Tải bản đầy đủ (.pdf) (256 trang)

Ngôn ngữ báo chí sài gòn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 256 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH NGUYỆN

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH NGUYỆN

NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trịnh Sâm
2. PGS.TS. Hoàng Dũng

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH NGUYỆN

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
(Đề tài: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và dẫn chứng đưa ra trong luận án là hoàn
toàn trung thực và không sao chép từ bất kì một công trình nào.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011
Tác giả luận án


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................

3

3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án ...................

15

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ...........................

16

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................

19

6. Bố cục của luận án ................................................................

20

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Phong cách học và việc nhận diện phong cách ngôn ngữ
báo chí ...............................................................................


21

1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí ......................

40

1.3. Văn bản, thể loại và vấn đề thể loại văn bản báo chí .........

50

1.4. Tiểu kết................................................................................

71


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP TRÊN
BÁO CHÍ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm ngữ âm ...................................................................

73

2.2. Đặc điểm từ vựng ...................................................................

89

2.3. Đặc điểm ngữ pháp ................................................................

120

2.4. Tiểu kết ...................................................................................


140

Chương 3: CÁCH TỔ CHỨC VĂN BẢN TRÊN BÁO CHÍ SÀI GÒNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Cấu tạo văn bản ......................................................................

142

3.2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản .......................................

161

3.3. Cách tổ chức văn bản ở một số thể loại .................................

167

3.4. Tiểu kết ...................................................................................

191

KẾT LUẬN .............................................................................................

193

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCCL
CA TPHCM
CN
ĐP
GĐB
LTTV
NCMĐ
NLĐ
NKĐP
NKTB
NNBC
PC
PCCN
PCH
PCNN
PCNNBC
PCNNKH
PCNNSH
PCNNCL
PCNNHC
PCNNNT
PCNNQC
PL TPHCM
PN TPHCM
PNTV
PYB
SG
SGGP
SG – TPHCM
TPHCM


TL
TM
TN
TT
VBBC
VN

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

báo chí chính luận
báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh
chức năng
Đông phương báo
Gia Định Báo
báo Lục tỉnh tân văn
báo Nông cổ mín đàm
báo Người Lao động
báo Nam Kỳ địa phận
Nam Kỳ tuần báo
ngôn ngữ báo chí
phong cách
phong cách chức năng
phong cách học

phong cách ngôn ngữ
phong cách ngôn ngữ báo chí
phong cách ngôn ngữ khoa học
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
phong cách ngôn ngữ chính luận
phong cách ngôn ngữ hành chính
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
phong cách ngôn ngữ quảng cáo
báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
báo Phụ nữ tân văn
Phan Yên Báo
Sài Gòn
báo Sài Gòn giải phóng
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh
tiêu đề
báo Thời luận
báo Tin mới
báo Thanh niên
báo Tuổi trẻ
văn bản báo chí
Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
Bảng 1.1: Hệ thống các phong cách chức năng tiếng Việt

39


Bảng 1.2: Hệ thống các thể loại văn bản báo chí

69

Bảng 1.3: Thống kê các thể loại văn bản trên báo chí hiện nay

70

Bảng 2.4: Các kiểu lỗi chính tả trong văn bản báo chí

76

Bảng 2.5: Các trường hợp viết tắt trên báo chí

79

Bảng 2.6: Các trường hợp viết hoa tên riêng trong văn bản báo chí

85

Bảng 2.7: Cách viết từ ngữ tiếng nước ngoài trong văn bản báo chí

87

Bảng 2.8: Thống kê tỷ lệ câu đơn, câu ghép trong văn bản báo chí

121

Bảng 2.9: Thống kê số chữ/câu trong văn bản báo chí hiện nay


123

Bảng 2.10: Thống kê số chữ/câu trong văn bản báo chí thời kỳ đầu

124

Bảng 2.11: Các kiểu phân đoạn thực tại câu trong ngôn ngữ báo chí

128

Bảng 2.12: Các hình thức tổ chức của biểu thức dẫn ngữ "Theo + x"

136

Bảng 3.14: Các kiểu kết cấu văn bản theo quan hệ ngữ nghĩa

147

Bảng 3.15: Các kiểu cấu trúc nội dung văn bản

152

Hình 1.1: Lược đồ tương tác trong giao tiếp báo chí

49

Hình 1.2: Mô hình thông tin hạt nhân một số thể loại văn bản báo chí 70
Hình 3.3: Mô hình thông tin hạt nhân ở tin vắn


169

Hình 3.4: Mô hình thông tin hạt nhân ở tin ngắn

174

==//==


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong vài thập niên gần đây, ngôn ngữ báo chí (NNBC) mới được các
nhà nghiên cứu quan tâm đến. Do đó, những thành tựu về lĩnh vực này là
chưa nhiều. Trong khi phải thấy rằng, ngay từ buổi đầu hình thành (kể từ Gia
Định Báo, 1865), báo chí đã có nhiều đóng góp to lớn trong các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. NNBC đã thực hiện tốt chức năng
chuyển tải thông tin, đồng thời cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền bá
chữ quốc ngữ, xây dựng một nền văn học, hình thành và phát triển một hệ
thống các phong cách chức năng (PCCN) tiếng Việt v.v.
Cho đến nay, qua hơn một thế kỷ, ở nước ta các phương tiện truyền
thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng, đang có bước phát triển rất
nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Báo chí không chỉ là phương tiện thông tin
như buổi đầu hình thành mà đến nay đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong
việc phổ biến quan điểm, đường lối chính trị, xã hội, góp phần nâng cao tri
thức và tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đích giao
tiếp như vậy, hướng đến một đối tượng đa dạng (không đồng nhất về trình độ,
về tuổi tác, về giới tính...), báo chí đã sử dụng kênh ngôn ngữ như một hệ đa
chức năng không chỉ để đem thông tin đến cho người đọc mà còn nhằm tác

động đến mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Để đạt được mục đích này, ngôn
ngữ trên báo luôn chứa đựng những thông tin mới lạ, hấp dẫn, được tổ chức
ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Mặt khác, báo chí là một phương thức giao tiếp
khá đặc biệt, nhất là báo viết. Ở đó, người tạo ngôn tức tác giả và người thụ
ngôn tức độc giả không đồng thời có mặt. Mọi thông tin - hay nói khác là hoạt
động giao tiếp - chỉ thể hiện qua các văn bản trên báo. Vì thế, NNBC có
những yêu cầu rất nghiêm ngặt, được xem như là một ngôn ngữ chuẩn mực


2

không chỉ để chuyển tải đúng thông tin mà còn có thể định hướng khả năng
sử dụng ngôn ngữ cho đông đảo công chúng độc giả.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trên hầu hết các báo hiện nay, ta có thể
tìm thấy khá nhiều lỗi dùng từ, lỗi viết câu, những cách diễn đạt có tính chất
mơ hồ về nghĩa v.v. Điều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng thông
tin và tất nhiên là ảnh hưởng đến nhận thức, thẩm mỹ và cả khả năng ngôn
ngữ của người đọc.
Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các văn bản báo chí hiện nay là
một hướng tiếp cận rất thiết thực để tìm ra những quy luật chung, đồng thời
góp phần định hướng cho hoạt động giao tiếp báo chí ngày càng đạt hiệu quả
cao hơn. Năm 2004, trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ tại Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có dịp đề cập đến vấn đề này.
Trên cơ sở khảo sát cứ liệu ngôn ngữ báo Bình Dương, luận văn của chúng tôi
đã chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của NNBC, đồng thời đã đề xuất những yêu
cầu về chuẩn ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cách tổ chức văn bản trên các
phương tiện báo chí in ấn hiện nay. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận
văn thạc sĩ, nhiều vấn đề đặt ra chưa thể trình bày hết được. Hơn nữa, báo chí
ở một địa phương như Bình Dương, dù là đã và đang tiếp cận khá nhanh với
những tác động của thời đại, nhưng không thể cho một cái nhìn toàn cục đối

với vấn đề đề tài đặt ra. Lần này, luận án của chúng tôi chọn ngữ liệu khảo sát
là báo chí ở Sài Gòn trước năm 1975 và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
(Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh) để xem xét trên cả hai phương diện
đồng đại và lịch đại. Việc chọn lựa báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí
Minh (SG-TPHCM) làm đối tượng nghiên cứu là rất thuận lợi, có thể tìm thấy
nhiều đặc điểm tiêu biểu. Bởi lẽ, SG là chiếc nôi của báo chí cả nước, kể từ
Gia Định Báo (GĐB) với số báo đầu tiên ra ngày 14/01/1865, suốt hơn một


3

thế kỷ phát triển đã có đến trên 800 đầu báo, tạp chí; và hiện nay số báo, tạp
chí xuất bản định kỳ tại TPHCM chiếm hơn 1/10 của cả nước [x.phụ lục 2].
Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài “NGÔN NGỮ BÁO
CHÍ SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung
Cho đến nay việc nghiên cứu NNBC nói chung đã đạt được không ít
thành tựu từ nhiều góc nhìn khác nhau.
2.1.1. Dưới góc nhìn của báo chí – xã hội học, NNBC đã được đề cập
đến trong mối tương quan với bản chất của truyền thông đại chúng và những
kỹ thuật tác nghiệp báo chí.
Trên thế giới, những vấn đề lý luận về truyền thông đại chúng đã được
nói đến từ những năm 50 của thế kỷ XX. Trong công trình Khái niệm cơ bản
về truyền thông, Frank Dance đã dẫn ra 15 quan điểm về vấn đề này
[x.TL138, tr.9-11]. Các quan điểm về cơ bản đều thừa nhận vai trò của ngôn
ngữ trong quá trình truyền thông.
Donald L. Ferguson và Jim Patten trong lần tái bản bộ giáo trình
Journalism today (1993), đã đề cập đến những tính chất mới mẻ của thông tin
trong thế kỷ XXI [204, tr.61-65]:

- Tính thời sự: Tính thời sự liên quan đến tính mới mẻ của tin, nó
làm cho bản tin tường thuật về một trận đá bóng ở tháng mười hợp thời
hơn bản tin tường thuật về trận đá bóng ở tháng sáu.
- Tính gần gũi: Những sự kiện xảy ra tại nơi ở, trong trường học
của bạn thì quan trọng hơn so với những gì xảy ra ở bên kia trái đất.
- Tính nổi bật: Tính nổi bật liên quan đến những sự kiện, những
cái tên 'đáng lên báo'.


4

- Tính quan trọng: Đề cập đến tầm quan trọng của sự kiện. Đối
với một người nào đó, việc anh ta thi trượt môn toán thì quan trọng hơn
là bạn thi trượt.
- Tính tâm lý: Những tin có tính tâm lý thường gây cho độc giả
có thể cười, khóc hoặc xúc động. Một bé gái bị bỏ rơi trong cái lò
hoang, một con chó khóc trước nấm mồ của chủ, một cô bé 15 tuổi tốt
nghiệp đại học, một chiếc cầu bị gãy,… đó là những câu chuyện có sức
tác động đến tâm lý người đọc.
- Tính gay cấn: Tính gay cấn liên quan đến sự căng thẳng, hồi
hộp và yếu tố bất ngờ.
Những nhận định trên dù mang nhiều dấu ấn chủ quan theo tâm lý của
độc giả phương Tây nhưng quả thật là những đúc kết rất sắc sảo. Cũng theo
các tác giả này, những tiến bộ của công nghệ truyền thông hiện đại đang đặt
nhà báo thế kỷ XXI đứng trước nhiều yêu cầu: thông tin phải có độ chính xác
cao, thông tin phải ngắn gọn và khách quan, có độ nén, tạo được sự hấp dẫn,
thông tin phải hợp thời và quan trọng [204, tr.2-3]; người viết báo phải thấu
hiểu từ ngữ, thông suốt chính tả, ngữ pháp và cách chấm câu [204, tr.115].
Năm 1974, Ký giả chuyên nghiệp [75] của John R. Hohenberg được
dịch ra Việt ngữ lần đầu tiên. Tác phẩm đã trình bày nhiều công việc có tính

bếp núc như: thể thức căn bản trong nghề báo, ký giả hành văn, những nguyên
tắc của nghề phóng viên v.v.
Năm 1993, cuốn Bước vào nghề báo [125] ra mắt công chúng, dịch từ
quyển An Introduction to Journalism của Leonard Rayteel và Ron Taylor
Cuốn sách đã đề cập đến nhiều vấn đề như: cách xử lý nguồn tư liệu, những
kỹ thuật biên tập báo chí, cách viết một bài báo theo từng kiểu bài v.v.
Liên tiếp trong hai năm 2003, 2004, Nhà xuất bản Thông tấn (Hà Nội)
đã phát hành bộ sách nghiệp vụ báo chí của nhiều tác giả nước ngoài, gồm 27


5

cuốn như: Truyền thông đại chúng - Những kiến thức cơ bản; Báo chí trong
kinh tế thị trường; Hướng dẫn cách biên tập v.v. Tại đây, cần thiết điểm qua
một vài quan điểm như sau:
Philippe Gaillard trong Nghề làm báo [43], sau khi nêu lên sự tác động
của các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị hiện nay đối với báo chí, đã trình
bày vai trò của phóng viên và tòa soạn trong việc đưa tin. Theo ông, người
làm báo phải biết chọn lựa sự kiện theo các tiêu chuẩn [43, tr.41-50]:
- Thời sự nóng hổi: Tin tức là cái gì đó mới và công chúng không
nhầm lẫn. Công chúng luôn chờ đợi lời giải đáp cho một câu hỏi “có gì
mới không đây?”.
- Ý nghĩa: Tiêu chuẩn ý nghĩa áp dụng cho sự kiện và cho phạm
vi tác động của nó trong thời gian và trong không gian. Nước ngập tầng
hầm chỉ có ý nghĩa thực sự đối với những người ở trong ngôi nhà.
- Sự quan tâm: Ý nghĩa và tính thời sự của tin được công chúng
quan tâm ở mức độ nào?
Trong cuốn Nghệ thuật thông tin [126], Line Ross đã dành ba chương
đầu bàn về những quy tắc riêng cho báo viết và bốn chương còn lại bàn về
cách viết báo, đặc biệt là ở thể loại tin. Theo tác giả này, “cung cấp một thông

tin tốt trong một ngôn ngữ tốt” đó là cách hành văn tốt nhất [126, tr.10-11].
Một số vấn đề về cách sử dụng ngôn ngữ, cách tổ chức các dạng bài
cũng được đề cập đến trong các công trình của R. Ferguson [203], Jean - Luc
Martin - Lagardette [78], A.A. Chertưchơnưi [21] v.v.
Năm 2007, Nhà xuất bản Trẻ TPHCM phát hành cuốn Nhà báo hiện
đại [107] được dịch từ giáo trình News Reporting and Writing của Khoa Báo
chí Trường Đại học Missouri (USA). Phần đầu tác phẩm trình bày bản chất
của tin tức ở thế kỷ XXI. Theo đó, để đáp ứng được nhu cầu của lớp độc giả
mới, tin phải có những tính chất như: tính tương tác, tính đa dạng, tính liên


6

quan, hình thức bắt mắt, thông tin dày đặt nhiều tầng, nhiều lớp v.v. Trên cơ
sở này, toàn bộ phần còn lại trình bày cách viết tin ở từng kiểu bài cụ thể.
Cuốn sách là sự tích hợp những chỉ dẫn cần thiết cho hoạt động báo chí in ấn,
phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến và cả lĩnh vực quan hệ công chúng.
Ở Việt Nam (VN), những nghiên cứu sớm nhất về báo chí phải kể đến
một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí từ nửa đầu thế kỷ XX. Theo một số
nhà nghiên cứu, người khơi nguồn cho việc tìm hiểu báo chí VN là học giả
Đào Trinh Nhất với bài viết “Thử tìm hiểu long mạch của tờ báo ta” đăng
trên báo Trung Bắc Chủ nhật năm 1942 [178, tr.8].
Thật ra, ngay từ Việt Nam văn học sử yếu (1941), Dương Quảng Hàm
sau khi phân chia các thời kỳ lịch sử báo chí, đã nêu lên tác dụng của báo chí
bấy giờ: thông tin tin tức ở trong xứ và ban bố các mệnh lệnh của chính phủ,
giúp cho việc thành lập quốc văn, sáp nhập vào tiếng ta nhiều danh từ mới về
triết học và khoa học, giúp cho sự thống nhất tiếng nói ba kỳ [55, tr.428].
Nhưng trước đó, phải kể đến những ý kiến của Phan Khôi trên các tờ
báo bấy giờ. Chẳng hạn:
(1)


(2)

Tự vị chữ ta đã có lâu rồi, bây giờ chúng ta cần nhứt phải viết đúng theo tự
vị. Thế mà quý báo coi ý không chăm về chỗ đó, cho nên quảng cáo thì viết ra
"quản cáo”, phô bày thì viết ra "phô bài”, song quý chủ nhiệm đã có nói rằng: Tôi
vẫn biết ai ai cũng viết khó khăn mà tôi muốn viết "khó khăng”; đã tự ý muốn chi
(1)
thì muốn, thì còn ai nói vào làm chi?
(Đông Pháp Thời Báo – 27/10/1928)
Có nhiều khi vì cái đầu đề không ổn đáng mà làm cho cả bài văn thành ra
hư hỏng, dầu bài văn ấy là hay cũng mặc.
(Trung Lập - 7/8/1930)

Năm 1954, ông đã tập hợp một số bài đã viết của mình về những vấn
đề này trong công trình Việt ngữ nghiên cứu [87].
Tiếp đó là các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác đăng trên một số
báo, tạp chí đương thời như: Tiếng Việt ngày nay của Nguyễn Hiến Lê (Bách
____________

(1) Những ví dụ dẫn trong luận án có nhiều lỗi sai sót về cách chấm câu, viết hoa, chính
tả, dùng từ, diễn đạt,… nhưng chúng tôi xin được phép trích nguyên như trên báo để
đảm bảo tính khách quan của tư liệu.


7

khoa 1957), Báo chí hôm qua của Nguyễn Ngu Í (Bách khoa 1966), Những
khám phá mới về Gia Định Báo của Phạm Long Điền (Bách khoa 1974) v.v.
Năm 1972, lớp hàm thụ báo chí Thời nay (SG) ấn hành bộ giáo trình

nghiệp vụ báo chí của nhiều tác giả. Các tài liệu dù sơ lược (mỗi tài liệu dày
khoảng 20 trang in roneo) nhưng là những chỉ dẫn rất cụ thể trong việc viết
tin, làm báo. Lê Trang nói về cách làm đẹp trang báo như sau [170, tr.20]:
(3)

Tờ báo giống như một người đàn bà. Mỗi ngày người đàn bà cố trang sức
cho đẹp để làm vui lòng người đàn ông. Nàng phải là người có tính tình thuần hậu,
không thay trắng đổi đen, lời nói của nàng có thể tin cậy được, nhưng nàng phải là
một người bạn đường linh hoạt, để người đàn ông không buồn chán. Nàng phải
biết hết mọi chuyện, từ nhỏ đến lớn nhưng không phải nhiều chuyện. Người đàn bà
dùng phấn son để tô điểm cho vẻ đẹp của mình, che giấu những tì vết xấu xa.
Nhưng nàng phải biết cách làm đẹp để người ta thích nhìn chứ không thì càng lố
bịch. Nàng ăn mặc sao cho tươi mát, ưa nhìn. Lòe loẹt quá làm cho người ta nghi
ngờ đức tính của mình, thiếu sự kính trọng. Nhưng một người con gái phục sức
luộm thuộm quá thì không được người đàn ông nhìn đến lần thứ hai - và khó kiếm
nổi một tấm chồng.

Năm 1977, Trường Tuyên huấn Trung ương xuất bản bộ Giáo trình
nghiệp vụ báo chí [180]. Ngoài những phần mang tính lý luận chung, cuốn
sách còn hướng dẫn kỹ thuật viết bài ở một số thể loại.
Tiếp sau đó, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí của các nhà báo,
các nhà nghiên cứu, giảng dạy đã được xuất bản: Nguyễn Trọng Báu [13],
Huỳnh Văn Tòng [185], Hà Minh Đức [40] [41], Đức Dũng [32] [33], Hoàng
Minh Phương [120], Trần Hữu Quang [122] [123], Vũ Quang Hào [57],
Nguyễn Tri Niên [115], Dương Xuân Sơn [137] [138] v.v.
Nguyễn Trọng Báu (2001) với tác phẩm Biên tập ngôn ngữ sách và báo
chí [13] đã xem xét khá thấu đáo về chuẩn tiếng Việt ở các cấp độ ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp. Trên cơ sở đó, tác giả này đã đưa ra những nguyên tắc biên
tập ở từng cấp độ ngôn ngữ và trong toàn bộ bản thảo.
Vũ Quang Hào (2001) trong tác phẩm Ngôn ngữ báo chí [57] đã đưa ra

những đặc điểm chung về ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, đặc điểm của


8

phong cách ngôn ngữ chính luận (PCNNCL), phong cách ngôn ngữ khoa học
(PCNNKH), phong cách ngôn ngữ hành chính (PCNNHC), ba kiểu phong
cách mà tác giả cho là báo chí thường sử dụng. Phần còn lại cuốn sách trình
bày về tên riêng, tít báo, thuật ngữ khoa học,... Có thể nói đây là cuốn giáo
trình nghiệp vụ báo chí đầu tiên đề cập đến nhiều vấn đề của NNBC.
Năm 2003, trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [115], Nguyễn Tri Niên đã
chỉ ra ba đặc điểm loại hình của NNBC và xem xét NNBC trong nhiều mối
quan hệ: quan hệ phản ánh, quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng. Những
quan hệ này được cụ thể hóa trong một số mô hình thông tin.
Cũng phải kể đến tạp chí Nghề báo là tạp chí chuyên ngành của Hội
Nhà báo TPHCM với những trang chuyên đề nghiệp vụ thường kỳ đã nêu lên
nhiều vấn đề rất thấu đáo về cách thức sử dụng ngôn ngữ trên báo.
Như vậy, dưới góc nhìn này, trong khi đề cập đến tính chất của thông
tin báo chí, các tác giả đã khẳng định vai trò của NNBC và đề xuất những kỹ
thuật tác nghiệp đối với nhà báo như: việc lựa chọn sự kiện để đưa tin, cách
viết các kiểu bài, lối hành văn, sự chuẩn mực trong NNBC,…
2.1.2. Dưới góc nhìn của các nhà ngữ học, việc nghiên cứu NNBC,
trước hết, gắn liền với những thành tựu của phong cách học.
Khởi đầu là công trình Giáo trình Việt ngữ - Tập 3 - Tu từ học [88] của
Đinh Trọng Lạc. Tác phẩm đã đưa ra một số vấn đề nền tảng lý thuyết cho bộ
môn Phong cách học (PCH): các khái niệm PC và PC chức năng; giá trị biểu
đạt của các phương tiện tu từ ở cấp độ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,...
Năm 1982, Phong cách học tiếng Việt [165] được ấn hành. Cuốn sách đã
đề cập đến hai chức năng cơ bản của PC báo chí – tin tức, miêu tả những đặc
điểm của ngôn ngữ báo chí – tin tức và phân chia các thể loại văn bản báo chí.

Năm 1993, cuốn Phong cách học tiếng Việt [90] do Đinh Trọng Lạc chủ
biên ra đời. Cuốn sách xác định rõ một số khái niệm của PCH, đề xuất cách


9

phân loại một bậc ra năm phong cách chức năng (PCCN) và miêu tả cụ thể
tính chất, chức năng, các kiểu thể loại văn bản và đặc điểm ngôn ngữ của từng
dạng PC. Cuốn sách cũng đặt ra một số vấn đề về nghiên cứu và giảng dạy
PCH trong nhà trường.
Năm 2000, tác giả Hữu Đạt, trong cuốn Phong cách học và các phong
cách chức năng tiếng Việt [35], sau khi miêu tả đặc điểm của các PCCN tiếng
Việt, cũng đã đặt ra vấn đề chuẩn hóa chính tả ở phương diện sử dụng từ ngữ
tiếng nước ngoài trên các văn bản báo chí hiện nay.
Gần đây, chuẩn hóa tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng
là vấn đề cũng đã được các nhà Việt ngữ học đề cập khá nhiều trong các cuộc
hội thảo, trao đổi khoa học, trong các bài viết trên các báo, tạp chí. Tiêu biểu
là các hội nghị do Viện Ngôn ngữ và Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo
dục tổ chức trong các năm 1978 và 1979, cuộc hội thảo Các vấn đề chuẩn
ngôn ngữ sách và báo chí tiếng Việt do Phân viện Báo chí Tuyên truyền và
Hội Ngôn ngữ học VN tổ chức ngày 12/9/1997 tại Hà Nội, cuộc thảo luận về
Phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt trên tạp chí Ngôn ngữ từ số 2
năm 2000. Kết quả là đã có rất nhiều tham luận, bài viết trình bày những
nghiên cứu cụ thể về NNBC và việc chuẩn hóa ngôn ngữ trên các phương tiện
thông tin đại chúng hiện nay.
Đáng chú ý là quan điểm xem xét NNBC theo hướng “động”, “hai
chiều”. Theo đó, những biến đổi của ngôn ngữ trên báo hiện nay không chỉ vì
thực hiện chức năng đa dạng của nó đối với xã hội mà còn vì chịu sự tác động
nhiều mặt của thời đại đối với chính nó. Từ đó, việc nghiên cứu NNBC đòi
hỏi một cách tiếp cận từ báo chí đến ngôn ngữ, xem xét việc sử dụng ngôn

ngữ trên báo trong mối liên hệ với những nhu cầu khách quan của báo chí.
Hoàng Tuệ, trong bài viết Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hóa
tiếng Việt [168, tr.805], khi bàn về hoạt động ngôn ngữ cũng đã xác định báo


10

chí hiện nay thuộc phạm vi thông tin đại chúng và theo hướng phát triển
tương lai, nó sẽ thuộc phạm vi giao tiếp khoa học - kỹ thuật.
Trịnh Sâm, trong bài viết Đặc trưng ngôn ngữ của phong cách báo chí
trong thời đại thông tin [133, tr.195-209] đã đặt ra hướng tiếp cận trên bình
diện ngoại tại của ngôn ngữ. Theo tác giả này, mối tương quan giữa thời đại
và ngôn ngữ trong thời đại thông tin, kinh tế, xã hội như hiện nay được thể
hiện tiêu biểu trong NNBC. Và để đánh giá đúng những tác động cả tiêu cực
lẫn tích cực của thời đại đối với ngôn ngữ thì cần chú ý đến “những đặc trưng
về mặt cấu trúc và ngữ dụng của tiếng Việt” hiện nay.
Năm 2007, cuốn Ngôn ngữ báo chí – Những vấn đề cơ bản [31] ra mắt
bạn đọc. Cuốn sách được viết trên cơ sở những bài giảng từ nhiều năm của tác
giả về một số vấn đề cơ bản của NNBC như: đặc điểm của NNBC, cấu trúc
của một bài tin, một số kỹ thuật liên quan đến cách viết đúng tiếng Việt, cách
viết mạch lạc, có hiệu quả để truyền tải được thông tin.
Như vậy, ở góc độ này, NNBC đã được xem xét trên các phương diện:
- Khảo sát các hiện tượng ngôn ngữ trên các báo xưa và nay,
- Đề ra những yêu cầu viết hay, viết đúng đối với ngôn ngữ trên báo,
- Xây dựng một số vấn đề lý luận chung về PCNNBC như: xác lập và
miêu tả các đặc điểm của PCNNBC, miêu tả đặc điểm các phương tiện diễn
đạt, phân chia các thể loại văn bản báo chí (VBBC),...
Đây có thể xem là cơ sở soi rọi cho việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ trên các báo, tạp chí hiện nay.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí SG-TPHCM

Trong xu thế chung, việc nghiên cứu NNBC SG-TPHCM cũng đang
thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả.
Sài Gòn là chiếc nôi của báo chí VN với tờ GĐB ấn hành số đầu tiên
ngày 15/4/1865. GĐB mỗi số có 4 trang là tờ báo nhà cầm quyền Pháp chủ


11

trương, do Ernset Potteaux làm Chánh Tổng Tài. Lúc đầu, GĐB thuần là
Công vụ gồm: dụ, nghị định, chỉ thị, thông tư, biên bản Hội Đồng Quản
Hạt. Từ năm 1869, Trương Vĩnh Ký được cử làm Chánh Tổng Tài, tờ báo có
thêm phần Tạp vụ gồm: lời rao, tin tức, trả lời cho các đương đơn, án Hội
Đồng xét lại. Về sau phần Tạp vụ phát triển với nhiều chuyên mục vừa mang
lại những thông tin, kiến thức về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, vừa đáp ứng
nhu cầu thông tin, giải trí, thẩm mỹ cho độc giả đương thời.
Tiếp đó, những tờ báo sớm nhất cũng được ấn hành ở SG: Phan Yên
Báo (1868), Nhật Trình Nam Kỳ (1888), Thông Loại Khóa Trình (1898),
Nông Cổ Mín Đàm (1901), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nam Kỳ Địa Phận
(1908) v.v.
Nghiên cứu về NNBC SG - TPHCM phải kể đến công trình đầu tiên là
Những bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới [161] của
Bùi Đức Tịnh xuất bản lần đầu vào tháng 2 năm 1975. Cuốn sách giới thiệu
một số tờ báo như GĐB, Nông Cổ Mín Đàm (NCMĐ), Phan Yên Báo (PYB),
Lục Tỉnh Tân Văn (LTTV). Nhận xét sơ lược của tác giả về cách diễn đạt
trong một số bài báo phần nào cho ta thấy đặc điểm hành văn của báo chí buổi
đầu.
Nguyễn Quang Thắng trong Tiến trình văn nghệ miền Nam [142] đã
xem xét vai trò của một số tờ báo thời kỳ đầu. Theo ông, các tờ GĐB, PYB,
NCMĐ, LTTV đã làm khởi sắc cho đời sống chính trị, văn hóa ở Nam Kỳ: cổ
động tân học, truyền bá quốc ngữ, là diễn đàn cho các nhà trí thức bấy giờ.

Sài Côn cố sự [44] là tác phẩm đề cập đến một số sự kiện và nhân vật
trên báo chí SG thời kỳ 1930-1975. Phân tích của tác giả Bằng Giang về đề
tài, thể loại, cách viết trên một số bài báo cho ta thấy vai trò của báo chí trong
việc "hướng dẫn dư luận" và "tạo thuận lợi cho sự thống nhất ngôn ngữ".


12

Năm 2001, cuốn Mấy vấn đề về tiếng Việt hiện đại [177] được ấn hành.
Đây là công trình nghiên cứu của một nhóm cán bộ giảng dạy Trường Đại học
Khoa học & Xã hội Nhân văn TPHCM về các vấn đề: chính sách ngôn ngữ,
chuẩn hóa ngôn ngữ, vay mượn ngôn ngữ, xu hướng phát triển của từ vựng,
cú pháp tiếng Việt v.v. Nhiều nhận xét rất xác đáng như: Báo chí đã tạo điều
kiện thuận lợi trong việc thống nhất phương ngữ Nam Bộ và tiếng SG, việc sử
dụng danh ngữ phức hợp trong NNBC hiện nay là một trong những nét mới
của cú pháp tiếng Việt v.v.
Tháng 12 năm 2002, tại cuộc hội thảo Bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa phi vật thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Khoa học
và Xã hội Nhân văn TPHCM chủ trì tổ chức. Một số tham luận lấy đối tượng
nghiên cứu là báo chí ở SG-TPHCM. Nguyễn Đức Dân trên cơ sở phân tích
cách viết trong một số bài ở GĐB, so sánh với cách viết ở báo chí Bắc Kỳ đã
đưa ra những nhận xét bước đầu về đặc trưng của NNBC SG-TPHCM. Theo
ông, điều làm nên những đặc trưng của NNBC SG-TPHCM trước hết là cách
viết, "viết câu ngắn và bài ngắn", và sau nữa là cách tổ chức bài vở, "nhiều
bài tin hơn, ít những bài "thuyết" dài dòng, nhiều bài mang tính "đối thoại"
phản ánh tính cách và khí phách của người Nam Bộ…"[175, tr.145].
Cũng trong thời gian này, cuộc hội thảo Bảo vệ và phát triển tiếng Việt
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được tổ chức tại Trường
Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn TPHCM do Hội Ngôn ngữ học
TPHCM chủ trì. Nhiều báo cáo tham luận tại hội nghị đã chỉ ra những cách

diễn đạt có tác dụng làm tăng hiệu quả chuyển tải thông tin.
Trong hai năm 2006 và 2007, có nhiều công trình đặc biệt quan tâm
đến NNBC SG-TPHCM với sự tham gia của các nhà Việt ngữ học hàng đầu.
Đáng chú ý nhất là các công trình sau:


13

- Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đầu
(1865-1930) [193]. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của Viện Khoa
học Xã hội Vùng Nam Bộ. Nhiều vấn đề đặt ra được xem xét trên các bình
diện đồng đại và lịch đại. Qua đó, ta hình dung được sự tiến triển của NNBC
SG-TPHCM qua các thời kỳ, đặc điểm của NNBC SG-TPHCM nói chung
cũng như đặc điểm ngôn ngữ trên một số tờ báo tiêu biểu.
- Ngôn ngữ báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh – Quá khứ, hiện trạng
và xu hướng phát triển [136]. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của Sở Khoa
học và Công nghệ TPHCM. Từ việc xác định vai trò, đặc điểm của báo chí
(tính thời sự và hấp dẫn), tác giả Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những đặc điểm
của ngôn ngữ báo chí (tính chính xác, hấp dẫn và ngắn gọn). Trọng tâm là
phần trình bày của tác giả về cấu trúc khuôn tin và cách viết một bài tin, tiêu
đề và đề dẫn, thông tin chìm trong báo chí, cách diễn đạt hay và đúng phong
cách trong một bài báo v.v.
- Mấy vấn đề bảo vệ và phát triển tiếng Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [135]. Đây là công trình nghiên
cứu của Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM năm 2006. Từ những nghiên
cứu cụ thể về hiện trạng sử dụng tiếng Việt trên một số văn bản hành chính,
báo chí, quảng cáo tại TPHCM, các tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến đề xuất cho
việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt hiện nay.
Năm 2006, cuốn Gia Định Báo – Tờ báo Việt ngữ đầu tiên được ấn
hành. Theo các tác giả, "Gia Định Báo có thể xem là bức phát thảo sinh động

của tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt ở Nam Kỳ, trong gần 50 năm (18651910) trên nhiều bình diện: chính tả, từ vựng, cú pháp, phong cách" [178,
tr.176]; "về cơ bản, ngôn ngữ trong Gia Định Báo gọn gàng, sáng sủa, giản dị
và rất gần với tiếng Việt hiện đại" [178, tr.166]; những thành tựu của GĐB,
"kể cả những thành tựu về ngôn ngữ”, vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.


14

Năm 2007, tái bản cuốn Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ [191], tác giả
Hoàng Xuân Việt cũng nhắc đến vai trò rất lớn của GĐB và báo chí nói chung
trong thời kỳ đầu. Nghiên cứu của tác giả này cho biết văn phong của báo chí
lúc này "đơn sơ, mộc mạc như lời nói hàng ngày", "giọng văn rất bình dân và
trơn tuột như lời nói".
Cũng trong năm 2007, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM ấn hành cuốn
Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh [169]. Cuốn sách là một trăm câu hỏi đáp
về báo chí SG-TPHCM. Đôi chỗ đã đề cập đến vai trò của báo chí trong việc
truyền bá chữ quốc ngữ, về các thể loại, và cách hành văn trên một số tờ báo.
Trong một bài viết gần đây trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (số 122008), nhìn từ hoạt động báo chí ở TPHCM, tác giả Trịnh Sâm đã đúc kết một
số đặc điểm nổi bật (trên các bình diện ngôn ngữ) của báo chí hiện đại trong
kỹ thuật làm báo và tổ chức thông tin [134].
Điểm qua các tài liệu trên, ta thấy NNBC SG-TPHCM đã được nghiên
cứu ở nhiều phương diện: vai trò đối với việc truyền bá và phát triển tiếng
Việt, văn phong báo chí thời kì đầu, khả năng chuyển tải thông tin, một số đặc
điểm về chính tả, từ vựng, ngữ pháp,…Những kết luận có được rất xác đáng,
các ngữ liệu đã công bố có giá trị tham khảo cao, gợi mở nhiều hướng nghiên
cứu tiếp tục.
Nhìn chung, cho đến nay các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trên
báo chí Việt ngữ là chưa nhiều. Các tài liệu PCH đã có cũng chỉ đặt ra những
vấn đề cơ bản, có tính khái quát về đặc điểm của PCNNBC trong hệ thống
các PCCN tiếng Việt. Những vấn đề lý luận mang tính nền móng này, trải qua

gần nửa thế kỷ, trước sự phát triển vượt bậc của báo chí hiện nay, tất nhiên rất
cần có sự kiểm nghiệm và bổ sung từ thực tiễn. Một số bài viết, luận văn, luận
án gần đây lấy đề tài từ ngữ liệu thực tế trên báo cũng chỉ đề cập đến những
vấn đề riêng lẻ. Trong tình hình chung này, việc nghiên cứu ngôn ngữ trên


15

báo ở SG-THCM cũng vậy, hầu như chưa có một công trình nào cho ta một
cái nhìn bao quát về đặc điểm NNBC SG-TPHCM. Những kiến giải trong
luận án hy vọng là sẽ bổ sung phần nào những khiếm khuyết này.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
3.1. Đối tượng nghiên cứu
NNBC hiện nay được thừa nhận là ngôn ngữ dùng trong các văn bản
báo chí dưới những dạng tồn tại trên các phương tiện in ấn (báo viết), phát
thanh (báo nói), truyền hình (báo hình) và trên internet (báo điện tử). Nhưng
đối tượng nghiên cứu của luận án chủ yếu là ngôn ngữ trên báo viết Việt ngữ
ở SG trước năm 1975 và ở TPHCM hiện nay.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng xem xét đến một
số cứ liệu ngôn ngữ trên báo chí ở một vài địa phương khác nhằm đối chiếu,
so sánh để làm rõ hơn những vấn đề có liên quan.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Đề tài của luận án là khá rộng, đặt ra nhiều thách thức đối với người
viết. Thật không dễ để có thể đưa ra một cái nhìn vừa bao quát lại vừa cụ thể
trên tất cả các bình diện của ngôn ngữ trong lĩnh vực giao tiếp báo chí. Do
vậy, nhiệm vụ của luận án chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm làm nên sự
khác biệt của phong cách NNBC với các phong cách khác, cụ thể là:
- Chỉ ra những đặc điểm về chính tả, về viết tắt và viết hoa tên riêng, về
cách phiên chuyển từ ngữ tiếng nước ngoài trên báo chí Việt ngữ qua các thời
kì. Ngữ liệu của chúng tôi cho thấy đây là những vấn đề nổi trội, rất đáng xem

xét, đặc biệt là đối với ngữ âm và chữ viết tiếng Việt cách đây gần 150 năm.
- Khảo sát các lớp từ vựng (từ toàn dân, từ địa phương, từ cổ, từ mới, từ
Hán Việt, từ thuần Việt,...) để thấy được sự phong phú, sự phát triển của từ


16

vựng tiếng Việt cùng với tính năng động, sáng tạo của giao tiếp báo chí trong
việc chọn lựa từ ngữ để chuyển tải thông tin.
- Xem xét cách lựa chọn và tổ chức câu trong văn bản báo chí. Câu
trong giao tiếp luôn là những thông tin hai chiều (hướng đến các nhân vật
giao tiếp). Tin tức, sự kiện trên báo chí không chỉ mang tính mới mà còn phải
là những thông tin hấp dẫp, lôi cuốn và có giá trị định hướng cho người đọc.
Do vậy, câu trong giao tiếp báo chí rất đa dạng, có nhiều kiểu câu đặc trưng,
nhiều biểu thức dẫn tin độc đáo.
- Mô tả cấu trúc của một văn bản báo chí nói chung, đồng thời phân
tích biểu hiện cụ thể của nó trong khi hành chức ở một số thể loại.
Các đặc điểm được xác lập không phải dựa trên tiêu chí đối lập có
(+)/không (-) mà dựa vào độ đậm/không đậm (nhạt). Điều này phản ảnh tình
hình thống nhất trong thế đa dạng của tiếng Việt, nhất là ở giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên cả hai phương diện đồng
đại và lịch đại. Như nhà ngôn ngữ học lừng danh Ferdinand de Saussure đã
viết: “Trên thực tiễn, một trạng thái ngôn ngữ không phải là một điểm, mà là
một khoảng thời gian khá dài trong đó tổng số những sự biến hóa xảy ra là hết
sức nhỏ. Đó có thể là mươi năm, một thế hệ, một thế kỷ hay hơn nữa”[129,
tr.178]. Mặt khác, sự phát triển của báo chí Việt Nam nói chung và báo chí
SG-TPHCM nói riêng đã có bề dầy gần 150 năm. Cho nên, để lý giải được
nhiều hiện tượng ngôn ngữ trên báo hiện nay, không thể không xem xét các
ngữ liệu ngay từ buổi đầu cũng như qua các thời kì phát triển của báo chí.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU

Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như trên đã đặt ra một thách thức
rất lớn cho người viết về phương pháp nghiên cứu, cách xử lý nguồn tư liệu,
và hướng tiếp thu, kế thừa thành tựu của những nghiên cứu đã có trước đây.


17

4.1. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những thao tác cơ bản như quan sát, sưu tập, lập luận theo các
hướng quy nạp, diễn dịch, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Trong luận án, các đối tượng được
thống kê, phân loại là những đơn vị từ tắt, các lớp từ ngữ, các kiểu câu, kiểu
thể loại văn bản. Các đối tượng thống kê được phân loại theo nhóm, các số
liệu được phân tích theo tần suất, tỷ lệ nhằm tìm ra sự nổi trội của một yếu tố
và mối liên hệ giữa các đối tượng.
- Phương pháp đối chiếu: Các đối tượng khảo sát được chúng tôi so
sánh, đối chiếu trên bình diện cấu trúc, hệ thống và trong các phạm vi hành
chức của chúng. Khi đối chiếu chúng tôi đặt đối tượng để xem xét hiện trạng
của nó trên các tờ báo cùng thời kì, đồng thời cũng so sánh với các thời kì
khác; từ đó các kết luận vừa mang tính cụ thể, vừa có thể khái quát. Chẳng
hạn, khi xem xét việc sử dụng kiểu câu, độ dài ngắn của câu trên các báo hiện
nay, so sánh với cách diễn đạt của câu trên các báo thời kì đầu, ta sẽ có một
cái nhìn rõ hơn về về tính chính xác, ngắn gọn của thông tin trên báo.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng: đây là
phương pháp đặc trưng rất quan trọng trong việc miêu tả đối tượng trên các
bình diện để xác định đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, trong việc phân tích
các mô hình diễn đạt mang tính khuôn mẫu, trong việc giải thích cấu trúc của
các kiểu thể loại văn bản trên báo hiện nay.
- Phương pháp mô hình hóa: việc xây dựng, xác lập các mô hình, bảng
biểu có thể cho ta cái nhìn khái quát về hàng loạt đối tượng cùng loại. Điều

này càng cần thiết đối với nguồn ngữ liệu phong phú, đa dạng. Hơn nữa, trong
thời đại bùng nổ thông tin hiện nay (và kể cả yêu cầu của tòa soạn), rất nhiều
thông tin được lập ngôn theo một công thức quen thuộc. Đặc biệt là, các bài
báo hiện nay đang được tổ chức theo đặc trưng khuôn mẫu của từng thể loại.


×