Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÌM HIỂU CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH, CA NHÂN, KINH TẾ VÀ NHÀ Ở PHƯỜNG KIM LONG THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.53 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HUẾ
BỘ MÔN: DỊCH TỄ- Y TẾ CÔNG CỘNG

- - -  - - -

TÌM HIỂU CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH,
CÁ NHÂN, KINH TẾ VÀ NHÀ Ở PHƯỜNG KIM
LONG THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm sinh viên:

BỘ MÔN DỊCH TỄ, Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN DUY THẮNG

ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGUYỄN TRI NHẤT
TRƯƠNG THỊ Ý NHI
NGUYỄN VÕ Ý NHƯ
TRƯƠNG THỊ KIM OANH
MAI XUÂN PHÚ
NGÔ THỊ PHƯƠNG THẢO
LỚP: Y4E

NĂM HỌC: 2015-2016


ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong xã hội hiện nay, nhà ở không chỉ là tài sản lớn, có giá trị của mỗi hộ
gia đình, cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng thể hiện trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như nền văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi dân
tộc, của từng vùng miền. Vì vậy công tác xóa nhà tạm luôn được nhà nước quan
tâm đấy mạnh.Điều kiện sinh hoạt của người dân đang đươc cải thiện:46,6% hộ gia
đình sống trong nhà kiên cố, 43,7% hộ sống trong nhà bán kiên cố, 5,9% hộ có nhà
đơn sơ. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của cả nước là 20,6 m 2/người – 23,0
m2/người tại khu vực thành thị và 19,5 m2/người tại nông thông [1] Nhà ở có tính
kinh tế, tính xã hội sâu sắc, vì vậy phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu cơ
bản của nhân dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh
quan và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mỗi khu vực, mỗi quốc gia.... Sự phát triển
nhà ở cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế chung của đất nước và gián tiếp tạo nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, góp phần thực hiện có kết quả chính sách kích cầu của Chính phủ
Những diễn biến gần đây đã có những dấu hiện tích cực cho thấy sự khởi
sắc trong hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Tăng trưởng GDP đạt 7% trong quý IV
năm 2014, góp phần đưa tỷ lệ tăng trưởng cả năm lên mức 6% - tốc độ tăng nhanh
nhất kể từ 2011. Sự khởi sắc trong nền kinh tế được dẫn dắt bởi các ngành nông
nghiệp và chế tạo. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 6%, cao hơn một chút so với năm
2013. Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dưới mức tiềm năng, do những cải cách
cơ cấu diễn ra , đặc biệt trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.[2]
Trên cơ sở triển khai đồng bộ có hiệu quả các chính sách, chương trình giảm
nghèo, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8-2%/năm (từ 7,8%
xuống còn 5,8-6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân
5%/năm (từ 38,20% năm 2013 xuống còn 33,20% năm 2014), đảm bảo theo kế
hoạch đầu năm.[3]
Tổng cục Thống kê (GSO) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt
Nam công bố các kết quả chủ yếu của Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) tại
thời điểm 1-4-2014. Theo đó, dân số Việt Nam đạt 90.493.352 người [4 ], đứng thứ
14 trên thế giới [5 ] Trong số này có hơn 44,6 triệu nam giới, chiếm 49,3%, và
45,8 triệu nữ giới, chiếm 50,7%.[4 ]



Chính vì các yếu tố trên, nên vấn đề quan tâm đến xây dựng và phát triển
nhà ở luôn được thể hiện trong chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn - dài hạn
của chính quyền các địa phương và thành phố hiện nay.Để có được một cái nhìn cụ
thể hơn về đặc trưng cũng như mối tương quan giữa cá nhân, hộ gia đình, nhà ở và
kinh tế, từ đó có thái độ và phương pháp xử lý thích hợp và đúng đắn, chúng em đã
chọn và thực hiện đề tài : “ TÌM HIỂU CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ HỘ GIA
ĐÌNH,CÁ NHÂN, KINH TẾ VÀ NHÀ Ở Ở PHƯỜNG HƯƠNG LONG,
THÀNH PHỐ HUẾ” . Với các mục tiêu sau :Tìm hiểu các đặc trưng về hộ gia
đình, cá nhân, nhà ở, kinh tế.
1.Tìm hiểu các đặc trưng về hộ gia đình- cá nhân kinh tế- nhà ở tạị các
hộ gia đình phường Hương Long thành phố Huế.
2.Xác định mối tương quan giữa số nhân khẩu trong mỗi hộ gia đình,
nghề nghiệp,kinh tế hộ gia đình , loại nhà ở với nhau.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hộ gia đình ở Phường Hương Long – TP Huế.
2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Hộ gia đình tại phường Hương Long;
-Những người dân hoàn toàn tỉnh táo và đủ độ tuổi (>18 tuổi), là người có khả
năng biết rõ thông tin trong hộ gia đình của mình, đồng ý tham gia và trả lời câu
hỏi.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trư
- Có thái độ không hợp tác;
- Có các vấn đề sức khỏe tâm thần và một số bệnh tâm thần khác.

2.2. Địa điểm nghiên cứu: Phường Hương Long – TP Huế
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu ngang mô tả
2.3.2. Cỡ mẫu:
Chúng tôi chọn p= 0.5 với độ chính xác mong muốn c= 0.05 và mức tin cậy 95%
Dựa vào công thức:
Trong đó:
* n: Cỡ mẫu tối thiểu cần tìm
* p: Ước đoán tỉ lệ ước lượng trong cộng đồng


Giá trị của p có thể biết được nhờ vào kết quả của một nghiên cứu trước đó hoặc
một nghiên cứu tương tự. Trong trường hợp không có số liệu về p
ta có thể sự dụng giá trị p= 0.5. Khi đó tích số p(p-1) sẽ lớn nhất và ta tiến hành với
cỡ mẫu lớn nhất.
* c: khoảng sai lệch mà người nghiên cứu mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu
và tỉ lệ quần thể
* α: Mức ý nghĩa thống kê do người nghiên cứu quy định
* Z2 α/2 : Giá trị nhận được từ bảng Z tương ứng với α
Ta tính được:
n = 1,962 0,5. (1 – 0,5) = 384 0,052
n = 384 là cỡ mẫu tối thiểu hợp lí; để loại bỏ sai số và các trường hợp mất dữ liệu,
vậy chúng tôi chọn cỡ mẫu nghiên cứu cho đề tài là 510 mẫu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
2.3.4. Kỹ thuật thu thập thông tin:
* Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
* Quan sát của điều tra viên
2.3.5. Các biến số cần thu thập:
* Tỷ lệ nam nữ của người dân trong vùng
* Độ tuổi của người dân trong vùng

* Nghề nghiệp của người dân trong vùng
* Trình độ học vấn của người dân trong vùng
* Loại nhà ở của các hộ gia đình
* Tổng diện tích nhà


* Đồ dùng trong gia đình
* Xếp loại kinh tế gia đình
2.4. Thời gian nghiên cứu: Từ 29/9/2015 đến 11/10/2015
2.5. Phương pháp xử lí số liệu: Test χ2 để phân tích các mối liên quan
với độ tự do là 1
* Dùng phương pháp thống kê toán học để tính kết quả nghiên cứu
* Sử dụng bảng tính và biểu đồ để thể hiện các tỉ lệ


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các đặc trưng cá nhân, hộ gia đình
1.1. Giới tính chủ hộ
Bảng 1: Phân bố giới tính chủ hộ
Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

233

45,69


Nữ

277

54,31

Tổng cộng

510

100,00

Biểu đồ 1: Phân bố giới tính chủ hộ
Nhận xét: Trong tổng số người được phỏng vấn, tỉ lệ nam-nữ tương đương
nhau; chênh lệch tỉ lệ nam- nữ thấp < 10%.


1.2. Nghề nghiệp
Bảng 2: Tình hình việc làm
Nghề nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ %

Cán bộ
Thủ công nghiệp
Buôn bán
Nội trợ

Nông dân
Khác
Tổng cộng

43
78
55
26
285
23
510

8,43
15,29
10,78
5,10
55,88
4,51
100,00

Nhận xét : Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất( hơn 50%). Các
ngành còn lại chiếm tỉ lệ từ cao đến thấp : thủ công nghiệp, buôn bán, cán bộ;
một bộ phận nhỏ là nội trợ và các ngành khác (~ 10%).


1.3. Trình độ học vấn
Bảng 3: Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Số lượng


Tỷ lệ %

Cao đẳng - Đại học

62

12,16

THCS

174

34,12

THPT

152

29,80

Tiểu học, dưới tiểu học

122

23,92

Tổng cộng

510


100,00

Nhận xét: Đa số người đại diện hộ gia đình có trình độ THPT,CĐ- ĐH(42,6%), bên
cạnh đó người có trình độ thấp tiểu học và dưới tiểu học vẫn còn cao ~ 25%.


1.4 Nhân khẩu
Bảng4: Tình hình nhân khẩu
Số người

Số lượng

Tỷ lệ %

1 người

24

4,71

2 đến 6 người

446

87,45

> 6 người

40


7,84

Tổng cộng

510

100,00

Nhận xét: Đa số nhân khẩu các hộ gia đình thuộc nhóm 2-6 người. Nhóm 1 người
và nhiều hơn 6 người chiếm 12,55%


2. Đặc trưng về Nhà ở - Kinh tế
2.1. Loại nhà ở
Bảng 5: Tình hình nhà ở
Loại nhà ở

Số lượng

Tỷ lệ %

Mái bằng

83

16,27

Nhà lợp tôn, tường xây


421

82,55

Nhà lợp tôn, vách tre

6

1,18

Nhà tạm

0

0,00

Tổng cộng

510

100,00

Nhận xét: Hầu hết các hộ gia đình đều ở nhà lợp tôn, tường xây (>80%), tiếp
đến là nhà mái bằng, vẫn còn tỉ lệ nhỏ ở nhà lợp tôn-vách tre (<1,5%) và không
có nhà tạm.


2.2.

Tổng diện tích nhà

Bảng 6: Tổng diện tích nhà ở
Diện tích

Số lượng

Tỷ lệ %

<90

295

57,84

>=90

215

42,16

Tổng cộng

510

100,00

Nhận xét: Hơn 50% hộ gia đình có nhà ở với quy mô nhỏ (<90m 2), tuy nhiên nhà
có diện tích lớn khá cao ( ~40% ).


2.3. Đồ dùng gia đình

Bảng 7: Tình hình sử dụng đồ dùng trong gia đình
Đồ dùng

Số lượng

Tỷ lệ %

Xe máy

454

89,02

Ti vi

481

94,31

Tủ lạnh

312

61,18

Điện thoại
Đồ dùng khác

439
25


86,08
4,90

Tổng cộng

510

Nhận xét: Đa số các hộ gia đình có đầy đủ các đồ dung xe máy, tivi, tủ lạnh, điện
thoại (>60% ), một số ít gia đình còn có đồ dung giá trị khác.


2.4. Xếp loại kinh tế gia đình

TĐHV

KINH TẾ
TRUNG BÌNH
KHÁ
NGHÈO
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%

ĐHCĐ


31

50,00

31

50,00

Khác
169
37,70
Bảng 8: Tình hình kinh tế

279

62,30

Xếp loại

TỔNG

100%
100%

X2=3,44

p=0,07>0,05

Số loại


Tỷ lệ %

Khá

200

39,22

Trung bình

280

54,90

Nghèo

30

5,88

Tổng cộng

510

100,00

Nhận xét: Điều kiện kinh tế các hộ gia đình khá cao với gần 40% hộ có kinh tế
khá, hơn 50% các hộ có kinh tế trung bình và một tỉ lệ nhỏ các hộ vẫn còn kinh
tế nghèo.

3. Các mối liên hệ
3.1

Mối tương quan giữa trình độ học vấn chủ hộ và kinh tế

Bảng 9: Tương quan giữa trình độ học vấn chủ hộ và kinh tế


p= 0,072>0,05
Do đó không có mối tương quan giữa TĐHV chủ hộ và mức kinh tế.


3.2.

Mối tương quan giữa nghề nghiệp và kinh tế
Nhân khẩu

Tổng
X2=0.33
Kinh tế
KHÁ NGHỀTRUNG BÌNH
NGHÈO
TRUNG
BÌNH
KHÁ
Số
Tỷ
lệ
Số
Tỷ lệ

Mức kinh tế
NGHÈO
TỔNG
X2=10,95
lượng Tỷ %
lượn
%lệ
Số
lệ
Số
Tỷ
g
lượng
%
lượng
%
2-6 người
39,70
269
60,30
Cán
Bộ
27177 62,80
16
37,20 100%
100% p=0,587>0,05
p=0,02<0,05
1 hoặc >6
23
35,90

41
64,10 100%
Khác
173
37,00
294
63,00
100%
người
Bảng 10: Tương quan giữa nghề nghiệp và kinh tế
p=0,01<0,05
Do đó có mối tương quan giữa Nghề nghiệp chủ hộ và mức kinh tế.

Biểu đồ 9: tương quan giữa nghề nghiệp và kinh tế
Nhận xét: Có sự chênh lệch giữa mức kinh tế và các nghề nghiệp chủ hộ,
trong đó tỷ lệ hộ khá chiếm tỷ lệ cao ở nhóm cán bộ với >60%. Bên cạnh đó
hộ trung bình – nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (> 60%) ở nhóm nghề khác mà
đa số là nông dân.
3.3. Mối tương quan giữa kinh tế hộ gia đình và số nhân khẩu
Bảng 11: Tương quan giữa kinh tế hộ gia đình và số nhân khẩu

p=0,587>0,05
Do đó không có Mối tương quan giữa kinh tế hộ gia đình và số nhân khẩu.


3.4. Mối tương quan giữa mức kinh tế và loại nhà ở
Bảng 12: Tương quan giữa mức kinh tế và loại nhà ở
Loại nhà ở
Mức kinh tế


Khá – Trung
bình
Nghèo
p=0,043<0,05

Mái bằng +
nhà lợp tôn
tường xây
Số
Tỷ lệ
lượng
%

Nhà lợp tôn
vách tre + nhà
tạm
Số
Tỷ lệ
lượng
%

TỔNG

476

99,20

4

0,80


100%

28

93,30

2

6,70

100%

X2=8,26

p=0,043 <0,05

Do đó có mối tương quan giữa mức kinh tế và loại nhà ở.

Biểu đồ 10: Tương quan giữa mức kinh tế và loại nhà ở
Nhận xét: Tỷ lệ nhà mái bằng, nhà lợp tôn tường xây chiếm tỷ lệ cao ở nhóm
kinh tế khá – trung bình gần 100%, trong khi đó ở nhóm nghèo loại nhà ở chủ
yếu nhà lợp tôn vách tre + nhà tạm vẫn còn chiếm hơn 6%.


BÀN LUẬN- KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
1.BÀN LUẬN:
1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
Qua nghiên cứu 510 hộ gia đìn và đại diện hộ gia đình tại thành phố Huế. Chúng
em nhận thấy có một số đặc điểm sau:

-

Trong số những người đại hiện hộ gia đình mà hầu hết là chủ hộ, tỷ lệ
nam nữ tương đương nhau chênh lệch < 10%.

-

Trình độ học vấn của người đại diện hộ gia đình với tỷ lệ cao trình độ
THCS và THPT (63.92%) . Tuy nhiên vẫn còn gần 25 % người được
phỏng vấn có trình độ tiểu học và dưới tiểu học. Bên cạnh đó tỷ lệ cao
đẳng- đại học > 10%.Trong khảo sát chưa đánh giá được tỉ lệ mù chữ
trong đối tượng được nghiên cứu.

-

Về nghề nghiệp, chiếm đa số là nông dân (55.9%), bên cạnh đó những
ngành nghề như buôn bán, thủ công nghiệp cũng chiếm tỉ lệ tương đối
cao lần lượt là 10.8%; 15.3%. Cán bộ chiếm một tỉ lệ không nhỏ là 8,4%.

-

Đời sống kinh tế của các hộ gia đình cũng khá cao. Cụ thể tỉ lệ hộ gia
đình khá và trung bình lần lượt là 39% và 55%. Tuy nhiên vẫn còn một
bộ phận người dân có mức kinh tế nghèo là 6%.

-

Từ các số liệu điều tra, hầu hết các hộ gia đình đều có những đồ dùng cơ
bản như: xe máy, ti vi. Cụ thể là 89% hộ gia đình có ti vi, 94,2% có xe
máy. Tủ lạnh và điện thoại ít hơn nhưng tỉ lệ cũng tương đối cao ( trên

60% trong tổng số hộ gia đình). Ngoài ra các hộ gia đình còn có thêm các
đồ dùng khác mà chủ yếu là công cụ lao động như máy cày.

-

Đa số nhà ở thuộc loại nhà lợp tôn, tường xây với tỉ lệ 82,6% và không
còn nhà tạm, tuy nhiên tỉ lệ nhà mái bằng còn thấp (16,2%) và một số ít
khoảng 1,2% hộ gia đình có nhà vách tre, lợp tôn.

-

Tổng diện tích nhà ở, nhìn chung chủ yếu là nhà có quy mô nhỏ, với diện
tích nhỏ hơn 90 mét vuông, chiếm tỉ lệ 58%, diện tích lớn hơn 90 mét
vuông chiếm tỉ lệ 42%.

1.2 Các vấn đề nổi trội của khu vực nghiên cứu


Qua nghiên cứu, điều tra tình hình địa phương có một số vấn đề nổi trội như
sau:
Cơ cấu nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao là nông dân. Thủ công nghiệp và buôn
bán vẫn còn thấp, điều này chưa phù với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Kinh tế Việt Nam chủ yếu thuộc diện khá và trung bình, tỉ lệ hộ nghèo thấp
( số liệu 2012 của cả nước tỉ lệ hộ nghèo là 11.2%).
1.3 Kinh tế hộ và gia đình và các yếu tố liên quan
Phát triển kinh tế hộ gia đình là động lực cho sự phát triển của địa phương.
Nó là vấn đề luôn được nhà nước quan tâm, lưu ý. Kinh tế hộ gia đình có vai
trò quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống. Đồng thời cũng có nhiều
nhiều yếu tố tác động một các nhất định đến sự phát triển kinh tế.

Qua điều tra cho thấy có mối tương quan thống kê giữa kinh tế và nghiề
nghiệp. Đối tượng cán bộ chiếm một tỉ lệ lớn nền kinh tế khá và trung bình,
trong khi các đối tượng khác chiếm chủ yếu là mức kinh tế trung bình và
nghèo. Trong đó nông dân chiếm tỉ lệ nghèo cao nhất, điều này chứng tỏ nền
kinh tế nước ta chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển.
Dẫn đến thu nhập thấp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Thương
nghiệp và dịch vụ không phát triển nên không đem lại nhu nhập cao. Số cán
bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định nên sẽ có điều kiện kinh tế khá
giả hơn những ngành khác.
2. KẾT LUẬN:
Trình độ học vấn,đời sống kinh tế tương đối cao. Tuy nhiên vẫn còn một tỉ
lệ nhỏ hộ gia đình vẫn còn có đời sống kinh tế thấp(6%). Kinh tế phát triển
tạo điều kiện cho đời sống từng bước được cải thiện nhà ở ngày càng khan
trang đổi mới xóa tỉ lệ nhà tạm trong địa phương. Bên cạnh đó tỉ lệ nông
nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao. Cơ cấu kinh tế vẫn chưa phát triển theo
hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát triển chưa bền vững.
3. KIẾN NGHỊ:
Nâng cao trình độ học vấn cho người dân. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục.


Khuyến khích người dân vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để
nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để
gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm.
Khuyến khích, giúp đỡ tạo điều kiện để các em được học cao hơn, nâng cao
chất lượng lao động. Đồng thời, tư vấn nghề nghiệp từ khi các em còn ngồi
trên ghế nhà trường để có sự lựa chon ngành nghề phù hợp.
Chính quyền địa phương liên kết các trung tâm hỗ trợ việc làm, giới thiệu,
tạo việc làm cho các em mới ra trường hay còn thất nghiệp.
Kêu gọi các nhà hảo tâm và mọi người địa phương giúp đỡ, làm nhà xây cho

các hộ đang ở nhà tre, lợp tôn
Tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình.


Tài liệu tham khảo:
1.Dân số Việt Nam đã vượt mốc 90 triệu người / 2014/30912/Dan-soViet-Nam-da-vuot-moc-90-trieu-nguoi.aspx
2. Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Nam Á- Thái Bình Dương (Tháng 4
năm 2015)
/>(VNM)%20VNM%20part.pdf
3. Báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về giảm nghèo bền vững 2014
4. Tổng cục thống kê (2014)
/>5. Population by country 2014
o/world-population/population-by-country/



×