Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đảng bộ thành phố vĩnh yên (vĩnh phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=============================

TRẦN THANH LONG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=============================

TRẦN THANH LONG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN (VĨNH PHÚC)
LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 60.22.56

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Trần Luân

HÀ NỘI - 2013




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010 .................................................... 9
5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .................... 10
6. Đóng góp mới về khoa học ....................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 11
Chương 1: ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN LÃNH ĐẠO SỰ
NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM
1997 - 2010 ..................................................................................................... 12
1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo ...... 12
1.1.1. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu ..................................... 12
1.1.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện
đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa ................................................... 16
1.1.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh .......... 17
1.1.4. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và
của toàn dân ............................................................................................ 19
1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng quan điểm của Đảng về giáo dục
và đào tạo .................................................................................................... 21
1.3. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về giáo dục và
đào tạo ......................................................................................................... 31

1



1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ......................... 31
1.3.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên về giáo dục và
đào tạo ..................................................................................................... 35
Chương 2: SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ
VĨNH YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 ............................................. 50
2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo của thành phố trước năm 1997 ......... 50
2.1.1. Quy mô, mạng lưới và loại hình giáo dục và đào tạo .................. 50
2.1.2. Chất lượng giáo dục và đào tạo .................................................... 51
2.1.3. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo........................................... 53
2.2. Những thành tựu cơ bản của ngành giáo dục, đào tạo của Vĩnh Yên
từ năm 1997 đến năm 2010 ....................................................................... 56
2.2.1. Về quy mô phát triển ..................................................................... 61
2.2.2. Chất lượng giáo dục và đào tạo .................................................... 65
2.2.3. Kết quả xây dựng các điều kiện để phát triển giáo dục và đào tạo
.................................................................................................................. 72
2.2.4. Về phát triển hệ thống trường chuẩn quốc gia ........................... 75
2.2.5. Công tác xã hội hoá giáo dục ....................................................... 76
2.2.6. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Đảng và các đoàn
thể trong nhà trường ............................................................................... 77
2.2.7. Về công tác quản lý giáo dục và thanh tra trường học ............... 78
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ........... 81
3.1. Nhận xét về sự lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Đảng bộ
thành phố Vĩnh Yên................................................................................... 81
3.1.1. Những kết quả cơ bản ................................................................... 81
3.1.2. Những hạn chế .............................................................................. 84

2



3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu và khuyến nghị .................................. 87
3.2.1. Một số kinh nghiệm chủ yếu......................................................... 87
3.2.2. Một số khuyến nghị ....................................................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 112

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, giáo dục và đào tạo giữ
một vai trò quan trọng. Giáo dục và đào tạo trở thành con đƣờng ngắn nhất
trong việc gìn giữ, phát triển nền văn hóa của dân tộc, cũng nhƣ tiếp thu,
truyền bá những tinh hoa của nền văn minh nhân loại.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa
học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, giáo dục và đào tạo đã thực sự trở
thành động lực chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định
vị thế của mỗi quốc gia trên trƣờng quốc tế, cũng nhƣ trở thành thƣớc đo mức
độ thành đạt mỗi con ngƣời trong cuộc sống.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang trên con đƣờng xây dựng chủ
nghĩa xã hội, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc,
từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế quốc tế, giáo dục và đào tạo có một vai trò
đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ “nguồn lực con ngƣời” là nhân tố quyết định sự
phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân
lực sẽ quyết định vị thế của chính quốc gia trong tƣơng lai. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dƣỡng
và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con ngƣời Việt Nam là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [13, tr. 21]. Hội

nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã cụ thể hóa tinh thần
của Đại hội Đảng VIII: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là
nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tƣ cho giáo
dục là đầu tƣ cho phát triển” [13, tr. 29]. Đại hội IX tiếp tục quán triệt quan
điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện

4


trong phát triển giáo dục và đào tạo... Đại hội X và XI nhấn mạnh: Nâng cao
chất lƣợng giáo dục toàn diện; thực hiện đổi mới chƣơng trình, nội dung,
phƣơng pháp dạy và học, phƣơng pháp thi, kiểm tra theo hƣớng hiện đại;
nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tƣởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những ngƣời làm công
tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn: “Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng” [37, tr. 190]. Kết quả giáo dục cao hay thấp tùy thuộc vào trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã
hội của toàn dân: “Giáo dục nhằm đào tạo những ngƣời kế tục sự nghiệp cách
mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Do đó, các ngành, các cấp, các cấp ủy
Đảng và chính quyền địa phƣơng phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự
nghiệp này, phải chăm sóc nhà trƣờng về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục
của ta lên bƣớc phát triển mới” [34, tr. 404].
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở từng địa phƣơng, có liên
quan trực tiếp đến nền giáo dục chung của đất nƣớc và có vai trò quyết định
sự hƣng thịnh của một quốc gia.
Từ những nhận thức và suy nghĩ trên, với góc độ học tập, nghiên cứu
lịch sử Đảng, làm rõ việc triển khai thực hiện những chủ trƣơng, chính sách

đổi mới của một Đảng bộ địa phƣơng (cụ thể là ở Thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc) đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo là việc làm rất có ý nghĩa và cần
thiết.
Là một địa phƣơng có truyền thống hiếu học, đời sống kinh tế trong
những năm gần đây có bƣớc phát triển mạnh mẽ, nhu cầu học tập của nhân
dân không ngừng đƣợc tăng lên. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng,
chính quyền, đoàn thể trong thành phố ngày càng nhận thức hơn về vai trò

5


của giáo dục và đào tạo, nên đã thƣờng xuyên lãnh đạo, quan tâm, chăm lo tạo
điều kiện thuận lợi để cho ngành giáo dục và đào tạo phát triển, vì vậy giáo
dục và đào tạo của thành phố đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc, nền giáo dục và đào tạo ở thành phố còn gặp
khó khăn. Đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, về chất lƣợng giáo dục, về
trình độ đội ngũ giáo viên... Đó là những vấn đề lớn, đặt ra cho Đảng bộ thành
phố Vĩnh Yên nói chung và ngành giáo dục và đào tạo ở thành phố nói riêng,
phải giải quyết. Do đó việc tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành
phố đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay là rất bức thiết.
Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn đề tài: Đảng bộ thành phố
Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997
đến năm 2010 làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp đổi
mới. Các văn kiện đại hội, hội nghị của Đảng đã luôn nhấn mạnh giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới,
đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, các bài viết, bài phát
biểu của nhiều vị lãnh đạo cấp cao bàn về giáo dục đào tạo ở nhiều góc độ

khác nhau. Một cách khái quát, các công trình nghiên cứu có thể chia thành
các nhóm chủ yếu sau:
Nhóm thứ nhất: Tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo nhƣ:
Hồ Chí Minh (1972): Bàn về giáo dục - đào tạo. Nxb. Sự thật, Hà Nội.
Trong cuốn sách này, Ngƣời đã nêu bật vai trò cực kỳ quan trọng của công tác
giáo dục, đặc biệt tác phẩm đã khái quát, phản ánh sự cần thiết của một nền
giáo dục dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa.

6


Phạm Văn Đồng (1999): Về vấn đề giáo dục - đào tạo. Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Tác phẩm này, Phạm Văn Đồng đã khẳng định vai trò của
giáo dục và đào tạo và nhấn mạnh: để sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển
mạnh mẽ cần có sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân và
phải có những chính sách hữu hiệu nhất.
Đỗ Mƣời (1996): Phát triển mạnh mẽ giáo dục và đào tạo phục vụ đắc
lực sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục. Trong bài
viết này, nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã khẳng định: muốn đƣa sự nghiệp
công nghiệp hóa đất nƣớc nhanh chóng đến thắng lợi thì dứt khoát phải phát
triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Lê Khả Phiêu (21-1-1998): Chuẩn bị nguồn lực con người, bài phát
biểu với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng chí nhấn mạnh "Sẽ không thể xây
dựng đƣợc một đất nƣớc văn minh, giàu mạnh nếu mọi ngƣời dân không đƣợc
trang bị về trình độ văn hoá và khoa học - kỹ thuật tiên tiến"...
Tất cả các bài viết đó chính là cơ sở tƣ tƣởng và lý luận cho chủ trƣơng,
đƣờng lối, chính sách giáo dục đã và đang tiến hành ở nƣớc ta. Đồng thời các
bài viết đó đều nói về vai trò to lớn và cần thiết của việc đẩy mạnh công tác
giáo dục đào tạo.
Nhóm thứ hai: Một số công trình định hƣớng về giáo dục và đào tạo nhƣ:

Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ
XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách này đã trình bày tính chất của
nền giáo dục, nguyên lý, nội dung, hệ thống giáo dục nƣớc ta qua các giai
đoạn lịch sử; phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân
lực, các nguồn lực phát triển giáo dục và phƣơng hƣớng phát triển giáo dục
trong thời gian tới. Bộ giáo dục và đào tạo cũng có công trình nghiên cứu định
hƣớng: Phấn đấu tạo bước chuyển cơ bản về giáo dục và đào tạo; Một số
định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở Việt Nam từ nay đến
thế kỷ XXI...
7


Nhóm thứ ba: Dƣới góc độ khoa học lịch sử, những năm gần đây cũng
đã có một số khóa luận và luận văn tốt nghiệp của sinh viên, học viên chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh đạo của một
số đảng bộ địa phƣơng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục và
đào tạo. Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam viết về lĩnh vực này nhƣ: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp
giáo dục và đào tạo (1991- 1996) của tác giả Lƣơng Thị Hòe, luận văn ThS.
lịch sử, ĐHKHX&NV, ĐHQGHÀ NộI,1998; Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh
đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo (1991 - 2002) của tác
giả Chu Bích Thảo, luận văn ThS. lịch sử, HVCTQGHCM, 2005; Đảng bộ
tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm
2006 của tác giả Phạm Thị Hồng, luận văn ThS. lịch sử, ĐHQGHÀ NộI,
2009;...
Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là thành phố Vĩnh Yên, ngành giáo
dục và đào tạo thƣờng biết đến qua một số bài viết, các báo cáo tổng kết năm
học, những bài viết ở các tập san Thông tin giáo dục của tỉnh hoặc Địa chí
Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Xuân Lân có đề cập đến một cách khái quát
nền giáo dục Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2000. Một số luận văn cũng

đề cập đến vấn đề giáo dục và đào tạo nhƣ: Giáo dục phổ thông từ khi tái
lập tỉnh đến nay; Thực trạng và những giải pháp phát triển nghề của Vĩnh
Phúc đến 2010; đặc biệt đã có công trình: Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (tỉnh
Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo (1986-1999) của Hà Văn
Định, luận văn ThS. lịch sử, HVCTQGHCM. Tuy vậy đề tài này mới chỉ tập
trung vào hệ thống giáo dục - đào tạo giai đoạn (1986-1999).
Nhìn một cách tổng quát, các công trình trên giúp ích rất lớn cho việc
nghiên cứu và tìm hiểu về giáo dục - đào tạo ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, cho đến
nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ thành phố Vĩnh

8


Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong những năm tiến hành đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy luận văn tập trung nghiên cứu đề
tài: Đảng bộ Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và
đào tạo (1997 - 2010) nhằm góp phần bổ sung vào khoảng trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích đánh giá khách quan những hoạt động trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ thành phố Vĩnh Yên, luận văn làm rõ quá trình lãnh đạo đúng đắn, sáng
tạo, chủ động của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên đối với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2. Nhiệm vụ:
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và đánh giá khách quan giáo dục và
đào tạo, luận văn rút ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm góp phần xây
dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Yên trong

thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành
phố Vĩnh Yên với sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu ở địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010

9


5. Cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Cơ sở lý luận, Phương pháp:
Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
Phương pháp: Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp logic kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh, khảo sát...
5.2. Nguồn tài liệu:
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các tác phẩm, bài viết của các
vị lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo.
Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam;
các nghị quyết, các chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ƣơng của Đảng Cộng sản
Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
Các Văn kiện Đại hội, Hội nghị của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, thành
phố Vĩnh Yên về Giáo dục và đào tạo từ 1997 đến 2010.
Nguồn tƣ liệu từ Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục và các sở ban ngành khác
của thành phố Vĩnh Yên.

6. Đóng góp mới về khoa học
Trình bày có hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng, biện pháp và kết quả
đạt đƣợc của Đảng bộ thành phố Vĩnh Yên trong việc lãnh đạo, chỉ đạo sự
nghiệp giáo dục và đào tạo từ năm 1997 đến năm 2010.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đƣa ra một số nhận xét và một
số giải pháp có tính khả thi và những kinh nghiệm cơ bản đối với sự nghiệp
giáo dục và đào tạo ở thành phố Vĩnh Yên.

10


Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những công trình
nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng và 7 tiết:
Chương 1: Đảng bộ Thành phố Vĩnh Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục
và đào tạo trong những năm 1997 - 2010
Chương 2: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở thành phố Vĩnh Yên từ
năm 1997 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm

11


Chương 1
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2010
1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo
Dƣới ánh sáng đƣờng lối đổi mới của Đảng, sự nghiệp giáo dục và đào

tạo ở nƣớc ta, bƣớc đầu có những khởi sắc và có dấu hiệu đáng mừng. Những
quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đƣợc thể hiện rõ trong Hiến pháp nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật giáo dục (1999), bổ sung, sửa
đổi (2005; 2009), Báo cáo Chính trị Đại hội IX (4-2001) của Đảng và Chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010), Chiến lƣợc phát triển giáo dục
và đào tạo (2001-2010), Báo cáo Chính trị Đại hội X (4-2006), Báo cáo
Chính trị Đại hội XI (2011) của Đảng và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng đã xác định những quan điểm cụ thể đối với giáo dục và đào tạo ở
nƣớc ta.
1.1.1. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu
Trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời, giáo dục và
đào tạo luôn chiếm vị trí trọng yếu. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế
giới lại không thấy rõ vị trí nền tảng, vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo
đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nhờ có giáo dục con ngƣời
mới có tri thức, nắm bắt đƣợc quy luật của tự nhiên và xã hội, thực hiện năng lực
làm chủ của mình trong quá trình phát triển của xã hội. Theo Lênin: không thể
xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nƣớc toàn những con ngƣời mù chữ.
Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII (6-1991) của Đảng lần đầu tiên đã xác định: “Đẩy mạnh
hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc

12


sách hàng đầu để phát huy nhân tố con ngƣời, động lực trực tiếp của sự phát
triển” [12, tr. 121]. Hội nghị lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VII
(14-1-1993) ra Nghị quyết: Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo
đã tiếp tục quán triệt và làm sâu sắc quan điểm trên.
Thực hiện chủ trƣơng đƣa đất nƣớc chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng đã nhấn
mạnh: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Coi trọng cả
ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả” [13, tr.
107]. Cụ thể hóa đƣờng lối phát triển giáo dục và đào tạo của Đại hội VIII
(1996), Hội nghị lần thứ hai (12-1996) của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa
VIII đã thông qua Nghị quyết về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục
và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến 2000.
Nghị quyết đã nêu rõ thực trạng giáo dục và đào tạo ở nƣớc ta trong thời gian
qua và kết luận: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã
hội, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển” [17, tr. 29]. Đồng thời, Hội
nghị Trung ƣơng lần thứ hai (12-1996) cũng chỉ rõ “Đảng và Nhà nƣớc cần
tập trung mọi cố gắng dành ƣu tiên cao nhất cho giáo dục, đào tạo và khoa
học, công nghệ thể hiện trên các mặt, chính sách đãi ngộ cán bộ và tổ chức
quản lý. Các cấp ủy Đảng và mọi Đảng viên nên phải quán triệt sâu sắc quan
điểm cơ bản này trong mọi lĩnh vực hoạt động. Các tổ chức Đảng phải coi đây
là nhiệm vụ thƣờng xuyên trong hoạt động của mình” [17, tr. 6].
Với những mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong nhiệm vụ đào tạo
con ngƣời mới Xã hội chủ nghĩa phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4-2001) của Đảng tiếp tục khẳng định và

13


phát triển quan điểm đã đề ra từ các Đại hội trƣớc: “Phát triển giáo dục và đào
tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con ngƣời - yếu tố cơ bản
của sự phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững” [14, tr. 108].

Tháng 7 năm 2002, Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khóa IX, sau khi kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng lần
thứ hai (khóa VIII), khẳng định những thành tựu đạt đƣợc, chỉ ra những khó
khăn vƣớng mắc trong giáo dục và đào tạo đã đề ra phƣơng hƣớng phát triển
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến 2005 và đến năm
2020. Về giáo dục và đào tạo, hội nghị chỉ rõ những công việc cụ thể phải tập
trung thiết thực thực hiện trong đó có tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục và đào
tạo đúng với những yêu cầu quốc sách hàng đầu.
Luật giáo dục bổ sung, sửa đổi (2005), tại Điều 9 quy định rõ: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dƣỡng nhân tài” [30, tr. 12].
Thực hiện chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) tiếp
tục coi: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc” [23, tr. 95]. Vì vậy cần phải “đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao” [23, tr. 95]. Đại hội đã đề ra mục
tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Theo đó, để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới trong
5 năm tới cần “phát triển mạnh khoa học - công nghệ, giáo dục và đào tạo;
nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc và phát triển kinh tế tri thức” [17, tr. 187].

14


Để thực hiện nhiệm vụ trên, trong các năm tới, Đảng, Nhà nƣớc, trọng
tâm là ngành giáo dục và đào tạo cần “tạo chuyển biến cơ bản về phát triển
giáo dục và đào tạo” với những định hƣớng phát triển cơ bản sau:
Đổi mới tƣ duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chƣơng

trình, nội dung, phƣơng pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý
để tạo đƣợc chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nƣớc nhà, tiếp
cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới
chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu các kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây
dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ
hội học tập cho mọi ngƣời, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập
suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Ƣu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lƣợng dạy và học. Đổi mới
chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp dạy và học, nâng cao chất lƣợng đội
ngũ giáo viên và tăng cƣờng cơ sở vật chất của nhà trƣờng, phát huy khả năng
sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng
phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ chế quản lý,
nâng cao chất lƣợng các trƣờng công lập; bổ sung chính sách ƣu đãi để phát
triển các trƣờng ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng.
Ƣu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống trƣờng lớp, cơ sở vật chất
kỹ thuật của các cấp học, mở thêm các trƣờng nội trú, bán trú và có chính
sách đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng này.
Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo;
đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách

15


nhiệm của nhà trƣờng; tập trung khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học
thêm, thƣ cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn bằng.
Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; từng bƣớc xây
dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nƣớc.
Nhƣ vậy, với quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu,
Đảng ta xác định phát triển giáo dục và đào tạo là một chiến lƣợc với mục
tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục và đào tạo đi trƣớc một bƣớc so với phát
triển kinh tế.
1.1.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học,
hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội phát triển cao về chất so với xã
hội tƣ bản chủ nghĩa. Vì vậy, tính chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa
cũng có sự khác biệt. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hƣớng vào phục vụ đại
đa số quần chúng nhân dân lao động. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã
khẳng định cần phải xây dựng một “Nền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính
nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại” [17, tr. 10]. Đồng thời, Luật giáo dục
bổ sung, sửa đổi (2005), tại Điều 3 cũng quy định tính chất của nền giáo dục:
“Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân,
tính dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng” [30, tr. 8].
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân là nền giáo dục của
nhân dân và vì nhân dân, định hƣớng cho hoạt động của nhân dân và huy
động đƣợc toàn dân tham gia vào sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc. Muốn vậy,
giáo dục và đào tạo phải thực hiện đƣợc các chức năng của mình, đồng thời,
giáo dục cũng phải biết chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do đó, nội dung của giáo dục phải chứa

16


đựng những giá trị về lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết và phải “giữ gìn và
phát huy truyền thống Nhân, Trí, Dũng, nhân lên gấp bội sức mạnh của dân
tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa bỏ lạc hậu,

nghèo nàn, thực hiện dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh, biến
lý tƣởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội thành hiện thực” [17, tr. 29].
Nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng đã đảm bảo đƣợc tính khoa học của nó.
Mặt khác, nền giáo dục đó cũng phải luôn thay đổi, phát triển phù hợp với
thực tiễn và luôn tiếp thu những thành tựu giáo dục trên thế giới mà vẫn giữ
đƣợc tính định hƣớng. Vì vậy, Đảng ta chủ trƣơng: “Giữ vững mục tiêu xã hội
chủ nghĩa trong nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo, trong các chính
sách, nhất là chính sách công bằng xã hội. Phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn
chế ảnh hƣởng tiêu cực của cơ chế thị trƣờng đối với giáo dục và đào tạo.
Chống khuynh hƣớng “thƣơng mại hóa” đề phòng hƣớng phi chính trị giáo
dục và đào tạo. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trƣờng” [17, tr. 29].
Trên cơ sở quan điểm này, Đảng ta đã xác định các giải pháp cụ thể
trong xây dựng nền giáo dục Việt Nam đó là: tăng cƣờng giáo dục chính trị,
tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Cải tiến việc dạy và học
tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở các trƣờng
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện công
bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có điều kiện học tập
và nâng cao trình độ chuyên môn.
1.1.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh
Trên cơ sở kế thừa những quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục với việc phát triển kinh tế - xã hội,
Đảng ta trong công cuộc đổi mới, tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp giáo dục gắn

17


với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học. Trên cơ sở đƣờng
lối phát triển giáo dục và đào tạo của Đại hội VIII, Hội nghị Trung ƣơng lần
thứ hai (12-1996) của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa VIII) đã nhấn mạnh:

“Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh” [17, tr.
30]. Tƣ tƣởng này thể hiện trên cả hai phƣơng diện: trƣớc hết, phƣơng hƣớng
và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo phải nhằm vào thực hiện phƣơng
hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sẽ quy định phƣơng hƣớng và
mục tiêu phát triển giáo dục. Kế hoạch giáo dục và đào tạo, do đó, cũng nằm
trong và phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi từng
ngành. Việc hoạch định cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề và nhất là cơ cấu đào
tạo, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực con ngƣời mà giáo dục
cần đào tạo ra. Chính vì vậy, giáo dục và đào tạo có tác động trực tiếp đến
kinh tế - xã hội, nên phải “coi đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cơ bản và quan
trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nƣớc. Gắn chiến lƣợc phát triển
giáo dục với chiến lƣợc phát triển khoa học, công nghệ và cả hai đều gắn với
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr. 10].
Phát triển giáo dục gắn với tiến bộ khoa học không chỉ thể hiện trong
việc tiếp thu tri thức nhân loại mà còn đƣợc thể hiện trong việc giảng dạy và
học tập luôn áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất
lƣợng. Đại hội X (4-2006) của Đảng đã chỉ rõ cần phải thực hiện “chuẩn hóa,
hiện đại hóa, xã hội hóa” trong giáo dục.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, phát triển giáo dục cũng luôn gắn
với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

18


1.1.4. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và
của toàn dân
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho
hoạt động của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trên tinh

thần đó, Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng nhấn mạnh: “Phát huy trách
nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp
đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo” [13, tr. 110]. Đặc biệt, đến Hội nghị Trung
ƣơng lần thứ hai (12-1996) của Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa VIII) thì
trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đƣợc quán triệt thành một quan
điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nƣớc và
của toàn dân” [17, tr. 30]. Hội nghị Trung ƣơng lần thứ tƣ (khóa VIII) khẳng
định rằng cần: “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục
và đào tạo, đi đôi với những giải pháp đồng bộ, tạo bƣớc chuyển biến lớn” [6,
tr. 14]. Cần phải xây dựng một xã hội học tập, mọi ngƣời đƣợc học, học
thƣờng xuyên, học suốt đời, mọi ngƣời cùng chăm lo giáo dục. Kết hợp giáo
dục nhà trƣờng, gia đình và xã hội để tạo nên một môi trƣờng giáo dục lành
mạnh ở mọi nơi. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: khuyến khích, huy động và
tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Thực hiện quy chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lí và nhân dân làm chủ, Đại hội X (4-2006)
của Đảng đã xác định mục tiêu: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại,
của dân do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi
ngƣời, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” [15, tr. 206-207].
Ngày 08-9-2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT- TTg
“Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Trên cơ sở
đánh giá tình hình, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không
những giảm bớt mà còn có xu hƣớng ngày càng phổ biến, Thủ tƣớng Chính

19


phủ chỉ thị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng Chƣơng trình hành
động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn
2006-2010. Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành, gia đình và các

bậc phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh... cần phối hợp với Bộ Giáo dục
và Đào tạo thực hiện chƣơng trình hành động chống tiêu cực và khắc phục
bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006-2010 một cách có hiệu quả.
Thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong toàn ngành thực hiện cuộc vận động
“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc
vận động này đƣợc xác định là khâu đột phá trong năm học 2006-2007 để toàn
ngành giáo dục tự khẳng định, đổi mới vì sự phát triển của ngành, vì sự
nghiệp và cuộc sống của mỗi thầy giáo, cô giáo theo tinh thần và nhiệm vụ
các Nghị quyết số 40, 41 Quốc hội khoá X và Nghị quyết số 37 của Quốc hội
khoá XI, Luật giáo dục năm 2005.
Ngày 07-11-2006, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để
thực hiện chỉ thị trên trong ngành giáo dục, ngày 18-5-2007, Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 2516/CT- BGDĐT “Về việc thực hiện
cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
ngành giáo dục”. Mục đích thực hiện cuộc vận động nhằm làm cho nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên trong toàn
ngành giáo dục nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị
to lớn của tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh...
Để sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày
15-4-2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 242-TB/TW “Về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục

20


và đào tạo đến năm 2020”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục trên cả
nƣớc, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu cấp uỷ,

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp “cần tiếp tục quán
triệt sâu sắc tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ƣơng 2 (Khoá
VIII), phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang
đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [4, tr. 3]. Bộ Chính trị yêu cầu
cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 là:
nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức
lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý; cần coi
trọng cả ba mặt giáo dục dạy làm ngƣời, dạy chữ, dạy nghề...
Kết luận của Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc trong bối cảnh hội nhập quốc
tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nƣớc ta phải đổi mới căn bản, toàn diện,
mạnh mẽ” [4, tr. 7].
Tóm lại, trên đây là những quan điểm chỉ đạo hoạt động xuyên suốt quá
trình lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nƣớc ta
trong công cuộc đổi mới. Do đó, việc quán triệt những nghị quyết, chỉ thị này
ở các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân là cần thiết trong
mọi giai đoạn.
1.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng quan điểm của Đảng về giáo
dục và đào tạo
Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11-1997. Trong điều kiện tỉnh mới tái lập, có những thuận lợi và có những khó
khăn đan xen. Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, Đảng bộ
Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng kết
cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng thời rất quan tâm phát triển sự
nghiệp văn hóa, xã hội.

21


Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã xác định

giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định cho sự phát
triển. Để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII), ngày 20-3-1997,
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã thông qua Đề án số 01/ĐA-TU “Về nhiệm vụ phát triển
giáo dục - đào tạo đến năm 2000”. Đề án đã đƣa ra những định hƣớng phát
triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2000 và những giải chính. Đề án xác định
ba nhiệm vụ:
Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo và mạng lƣới
trƣờng lớp, điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo cho phù hợp
với đặc điểm tình hình của một tỉnh nông nghiệp, mới bƣớc vào thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, phải coi trọng mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật.
Mở rộng và phát triển quy mô giáo dục và đào tạo bằng nhiều hình
thức, để nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả giáo dục toàn diện về đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Coi
trọng giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, nhân cách, khả năng, tƣ duy sáng tạo và
năng lực thực hành của học sinh ở tất cả các bậc học.
Phải nhanh chóng khắc phục những mặt yếu kém theo hƣớng chấn
chỉnh công tác quản lý, khẩn trƣơng lập lại trật tự kỷ cƣơng, kiên quyết chặn
đứng và đẩy lùi tiêu cực trong giáo dục và đào tạo, tăng cƣờng hệ thống thanh
tra. Chấn hƣng giáo dục và đào tạo bằng các phong trào thi đua sôi nổi của
quần chúng nhân dân.
Bốn mục tiêu cụ thể đến năm 2000 Đề án xác định nhƣ sau:
Bảo đảm cho đại bộ phận trẻ em 5 tuổi (95% trở lên) đƣợc hƣởng
chƣơng trình giáo dục mầm non trƣớc tiểu học. Duy trì và nâng cao chất
lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở ở các phƣờng, thị
trấn. Phấn đấu đạt 90%, số xã ở vùng đồng bằng trung du đạt phổ cập trung

22



học cơ sở. Đảm bảo 50% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông trung học,
mở rộng quy mô đào tạo nghề bằng mọi hình thức để đạt 18% đội ngũ lao
động đƣợc thông qua đào tạo vào năm 2000. Kế hoạch đào tạo nghề phải
bám sát chƣơng trình kinh tế - xã hội của các địa phƣơng. Tăng nhanh số
lƣợng cán bộ có trình độ đại học và trí thức có trình độ cao, cán bộ thông
thạo ngoại ngữ, sử dụng tin học, đào tạo lại cán bộ công chức.
Đổi mới nội dung phƣơng pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng
toàn diện, coi trọng đúng mức dạy chữ, dạy ngƣời và dạy nghề theo hƣớng
tích cực hóa quá trình học tập của học sinh. Đảm bảo 100% học sinh phổ
thông trung học đƣợc học ngoại ngữ, tin học, phấn đấu ít nhất có trên 50%
học sinh trung học cơ sở đƣợc học ngoại ngữ.
Phấn đấu đến năm 2000 có 50% số phòng học đƣợc xây dựng kiên cố,
số còn lại là phòng học cấp bốn đủ tiêu chuẩn, các trƣờng phổ thông trung học
và trung học cơ sở trọng điểm đều có phòng vi tính, phòng học ngoại ngữ, thƣ
viện, thiết bị thí nghiệm.
Trong khi đầu tƣ xây dựng những vùng giáo dục phát triển mạnh ở
Vĩnh Yên, Phúc Yên, phải đảm bảo phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các
vùng, miền trong tỉnh. Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh là con em các
dân tộc ít ngƣời, miền núi, con em các gia đình thuộc diện chính sách, con em
các gia đình nghèo.
Đề án cũng chỉ rõ tám chƣơng trình cụ thể, giải pháp chủ yếu và cách tổ
chức thực hiện đối với các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận...
Tháng 3 - 2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII
đƣợc tiến hành. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc trên các lĩnh vực
kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm 1999-2000 cả về thành tựu và những
khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phƣơng
hƣớng, nhiệm vụ cho thời kỳ 2001-2005. Đối với giáo dục và đào tạo, Đại hội

23



×