Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

tuyển chọn 30 đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 99 trang )

TUYỂN CHỌN 30 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN SINH HỌC 9
(có đáp án và thang điểm)

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


UBND THÀNH PHỐ CAO LÃNH
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Đề chính thức

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9
Năm học 2010 – 2011

Môn: Sinh học
Thời gian làm bài:150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 16/11/2011
Đề thi gồm có 01 (một trang)

Câu 1. ( 2,0 điểm)
Trình bày sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Câu 2. ( 3.5điểm)
Chất dinh dưỡng sau khi hấp thụ được vận chuyển về tim theo những con
đường nào? Vì sao sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu xảy ra ở ruột non?
Câu 3. ( 2,5 điểm)
Trong thực nghiệm có thể dùng phương pháp nào để xác định tính trạng trội
thuần chủng hây không thuần chủng? Cho ví dụ để minh họa và chứng minh phương
pháp trên.
Câu 4. (3,0 điểm)
Thế nào là công nghệ tế bào? Trình bày ứng dụng của công nghệ tế bào trong


nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng.
Câu 5. ( 2,5 điểm)
Trình bày những đặc điểm của thường biến. Thường biến có ý nghĩa gì trong
tiến hóa, chọn giống và đối với sinh vật?
Câu 6. ( 3,0 điểm)
Khi phân tích hai gen A và B người ta nhận thấy:
-Tổng số Nuclêotit của gen A ít hơn tổng số Nuclêotit của gen B 600 Nuclêotit.
Tỉ lệ số lượng Nuclêotit loại A của gen A với số Nuclêotit không bổ sung với nó là

2
.
3

-Gen B có chiều dài là 5100 A0. Số Nuclêotit loại T nhiều hơn số Nuclêotit loại
X là 300 Nu.
a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit trong gen A và B.
b/.Tính số lượng liên kết hiđrô của hai gen.
Câu 7. (3,5 điểm)
Ở giống Táo người ta thấy có 3 loại màu quả: Quả đỏ, quả hồng, quả xanh. Biết
tính trạng màu quả do một cặp gen qui định.
a/.Khi lai táo quả màu hồng với nhau người ta thấy ở đời con xuất hiện cả 3
màu quả với số lượng như sau: 96 quả đỏ: 183 quả hồng: 95 quả xanh. Hãy giải thích
hiện tượng xảy ra và viết sơ đồ lai minh họa
b/.Chọn cây bố mẹ đem lai có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để F1 thu được
100% táo quả hồng.
Hết.


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 9 – NĂM HỌC 2010 – 2011

MÔN: SINH HỌC
( Hướng dẫn chấm gồm có trang)
Nội dung
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Sơ lược cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan
Hệ cơ quan
Cấu tạo
Chức năng
Hệ vận động Bộ xương và hệ cơ
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi
và các tuyến tiêu hóa
thức ăn thành chất dinh
dưỡng đơn giản
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế Trao đổi khí CO2 và O2
quản và 2 lá phổi
giữa cơ thể với môi
trường
Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch
Vận chuyển O2, chất
dinh dưỡng đến tế bào;
CO2 và chất thải đến cơ
quan bài tiết
Hệ bài tiết
Thận, bàng quan và Bài tiết nước tiểu
ống dẫn tiểu
Hệ sinh dục Các cơ quan sinh dục Duy trì nòi giống
nam và nữ

Hệ thần kinh Bộ não,tủy sống, hạch Tiếp nhận và trả lời kích
thần kinh và các dây thích của môi trường,
thần kinh
điều hòa hoạt động của
các cơ quan
Hệ nội tiết
Các tuyến nội tiết: Tiết ra các hoocmon
tuyến yên, tuyến tụy… điều hòa các quá trình
sinh lí trong cơ thể
Câu 2 ( 3,5 điểm)
Các con đường vận chuyển các chất đã được hấp thụ:
Các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua màng ruột sẽ đi
về tim theo 2 con đường:
a./ Đường máu: Nước, muối khoáng, glucô, axit amin được
hấp thụ vào máu theo tĩnh mạch ruột, chảy qua gan vể tim và từ
đó theo máu đến các cơ quan, tế bào.
b./Đường bạch huyết: Glyxêrin và axit béo sau khi được hấp
thụ qua màng ruột tái tạo lại thành những giọt mỡ nhỏ, một phần
đi vào mau mạch máu, phần còn lại đi vào mao mạch bạch huyết
rồi theo tĩnh mạch bạch huyết đổ vào tĩnh mạch chủ trên rồi về
tim để phân phối tới các tế bào.

Điểm

0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm


0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm


Sự hấp thụ thức ăn chủ yếu xảy ra ở ruột non vì:
- Thức ăn đến đây được biến đổi hoàn toàn thành những chất đơn
giản như glucô, axit amin, glyxêrin, axit béo…..
- Các chất dinh dưỡng chủ yếu được hấp thụ trên các lông ruột
nằm trên niêm mạc ruột non
- Mỗi lông ruột đều có cấu tạo ngoài là lớp biểu bì, dưới là mô
liên kết, dọc theo là các mạch máu và mạch bạch huyết.
- Ruột non có nhiều nếp gấp, trên đó có các lông ruột và lông cực
nhỏ nên tổng bề mặt hấp thụ của ruột đạt tới 500-600 m2 tạo điều
kiện cho ruột hấp thụ triệt để thức ăn.
- Màng ruột là màng sống có tính thấm chọn lọc. Sự hấp thụ các
chất dinh dưỡng theo các cơ chế: khuếch tán, thấp thụ chủ động
Câu 3 ( 2,5 điểm)
Trong thực nghiệm để xác định tính trạng trội thuần chủng
hay không thuần chủng người ta dùng phép lai phân tích: Đem cơ
thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang tính
trạng lặn để xác định kiểu gen của tính trạng trội.
Ví dụ ở đậu Hà lan

- Gen A qui định tính trạng hạt vàng là trội
- Gen a qui định tính trạng hạt xanh là lặn
Như vậy:
- Đậu hạt vàng có kiểu gen là AA hoặc Aa
- Đậu hạt xanh có kiểu gen là aa
Khi đem lai đậu hạt vàng với đậu hạt xanh nếu thu được 100%
đậu hạt vàng thì tính trạng trọi thuần chủng, nếu thu được cả đậu
hạt vàng và đậu hạt xanh với tỉ lệ 1:1 thì tính trạng đậu hạt vàng
không thuần chủng.
Sơ đồ lai
Trường hợp 1:
P.
Gp
F1

Đậu hạt vàng
AA
A

Gp
F1

Đậu hạt vàng
Aa
A,a

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm


0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm
x
;
Aa

Đậu hạt xanh
aa
a

KG: 100% Aa
KH: 100% Đậu hạt vàng
Trường hợp 2:
P.

0,5 điểm

x

;
Aa , aa
KG: 50% Aa , 50% aa


0,5 điểm
Đậu hạt xanh
aa
a


KH: 50% Đậu hạt vàng, 50% Đậu hạt xanh
Câu 4 ( 3,0 điểm)
Công nghệ tế bào (CNTB):
Công nghệ tế bào là một công nghệ sinh học, ứng dụng
phương pháp nuôi cầy tế bào hoặc mô lên môi trường dinh dưỡng
nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Cơ
thể này có thể giống hoặc khác với dạng gốc trong trường hợp lai
tế bào xôma hoặc tế bào mang đột biến - đột biến dòng xôma.
Ứng dụng CNTB trong nhân giống vô tính.
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng gồm các
bước sau:
- Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy trên môi
trường dinh dưỡng trong ống nghiệm để tạo ra các mô sẹo (mô
non)
- Từ mô non được chia nhỏ và nuôi cấy trong môi trường vô trùng
để tăng nhanh số lượng mô sẹo
- Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt và bổ
sung hoocmon sinh trưởng để kích thích chúng phân hoá thành
các cây hoàn chỉnh
- Uơm trồng cây non rồi đưa vào sản xuất.
Với phương pháp này, trong một thời gian ngắn, người ta có
thể tạo ra một lượng lớn giống cây trồng sạch bệnh.
Câu 5 ( 2,5 điểm)
Đặc điểm của thường biến.

- Thường biến là những biến đổi của kiểu hình không liên quan
đến kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau
- Thường biến xảy ra đồng loạt ở tất cả các cá thể của loài trong
cùng một điều kiện sống giống nhau
- Giới hạn của thường biến do gen qui định nhưng sự biểu hiện
thành kiểu hình trong giới hạn của thường biến lại do điều kiện
của môi trường tác động qui định nên. Do đó kiểu hình là kết quả
tương tác giữa kiểu gen và môi trường sống.
- Trong các loại tính trạng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng
mạnh của môi trường, tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng của
kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của kiểu gen.
Ý nghĩa của thường biến trong tiến hoá và chọn giống.
Thường biến không có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống vì
không di truyền được nhưng nó giúp cho sinh vật thích nghi được
với sự thay đổi của môi trường sống
Câu 6 ( 3,0 điểm)
a/.Xác định số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại Nuclêotit
trong gen A và B.

0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm


Xét gen B ta có:
T = X + 300 (1)
L = 5100
(2)
Vậy Số Nuclêotit trong gen B là
N=

Lx 2
3,4

=

5100x 2
3,4

1,0 điểm

= 3000 Nuclêotit. (3)

Mặt khác ta có:
N= 2A + 2X
Từ (1) và (3) ta được:
3000 = 2 X + 600 + 2X

 4X = 2400
=> X = G = 600 Nu
T = A = 900 Nu
Vậy:

%A =%T =

900
x 100 = 30%
3000

% G = % X = 20%
Xét gen A ta có:
N (B) = N (A) + 600 (1)
3A =2G
(2)

1,0 điểm

Mặt khác ta có:
N= 2A + 2X
Từ (1) và (2) ta được:
2400 = 2A + 3A
 5A = 2400
=> A = T = 480 Nu
X = G = 720 Nu
Vậy:

%A =%T =


480
x 100 = 20%
2400

% G = % X = 30%
b./ Số liên kết hidro của 2 gen
- Số liên kết hidro của gen A
H = 2A + 3G
= 960 + 2160 = 3120 H
- Số liên kết hidro của gen B
H = 2A + 3G
= 1800 + 1800 = 3600 H
Câu 7 ( 3,5 điểm)
a./ Giải thích:
Khi lai táo quả hồng với nhau thu được 3 loại kiểu hình với tỉ
lệ
Táo quả đỏ : Táo quả hồng : Táo quả xanh = 96:183:95 1:2:1

1,0 điểm

0,5 điểm


Tỉ lệ này xuất hiện khi có hiện tượng trội không hoàn toàn, tính
trạng trung gian là táo quả hồng.
Sơ đồ lai
- Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn:
Giả thuyết chưa đủ điều kiện để xác định trội lặn nên ta xét 2
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tính trạng quả đỏ là tính trạng trội, tính trạng quả

xanh là tính trạng lặn.
Qui ước gen:
- Gọi gen D qui định tính trạng quả đỏ
- Gen d qui định tính trạng hoa xanh.
Xác định kiểu gen
- Táo quả đỏ có kiểu gen: DD
- Táo quả hồng có kiểu gen: Dd
- Táo quả xanh có kiểu gen dd.
P.
Táo quả hồng
x
Táo quả hồng
Dd
Dd
Gp
D,d
;
D,d
F1
DD , Dd , Dd , dd
KG: 25% DD , 50% Dd, 25% dd
KH: 25% Táo quả đỏ , 50% Táo quả hồng , 25% Táo quả
xanh
Trường hợp 2: Tính trạng quả xanh là tính trạng trội, tính trạng
quả đỏ là tính trạng lặn.
Qui ước gen:
- Gọi gen D qui định tính trạng quả xanh
- Gen d qui định tính trạng hoa đỏ.
Xác định kiểu gen
- Táo quả xanh có kiểu gen: DD

- Táo quả hồng có kiểu gen: Dd
- Táo quả đỏ có kiểu gen dd.
P.
Táo quả hồng
x
Táo quả hồng
Dd
Dd
Gp
D,d
;
D,d
F1
DD , Dd , Dd , dd
KG: 25% DD , 50% Dd, 25% dd
KH: 25% Táo quả xanh, 50% Táo quả hồng , 25% Táo quả
đỏ.
b./ Chọn P để F1 thu được toàn táo quả hồng.
Để F1 thu được toàn táo qủa hồng thì cây bố mẹ phải là táo qảu
đoe và táo quả hồng.
Giả sử táo quả đỏ là tính trạng trội ta có sơ đồ lai như sau
P.
Táo quả đỏ
x
Táo quả xanh
DD
dd

1,0 điểm


1,0 điểm

1,0 điểm


Gp
F1

D

;
Dd

KG: 100% Dd
KH: 100% Táo quả hồng

d


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1: (5,0 điểm)

a) Em hãy phân tích mối quan hệ cộng sinh giữa nấm với tảo đơn bào tạo thành địa y.
b) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
c) Hiệu ứng nhà kính là gì? Sự gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất do hiệu ứng nhà kính
được giải thích như thế nào? Những tác động của sự gia tăng nhiệt độ đến môi trường Trái Đất
như thế nào?
Câu 2: (3,0 điểm)
Quan sát tiêu bản tế bào của một loài trên kính hiển vi thấy trong một tế bào đang phân
chia bình thường có 23 NST kép. Cặp nhiễm sắc thể giới tính kí hiệu XX và XY.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài. Viết kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của
loài đó. Số nhóm gen liên kết của loài đó là bao nhiêu?
b) Tế bào trên đang thực hiện quá trình nguyên phân hay giảm phân và ở kì nào? Giải
thích.
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Ở thế hệ ban đầu (I0) của một giống cây trồng có 100% kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự
thụ phấn liên tiếp (I4) thì tỉ lệ các kiểu gen sẽ như thế nào?
b) Viết công thức tổng quát để tính tỉ lệ các kiểu gen khi tự thụ phấn liên tiếp n thế hệ.
Cho biết tỉ lệ kiểu gen thế hệ ban đầu là 100%Aa.
c) Người ta vận dụng phép lai tự thụ phấn ở thực vật và giao phối cận huyết ở động vật
trong chọn giống nhằm mục đích gì?
Câu 4: (4,0 điểm)
a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN?
b) Trình bày chức năng của từng loại phân tử ARN?
Câu 5: (5,0 điểm)
Xét các phép lai dưới đây ở ruồi giấm.
Bố mẹ
P1: Mắt nâu, cánh dài x mắt nâu, cánh dài
P2: Mắt đỏ, cánh dài

x


nâu, dài
78

mắt đỏ, cánh ngắn 30

Đời con
nâu, ngắn đỏ, dài đỏ, ngắn
24
0
0
27

98

95

P3: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt đỏ, cánh dài

0

0

80

87

P4: Mắt đỏ, cánh dài

45


16

139

51

48

42

46

45

x

mắt đỏ, cánh dài

P5: Mắt đỏ, cánh ngắn x mắt nâu, cánh dài

a) Nếu chỉ dựa vào 1 phép lai để biện luận trội - lặn cho cả hai tính trạng thì lựa chọn
phép lai nào là phù hợp nhất? Giải thích sự lựa chọn đó.
b) Xác định kiểu gen của bố mẹ đem lai của các phép lai trên.
---------------- HẾT -------------------Họ và tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: ................................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐẮK LẮK
ĐỀ CHÍNH THỨC


KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: SINH HỌC – LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 22/03/2011
(Đề thi gồm 01 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
1
a)

b)

c)

2
a/

b/

Nội dung

Điểm

- Sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo. Tảo
hấp thụ nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên
chất hữu cơ. Nấm và tảo sử dụng chung chất hữu cơ đó.
- Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí,
hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của
con người và các sinh vật khác.

- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường gồm:
+ Các chất thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
+ Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
+ Các chất phóng xạ
+ Các chất thải rắn
+ Sinh vật gây bệnh
- Bình thường, Trái đất phải bức xạ một lượng năng lượng vào vũ trụ ngang
với NL mà nó hấp thụ được từ Mặt Trời, một phần NL được trả lại vào vũ
trụ, phần lớn NL bức xạ xuyên qua khí quyển, được hấp thụ bởi các chất
khí như hơi nước, CO2, NO, CH4 và chất khí khác (gọi là các chất khí nhà
kính) làm sưởi ấm bề mặt Trái Đất, duy trì mức nhiệt lượng cần thiết cho
sự sống gọi là hiệu ứng nhà kính
- Hiện nay, nồng độ các chất khí nhà kính đang tăng lên nhanh chóng, làm
giảm khả năng tỏa nhiệt của Trái Đất, khí quyển giữ quá nhiều nhiệt dẫn
đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Tác động đến môi trường Trái Đất
+ Tan băng, dâng cao mực nước biển, nhiều vùng đất sẽ bị chìm trong nước
biển.
+ Thay đổi môi trường sống của sinh vật, nhiều loài sinh vật thu hẹp không
gian sống hoặc bị tiêu diệt
+ Biến đổi sâu sắc về thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi
hoạt động sống và sản xuất của con người
+ Nhiều bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh tràn lan, sức khoẻ con người suy
giảm.

1,0

Xác định bộ NST 2n của loài, kí hiệu:
- Nhận thấy 23 NST kép nên bộ lưỡng bội là: 2n = 46.
- Kí hiệu bộ NST trong tế bào 2n của loài: 44A + XX hoặc 44A + XY.

- Số nhóm gen liên kết: 23
Xác định quá trình phân bào, kì phân bào:
- Vì bộ NST trong tế bào là bộ đơn bội ở trạng thái kép (n = 23 NST kép)

0,5

1,0

1,0

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25

1,5

1,5


nên tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân.
- Tế bào trên đang ở kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu hay kì giữa của
giảm phân II.
3
a/

b/


c/

4
a/

Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ I4 là: 0,0625AA: 0,46875Aa: 0,46875aa.
Aa: (1/2)4 = 0,0625
AA: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875
aa: (1 – 0,0625)/2 = 0,46875

1,0

2n 1
2 n1
n
1
Aa:  
2
2n 1
aa:
2 n1

1,0

- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn ở trạng thái ĐHT
- Đánh giá kiểu gen từng dòng, tạo dòng thuần chủng để lai khác dòng tạo
ưu thế lai.
- Phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

1,0


AA:

a) So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN
+ Giống nhau
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Có 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X.
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hoá trị giữa gốc
phôtphat của nuclêôtit này với đường của nuclêôtit tiếp theo tạo nên mạch
polynuclêôtit.
- Có cấu tạo một mạch
+ Khác nhau

0,25
0,25
0,25

0,25
1,5

mARN
Mạch polynuclêôtit
dạng thẳng

b/

tARN
Mạch polynuclêôtit cuộn
xoắn lại ở một đầu tạo nên
các thuỳ tròn.

Có liên kết hyđrô

rARN
Mạch polynuclêôtit có
những đoạn xoắn

Không có liên kết
Có liên kết hyđrô
hyđrô
Mỗi phân tử có
Mỗi phân tử có khoảng: 80 Mỗi phân tử có
khoảng: 150 – 1500
– 100 nuclêôtit.
khoảng: 160 – 13000
nuclêôtit.
nuclêôtit.
Chiếm khoảng: 2-5% Chiếm
khoảng:10-15% Chiếm khoảng: 80%
tổng số ARN của tế tổng số ARN của tế bào
tổng số ARN của tế
bào.
bào
Chức năng của từng loại ARN
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền quy định cấu trúc của prôtêin
cần tổng hợp.
- tARN: vận chuyển axit amin tương ứng tới ribôxôm để tổng hợp
prôtêin.
- rARN: là thành phần cấu tạo nên ribôxôm

0,5

0,5
0,5


5
a/

b/

Phép lai 4: đời con xuất hiện 4 kiểu hình tỷ lệ 9:3:3:1. Đây là kết quả của
phép lai giữa hai bố mẹ dị hợp tử về hai gen di truyền phân li độc lập (ĐL
phân li độc lập).
Do đó: mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt nâu; cánh dài là trội hoàn toàn so
với cánh ngắn.
Qui ước, A: mắt đỏ; a: mắt nâu; B: cánh dài, b: cánh ngắn
Phép lai 1:
Bố, mẹ mắt nâu nên có kiểu gen aa
Bố mẹ cánh dài lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là Bb x
Bb
Suy ra kiểu gen P1: aaBb x aaBb
Phép lai 2:
Bố mẹ mắt đỏ lai với nhau, đời con phân li 3:1 nên kiểu gen P là: Aa x Aa
Bố cánh dài lai với mẹ cánh ngắn, đời con phân li 1:1 nên kiểu gen P là Bb
x bb
Suy ra kiểu gen P2: AaBb x Aabb
Tương tự cho phép lai 3:
Aabb x AABb hoặc AAbb x AaBb hoặc AAbb x AABb
Phép lai 4: AaBb x AaBb
Phép lai 5: Aabb x aaBb


1,0

1,0

0,5

0,5

1,0
0,5
0,5


Sở giáo dục và đào tạo
Hải dương

Kỳ Thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Lớp 9 - THCS năm học 2009 - 2010

Đề chính thức

Môn thi: Sinh học

Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1.5 điểm):
Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen

AB

(chỉ xét
ab

trong trường hợp không có đột biến và hoán vị gen)
a. Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
b. Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 2 (2.0 điểm):
a. Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính.
b. ở ruồi giấm: Cặp NST số 1 và 3 mỗi cặp chứa một cặp gen dị hợp, cặp NST số 2
chứa hai cặp gen dị hợp, cặp số 4 là cặp NST giới tính.
- Viết kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái.
- Khi giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra bao
nhiêu loại giao tử? Viết kí hiệu của các giao tử đó.
Câu 3 (1.5 điểm):
a. Hãy viết tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc và phân tử mang đơn phân
cấu tạo nên prôtêin?
b. So sánh hai phân tử đó về cấu trúc và chức năng.
Câu 4 (1.0 điểm):
Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
Câu 5 (1.0 điểm):
Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống? ở nước ta lai
kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào là phổ biến? Cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 6 (1.5 điểm):
a. Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã.
b. Phân biệt quần thể với quần xã.
Câu 7 (1.5 điểm):
Từ một phép lai giữa hai cây người ta thu được:
- 250 cây thân cao, quả đỏ.
- 248 cây thân cao, quả vàng.
- 251 cây thân thấp, quả đỏ.

- 249 cây thân thấp, quả vàng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và thân cao, quả đỏ là hai tính trạng trội..
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
.. Hết
.
Họ và tên thí sinh:
Chữ ký giám thị 1:

.. Số báo danh:
.. Chữ ký giám thị 2:

..


Hướng dẫn chấm thi HSG tỉnh - môn sinh lớp 9
Năm học 2009

Câu

2010

Nội dung

Điểm

a. Đặc điểm chung
- Đều là 2 cặp gen dị hợp, đều là cơ thể lưỡng bội, có ưu thế lai cao,
tính di truyền không ổn định,
0.25
- Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo nhiều loại biến dị

qua con đường sinh sản
* Đặc điểm riêng
AB
Kiểu gen AaBb
Kiểu gen
ab

Câu1
1.5 đ

- 2 cặp gen dị hợp tồn tại trên 2 - 2 cặp gen cùng tồn tại trên 1
cặp NST khác nhau, phân ly độc NST trong nhóm gen liên kết, 0.25
lập, tổ hợp tự do
phân ly phụ thuộc vào nhau
- Tạo nên 4 loại giao tử có tỉ lệ - Tạo nên 2 loại giao tử có tỉ lệ
0.25
1AB : 1Ab : 1aB :1 ab
1AB :1 ab
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
b. Để nhận biết hai kiểu gen nói trên dùng 2 phương pháp sau:
- Cho tự thụ phấn ở thực vật (hay giao phối gần ở động vật) đối với 0.25
từng kiểu gen rồi căn cứ vào kết quả ở đời con lai:
Nếu kết quả tạo 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 KH thì KG là AaBb.
0.25
AB
Nếu kết quả tạo 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 KH thì KG là
.
ab

- Cho các cá thể đó lai phân tích

Nếu kết quả cho tỉ lệ KH 1:1:1:1 thì KG là AaBb
Nếu kết quả cho tỉ lệ KH 1:1 thì KG là

Câu 2
2.0 đ

AB
ab

a. Cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính gồm
nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Nguyên phân: Là sự sao chép chính xác bộ NST 2n của loài qua các
thế hệ tế bào.
- Giảm phân: Bộ NST giảm đi 1 nửa trong các giao tử (n NST)
- Thụ tinh: Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 2 giao tử mang n NST tạo thành
hợp tử chứa 2n NST, bộ NST 2n của loài được khôi phục lại
b. Kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái :
Aa

BD
Bd
EeXX hoặc Aa EeXX
bd
bD

- Giảm phân bình thường cho 2n = 23 = 8 loại giao tử
- Kiểu gen Aa

0.25


BD
EeXX cho 8 loại giao tử:
bd

0.25
0.25
0.25

0.5
0.25
0.25

ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX, abdeX
- Kiểu gen Aa

Bd
EeXX cho 8 loại giao tử:
bD

ABdEX, ABdeX, AbDEX, AbDeX, aBdEX, aBdeX, abDEX, abDeX

0.25


Câu 3
1.5đ

Cấu
tạo


Chức
năng

Câu 4
1.0đ

Câu 5
1.0đ

a. Tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc là ARN thông tin
(mARN)
Phân tử mang đơn phân cấu tạo nên prôtêin là ARN vận chuyển
(tARN).
b. So sánh hai phân tử mARN và tARN về cấu trúc và chức năng
* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các
rinuclêotit. Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: 1phân tử H3PO4, 1phân tử
đường C5H10O5, 1 trong 4 loại rinu: A, U, G, X. Chỉ có 1 mạch đơn.
- Đêu tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
* Khác nhau
mARN
tARN
- Phân tử dài hơn, chỉ có cấu - Phân tử ngắn hơn, có thể tự
trúc bậc 1 gồm 1 mạch đơn.
xoắn thành cấu trúc bậc cao hơn
có các thùy tròn. Có liên kết
hiđrô.
- Mang các bộ 3 mã sao chứa - Mang bộ 3 đối mã, vận chuyển
thông tin di truyền, truyền đạt aa
thông tin di truyền

Phân biệt thể đa bội và thể dị bội
Thể dị bội
Thể đa bội
- Thay đổi số lượng NST xảy ra ở - Tế bào có số NST luôn tăng
1 hay 1 số cặp NST nào đó theo theo bội số của n và lớn hơn 2n
hướng tăng hay giảm như: 2n-1. như 3n, 4n, 5n
2n+1, 2n-2
- Thay đổi kiểu hình ở 1 số bộ - Thực vật đa bội thường có cơ
phận nào đó trên cơ thể, thường quan sinh dưỡng to, sinh trưởng
gây ra các bệnh hiểm nghèo.
mạnh, và chống chịu tốt với ĐK
môi trường
* Có thể nhận biết được thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu
hình thái, sinh lí của cơ thể, đa bội thường có kích thước tế bào to, các
cơ quan sinh dưỡng lớn hơn dạng lưỡng bội.
- Làm tiêu bản, đếm số lượng bộ NST của loài.
* Lai kinh tế là phép lai cho giao phối giữa các vật nuôi bố mẹ thuộc 2
dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa vào sản xuất để thu
sản phẩm, không dùng nó làm giống.
- Không dùng con lai kinh tế để làm giống vì khi giao phối giữa 2 bố
mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau thì con lai F1 chứa các cặp gen dị
hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất, nếu dùng F1 để làm giống thì ở thế
hệ sau tỷ lệ dị hợp giảm dần, nên ưu thế lai cũng giảm, cặp gen đồng
hợp tăng dần trong đó có gen đồng hợp lặn gây hại.
- ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức phổ biến là dùng
giống cái tốt trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống
nhập nội được con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi

0.25
0.25


0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.25

0.25


Câu 6
1.5 đ

Câu 7
1.5 đ

của giống mẹ và sức tăng sản của giống bố.
- Ví dụ: Lợn lai kinh tế ỉ Móng cái x Đại bạch có sức sống cao, lợn

con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0.8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng
tuổi đạt 80 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao hơn.
a. Những đặc điểm của quần xã được căn cứ vào:
- Số lượng loài đánh giá qua các chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều, độ
thường gặp.
- Thành phần loài đánh giá qua các chỉ số: Loài ưu thế và loài đặc trưng.
b. Phân biệt quần thể và quần xã
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
- Tập hợp các cá thể cùng loài
- Tập hợp các quần thể của các
loài khác nhau.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể, có - Đơn vị cấu trúc là quần thể, có
cấu trúc nhỏ hơn, mối quan hệ cấu trúc lớn, mối quan hệ chủ
chủ yếu là quan hệ sinh sản và yếu là quan hệ dinh dưỡng, cùng
di truyền
loài SS, khác loài không SS.
- Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi - Gồm 1 đến nhiều chuỗi thức ăn
thức ăn. Không có hiện tượng và là bộ phận chủ yếu của sinh
khống chế sinh học
thái. Có hiện tượng khống chế
sinh học.
- Độ đa dạng thấp, phạm vi - Độ đa dạng cao, phạm vi phân
phân bố rộng.
bố rộng.
Quy ước: A - Thân cao, a - thân thấp
B - Quả đỏ, b - quả vàng
- Xét sự di truyền từng cặp tính trạng
Cao : Thấp = (250 + 248) : (251 + 249) 1 : 1. Đây là kết quả
phép lai phân tích. Kiểu gen của P là : Aa x aa

Đỏ : Vàng = (250 + 251) : (248 + 249) 1 : 1. Đây là kết quả
phép lai phân tích. Kiểu gen của P là: Bb x bb
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng ở F1
Cao, đỏ : Thấp, vàng : Thấp, đỏ : Thấp vàng = 250 : 248 : 251 : 249
1:1:1:1
(1 cao : 1 thấp) (1 đỏ : 1 vàng) = 1: 1: 1: 1 nên hai cặp tính trạng về
chiều cao thân và màu sắc quả di truyền độc lập với nhau.
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta có kiểu gen và kiểu hình của P có 2 trường
hợp sau:
TH 1: P: AaBb (cao, đỏ) x aabb (thấp, vàng)
GP: AB, Ab, aB, ab ;
ab
F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
TH 2: P: Aabb (cao, vàng) x aaBb (thấp, đỏ)
GP: Ab, ab
;
aB, ab
F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng: 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng

0.25

0.25
0.25

0.25

0.25


0.25

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.25


UBND HUYỆN CHÂU THÀNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: SINH HỌC ; LỚP: 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi chính thức
Câu 1: ( 3 điểm)
Trình bày mối quan hệ về chức năng giữa bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,
hệ tiêu hóa ở người.
Câu 2: ( 3 điểm)
a.Để xác định một tính trạng nào đó trội hay lặn người ta làm bằng phương pháp nào

?Trình bày nội dung của phương pháp đó ?
b.Theo dõi sự di truyền của tính trạng tăng trọng của Lợn người ta thực hiện các
phép lai sau:
- Phép lai 1: Lợn tăng trọng chậm  Lợn tăng trọng chậm
F1 100% Lợn tăng
trọng chậm
- Phép lai 2: Lợn tăng trọng chậm  Lợn tăng trọng nhanh
F1 50% Lợn tăng
trọng chậm và 50% Lợn tăng trọng nhanh.
- Phép lai 3: Lợn tăng trọng nhanh  Lợn tăng trọng nhanh
F1 75% Lợn tăng
trọng nhanh và 25% Lợn tăng trọng chậm.
Xác định tính trạng trội, lặn và viết sơ đồ lai phép lai 1.
Câu 3: (4 điểm)
Vợ chồng ông Nam sinh được 2 người con: đứa thứ nhất có kiểu hình bình thường,
đứa thứ hai có biểu hiện bệnh Đao. Vợ chồng ông Nam có những thắc mắc sau:
Tại sao đứa con thứ nhất bình thường mà đứa con thứ hai lại như vậy? Nguyên nhân
do đâu?
Em hãy vận dụng những kiến thức đã học giúp vợ chồng ông Nam giải đáp những
thắc mắc đó.
Câu 4: (5 điểm)
Ở một loài động vật khi cho giao phối giữa cá thể lông xám, chân thấp với cá thể
lông đen, chân cao được F1 lông xám, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau:
1. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2
2. Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cá thể lông xám, chân cao và tỉ lệ lông
xám, chân thấp đồng hợp.
Câu 5: (5 điểm)
Một gen cấu trúc có 60 chu kỳ xoắn, và có G = 20% nhân đôi liên tiếp 5 đợt. Mỗi gen con
phiên mã ba lần, mỗi phân tử mARN cho 5 ribôxôm trượt qua để tổng hợp prôtêin.
a) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen ?

b) Khối lượng phân tử của gen là bao nhiêu ?
c) Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho gen tái
bản ?
d) Số lượng ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp để các gen con tổng hợp
mARN là bao nhiêu ?
- Hết Họ và tên: .....................................................................
Số báo danh: .................................................................


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn thi : SINH HỌC - LỚP 9
Đề thi chính thức

Nội dung
Câu 1: ( 3 điểm)
- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các
hệ cơ quan khác.
- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.
- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.
- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi
trường thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh
dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.
- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ
quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
Câu 2: ( 3 điểm)
a. Để xác định tính trạng trội, lặn ta dùng phương pháp phân tích thế hệ lai của
menđen
- Nội dung: + Đem lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng

tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của các tính trạng đó trên đời con
cháu.
+ Dùng toán thống kê để xử lý số liệu và rút ra quy luật di truyền.
b. Xét phép lai 3: Nhanh/chậm = 3: 1 nên nhanh là tính trạng trội.
+ Quy ước: Nhanh A ; chậm a
Kiểu gen chậm ở phép lai 1 là aa
+ Sơ đồ lai: P chậm (aa) x chậm(aa)
G
a
a
F1
+ Tỉ lệ kiểu gen 100% aa
+ Tỉ lệ kiểu hình 100% chậm
Câu 3: ( 4 điểm)
- Đứa con thứ nhất bình thường do quá trình giảm phân ở bố mẹ xảy ra bình
thường, bố mẹ đều cho giao tử n= 23; khi thụ tinh, đứa con có bộ NST bình thường
(2n = 46).
- Đứa con thứ hai: do quá trình giảm phân diễn ra không bình thường: Trong quá
trình giảm phân, cặp NST 21 của mẹ hoặc bố không phân li tạo ra loại giao tử chứa
cả 2 chiếc của cặp 21, Loại giao tử này khi kết hợp với giao tử bình thường sẽ cho
ra hợp tử chứa 3 NST của cặp 21; đứa trẻ mang 3 NST của cặp 21 này mắc bệnh
Đao.
- Nguyên nhân gây bệnh: Có thể do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi
trường ngoài như phóng xạ, hóa chất; có thể do người vợ tuổi đã cao (trên 35 tuổi),
quá trình sinh lí, sinh hóa nội bào bị rối loạn do tế bào đã bị lão hóa.

Điểm
0,5
0,5
0,5

0,5
0,5
0,5

0,5
0,5

0,5
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
1,0

1,0

2,0


Câu 4: ( 5 điểm)
1. Do F1 thu được 100% lông xám, chân cao suy ra lông xám trội hơn so với lông
đen, chân cao trội hơn so với chân thấp P thuần chủng
Quy ước:
Gen A – lông xám
Gen a – lông đen
Gen B – chân cao
Gen b – chân thấp
P:


AAbb
(lông xám, chân thấp)
Ab

GP:
F1:
F1 x F1:
GF1:
F2:

AaBb

aaBB
(lông đen, chân cao)
aB
AaBb (100% lông xám, chân cao)
x
AaBb
AB, Ab, aB, ab

1,0

x

9 lông xám, chân cao
3 lông xám, chân thấp
3 lông đen, chân cao
1 lông đen, chân thấp
2. Tỉ lệ lông xám, chân cao đồng hợp tử:

1/4AB
x
1/4AB
=
1/16AABB
Tỉ lệ lông xám, chân thấp đồng hợp tử:
1/4Ab
x
1/4Ab
=
1/16AAbb
Câu 5: ( 5 điểm)
Mỗi chu kỳ xoắn của gen có 10 cặp nucleotit
Vậy a) Số lượng nucleotit của gen bằng:
60 x 20 = 1200 ( Nu )
b) Mỗi nucleotit nặng trung bình 300 đvC. Suy ra khối lượng phân tử
của gen là:
1200 x 300 đvC = 36.104 đvC
c) – Dựa vào NTBS và theo giả thiết, ta có % và số lượng mỗi loại
nucleotit của gen:
1200
G = X = 20%
A=T=
x 30 = 360 ( Nu )
=> Suy ra:
100
T = A = 30%
1200
G=X=
x 20 = 240 ( Nu )

100
- Số lượng nucleotit của mỗi loại môi trường cung cấp cho gen
tái bản 5 đợt liên tiếp:
A = T = (25 – 1 ). 360 = 31 x 360 = 11160 ( Nu )
G = X = (25 – 1). 240 = 31 x 240 = 7440 ( Nu )
d) – Số lượng phân tử mARN các gen con tổng hợp được:
32 x 3 = 96 mARN

0,5

0,5

1,0

1,0
1,0

0,5
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5đ



- Số lượng ribonucleotit cần cung cấp để tổng hợp 1 phân tử mARN là:
1200
= 600 ribonucleotit
2
- Tổng số ribonucleotit cần cung cấp để tổng hợp nên 96 mARN là:
600 ( Rib) x 96 = 57600 ribonucleotit
TỔNG CỘNG

0,5đ

0,5đ

20


Sở Giáo dục - Đào tạo
hà nam

Đề Chính
thức

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
Năm học 2009-2010
Môn thi: Sinh học

(Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu I. (5,25 im)
ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả

tròn và gen b quy định quả bầu dục. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
(NST) tương đồng khác nhau.
1/ Viết các kiểu gen quy định cây thân cao quả tròn và cây thân thấp quả bầu dục.
2/ Các cây nói trên thực hiện giảm phân bình thường cho ra những loại giao tử nào? Từ
đó hãy nêu công thức tổng quát tính số loại giao tử của cơ thể có chứa n cặp gen dị hợp.
3/ Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để:
a. F1 có 100% cây thân cao quả tròn.
b. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1:1:1.
c. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 9:3:3:1.
d. F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu II. (2,25 im)
ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế
bào con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao
nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa
bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá
trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?
Câu III. (2,0 im)
So sánh quá trình tự nhân đôi ADN và quá trình tổng hợp ARN.
Câu IV. (2,0 im)
1/ Trình bày cơ chế hình thành thể đa bội chẵn. Nêu đặc điểm thể đa bội.
2/ Phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.
Câu V. (2,0 im)
1/ Kể tên các phương pháp nghiên cứu di truyền người.
2/ Qua nghiên cứu, người ta xác định được ở người: bệnh máu khó đông là do gen a quy
định, máu bình thường do gen A quy định. Gen quy định tính trạng này nằm trên NST
giới tính X, không có alen tương ứng trên NST Y.
a. Đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu di truyền người nào?

b. Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định tính trạng trên? Đó là
những kiểu gen nào?
Câu VI. (2,0 im)
Nhà ông B có một đàn gà ri gồm 1 trống và 5 mái. Cứ sau vài tháng ông lại cho gà
ấp, nuôi lớn và giữ lại một vài con mái để làm giống.
a. Trong sinh học gọi tên phép lai này là gì? Những con gà con trong đàn sẽ như thế nào?
b. Người ta khuyên ông thay con trống bằng dòng gà móng tốt. Lời khuyên này có
đúng không? Tại sao? Phép lai này tên là gì?
Câu VII. (4,5 im)
1/ Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ. Trình bày các đặc trưng cơ bản của một quần thể.
2/ Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái nào? ý nghĩa của từng mối quan hệ đó.
3/ Cho chuỗi thức ăn: Lúa gà cáo.
Kể tên các mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật có trong chuỗi thức ăn trên.
Trong các mối quan hệ sinh thái đó, mối quan hệ nào là cơ bản nhất?
-----------Hết-----------Họ và tên thí sinh
Số báo danh
............
......
............
.........
Chữ ký của giám thị 1
Chữ ký của giám thị 2
............
.
..............


sở giáo dục - đào tạo
hà nam


hướng dẫn chấm bài thi hsg môn sinh học
kỳ thi chọn HSG lớp 9 - THCS
Năm học 2009 - 2010
Câu
Nội dung
Điểm
1.KG cây thân cao quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb
0,50
( Viết đúng 2 KG cho 0,25 điểm, viết đúng 3 KG cho điểm tối đa)
0,25
KG cây thân thấp quả bầu dục: aabb
2. +) Những loại giao tử.
Kiểu gen
Giao tử
AABB
AB
AaBB
AB; aB
AABb
AB; Ab
AaBb
AB; Ab; aB; ab
I
aabb
ab
1,25
(5,25đ)
(Mỗi TH đúng cho 0,25 đ)
+) CT TQ: 2n
0,25

3. a) F1: 100% thân cao quả tròn --> P:
AABB x aabb; AABB x AABB;
AABB x AaBB;
AABB x AaBb; AABB x AABb;
AaBB x AABb
(Mỗi TH đúng cho 0,25đ)
b) F1 có tỉ lệ: 1:1:1:1 --> P: AaBb x aabb
c) F1 có tỉ lệ: 9:3:3:1 --> P: AaBb x AaBb
d) F1 có tỉ lệ: 1:1
--> P: AaBB x aabb; AABb x aabb
Số TB con thực hiện giảm phân: 5x23 = 40 TB
a) Nữ: +) Số giao tử cái (trứng): 40
+) Số NST: 23 NST
+) NST gt là: X
II
b) Nam: +) Số giao tử đực(TT): 40x4 = 160.
(2,25đ)
+) Số NST: 23 NST
+) NST gt là: X hoặc Y

III
(2,0đ)

IV
(2,0đ)

c) NST giới tính: XX hoặc XY ( hoặc 44A + XX ; 44A + XY)
2n = 46
* Giống nhau: +) Xảy ra trong nhân TB ở kì trung gian.
+) Lấy ADN làm khuôn mẫu.

+) Cần có Enzim và Nuclêôtit tự do.
+) Các Nu tự do lk với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS.
* Khác nhau:
Tự nhân đôi ADN
Tổng hợp ARN
+)ADN duỗi xoẵn toàn bộ.
+) Từng gen duỗi xoắn.
+) Hai mạch mới tổng hợp đồng thời.
+) Một mạch mới tổng hợp.
+) Tự sao theo NTBS A-T;
+) Sao mã theo NTBS: A-U;
G-X và nguyên tắc BBT
G-X
+)KQ sau 1 lần tự sao: 2 pt ADN con
+)KQ sau 1 lần sao mã : 1 pt
hình thành.
ARN hình thành.
a) Cơ chế: Diễn giải hoặc vẽ hình 24.5 SGK sinh học 9/Tr70.
- Rối loạn nguyên phân
- Rối loạn giảm phân
ĐĐ: - Hàm lượng ADN tăng --> Tăng quá trình TĐC --> Kích thước cơ
quan sinh dưỡng to Năng xuất cao.
- Sinh trưởng pt mạnh và sức chống chịu tốt.

1,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25


b) Phân biệt:
Đa bội
+) Số NST là bội số của n.
+) NB được bằng mắt thường

V
(2,0đ)

VI

(2,0đ)

VII
(4,5đ)

Lưỡng bội
+) NST: 2n

1/ Có 2 pp nghiên cứu: Nghiên cứu phả hệ
Trẻ đồng sinh
2/ a) Là kết quả của pp nghiên cứu phả hệ.
b) Nữ: XaXa; XAXa; XAXA .
Nam: XAY; XaY
a) +) Hình thức giao phối gần (giao phối cận huyết) ở động vật
+) Biểu hiện: Hiện tượng thoái hóa
b) +) Lời khuyên đó là đúng
+) Nhằm tạo ưu thế lai: ( nêu được biểu hiện ưu thế lai )
Vì các gen trội có lợi được biểu hiện ở F1
+) Phép lai đó là: Phép lai khác dòng.
1/ a) +) Khái niệm quần thể: SGK sinh 9/Tr139
+) VD: ...
+) Các đặc trưng cơ bản:
- Tỉ lệ số lượng cáthể đực/ cá thể cái.
- Thay đổi theo lứa tuổi, phụ thuộc vào sự tử vong không
Tỉ lệ giới
đồng đều giữa cá thể đực và cái.
tính
- Cho thấy tiểm năng sinh sản của QT
( Mỗi ý cho 0,25 điểm)
Thành - Mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.

phần
- Dùng tháp tuổi để biểu diễn TP nhóm tuổi của quần thể.
nhóm
( Mỗi ý cho 0,25 điểm)
tuổi
- Là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị
diện tích hay thể tích.
Mật độ
- Mật độ QT thay đổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu
quần thể
kỳ sống, môi trường sống của SV

0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,75


0,50

0,50

( Mỗi ý cho 0,25 điểm)

(Nếu HS chỉ nêu được tên của 3 đặc trưng cho 0,50 điểm)
b) Quan hệ cùng loài:
+) Quan hệ hỗ trợ: Hỗ trợ kiếm ăn và chống lại kẻ thù
Chống lại các ĐK bất lợi của môi trường...
+) Quan hệ cạnh tranh: Nguồn thức ăn cạn kiệt, nơi ở chật trội... dẫn đến số
lượng cá thể giảm--> mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh về mức
cân bằng.
2/ Các mối quan hệ sinh thái:
+) Quan hệ cùng loài: - Hỗ trợ
- Cạnh tranh.
+) Quan hệ khác loài: - Cạnh tranh.
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
+) Quan hệ cơ bản nhất: Sinh vật này ăn sinh vật khác(quan hệ dinh dưỡng)
Chú ý: Điểm toàn bài không làm tròn.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50



Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO
HảI DƯƠNG
-------------------------Đề THI CHíNH THứC

Kỳ THI CHọN HọC SINH GIỏI TỉNH
LớP 9 THCS NĂM HọC 2010 2011
---------------------------------MÔN THI: SINH HọC
Thời gian 150 phút
Ngày thi: 27 tháng 3 năm 2011
Đề thi gồm 01 trang.

Câu 1(1điểm):
Thế nào là biến dị tổ hợp? Tại sao các loài giao phối (Sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị
tổ hợp hơn so với các loài sinh sản vô tính?
Câu 2(2điểm):
1. Dựa vào những hiểu biết của em về quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Em hãy giải
thích bản chất quy luật phân li của Menđen?
2. Tế bào sinh trứng của một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n được kí hiệu như sau: AaBbXY.
a. Kì giữa I của giảm phân có bao nhiêu cách sắp xếp các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo
của thoi tơ vô sắc? Viết kí hiệu các cách sắp xếp đó?
b. Tế bào sinh trứng trên có thể tạo ra nhiều nhất bao nhiêu loại trứng?
Câu 3: (1,5điểm)
1. Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong những cấu trúc vật chất di
truyền ở cấp độ phân tử như thế nào? (biết rằng không có đột biến)
2. So sánh nguyên tắc tổng hợp ADN và ARN?
Câu 4: (1,5điểm)
1. Thế nào là thể đa bội? Đặc điểm cơ thể đa bội? Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm
phân không bình thường diễn ra như thế nào?
2. Cây tứ bội có kiểu gen AAaa khi tiến hành giảm phân bình thường thì có thể tạo ra các loại

giao tử có tỉ lệ như thế nào?
Câu 5 (1,5 điểm)
1. Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở
cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ liên tiếp có thể dẫn đến thoái hóa?
2. ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn bắt buộc qua 5 thế hệ
liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp
NST thường, phân ly độc lập với nhau)
Câu 6(1,5 điểm)
1. Quần xã sinh vật là gì? Giữa các loài sinh vật trong quần xã có thể có những mối quan hệ sinh
thái nào?
2. Trong một hệ sinh thái có các sinh vật sau : Cỏ, châu chấu, ếch, chuột, thỏ, rắn, cú, vi sinh vật.
Theo em, cú có thể nằm trong những chuỗi thức ăn nào?
Câu 7(1điểm)
ở cà chua, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục, gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Lai hai giống quả tròn thu được F1 100% quả tròn. Cho các cây F1 lai với nhau
thu được F2 xuất hiện kiểu hình quả bầu dục.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P tới F1.
2. Hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
............................Hết........................

Họ và tên thí sinh:......................................................................................Số báo danh:............................................................................
Chữ ký giám thị 1:................................................................................................Chữ ký giám thị 2:.............................................................


Sở giáo dục và đào tạo
hải dương

Kỳ THI CHọN HọC SINH GIỏI TỉNH
LớP 9 THCS NĂM HọC 2010 2011
đáp án và hướng dẫn chấm

MÔN THI: SINH HọC
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27 tháng 3 năm 2011

Câu 1(1điểm):
Nội dung

Điểm

- Biến dị tổ hợp: Là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ
0,5
trong quá trình sinh sản, dẫn đến các thế hệ con, cháu xuất hiện kiểu hình khác với bố
mẹ.
- Các loài giao phối tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn những loài sinh sản vô tính vì:
+ Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST 0,25
tương đồng khác nhau khi đi về hai cực của tế bào đã tạo ra nhiều loại giao
tử khác nhau về nguồn gốc NST.
+ Trong thụ tinh: Có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa giữa các giao tử của bố và
các giao tử của mẹ đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST. 0,25
Đó là nguyên nhân chính làm xuất hiện các biến dị tổ hợp vô cùng phong
phú ở các loài sinh sản hữu tính.

Câu 2(2điểm):
Nội dung
1. Ngày nay khoa học đã khẳng định, nhân tố di truyền theo quan niệm của
MenĐen chính là gen, gen nằm trên NST. Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại
thành từng cặp tương đồng nên gen cùng tồn tại thành từng cặp tương ứng.
- Cơ thể lai F1 mang một cặp gen dị hợp Aa nằm trên một cặp NST tương
đồng, các gen không trộn lẫn vào nhau vì mỗi gen nằm trên một NST.
- Trong quá trình phát sinh giao tử , do sự phân li của các NST trong cặp

tương đồng khi đi về giao tử kéo theo sự phân li của các gen tương ứng đã
tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 1A: 1a. Trong giao tử NST tồn tại
thành từng chiếc nên gen cùng tồn tại thành từng chiếc.
- Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa các NST trong cặp tương đồng đã dẫn đến
sự tổ hợp lại của các gen tương ứng làm xuất hiện ở F2 có 4 kiểu tổ hợp, thuộc
3 kiểu gen với tỉ lệ:1:2:1.

2- Số cách sắp xếp ở kì giữa I : 2n-1 = 23 - 1 = 4 cách.
- Các cách sắp xếp:
+Cách 1: AABBXX

+ Cách 2: AAbbXX

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25


×