Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CÁC ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH - CÁ NHÂN VÀ TÌNH HÌNH BỆNH TẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.63 KB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN DỊCH TỄ
----------

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Đề tài:
CÁC ĐẶC TRƯNG HỘ GIA ĐÌNH - CÁ NHÂN
VÀ TÌNH HÌNH BỆNH TẬT

Giáo viên hướng dẫn
Th.BS. Trần Thị Anh Đào
Th.BS Nguyễn Văn Hòa

Nhóm sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Phan Liên Hải
2. Nguyễn Hữu Tấn
3. Đàm Thị Thanh Tâm
4.
Trần Nguyễn Giao
Tiên
5.
Ngô Thị Tú
6.
Nguyễn Thế Tuấn
7.
Huỳnh Thanh
Tuệ(NT)
8.


Nguyễn Thanh Tùng

HUẾ, 2015


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

MỤC LỤC

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................3
Phần II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........3
1.Đối tượng nghiên cứu.......................................................................3
2.Phương pháp nghiên cứu.................................................................3
Phần III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................7
1.Các đặc trưng hộ gia đình – cá nhân..............................................7
2.Tình hình bệnh tật............................................................................9
3.Các mối liên hệ................................................................................12
PHẦN IV. BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................15
1.Bàn luận..........................................................................................15
2.Kết luận...........................................................................................16
3. Kiến nghị .......................................................................................17
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................19

2


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

I.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt,đời sống nhân
dân không ngừng được nâng cao. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi
ngày càng rõ rệt về xã hội, các đặc trưng về hộ gia đình- cá nhân và tình hình
bệnh tật cũng có những thay đổi nhất định.
Dân số Việt Nam có đến 1/4/2013 ước tính là 89,5 triệu người (tăng
952.131 người so với 1/4/2012), theo xếp hạng dân số Việt Nam đứng thứ 13
trên thế giới và đứng thứ 8 trong khu vực Châu Á. Với mật độ dân số 270
người/km2 vào năm 2013, Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân
số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng
thứ 40 trên thế giới, đứng thứ 16 ở Châu Á và đứng thứ 3 ở khu vực Đông
Nam Á, chỉ sau Xin-ga-po (7.971 người/km 2) và Phi-líp-pin (321 người/km 2).
Theo kết quả điều tra năm 2013, dân số nam chiếm 49,5% và dân số nữ chiếm
50,5% [1]
Việt Nam đã chính thức bước vào thời kì cơ cấu “dân số vàng” [2] , tạo cơ
hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an ninh xã hội, y tế, giáo dục,
việc làm trong tương lai. Cùng với đó, chương trình xóa mù chữ có những
thành tựu nhất định, trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng
cao. Do đó, nhận thức và sự quan tâm của người dân đến sức khỏe và những
vấn đề y tế cũng được cải thiện.
Việt Nam là một nước đang phát triển thuộc nhóm các nước nghèo trên thế
giới, nhưng chính trong thời gian chiến tranh lại có thể tự hào "cả quốc gia là
một đề án chăm sóc sức khỏe ban đầu được thiết kế tốt" [3]. Tuy nhiên vào
khoảng thời gian từ 1975 đến 1985, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài thống
nhất rằng chất lượng chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam bị thấp và sa sút [4].
Ngân sách dành cho y tế thấp, nhân viên y tế không được trả đủ lương, chất
lượng chăm sóc sa sút, số liệu về các cơ sở y tế bị sai lạc, khái niệm chăm sóc
sức khỏe ban đầu chưa được nhận thức rộng rãi, v.v... Sau thời kì đổi mới,
tình hình sức khỏe và chăm sóc y tế đã được cải thiện rõ rệt và toàn diện [ 5].

Hiện nay, mô hình bệnh tật có sự dịch chuyển từ bệnh truyền nhiễm sang
bệnh không truyền nhiễm, tai nạn thương tích có phần chững lại. Bệnh liên
quan đến nghề nghiệp cũng có xu hướng tăng.

3


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Các đặc trưng về hộ gia đình, cũng như các yếu tố về dân số có tác động
rất lớn đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người dân. Theo kết quả điều tra
dân số 2013 như trên với mật độ dân số cao 270 người/km 2. Điều này gây sức
ép lên kinh tế xã hội và điều kiện sống, công tác chăm sóc sức khỏe của mỗi
người dân. Trong khuôn khổ của bài báo cáo này, chúng em đề cập đến những
vấn đề quan trọng như đã nêu trên từ việc nghiên cứu về đặc trưng hộ gia
đình-cá nhân và tình hình bệnh tật tại các hộ gia đình phường Hương Long,
thành phố Huế với những mục tiêu sau.

Mục tiêu nghiên cứu của chúng em là :
1. Mô tả các đặc trưng hộ gia đình-cá nhân tại các hộ gia đình phường
Hương Long, thành phố Huế.
2. Xác định tỉ lệ bệnh tật và tai nạn tại các hộ gia đình phường Hương
Long, thành phố Huế.
3. Xác định mối liên quan giữa tình hình bệnh tật, tai nạn hộ gia đình với
nghề nghiệp và với trình độ học vấn.

4


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC


II.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu
Hộ gia đình tại phường Hương Long, thành phố Huế.
2. Phương pháp nghiên cứu
II.1. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu ngang.
II.2. Cỡ mẫu
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho mẫu xác suất:
-

γ2 x P (1- P)
N = ------------------c2
Ấn định độ tin cậy 95%, ta có γ=1.96.

- Chọn c = 0.03. với c là độ sai lệch giữa tỉ lệ thu được từ mẫu với tỉ lệ
quần thể.
- Chọn p= 0.136 là tỷ lệ mắc bệnh của nhóm đối tượng điều tra.
- Theo công thức ta có cỡ mẫu nhỏ nhất cần có là N=501.
- Vậy nên nhóm nghiên cứu chọn cỡ mẫu nghiên cứu là N= 510.
II.3. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
II.4. Phương pháp thu thập thông tin
II.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có sẵn.
II.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu theo phương pháp thông kê, sử dụng phần mềm SPSS
v11.5 và Excel 2010 để phân tích số liệu.

- Sử dụng phép χ2 để kiểm định giả thuyết thông kê, sử dụng bảng 2 hàng
2 cột và bảng nhiều hàng nhiều cột. So sánh χ2 tính được với χ2k(α) với
k là bậc tự do ( được tính bằng (số hàng -1)x(số cột-1)) còn α=5% trong
bảng giới hạn của χ2.
- Nếu χ2 >= χ2k(α) : sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05
- Nếu χ2 < χ2k(α) : sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p>0,05
II.4.3. Công cụ thu thập thông tin
- Bộ câu hỏi phỏng vấn có sẵn.

5


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
II.4.4. Nội dung thu thập thông tin
 Các dặc trưng về hộ gia đình và cá nhân
 Số người trong gia đình.
 Giới tính.
 Tuổi.
 Nghề nghiệp.
 Trình độ học vấn.
 Tình hình bệnh tật
 Bệnh tật xảy ra trong 2 tuần qua.
 Tai nạn xảy ra trong hộ gia đình.
 Nơi điều trị bệnh, tai nạn.

6


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Các đặc trưng hộ gia đình- cá nhân
1.1. Số thành viên trong mỗi hộ gia đình
Bảng 1. Quy mô gia đình:
Số người trong gia đình
1
2-6
>6
Tổng

Số hộ
24
446
40
510

Tỉ lệ (%)
4,7
87,5
7,8
100

Biểu đồ 1. Quy mô gia đình
• Nhận xét: phần lớn hộ gia đình có quy mô từ 2-6 thành viên với tỉ lệ gần
90%. Số hộ có một thành viên và trên 6 thành viên chiếm tỉ lệ rất thấp.
1.2. Giới tính đại diện hộ gia đình.
Bảng 2. Phân bố giới tính đại diện hộ gia đình
Giới tính
Nam
Nữ

Tổng

Số lượng
233
277
510

Tỉ lệ (%)
45,7
54,3
100

• Nhận xét : trong tổng số những người được phỏng vần thì tỷ lệ nữ
nhiều hơn nam 8,6%.

7


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
1.3. Tuổi của chủ hộ gia đình.
Bảng 3. Tuổi của chủ hộ gia đình:
Tuổi
Số lượng
16-60
427
>60
83
Tổng
510


Tỉ lệ (%)
83,7
16,3
100

• Nhận xét: Hơn 80% người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi lao
động. Số còn lại ngoài độ tuổi lao động và chiếm tỉ lệ hơn 15%.
1.4. Nghề nghiệp
Bảng 4. Phân bố nghề nghiệp của hộ gia đình:
Nghề nghiệp
Cán bộ
Thủ công nghiệp
Buôn bán
Nội trợ
Nông dân
Khác
Tổng

Số lượng
43
78
55
26
285
23
510

Tỉ lệ (%)
8,4
15,3

10,8
5,1
55,9
4,5
100

Biểu đồ 2. Phân bố nghề nghiệp hộ gia đình.
• Nhận xét: Nghề nông và thủ công nghiệp chiếm đến 71,2%. Các
ngành nghề còn lại chiếm 28,8%. Chứng tỏ các ngành nghề truyền
thống là nguồn thu nhập chính tại địa phương.

8


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
1.5.

Trình độ học vấn.

Bảng 5. Phân bố trình độ học vấn người đại diện hộ gia đình:
Trình độ học vấn
Tiểu học, dưới tiểu học
THCS
THPT
Cao đẳng, đại học
Tổng

Số lượng
122
174

152
62
510

Tỉ lệ (%)
23,9
34,1
29,8
12,2
100

Biểu đồ 3. Phân bố trình độ học vấn người đại diện hộ gia đình.
• Nhận xét: Trình độ học vấn người đại diện hộ gia đình tương đối cao
với hơn 10% trình độ cao đẳng, đại học; 63,9% có trình độ
THCS,THPT. Tuy nhiên, trình độ tiểu học và dưới tiểu học còn cao gần
25%.
2. Tình hình bệnh tật.
2.1. Tình hình bệnh tật trong 2 tháng qua.
Bảng 6. Tình hình bệnh tật hộ gia đình trong 2 tháng qua:
Tình hình bệnh tật

Không
Tổng

Số lượng
387
123
510

Tỉ lệ(%)

75,9
24,1
100

• Nhận xét: Trong 2 tuần qua, tỉ lệ mắc bệnh của hộ gia đình chiếm hơn
¾ tổng số. Như vậy, kiến thức về phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe của
người dân còn thấp.

9


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

Bảng 7: Phân bố một số loại bệnh thường gặp:
Nhóm bệnh
Tiêu chảy
Ho, sốt
Đỏ mắt
Bệnh ngoài da
Giun sán
Phụ khoa
Khác

Số lượng
6
67
6
14
2
0

6

Tỉ lệ (%)
1,2
13,1
1,2
2,7
0,4
0
12

Biểu đồ 4. Phân bố một số bệnh thường gặp.
• Nhận xét: Bệnh tiêu chảy và giun sán chiếm tỷ lệ rất thấp. Như vậy,
người dân đã có kiến thức về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
Ho, sốt có tỉ lệ cao gấp 2 lần các bệnh khác.
2.2. Tình hình tai nạn.
Bảng 8. Tình hình tai nạn hộ gia đình:
Tai nạn

Không

Số lượng
9
510

Tỉ lệ (%)
1,8
98,2

• Nhận xét: Tỉ lệ bị tai nạn tại địa phướng dưới 2% chứng tỏ người dân

được trang bị đầy đủ kiến thức về bảo hộ lao động.

10


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Bảng 9. Một số tai nạn thường gặp:
Tai nạn
Điện giật
Bỏng
Tai nạn giao thông
Chết đuối
Tai nạn lao động
Khác

Số lượng
0
0
4
0
2
3

Tỉ lệ (%)
0
0
44,4
0
22,2
33,4


Biểu đồ 5. Một số tai nạn hộ gia đình thường gặp.
• Nhận xét: Ở địa phương, tai nạn giao thông và tai nạn lao động chiếm
100% trong các loại tai nạn. Đây cũng là 2 loại tai nạn chủ yếu trên cả
nước.
2.3. Phương thức điều trị.
Bảng 10. Hướng điều trị khi mắc bệnh của các hộ gia đình.
Phương thức điều trị
Tự mua thuốc
Đến cơ sở y tế
Tổng

Số lượng
88
422
510

Tỉ lệ (%)
17,3
82,7
100

• Nhận xét: Trên 80% hộ gia đình đã đến cơ sở y tế khám chữa bệnh khi
mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn còn gần 20 % hộ gia đình vẫn chưa ý thức
được sự nguy hiểm của tự ý sử dụng thuốc.

11


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

3. Các mối liên hệ.
3.1. Mối tương quan giữa nghề nghiệp với tai nạn.
Bảng 11. Mối tương quan giữa nghề nghiệp với tai nạn.
Nghề nghiệp
Cán bộ
Thủ công nghiệp
Buôn bán
Nội trợ
Nông dân
Khác


0
0
4
0
5
3

Tai nạn
Tỉ lệ (%)
Không
0
43
0
78
7,3
51
0
26

1,8
280
13
20

Tỉ lệ(%)
100
100
92,7
100
98,2
87

► P= 0,027.
Có mối tương quan giữa nghề nghiệp với tai nạn.

Biểu đồ 6. Mối tương quan giữa nghề nghiệp với tai nạn.
• Nhận xét: Những nghề nghiệp như cán bộ, thủ công nghiệp, nội trợ
không xảy ra các tai nạn. Tỉ lệ tai nạn đối với ngành buôn bán chiếm tỉ
lệ cao gần 8%, đối với nông dân gần 2% và nghề khác gần 15%.

12


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
3.2. Mối tương quan giữa nghề nghiệp và bệnh ngoài da.
Bảng 14. Mối tương quan giữa nghề nghiệp và bệnh ngoài da.
Nghề nghiệp
Cán bộ
Thủ công nghiệp

Buôn bán
Nội trợ
Nông dân
Khác


1
3
5
0
5
0

Bệnh ngoài da
Tỉ lệ (%)
Không
2,3
42
3,8
75
9,1
50
0
26
1,8
280
0
23

Tỉ lệ (%)

97,7
96,2
90,9
100
98,2
100

► P=0,049 .
Có mối tương quan giữa nghề nghiệp và bệnh ngoài da.

Biểu đồ 7. Mối tương quan giữa nghề nghiệp với bênh ngoài da.
• Nhận xét: ngành buôn bán có tỉ lệ bệnh ngoài da cao nhất, gần 10%.
Tiếp theo đó là thủ công nghiệp, cán bộ và nông dân với tổng tỉ lệ
7,9%.

13


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
3.3.

Mối tương quan giữa trình độ học vấn với phương thức điều trị
bệnh.
Bảng 14. Mối tương quan giữa trình độ học vấn với phương thức
điều trị bệnh.
Trình độ học vấn
Cao đẳng, đại học
Khác

Phương thức điều trị bệnh.

Đến cơ sở y tế
Tự điều trị
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
58
93,5
4
6,5
364
81,2
84
18,8

► P= 0,016.
Có mối tương quan giữa trình độ học vấn với phương thức điều trị
bệnh.

Biểu đồ 8. Mối tương quan giữa trình độ học vấn với phương thức
điều trị bệnh.
• Nhận xét: Tỉ lệ người có trình độ học vấn cao đẳng, đại học đến cơ sở
y tế khám chữa bệnh cao hơn hẳn tỉ lệ các trình độ học vấn khác gần
15%.

14


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

IV. BÀN LUẬN – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
1. Bàn luận
1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.

Phường Hương Long là một phường thuộc địa bàn thành phố Huế,
cách trung tâm thành phố 6km. Phường có diện tích 720 ha, gồm 1850
hộ gia đình, dân số 9850 người. [6]. Phường là một địa bàn rộng
lớn.Trong quá trình điều tra, chúng tôi chỉ áp dụng ở 510 hộ gia đình.
1.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Khi áp dụng nghiên cứu trên 510 hộ gia đình với phương pháp thu
thập số liệu còn một số những sai sót nên chưa thể hoàn toàn mang tính
đại diện cho quần thể - cộng đồng dân cư phường Hương Long. Qua
quá trình nghiên cứu chúng em cũng thấy những vấn đề nổi trội ở địa
phương cần được lưu ý như sau:
- Thành phần cơ cấu nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao là nông dân (55,9 %),
chiếm hơn một nửa trong cơ cấu nghề nghiệp. Tiếp theo là thủ công
nghiệp chiếm 15,3%. Trong khi đó, các ngành như cán bộ, công nhân
viên chức chiếm 8,4%. Từ đó cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp chủ yếu là
nông dân nên kinh tế của vùng còn gặp nhiều khó khăn.
- Trình độ học vấn của người dân nơi đây tương đối cao. Tỷ lệ chủ hộ có
trình độ học vấn Trung học cơ sở cao nhất chiếm 34,1%, Trung học
phổ thông chiếm 29,8%, Cao đẳng đại học chiếm 12,2%, Tiểu học
chiếm 23,9%, không có tỷ lệ mù chữ.
- Tình hình phân bố bệnh tật ở địa phương này chủ yếu là ho, sốt chiếm
hơn một nửa là 13,1% cơ cấu bệnh tật ở địa phương này. Tiếp đó là các
bệnh ngoài da chiếm 2,7%. Mặc dù là vùng nông thôn, nghề nghiệp chủ
yếu là làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ mắc bệnh giun sán rất ít (0,4%)
trong cơ cấu bệnh tật. Điều này có thể do người dân tẩy giun định kì, ăn
uống vệ sinh, không đi chân đất… Nhưng cũng không loại trừ trường
hợp người dân bị nhiễm nhưng chưa phát hiện được bệnh.
- Về tình hình tai nạn, tỷ lệ tai nạn ở địa phương này khá ít, chỉ chiếm
1,8%, trong đó chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm 1/2 các trường hợp,
phần còn lại là tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, gánh nặng thương tật lại
là rất lớn. Vì vậy, giảm thiểu tỷ lệ tai nạn luôn là vấn đề được quan

tâm.
- Phường Hương Long là một nơi khá gần trung tâm thành phố Huế nên
người dân thường đi khám và điều trị ở các bệnh viện trong thành phố.
Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ tự mua thuốc uống không theo đơn tồn tại
trong cộng đồng (17,3%), cao hơn tỷ lệ các hộ đi khám ở trạm y tế xã
(12,5%). Đó là một mối nguy hiểm lớn nếu không điều trị đúng thuốc,
không đúng bệnh hay không đủ liệu trình của thuốc. Công tác tuyên

15


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
truyền, giáo dục hiểu biêt cho người dân nên được tổ chứa rộng rãi và
hoàn thiện hơn để có thể đạt được kết quả tốt hơn.

16


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Nhận thức và hành vi có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trên hầu hết các
lĩnh vực, tất yếu nhận thức và cách phòng bệnh cũng như cách tiếp cận dịch
vụ y tế cũng có mối liên quan với nhau. Có hiểu biết, người dân sẽ hiểu thêm
về tình trạng của bản thân, việc hợp tác với bác sĩ cũng như theo dõi sức khỏe
tại nhà, nhờ đó mà dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và
gia đình.
2. Kết luận
Qua nghiên cứu nhỏ, chúng em đưa ra kết luận theo mục tiêu của nhóm như
sau:
2.1. Mô tả các đặc trưng hộ gia đình – cá nhân tại các hộ gia đình
phường Hương Long, thành phố Huế:

2.1.1. Số người trong gia đình :
- 1 người: 4,7%.
- Từ 2-6 người: 87,5%.
- >6 người: 7,8%.
2.1.2. Giới tính.
- Nam: 45,7%.
- Nữ: 54,3%.
2.1.3. Tuổi người đại diện
- Từ 16-60: 83,7%.
- >60: 16,3%.
2.1.4. Nghề nghiệp.
- Cán bộ: 8,4%.
- Thủ công nghiệp: 15,3%.
- Buôn bán: 10,8%.
- Nội trợ: 5,1%.
- Nông dân: 55,9%.
- Khác: 4,5%.
2.1.5. Trình độ học vấn.
- Tiểu học, dưới tiểu học: 23,9%
- THCS: 34,1%.
- THPT: 29,8%.
- Cao đẳng- đại học: 12,2%.
2.2. Xác định tình hình bệnh tật và tai nạn tại các hộ gia đình
phường Hương Long, thành phố Huế.
2.2.1. Mô hình bệnh tật.
Tổng số hộ gia đình có người mắc bệnh là 387 hộ.
- Tiêu chảy: 1,2%
- Ho, sốt: 13,1%
- Đỏ mắt:1,2%
- Bệnh ngoài da: 2,7%

- Gian, sán: 0,4%
- Bệnh khác:12%
2.2.2. Tình hình tai nạn.

17


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC
Tổng số hộ gia đình có người bị tai nạn: 9 hộ:
- Tai nạn giao thông: 0,8%.
- Tai nạn lao động: 0,4%.
- Khác: 0,6%.
2.3.

Xác định mối liên quan giữa tình hình bệnh tật, tai nạn hộ gia
đình với giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn:
- Có mối tương quan giữa nghề nghiệp với tai nạn.
- Có mối tương quan giữa nghề nghiệp với bệnh ngoài da.
- Có mối tương quan giữa trình độ học vấn với phương thức điều
trị bệnh.

3. Kiến nghị
- Khuyến khích người dân đi khám sức khỏe định kỳ.
- Tổ chức các đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí ở những vùng
khó khăn.
- Tuyên truyền cho người dân biết cách phòng chống các bệnh
thường gặp.
- Khuyến khích người dân trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá
nhân trong lúc lao động.
- Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ý thức tham gia giao thông

của người dân.

18


BÁO CÁO THỰC HÀNH DỊCH TỄ HỌC

V.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “ Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm
1/4/2013” của Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê.
2. Cơ cấu “dân số vàng” - thế mạnh và thách thức cho Việt Nam của Việt
Hà.
3. Djukanovic V & Hetzel BA (eds) (1995) The Democratic Republic of
North Vietnam. In: Basic Health Care in Developing countries, An
epidemiological perspective. Oxford: Oxford University Press, pp10217.
4. Allman J (1992) Primary health care in Vietnam. In: Rohde J et al.
(eds) Reaching health for all. Oxford: Oxford University Press, pp
324-41.
5. Ðỗ Nguyên Phương (1998) Một số vấn đề về xây dựng ngành y tế phát
triển ở Việt Nam. Hà nội: Nhà xuất bản y học.
6. Cổng thông tin điện tử thành phố Huế (2013) “ phường Hương Long”.
Huecity.gov.vn.

19




×