Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN GIAO LƯU ĐIỂN HÌNH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.26 KB, 23 trang )

TÓM TẮT THÀNH TÍCH CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN
GIAO LƯU ĐIỂN HÌNH TRƯỚC VÀ TRONG ĐẠI HỘI
__________
I. CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN GIAO LƯU CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU NGHỆ THUẬT ĐẶC BIỆT TỐI NGÀY 3/7/2015:
1. TẬP THỂ:
STT
1

ĐƠN VỊ
Bệnh viện
Huyết học

Truyền

TÓM TẮT THÀNH TÍCH
máu

Bệnh viện luôn xác định việc phát triển kỹ thuật nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục
vụ bệnh nhân là cách tốt nhất để khẳng định thương hiệu, uy tín để thu hút bệnh nhân cũng như
Địa chỉ liên hệ: 118 Hồng các nguồn lực cho đầu tư phát triển bệnh viện. Bệnh viện đã xác định các mũi nhọn kỹ thuật,
các kỹ thuật mới cần triển khai và phấn đấu đạt được trong năm, từ đó đầu tư đào tạo con người
Bàng, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh
và chuẩn bị các trang thiết bị để triển khai.
Điện thoại: Anh Huỳnh Văn
Bệnh viện đã dẫn đầu trong ngành Y tế thành phố về đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng , trang
Minh Trưởng Phòng HCQT
thiết bị y tế phục vụ cho yêu cầu điều trị bệnh, và phát triển chuyên sâu. Bệnh viện đã có những
0903.012.446
trang thiết bị hiện đại đảm bảo cho nhu cầu khám chữa bệnh và phát triển chuyên sâu…Đặc
biệt, Bệnh viện đã thực hiện có hiệu quả cao mô hình chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân từ y
lệnh điều trị, xét nghiệm, chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng, truyền thông giáo dục sức khỏe


hướng dẫn cho gia đình biết cách chăm sóc bệnh và phòng tránh bệnh tật.
Bệnh viện tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại cho khoa hồi sức cấp cứu, khoa ghép tế bào
gốc, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, nâng chất lượng điều trị góp phần cứu sống
nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý máu ác tính và bẩm sinh,… Đặc biệt, Khoa Ghép tế bào gốc là
nơi thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu đầu tiên tại Việt Nam. Các ca ghép đầu tiên của Việt
Nam được bệnh viện thực hiện: Ca ghép dị ghép tủy xương đầu tiên của Việt Nam trên bệnh
nhân mắc bệnh ung thư máu loại Bạch cầu mãn dòng tủy (CML); Ca ghép tự ghép tế bào
gốc máu ngoại vi đầu tiên của Việt Nam trên bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu loại Bạch cầu
cấp dòng lympho (AML); Ca ghép dị ghép máu cuống đầu tiên của Việt Nam trên bệnh
nhân mắc bệnh di truyền bẩm sinh Thalassemia; Ca ghép dị ghép nửa thuận hợp HLA đầu
tiên của Việt Nam(còn gọi kỹ thuật Halo);
1


Ngân hàng máu - là Ngân hàng máu lớn nhất cả nước về số lượng máu cấp phát và lớn nhất
cả nước về quy mô tổ chức, về quy mô trang thiết bị y tế, ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại
của thế giới đầu tiên có ở Việt Nam; đó là kỹ thuật đông lạnh hồng cầu; kỹ thuật sàng lọc
máu NAT trên túi máu đối với HIV, HCV, HBV.
Tổ chức Ngân hàng tế bào gốc đầu tiên của cả nước (năm 2001)- Đầu tư trang thiết bị y tế
chuyên dụng cho một ngân hàng tế bào gốc hiện đại đã lưu giữ gần 3.000 mẫu tế bào gốc máu
cuống rốn lớn nhất cả nước và là Ngân hàng tế bào gốc lưu giữ tế bào gốc cộng đồng duy nhất
của cả nước. Việc phối hợp bộ ba ngân hàng máu – Ngân hàng tế bào gốc – kỹ thuật ghép tế bào
gốc tạo máu trong điều trị các bệnh lý huyết học lành tính và ác tính là quy trình sản xuất mang
tính đột phá của bệnh viện trong việc tìm kiếm giải pháp cung cấp – phân phối – sản xuất – tiêu
thụ và thương hiệu kỹ thuật y học tiên tiến hiện đại tiệm cận với các phương thức điều trị của
thế giới.
Luôn đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng điều trị, giảm tỷ lệ tử
vong và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân. Các đề tài mang tính thiết thực, có tính ứng
dụng cao vào các hoạt động của chính bệnh viện và nhiều đơn vị bạn. Nhiều nghiên cứu khoa
học đã được công bố trên các tạp chí trong nước và có các bài tham luận tham gia trong các Hội

nghị chuyên ngành huyết học, ghép tế bào gốc uy tín trên thế giới là một thành tích nổi bật của
bệnh viện về chất lượng nghiên cứu mang tầm thế giới.
- Năm 2011, đạt danh hiệu Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Y tế (QĐ số 172/QĐ- BYT ngày
18/01/2012);
- Năm 2012, 2014, đạt danh hiệu Cờ thi đua xuất sắc của Thành phố (QĐ số 956/QĐ-UBND
ngày 26/02/2012; QĐ số 714/QĐ-UBND ngày 13/02/2015);
- Năm 2011, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (QĐ số 1416/QĐ-TTg ngày
12/6/2012).
2.

Phòng Cứu nạn, Cứu hộ, Cảnh
Phòng Cứu nạn-cứu hộ thuộc Cảnh sát PC&CC TP.Hồ Chí Minh được thành lập và chính
sát Phòng cháy và Chữa cháy thức đi vào hoạt động từ ngày 29/12/2010 theo Quyết định số 9026/QĐ-X11 ngày 01/11/2010
Thành phố và Thiếu úy Võ của Tổng cục Xây dựng lực lượng – Bộ Công an; Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được
Thành Công, sinh ngày giao, Phòng Cứu nạn-cứu hộ có trách nhiệm giúp Giám đốc Cảnh sát PC&CC Thành phố chỉ
2


23/04/1989, là Cán bộ Đội Cứu
nạn, cứu hộ dưới nước, Phòng
Cứu nạn, Cứu hộ, Cảnh sát
Phòng cháy và Chữa cháy
Thành phố.
Điện thoại 0902.648.496

đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức
thường trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ hàng ngày; xây dựng kế
hoạch, phương án cứu nạn, cứu hộ và trực tiếp tham gia chỉ huy cứu nạn, cứu hộ, ứng phó các
tình huống, sự cố, tai nạn nghiêm trọng; tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu
hộ theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an và thực hiện công tác phòng

chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với mô hình tổ chức được quy
định, bộ máy của Phòng gồm 3 đơn vị gồm: Đội Tổng hợp, Đội Cứu nạn, cứu hộ dưới nước và
Đội Cứu nạn, cứu hộ (nay là Đội Cứu nạn, cứu hộ trung tâm) với tổng quân số hiện tại là 79
đồng chí. Ngoài việc thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ trong các đám cháy thì Phòng Cứu
nạn-cứu hộ được đánh giá là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ
trên nhiều lĩnh vực như: cứu nạn, cứu hộ các tình huống tai nạn dưới nước có liên quan đến tính
mạng con người; các sự cố tràn dầu trên sông; hỗ trợ khắc phục các sự cố các tai nạn giao
thông; cứu hộ các sự cố tai nạn lao động hàng ngày, sự cố tai nạn trong đường hầm, tầng ngầm,
các vụ tai nạn trên cao, trong các vụ sụp đổ công trình xây dựng; phối hợp tham gia công tác
phòng, chống lụt, bão, thiên tai và xử lý trong các trường hợp khẩn cấp khác khi có yêu cầu của
nhân dân hoặc chính quyền địa phương…
Từ năm 2010 đến nay, Phòng Cứu nạn-cứu hộ đã trực tiếp tham gia và tham mưu cho Ban
Giám đốc Cảnh sát PC&CC Thành phố điều hành các đơn vị Phòng Cảnh sát PC&CC quận,
huyện thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp 307 vụ, tìm kiếm và cứu được 184 người,
lặn tìm được 204 xác nạn nhân, phố hợp lặn tìm tang vật vụ án 7 vụ để hổ trợ cơ quan Cảnh sát
điều tra phá án.
Trong các vụ cứu nạn, cứu hộ trên, Phòng Cứu nạn-cứu hộ là lực lượng thường trực, đã trực
tiếp tham gia thực hiện trên 94% tổng số vụ cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp do lực lượng Cảnh sát
PC&CC thành phố thực hiện, trong đó, theo số liệu thống kể từ năm 2010 đến 2014, Phòng Cứu
nạn-cứu hộ đã xuất 542 lượt xe cùng 4.558 lượt CBCS tham gia 289 vụ cứu nạn, cứu hộ khẩn
cấp, cứu sống được 39 người, tìm được 247 thi thể nạn nhân và nhiều tài sản của người dân bị
tai nạn trong các vụ sạc lỡ đất ven sông. Số vụ cứu nạn, cứu hộ khẩn cấp mà lực lượng thực hiện
chủ yếu luên quan đến các tai nạn đuối nước (chiếm khoảng 75% tổng số vụ cứu nạn, cứu hộ
trong năm).
Riêng cá nhân ông Võ Thành Công, suốt quá trình công tác, ông luôn xác định được vai trò
3


trách nhiệm của mình, nghiêm chỉnh chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của ngành và pháp
luật của Nhà nước. Thường xuyên tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ chiến sĩ trong đơn vị

học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kế
hoạch đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí do Sở
và Phòng phát động. Trong công tác chuyên môn, ông luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình, chịu
khó tìm tòi học hỏi, tiếp thu và dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong công tác cứu
hộ cứu nạn. Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chỉ huy Đội trong soạn thảo
các quy trình cứu hộ cứu nạn và đề xuất các loại phương tiện chuyên dùng phục vụ cho công tác
cứu hộ cứu nạn của đơn vị.
2. CÁ NHÂN:
TT
1.

HỌ TÊN

THÀNH TÍCH

Thầy Thích Thiện Chiếu, Trụ
Ngoài hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, chùa Kỳ Quang (quận Gò Vấp) còn là nơi tập họp nuôi
trì Chùa Kỳ Quang, quận Gò dạy và chăm sóc những trẻ em mồ côi, khuyết tật bị cha mẹ bỏ rơi hoặc bị bệnh nan y (bại não,
Vấp.
thần kinh, dị dạng, mù, câm, điếc, nhiễm chất độc da cam…và gần đây còn có cả các em bị HIV
Địa chỉ liên hệ: 154/4A Lê dương tính hoặc đã phát triển thành AIDS) trên địa bàn Thành phố.
Hoàng Phái, Phường 17, Quận
Gò Vấp

Chùa Kỳ Quang đã được tặng thưởng Huân chương Lao động năm 2000.

Điện thoại: 0903.005.442
(Thầy Thích Thiện Chiếu)
2.


Bà Đoàn Thị Muội

Mặc dù đã hơn 70 tuổi, nhưng bà vẫn duy trì làm việc thiện. Bà đã lấy số tiền dành dùm nhiều
Thành viên Tổ Liên lạc Kiều năm, do con cháu biếu để mua vải may mùng tặng cho những hộ ở vùng sâu, vùng xa có nhiều
bào phường Tân Hưng, Quận muỗi nhưng không có tiền mua mùng.
7.
Điện thoại:
- Số ĐT nhà Dì Út Muội:
08.37713643
4


- Con Dì út: 0918.040.040
3.

Nữ tu Nguyễn Thị Hào

Ngoài hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, bà còn mở lớp dạy học tình thương cho các em có hoàn
Bề trên Cộng đoàn, Dòng Đức cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường, đồng thời bà còn quan tâm đến hoàn cảnh gia
bà Truyền giáo, Giáo xứ Tân đình của từng em, luôn gần gũi, động viên các em vượt qua khó khăn và hỗ trợ phương tiện học
tập cho các em.
Thông, huyện Củ Chi.
Điện thoại: 0906.452.444

4.

Ông Phan Văn Kha
Tổ trưởng Tổ leo cây, Xí
nghiệp Quản lý cây xanh 1,
Công ty TNHH Một thành viên

Công viên cây xanh Thành phố
ĐT 0903.173.219

Với 27 năm trong nghề, ông luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt năng suất, chất lượng cao so
với yêu cầu công việc được giao. Với nhiệm vụ được giao là Tổ trưởng Tổ leo cây, khi gặp
những tình huống khó khan, ông đã có những chỉ đạo kịp thời để anh em trong Tổ hoàn thành
được nhiệm vụ. Khi đốn hạ những cây cổ thụ phải thực hiện dài ngày ở những tuyến đường
đông người đi lại, ông luôn chỉ đạo anh em đảm bảo an toàn cho người dân đi đường. Ông luôn
được anh em trong Tổ tín nhiệm

- Chị Hồng 0909.21.21.71
(Trưởng phòng Tổ chức Công
viên cây xanh)
Danh sách dự phòng
5.

Ông Phùng Quý Quyên, cư
Với tấm lòng thiện nguyện, một nhóm gồm nhiều thành viên đã lê kế hoạch thành lập quán
ngụ tại 14/1 Ngô Quyền, cơm với giá rẻ (chỉ 2.000 đồng) nhằm giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có được một
Phường 5, Quận 10, Chủ Quán bữa cơm ngon để tiếp tục cuộc sống mưu sinh, mà không có cảm giác “đi xin”, qua đó cũng
cơm 2.000
phần nào giúp trang trải cuộc sống của họ.
Điện thoại: 0903.871.260

6.

Bà Huỳnh Thị Nga, Tổ 5 ấp
Công việc chính của Bà là lựa da vụn cho các cơ sở may giày, dép. Qua một thời gian làm,
Hậu, xã Tân Thông Hội, huyện nhận thấy công việc có thu nhập ổn định nên nhận thêm hàng về cho 2 người khác có việc làm
Củ Chi

thêm.
Điện thoại: 01223720271

Ngoài việc làm và lo cho gia đình, hàng ngày Bà còn chăm sóc cho 2 cụ già neo đơn ở gần
nhà, khi lo cơm nước cho gia đình bà cũng mang thức ăn cho 2 cụ, bên cạnh đó Bà còn phụ giúp
5


cho 2 cụ các công việc hàng ngày mà 2 cụ không tự lo được.
Những công việc mà Bà đã làm trong thời gian qua đối với 2 cụ thể hiện được tình nghĩa xóm
giềng, lá lành đùm lá rách đúng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN GIAO LƯU TRONG ĐẠI HỘI NGÀY 04/7/2015:
STT

ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN

TÓM TẮT THÀNH TÍCH
BUỔI SÁNG TẠI ĐẠI HỘI NGÀY 4/7/2015

1.

Huyện Củ Chi

Ngày 12/4/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 476/QĐ-TTg Công nhận
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh là huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Củ Chi là
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh có 20 xã và 1 thị trấn. Đến nay, huyện có
huyện Củ Chi, điện thoại 0903. 20/20 xã đạt 100% chuẩn nông thôn mới.
842.495
Theo đánh giá, các tiêu chí cơ bản, các xã trong huyện đều ở mức cao. Trên địa bàn huyện
được đầu tư 903 công trình (bao gồm 420 công trình hạ tầng giao thông, 219 công trình thủy

lợi, 59 công trình trường học, 205 công trình cơ sở vật chất văn hóa); thu nhập bình quân đầu
người của huyện đạt 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2014 chỉ còn 3,8%; tỷ
lệ dân sử dụng nước sạch đạt 100%; 100% xã, ấp có cơ sở vật chất văn hóa đạt chuẩn. Nhìn
chung các tiêu chí khác đều ở mức cao hơn quy định về điều kiện huyện đạt chuẩn nông thôn
mới.
2.

Giáo sư, Tiến sĩ Chu Phạm
Ngọc Sơn – Về thành tích
xuất sắc trong công tác lãnh
đạo thực hiện các hoạt động
đào tạo, phổ biến kiến thức
thông tin khoa học
Địa chỉ liên hệ: 107A Trần
Quốc Toản, Quận 3

Trong những năm qua tuy có khó khăn nhất định về trụ sở, kinh phí nhưng vẫn cố gắng tổ
chức nhiều buổi hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề thực hiện các hoạt động phổ biến kiến
thức khoa học:
-Tại Liên Hiệp Hội TP, tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị để đại biểu Liên Hiệp Hội
thành phố góp ý cho đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh trước mỗi kỳ họp và nghe báo
cáo lại kết quả sau mỗi kỳ họp Quốc Hội.
-Tại Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và những tổ chức khoa học và công nghệ
6


Điện thoại: 0913.752.551 (Chị khác, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề khoa học về những vấn đề bức xúc của xã hội có
Ánh)
liên quan.
Trước những vấn đề lớn của thành phố cần sớm giải quyết như giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn sức khỏe cho
người dân tôi nghĩ việc phổ biến và vận động nhân dân cùng tham gia là rất quan trọng, góp
phần không nhỏ vào sự thành công của những chương trình nầy. Với trách nhiệm của Phó chủ
tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học
và kỹ thuật thành phố, tôi tích cực đẩy mạnh hoạt động phổ biến kiến thức và thông tin khoa
học, kết hợp với trường trung học phổ thông, trường đại học, hội thành viên của Liên hiệp hội
và mạng lưới tổ chức Mặt trận Tổ quốc Thành phố…hoặc thông qua phương tiện thông tin đại
chúng các Đài, Báo và tạp chí , ví dụ, tổ chức định kỳ phổ biến kiến thức hóa học cho thầy cô
giáo và học sinh cấp 3 tại trường chuyên phổ thông Nguyễn thượng Hiền; ngoài ra bản thân
còn trình bày 11 báo cáo chuyên đề liên quan đến An toàn Thực phẩm tại Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hội Y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh,
Hội nghị trong nước và quốc tế: “Chất lượng thực phẩm, một vấn đề bức xúc hiện tại, cần
được giải quyết sớm và có hiệu quả”; “Một số vấn đề trong phân tích phụ gia thực phẩm hữu
cơ”; “Phân tích kiểm nghiệm và biện pháp quản lý góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm”; “Cải tiến phương pháp quản lý kết hợp với các phương pháp kiểm nghiệm xanh để
nâng cao mức an toàn thực phẩm, một bước tiến đến phát triển bền vững và thúc đẩy kinh tế
xanh”; “Tinopal trong bún và thực phẩm chế biến từ gạo”; “An toàn Thực phẩm –Thách
thức và Giải pháp”; “An toàn thực phẩm, thách thức đối với phòng kiểm nghiệm trong nước”;
“Bao bì nhưa cho thực phẩm, thức uống và An toàn cho người tiêu dùng”; “ Đảm bảo ATTP,
một vấn đề bức xúc của xã hội”; “An toàn vệ sinh thực phẩm dưới góc độ người kiểm nghiệm”;
“Khó khăn và thách thức đối với các phòng kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm Việt nam trong
phân tích kiểm nghiệm ngày nay” …
2. Trong cương vị chủ tịch hội Hóa học TP Hồ Chí Minh
2.1 Về chính trị xã hội
Vận động anh chị em hội viên tham gia các sinh hoạt chính trị và xã hội của thành phố và
của cả nước, học tập Nghị quyết, đóng góp ý kiến cho Liên Hiệp Hội TP kiểm điểm theo Nghị
Quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (Khóa XI), góp ý cho Dự thảo
7



sửa đổi Hiến pháp năm 1992
2.2 Về tập hợp đội ngũ
- động viên anh chị em hóa học TP góp phần củng cố và phát triển ngành hóa học, làm tốt
công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát huy nguồn nhân lực thông qua nhiều hoạt động
đa dạng, phục vụ hữu hiệu TP và đất nước.
- Bên cạnh các tọa đàm, hội thảo, họp trao đổi kinh nghiệm, hội còn tổ chức mỗi nhiệm kỳ
hai lần hội nghị “Ngày Hóa học TP HCM” lấy đó là hoạt động truyền thống, trọng tâm trong
công tác tập họp đội ngũ, giao lưu trao đổi chuyên môn. Đến nay đã tổ chức được 7 lần “Ngày
Hóa học TP Hồ Chí Minh”, lần thứ 7 được tổ chức vào năm 2013 nhân Đại hội hội Hóa nhiệm
kỳ V
- Trang web hoihoahcm.org giúp cập nhật các thông tin về hội, làm cầu nối giữa các hội
viên.
2.3 Về phổ biến kiến thức
Phổ biến kiến thức là một mặt mạnh của hội Hóa học TP thực hiện thông qua hội nghị
chuyên ngành hóa trong và ngoài nước, hội thảo, xemina, xuất bản sách ( bốn sách chuyên
khảo có giá trị khoa học cao, một kỷ yếu cho hội nghị “Ngày Hóa học TP Hồ Chí Minh lần 7
và một số đặc biệt của Tạp Chì Phân tích Hóa, Lý và Sinh học năm 2013.
-Hội phối hợp với Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa (ĐHBK), Khoa Kỹ thuật
Hóa học Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, Khoa Hóa học Đại học (ĐHKHTN), Khoa
Hóa học Đại học Sư Phạm (ĐHSP) TP. Hồ Chí Minh để thành lập 4 Câu lạc bộ Phổ biến kiến
thức chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức cho các trường PTTH và thông qua hoạt động mùa
hè xanh hằng năm, mở rộng phổ biến kiên thức trên địa bàn dân cư. Đến nay Câu lạc bộ Khoa
Hóa ĐHSP và Câu lạc bộ Khoa Kỹ thuật Hóa học Đai học Công nghiệp đã được thành lập và
đã bắt đầu hoạt động.
- Nhiều hội viên tập thể gồm các Trung tâm, Phòng thử nghiệm (Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm CASE, Trung tâm
Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm TP
HCM, Công ty Dịch vụ KHCN Sắc Ký Hải Đăng, Trung tâm Kỹ thuật Tài Nguyên Môi trường
8



thuộc trường Đại học Sài Gòn…) ngoài dịch vụ kiểm nghiệm, cũng tích cực tham giacác hoạt
động phổ biến kiến thức thông thường trong cuộc sống hằng ngày về VSATTP, bảo vệ sức
khỏe của người dân.
2.4 Đào tạo và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nghiệp vụ
Đây có thể nói là một mặt hoạt động rất mạnh của các thành viên Hội Hóa học TP Hồ Chí
Minh.
- Hội đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Phát triển Săc ký và công ty Sắc Ký Hải Đăng
tổ chức hằng năm khoảng 50 khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về kiểm tra chất lượng, hiệu
chuẩn thiết bị, quản lý phòng thử nghiệm, cho các hội viên và các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực hóa học, sinh học.
-Nhiều hội viên tập thể phòng thử nghiệm tham gia hỗ trợ trường Cao đẳng, trường Đại học
trong thực tập tốt nghiệp, đào tạo đại học và sau đại học (Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng 3, Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm CASE, Trung tâm Phân tích
Công nghệ cao Hoàn Vũ, Công ty Dịch vụ KH-CN Sắc Ký Hải Đăng…)
-Phần lớn các Uỷ viên BCH là những nhà khoa học đầu ngành tại các trường đại học, Viện,
trung tâm nghiên cứu đều tích cực tham gia công tác nghiên cứu, đào tạo đại học và sau đại
học, hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh, chủ trì hay tham gia các đề tài nghiên cứu
cấp Bộ, Đại học Quốc Gia, Thành phố, hoặc cấp cơ sở, xét duyệt - nghiệm thu các đề tài
nghiên cứu khoa học và ứng dụng các cấp, Nhiều nghiên cứu được công bố trên những báo
quốc tế có chỉ số ảnh hưởng cao và trình bày ở những hội nghị hóa học trong và ngoài nước.
- Một số Uỷ viên BCH tại các đơn vị sản xuất cũng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học
(trà Ô long – Linh chi, Trà bạc hà có gas của Tân Hiệp Phát, các chế phẩm khử mùi, dầu xoa
bóp cơ xương khớp của công ty Hóa Dược Thảo…)
2.5 Dịch vụ Khoa học Công nghệ
Các hội viên tập thể trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Phòng Thử nghiệm
(Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, Viện Y tế công cộng TP HCM, Trung
tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm CASE, Trung tâm Phân tích Công nghệ cao Hoàn Vũ,
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc Ký, Công ty Dịch vụ Khoa học- Công nghệ Sắc Ký Hải
9



Đăng, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, thực phẩm TP HCM, các phòng thí nghiệm
trọng điểm, chuyên sâu trường đại học, Viện nghiên cứu…) triển khai rất phong phú và đa
dạng các dịch vụ khoa học công nghệ: dịch vụ kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm
hàng hóa hỗ trợ đắc lực xuất nhập khẩu, tiêu dùng trong nước, dịch vụ bảo trì hiệu chuẩn thiết
bị, tổ chức thử nghiệm thành thạo, chuyển giao quy trình công nghệ.
2.6 Hoạt động tư vấn phản biện xã hội
Trong những năm qua, Hội Hóa học TP và các thành viên, nhất là các phòng thử nghiệm
thành viên tập thể, qua hoạt động chuyên môn, đã góp phần đáng kể vảo công tác tư vấn phản
biện xã hội. Đóng góp cụ thể và có hiệu quả thiết thực của Hội Hóa học là qua công tác kiểm
nghiệm góp phần cùng với các cơ quan chức năng đảm bảo VSATTP, phòng chống tệ nạn xã
hội, giúp đỡ nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu trong nâng cao chất lượng
nhiều mặt hàng công nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, tư vấn xây dựng hệ thống quản
lý chất lượng tại phòng thí nghiệm, đơn vị sản xuất.
Vài thí dụ điển hình
-Điều tra khảo sát thực phẩm thịt cá bán trên thị trường bị nhiễm hóa chất 2,4diaminoazobenzen.”. Phẩm màu azo nầy bị cấm sử dụng trong thực phẩm (có khả năng gây tổn
hại cho gan, thận và gây ung thư bàng quang khi tích lũy lâu dài) lại được nhuộm lên thực
phẩm gà, vịt nhằm lừa khách hành, để dễ tiêu thụ và thu lời bất chính. Kết quả thực hiện dự án
đã được gửi cho Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm thành phố để phối hợp với nhiều biện
pháp tuyên truyền, vận động và ngăn cấm sử dụng, người bán, người mua đều nhận thức được
hành vi nguy hại đến sức khỏe, kết quả là đã hạn chế được việc sử dụng hóa chất độc hại nầy
trên thị trường.
- Phối hợp với công ty Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc Ký Hải Đăng xây dựng đầu tiên
phương pháp kiểm nghiệm hóa chất công nghiệp Tinopal được sử dụng bất hợp pháp năm 2013
trong bún và các sản phẩm từ gạo nhằm tạo vẻ trắng sáng bắt mắt người tiêu dùng. Việc kiểm
tra được Tinopal trong các sản phẩm kết hợp với các biện pháp quản lý hiệu nghiệm đã dập tắt
được việc sử dụng chất cấm Tinopal trong bún và sản phẩm từ gạo trong vòng 6 tháng.
- Trong một số trường hợp, Hội đã giúp cơ quan chức năng gở bỏ một số thông tin thiếu
10



chính xác liên quan đến VSATTP:
- Xác nhận khô mực xé đúng là khô mực chứ không phài là cao su chế biến
- Xác nhận vi cá trong bánh trung thu đúng là vi cá chứ không phải là những sợi nhựa giả
vi cá….
- Xác nhận chất hóa dẻo di-ethylhexyl phthalate DEHA nếu có thì có tỷ lệ lớn trong
một số màng bọc trong bằng nhựa PVC (7,2 – 28,1 %), tuy nhiên có thể sử dụng để gói thực
phẩm không béo ở nhiệt độ thường và không nên sử dụng cho thực phẩm nhiều béo , nhất là
không được dùng chế biến trong lò vi sóng.
3.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung,

Với vai trò là Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm
Hiệu trưởng Trường Đại học qua (2001 – 2012), bà đã đưa Bệnh viện Tai Mũi Họng phát triển không ngừng về chuyên môn,
kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Đặc biệt, bà cùng với ban lãnh đạo bệnh viện đã
Y khoa Phạm Ngọc Thạch
phát triển phẫu thuật “Cấy điện ốc tai” và thực hiện quy trình khép kín từ khâu chẩn đoán, chỉ
Địa chỉ liên hệ: 86/2 Thành
định đến phẫu thuật và luyện âm sau phẫu thuật, đưa đến kết quả là giúp cho các trẻ em điếc
Thái, Phường 2, Quận 10
bẩm sinh nghe lại được và nói được, hội nhập vào xã hội, cho đến nay Bệnh viện Tai Mũi
Họng thành phố đã là đơn vị đầu tiên và gần như duy nhất trên cả nước thực hiện thường quy
Điện thoại: 0913.603.360
phương pháp phẫu thuật này bởi chính các phẫu thật viên người Việt Nam được đào tạo trong
và ngoài nước. Quy trình thường quy khép kín được thực hiện bởi các nhà thính học, các
chuyên viên âm ngữ trị liệu của Bệnh viện Tai Mũi Họng.
Với vai trò Giám đốc Bệnh viện cũng như là Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch, Bà luôn tích cực nỗ lực tìm nguồn đào tạo hỗ trợ từ nước ngoài để đặt nền móng

và sáng lập cho ngành đào tạo mới trong lãnh vực Tai Mũi họng tại Việt Nam. Bà đã chủ động
liên hệ với các chuyên viên âm ngữ trị liệu của Úc và cùng phối hợp thành lập tổ chức Trinh
Foundation tài trợ cho việc tổ chức các lớp âm ngữ trị liệu ngắn hạn và kết hợp với Trường
Newcastle của Úc để tổ chức hai khóa đào tạo dài hạn chuyên viên âm ngữ trị liệu (2010-2012)
và (2012–2014) góp phần cung ứng cho các bệnh viện và trung tâm chuyên sâu luyện nuốt,
luyện nghe, luyện nói cho bệnh nhân tai biến mạch máu não, trẻ tự kỷ, trẻ điếc câm bẩm sinh,
trẻ sau phẫu thuật hở hàm ếch,…. Với số lượng học viên ban đầu của hai khóa là 36 người, các
học viên đều phát huy tất cả những kiến thức của mình để pháp triển hoạt động này, cụ thể là
chương trình “Dạy cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não nói vẽ tại Bệnh viện An Bình” và
11


chương trình “Luyện âm cho trẻ sau phẫu thuật hở hàm ếch tại Bệnh viện Nhi đồng 1”, đã phát
triển thành những hội thảo lớn, chuyển giao kỹ thuật cho nhiều nơi.
Với nhiệm vụ của Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bà đã cùng với
Ban Giám hiệu nhà trường và toàn thể cán bộ viên chức để phát triển nhà trường lớn mạnh về
cơ sở vật chất và về nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế cho
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và một số tỉnh phía Nam nói chung. Đặc biệt, đã mở rộng
mối quan hệ quốc tế để tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn phối hợp với các trường
đại học ở Bỉ, Đức, Pháp, Úc. Các lớp chuyên sâu về quản lý bệnh viện, về tâm lý lâm sàng, về
bác sĩ gia đình và đây là những lớp đào tạo đầu tiên ở Việt Nam.
Kết hợp với trường Đại học Johannes Gutenberg Mainz (Cộng hoà Liên bang Đức) thành
lập Văn phòng khoa Y Việt-Đức và triển khai đào tạo y khoa cho sinh viên y khoa của Trường
niên khóa 2013-2019 nhằm chăm sóc bệnh nhân chủ yếu cho các công dân của Thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh phía Nam bị bệnh tim mạch, cũng như việc đào tạo sinh viên y khoa và
thực hiện các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tim mạch, theo các tiêu chuẩn quốc tế, sau
khi tốt nghiệp các bác sĩ có thể học tiếp sau đại học tại các trường Đại học và Bệnh viện tại
Đức để có trình độ chuyên sâu và sẽ là nguồn cán bộ nồng cốt chuyển giao kỹ thuật và là cán
bộ chủ chốt của các bệnh viện mang tầm vóc quốc tế đang xây dựng tại Thành phố Hồ Chí
Minh như Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Bệnh viện Ung Bướu Thành phố và Viện Trường

trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong tương lai. Trường cũng đã phối hợp với Viện
Thị giác Brien Holden của Úc để mở lớp cử nhân Khúc xạ đào tạo ra những chuyên gia về
chẩn đoán bệnh lý về khúc xạ cũng như là đo mắt chuẩn cho Việt Nam và đây cũng sẽ là nguồn
cán bộ chủ chốt để chuyển giao kỹ thuật đào tạo và phát triển thành một mạng lưới rộng mở
cho những chuyên viên có kỹ thuật và có tay nghề thực sự cho các trung tâm và các cửa hàng
mắt kính hiện nay. Đây cũng là khóa đầu tiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Trường cũng đang nổ
lực để cải cách về giáo dục mang tính thực tiễn khi các bác sĩ ra trường có khả năng thực hiện
được một số những điều căn bản cũng như là phát triển về sau đại học để các bác sĩ có thể có
điều kiện chuẩn hóa tay nghề của mình đi vào chuyên sâu hơn.
Ngoài ra, với vai trò là Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam liên tục trong 10 năm (20052014) bà Nguyễn Thị Ngọc Dung đã góp phần đưa ngành Tai mũi họng Việt Nam hội nhập vào
các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này thể hiện cụ thể qua hai Hội nghị Quốc tế
12


ngành Tai Mũi Họng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2007 và năm
2010 thu hút hơn 1.000 lượt khách tham dự trong đó có hơn 200 chuyên gia là giáo sư, bác sĩ
Tai Mũi Họng đến từ khắp các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Đức, Bỉ, …và
các nước trong khối ASEAN tham dự và báo cáo tại 02 Hội nghị.
Các hình thức đã được khen thưởng
-

Thầy thuốc Nhân dân năm 2012;

-

Thầy thuốc ưu tú năm 2002;

-

Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 2007;


-

Chiến sĩ thi đua cấp thành phố năm 2007, 2010, 2013;

-

Chiến sĩ thi đua cơ sở từ năm 2000 đến 2014;

-

Huân chương Lao động hạng Ba năm 2011;

-

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2006;

- Nhiều Bằng khen của Bộ Y tế; tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang, …; Bằng khen của
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; và nhiều Bằng khen của UBND Thành phố
Hồ Chí Minh.
4.

Em Nguyễn Dương Kim
Sinh ra và lớn lên ở Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Nguyễn Dương Kim Hảo, được làm quen
Hảo, sinh ngày 18.1.2001, là với máy vi tính từ năm lớp 2 khi ba Hảo mua máy vi tính về để phục vụ cho công việc.
học sinh lớp 8, Trường
Với nhiều sáng kiến, sáng tạo về phần mềm Công nghệ thông tin, Em Nguyễn Kim Hảo đã
THCS Nguyễn Gia Thiều, đạt nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế. Em là một trong bảy “Công dân trẻ tiêu biểu
quận Tân Bình, TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh” và là một trong 10 “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” 2013. Em sở

Điện thoại: 0919.87.33.44
hữu nhiều sáng kiến như bảng điều khiển thông minh giúp người sử dụng dễ dàng tắt các thiết
bị điện khi đã ra ngoài, được mang đến triển lãm quốc tế về công nghệ, sáng chế 2013 tại
Malaysia, Indonesia, đồng thời đạt giải sáng tạo của Viện Hàn lâm Hàn quốc. Mới đây nhất,
Hảo “trình làng” sản phẩm Máy tính hóa học dưới dạng bỏ túi (môn học em chưa học tới). Với
chiếc máy tính này, người dùng có thể xem tên gọi các chất hóa học, cân bằng phương trình,
tìm kiếm phương trình hóa học,… Sản phẩm này giành giải nhất tại hai cuộc thi sáng tạo
13


Thanh thiếu nhi TP.HCM và Hội thi tin học trẻ TP.HCM năm 2013.
Năm 2013, Kim Hảo đạt giải nhì và giải ba cuộc thi Tự hào sử Việt, HCV sáng tạo trẻ quốc
tế IEYI của Malaysia 2013, HCV Viện sáng tạo trẻ Indonesia 2013, Giải đặc biệt của Viện Hàn
lâm Hàn Quốc 2013, Giải nhất và ba phần mềm sáng tạo Hội thi Tin học trẻ 2013, Giải nhất
phần mềm sáng tạo khối THCS hội thi Tin học trẻ TP.HCM 2013, Giải ba hội thi Tin học trẻ
toàn quốc 2011, Giải nhì cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 8, Giải
nhất phần mềm sáng tạo hội thi tin học trẻ toàn quốc 2012. Với những thành tích đó, Kim Hảo
nhận được 2 huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của BCH T.Ư Đoàn, 2 giấy khen của Thành đoàn
TP.HCM, là gương mặt trẻ sáng tạo TP.HCM 2012. Kim Hảo cũng là công dân trẻ tiêu biểu
TP.HCM năm 2013.
5

Bà Nguyễn Thị Hường, nông
Gia đình bà là hộ nghèo, phải vay vốn nuôi bò.Nhờ vào ý chí chịu khó làm ăn, đàn bò của
dân sản xuất kinh doanh giỏi, bà đã phát triển và cho lợi nhuận. Bên cạnh việc nuôi bò, bà còn thu mua sữa của các hộ nuôi
hỗ trợ các hộ nghèo phát triển bò trong khu vực, đồng thời hợp tác với 40 hộ nông dân khác thành lập Hợp tác xã.
kinh tế tại huyện Hóc Môn
- Địa chỉ 40/6 ấp Thới Tây, xã
Tân Hiệp, huyện Hóc Môn.
Điện thoại:37105089 hoa85c

35080236
BUỔI CHIỀU TẠI ĐẠI HỘI NGÀY 4/7/2015

1

Công
ty
TNHH
Products Việt Nam

Intel

Nhà máy Intel tại Việt Nam là một dự án có qui mô lớn nhất trong hệ thống các nhà máy
lắp ráp và kiểm định chipset của Intel trên toàn cầu. Kể từ khi thành lập văn phòng đại diện
Địa chỉ liên hệ: Khu Công năm 1997 đến lúc công bố đầu tư vào năm 2006, sự có mặt của Intel đã góp phần không nhỏ
Nghệ Cao,P. Tân Phú, Q. vào vị thế của ngành Công nghệ cao Việt Nam nói chung và của Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Với số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ, thương hiệu Intel không chỉ biết đến là công ty
9,Tp. Hồ Chí Minh
hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ mà điều đó đồng nghĩa rằng Intel cũng là một doanh nghiệp
Điện thoại: 0913.778.216 (Chị cam kết mạnh mẽ trong việc xây dựng những giá trị mà tập đoàn muốn thực hiện đối với người
Hồ Uyên, Tổng Giám đốc)
dân và đất nước Việt Nam.
14


Nhà máy Intel tại Việt Nam đi vào sản xuất từ năm 2010. Kể từ đó đến nay, Nhà máy Intel
đã có đội ngũ lao động trẻ có trình độ, đáp ứng nhu cầu làm việc của Tập đoàn. Hiện chúng bà
có hơn một ngàn nhân viên làm việc tại nhà máy và liên tục có cơ hội đào tạo thường xuyên
của Tập đoàn đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm mới. Tháng 12 năm 2013, Nhà máy Intel
Việt Nam được Tập đoàn cho phép chuyển đổi sản xuất sang sản phẩm chipset hệ thống trên

một chip (system on chip – SOC) dành cho các sản phẩm máy tính bảng (tablet) và điện thoại
thông minh (smart phone), đến tháng 7 năm 2014, Nhà máy Intel được giao sản xuất chính cho
bộ vi xử lý (Central Processing Unit – CPU) tên thương mại là Haswell cho dòng máy tính
để bàn và đến tháng 10 năm 2014, nhà máy tiếp tục được giao thêm sản phẩm SOC có tên
thương mại là SoFIA cho dòng điện thoại thông minh đại trà (giá thành kinh tế). Hiện nhà máy
đang phát triển rất tốt và sẵn sàng cho những cơ hội mới về chuyển giao công nghệ trong thời
gian tới. Năm 2015 cũng là cột mốc quan trọng của chiến lược đầu tư dài hạn của Tập đoàn và
Nhà máy Intel Việt Nam đã chứng minh năng lực vượt trội của mình trong các nhà máy lắp ráp
và kiểm định đang hoạt động của Tập đoàn trên toàn cầu.
Dự án Liên minh Giáo dục Kỹ thuật (HEEAP): Dự án hợp tác giáo dục công tư giữa
USAID, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Doanh nghiệp đứng đầu do Intel khởi xướng và 8
trường cao đẳng, đại học kỹ thuật Việt Nam nhằm thay đổi và cải tiến việc giảng dạy kỹ thuật
của Việt Nam theo chuẩn quốc tế ABET. Tổng kinh phí cho 2 giai đoạn mà Intel cam kết là 9,5
triệu đôla (2010-2017). Trong năm 2015, dự án HEEAP cũng sẽ hỗ trợ đào tạo một số giảng
viên của các trường đại học thành viên của Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh nhằm
hỗ trợ nhân sự cho chiến lược phát triển ngành Công nghệ bán dẫn của Thành phố Hồ Chí
Minh.
Một trong các nét văn hóa đặc trưng của Tập đoàn Intel là các hoạt động cộng đồng do nhân
viên Intel tình nguyện tại địa phương và tại Nhà máy Intel. Kể từ năm 2007 đến nay, nhân
viên của Intel Việt Nam đã đóng góp hơn 100.000 giờ tình nguyện qua các chương trình tình
nguyện xã hội rất ý nghĩa như: Trao quà Tết cho người nghèo tại Quận 9, dạy lập trình máy
tính cho học sinh phổ thông, trao học bổng cho nữ sinh ngành kỹ thuật có hoàn cảnh khó khăn
ở Quận 9 và các tỉnh thành lân cận…kể cả các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng như
xây dựng hệ thống điện mặt trời và tái sử dụng 100% nước thải, trồng cây chắn gió và giảm
xâm thực biển tại khu vực Long Hải, hiến máu nhân đạo và nhiều hoạt động cộng đồng khác.
15


2


Bà Đặng Thị Bông (bút danh
Đặng Ái Việt) Nguyên Giảng
viên Trường Đại học Mỹ
thuật Thành phố, Cán bộ về
hưu tại Quận Bình Thạnh.

Tham gia kháng chiến chống Mỹ tháng 12 năm 1963, được Tổ chức phân công là diễn viên
đoàn Văn công Mỹ Tho. Tháng 4- 1964 được phân công đi học lớp thanh nhạc ở trường Lam
Giang thuộc Ban Tuyên huấn TW Cục miền Nam.Tháng 8 -1964 học trường Hội họa Giải
phóng ở Ban Tuyên Huấn TW Cục. Tháng 3 - 1965 sau khi tốt nghiệp trường Hội họa Giải
phóng được bố trí công tác là họa sĩ minh họa cho Tờ báo Phụ nữ giải phóng.

Điện thoại: 0903.934.329

Cuối năm 1965 cơ quan Hội PNGP phân công đi bảo vệ bà Đoàn Thị Định ( Bà Tư Già).
Năm 1973 được cơ quan Hội PN phân công phục vụ đoàn tiếp nhận cán bộ chiến sĩ của ta bị
địch bắt gọi là tù binh được địch trao trả ở sân bay Lộc Ninh và sân bay Thiện Ngôn sau Hiệp
định Paris.
Cuối năm 1973 được cơ quan Hội PN phân công nhiệm vụ phụ trách triển lãm hình ảnh phụ
nữ miền Nam đánh giặc bằng 3 mũi giáp công : Chính trị - Võ trang - Binh vận. Tháng 9/1975
tiếp tục học năm thứ 2 ở trường Cao Đẳng Mỹ thuật Tp. HCM. Năm 1981 sau khi tốt nghiệp
Đại học, được Trường Mỹ thuật TP. HCM cử đi giảng dạy 6 tháng về bộ môn giải phẩu học
cho khoa Mỹ thuật Trường Văn Hóa nghệ Thuật Campuchia. Năm 1983 đến 1985 Phó và
Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học MT TP. HCM. Cuối năm 1985 đến cuối năm 1999 làm
công tác giảng dạy các khoa hội họa và khoa Mỹ thuật sư phạm tại trường Đại học Mỹ thuật
TP. HCM. Đầu năm 2000 đến cuối năm 2003 Trưởng phòng Công tác Chính trị Trường Đại
học mỸ THUẬT Thành phố
Đầu năm 2004 nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi nghỉ hưu từ năm 2005 đến đầu năm 2007
tham gia các hoạt động trong hệ thống chính trị của phường 10 – Quận Phú Nhuận.
- Bước ra từ chiến tranh, trong thế hệ hàng triệu người lên đường bảo vệ Tổ Quốc, hàng vạn

người đã hy sinh cho độc lập, thống nhất đất nước, những người còn lại được thụ hưởng vinh
quang của đất nước, bà là 1 trong những người còn lại. Bà và các đồng chí của mình tiếp tục
đem sức lực xây dựng Tổ Quốc. Được Đảng và Nhà Nước đào tạo nghề nghiệp hội họa, bà
chọn cho mình 1 đề tài tâm huyết và quyết đeo đuổi để sáng tác về nhân chứng lịch sử của
cuộc chiến tranh thần thánh vĩ đại của dân tộc ta vào thời kỳ bà đã và đang sống. Từ đó bà xây
dựng cho mình 1 công trình sáng tác Mỹ thuật có tính chiến lược lâu dài.
Sau khi bàn bạc với các đồng nghiệp trong Hội Mỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh, do tính chất
công việc sáng tác của bà vừa tổ chức vừa thực hiện với thời gian dài ngày, không thể đăng ký
16


vào trại sáng tác nào mà Hội Mỹ thuật vẫn thường tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác theo
đề tài Hội đã chọn hoặc hợp tác với đơn vị địa phương mà Hội phối hợp, vì vậy Hội Mỹ thuật
Tp. HCM và Hội Mỹ thuật TW phía Nam cấp công văn cho bà đi sáng tác độc lập, tự tổ chức
liên hệ chính quyền địa phương để bảo đảm về mặt pháp lý, hoàn toàn tự túc về kinh phí,
phương tiện di chuyển để thực hiện chuyên môn của mình bằng chiếc xe gắn máy hiệu Chaly.
Ngày 19/2/2010, từ thành phố HCM bà bắt đi theo tuyến đường QL1 qua các tỉnh từ Đồng
Nai ra đến Thủ Đô Hà Nội để ký họa chân dung mẹ VNAH của 17 tỉnh thành gồm: Đồng Nai,
Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà
Nẳng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam,
Hà Nội. Ngày 19/7/2010 bà dừng lại ở Thủ Đô Hà Nội để tổ chức triển lãm lần thứ 1 về ký họa
chân dung mẹ VNAH tại Nhà Bảo tàng PN TW số 36 Lý Thường Kiệt nhân kỷ niệm ngày
Thương binh liệt sĩ 27/7/2010 với 110 ký họa trong 230 ký họa của 17 tỉnh thành bà đã đi qua.
Ngày 2/8/2010 bà đi trở về phương Nam, đến Đà Nẳng thì rẻ qua đường Hồ Chí Minh để đi
qua các tỉnh Tây Nguyên vẽ các mẹ ở 6 tỉnh Tây Nguyên và Miền Đông Nam bộ gồm: Kon
Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Bình Dương và về đến Tp. HCM ngày
19/8/2010 kết thúc chiến dịch 1. Vẽ được 248 mẹ.
Ngày 24/8/2010 vào chiến dịch 2 bà vẽ các mẹ tại Tại Tp. HCM. Ngày 5/10/2010 bà dừng
vẽ để tổ chức triển làm lần 2 tại Bảo tàng PN Nam bộ với 138 ký họa và tranh sơn dầu chân
dung mẹ VNAH nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp PNVN 20/10/2010. Ngày

2/11/2010 tiếp tục chiến dịch 2 bà đi theo tuyến QL1A để về vẽ các tỉnh miền Tây gồm 5 tỉnh:
Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Ngày 14/1/2011 kết thúc chiến dịch 2.
Cộng cả chiến dịch 1 là 390 mẹ.
Ngày 21/2/2011 bà đi trở lại các tỉnh miền Tây gồm: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng
Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang là hết 13 tỉnh miền Tây.Vẫn trong chiến
dịch 3 bà đi hướng miền Đông gồm: Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng. Ngày
23/5/2011 bà theo QL1 vượt ra phương Bắc lần 2 để đi các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc
và các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng gồm 22 tỉnh thành: Hòa Bình,Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tp. Hải Phòng, Thái
Bình, Nam Định, Hưng Yên.
17


Kết thúc lộ trình đã đi xuyên qua 63 tỉnh thành cả nước ( tỉnh Lào Cai không còn mẹ
VNAH) vẽ được 555 mẹ VNAH.
3.

Bà Nguyễn Hướng Dương,
Năm 1996, ở tuổi 25, nhiều triển vọng về tương lai, tôi bị một tai nạn giao thông kinh hoàng
Giám đốc Quỹ từ thiện Sách làm dập nát và phải cưa cụt hai chân dưới gối, tôi sa vào tuyệt vọng. Nhưng rồi, với nghị lực,
nói cho người mù Thành phố với nhân sinh quan “tàn mà không phế”, thay vì tìm hạnh phúc cho mình bằng con đường bình
Hồ Chí Minh
thường, tôi đi tìm hạnh phúc bằng con đường phục vụ tha nhân.
Điện thoại: Cô Hướng Dương:
Năm 1998, sau khi đi được trên đôi chân giả, tôi nhờ mẹ tôi đưa tôi đến Trường phổ thông
0908.19.32.37
đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu tại TP.Hồ Chí Minh, trường nuôi dạy các trẻ em mù lòa đến từ
các tỉnh thành. Với kinh nghiệm từ thời thiếu nhi, tôi đã từng là cộng tác viên cho Đài truyền
hình và Đài phát thanh TP.Hồ Chí Minh trong chương trình thiếu nhi, tôi bắt đầu đọc sách nói,

thu âm vào băng cassette rồi nhà trường mở băng cho các em nghe, các em rất thích thú.
Nhìn các em mù ở trường Nguyễn Đình Chiểu khao khát và say sưa nghe sách nói, tôi liên
tưởng đến các em mù ở các cơ sở nuôi dạy khác, liên tưởng đến người mù trong cả nước cũng
khao khát sách nói như vậy, tôi quyết tâm thành lập THƯ VIỆN SÁCH NÓI DÀNH CHO
NGƯỜI MÙ (sau đây gọi tắt là THƯ VIỆN SÁCH NÓI, viết tắt là TVSN). Đây là Thư Viện
duy nhất tại Việt Nam phục vụ miễn phí sách nói cho khoảng 2 triệu người mù lòa trong cả
nước đã tồn tại và phát triển trong 17 năm qua (1998 – 2015).
Phát triển Thư Viện Sách Nói: Ban đầu, TVSN mới phục vụ được các em học sinh mù ở
trường mù Nguyễn Đình Chiểu và các cơ sở nuôi dạy các em mù và Hội người mù tại TP.Hồ
Chí Minh. Sau đó, tiếng lành đồn xa, các cơ sở dạy trẻ em mù và Hội người mù ở các tỉnh khác
lần lượt yêu cầu TVSN phục vụ và TVSN đã “phủ sóng” tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Đến nay, TVSN đã phục vụ được 95 đơn vị Hội người mù và các trường mù, các mái ấm nuôi
dạy trẻ em mù.
Không những phát triển theo chiều rộng, TVSN còn phát triển theo chiều sâu, càng ngày
càng có thêm nhiều chương trình hoạt động phục vụ cho người mù, nhất là các em học sinh và
sinh viên mù. Đến nay đã có 6 chương trình hoạt động được tóm tắt như sau .
Chương trình làm sách nói: Đã thu âm được 1.462 tựa sách in, in sang ra phục vụ miễn phí
306.701 băng cassette và đĩa CD-Mp3 sách nói cho 95 đơn vị trường mù, mái ấm, Hội người
18


mù cả nước với số tiền 4.582.443.000 đ, gồm các thể loại: lịch sử, văn hoá, văn học, khoa học,
y học thường thức, sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, giáo trình cao đẳng và đại học .Đã đưa
lên mạng sách nói online (sachnoionline.com) 1.000 tựa sách, đã có 16 triệu 500 ngàn người
truy cập.
Chương trình “Học bổng Ánh Sen” cho học sinh mù: Từ năm 2001 đến 2014 (14 năm),
TVSN đã vận động được 1.525 suất học bổng cho học sinh nghèo ở các trường mù và cơ sở
nuôi dạy các em mù tại TP.Hồ Chí Minh (đa số các em đến từ khắp các tỉnh, thành khác), mỗi
suất học bổng là 1.500.000 đ. Chương trình này có nhiều ân nhân đóng góp gồm các cụ hưu trí,
học sinh, CBCNV, công ty, doanh nghiệp, Việt kiều… Chương trình này đã vận động được số

tiền gần 2 tỷ đồng.
Chương trình “Học bổng Hướng Dương” dành cho sinh viên mù: Từ năm 2000 đến
2014 (15 năm), TVSN đã vận động được 542 suất học bổng, mỗi suất 5 triệu đồng cho các sinh
viên mù đang theo học cao đẳng, đại học và sau đại học, đến nay đã có 175 sinh viên, trong đó
có 105 sinh viên đã tốt nghiệp, có 3 em đậu thạc sĩ.
Ngoài ra, mỗi sinh viên học giỏi còn được tặng 1 laptop trị giá 7 triệu đồng. Chương trình
này do một nhà tài trợ duy nhất là ông Phạm Đức Trung Kiên – Chủ tịch Qũy Từ Thiện Việt
Nam, với số tiền tổng cộng là 3.400.970.000 đ.
Chương trình “Thắp Sáng Niềm Tin” đi du lịch biển: Từ năm 2004 đến 2014 (11 năm),
TVSN đã vận động được ông Võ Anh Tài – Tổng giám đốc Công ty dịch vụ lữ hành
Saigontourist tổ chức và tài trợ cho các em đi du lịch biển hàng năm. Đã có 4.335 lượt em được
đi du lịch, chi phí trên 1.5 tỷ.
Chương trình “giải cờ vua” cho sinh viên, học sinh mù: Từ năm 2011 đến năm 2014 (4
năm), TVSN đã tổ chức mỗi năm một cuộc thi đấu cờ vua, có giải thưởng huy chương vàng,
bạc, đồng cho các em sinh viên, học sinh mù tại TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bến
Tre, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… Số tiền tổ chức thi đấu 4 năm qua là 230.702.000 đ.
Chương trình “Sưởi Ấm Niềm Tin” khám sức khỏe cho sinh viên, học sinh mù:
Chương trình này mới bắt đầu từ năm 2013 và 2014, tổng cộng có 1.363 học sinh và thầy cô
giáo đang dạy tại các trường mù. Chương trình này do bác sĩ Hồ Hoàng Tuấn – Trưởng đoàn
19


bác sĩ Tâm Việt, thực hiện khám bệnh và phát thuốc miễn phí.
Công việc cụ thể của Nguyễn Hướng Dương: TVSN được hình thành và phát triển như
trên là nhờ sự giúp đỡ đầy lòng nhân ái của quý vị ân nhân, sự tận tình của anh chị em tình
nguyện viên đọc sách nói, sự chỉ đạo của Hội đồng quản lý Qũy Từ Thiện Sách Nói Cho Người
Mù, sự cộng tác của các nhân viên Thư Viện. Riêng bản thân tôi, Nguyễn Hướng Dương, với
vai trò giám đốc Thư Viện Sách Nói Dành Cho Người Mù. Ngoài việc góp phần vào thành tích
chung của Thư Viện Sách Nói, tôi tập trung vào các công việc cụ thể như sau:
Sáng lập Thư Viện Sách Nói, Đọc thu âm sách nói và vận động các tình nguyện viên đến

đọc thu âm sách nói miễn phí cho Thư Viện để phục vụ người mù:
Về việc đọc thu âm sách nói, tôi là người đọc đầu tiên và giữ vai trò chính, vừa đọc vừa
kiêm mix nhạc, nhưng một mình tôi không đáp ứng nổi nhu cầu sách nói của người mù, tôi
nghĩ đến hình thành một đội ngũ đọc sách nói.
Trong 16 năm qua, tôi đã vận động được một đội ngũ tình nguyện viên 40 người, có người
đọc từng giai đoạn, có người đọc thường xuyên. Hiện nay có 25 người đọc thường xuyên 2 hay
3 buổi trong tuần một cách say sưa mà không nhận một khoản thù lao nào cả.
Trong những năm đầu tiên, một mình tôi vừa đọc thu âm, vừa điều khiển máy thu âm, vừa
mix nhạc và điều khiển máy cho các anh chị đọc.
Vận động ân nhân tài trợ cho Thư Viện: Trong 16 năm qua, để thực hiện các chương
trình nói trên, tôi đã phải vận động tài chánh cho từng chương trình. Những năm đầu, nhu cầu
ngân sách không nhiều, nhưng những năm gần đây nhu cầu nghe sách nói của người mù càng
nhiều nhất là đọc bài học cho sinh viên, học sinh nên số lượng băng cassette và CD để làm sách
nói càng tăng.
Mặt khác, qua các phương tiện truyền thông đại chúng, tôi trở thành người có ích cho xã
hội thì nhiều người, nhiều tổ chức, doanh nghiệp… cũng tìm đến Thư Viện để tài trợ. Những
ân nhân tiêu biểu ủng hộ trong thời gian đầu, từ đó số lượng ân nhân ngày một tăng từ cá nhân
đến công ty, doanh nghiệp đến các tổ chức xã hội ở trong và ngoài nước. Số lượt ân nhân đóng
góp cho các chương trình đến nay là 1.868 lượt người và công ty…
Đặc biệt, khi tôi trình bày nguyện vọng cần có một trụ sở ổn định lâu dài cho Thư Viện
20


Sách Nói lên Thành Ủy và Ủy Ban Nhân Dân TP.Hồ Chí Minh thì đã được lãnh đạo TP xét cấp
một căn nhà cấp 4 tại số 18 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TPHCM. Qũy Từ Thiện Sách Nói Cho
Người Mù đang xin giấy phép và vận động tài chánh để xây dựng trụ sở cho Thư Viện Sách
Nói khang trang và đủ điều kiện hoạt động phục vụ theo nhu cầu của người mù.
Vận động thành lập “Qũy Từ Thiện Sách Nói Cho Người Mù”:
Ban đầu TVSN trực thuộc Hội Phụ Nữ Từ Thiện TP.HCM. Tại Hội chỉ có được 1 phòng
thu và 1 phòng làm việc nên không đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thư Viện Sách Nói.

Đến năm 2010, khi TVSN đã phát triển lớn mạnh với nhiều chương trình hoạt động, tôi thấy
TVSN cần thành lập “QUỸ TỪ THIỆN SÁCH NÓI CHO NGƯỜI MÙ” để bảo trợ cho TVSN.
Nhiều ân nhân đã đóng góp tinh thần và vật chất cho Thư Viện Sách Nói sẵn sàng đứng ra
thành lập ban quản lý, làm hồ sơ xin phép thành lập Qũy và đã được Ủy Ban Nhân Dân
TPHCM cấp giấy phép thành lập Tôi được Hội đồng quản lý Qũy phân công làm giám đốc
Thư Viện Sách Nói Dành Cho Người Mù kiêm giám đốc Qũy.
Với những việc làm của tôi như trên, góp phần làm nên thành quả Thư Viện Sách Nói Dành
Cho Người Mù, tôi đã nhận được tình cảm thân thương và trìu mến của các em học sinh mù,
nhận được nụ cười hy vọng của các em sinh viên mù mà Thư Viện góp phần cho các em có thể
bước chân vào các trường cao đẳng, đại học và cao học “…Sách nói theo người mù đến
trường, sách nói theo người mù đi vào giấc ngủ, sách nói cùng người mù vui chơi, giải trí”
4.

Bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng
Từ khi thành lập đến nay, PNJ đã đạt được những thành tích đáng kể, uy tín thương hiệu
Giám đốc Công ty Cổ Phần ngày càng được khẳng định trên thị trường… Từ năm 2004, Công ty chuyển qua hoạt động
Vàng, Bạc, Đá quý Phú dưới hình thức công ty cổ phần, doanh thu lợi nhuận và quy mô hoạt động đều đạt vượt các chỉ
Nhuận (PNJ)
tiêu, kế hoạch đề ra. Để đạt được điều này là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của tập thể và
bản thân cụ thể qua từng nhiệm vụ như sau:
Điện thoại: 0903.90.65.76
Năm 1988, khi được giao nhiệm vụ Cửa hàng trưởng Cửa hàng Vàng bạc Đá quý Phú
Nhuận, tiền thân của PNJ ngày nay, bản thân đã có những bước đi táo bạo, đột phá trong giai
đoạn đầu điều hành doanh nghiệp như áp dụng phương pháp kinh doanh mới kết hợp mô hình
quản lý nhà nước với mô hình kinh doanh linh hoạt của tư nhân, tự lực tự cường trong xây
dựng sản xuất và xây dựng nguồn nhân lực, tập hợp đội ngũ nghệ nhân, khôi phục sản xuất
song song với việc phát triển kinh doanh, chủ động tìm tòi, học hỏi công nghệ sản xuất nữ
21



trang công nghiệp từ nước ngoài nhằm xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất theo hướng công
nghiệp hóa.
Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, bản thân luôn nỗ lực đề ra những sáng tạo, cải tiến
đưa công ty vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt với những biến động của nền kinh tế trong
những năm gần đây: Luôn giữ chữ Tín, cam kết chất lượng vàng theo đúng tiêu chuẩn được
công bố; Thực hiện dự án tái cấu trúc toàn công ty và định hướng chiến lược kinh doanh cốt
lõi vàng trang sức; Chú trọng các sáng kiến cải tiến hệ thống phân phối và đề ra các giải pháp
giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm…
Bên cạnh đó, luôn chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, đưa sản phẩm
của công ty đến các kỳ hội chợ, triển lãm quốc tế nhằm giới thiệu thương hiệu quốc gia, khẳng
định chất lượng sản phẩm Việt Nam đến các thị trường lớn trên thế giới, góp phần xây dựng
ngành kim hoàn Việt Nam ngày càng phát triển.
Thành tích nổi bật là từ năm 2008 đến 2012 đã lãnh đạo Công ty đạt tốc độ tăng trưởng về
lợi nhuận và nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước. Quy mô doanh nghiệp mở rộng lên
gần 2.500 người, thu nhập bình quân sau năm năm (từ năm 2008 – 2012) tăng gấp hai lần,
mạng lưới phân phối bán lẻ phát triển trên phạm vi cả nước với 172 điểm bán hàng.
a. Hoạt động quản trị, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Là người đứng đầu doanh nghiệp, bản thân luôn xác định xây dựng một tập thể vững mạnh,
lấy con người làm trọng tâm, chú trọng công tác đào tạo, thu hút nhân tài, áp dụng các phương
pháp đánh giá thành tích (KPI), làm việc với các chuyên gia tư vấn nhân sự để xây dựng hệ
thống chính sách lương 3P, cải tiến chế độ đãi ngộ. Bản thân cũng thường xuyên mời các
chuyên gia ngành bán lẻ nữ trang có uy tín trên thế giới về giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho
đội ngũ quản lý cấp cao, khuyến khích đầu tư trang thiết bị giảng dạy. Dự kiến năm 2015
thành lập Trung tâm đào tạo PNJ.
Điều tự hào lớn nhất qua suốt 26 năm điều hành PNJ chính là đã hun đúc và xây dưng một
đội ngũ “Người PNJ” luôn trung với công ty, nghĩa với đồng nghiệp trong một nền văn hóa
“Mái nhà chung”, văn hóa ấy được phát triển dựa trên nền tảng của 5 giá trị cốt lõi chính là:
Trách nhiệm, Trung thực, Chất lượng, Sáng tạo và Đổi mới. Bản thân luôn ý thức rất cao trong
22



việc chăm chút các hoạt động để phát triển văn hóa doanh nghiệp có một bản sắc rất riêng, kết
hợp truyền thống “văn hóa đại gia đình” của dân tộc cùng các chuẩn mực văn hóa hiện đại
thân thiện với người lao động, mà trong đó tiêu biểu điển hình là các hoạt động hàng năm như
Ngày hội gia đình trên quy mô toàn công ty; Các hoạt động xây dựng tinh thần gắn kết, tự hào
về thương hiệu, về doanh nghiệp, các hội thảo chuyên đề giao lưu giữa các thế hệ trong công
ty… Duy trì, ban hành triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ về vật chất, tinh thần
cùng các hoạt động nội bộ gắn kết mỗi cá nhân trong công ty.
Trong suốt 26 năm xây dựng và điều hành công ty, bản thân luôn đề cao triết lý kinh doanh
“Đặt lợi ích khách hàng, xã hội vào lợi ích của doanh nghiệp”, qua đó luôn quyết tâm duy trì
và phát triển các hoạt động xã hội, cộng đồng như một truyền thống của công ty. Bản thân
thường xuyên dành thời gian chỉ đạo và tham gia tích cực các hoạt động phong trào “Đền ơn
đáp nghĩa”, tham gia tích cực công tác xã hội, vận động kêu gọi CB-CNV PNJ thể hiện tinh
thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ cấp thiết và kịp thời cho đồng bào bị
thiên tai, hỏa hoạn, tham gia các chương trình vận động ủng hộ người nghèo của Quận và
Thành phố.
Đặc biệt quan tâm đến công tác xã hội từ thiện, bản thân là ủy viên BCH Hội Bảo trợ bệnh
nhân nghèo TPHCM, Chủ tịch Quỹ Từ thiện PNJ đã tham gia đóng góp cho Hội Bảo trợ bệnh
nhân nghèo Thành phố cũng như trực tiếp tổ chức các chuyến công tác từ thiện về vùng sâu
vùng xa xa; luôn động viên CBCNV cùng tham gia hiến máu nhân đạo. Đồng thời, tham gia
tích cực vào các hoạt động từ thiện của các tổ chức xã hội khác, ngoài ra bản thân và gia đình
trực tiếp tài trợ các hoạt động từ thiện tại địa phương và quê hương, hàng năm đều phát động
các chương trình đóng góp cho các trường hợp khó khăn.
Bản thân cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, chăm lo, ươm mầm cho tài năng trẻ,
luôn duy trì trao học bổng định kỳ hàng năm, tặng quà cho học sinh nghèo, học sinh vùng sâu
vùng xa, phê duyệt các kế hoạch tài trợ, tìm kiếm và phát triển tài năng trong các trường đại
học.

23




×