ Các ý lớn: chủ đề chính chia thành các chủ đề nhỏ gọi là ý lớn
Vd: Chủ đề chính: Nạn ô nhiễm môi trường. Thì chủ đề nhỏ có thể:

3


^ Thực trạng ô nhiễm môi trường
^ Các tác nhân ô nhiễm
^ Biện pháp khắc phục
+ Các ý nhỏ: Là ý lớn chia làm các ý để cụ thể hóa
Bước 4: Sắp xếp các ý theo một hệ thống : Nghĩa là trình bày các ý lớn, nhỏ rõ ràng, logic và hợp lí. Có 2 cách sắp xếp:
- Trình tự khách quan
+ Quan hệ nội tại: Toàn thể đến các bộ phận
Vd: Trình bày ô nhiễm môi trường có thể chia: Vũ trụ- trái đất.
+ Quan hệ logic khách quan: Nhân-quả; Điều kiện-kết quả.
+ Quan hệ thời gian: Trước-hiện-sau.
- Sắp xếp theo trình tự chủ quan
+ Ý chính-phụ
+ Ý quan trọng- bổ sung
+ Chủ đề-ý lớn- ý nhỏ.
Bước 5: Trình bày đề cương: là quan trọng nhất. Chú ý:
- Đặt tiêu đề, mục đề cho các phần, các ý trong đề cương, phải đảm bảo tính logic, ngắn gọn, hài hòa, cân xứng.
- Dùng các kí hiệu theo trình tự từ lớn tới nhỏ, nhất quán từ đầu đến cuối.
5. Mối quan hệ
- Đề cương và viết văn bản có mối quan hệ chặt chẽ. Đề cương là bước hoàn thành các ý tưởng, là bản thiết kế đi kèm
công trình. Viết văn bản cũng như thi công xây dựng công trình là bước quan trọng, là thực hiện hóa ý tưởng, là chuyển
đề cương dàn ý thành nội dung chính thức của văn bản. Qua việc hình thành văn bản có thể đánh giá năng lực.
- Đề cương là sơ đồ thi công, là đường hướng chính của văn bản, bám sát đề cương khi thực hành viết văn bản là bám sát

trọng tâm đã được thiết kế, làm cho bài viết không xa hoặc lạc đề.
- Đề cương là văn bản phác thảo nội dung tổng thể làm cho văn bản có một định hướng rõ ràng.
- Đề cương giúp cho người viết chọn lọc sắp xếp các nội dung theo một tuần tự nhất định để tiến tới hoàn thiện văn bản.
- Đề cương giúp cho việc viết văn bản thuận lợi, tập trung hơn.
Câu 5: Trình bày các yêu cầu viết văn bản và hoàn thiện văn bản? Vai trò của đề cương đối với thực hành viết văn
bản.
1. Yêu cầu
1.1. Yêu cầu viết văn bản:
a. Phải bán sát đề cương.
Vì đề cương là sơ đồ thi công, là đường hướng chính của văn bản nên bám sát đề cương chính là bám sát trọng tâm đã
được thiết kế, làm cho bài viết không xa hoặc lạc đề.
b. Phải chú trọng đặc điểm về yêu cầu, chức năng của từng phần trong văn bản. Cụ thể:
- Phần mở đầu: Viết nội dung gì? Cách mở viết ntn?
- Phần triển khai: Viết nội dung gì? Cách triển khai viết ntn?
- Phần kết luận: Viết nội dung gì? Cách kết viết ntn?
c. Phải huy động tri thức để phát triển các ý trong đề cương trở thành các luận điểm trong hệ thống văn bản.
d. Đảm bảo luận điểm giữa các ý, các phần đồng thời chú ý tính mạch lạc, tính liên kết giữa các phần làm cho các ý, các
phần có sự liên kết chặt chẽ.
e. Trong quá trình viết có thể điều chỉnh trật tự các ý, có thể bổ sung các ý còn thiếu hoặc lược bỏ những nội dung trùng
lặp không cần thiết.
1.2. Hoàn thiện văn bản.
a. Kiểm tra nội dung văn bản.
- Giữa đề cương và nội dung trình bày trong văn bản:
+ Bài viết nêu được hết các ý trong đề cương chưa?
+ Việc thêm bớt ý(nếu có) giữa bài viết và đề cương có hợp lí không?
- Chủ đề của văn bản, các luận điểm trong văn bản.
+ Chủ đề văn bản đã rõ chưa?
+ Các bộ phận chủ đề triển khai đã làm rõ chủ đề chung của văn bản chưa?
- Tính hệ thống logic giữa các mặt, phần trong văn bản.
+ Trình tự trình bày các phần (chương, mục, đoạn) đã logic chưa?

+ Các ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ, triển khai trong từng phần, trong toàn bộ văn bản đã hợp lí chưa?
b. Kiểm tra về hình thức:
- Dung lượng văn bản và nội dung cần triển khai:
+ Độ dài văn bản so với nội dung cần triển khai phù hợp chưa?
+ Văn bản có quá ngắn hay quá dài không?
- Tính cân đối giữa các phần: Mở- thân- kết.
+ Dung lượng(độ dài) giữa các phần (M-T-K) với nội dung thể hiện giữa các phần đó có cân đối không?
- Các phương tiện liên kết: giữa các câu, các đoạn văn việc sử dụng phương tiện liên kết có phù hợp không?

4


- Các lỗi thường gặp: Trong khi viết văn bản cần kiểm tra để tránh các lỗi thường gặp về nội dung, hình thức và một số lỗi
thông thường khác(chính tả, dùng từ…)
3. Vai trò
- Đề cương và viết văn bản có mối quan hệ chặt chẽ. Đề cương là bước hoàn thành các ý tưởng, là bản thiết kế đi kèm
công trình. Viết văn bản cũng như thi công xây dựng công trình là bước quan trọng, là thực hiện hóa ý tưởng, là chuyển
đề cương dàn ý thành nội dung chính thức của văn bản. Qua việc hình thành văn bản có thể đánh giá năng lực.
- Đề cương là sơ đồ thi công, là đường hướng chính của văn bản, bám sát đề cương khi thực hành viết văn bản là bám sát
trọng tâm đã được thiết kế, làm cho bài viết không xa hoặc lạc đề.
- Đề cương là văn bản phác thảo nội dung tổng thể làm cho văn bản có một định hướng rõ ràng.
- Đề cương giúp cho người viết chọn lọc sắp xếp các nội dung theo một tuần tự nhất định để tiến tới hoàn thiện văn bản.
- Đề cương giúp cho việc viết văn bản thuận lợi, tập trung hơn.
Câu 6: Nêu mục đích, nguyên tắc, quy trình xây dựng đoạn văn. Năm kiểu đoạn văn.
1. Mục đích xây dựng đoạn văn:
- Nhằm củng cố tri thức về mặt lí thuyết, rèn luyện khả năng phân tích đoạn văn, thực hành đoạn văn, tiến tới xây dựng
đoạn văn hoàn chỉnh nói hay viết hàng ngày.
- Giúp thực hành tốt việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường.
2. Nguyên tắc xây dựng đoạn văn:
- Vì đoạn văn là một phần của văn bản, có mối liên hệ trực tiếp với nội dung-chủ đề của văn bản. Tránh những đoạn rời

rạc, vượt ra khỏi tầm văn bản. Khi viết đoạn văn chú ý đến các vị trí, quan hệ, mục đích, phong cách.
- Dựng đoạn văn phải dựa trên chuẩn mực về hình thức, cấu tạo, cách thức diễn đạt của ngữ pháp đoạn văn. Cần tránh
những đoạn vi phạm chuẩn mực hình thức cấu tạo… Đoạn văn là đơn vị có tính chủ đề nên mỗi đoạn văn thể hiện chủ đề
hay luận điểm nhất định.
- Mỗi đoạn văn phải thực hiện nhiệm vụ chung của văn bản, có liên hệ với các đoạn hay các phần khác trong ngôi nhà
chung của văn bản.
3. Quy trình xây dựng văn bản (6 bước):
Bước 1: Xác định loại văn bản chuẩn bị viết thuộc loại nào?
Có nhiều loại với những phong cách không giống nhau, từ đó các bộ phận của văn bản cũng liên quan từng loại văn bản.
Bước 2: Xác định vị trí của đoạn văn trong văn bản: Vị trí đoạn văn là cơ sở quan trọng để viết đoạn vi vị trí liên quan
đến chức năng.
Bước 3: Xác định kiểu cấu tạo của đoạn văn: Đoạn văn có câu chủ đề hay đoạn văn không có câu chủ đề.
Bước 4: Xác định cách lập luận trong đoạn văn: Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích.
Bước 5: Bắt tay vào viết đoạn văn: Sau khi xác định được loại văn bản và vị trí đoạn văn, bước tiếp theo thực hành viết
đoạn văn.
Những câu hỏi chi phối viết đoạn văn là:
- Đối với đoạn văn mở: Trực tiếp hay gián tiếp.
- Đối với đoạn văn triển khai: Nên tiếp nối đoạn văn trước nội dung gì?
- Về cấu tạo: Nên trình bày đoạn văn theo kiểu gì?
Bước 6: Kiểm tra lại văn bản sau khi viết. Bao gồm:
- Kiểm tra về nội dung:
+ Mối liên hệ giữa đoạn trước- sau khác nhau chỗ nào.
+ Đoạn văn có chủ đề đã rõ chưa
+ Đảm bảo tính logic, mạch lạc chưa.
- Kiểm tra hình thức:
+ Đoạn văn có dung lượng hợp lí chưa?
+ Cách sử dụng phương tiện liên kết.
4. Các kiểu đoạn văn.
4.1. Xét theo cấu tạo: Gồm có 5 kiểu:
a. Đoạn văn diễn dịch:

- Có câu chủ đề đứng đầu, nêu lên nội dung chính, những câu tiếp theo có nhiệm vụ giải thích, chứng minh, bình luận…
cho câu chủ đề. Đây là kiểu trình bày đi từ khái quát đến cụ thể, quan hệ chính-phụ, đi từ luận điểm đến luận cứ.
b. Đoạn văn qui nạp.
- Có câu chủ đề đứng cuối, nêu nội dung chính của cả đoạn, những câu trước có nhiệm vụ nêu hiện tượng, dẫn chứng, tiền
đề cụ thể... cho câu chủ đề. Đi từ cụ thể đến khái quát, quan hệ chính-phụ. Đi từ luận cứ đến kết luận.
c. Đoạn văn hỗn hợp.
- Câu chủ đề đứng đầu và cuối, nêu nội dung chính có tính khái quát, những câu ở giữa nêu hiện tượng, dẫn chứng, tiền
đề cụ thể... cho câu chủ đề, kết luận. Đây là kiểu trình bày đi từ : kết quả-cụ thể-tổng hợp, có quan hệ chính-phụ-chính.
Từ luận điểm-luận cứ-kết luận.
d. Đoạn văn song hành : Các câu trong đoạn có quan hệ liên hợp, bình đẳng với nhau các câu không phụ thuộc chặt chẽ
với nhau.

5


e. Đoạn móc xích : Các câu trong đoạn có quan hệ tiếp nối, móc xích với nhau, câu trước làm tiền đề câu sau, chúng phụ
thuộc chặt chẽ vào nhau.
4.2. Xét theo chức năng.
a. Đoạn mở đầu :
- Là một phần trong bố cục văn bản, có nội dung liên quan trực tiếp đến phần triển khai và kết luận đứng vị trí đầu văn
bản.
- Vai trò :
+ Thể hiện trực tiếp ý tưởng hay nội dung cho văn bản, thường gặp trong văn bản khoa học, chính luận, hành chính.
+ Giới thiệu nhân vật hoàn cảnh gặp ở văn bản nghệ thuật, báo chí.
+ Tạo không khí, giọng điệu cho toàn văn bản.
- Các cách mở :
+ Mở trực tiếp : Là đoạn văn mở nêu ra vấn đề hay đặt vấn đề không có những ý dẫn dắt mà đi thẳng vào nội dung chủ đề
chính mà văn bản sẽ trình bày ở chính văn.
Ưu điểm : Nội dung văn bản được xác định rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm : Thường khô khan, ít hấp dẫn, chưa phù hợp với một số văn bản đòi hỏi tính gợi mở, dẫn dắt…

+ Mở gián tiếp : Cách mở chưa đi ngay vào đề mà dẫn dắt nội dung theo lối khơi gợi, dẫn dắt vấn đề từ xa đến gần. Biểu
hiện :
^ Mở bằng miêu tả bối cảnh : không gian, thời gian.
^ Mở đầu là phần giới thiệu : nhân vật, môi trường…
^ Mở đề bằng cách nêu lí do hay căn cứ.
^ Mở bằng dẫn dắt vấn đề
^ Mở khơi gợi cảm xúc.
 Thường gặp trong văn bản nghệ thuật, chính luận.
Ưu điểm : Nội dung văn bản được mở rộng theo những kiểu liên hệ, liên tưởng nhất định, gợi hứng thú ngay từ đầu…
Nhược điểm : Phù hợp với một số văn bản nhất định, thường gây lan man.
b. Đoạn văn kết thúc :
- Là phần trong bố cục văn bản, có nội dung liên quan trực tiếp, chặt chẽ với phần triển khai và mở đầu có vị trí đứng cuối
văn bản. Có chức năng khép cả nội dung lẫn hình thức văn bản.
- Vai trò :
+ Đoạn kết tóm lược nội dung chính đã nêu ở phần triển khai. Đây là kiểu kết thường gặp trong văn bản khoa học vì nó
liên quan đến chức năng của từng phần trong bố cục của văn bản này : phần mở đầu nêu vấn đề sẽ trình bày, phần triển
khai giải quyết, trình bày vấn đề cụ thể, phần tổng kết nêu nội dung chủ yếu của văn bản.
+ Đoạn văn kết thể hiện trực tiếp chủ đề hay điểm nhấn làm nổi bật chủ đề toàn bộ văn bản.
+ Đoạn kết thể hiện cảm tưởng, nhận xét : Thường gặp trong các bài mang phong cách bình luận văn học, chân dung văn
học…
+ Đoạn kết là điều ghi nhớ, yêu cầu, đề nghị… thường gặp trong văn bản quản lí nhà nước.
+ Đoạn kết là phần chốt lại thông tin : thường gặp trong phong cách báo chí hay chính luận.
+ Đoạn kết là lời hứa, lời chào, lời chúc… thường gặp trong ngoại giao hay trao đổi tình cảm.
- Các cách kết : Có 2 loại :
+ Kết thúc khép(đóng) : Là đoạn kết tóm lược nội dung chính đã nêu ở phần triển khai, khái quát các luận điểm, nêu chủ
đề, nhận xét nội dung…
+ Kết mở : Vừa nêu ý chính của văn bản có tác dụng kết thúc văn bản như đoạn văn khép nhưng còn có chức năng mở ý
nghĩa phía sau văn bản.
*Thêm : Sự giống nhau và khác nhau giữa đoạn văn có chủ đề và không có chủ đề :
- Giống : Bao gồm nhiều câu, diễn đạt ý của người nói, viết dùng tạo lập các văn bản khác nhau nhiều khi cùng tồn tại

trong 1 loại văn bản.
- Khác :
+ Có chủ đề : các câu xoay quanh 1 nội dung chính là câu chủ đề, quan hệ trong đoạn văn là quan hệ chính-phụ, kiểu qui
nạp hay diễn dịch.
+ Câu không có chủ đề : Các câu có nội dung ngang nhau không có câu nào mang nội dung chính, quan hệ song hành,
móc xích, quan hệ đẳng lập.
Câu 7: Yêu cầu của việc viết câu trong văn bản, các lỗi thường gặp về câu.
1/ Yêu cầu của việc viết câu trong văn bản:
1.1. Về hình thức cấu tạo.
a. Câu có một hình thức nhất định:
- Khi nói câu có một hình thức âm thanh và 1 số đặc trưng về ngữ điệu nhờ đó mà người nhận nghe được, hiểu được.
- Khi viết câu được thể hiện qua hệ thống chữ viết phải đúng quy tắc chính tả, dấu câu:
+ Mở đầu: viết hoa chữ cái đầu
+ Trong câu: sử dụng hợp lí các dấu câu
+ Kết thúc: có dấu ngắt câu

6


b. Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định
- Câu phải có 2 thành phần: là loại câu có 2 nòng cốt chủ- vị. Nói chung khi nói hay viết, người ta phải nói viết đầy đủ 2
thành phần này.
- Câu 1 thành phần: là loại câu do hoàn cảnh nói hay viết, có thể không có đầy đủ thành phần. Có 2 loại:
+ Câu tĩnh lược do hoàn cảnh giao tiếp đã rõ, người ta có thể lược bỏ thành phần nào đó.
+ Câu đặc biệt: là loại câu có hình thức 1 từ hay 1 cụm từ trên bề mặt.
- Câu phải được sắp xếp theo 1 trật tự cú pháp nhất định phù hợp với quy tắc ngữ pháp tiếng việt.
Câu trong văn bản vừa có tính độc lập về hình thức, cấu tạo đồng thời có mối liên hệ qua lại với các câu khác, nhất là về
cấu tạo ngữ pháp.
- Khi viết câu trong văn bản, phải chú ý mối quan hệ về ngữ pháp giữa các câu trong chuỗi.
1.2. Về nội dung-ý nghĩa

a. Mỗi câu viết ra phải có một nội dung thông báo thể hiện một tư tưởng, tình cảm, thái độ …của người phát và phải
mang đến người nhận thông tin nào đó.
b. Mỗi câu viết hay nói phải phù hợp với ngữ cảnh và với logic khách quan, xã hội.
1.3. Về phong cách văn bản
a. Mỗi câu viết ra phải phù hợp với loại văn bản: về câu nằm trong văn bản, mỗi loại văn bản có một phong cách nhất
định liên quan đến nội dung, mục đích, chức năng nhất định.
b. Mỗi câu viết ra phải phù hợp với hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, nói (viết) ở đâu, lúc nào, với ai.
2. Các lỗi thường gặp về câu
2.1. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp
a. Thiếu thành phần chính
- Biểu hiện câu sai loại này:
+ Mỗi câu thường có chủ ngữ và vị ngữ. Câu sai là câu thiếu một trong hai thành phần chính làm cho câu thể hiện nội
dung không rõ ràng, chính xác.
Vd: Bạn tôi mà anh vừa gặp ấy(thiếu vị ngữ)
- Cách chữa: Thêm, bớt, chuyển đổi trật tự… các thành phần hay các từ trong câu sai, chọn cách nào là tùy vào từng câu,
từng kiểu sai để chữa cho thích hợp.
Vd: Bạn tôi mà anh vừa gặp ấy là người rất dễ mến
b. Thiếu thành phần phụ
Một câu bình thường ngoài thành phần chính còn có thành phần phụ. Trong nhiều trường hợp thiếu thành phần phụ làm
câu không trọn nghĩa.
- Thiếu phần định ngữ.
Vd: Cô không quản đường sá xa xôi đến những bản làng vận động con em đồng bào đi học.(có thể thay từ “những” bằng
“các”).
- Thiếu bổ ngữ bắt buộc
Vd: kẻ thù muốn, nhưng chúng ta không sợ.
2.2. Lỗi về dấu câu
a. Hệ thống dấu câu trong văn bản.
- Trong lời nói, việc đánh dấu câu này với câu khác trong chuỗi lời nói thể hiện qua quãng ngừng, ngắt ý, qua ngữ điệu.
- Khi viết các câu trong văn bản, tiếng việt quy ước sử dụng bộ dấu câu gồm 10 dấu. Chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm dấu cuối câu: Có chủ ngữ kết thúc câu, biểu thị mục đích nói. Đó là các dấu: chấm, hỏi, than…

+ Nhóm dấu giữa câu: Có chủ ngữ đánh dấu các thành phần và tách các ý. Đó là các dấu phẩy, chấm phẩy, 2 chấm, ba
chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép.
b. Lỗi thường gặp:
Đa dạng do viết tùy tiện, do chưa nắm vững cách dùng của từng loại dấu, do in ấn…
2.3. Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa:
a. Nội dung không phản ánh thực tế hiện thực khách quan:
vd: Tỗ Hữu là bạn của Nguyễn Du nên khi đi qua huyện Nghi Xuân, Tỗ Hữu viết là: “Kính gửi cụ Nguyễn Du”.
b. Diễn đạt không được logic
c. Không tách ý, làm ý câu văn khá lớn, không rõ ràng
Cách chữa:
+ Thay đổi một số từ
+ Sắp xếp lại trật tự các thành phần
+ Tách hoặc nhập các ý
2.4. Lỗi về liên kết các câu trong văn bản
- Các câu trong đoạn văn hay văn bản có quan hệ nội dung và hình thức chặt chẽ với nhau, nếu thiếu các từ ngữ biểu thị
quan hệ ấy sẽ tạo thành các lỗi, lỗi ấy dẫn đến các phần thiếu gắn bó, thiếu tính liên kết.
2.5. Lỗi về phong cách.
a. Nguyên tắc: Mỗi văn bản có đặc trưng phong cách nhất định, mỗi câu trong văn bản đều phải phù hợp về phong cách
đối với văn bản đó, vi phạm sẽ tạo thành lỗi phong cách.

7


b. Biểu hiện: Dùng cách diễn đạt không phù hợp loại văn bản, dùng kiểu câu không phù hợp…
Câu 8: Các kiểu chuyển vị trí, và cách diễn đạt trong câu. Tách câu, ghép câu.
Trong giao tiếp khi nói và viết câu có thể có những cách biến đổi nào đó. Lý do là: Do câu nằm trong văn bản liên quan
đến các câu khác. Do vậy 1 câu nào đó thường dựa vào câu trước và sau nó để có cách thể hiện cho phù hợp nội dung,
cấu tạo. Cũng có khi cần nhấn mạnh một ý nào đó trong câu mà một bộ phận nào đó có thể chuyển đổi, thường đưa lên
đầu câu gây sự chú ý.
1. Các kiểu chuyển đổi vị trí

a. Chuyển đổi vị trí của thành phần chính: chủ ngữ- vị ngữ
vd: - lặng lẽ Sapa
- Hiên ngang Cuba
b. Chuyển đổi vị trí các thành phần phụ trong câu
vd: Của ong bướm này đầy tuần tháng mật
c. Chuyển đổi kiểu câu
- Câu chủ động chuyển thành câu bị động và ngược lại.
Vd: Các nhà khai thác lẫn khách hàng luôn quan tâm hàng đầu đến cước phí điện thoạiCước phí điện thoại luôn là vấn
đề được các nhà khai thác lẫn khách hàng quan tâm.
- Câu trực tiếp thành câu gián tiếp và ngược lại.
Vd: Mẹ bảo: “Con ở nhà” Mẹ bảo con ở nhà.
d. Chuyển đổi cách diễn đạt
- Đây là một hiện tượng nội dung nào đó có thể diễn đạt bằng những cách khác nhau có tính đồng nghĩa.
- Hoặc cùng một mục đích nhưng chọn cách thể hiện khác nhau.
Vd: “Hãy đóng cái cửa lại” “Có thể đóng giùm cái cửa được không”
2. Tách ghép và tĩnh lược câu.
a. Tách câu: là biện pháp tách một phần nào đó trong câu thành câu riêng.
- Tách chủ ngữ thành câu riêng
Vd: trời đêm mùa xuân trong và lạnh.
 Đêm mùa xuân. Trời trong và lạnh.
- Tách vị ngữ thành câu riêng
Vd: Trăng lên cong vút và kiêu bạc ở một góc trời.
- Tách bổ ngữ thành câu riêng
Vd: Huấn đi về phía trạm máy. Một mình trong đêm.
b. Ghép câu.
Ngược lại với tách câu, nhập nhiều câu thành một.
c. Tĩnh lược
Là hiện tượng lược bỏ những thành phần đã có ở câu trước, không cần phải lặp lại ở câu sau để tránh dư thừa.
Câu 9: Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản. Những lưu ý về việc lựa chọn từ ngữ.
1. Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản.

1.1. Dùng từ phải đúng về hình thức cấu tạo.
- Từ là đơn vị căn bản của ngôn ngữ, là chất liệu để tạo ra câu và văn bản, những đơn vị giao tiếp.
- Mỗi từ tồn tại trong ngôn ngữ do qui ước xã hội. Trước hết đều có hình thức và cấu tạo nhất định. Hình thức từ trước hết
là âm thanh, mỗi từ đều có 1 âm thanh.(vd: nhà, chạy, vui…). Khi nói từ có 1 âm thanh nhất định nên khi nói phải chính
xác, rõ ràng có ngữ điệu, đủ để nghe hiểu. Phát âm chú ý đến cấu tạo: Từ phức(láy-ghép) khi phát âm có những cách ngắt
khác với từ đơn.
- Khi viết, mỗi từ có 1 qui ước về hình thức chữ viết và chính tả nhất định. Chữ viết từ phải được ghi chính xác, nếu
không có những lỗi về hình thức cấu tạo, làm ảnh hưởng không tốt đến trao đổi thông tin từ 2 phía: người phát và người
nhận.
1.2. Dùng từ đúng nội dung-ngữ nghĩa
- Từ phải có một nội dung nhất định, nội dung đó làm thành nghĩa của từ. Nghĩa của từ là cơ sở để tạo ra câu có ý nghĩa,
mang nội dung thông báo nhất định. Giao tiếp là trao đổi thông tin. Muốn truyền đạt thông tin có hiệu quả khi nói hay viết
phải hiểu nghĩa của từ và sử dụng từ trong câu phải đúng nghĩa. Cụ thể là:
+ Từ dùng phải thể hiện chính xác nội dung cần thể hiện, tức là mỗi từ viết ra phải rõ và đúng điều cần diễn đạt.
Vd:
- Không khí trong lành (đúng)
- Không khí trong xanh (sai)
+ Từ dùng phải thích hợp: với sắc thái biểu cảm mỗi từ bên cạnh nghĩa từ vựng vốn có, lại có thể mang nghĩa biểu cảm.
Vì vậy trong sử dụng bên cạnh dùng từ đúng nghĩa còn phải yêu cầu thích hợp sắc thái.
Vd: Các từ: chết, mất, từ trần, tạ thế, ngoẻo… đều có nghĩa là chết nhưng khác nhau về biểu cảm, sắc thái chọn từ nào
phải dựa vào ngữ cảnh.
- Dùng từ phải đúng với phong cách: Trong giao tiếp có thể chia làm các phong cách nói(khẩu ngữ) và phong cách
viết(sách vở).

8


+ Phù hợp phong cách giao tiếp: Khi nói dùng từ theo phong cách khẩu ngữ, không nên dùng từ ngữ mang quá đậm màu
sắc tu từ, bóng bẩy. Khi viết không nên lạm dụng từ ngữ thông tục, suồng sã…
+ Phù hợp phong cách văn bản: có nhiều loại, nhiều phong cách. Từ ngữ dùng trong văn bản cũng phải chú ý đến phong

cách từng loại văn bản. Chẳng hạn: Loại văn bản hành chính, khoa học thiên về thông tin logic nên thường dùng lớp từ
trung hòa sắc thái, nhiều thuật ngữ, hay dùng quan hệ từ lập luận, ít biểu cảm, ngược lại văn bản báo chí, nghệ thuật lại
thiên về nêu thông tin, sắc thái biểu cảm…
2. Các thao tác khi sử dụng từ trong văn bản.
2.1. Thao tác lựa chọn từ và thay thế từ.
- Lựa chọn từ ngữ: Phải lựa chọn từ ngữ thích hợp. Quá trình lựa chọn diễn ra trong nhiều loại: Lựa chọn từ trong nhóm
đồng nghĩa, lựa chọn đại từ thay thế, lựa chọn cách nói tương đồng, lựa chọn giữa từ toàn dân với từ địa phương.
 Khi lựa chọn từ ngữ cần dựa vào mục đích, phong cách văn bản, hoàn cảnh giao tiếp.
2.2. Thay thế từ ngữ
- Đưa từ ngữ mới vào những từ cần thay thế sao cho phù hợp yêu cầu diễn ra.
2.3 Kiểm tra từ ngữ.
Đây là thao tác cuối trong quy trình viết văn bản:
- Kiểm tra để xác định tính đúng, sai về nghĩa của từ được dùng.
- Kiểm tra để xác định hay, không hay về cách diễn đạt từ được dùng.
- Kiểm tra để xác định sự phù hợp hay không phù hợp.
Câu 10: Các lỗi dùng từ và chính tả thường gặp
1. Các lỗi dùng từ
a. Lỗi về nội dung ngữ nghĩa:
-Dùng sai từ đồng nghĩa:
Vd: Phong cảnh ngây thơ(nên thơ)
- Dùng sai từ Hán Việt
Vd: Hội liên hiệp đàn bà(phụ nữ) Việt Nam
- Các lỗi khác
Dùng từ ngữ không hợp với logic, phi lí, không liên quan, lặp.
Vd: Hắn từ từ rút phắt tờ giấy ra khỏi cặp sách.
b. Lỗi về phong cách
- Dùng từ ngữ không phù hợp hoàn cảnh nói, viết.
Vd: về vấn đề này, mình (tớ) xin có ý kiến thế này… phong cách giao tiếp chính thức nhưng dùng từ thân mật(thuộc
phong cách nói)
- Dùng từ ngữ không phù hợp với sắc thái văn bản

Vd: nghe theo lời Bác, cả dân tộc lên đường đi lính(lính là khẩu ngữ)
2. Lỗi chính tả thường gặp
a. Lỗi viết sai qui tắc chính tả hiện hành. Biểu hiện:
- Đánh dấu (Thanh điệu) không đúng vị trí.
Vd: Chiều, ngày, đoái hoài, Trung Quốc…
- Lẫn lộn các phụ âm đầu
Vd: ch/tr, s/x: xướng ca- sướng ca…
r/z: rì rào- dì dào
- Viết sai phụ âm cuối
Vd: n-ng: miền- miềng
b. Lỗi viết hoa
- Biểu hiện không tuân theo nguyên tắc viết hoa thông dụng nên chỗ đáng viết hoa thì không viết, chỗ không đáng viết thì
viết.
c. Lỗi viết tắt
Do không tuân theo quy tắc viết tắt tùy tiện

9



×