Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

kim chi qua góc nhìn địa văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.45 KB, 12 trang )

Nhắc đến nền ẩm thực của đất nước Hàn Quốc, ai trong chúng ta cũng đều suy nghĩ đến
hình ảnh của món Kim Chi. Nó không chỉ là món ăn truyền thống mà nó còn là ví dụ điển
hình cho nét văn hóa đặc thù của người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc xem món kim chi
như là một món “quốc bảo” của dân tộc mình đến nỗi chính phủ Hàn Quốc cho xây hẳn
một bảo tàng Kim chi tại thủ đô Seoul. Không phải ngẫu nhiên mà món kim chi lại có
được vị trí hàng đầu và bền vững trong tiềm thức của người Hàn. Giống khi người Việt
Nam ta khi đi xa, bên cạnh nỗi nhớ gia đình của chúng ta là cảm giác khao khát được
nếm hương vị của các món ăn quê hương như phở, canh chua, cá kho, rau muống, dưa cà,
… thì người Hàn Quốc cũng vậy, không khi nào mà hình ảnh và hương vị của món kim
chi không nhem nhóm trong lòng của họ.


Bản đồ đất nước Hàn Quốc

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÓN KIM CHI:
1.1: CÁC MÓN ĂN DÙNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN Ở CHÂU Á:
Làm thế nào bảo quản thực phẩm được lâu hết mức có thể là câu hỏi khá phổ biến trên
thế giới. Mỗi vùng châu lục với khí hậu cùng với thực phẩm phổ biến của từng vùng đất
đều sáng tạo riêng cho mình những phương pháp bảo quản thực phẩm khác nhau. Châu
Âu với khí hậu ôn đới nổi tiếng với cách làm phô mai, bơ sữa, xúc xích,… thì các nước
châu Á lại có một hệ thống các món ăn được lên men, làm cho chua vô cùng phong phú.
Với tính chất khí hậu chung là nhiệt đới, nóng ẩm nên thực phẩm ở các nước châu Á có
thể nói là mau hư hao, lên men và bốc mùi hơn thực phẩm ở vùng châu Âu. Thực phẩm
muốn dùng được trong vài ngày vài tháng thường được phơi, sấy khô ( cá, tôm, thịt,…)
hoặc là làm cho thực phẩm lên men, chua đi ( thường là dùng các loại rau, củ, quả). Các
món ăn dùng phương pháp lên men bên cạnh mục đích bảo quản thục phẩm càng lâu
càng tốt mà nó còn tạo ra nhiều men vi sinh trong thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, từ vị chua của quả sấu, quả me,… cho đến vị chua của món dưa cà, cải
chua,… những món ăn dân dã nhưng lại là món ăn gây thương nhớ cho bao người con xa
quê. Nguyên nhân là do Việt Nam với khí hậu quanh năm là nóng ( tính dương) nên khi
chế biến thức ăn, người ta rất chú trọng đến việc làm thức ăn có nhiều nước ( tính âm )


hoặc có vị chua ( tính âm) vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa mà lại vừa giải nhiệt.
Đi xa hơn Việt Nam một chút, gần với Hàn Quốc, là đất nước Nhật Bản. Bên cạnh


món sushi tươi sống, được chế biến cầu kì thì món mận muối, cũng được xem như là món
ăn nhắc mọi người gợi nhớ đến đất nước mặt trời này. Mận muối ăn cùng với cơm trắng,
quả mận được đặt ở giữa nền cơm trắng nhằm tạo hình thù của quốc kì Nhật Bản. Người
Nhật còn gọi vui món ăn này là “nắm cơm mặt trời mọc” như lần nữa khẳng định vị trí và
vai trò của món mận muối.

Dưa cải chua của Việt Nam

Món “nắm cơm Mặt Trời” của người Nhật Bản

Và Hàn Quốc cùng với món kim chi, đã bổ sung thêm vào hệ thống các thực phẩm được
chế biến bằng phương pháp lên men nổi tiếng ở Châu Á.
1.2: MÓN KIM CHI CỦA HÀN QUỐC:
Trước tiên, kim chi trong chữ Hangeul được viết là 김치 phát âm là “kim-chi”, ( thời
xưa trong tiếng Triều tiên là thường được phát âm là “chim-chae, nghĩa là rau củ ngâm),
là món ăn truyền thống cua người Triều Tiên ( Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc). Giờ đây,
kim chi được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Hàn Quốc, là món
ăn được dùng trong hầu hết các bữa ăn của người dân. là một lại dưa chua, rau củ muối
có gia vị, được gây men bằng quá trình tổng hợp glucoza của các loại vi khuẩn lành tính
trong môi trường thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ, dưỡng khí.
Văn bản đầu tiên miêu tả kim chi xuất hiện vào đầu thời kỳ Goryeo (khoảng thế kỷ
thứ 10), trong đó kim chi được gọi là “jeo”, âm Hán là “trư”, có nghĩa là “ngâm, tẩm
thấm”. Trong sách “Đông quốc lý tương quốc tập” của văn sỹ Lee Gyu-bo thời Goryeo
có đoạn: “Củ cải muối ăn trong ba tháng hè rất tốt và kim chi ngâm muối có thể là món
ăn trong suốt mùa đông”. Đó là những ghi chép cho thấy diện mạo thời kỳ đầu của món
kim chi. Còn ghi chép về những nguyên liệu cho việc muối kim chi ngày nay thì đã xuất

hiện trong cuốn “Đông quốc tuế thì kí” vào thế kỷ XIX, viết về phong tục tập quán của
người Hàn thời đó, trong đó có đoạn: “Ở Seoul, người ta làm Kim chi bằng củ cải, cải
thảo, tỏi, ớt, muối, tất cả được muối và để trong vại. Việc làm tương trong mùa hè và


muối kim chi trong mùa đông là những việc trọng đại trong năm của tất cả mọi người,
mọi nhà.”

Nguyên liệu chính để làm ra kim chi là vô cùng phổ biến gồm: cải thảo, củ cải, ớt, tỏi,
hành, gừng, muối ăn,… Kim chi là một lại dưa chua, rau củ muối có gia vị, được gây
men bằng quá trình tổng hợp glucoza của các loại vi khuẩn lành tính trong môi trường
thích hợp về độ ẩm, nhiệt độ, dưỡng khí. Món kim chi truyền thống được làm từ cải thảo
và nước muối, nguyên liệu chính tuy đơn giản nhưng quá trình chế biến kim chi lại rất
phức tạp,từ việc cho thêm nguyên liệu mỗi thứ một ít như ớt, tỏi,… cho tới việc bảo
quản. Là rau củ được muối chua nhưng kim chi cũng cần được bảo quản cẩn thận. Ngày
xưa, người Hàn Quốc bảo quản kim chi bằng cách cho vào chum ( vại, lu) rồi đem chôn
xuống đất để kim chi tự lên men một cách tự nhiên. Và cách làm này đã làm cho kim chi
có vị ngon độc đáo khi không có sự tiếp xúc của khoa học công nghệ. Ngày nay, với
guồng quay của cuộc sống hiện đại, đa sô người Hàn đều chọn cách bảo quản kim chi
bằng việc cho vào tủ lạnh để kim chi chín dần.
CHƯƠNG 2: DẤU ẤN ĐỊA – VĂN HÓA THÔNG QUA MÓN KIM CHI HÀN
QUỐC:
2.1/ MÓN KIM CHI HÀN QUỐC QUA GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA:
Trong cuốn sách Cơ sở văn hóa của mình, GS.Trần Ngọc Thêm có viết: “Ăn uống
là văn hóa, chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên”.
2.1.1/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐẶC THÙ:
Cũng giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á, Hàn quốc cũng là một
nước có nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, cơ cấu bữa ăn chính của người Hàn là cơm,
rau, các loại đậu, dưa, cá, thịt của các loại gia cầm, heo,… Theo nghiên cứu của nhà khảo
cổ Seo Kwanmo thì: “Thời kì đồ đồng của Hàn Quốc ( kéo dài từ thế kĩ XX TCN đến thế

kĩ VI TCN) đã hình thành những vùng trồng cây lúa nước. Lý do là vào thời kì này, nông
nghiệp lúa nước vốn từ vùng Đông Nam Á cổ qua sông Trường Giang vào lưu vực sông
Hoàng Hà của Trung Quốc và xâm nhập vào bán đảo Hàn Quốc. Từ đó nông nghiệp
trồng lúa trở thành loại hình kinh tế chủ yếu trên bán đảo Hàn Quốc trong suốt thời kì
lịch sữ dài hàng ngàn năm sau và thực tế là cho đến tận thời kì công nghiệp hóa năm
1955, hơn 70% dân số của Hàn Quốc vẫn còn là nông dân”.


(vùng núi Taebaek Hàn Quốc)
Với tổng diện tích là 221,336 km, diện tích đất canh tác chỉ có 30%, còn lại hơn 70%
là núi và đá sỏi, nhưng người Hàn Quốc vẫn xây dựng được cho mình một nền kinh tế
phát triển. Tuy chiếm có 30% nhưng đất canh tác của bán đảo này lại chia ra làm hai loại:
đất ruộng (bằng phẳng, có mương cung cấp nước tưới, là loại đất có giá trị nhất) dùng để
trồng lúa và đất rẫy ( nơi không có nước tưới thường xuyên) để trồng rau củ. Do địa
hình nhiều núi và đá sỏi nên đất ruộng canh tác chỉ chiếm 2/5 diện tích nên rau củ ở bán
đảo rất phong phú và đa dạng như: cải thảo, củ cải, ớt, các loại ngũ cốc,… Song song với
bất lợi của địa hình thì sự khắc nghiệt kéo dài của mùa đông cũng là một khó khăn của
đất nước ven biển này. Vào mùa đông, tuyết rơi dày, không có bất cứ một loại rau củ nào
có thể sống sót được. Và trong cái khó ló cái khôn, từ vấn đề lo sợ thiếu rau củ dùng vào
mùa đông mà người Hàn đã biết cách ướp muối rau củ, rồi đem chôn vào đất, để quá
trình lên men tự nhiên giúp cho rau củ được bảo quản lâu hơn.
Trên nền tảng của nền văn hóa nông nghiệp lúa và rau củ mà suốt hàng ngàn năm nay
Hàn Quốc nổi tiếng với món kim chi. Việc khắc phục sự bất lợi của điều kiện tự nhiên kết
hợp khả năng tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có cùng với nhu cầu bảo quản thực phẩm
mà người dân đã sáng tạo ra cho riêng mình một món ăn đặc trưng, mà chỉ cần nói đến
tên là bất cứ ai cũng hình dung ra được 2 từ “Hàn Quốc”.
2.1.2/ VĂN HÓA TẬN DỤNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
Như đã phân tích ở trên, do điều kiện tự nhiên là các loại rau củ ở Hàn Quốc vô cùng
phong phú. Từ món kim chi truyền thống là làm từ cải thảo, củ cải và muối mà người
Hàn đã tạo ra một hệ thống các món ăn kim chi với nguyên liệu ngày càng đa dạng, cách

chế biến cũng ngày càng công phu, tỉ mĩ hơn trước.


Đầu tiên là về món kim chi truyền thống, ta dễ dàng nhận biết được cải thảo và củ cải
là hai trong những loại rau củ được trồng phổ biến ở Hàn. Không chỉ dùng làm nguyên
liệu chính của món kim chi truyền thống mà hai loại rau củ này hầu như còn xuất hiện
trong nhiều món ăn khác và nổi tiếng không kém như kimbap, tokbokki, cơm trộn, canh
miso,… Ngoài việc dễ kiếm, hai loại rau củ này còn dễ chế biến, không cần tốn quá nhiều
thời gian cũng có thể làm sạch dễ dàng.
Ngày nay, thay vì dùng chủ yếu hai loại rau củ này thì ở từng vùng miền khác nhau,
người dân lại có cách sáng tạo món kim chi cho riêng mình, dựa trên khẩu vị và rau củ
phổ biến của vùng đất nơi mình sinh sống để làm nên hương vị khác biệt. Ví dụ như kim
chi Kyong Sang Do ( kim chi của vùng Đông Nam Hàn Quốc), kim chi Cheon La Do
( kim chi ở cùng Tây Nam),…

Kimbap

Canh Miso

Tokbokki

Bên cạnh nguyên liệu là rau củ, một nhân tố không thể thiếu của món kim cho đó là
muối và ớt. Với ưu thế về một bờ biển dài, nói không ngoa khi mà nguồn tài nguyên
muối biển của Hàn Quốc cũng thật sự không thua kém bất kì quốc gia nào. Việc kết hợp
muối và rau củ là một sáng suốt! Vừa tận dụng được nguyên liệu sãn có, giúp điều hòa
nhiệt độ giữa môi trường và cơ thể, vừa bảo quản được món ăn lại vừa tạo nên đặc trưng
văn hóa. Khí hậu lạnh giá tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu sưởi ấm cơ thể của con người.
Ngoài việc làm ấm cơ thể bằng quần áo bên ngoài thì việc ăn thực phẩm có tính chất cay
nóng cũng là việc làm ưu tiên. Và ớt và các sản phẩm làm từ ớt cũng rất được ưa chuộng.



Nhìn ở một khía cạnh khác, khí hậu lạnh quá khắc nghiệt đối với con người nhưng
khí hậu đó lại có thể là một “tủ lạnh thiên nhiên” mà người Hàn Quốc “may mắn” có
được. Nói đi thì cũng nói lại, với một quốc gia với khí hậu nóng quanh năm như Việt
Nam của chúng ta thì việc thực phẩm mau hư hao, nhanh bị hôi, tạo môi trường sinh sôi
nảy nở tuyệt vời cho vi khuẩn là việc khó tránh khỏi. Khí hậu lạnh, tuy khó có rau củ nào
sống sót nổi nhưng khi đã biết ướp muối lên men thực phẩm để bảo quản ( ở đây là kim
chi) lại là điều kiện tương đối tốt.
Một lần nữa, việc kết hợp tất cả nguyên liệu trên, tuy đơn giản, dễ kiếm, dễ chế biến
nhưng đã tạo nên món ăn phản ánh gần như đầy đủ các điều kiện tự nhiên mà đất nước
Hàn Quốc.Từ việc con người tập thích ứng với môi trường khắc nghiệt cho tới việc cải
thiện cảnh quan thiên nhiên rồi cuối cùng là tân dụng hết các yếu tố của tự nhiên để làm
nên cái hoàn thiện, cái chung, cái đặc sắc của quốc gia, dân tộc mình cho thấy được tính
cách mạnh mẽ và bãn lĩnh của con người đôi khi là vô hạn.
2.2/ VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC QUA MÓN KIM CHI:
2.2.1/ TÍNH TỔNG HỢP:
Trước tiên là phải nhắc đến nguyên liệu làm ra kim chi. Đó là cả một sự tổng hợp hài
hòa tinh tế. Muối và ớt bột là nguyên liệu quan trọng trong việc muối kimchi. Muối để
trong ba, bốn năm và được chắt hết nước mặn ra khiến cho vị đắng không còn nữa – có
thể dùng để muối tất cả các loại kimchi. Vì nước đã được chắt hết nên khi xoa hạt muối
vào nhau sẽ phát ra âm thanh lạo xạo nhẹ như cát và hạt muối không dính vào tay. Ớt
Taeyangcho (ớt Thái dương), đặc sản của huyện Cheongyang có vị ngon mà những loại
ớt sấy khô bằng máy móc đều không có vị ngon sánh bằng. Ớt này được phơi khô tự
nhiên dưới nắng nên mới gọi là Taeyang (Thái dương).Hành hoa đem lại hương vị bền
lâu cho kimchi, còn củ cải giúp tạo vị thanh mát. Tiếp theo là rau cần nước Minari, hành
hoa, ớt xanh, ớt đỏ, hàu sống,... Chỉ trong một món kimchi mà đã hội tụ cả nguyên liệu
của núi, đồng bằng và vùng biển, tất cả cùng hòa quyện để tạo nên một màu sắc tuyệt
đẹp. Dường như kimchi mang trong nó tất cả những gì là tự nhiên nhất của thiên nhiên.
Kimchi cũng giống như nhiều món ăn của Hàn Quốc, thường có năm màu sắc theo quan
niệm ngũ hành: đỏ, vàng, xanh, đen và màu trắng. Chẳng hạn như củ hành hay củ cải này

có màu trắng, còn bẹ cải thảo thì có cả màu trắng và màu xanh của hành lá, màu đỏ của
ớt,....


Trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, kim chi luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng,
Đối với người Hàn Quốc, một bữa ăn không có kim chi thì bữa ăn đó bị coi là không có
phong cách và sự hấp dẫn. Ngoài việc được sữ dụng làm món ăn trong bữa ăn hằng ngày
mà kim chi còn là một nguyên liệu để chế biến các món ăn khác như: canh miso, bánh
kimchi Puchimge, bimbimbap, mì lạnh ( dùng vào mùa đông),.... Một điểm đặc biệt là khi
dùng để làm nguyên liệu chế biến món ăn thì kim chi phải chua hơn, để cân bằng được
hương vị của món ăn, đồng thời làm dậy nên cái mùi kim chi chua chua cay cay đặc
trưng.

Một bửa ăn phổ biến của người Hàn

Cách làm bánh kimchi puchimge

Tính tổng hợp còn thể hiện ở việc thưởng thức món kim chi. Kim chi là một món ăn
bắt buộc không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn Quốc, nhưng có một điều chắc chắc
là kim chi không được ăn riêng mà thường là được ăn kèm với một món nào đó như cơm
trắng, khoai lang, mì gói,...
2.2.2/ TÍNH BIỆN CHỨNG LINH HOẠT:
Dưới góc nhìn của triết lý âm dương,từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu bảo
quản của kim chi là cả một quá trình điều hòa tự nhiên. Người Hàn Quốc cho rằng: cải
thảo là loại rau mọc trên mặt đất ( biểu thị thành tố dương) còn củ cải là loại thực vật nằm
sâu trong lòng đất ( biểu thị thành tố âm), rau củ là sản phẩm của đất ( yếu tố dương) và
muối là sản phẩm của nước ( yếu tố âm), thông thường người phụ nữ sẽ là người làm kim
chi ( âm ), còn người đàn ông sẽ là người giữ vai trò đào đất, chôn những vại kim chi sâu
xuống lòng đất ( dương),... hai thành tố âm dương tuy bản chất khác nhau nhưng luôn đi



kèm song song và tác động qua lại lẫn nhau. Trong âm có dương và trong dương có âm.
Chính những sự kết hợp này đã tạo ra một món ăn không chỉ ngon miệng, kích thích khẩu
vị của người ăn, cung cấp chất dinh dưỡng mà về phương diện dân gian nó còn giúp cho
việc phòng bệnh, điều hòa cơ thể.

Hình minh họa quá trình làm Kim chi tại Bảo Tàng Kim Chi Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê ( năm 2009) thì ở Hàn Quốc có trên 200 loại kim chi khác nhau.
Tùy theo từng gia đình, từng địa phương, từng mùa vụ mà kim chi được chế biến khác
nhau. Kim chi là món ăn quanh năm của người dân nhưng vào mỗi giai đoạn khác nhau
trong năm sẽ có các nguyên liệu “mùa nào thức ấy”. Chính việc ăn kim chi theo mùa
chính là tân dụng tối đa môi trường tự nhiên để phục vụ con người, hòa mình vào thiên
nhiên, tọa nên sự cân bằng biện chúng giữa con người với môi trường. Tuy có nhiều tên
gọi, cũng như cách chế biến, nguyên liệu thì các món ăn này cũng đều được gọi chung là
kim chi. Từ những cái chung lại nảy sinh ra nhiều cái riêng tạo nên sự đa dạng của món
ăn, và rồi từ những cái riêng ấy lại rút gọn về thành cái chung vốn có, điều này tạo nên
đặc trưng của món ăn.
2.2.3/ TÍNH CỘNG ĐỒNG:
Quá trình chế biến kim chi là của một quá trình lao động của nhiều người. Hằng năm,
vào cuối mùa thu, khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, các giá đình ở bán đảo xinh đẹp này bắt
đầu muối kim chi với số lượng lớn. Nhưng họ có một thói quen là không thích làm kim


chi một mình, các gia đình hoặc bạn bè chơi cùng nhau thường tụ họp lại để làm kim chi.
Cùng làm, cùng trao đổi, cùng học hỏi lẫn nhau. Điều này làm tăng mối quan hệ giao tiếp
giữa những mọi người. Kim chi cũng được xem như một món quà biếu để tạo sự thân
tình giữa mọi người. Ngoài ra, người Hàn còn mời nhau tới nhà để cùng thưởng thức kim
chi do chính củ nhà làm ra. Điều này thể hiện một khía cạnh rất hay trong văn hóa ứng
xử, khi mà nó giúp khách và gia chủ càng thắt chặt thêm mối thâm tình có từ trước đó.
Làm kim chi là một công việc đòi hỏi người phụ nữ năng lực cần cù, chịu khó mà

còn cần sự khéo léo. Kim chi thì phải có tỏi, ớt thì mới ngon, nhưng với bất cứ ai biết nấu
ăn thì việc sơ chế hai nguyên liệu này là một việc tương đối khó khăn dù chỉ với số lượng
nhỏ, nhưng muốn làm ra một dĩa kim chi ngon, người phụ nữ Hàn phải sơ chế những
nguyên liệu cay nồng này với số lượng vô cùng lớn ( tuy có dùng găng tay cao su), đây
được xem như là một thử thách để rèn luyện cũng như đánh giá sự chịu đựng và tính kiên
trì. Người đàn ông sẽ là người nhận trách nhiệm chôn những vại kim chi xuống đất sau
khi người phụ nữ tẩm ướp xong. Mỗi người mỗi việc, luân phiên nhau, cung một ước
mong tạo ra dduocj một dĩa kim chi ngn lành và xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Vì
là món ăn truyền thống nên thường được truyền từ mẹ sang con gái, nhưng phần nào
khẳng định vai trò của người phụ nữ trong gia đình.

Vào mùa thu, rất nhiều nơi tại Hàn Quốc tổ chức làm kim chi tập thể


Giống như người Việt, người Hàn cũng có truyền thống ăn chung với nhau. Trên
mâm cơm của người Việt không thể thiếu nồi cơm và chén nước mắm thì mâm cơm của
người Hàn, dù cho phong phú đủ vị như thế nào cũng sẽ thật là thiếu sót nếu không có
chén cơm và dĩa kim chi. Các món ăn khác sẽ có người ăn, người không ăn nhưng kim
chi là món mà ai cũng dùng.

KẾT LUẬN
Kim chi không chỉ là món ăn truyền thống của người Hàn mà nó còn biểu hiện cho một
phần bản sắc văn hóa rất riêng của Hàn Quốc. Tìm hiểu về kim chi, chúng ta sẽ nhận ra
được nhiều khía cạnh văn hóa ẩn chứa trong món kim chi. Là cách tạo thêm nguồn rau củ
vào mùa đông, là cách kết nối mọi người qua việc làm và thưởng thức, là truyền thống
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là món ăn mang hình ảnh Hàn Quốc phổ biến
trên khắp Thế Giới.
Khách du lịch tham gia hoạt động là kim chi khi đến thăm bảo tàng kim chi, tại thủ đô
Seoul


Ngày nay, tỷ lệ mua
Kim chi về ăn ngày càng
nhiều hơn là việc muối
Kim chi như thời gian
trước kia khi mà trong
một gia đình Hàn Quốc
thường có hơn 3 thế hệ
cùng sinh sống và số
lượng các thành viên
trong gia đình nhiều hơn
hiện tại. Đặc biệt, xu
hướng đó ngày càng thể
hiện rõ rệt tại khu vực thủ
đô như Trung tâm Seoul. Mặc dù vậy nhưng theo tài liệu điều tra của Viện nghiên cứu
kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc đã tiến hành với đối tượng gồm 500 người dân khu vực


thủ đô Hàn Quốc được công bố ngày 5/12/2013 thì tỷ lệ trực tiếp người dân muối Kimchi
là 41.4%, tỷ lệ những người có kế hoạch sẽ nhận Kim chi từ gia đình là (25.3%) và
66.7% đối tượng điều tra đã cho biết là đã muối Kim chi. Đặc biệt, trong số đó thì có
83% số lượng người có độ tuổi trên 50 tuổi đã trả lời rằng họ đã từng muối Kim chi. Điều
này cho thấy vẫn có nhiều người Hàn Quốc đang duy trì việc muối Kim chi. Ngoài ra, tại
không ít các doanh nghiệp và đoàn thể ở Hàn Quốc vào dịp cuối năm họ đã cùng làm
Kim chi để chia sẻ với những người không có thời gian làm hoặc khó khăn trong việc
làm Kim chi.
Năm 2013, UNESCO đã
công nhận nghệ thuật muối
Kim Chi ( Kimjang) của Hàn
Quốc là di sản văn hóa phi
vật thể của Thế giới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Cơ Sở Văn Hóa Việt
Nam của GS Trần Ngọc
Thêm,
NXB
Giáo
Dục
năm
1990
2. Đặc trưng văn hóa Hàn Quốc ( từ truyền thống đến hiện đại), tác giả PGS.TS
Trần Thị Thu Lương, NXB Tổng Hợp TPHCM
3. Tập bài giảng môn Địa Văn Hóa Thế giới TS Đinh Thị Dung
4. Môi Trường, Con Người, Văn Hóa. Tác giả Trần Quốc Vượng, NBX VHTT
5.
/>6. />7. />8. />


×