Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tản mạn về Kinh nghiệm làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.03 KB, 11 trang )

Kinh nghiệm là gì?
Đó là câu hỏi mà hơn một lần ta đã hỏi cùng nhau. Thế đằng ấy trả lời như thế nào?
Ta lại cùng nhau tán ngẫu một chút nhé.
Hai ông bà nói chuyện cùng nhau:
Thể bà có kinh nghiệm nào trong việc lấy lòng nàng dâu không?
Có thể bà sẽ trả lời: thì chúng ta cứ để chúng đặt đâu mình ngồi đó.
Hai vợ chồng nói chuyện cùng nhau: Thế em có kinh nghiệm nào về việc nuôi con chưa?
Em chưa có con mà! vợ nói.
Hai chàng trai tán ngẫu: Thế cậu có kinh nghiệm gì để lấy lòng được con gái không?
Cậu không biết à: Con đường ngắn nhất đến trái tim người phụ nữ là đi qua dạ dày ???
Hai cô gái đang buôn dưa leo: Kinh nghiệm của bồ trong việc lấy cảm tình chàng thì thế nào?
Có lẽ để tớ về hỏi mẹ tớ đã.
Hai học sinh đang bày mưu kế: Cậu có kinh nghiệm gì khi coppy mà không bị lập biên bản?
Thì cậu quan sát giám thị nếu không có thì hành động.
...
Bao nhiêu câu hỏi dành cho bấy nhiêu câu trả lời.
Hoàn thành mỗi công việc ta lại rút ra được một kinh nghiệm cho bản thân và cho người.
Thế giờ ta đã có kinh nghiệm nào để trả lời câu hỏi "kinh nghiệm là gì chưa?"
Có lẽ mỗi người sẽ có một cấu trả lời khác nhau.
Theo từ điển Việt Nam thì: (kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực) Sự hiểu biết do đã từng trải công
việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt: Có
kinh nghiệm mà không có lí luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ .
Có người lại nói: Kinh nghiệm là những gì đã qua. Rất ngắn gọn.
hay là: Kinh nghiệm là những thứ đã qua, khi nghiệm lại mà vẫn còn thấy kinh… 


Một bài báo lại định nghĩa: Kinh nghiệm là những thứ chúng ta có được khi chúng ta không có cái
chúng ta muốn có.
Có bạn diễn giải: Kinh nghiệm là những thứ mà chúng ta có được khi chúng ta cố gắng nhưng mà
không đạt được điều ta muốn,nhưng nếu đạt được thì chúng ta vẫn có kinh nghiệm.=>kinh nghiệm là
chúng ta có được khi ta biết cố gắng để đạt được nó


...
Bạn hãy tự trả lời tiếp nhé.
Được xem là có kinh nghiệm khi ta biết rút ra bài học từ thành công hay thất bại. Mỗi biến cố của cuộc
đời đều đem lại cho ta một bài học nhất định. Ta có thể đúc rút kinh nghiệm từ công việc/biến cố của
chính bản thân ta hay của người khác. Ta có thể kế thừa hoặc loại bỏ những điều hay, điều chưa được
hay nếu ta muốn.
"Đi một ngày đàng học một sàng khôn" đó cũng là kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc rút từ bao thuở,
và còn biết bao bài học mà các tiền nhân đã chắt lọc từ cuộc sống.
Bạn nghĩ sao khi nói: "Kinh nghiệm là một cái sẹo"?
Trong nhiều lần tham gia phỏng vấn trước đây , phần nào đó tôi cảm nghiệm được cái sẹo trên.
Thế ta lại hỏi: Cái sẹo là gì?
Có lẽ tôi không đủ khả năng để diễn giải thuật ngữ này. Tuy nhiên, nói như định nghĩa trên thì tôi có vô
số cái sẹo trong trường đời và những cái sẹo đó nó xuất phát từ những thất bại của tôi. Ta thử tưởng
tượng mỗi thất bại để lại cho ta một vết sẹo nơi thân xác hay trong tâm hồn ta. Đôi khi vết sẹo ấy để lại
cho người khác một cảm tình không tốt về ta. Một khi ta nhận thấy vết sẹo ấy đang hiện diện trong
lòng ta, đang làm ta suy nghĩ... thì chính lúc đó ta đã rút được kinh nghiệm rồi.

Làm gì khi nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm?
Tư vấn Tư vấn hướng nghiệp | Thứ 6, ngày 12 tháng Tháng 7 năm 2013
Hỏi: Em có bằng cử nhân loại khá. Nhưng xin việc thì ở đâu người ta cũng
đòi hỏi kinh nghiệm. Nếu vậy, những người mới tốt nghiệp như em đào đâu
ra “kinh nghiệm” để “trình làng”?
*

*

*

Trả lời: Điều “người ta” đòi hỏi không có gì quá đáng, còn là việc cần làm.
Bởi lẽ, “kinh nghiệm” không chỉ biểu hiện một phần của sự hiểu biết, còn là

dấu hiệu của nội lực và tâm huyết của người được đào tạo để làm việc. Các nhà tuyển dụng đều quan
niệm rằng, ai muốn “sống chết” với nghề (khi đã chọn) người đó đều có ý thức thường xuyên trau dồi học
vấn và cả liên tục học hỏi kinh nghiệm.
Không nên chờ đến khi đi làm mới nghĩ tới học hỏi kinh nghiệm. Kinh nghiệm phải được thu thập và tích
luỹ dần từ khi có định hướng ngành nghề, nghĩa là từ những năm tháng còn dùi mài sách vở. Nếu người
xin việc có hoặc chưa có một ý thức học hỏi kinh nghiệm, nơi tuyển dụng có thể thông qua sự khảo sát


mà biết được điều này. Trên đường đời và trong trường học, kinh nghiệm không có bằng cấp, nhưng có
thể thẩm tra được thực chất. Để biết một ứng viên có kinh nghiệm hay không, mạnh hay yếu, người ta
không căn cứ nhiều vào thời lượng công tác. Không ít người đã qua nhiều năm làm việc, nhưng không
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Ngược lại, có người đang học nhưng vì tha thiết với nghề
đã chọn và thường xuyên đặt cho mình một nhiệm vụ: tìm tòi học hỏi thêm trong thực tế. Nhờ vậy mà có
kinh nghiệm dồi dào.
Tôi thấy nhiều bạn sinh viên ngoại ngữ, ngoài giờ học ở trường đã đến xin phụ rửa chén, tiếp khách, làm
bồi bàn cho những nhà hàng có đông khách nước ngoài lui tới, cốt để luyện thêm kinh nghiệm ngoại ngữ
qua thực tế giao tiếp. Tôi cũng thấy rất nhiều sinh viên đang học ở khoa công nghệ thông tin tìm việc làm
thuê tại các cơ sởdịch vụ vi tính để luyện thêm kinh nghiệm về đồ họa vi tính hoặc thiết kế phần mềm.
Một số sinh viên kiến trúc đã không ngần ngại khi phụ việc không công (về những công đoạn chuyên
môn đơn giản trong nghề) cho những kiến trúc sư tên tuổi, cốt để “học mót” kinh nghiệm. Nhiều sinh viên
khoa ngữ văn – báo chí đã tự tìm đến các tòa soạn và đi vào thực tế cuộc sống xã hội để tự hình thành
bài viết gửi cho các báo. Tuy bước đầu, bài của họ chưa được đăng tải, nhưng qua nhiều thử thách, họ
rút được kinh nghiệm thành bại trong chuyên môn… Như vậy có nhiều hình thức phong phú, đa dạng để
hun đúc và trau dồi kinh nghiệm ngay khi đang học. Cái chính là bản thân có chịu tìm học kinh nghiệm
hay không. Và, đó cũng là một thử thách về tính vượt khó trước khi thành nghề.
Những người biết xông xáo tích luỹ kinh nghiệm bằng cách vừa học vừa làm như thế là những người có
chí cao. Họ tìm cách tự thể hiện khi học nghề để có một thực lực căn bản nhờ sự tinh luyện giữa kiến
thức sách vở và kinh nghiệm thực tế. Đi sâu vào thực tế nghề nghiệp, bạn sẽ tìm thấy nhiều kinh nghiệm
lý thú. Càng lý thú với kinh nghiệm, bạn càng mê say với nghề và tìm tòi sáng tạo trong nghề để tiến xa
hơn. Đó là một thế mạnh của bạn trên đường hướng nghiệp.

QUANG DƯƠNG
Nhà tư vấn hướng nghiệp
www.tuvanhuongnghiep.vn

/>
Phải làm gì khi bạn không có nhiều kinh
nghiệm?
Hạn chế này thường gây khó khăn cho các sinh viên mới tốt
nghiệp – những người có quá ít hoặc hầu như không có kinh


nghiệm để thể hiện trên CV (đơn xin việc) của mình. Trong những trường hợp như vậy,
làm cách nào để họ có thể vượt qua được vòng phỏng vấn của nhà tuyển dụng? Có những
cách sau đây có thể giúp họ phần nào:
Hướng sự chú ý của những người chủ tương lai ra khỏi vấn đề thiếu kinh nghiệm của mình
bằng việc thể hiện cho họ biết những kỹ năng, cá tính tốt đẹp của bạn. Tất nhiên, đó là những kỹ
năng thích hợp và thật sự cần thiết cho công việc mà bạn muốn ứng tuyển. Sẽ không có một nhà
tuyển dụng nào bỏ qua những ứng viên như bạn cả.
Một lá thư xin việc hoàn hảo sẽ là “con át chủ bài” tốt nhất khi mà bạn không có nhiều kinh
nghiệm làm việc. Bạn hãy nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng thấy được sự chăm chỉ, tinh thần cầu
tiến và cả việc bạn sẵn sàng làm mọi việc được giao để có được kinh nghiệm. Chính điều này sẽ
tạo nên sự chú ý của họ (những ông chủ tương lai của bạn) và chúng sẽ tạo nên cho bạn những
giá trị nhất định, bù đắp cho việc thiếu kinh nghiệm ấy.
Nếu bạn có một nền tảng kiến thức vững chắc, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được điểm nổi
bật này, để cho họ biết bạn là một người có thể tiếp thu nhanh, ham học hỏi và sẽ chẵng bao lâu
bạn sẽ là một người lao động “có giá trị” với công ty của họ nếu như được chọn. Thu hút sự chú
ý của họ đến những sở trường của mình, những vấn đề mà bạn quan tâm và thích hợp với những
yêu cầu của công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển.
Hoặc nếu như bạn có từng tham gia một khóa học nào để hỗ trợ cho công việc này hoặc có
những sở trường nào có lợi cho công việc mà mình sắp ứng tuyển hay không? Nếu có, hãy cho

nhà tuyển dụng biết điều đó. Ví dụ như bạn muốn ứng tuyển cho chức danh PR (quan hệ công
chúng) hay tiếp thị sản phẩm, cần cho họ biết được khả năng ngôn ngữ trôi chảy, biết cách thuyết
phục mọi người, sự ứng xử khéo léo …của mình, chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Bạn cũng có thể nói về những kinh nghiệm có được từ các công việc bán thời gian mà bạn đã
từng làm trong những dịp hè hay trong các dự án mà bạn đã từng tham gia khi còn là sinh viên.
Để chứng minh cho nhà tuyển thấy rằng: bạn ý thức được việc cần phải trang bị một số kỹ năng
để chuẩn bị cho công việc sau này của mình; để chắc rằng mình sẽ thành công khi có cơ hội để
được thể hiện được năng lực của bản thân.
Theo HRvietnam
/>
Bí quyết tích lũy kinh nghiệm khi làm việc
Tags: vào làm việc, ảnh minh họa, kinh nghiệm, công việc, tích lũy, đã làm, thời gian, bí quyết, bạn, cứ,
đến, phút

Nhiều người cứ lao đầu vào làm việc, miễn sao hoàn thành đúng thời hạn mà không cần biết
mình đã học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm gì từ công việc ấy.


Bạn đã đi làm ở nhiều nơi, có không ít kinh nghiệm trong công việc nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi,
mình đã học được những gì qua mỗi việc đã làm? Thông thường, đa số đều không trả lời trực
tiếp vào câu hỏi này bởi ít khi người ta có thời gian ngồi đánh giá, xem xét những việc đã làm
nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Thực tế, nếu biết đánh giá lại hiệu quả công việc, bạn sẽ biết cách rút kinh nghiệm và công việc
tiến triển sáng sủa hơn nhiều. Đó cũng là cách hay nhất giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, tự
khẳng định mình trong mọi việc. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, bạn cần có sự tự tin, cẩn thận
nhưng đừng quá cảnh giác.

Mỗi ngày, bạn nên giành mấy phút để xem lại những gì đã làm trong ngày hôm đó (Ảnh minh
họa)
Nhiều người cứ lao đầu vào làm việc, miễn sao hoàn thành đúng thời hạn mà không cần biết

mình đã học hỏi được những gì, tích lũy được kinh nghiệm gì từ công việc ấy. Đến lúc gặp lại
tình huống tương tự, họ lại mò mẫm như thể đây là lần đầu tiên đảm nhận việc này. Vừa mất thời
gian, lại vừa bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Có người cũng ý thức được việc xem mình đã làm và học được những gì nhưng họ lại làm việc
đó vào cuối năm, nghĩa là một năm hoặc 6 tháng mới tổng kết một lần. Khoảng thời gian kéo dài
này dễ khiến bạn mất nhiều thời gian để mò mẫm, tìm kiếm lại từng dự án cụ thể, đó là chưa kể
đến việc bạn có thể bỏ sót một số nội dung quan trọng. Bởi vậy, bạn cần có bí quyết riêng.


Mỗi ngày, trước khi rời khỏi văn phòng, bạn nên dành ra một vài phút để suy nghĩ về những việc
đã làm, những gì đã xảy ra trong ngày. Nghe có vẻ hơi rườm rà và bạn ngại tốn thời gian nhưng
thực tế, nếu cứ làm từng ngày, mọi thứ sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn rất nhiều. Mỗi ngày chỉ cần
dăm ba phút với đầu óc tỉnh táo, sáng suốt chứ không nên để dồn dập vào một lúc khiến đầu óc
quay cuồng.

CV của bạn sẽ dày dạn kinh nghiệm hơn nếu hằng ngày, bạn kiên trì đánh giá công việc mình
làm (Ảnh minh họa)
Tốt hơn là bạn hãy nhìn vào lịch làm việc và so sánh với thực tế xem bạn đã thực hiện được đến
đâu. Từ đó, bạn sẽ thấy mình bị lỡ những gì, việc gì chưa hoàn thành và sắp xếp chúng theo thứ
tự ưu tiên để ngày hôm sau tiếp tục.
Để hiểu rõ hơn về công việc đã làm trong ngày, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau:
- Một ngày làm việc của bạn đã trôi qua như thế nào? Bạn rút ra kinh nghiệm gì từ sự thành công
và những khó khăn đang chờ bạn?


- Những dự định sẽ làm trong ngày hôm sau, những ai sẽ tham gia cùng bạn vào công việc sắp
tới?
- Bạn cần phải gặp gỡ những ai, cần trả lời email hay gọi điện thoại cho một ai đó mà bạn đã hẹn
trước hay không?


Mỗi ngày chỉ cần dăm ba phút với đầu óc tỉnh táo, sáng suốt chứ không nên để dồn dập vào một
lúc khiến đầu óc quay cuồn (Ảnh minh họa)
Trả lời được những câu hỏi này nghĩa là bạn đang tạo mối liên hệ trong công việc ngày này qua
ngày khác, không bị rời rạc, mất thời gian. Kể cả việc trả lời email hay gọi điện cho người khác
như đã hẹn cũng chỉ mất dăm ba phút, trong khi bạn lại duy trì được mối quan hệ và mở rộng cơ
hội cho chính mình. Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu “việc hôm nay chớ để đến ngày
mai”, nếu cứ để dành công việc đến ngày mai thì chẳng biết bao giờ bạn mới hoàn thành.
Nếu bạn không dừng lại để suy nghĩ về những điều này, bạn có thể sẽ bỏ qua nhiều cơ hội, nhiều
kinh nghiệm mà lẽ ra bạn hoàn toàn có thể học hỏi được. Điều đó sẽ rất có lợi khi bạn muốn thay
đổi, tìm công việc mới.
Việt Báo (Theo BĐVN)
/>
Kinh nghiệm làm việc
Thứ tư, 10 Tháng 11 2010 21:32
Điều mà cha mẹ luôn băn khoăn là liệu con mình mai sau lớn lên có được hạnh phúc hay không, thành công hay

Trong công tác quản lý và kinh doanh cũng vậy. Lúc nào chúng ta cũng muốn làm hết sức mình để đem lại lợi nh
Luật “có qua có lại mới toại lòng nhau”

Trong kinh doanh, dù đối tác có quý mến bạn đến mấy, nhưng nếu bạn không có ý thức “đền đáp” những giúp đỡ
Giao tiếp có giới hạn
Giao thiệp rộng nhưng mối quan hệ nào cũng chỉ ở mức sơ sơ thì chả có ý nghĩa lắm đâu. Nếu muốn thành công
Tán dương không hẳn là thúc đẩy


Trong thực tế, khen ngợi tán dương đôi khi có hại hơn có lợi. Người nhận được lời ngợi khen, nếu nhiều quá, sẽ
Chúng ta không học từ thất bại, mà học từ chính sự thành công

Khi chơi thể thao, bạn sẽ cố gắng hết mình để đạt được thành tích như mong muốn. Khi bạn làm việc gì đúng đắn


Mặt khác, một loạt các thất bại có thể làm chúng ta nản lòng, mất hứng thú. Tuy nhiên, thất bại là mẹ thành công
Lãnh đạo không phải là yếu tố quyết định

Các nhà lãnh đạo có được thành công phần lớn là nhờ vào công sức, trách nhiệm của nhân viên. Một công ty có t
Tình thế quyết định chứ không phải do con người

Chính tình thế tạo ra những khó khăn thử thách, mặc dù trong một số trường hợp có vẻ như là do cá nhân nào đó
Không có ai là lãnh đạo, chỉ có người đứng đầu

Đừng nghĩ họ là sếp thì nói gì bạn cũng phải nghe. Họ là người đứng đầu, nhiệm vụ của họ là vạch đường đi nướ
Tổn thất không có nghĩa là mất

Tổn thất cũng quan trọng bởi nó đánh thức tính vươn lên chiến đấu, tính kiên trì cố gắng, phấn đấu để tìm mọi cá
Theo Dân Trí
/>
6 kỹ năng “mềm” cần thiết
(Dân trí) - Đã bao giờ bạn đọc thấy thông tin tuyển dụng như thế này chưa: “Cần tuyển nhân viên quản lý
việc chi trả lương cho nhân viên, có bằng cử nhân kế toán, 5 năm kinh nghiệm và có khiếu hài hước”?
Bạn ngạc nhiên vì tiêu chuẩn cuối cùng? Đúng là trong thời đại ngày nay, các ông chủ luôn có những đòi
hỏi tưởng như vô lý nhưng thực sự họ luôn mong muốn sẽ tìm được những ứng viên có thể cộng tác với
tâm lý thoải mái (hiển nhiên là những người đó đã phải có kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu của
họ rồi). Đó chính là những kỹ năng “mềm”, những kỹ năng không nhìn thấy như khả năng lãnh đạo, khiếu
hài hước và khả năng tạo quan hệ tốt với những người khác chính là những lợi thế cạnh tranh của các
ứng viên thời nay.


Khi việc lựa chọn đi vào hai ứng viên có trình độ và khả năng làm việc ngang nhau thì người nào có tinh
thần làm việc nhóm tốt hơn hoặc có khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau hơn cũng sẽ dễ lọt vào
“mắt xanh” của sếp hơn.


Đâu là những kỹ năng “mềm” bạn cần?

“Ngày nay, các chủ doanh nghiệp luôn muốn thấy khả năng của các ứng viên thể hiện nơi công sở không
chỉ trong lĩnh vực công việc” - Đó là chia sẻ của ông Stefanie Cross-Wilson, đồng chủ tịch đơn vị quản lý
năng lực và tuyển dụng ở công ty Hudson. “Những kỹ năng và năng lực làm việc thực sự giúp bạn có cơ
hội bước vào cửa công ty nhưng chính những kỹ năng mềm mới thường là cái quyết định bạn có được ở
lại hay không”.

Và dưới đây là 6 kiểu kỹ năng mềm sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh đáng kể:

Khả năng lãnh đạo/Khả năng xây dựng nhóm

Những kỹ năng lãnh đạo không chỉ là tối cần thiết với những vị trí quản lý mà còn rất thiết yếu với những
ứng viên muốn vươn tới vị trí mà ở đó họ có quyền đưa ra những định hướng làm việc cho người khác.

Tinh thần làm việc nhóm

Sếp nào cũng thích những nhân viên có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Ngay cả khi công việc
bạn làm không thực sự có liên quan tới một nhóm nào cả thì sếp vẫn muốn nhìn thấy bạn có những quan
hệ hợp tác tích cực với những người khác.

Chủ động và làm việc có mục đích


Điều này không có nghĩa cần phải thúc giục những người khác. Mặc dù các nhà lãnh đạo không hề muốn
nới lỏng các quy định trong công ty cũng như có những nhân viên tự do làm theo ý mình, nhưng họ cũng
đánh giá cao nhưng người không phải lúc nào cũng cần được bảo cho biết phải làm gì và luôn biết cách
tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ để hoàn thành.

Nhà đàm phán tuyệt vời


Bất kể công việc thực sự của bạn là gì thì khả năng viết một văn bản hay email có tính lôgích, khả năng
hướng dẫn trực tiếp rõ ràng và khả năng giúp cho các cuộc họp diễn ra suôn sẻ hoặc chí ít là không nhàm
tẻ vẫn luôn rất cần thiết.

Linh hoạt/Khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc

Đôi khi các nhà lãnh đạo gọi đây là khả năng “đội nhiều chiếc mũ cùng một lúc”. Hầu hết các nhân viên
đều phải làm khá nhiều công việc khác nhau ngay cả trong những thời gian bình ổn nhất. Tuy nhiên với
thị trường lao động đầy rẫy những chuyện giảm biên chế như hiện nay thì các nhà quản lý càng muốn có
hơn trong tay những ứng viên có khả năng đảm nhiệm các công việc chưa hề dự tính trước đó.

Khiếu hài hước

Nói chung, trừ khi bạn muốn nộp đơn thi vào đoàn kịch tấu hài nào đó, còn không, bạn cũng không nhất
thiết phải làm tất cả mọi người phá lên cười nắc nẻ. Đó là ý kiến của ông John McKee, chủ tịch kiêm nhà
sáng lập website BusinessSuccessCoach.net và là tấc giả cuốn Trí tuệ nghề nghiệp. Ông nói: “Dù tôi chưa
nghe thấy chuyện có nhà tuyển dụng nào đó đăng tuyển các ứng viên có khả năng kể hấp dẫn một câu
chuyện vui, nhưng tôi tin rằng người ta sẽ đánh giá cao các ứng viên vui vẻ và có khả năng làm nhẹ
nhàng một tình huống căng thẳng.”

Tích hợp tất cả các kỹ năng trong công việc


Bên cạnh 6 kỹ năng kể trên thì còn có những kỹ năng mềm khá quen thuộc khác là kỹ năng quản lý thời
gian (bạn phải hoàn thành công việc được giao theo đúng thời hạn), “niềm say mê với công việc” (bạn
không nên có những bữa ăn trưa kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ) và “khả năng giải quyết vấn đề”.

Cứ cho là bạn có thể liệt kê được một vài trong số những kỹ năng mềm kể trên nhưng điều quan trọng
nhất vẫn là khi phỏng vấn, bạn phải làm sao cho những kỹ năng đó được toả sáng. Bà Lindsay Olson,

cộng tác viên đồng thời là nhà tuyển dụng của công ty Paradigm Staffing cho biết: “Mặc dù trong lúc
phỏng vấn, các nhà tuyển dụng đều cố gắng khai thác sâu vào những kỹ năng làm việc, nhưng bên cạnh
đó, họ vẫn để mắt tới các kỹ năng mềm của ứng viên, còn kỹ năng mềm đó là gì thì còn tuỳ thuộc vào vị
trí bạn đang ứng tuyển.”

Bạn vẫn chưa có được tất cả những kỹ năng mềm kể trên? Đừng lo lắng. Ngay cả trong thế giới việc làm
hiện nay thì cũng không nhất thiết bạn phải là một siêu nhân thì mới tìm được một vị trí tốt. Ông CrossWilson cho rằng: “Nhà tuyển dụng không hy vọng bạn có khả năng tuyệt vời trong mọi lĩnh vực. Khi
phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể trung thực bày tỏ về điểm yếu nào đó của mình (và kế hoạch khắc
phục). Nếu bạn thoải mái và tự tin, họ sẽ thấy ở bạn một sự trung thực.”
Còn nếu bạn nghĩ mình vẫn chưa có chút kỹ năng mềm cần thiết nào để tìm việc ư? Bạn không nhất thiết
phải tham gia một lớp học để tăng khiếu hài hước của mình nhưng bạn có thể hỏi ai đó đáng tin cậy
hoặc một người bạn của mình. Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích luỹ
hay nâng cao trong thời gian làm việc. Bạn có thể tình nguyện tham gia vào nhiều công việc khác nhau
hơn hoặc nhân cơ hội nào đó để tham gia vào một nhóm làm việc, cứ như thế là bạn đã có các câu
chuyện chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn tiếp theo rồi đó.
Theo Hotjobs



×