Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Bài giảng chương 2 giáo dục và sự phát triển nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.94 KB, 17 trang )

KÍNH CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
Click to edit Master text styles
Second level
Third level
Fourth level
Fifth level


CHƯƠNG 2:
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Nội dung bài học:
1. Khái niệm về sự phát triển nhân cách
2. Nhân cách con người Việt Nam truyền thống và hiện
đại
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách
4. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự phát triển nhân
cách


I. Khái niệm về sự phát triển nhân cách
1. Nhân cách
•. Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân,qui
định bản sắc và giá trị xã hội của con người.
2. Sự phát triển nhân cách
.Phát triển:
.Là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp.
.Là quá trình tích lũy dần về lượng, dẫn đến sự thay đổi về chất.
.Là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.



 Sự phát triển nhân cách:
Là sự phát triển cả về mặt thể chất, tâm lí và xã
hội của mỗi cá nhân. Trong đó:
Phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng và
thay đổi về chất của cơ thể như chiều cao, cân năng,
cơ bắp và sự hoàn thiện các giác quan…
Phát triển về mặt tâm lý: quá trình nhận thức, tình
cảm, ý chí, nhu cầu, nếp sống, ý chí…ở sự hình
thành các thuộc tính mới của nhân cách.
Phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở những biến đổi
trong cư xử với những người xung quanh, trong việc
tích cực tham gia vào đời sống xã hội…


II. Nhân cách con người Việt Nam truyền
thống và hiện đại
1. Con người Việt Nam truyền thống:
Truyền thống: là cái ổn định, trường tồn, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Biểu hiện qua các điểm sau:
a. Lòng yêu nước:
.
Nguồn gốc:
.Lòng yêu thương gia đình, quê hương, làng bản, rồi dần mợ rộng ra cả
nước.
.
Những anh hùng tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Hai Bà
Trưng,…
.
Thể hiện:

.
Thực hiện nhiệm vụ do chính quyền trung ương qui định, hương ước, lệ
làng…
.
Đấu tranh chống ngoại xâm, chiến thắng nhiều kẻ thù lớn mạnh.


II. Nhân cách con người Việt Nam truyền
thống và hiện đại
b. Tinh thần đoàn kết:
.
Nguồn gốc: dân tộc Việt Nam đều cho mình
là con rồng cháu tiên do một mẹ sinh ra.
.
Thể hiện:
.
Đoàn kết chồng thiên tai
.
Việt Nam có nhiều tôn giáo, dân tộc nhưng
trong lịch sử chưa hề có chiến tranh dân tộc,
tôn giáo.
c. Lòng nhân ái:
.
Nguồn gốc: có quan hệ mật thiết với Phật
giáo, Nho giáo.


II. Nhân cách con người Việt Nam truyền
thống và hiện đại
d. Hiếu học:

.
Nguồn gốc: ảnh hưởng từ Nho giáo
.
Thể hiện: gia đình Việt Nam coi trọng sự học

Trong hiện tại, hiếu học là một di sản quý báu của
dân tộc giúp ta hội nhập thành công.
e. Các truyền thống khác:
.
Cần cù, chịu khó, giỏi chịu đựng, vượt gian khổ
.
Tiết kiệm, giản dị
.
Sáng tạo, linh hoạt
.
Tự lập, tự cường
.
Dũng cảm, bất khuất
.
Mềm dẻo, cởi mở, lạc quan, yêu đời…


II. Nhân cách con người Việt Nam truyền
thống và hiện đại
2. Con người Việt Nam hiện đại:
a. Về lòng yêu nước:
•. Trước: thể hiện qua tinh thần anh dũng
chống ngoại xâm
•. Nay: được thể hiện trước hết ở việc nổ
lực thực hiện lí tưởng “dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” được cụ thể hóa trong các mục
tiêu, nhiệm vụ. Ta làm giàu đất nước
bằng sự dụng khoa học kĩ thuật, phát
huy tinh thần sáng tạo, tự lực, tự cường.


II. Nhân cách con người Việt Nam truyền
thống và hiện đại
b. Về tinh thần hiếu học:
.
Lớp trẻ vẫn kế thừa truyền thống hiếu học của cha anh, nhạy bén, nhanh
chóng điều chỉnh định hường giá trị của mình cho phù hợp với điều kiện đổi
mới: chấp nhận cạnh tranh, rủi ro, mạo hiểm, chấp nhận những điều kiện
hòa nhập, đổi mới.
.
Tuy nhiên cần khắc phục những tình trạng sau:
.
Tham nhũng đang là quốc nạn, tệ nạn ma túy, mại dâm
.
Thiếu ý thức tổ chức kỉ luật
.
Tư tưởng sùng ngoại, bắt chước lối sống xa hoa.
c. Về tinh thần đoàn kết: tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
e. Về lòng nhân ái: trong môi trường toàn cầu hóa thì lòng nhân ái được mở
rộng ra hơn từ đó tạo ra thế giới hòa bình, hạnh phúc, văn minh.


III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát

triển nhân cách
1. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách
.Khái niệm
.Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định, giống với
cha mẹ; là sự truyền lại từ cha mẹ đến con những phẩm chất và đặc điểm nhất
định đã được ghi lại trong cấu trúc gen.
.Bẩm sinh là những thuộc tính sinh học khi sinh ra đã có.
.Di truyền là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách con người, những
khả năng của trẻ có hiện thực hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện
sống và giáo dục của người đó.
.Nhà giáo dục cần phải khai thác những tư chất và những năng lực vốn có của
trẻ, phải xác định phương hướng và tính chất của những khuynh hướng đó,
những đặc điểm của những say mê, những khuynh hướng và hứng thú của trẻ.
•.


III. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách
2. Vai trò của môi trường đối với sự hình thành nhân cách
.
Khái niệm:
.
Môi trường là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, các điều
kiện tự nhiên và xã hội. Bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội.
.
Trong sự hình thành và phát triển nhân cách có sự tác động qua lại giữa
hoàn cảnh và tính tích cực của cá nhân.
.
Môi trường là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách.



IV. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự phát
triển nhân cách
1. Những tác động của giáo duc đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
.
Giáo dục là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân
cách khác: tác động của người giáo dục đến người được giáo dục.
.
Tác động của giáo dục đến những nhân cách có những đặc trưng:
.
Nó mang tính mục đích, tính chủ thể và tính mục đích cao.
.
Nó được thực hiện do những người được đào tạo và phân công
chuyên trách.
.
Nếu mục đích xây dựng xã hội phù hợp với mục đích giáo dục thì sự
hình thành và phát triển nhân cách sẽ toàn diện.


IV. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự phát
triển nhân cách
2. Mối quan hệ giữa giáo dục và tính tích cực
cá nhân trong sự phát triển nhân cách.
.Thông qua các loại hình tích cực tự giác
của người học mà nhân cách người học được
hình thành và phát triển, tác động của nhả giáo
dục chủ yếu được thực hiện dưới các dạng: tổ
chức, chỉ dẫn, điều khiển,…



3. Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách.
.Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách vì:
.Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng của sự hình thành và
phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt nó.
.Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà những nhân tố
khac không thể có được.
.Giáo dục có tầm quan trọng đối với người khuyết tật, nó có thể
bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra.
.Giáo dục có ảnh hưởng tích cực và cũng gây ra những tiêu cực
trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
.Giáo dục có thể đi trước đón đầu và thúc đẩy sự phát triển
nhân cách.
.Như vậy, giáo dục định hướng cho sự phát triển nhân cách
đồng thời thúc đẩy và phát triển nhân cách theo định hướng đó
tuy nhiên giáo dục không phải là vạn năng.


IV. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự
phát triển nhân cách
3. Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách.
.Phải phát huy triệt để những điều kiện bên trong, những
năng khiếu, sức mạnh trí tuệ và sức mạnh nhận thức.
.Cần làm cho người học ý thức và chấp nhận những yêu cầu
của nhà giáo dục như là nhu cầu, nguyện vọng của chính
mình để từ đó có thể tự lập kế hoạch để tự học, tự rèn luyện,

tự đề ra mục tiêu phấn đấu.
.Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với những tác động của môi
trường xã hội và di truyền để hình thành và phát triển nhân
cách.


IV. Vai trò chủ đạo của giáo dục trong sự phát
triển nhân cách
4. Mối tương quan giữa di truyền, môi trường và giáo dục trong sự
hình thành và phát triển nhân cách
.
Các nhân tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ và hoàn
thiện nhau giúp nhân cách phát triển toàn diện.Trong đó:
.
Di truyền là tiền đề cho sự phát triển nhân cách.
.
Môi trường là nguồn gốc, là điều kiện của sự phát triển nhân cách.
.
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
.
Hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách.
•.


XIN CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE




×