Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quản lý tổng hợp phát triển du lịch vườn quốc gia Ba Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.36 KB, 11 trang )

Mục lục


Mở đầu
Vườn Quốc Gia Ba Bể - di sản thiên nhiên thế giới quý giá và đẹp, là một
phức hệ hồ, sông suối, núi đá vôi dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất
tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú.
Vườn Quốc Gia Ba Bể được chính thức thành lập từ ngày 10/11/1992, theo
quyết định số 88/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. Trước đó, từ năm 1977, Ba Bể
đã trải qua một quá trình bảo vệ và xây dựng:
Là danh lam thắng cảnh theo quyết định số 15-VH/QĐ ngày
13/3/1977 của bộ văn hóa.
Là khu rừng cấm hồ Ba Bể, được thành lập theo quyết định số
41/TTg ngày 10/01/1977 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Từ năm 1977 đến năm 1979 khu rừng cấm hồ Ba Bể do UBND tỉnh Bắc
Thái quản lí, với diện tích khoảng 38.000ha bao gồm phạm vi hành chính các xã:
Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thượng, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc ( huyện
Ba Bể ) và các xã: Nam Cường, Xuân Lạc ( huyện Chợ Đồn). Từ năm 1979 đến
năm 1996 khu rừng cấm hồ Ba Bể thuộc UBND tỉnh Cao Bằng quản lí trực tiếp.
VQG Ba Bể được thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992
của chính phủ với diện tích 7610 ha. Bao gồm hồ Ba Bể và các núi đá vôi và diệp
thạch kết tinh bao quanh, nằm trong huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó có
3226 ha là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và hơn 300 ha diện tích mặt hồ. Những
nhà khoa học khẳng định đây là khu vực giàu có về đa dạng sinh học, có nhiều nét
đặc trưng hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi rừng thường
xanh đất thấp.
Ngày 10/11/1992, tại quyết định 83/TTG của Thủ Tướng Chính Phủ trực
tiếp phê duyệt luận chứng kinh tế - kĩ thuật Vườn Quốc Gia Ba Bể (giai đoạn 1)
thành lập Vườn Quốc Gia Ba Bể trực thuộc UBND tỉnh Cao Bằng quản lí với tổng
diện tích tự nhiên lên đến70.610 ha. Chức năng nhiệm vụ của Vườn Quốc Gia Ba
Bể là:


Bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật, các hệ sinh thái, môi
trường cảnh quan.
-

Tổ chức, quản lí phục vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch.

Năm 1995 được phép của Bộ Lâm Nghiệp, nay là Bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn Vườn Quốc Gia Ba Bể đã xây dựng luận chứng kinh tế - kĩ thuật
Vườn Quốc Gia Ba Bể mở rộng ( giai đoạn 2).
Vườn được chuyển giao từ UBND tỉnh Cao Bằng quản lí sang Bộ Nông
Nghiệp và phát triển nông thôn quản lí theo quyết định số 911/TTg ngày


3/12/1996 của Thủ Tướng Chính Phủ cho đến năm 2002. Từ năm 2002 đến nay
do UBND tỉnh Bắc Cạn quản lí.
Hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tại Mỹ tháng 3 năm 1995 đã đưa hồ Ba Bể
là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên của thế giới cần được bảo vệ.
Trung tâm VQG Ba Bể là hồ Ba Bể với chiều dài tới 8 km và chiều rộng
800m. Nằm trên độ cao 178m hồ Ba Bể là “hồ tự nhiên trên núi có ý nghĩa rất đặc
biệt và quan trọng ở Việt Nam”. Nằm trên vùng núi đá vôi vốn có rất nhiều hang
động caxto... hồ tồn tại với cảnh đẹp mê người là điều diệu kỳ hấp dẫn mà thiên
nhiên ban tặng.

Sơ đồ Vườn Quốc gia Ba Bể và các dân tộc người sống xung quanh


I. Đặc điểm tự nhiên của vườn quốc gia Ba Bể
1. Vị trí địa lý, địa hình
- Vị trí địa lý: Vườn có tọa độ là 105°36′55″ kinh Đông, 22°24′19″ vĩ
Bắc. Nó nằm trên địa bàn 5 xã Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng

Khê, Cao Trĩ thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Vườn quốc gia này cách
thành phố Bắc Kạn 50 km và Hà Nội 250 km về phía Bắc, thuộc địa bàn
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Giao thông: Hồ Ba Bể cách Hà Nội 254 km, cách thị xã Bắc Kạn 74 km.
- Địa hình của VQG Ba Bể là một phức hệ hồ, sông, suối, núi đá vôi, từ
dốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động. Đặc trưng là miền núi, bị chia
cắt mạnh vừa có núi đất vừa có núi đá, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng
nhất. Độ cao biến đổi từ 800-900m so với mực nước biển. Nơi có địa hình
cao nhất là 1517m (đỉnh Hoa Sơn) nghiêng dần theo hướng Đông Bắc - Tây
Nam và có thể chia làm 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi đá vôi, phân bố chủ yếu ở các xã Nam Mẫu, Quảng Khê,
Cao Trĩ, Hoàng Trĩ với những dãy núi đá vôi cao trên 1000m xen giữa các thung
lũng hẹp tạo thành những vách dựng đứng, cheo leo độ cao phổ biến từ 600m 1000m (các đỉnh cao nhất là Hoa Sơn 1517m, Phiabioc 1502m), độ dốc trên 25 0.
Là vùng núi cao, địa hình hiểm trở ít có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Địa hình núi đất của các xã phía Nam, độ cao phổ biến là 300m - 400m, độ
cao dốc bình quân từ 200 - 400 nhưng bị chia cắt bởi các khe suối. Giao thông đi lại
trong vùng rất khó khăn, là địa bàn có thể phát triển lâm nghiệp và nông lâm kết
hợp. Đây cũng có tiềm năng lớn về phát triển các loại cây ăn quả của huyện.
- Địa hình thung lũng phân bố dọc theo sông suối, xen giữa các dãy núi cao,
có độ cao trung bình 200 - 300m, diện tích khoảng 10000ha, là địa hình cấu tạo
nên các cánh đồng lúa màu của các xã trong huyện.
VQG Ba Bể còn nằm trong vùng caxto chợ Rã Ba Bể- Chợ Đồn, hai khối
này là khối đá vôi Givet ( kỷ đề vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh
hai khối đá hoa cương. Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục
địa khoảng 200 triệu năm. Điều này nói lên sự già nua các địa hình caxto ở đây
khác với các nơi khác.
Dạng địa hình caxto điển hình tạo thành nhiều hệ thống hang động, núi đá
vôi đẹp mà tiêu biểu là hệ thống kì vĩ như Động Puông, Động Tiên, Động Nà
Phòng, Động Ba Cửa,....Diện tích hang động lên tới hàng trăm hàng nghìn m2 với
các loại nhũ đá, cột đá hình thù sinh động độc đáo. Hồ Ba Bể nằm kẹp giữa hai

dãy núi lớn ở Việt Bắc là cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn với những
đỉnh núi cao trên 1000m. Bao bọc quanh hồ là các vách núi đá vôi dựng đứng,


hiểm trở với vẻ đẹp hùng vĩ và nhiều cánh rừng nguyên sinh với dòng sông suối
ngầm khi ẩn khi hiện. Hồ được cắt khúc thành 3 hồ nhỏ: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng
chạy theo hướng Bắc-Nam. Thuận lợi cho nhiều loại hình du lịch khác nhau phát
triển.
2. Quy mô, hiện trạng vườn quốc gia Ba Bể
Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích 10.048 ha với 3.967,4 ha là phân
khu bảo vệ nghiêm ngặt, 5.374,8 ha khu phục hồi sinh thái và phân khu
dịch vụ hành chính 46,8 ha.
- Tài nguyên thực vật rừng: có 909 loài, 517 chi, 149 họ, 5 ngành.
Trong đó 26 loài quý, hiếm thuộc 24 chi, 20 họ (16 loài được ghi trong sách
đỏ Việt Nam 2007); 09 loài được ghi trong sách đỏ của IUCN năm 2009;
có 11 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài ra trên
địa bàn có loài đặc hữu đó là trúc Dây thuộc họ cỏ (Poaceae), lớp một lá
mầm thường mọc trên các vách đá ven hồ và dọc sông Năng.
- Tài nguyên động vật rừng:
Có khu hệ động vật đa dạng phong phú với nhiều loài quý, hiếm.
Năm 2012 điều tra, thống kê được 316 loài động vật có xương sống trên
cạn (40 loài thú, 233 loài chim, 27 loài bò sát) và 16 loài lưỡng cư. Hồ cũng
là nơi có nguồn thủy sản phong phú với 107 loài cá thuộc 5 bộ và18 họ.
Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có 41 loài (30 loài động vật có
xương sống trên cạn, 11 loài cá) được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 là
những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt như: Voọc đen má trắng, Cầy vằn bắc,
Rắn hổ mang chúa.v.v.
3. Khí hậu
Vườn quốc gia Ba Bể mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía Bắc Việt
Nam. (khí hậu gió mùa). Trung tâm của vườn là hồ Ba Bể với diện tích 500ha, sự

bốc hơi liên tục tạo nên vi khí hậu vùng hồ mát mẻ, giám bớt sự khắc nghiệt của
các mùa (mùa hè không quá nóng, mùa đông không quá lạnh).
Từ tháng 4 đến tháng 10, màu lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và khí hậu
đặc trưng chủ yếu như sau:
+ Nhiệt độ : nhiệt độ trung bình hàng năm 21,1 0C, nhiệt độ trung bình cao
nhất 27,50 vào tháng 7 – 8, nhiệt độ trung bình thấp nhất 15,80C vào tháng 12 – 1,
nhiệt độ cao tuyệt đối 39,50C, thấp tuyệt đối -20C. Nhìn chung nhiệt độ phù hợp
với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.
+ Lượng mưa : Lượng mưa trung bình hàng năm 1.253 mm, cao nhất trung
bình là 2.038 mm và thấp nhất trung bình là 1.068 mm. Mỗi năm có khoảng 130.5
ngày mưa nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều vào các tháng 7 – 9, lượng mưa chiếm từ
80% - 85% lượng mưa cả năm, đặc biệt vào tháng 6 năm 1998 lượng mưa đạt
500mm/tháng. Mưa lớn thường gây ra lũ lớn và lũ quét trên hệ thống sông suối
ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Mùa lạnh có


lượng mưa thấp, có tháng hầu như không có mưa như tháng 11, 12 năm 2000
lượng mưa chỉ đạt 1,8 – 2 mm.
+Nắng : tổng số giờ nắng trung bình năm 1500 giờ. Tháng có số giờ nắng
cao nhất 242,2 giờ vào tháng 8, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 có 50,6
giờ.
+Độ ẩm : Độ ẩm không khí trung bình 84,6%, thấp nhất là 75% vào tháng
11, 12, cao nhất là 91% vào tháng 6.
+Lượng bốc hơi : Lượng bốc hơi trung bình hàng năm 830mm, thấp nhất
68,4mm vào tháng 2 và cao nhất 85 mm vào tháng 4.
+ Gió, bão : Ba Bể nằm sâu trong lục địa và được các dãy núi cao che chắn
nên ít chịu ảnh hưởng của bão. Do ảnh hưởng của khí hậu địa hình thung lũng nên
hướng gió chính là Đông Bắc, Tây Nam và Nam. Tốc độ gió trung bình là 3,1 m/s.
+Chế độ gió VQG Ba Bể chịu ảnh hưởng của gió mùa trong các tháng giữa

các mùa và của gió tín phong trong các tháng trung gian chuyển tiếp. Vào tháng 1
tiêu biểu cho gió mùa Đông Bắc, hướng Đông Bắc xuất hiện rất rõ rệt, sức gió
mùa đông khoảng từ 1-3m/s . Vào tháng 7 đại diện cho gió mùa Tây Nam, sức gió
mùa hè nhỏ hơn sức gió mùa đông. Trong các tháng khác, gió thường thổi theo
nhiều hướng, đồng thời sức gió yếu đi, xuất hiện cả ở những ngày lặng gió từ 3050%. Số ngày gió mạnh tuy ít, những mỗi khi xảy ra lại gây hậu quả nghiêm trọng.
Với điều kiện khí hậu trong lành mát mẻ rất tốt cho sức khỏe con người
nên có thể mở rộng khai thác du lịch theo loại hình nghỉ ngơi, an dưỡng, nghỉ cuối
tuần. Và với 1 hệ sinh thái phát triển với nhiều loài động-thực vật tồn tại và sinh
sống.
4. Thủy văn
VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, mạng lưới sông suối
dày đặc với trên 2-2.5km dòng chảy/km2. Gồm 4 con sông, suối chính nối với hồ
Ba Bể. Phia Nam và Tây Nam có sông Chợ Rèn, suối Bó Lù, Tả Han đổ vào hồ
với tổng lưu vực 420km2, tổng lưu lượng 859m3/s. Nước từ hồ chảy ra sông Năng
ở phía Bắc hồ.
Nhìn chung hệ thống sông suối khá dày, trực tiếp chi phối chế độ thủy văn
của huyện, song các sông suối đa phần đều là đầu nguồn có lòng hẹp, độ dốc lớn,
thường gây ra lũ về mùa mưa và cạn kiệt nước vào mùa khô.
5. Chức năng nhiệm vụ
Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi tài nguyên thiên
nhiên, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường,
phục vụ các hoạt động dịch vụ khoa học, tham gia du lịch, giải trí, hỗ trợ phát triển
cộng đồng.


II. Đặc điểm xã hội của vườn quốc gia Ba Bể
1. Phong tục tập quán con người.
Vườn Quốc gia Ba Bể là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng
người Tày, người Dao, người Mông… với những nét văn hoá độc
đáo và đặc trưng.

Phong tục tập quán của đồng bào vẫn còn lưu giữ được nhiều nghề
thủ công truyền thống như: Dệt thổ cẩm, đan lát, nấu rượu, làm men
lá… hoàn toàn sử dụng nguyên liệu truyền thống từ thiên nhiên để
làm ra các sản phẩm phục vụ đời sống.
Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của
cộng đồng địa phương nơi đây.
III. Hoạt động du lịch tại VQG Ba Bể
1. Tiềm năng du lịch
Trên hồ ngoài cảnh đẹp còn có những hòn đảo nổi lên giữa hồ như đảo An
Mã, đảo Bà Góa... Trên núi còn có ao Tiên – một hồ nước nhỏ mát trong nằm trên
đỉnh núi đá vôi – hồ chồng lên hồ. Những điều kiện đó của hồ Ba Bể đã tạo nên một
nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn khách du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn
khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Như ta
đã biết thì khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường.
2. Hoạt động du lịch tại VQG Ba Bể hiện nay
Theo lãnh đạo vườn Quốc gia Ba Bể, những năm trở về đây, lượng khách
đến tham quan du lịch ngày càng tăng, một phần do cảnh quan thiên nhiên,
tập tục sinh hoạt, làng bản của người dân nơi đây vẫn giữ nguyên vẻ đẹp
hoang sơ và mang đậm truyền thống dân tộc
Năm 2011, lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch đạt trên
24.500 lượt người. Tháng 6 năm 2012, VQG Ba Bể đã đón gần 16 nghìn
lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan.
Những năm qua, du lịch phát triển đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập cho người dân, góp phần vào xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy giao lưu
văn hoá, tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, mở

ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển kinh tế
Công tác phát triển du lịch sinh thái


Đơn vị đã và đang khai thác hiệu quả các loại hình dịch vụ như sau:
- Du thuyền trên sông, Hồ Ba Bể.
- Đi bộ tại các tuyến đường mòn sinh thái và leo núi thám hiểm.
- Mô hình du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng rất có hiệu quả.
Điển hình là hình thức dịch vụ khách du lịch nghỉ tại nhà sàn đồng bào Tày;
hợp tác xã dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xuồng tại các thôn, bản
xung quanh hồ, đặc biệt là tại thôn Pác Ngòi xã Nam Mẫu. Xung quanh
hoạt động này, ngoài việc nâng cao đời sống cho đồng bào trong vùng còn
có tác dụng nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ môi
trường, sinh thái. Đây là một hình thức cần được củng cố và nhân rộng.
- Đặc biệt năm 2015 được sự nhất trí của UBND tỉnh Bắc Kạn, đơn vi đã
liên doanh liên kết với Tổng Công ty du lịch Sài gòn (saigontourist) để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và một số loại hình dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu
của du khách trong và ngoài nước.
3. Phát triển du lịch cần có quy hoạch, chiến lược hợp lý
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái đã được tỉnh phê duyệt năm 2010, và
mới đây, tỉnh đang hợp tác với cơ quan tư vấn Nhật Bản trong việc quy hoạch phát
triển Ba Bể thành một điểm đến quốc tế về du lịch sinh thái. Những hoạt động
này, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của tỉnh đến việc phát triển du lịch.
Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/4/2012 của Tinh ủy về phát triển thương mại,
dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 xác
định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu về tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực thương
mại, du lịch, dịch vụ giai đoạn 2012 - 2015, đạt khoảng 18%/ năm. Phấn đấu
lượng khách đến du lịch tại tỉnh hằng năm tăng từ 25 - 28%; năm 2015 đón
khoảng 430.000 lượt khách; đến năm 2020 đón khoảng 1.350.000 lượt khách;

doanh thu du lịch xã hội tăng bình quân từ 30- 35%/ năm...
Để cụ thể hoá Nghị quyết phát triển du lịch của tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã đề ra
những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015 là:
Tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hoá; xây dựng, ban
hành cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào phát triển du
lịch của tỉnh; tập trung hoàn thành công tác quy hoạch, huy động mọi nguồn lực
để xây dựng cơ sở hạ tầng; tôn tạo các di tích lịch sử, bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng;
xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù; xây dựng một số tour, tuyến du lịch hấp


dẫn, mở mang, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú
của du khách...
IV. Tác động của hoạt động du lịch tới môi trường VQG Ba Bể
1. Tích cực
Do hoạt động du lịch tại VQG Ba Bể có rất nhiều nhiều tiềm năng
thu hút đầu tư nên nó tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Bắc Kạn trong
việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng
môi trường, cải tạo và xây dựng VQG Ba Bể, bảo tồn nguồn gen quý
hiếm của các loài đặc hữu đang sinh sống trong vườn.
2. Tiêu cực
Bên cạnh nguồn vốn thu vào rất lớn thì hoạt động du lịch cũng dẫn
đến nhiều hậu quả nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên của VQG
Ba Bể:
Những năm gần đây, VQG Ba Bể đang phải chịu nhiều tác động áp
lực lên môi trường sinh thái
Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh trong vùng lõi Vườn quốc gia
Ba Bể, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khai thác du lịch cũng đang
tăng dần lên, sức đánh bắt cá hồ và tìm kiếm lâm thổ sản trong rừng
ngày một lớn hơn. Ngoài sự bồi lấp tự nhiên, vùng hồ Ba Bể còn

phải đối mặt với tình trạng di dân tự do, nạn xâm thực hệ sinh thái
lõi vườn làm giảm diện tích rừng nguyên sinh. Vấn đề nổi cộm trong
bảo vệ môi trường tại Vườn quốc gia Ba Bể hiện tại là các hoạt động
du lịch và sinh hoạt chưa được kiểm soát chặt chẽ nguồn thải đã gây
nên các điểm ô nhiễm cục bộ. Các vấn đề về xã hội cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến nhận thức và sự tham gia đóng góp của người dân trong
việc bảo vệ môi trường. Điều này đang đặt ra đòi hỏi cấp bách về
việc bảo vệ môi trường bền vững bằng nhiều giải pháp thiết thực
hơn.
- Tài nguyên không khí: Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí
xuất hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, do sản xuất và sử
dụng năng lượng. Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên
nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm không khí. Trạng thái ồn
ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện ồn ào như
thuyền, phà gắn máy, xe máy. . .Hoạt động du lịch càng phát triển
thì nhu cầu đi lại của du khách và người dân sinh sống trong khu vực
hồ Ba Bể ngày càng tăng. Việc sử dụng thuyền gắn máy chạy bằng
nguyên liệu xăng dầu đã thải vào môi trường không khí một lượng
khói thải lớn. Đồng thời cũng gây tiếng ồn do tiếng máy nổ của động
cơ. Hoạt động của các đoàn xe và khách du lich cũng có ảnh hưởng
xấu đến môi trường sống làm cho sự yên tĩnh bị mất đi, các sinh vật
phải thay đổi tập tính, trở nên sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết
vì tai nạn do con người gây ra.


- Tài nguyên đất: Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu
hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu
dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây trồng trọt và
chăn nuôi. Đây là bước chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả sử
dụng cao hơn, nhưng lại làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp.

- Tác động đến tài nguyên sinh vật như : ô nhiễm môi trường sống,
cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt và
chăn nuôi là nguyên nhân làm cho một số loài thực vật và động vật
dần dần bị mất nơi cư trú. Một số hoạt động thái quá của du khách
như chặt cây, bể cành, săn bắn các loài động vật tại VQG Ba Bể
cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh
vật trong phạm vi khu du lịch. Trong môi trường bảo tồn, việc vứt
rác bừa bãi gây tác động trực tiếp đến cuộc sống trước mắt cũng như
lâu dài của các loaì động vật; nhiều khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân sinh sống trong khu vực VQG cũng như du khách đến
khu du lịch bởi các dịch bệnh phát sinh từ các chất thải không được
xử lý
Những tác động không thuận lợi nói trên sẽ là những nguyên nhân
gây ra xung đột du lịch và kết quả là quá trình phát triển du lịch
không bền vững và sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, văn hoá, xã
hội và môi trường như mong muốn. Ngay cả khi không xảy ra xung
đột giữa cộng đồng và phát triển du lịch nhưng nếu thiếu kiểm soát
và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi
trường tự nhiên và các thay đổi giá trị văn hoá bản địa của người dân
sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của VQG Ba Bể với khách du lịch






V. Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực
Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môi trường tự
nhiên trong khi du lịch đang hoà mình vào đó.
Động viên trách nhiệm của dân cư địa phương tại khu du lịch, điểm du lịch

có trách nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm bảo đảm sự phát triển
bền vững của môi trường du lịch và thiết thực tạo được lợi ích lâu dài.
Tăng cường công tác dọn vệ sinh môi trường tại các địa điểm du lịch.
Khuyến khích các chủ thuyền bè, người dân vận chuyển bằng thuyền thu gom rác
trôi nổi trên bề mặt hồ Ba Bể
Xây dựng và quan tâm hơn đến các trung tâm tư vấn du lịch vừa để trợ giúp
tư vấn cho khách du lịch trong và ngoài nước, vừa tiêm truyền nhắc nhở
người du lịch có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.


Hiện nay, Vườn Quốc gia Ba Bể đã phối hợp với các cơ quan chức năng đã
tiến hành và duy trì một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên như quy
định về vệ sinh môi trường tại các điểm bán hàng tại bờ hồ, nơi tập trung
nhiều hộ kinh doanh, bán lẻ; đặt các thùng rác nhỏ trên thuyền, tại những
điểm tham quan, dừng chân của du khách; vệ sinh định kỳ tại các địa điểm
du lịch… Mô hình sử dụng nguồn tài chính thu được từ các nguồn đóng
góp của Hợp tác xã Xuồng, các nhà nghỉ và các nguồn khác để thực hiện
các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phục hồi rừng mới và xây dựng quỹ
sinh kế cho cộng đồng. Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia Ba Bể đã làm ngay
việc tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn đối với
bà con trong vùng, vì giảm được nạn phá rừng đồng nghĩa với việc giảm sự
sạt lở, bào mòn đất, giảm được lượng phù sa hàng năm vẫn bồi lấn vào lòng
hồ. Hơn nữa, việc di dân khỏi vùng rừng đầu nguồn là một cách để ngăn
chặn tình trạng phá rừng làm nương rẫy - một tập quán cố hữu của bà con
các dân tộc thiểu số.



×