Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực hồ Thác Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.38 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
2- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
II.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC (LƯU VỰC) SÔNG THU BỒN
TỈNH QUẢNG NAM.
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Thu Bồn tỉnh
Quảng Nam.
1. 1. Vị trí địa lý
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực sông Thu Bồn.
1.5. Các mâu thuẫn, xung đột trong lưu vực sông Thu Bồn.
1.6. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong lưu vực sông Thu
Bồn.
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC (LƯU VỰC) SÔNG THU BỒN TỈNH QUẢNG
NAM.
2.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông Thu
Bồn.
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có.
2.1.2. Hiện trạng phương thức quản lý.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý.
2.2. Các định hướng chính trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi
trường lưu vực sông Thu Bồn.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I.PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài.



Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát
triển bền vững của quốc gia. Tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm,
suy giảm cả về số lượng và chất lượng, kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy
ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng
nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng về
nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người
vì vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà
luôn là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế. Giải
quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước cần thiết phải xem xét
các yếu tố có liên quan trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu


cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ
môi trường.
quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch,
kế hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng
tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và
tự nhiên; giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối
lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các
vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử
dụng nước.
Nên quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường lưu vực sông là một quá
trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các
tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã
hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các
hệ sinh thái thiết yếu.
2- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.

* Mục tiêu.
Hiểu được thực trạng phát triển và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông
trong mối quan hệ với vùng bờ biển và các rào cản đối với phát triển bền vững,
xác định các mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích chủ yếu trong việc khai thác, sử
dụng các nguồn tài nguyên nước và vùng bờ.
* Nhiệm vụ.
Phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển và quản lý tài nguyên lưu vực
sông, từ đó đề ra các giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên lưu vực sông
Thu Bồn.
II.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC (LƯU VỰC) SÔNG THU BỒN
TỈNH QUẢNG NAM.
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Thu Bồn tỉnh
Quảng Nam.
1. 1. Vị trí địa lý.
Sông Thu Bồn là dòng chính của hệ thống sông cùng tên. Phần thượng nguồn
của sông còn được gọi với một cái tên khác là sông Tranh. Sông bắt nguồn từ
núi Ngọc Linh cao 2,598m thuộc huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phần
thượng lưu, sông chảy theo hướng Nam-Bắc qua các huyện Nam Trà My, Bắc
Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đước, Nông Sơn, Quế Sơn. Đến Giao Thủy sông
chảy vào vùng đồng bằng các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn và Thành phố Hội
An. Chiều dài của dòng chính đến Cửa Đại dài 198 km với tổng diện tích đến
Giao Thủy (nơi hợp lưu với sông Vũ Gia) rộng 3,825 km2 . Thượng lưu của
sông Thu Bồn có các phụ lưu cấp II lớn như Sông Khang, sông Vang, sông
Tranh, sông Gềnh Gềnh. Tại Giao Thủy, sông nhận nước từ phụ lưu Vu Gia tạo
thành một hệ thống phân lưu khá phức tạp ở vùng hạ lưu sông. Tại thị trấn
Vĩnh Điện, một phần nước của sông Thu Bồn đổ vào chi lưu Vĩnh Điện dẫn
nước vào sông Hàn và đổ ra cửa Đà Nẵng .
1.2. Điều kiện tự nhiên.



* Địa hình.
Địa hình khá phức tạp gồm các kiểu địa hình núi, thung lũng và đồng bằng.
Các dãy núi bóc mòn kiến tạo dạng địa lũy uốn nếp khối tảng trên đá biến chất
và đá trầm tích lục nguyên có độ cao dưới 700 m ở hạ lưu đến trên 2000 m.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng xâm thực hẹp dạng chữ V với hai bên
sườn khá dốc, các bãi bồi ở lòng thung lũng là sản phẩm tích tụ hỗn hợp
aluvi – proluvi. Đồng bằng cao tích tụ xâm thực trên thềm sông biển cổ cao từ
10 – 15 m phía biển đến 40 – 50 m ở chân núi và bị chia cắt mạnh bởi các
dòng chảy thường xuyên. Do địa hình cao và dốc, sông ngắn là điều kiện thuận
lợi cho quá trình tập trung nước và hình thành lũ lụt.
* Thổ nhưỡng.
Lưu vực có thành phần đất đá khá đa dạng. Ở vùng thượng nguồn là các thành
tạo macma: granit biotit, granit haimica, cát kết, andezit, đá phiến sét. Phía
Nam lưu vực còn bắt gặp phylit, quazit, cuội kết, đá hoa, đá phiến mica,
porphyolit, đá phiến lục của hệ tầng A Vương. Phần thấp của lưu vực phổ biến
các thành tạo sông cuội, sỏi, mảnh vụn, cát, bột, sét. Vùng gần biển chủ yếu là
cát có nguồn gốc gió biển và một phần nhỏ thành tạo cuội cát, bột có nguồn
gốc sông – biển. Dọc theo sông là các thành tạo: cuội, cát, bột, sét có nguồn
gốc sông tuổi Đệ tứ. Phần thượng nguồn là đất mùn vàng đỏ trên núi, dọc
hai bờ sông là đất đỏ vàng trên phiến sét và đất xói mòn trơ sỏi đá. Đất núi
dốc phần lớn trên 20, tầng đất mỏng có nhiều đá lộ. Các đồng bằng được cấu
tạo bởi phù sa cổ, phù sa mới ngoài ra còn có các cồn cát và bãi cát chạy dọc
theo bờ biển ở các đồng bằng ven biển.
* Thảm thực vật.
Rừng tự nhiên trên lưu vực còn ít, chủ yếu là loại rừng trung bình và rừng
nghèo, phần lớn phân bố ở núi cao. Vùng núi cao có nhiều lâm thổ sản quý.
Vùng đồi núi cao còn rất ít rừng, đại bộ phận là đồi núi trọc và đất cây công
nghiệp, cây bụi, ngoài ra ở vùng hạ lưu có đất trồng nương rẫy xen dân cư.

* Khí hậu.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa lạnh rõ rệt, nhiệt độ tối thấp trung
bình không xuống dưới 1000C, là vùng ẩm ướt nhất khu vực Trung Bộ.
- Hoàn lưu khí quyển: Mùa hè chịu ảnh hưởng của luồng không khí nhiệt đới
Ấn Độ Dương, không khí xích đạo, tín phong mùa hè. Mùa đông chịu ảnh
hưởng của luồng không khí tín phong, không khí cực đới.
- Số giờ nắng: Trung bình từ dưới 2000 giờ ở vùng núi cao đến 2600 giờ ở
vùng đồng bằng ven biển, tăng dần từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng
bằng.
- Gió: Hàng năm có hai mùa gió chính đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùaTây
Nam. Mùa đông hướng gió chính là hướng Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc; về mùa
hạ chủ yếu là gió Tây Nam và Đông Nam.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm thường lớn hơn 80%, độ
ẩm không khí cao trong mùa mưa (85 – 90%) và thấp trong mùa khô (70 –
75%).


- Mưa: Nằm trong địa hình cao nhất của dãy Trường Sơn nên lưu vực sông Thu
Bồn rất thuận lợi đón gió là nguyên nhân gây mưa khá đa dạng. Hoàn lưu Tây
Nam cùng với sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, hoàn lưu Đông Bắc cùng
với các nhiễu động thời tiết đem lượng mưa lớn cho toàn lưu vực. Trên lưu vực
có tâm mưa lớn: Tâm mưa Bạch Mã với lượng mưa năm trên 3000 mm. Tuy
nhiên, mưa phân bố không đều cả về không gian và thời gian. Xét cả về lượng
lẫn độ dài mùa mưa trên lưu vực thì có xu hướng giảm dần từ phía Tây sang
phía Đông, từ miền núi xuống đồng bằng.
* Mạng lưới sông ngòi.
Sông Thu Bồn là một hệ thống sông lớn ở Nam Trung Bộ, nằm trong vùng sụt
võng trung sinh địa, dốc theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Độ cao bình quân
là 552 m. Mật độ sông suối trung bình là 0.47 km/km2 tương ứng với tổng
chiều dài toàn bộ sông suối là 4865 km. Dòng chính sông Thu Bồn dài 205 km

bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Lĩnh ở độ cao 1600 m và chảy ra biển Hội An. Toàn bộ
hệ thống sông có 19 phụ lưu các cấp. Độ dốc bình quân lưu vực đạt 25.5%.
Lưu vực sông có chiều dài lưu vực lớn gấp hai lần chiều rộng, có dạng hình
nan quạt, hệ số uốn khúc khá lớn đạt 1.85. Phần thượng lưu và trung lưu chảy
trong vùng núi chủ yếu là granit
xuống vùng trũng chủ yếu là sa thạch, cuội kết có xen lẫn diệp thạch và đá vôi.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.
* Điều kiện kinh tế:
- Lưu vực này gồm có tỉnh Quảng Nam, một phần của Đà Nẵng và Kon Tum.
GDP chiếm 1,35% GDP cả nước.
- Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 25%, công nghiệp 37% và dịch vụ 38%. Tỷ lệ
tăng trưởng GDP bình quân là 11,8% trong 5 năm vừa qua. Trong đó, nông
nghiệp: phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như nguồn nước, lũ lụt và các thiên tai
khác. Ở các vùng cao hơn sản lượng cây trồng thấp và chỉ canh tác 1 vụ, diện
tích đất canh tác không ổn định. Thuỷ sản: phát triển nhanh hơn trong mấy năm
gần đây và phổ biến là nuôi tôm sú ở vùng nước lợi. Thuỷ điện: Khu vực này
có tiềm năng thuỷ điện lớn, có một số công trình xây dựng mới như Sông
Tranh 2, sông Dak Mi 4, Sông Con 2 và các công trình sắp xây dựng như Sông
Bung 1, 4 và 5. Du lịch: phát triển nhanh với các lợi thế lớn là các điểm du lịch
như Hội An, Mỹ An, Mỹ Sơn. Bờ biển dài và đẹp là tiềm năng khai thác du
lịch lớn. Công nghiệp: có nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế như Điện Nam
– Điện Ngọc, Liên Chiểu, Chu Lai v.v… được đầu tư vài năm gần đây. Đà
Nẵng tự phát triển thành một trung tâm kinh tế ở miền Trung.
* Điều kiện xã hội.
- Dân số: Quy mô dân số: Quy mô dân số của lưu vực tính là 1787,6 nghìn
người, chiếm 2,12% dân số toàn quốc và 2,4% dân số các lưu vực sông. Mật độ
dân số trung bình của lưu vực là 113 người/km2 . Dân số tập trung cao ở các
huyện của Đà Nẵng. Dân số của tỉnh Quảng Ngãi là 251 người/km2 . Tỷ lệ
tăng trưởng dân số trung bình của lưu vực: Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình
của lưu vực là: 1,18%; Nhưng nếu xét riêng từng tỉnh thì tỷ lệ tăng trưởng dân

số của tỉnh Kon Tum cao nhất: 4%, tiếp theo là Đà Nẵng: 2,0%, Quảng Nam
chỉ đạt 1%. Như vậy tỷ lệ tăng trưởng dân số của tỉnh Kon Tum chủ yếu là do
tăng trưởng cơ học, và điều đó cho thấy tình trạng di dân tự do vào tỉnh Kon











Tum vẫn tiếp tục. Tuy nhiên không phải toàn tỉnh Kon Tum thuộc lưu vực này.
Dân số thành thị chiếm 29%, dân số nông thôn: 71%.
- Dân tộc: Dân tộc ít người chiếm 38,2%. Dân tộc ít người tập trung nhiều ở
tỉnh Kon Tum: 53,63%, thiếp đến Quảng nam: 6,80% và 0,57% thuộc về Đà
Nẵng.
- Việc làm: Lao động nông nghiệp chiếm 44,52%, công nghiệp 19,37% và dịch
vụ 36,11%. Tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ tương đối cao so với các lưu
vực sông khác và đứng thứ 2 sau lưu vực sông Hương 941,63%). Tỷ lệ thất
nghiệp chiếm 4,7%, xếp thứ 2 sau Serc (6,8%) và Gianh 95,9%).
- Nghèo đói: Tỷ lệ hộ nghèo toàn lưu vực là: 38,2%, trong đó số hộ nghèo tập
trung cao nhất ở Kon Tum: 71,22%, tiếp đến Quảng Nam: 30,29% và thấp nhất
là Đà Nẵng: 13,12%.
1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường lưu vực sông Thu Bồn.
* Tài nguyên lưu vực sông Thu Bồn.
- Tài nguyên thủy điện.
Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên

với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên)
nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn,
đặc biệt là hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn thuộc các tỉnh Quảng Nam. Theo
tính toán của Công ty Tư vấn xây dựng điện 1, trên hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn có tới 10 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy 1.279 Mw,
gấp 1,76 lần so với Nhà máy Thủy điện Yaly (Gia Lai - Kon Tum), sản lượng
điện bình quân hằng năm là 4.751,3 tỷ kWh. Trong đó có nhiều công trình thủy
điện có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt có thể sớm đưa vào xây dựng được như
A Vương 1, Sông Tranh 2, Đak Mi 4, Sông Bung 4, Sông Côn 2 và Đak Mi
1.v.v.. Theo Phê duyệt Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thực hiện, hệ thống sông Vu Gia
- Thu Bòn gồm 8 dự án thủy điện:
Thủy điện A Vương, mực nước dâng bình thường (MNDBT) 380m,
công suất lắp máy (NLM) 210 MW;
Thủy điện Sông Boung 2, MNDBT 570m, NLM = 100 MW;
Thủy điện Sông Boung 4, MNDBT 5230m, nhà máy thuỷ điện trên
nhánh sông Giằng NLM = 220 MW;
Thuỷ điện Sông Giằng, MNDBT 60m, NLM = 60 MW;
Thủy điện Đak Mi 1, MNDBT 820m, NLM = 255 MW;
Thủy điện Dak Mi 4, MNDBT 260, nhà máy thủy điện trên nhánh sông
Thu Bồn, NLM = 210 MW;
Thủy điện Sông Côn 2, MNDBT 312,5m, NLM = 60 MW;
Thủy điện Sông Tranh 2, MNDBT 170m, NLM = 135MW;
Các dự án thủy điện trên sông Vu Gia - Thu Bồn thực hiện đồng thời các nhiệm
vụ phát điện lên hệ thống điện quốc gia; bổ sung nguồn nước về mùa kiệt cho
hạ du và tham gia giảm lũ, chậm lũ cho hạ du.
Việc xây dựng các dự án thủy điện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho địa
phương. Tuy nhiên, lưu vực Thu Bồn-Vu Gia cũng là nơi tập trung lớn nhất
của các loài đặc hữu sinh sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới, vốn được coi là
một trong những nơi cuối cùng ít chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Những



loài động vật ở đây bao gồm sao la, loài động vật đang bị nguy cấp, là một loài
thú giống như hươu nai, được phát hiện vào năm 1992 bởi một nhóm các nhà
khoa học từ Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam và WWF.
- Tài nguyên khoáng sản.
Lưu vực sông Thu Bồn phần thượng lưu là nơi được cho là có nhiều vàng sa
khoáng. Việc khai thác vàng thủ công, khai thác sỏi và cát ở đây đã làm ô
nhiễm nước sông và gây xói mòn đất.Trên thượng nguồn sông Thu Bồn có hai
công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, đó là Sông Tranh 1 và Sông
Tranh 2.
- Tài nguyên sinh vật.
Vùng cửa sông Thu Bồn là một vùng đất ngập nước, có nhiều cồn, với hai hệ
sinh thái là rừng nhiệt đới và cỏ biển. Với tầm quan trọng về đa dạng sinh học
và văn hóa, vùng hạ lưu sông Thu Bồn bao gồm quần thể khu đô thị cổ Hội An,
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và vùng hạ lưu sông Thu Bồn được Ủy ban
quốc gia UNESCO Việt Nam và tỉnh Quảng Nam lập hồ sơ khoa học đệ trình
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo tài liệu nghiên
cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước cho biết, vùng hạ lưu sông Thu
Bồn là nơi có khí hậu, môi trường tốt cho các loại sinh vật nước ngọt, nước
mặn và cả sinh vật trên cạn sinh sống, sinh sôi nảy nở và phát triển. Bên sông
Thu Bồn có nhiều di tích lịch sử của vương quốc Chăm Pa cổ xưa, như thánh
địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên), Trà Kiệu (kinh đô cổ của Chăm Pa), cảng thị cổ Hội
An (tả ngạn sông Thu Bồn, cách cửa Đại 4 km).
* Môi trường lưu vực sông Thu Bồn.
Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong những lưu vực lớn nhất vùng
duyên hải miền Trung, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý từ
16055'-14055’ vĩ độ Bắc đến 1070 15'-1080 24' kinh độ Đông. Hướng dốc chủ
yếu của lưu vực là hướng tây bắc - đông nam, độ dốc trung bình 25,5%.
Thượng lưu là vùng núi cao 1700- 2045m, các dãy núi cao tạo thành hình vòng
cung án ngữ toàn bộ phần phía bắc, phía tây và phía nam lưu vực. Hạ lưu là
vùng đồng bằng ven biển. Tổng diện tích lưu vực 10.350 km2 trong đó diện tích

thuộc tỉnh Kon Tum là 560,5 km2 còn lại chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng
Nam và thành phố Đà Nẵng. Lưu vực Vu Gia - Thu Bồn nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự chi phối sâu sắc của yếu tố địa hình vì vậy đã
tạo cho vùng chế độ khí hậu dị thường.
- Dòng chảy: Dòng chảy năm của lưu vực chia thành 2 mùa rõ rệt (mùa lũ và
mùa kiệt). Sự biến động dòng chảy năm trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
khá phức tạp, năm nước lớn có thể gấp 4 đến 8,25 lần năm nước nhỏ. Do tính
chất mùa nên sự phân phối dòng chảy giữa các tháng trong năm không đều,
chênh lệch giữa các tháng nhiều nước và tháng ít nước trong năm rất lớn.
- Dòng chảy kiệt: Dòng chảy nhỏ nhất là vào tháng 4 hoặc tháng 8. Lượng
nước mùa kiệt chiếm 21,8-38,5% lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước
nhỏ nhất là tháng 4 chiếm 2,1 2,6% lượng nước cả năm. Vùng có dòng chảy
mùa kiệt lớn nhất là thượng nguồn các sông Thu Bồn, vùng có dòng chảy mùa
kiệt nhỏ nhất là vùng thuộc phía Bắc và Tây Bắc lưu vực. Mùa kiệt chia thành
2 thời kỳ:


+ Thời kỳ dòng chảy kiệt ổn định: dòng chảy này chủ yếu là do lượng nước trữ
trong lưu vực sông cung cấp nên có xu hướng giảm dần theo thời gian (thường
từ tháng 1-4 hàng năm).
+ Thời kỳ dòng chảy kiệt không ổn định: từ tháng 5-7 hàng năm do nguồn cung
cấp nước cho dòng chảy thời kỳ này ngoài nước ngầm còn có lượng mưa trong
mùa kiệt (chủ yếu là mưa tiểu mãn tháng 5, 6) do đó các sông suối trong năm
có dòng chảy kiệt lần thứ nhất vào tháng 3, 4 và lần 2 vào tháng 7, 8.
Dòng chảy lũ: Lũ trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn lớn và nhanh do địa hình
sông Vu Gia - Thu Bồn rất dốc và nằm trong vùng có lượng mưa lớn. Mùa lũ
thường bắt đầu từ trung tuần tháng 9 và kết thúc vào thượng tuần tháng 1 năm
sau. Mùa lũ thường xuất hiện chậm hơn từ nửa tháng đến một tháng so với mùa
mưa. Thời gian xuất hiện và kết thúc mùa lũ cũng như lũ lớn nhất trong năm ở
tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng khá đồng nhất. Lượng nước mùa lũ đạt

62,5-69,2% lượng nước cả năm. Tuy nhiên, thời gian lũ cũng không ổn định,
nhiều năm lũ xảy ra từ tháng 9 và nhiều năm sang cả tháng 1 của năm sau. Lưu
lượng lũ lớn nhất đo được tại Nông Sơn là 10.600 m3 /s (4/12/1999) và tại
Thành Mỹ là 7.000 m3 /s (20/11/1998).
Xâm nhập mặn: Diễn biến độ mặn trên sông có hai chu kỳ tương ứng với hai
kỳ triều cường, trong khoảng thời gian này mặn xâm nhập sâu vào sông, còn
vào hai thời kỳ triều kém độ mặn ít có khả năng xâm nhập sâu.
Xói lở bờ sông là vấn đề môi trường nghiêm trọng của các vùng đất nằm trong
lưu vực sông.
Những năm gần đây, các cơn lũ xuất hiện với tần suất cao và cường độ lớn trên
hệ thống sông Thu Bồn gây thiệt hại nhiều về người và tài sản cho cư dân
Quảng Nam. Những trận lụt lớn năm 1964, 1978, 1983, 1993, 1998, 1999,
2004, 2006 đã làm thay đổi dòng chảy một số đoạn sông, gây xói lở nghiêm
trọng bờ sông, Nhà nước cũng nên đầu tư để khắc phục chấm dứt tình trạng
trên bằng cách di đơi dân lên vùng cao, đe dọa sự tồn tại của các công trình
kiến trúc Hội An.
1.5. Tác động của các hoạt động kinh tế.
a. Hoạt động khai thác vàng.
Thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn là địa điểm có tiềm năng khoáng sản
lớn nhất miền Trung. Tính đến thời điểm tháng 8-2009, trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam có tổng số 110 mỏ khai thác khoáng sản được cấp giấy phép và đang hoạt
động. Trong đó có 41 mỏ khai thác vàng (25 mỏ vàng gốc và 16 mỏ vàng sa
khoáng). Tính riêng trong phạm vi lưu vực sông Vu Gia có khoảng 27 mỏ vàng
đang khai thác. Con số này chỉ mới thống kê đối với các mỏ được cấp giấy
phép hoạt động, trên thực tế rất nhiều mỏ không có giấy phép nhưng vẫn công
khai hoạt động.
Hoạt động khai thác vàng gốc bằng phương pháp thủ công, không theo đúng
quy trình công nghệ đang diễn ra ở những nơi mà rừng nguyên sinh còn đang
được bảo tồn nguyên vẹn như Phước Kim, Phước Đức, Phước Thành (huyện
Phước Sơn), là những vùng thuộc thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn. Hoạt

động này không những gây biến đổi mạnh mẽ địa hình, tàn phá các khu rừng
nguyên sinh, mà còn làm sụt lở sườn núi, xói mòn đất, gây ô nhiễm trầm trọng
nguồn nước ở các khu vực sông, suối vùng thượng nguồn tỉnh Quảng Nam.


b. Hoạt động thuỷ điện.
Theo quy hoạch, phát triển thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn chủ yếu
nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam với 62 dự án thủy điện, tổng công suất gần
2.000 MW. Trong đó, riêng lưu vực sông Vu Gia có đến 31 dự án thủy điện với
công suất 1.312 MW. Đến nay tuy có 02 dự án thuỷ điện A Vương và Sông
Côn 2 đã phát điện và 02 công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 và Đăk Mi 4 đang
xây dựng, nhưng thực tế đã bộc lộ những bất cập trong việc phát triển ồ ạt dự
án thủy điện trên địa bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến đất, rừng và nước.
c. Hoạt động xả thải của các khu công nghiệp ở vùng thượng lưu.
Theo số liệu thống kê, hiện nay khu vực thượng lưu sông Vu Gia có 05 cụm
công nghiệp chủ yếu tập trung tại huyện Đại Lộc như: Đại Nghĩa; khu 5 thị trấn
Ái Nghĩa; Đại Hiệp; Đại An (Ái Nghĩa mở rộng); Hòa Trung (xã Đại Quang);
Mỹ An (xã Đại Quang); thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn). Nước thải của
các cụm công nghiệp nêu trên thải ra hệ thống sông Vu Gia mỗi ngày khá lớn,
đến 4.000m3 /ngày-đêm, trong đó có khoảng 887m3 SS, 1275m3 COD, 547m3
BOD, 3.599m3 Phenol và 0.3999m3 chì, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Hầu hết các cụm công nghiệp này chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung,
nước thải được đổ trực tiếp ra sông Vu Gia.
d. Hoạt động sản xuất của cư dân địa phương.
Việc đốt phá rừng đầu nguồn, canh tác tự do trên đất dốc của cư dân địa
phương làm tăng sự rửa trôi, xói mòn đất, làm giảm độ che phủ rừng, đặc biệt
là chất lượng lớp phủ rừng (độ tán che). Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng điều tiết dòng chảy mặt, thời gian truyền lũ, mức độ chuyển tải vật
liệu vào sông suối và đồng bằng hạ lưu.
e. Hoạt động xả thải của dân cư nông thôn và nước thải sinh hoạt từ các khu đô

thị trong lưu vực.
Mức độ ô nhiễm từ sinh hoạt cũng không kém, trên lưu vực sông Vu Gia hiện
nay tổng dân số ở các huyện lên đến 442.538 người, mỗi ngày thải vào sông
khoảng gần 224 tấn chất thải. Ngoài ra, hầu hết rác thải ở khu vực thượng lưu
sông Vu Gia chưa có hệ thống xử lý và chủ yếu là chôn lấp, không bảo đảm kỹ
thuật làm cho các chất độc hại ngấm vào nước ngầm hay lẫn với nước mưa
chảy ra sông suối hòa cùng các chất hóa học từ thuốc trừ sâu, phân bón từ sản
xuất nông nghiệp mà cây trồng hấp thu chưa hết chảy về hạ lưu.
1.6. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong lưu vực sông Thu
Bồn.
a. Tai biến lũ lụt.
Tai biến lũ lụt ở lưu vực sông Thu Bồn được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh
hưởng, mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện và cũng là loại thiên tai gây
thiệt hại lớn nhất về kinh tế, môi trường và xã hội. Theo thống kê 5 năm gần
đây từ 2003 - 2007, thiên tai đã gây thiệt hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ước
tính trung bình gần bằng 6,26% tổng GDP. Chỉ tính riêng cơn bão số 9 (năm
2009) vừa qua gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ước tính tổng trị giá
thiệt hại của riêng tỉnh là hơn 500 tỷ đồng. Tính trung bình hàng năm, các tai
biến lũ lụt đã làm thiệt hại ước tính hàng ngàn tỷ đồng và gây thiệt hại nghiêm
trọng về người. Vì vậy đã có rất nhiều các chương trình, đề tài, dự án đã triển
khai vừa qua đã thu được các kết quả có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn,


góp phần phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai liên quan đến tai biến lũ lụt cho tỉnh
Quảng Nam.
b. Tai biến sạt lở bờ sông.
Dọc bờ sông Thu Bồn địa phận thôn Đông Khương, xã Điện Phương, huyện
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nhiều đoạn tiếp tục sạt lở đe doạ tính mạng người
dân và có nguy cơ xoá sổ cụm làng nghề truyền thống ở địa phương nếu không
có phương án đối phó kịp thời.

Đến nay, tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn tiếp tục xâm thực vào đất sản xuất
và đất ở của nhiều hộ dân, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp khắc phục tạm
thời như: dùng tre, vật liệu khác che chắn nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn ra
làm nhiều hộ dân lo lắng.
CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC (LƯU VỰC) SÔNG THU BỒN TỈNH QUẢNG
NAM.
2.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông Thu
Bồn.
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có.
1. Luật bảo vệ tài nguyên môi trường 2014, Luật Bảo vệ Môi trường số:
55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày
23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
2. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
3. Nghị định về quản lý lưu vực sông Số: 120/2008/NĐ-CP Nghị định chính
phủ 2008.
2.1.2. Hiện trạng phương thức quản lý.
Mặc dù đã có hành lang pháp lý khá đầy đủ trong lĩnh vực quản lý tài nguyên,
môi trường nhưng thực tế hiện trạng quản lý lĩnh vực này tại các địa phương ở
vùng đồng bằng cũng như cao nguyên còn rất nhiều bất cập.
- Đối với hệ thống văn bản pháp quy:
+ Việc thực hiện các văn bản pháp luật, các nghị định, chỉ thị… tại các
địa phương chưa làm tốt, nhiều nơi chưa tuân thủ đúng trình tự xử lý theo quy
định của pháp luật
+ Còn có nhiều kẽ hở trong các quy định pháp luật về lĩnh vực tài
nguyên, môi trường.
+ Các cá nhân được giao chức trách chưa thực hiện đúng nhiệm vụ,
quyền hạn, tình trạng lợi dụng chức vụ nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ
biến

+ Các văn bản pháp luật chưa theo sát với tình hình thực tế
+ Các văn bản pháp luật hiện nay thường chỉ áp dụng cho một loại tài
nguyên cụ thể, chưa có sự liên hệ trong việc quản lý một cách có hệ thống các
loại tài nguyên trong một lãnh thổ.
- Đối với phương thức quản lý nhà nước: ở nước ta hiện nay, vấn đề
quản lý nhà nước nói chung và trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường nói riêng
được thực hiện theo nguyên tắc: quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo chức
năng và quản lý theo địa phương. Mặc dù phương thức quản lý hiện nay được
xem là phổ biến và mang lại hiệu quả ở nhiều quốc gia nhưng với điều kiện


Việt Nam hiện nay nó lại ẩn chứa nhiều bất cập: sự chồng chéo trong quản lý,
việc phân quyền quản lý chưa tính đến yếu tố địa phương (năng lực cán bộ) và
nhu cầu của người dân…
2.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý.
* Về công tác xây dựng thể chế và các văn bản quy phạm pháp luật.
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, lĩnh vực tài nguyên nước đã được
ban hành 5 văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật triển khai Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, gồm: 02
Nghị định: Nghị định số 43/2015/NĐ- CP về lập, quản lý hành lang bảo vệ
nguồn nước và Nghị định số 54/2015/NĐ- CP quy định về ưu đãi đối với các
hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Bộ ban hành 03 Thông tư: Thông
tư quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước
thải vào nguồn nước; Thông tư quy định việc hành nghề khoa nước dưới đất;
Thông tư quy định điều kiện năng lực của đơn vị thực hiện điều tra cơ bản về tài
nguyên nước, đơn vị tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
Ở địa phương, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn quản lý tài nguyên nước ở địa phương. Một số văn bản đã ban
hành như: Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 26/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Hòa Bình về việc tăng cường quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình; Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 03/6/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Điện Biên về việc ban hành quy chế quản lý sử dụng tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh Điện Biên;
Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động ban hành các văn bản
thực thi pháp luật về tài nguyên nước, điển hình như Văn bản số 230/TBSTNMT ngày 06/3/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam
thông báo về việc triển khai thực hiện Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày
24/9/2014 và Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên
nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội, một số địa phương đã xây dựng kế
hoạch hành động nâng cao hiệu lực quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23
tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ như: tỉnh Nghệ An, Yên Bái,
Tiền Giang...
* Công tác quy hoạch tài nguyên nước
Từ năm 2011 đến nay, cơ bản hoàn thành dự án “Quy hoạch Quản lý sử
dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến
năm 2015 và định hướng đến 2020”; đã hoàn thành việc lập nhiệm vụ quy
hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Bằng Giang-Kỳ Cùng, Srepok và vùng
sông Hậu; hoàn thành lập đề cương đề án Chính phủ “Quy hoạch tài nguyên
nước các lưu vực sông liên tỉnh” (gồm 11 lưu vực sông lớn). Ở địa phương,
công tác quy hoạch tài nguyên nước đã từng bước được triển khai và đáp ứng
được yêu cầu quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước. Tính đến
nay đã có 30 địa phương ban hành quy hoạch tài nguyên nước cấp tỉnh.
* Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức


cộng đồng về tài nguyên nước
Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về

tài nguyên nước được thực hiện thường xuyên với các phương tiện thông tin
đại chúng, các trang thông tin điện tử (VTV, VOV, Thông tấn xã Việt Nam,
…),... thông qua các hình thức xây dựng các phim, ảnh, băng đĩa các chương
trình hỏi đáp, đối thoại, tọa đàm, phỏng vấn, phóng sự, tổ chức hội thảo tập
huấn cho cơ quan, doanh nghiệp, người dân, xuất bản Bản tin tài nguyên
nước… để giải đáp pháp luật, trao đổi về những vấn đề quan trọng, cấp bách
cần giải quyết trong quản lý tài nguyên nước, tuyên truyền và phổ biến pháp
luật về tài nguyên nước.
Việc tổ chức lễ mít tinh quốc gia và chuỗi các sự kiện bên lề hưởng ứng
Ngày nước thế giới 22 tháng 3 hàng năm, năm 2014 và năm 2015 lần lượt tại
các tỉnh Lai Châu và thành phố Bắc Giang. Các hoạt động đã thu hút được sự
quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao,
góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với tài
nguyên nước ở hiện tại và tương lai.
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã có 25 địa phương tổ chức các
cuộc tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho đối
tượng là cán bộ ở cấp xã, huyện, cộng đồng, doanh nghiệp trên địa bàn.
* Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên nước
Công tác thanh tra, kiểm tra được coi là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của công tác quản lý tài nguyên nước. Hàng năm, cấp Trung ương và địa
phương đều xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra định kỳ tình hình triển
khai, thi hành pháp luật về tài nguyên nước, việc chấp hành các quy định của
pháp luật về tài nguyên nước tại một số cơ sở khai thác, sử dụng nước, xả nước
thải vào nguồn nước trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 4 đợt kiểm tra, thanh tra các hoạt động
khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân, cụ thể như
sau:
- Thanh tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử
dụng nước dưới đất tại các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trong mùa lũ

hàng năm và việc thực hiện vận hành điều tiết nước trong mùa cạn tại khu vực
miền Trung - Tây Nguyên đối với các hồ trong quy trình vận hành liên hồ chứa
đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
- Hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của các
đơn vị đang hoạt động kinh doanh sân Golf trên địa bàn các tỉnh phía Bắc, gồm:
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình.
Các địa phương cũng tích cực triển khai thanh tra, kiểm tra tổng số hơn
800 tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất.
Qua công tác thanh tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh
vực tài nguyên nước, tập trung chủ yếu ở các hành vi sau:
- Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ việc quan trắc, giám sát
nguồn nước (mực nước, lưu lượng, chất lượng nước) trong quá trình khai thác,
sử dụng theo quy định của nội dung giấy phép và theo quy định tại Điều 16 của
Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày


31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chưa thực hiện việc báo cáo định kỳ tình hình khai thác, sử dụng nước
dưới đất theo quy định của nội dung giấy phép và quy định tại Điều 17 của Quy
định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008
của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chưa thực hiện kê khai nộp thuế tài nguyên nước theo quy định.
- Không thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất trong quá
trình khai thác, sử dụng nước tại các giếng khai thác theo quy định tại Điều 15
của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày
31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao trách nhiệm
của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp và ý thức chấp
hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; phát hiện và ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước, bước đầu nâng

cao nhận thức của xã hội về bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên
nước.
* Công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước
- Công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước được đẩy mạnh. Đối với
lưu vực sông Thu Bồn, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế xã hội, một số
đảo quan trọng đã được tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên nước, tình hình
khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, cụ thể như sau:
- Xác định dòng chảy tối thiểu trong sông mới thực hiện 04/13 dòng
chính thuộc các lưu vực sông lớn (sông Ba, Vu Gia - Thu Bồn, sông Cả, sông
Mã); ngưỡng giới hạn khai thác nước dưới đất thực hiện khoảng 110.626 km 2
(33%) trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng ven biển Đà Nẵng đến
Bình Thuận và Tây Nguyên.
- Công tác đánh giá cảnh báo, dự báo tác động biến đổi khí hậu đối với
tài nguyên nước đã được thực hiện ở các vùng Đồng bằng Nam bộ, Đồng bằng
sông Hồng, vùng ven biển miền Trung (Đà Nẵng đến Phú Yên) và lưu vực
sông Đồng Nai - Sài Gòn.
- Một số chương trình, đề án chính phủ đã được thực hiện như: “Bảo vệ
tài nguyên nước dưới đất ở các đô thị lớn”; “Điều tra, đánh giá quy hoạch sử
dụng đất, nước mặt tại các thủy vực ven biển; tiềm năng nước dưới đất vùng
ven biển và hải đảo” thuộc đề án “Điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường
biển”.
- Thực hiện xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên
biên giới, giai đoạn 1 xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát nguồn nước xuyên
biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Bước đầu triển khai xây dựng hệ thống quan
trắc, giám sát nguồn nước xuyên biên giới Việt Nam-Cam Pu Chia.
- Triển khai nâng cấp và xây dựng mới hệ thống quan trắc, giám sát
nguồn nước trên các vùng kinh tế trọng điểm như vùng Đồng bằng Bắc Bộ,
vùng Đồng bằng Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và
vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tính đến thời điểm hiện nay có 714 công trình
(707 công trình nước dưới đất, 7 công trình nước mặt).

Nhìn chung, công tác điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống thông tin, dữ
liệu về tài nguyên nước đã được tích cực triển khai thực hiện. Tuy nhiên, kinh


phí cho các hoạt động điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước chưa
tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu. Mạng lưới trạm quan trắc, điều tra tài
nguyên nước còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu đánh giá số
lượng, chất lượng và dự báo diễn biến tài nguyên nước. Thông tin, dữ liệu, số
liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán và chưa đủ để
phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
* Công tác cấp giấy phép tài nguyên nước
Năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
cấp 126 giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước; các địa phương đã cấp và gia hạn gần 3000 giấy phép.
2.2. Các định hướng chính trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi
trường lưu vực sông Thu Bồn.
1) Tập trung triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2012;
2) Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận
hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải;
theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn
nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia; xác định dòng chảy tối thiểu trên
một số lưu vực sông lớn, quan trọng;
3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước,
công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc
chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm,
suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
4) Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép,
đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của
giấy phép;

5) Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng
các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển
khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.
6) Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với
tài nguyên nước trên lưu vực sông Thu Bồn, đề xuất các giải pháp nhằm thích
ứng với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài
nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với
những biến động của tài nguyên nước.
7) Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp;
thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai thực hiện các nhiệm
vụ điều phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;


8) Triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả
quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước’’.
III. KẾT LUẬN.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là một cách quản lý mới được áp dụng trong
việc quản lý môi trường tại nước ta. Việc gặp phải những khó khăn và thách
thức là điều được dự báo trước. Để có sự nhìn nhận và tổ chức quản lý mộy
cách phù hợp hơn cần có những đánh giá về thực trạng quản lý lưu vực sông
sông theo từng giai đoạn. Từ đó có những thay đổi và khắc phục những điểm
còn hạn chế, dần đạt tới mục tiêu là quản lý chất lượng nước ở lưu vực sông
một cách hiệu quả nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của quốc gia và các tỉnh
trên lưu vực sông.



×