Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Quy trình giao nhận cho lô hàng hóa chất butyl cellosolve nhập khẩu tại công ty TNHH vận tải biển ngôi sao xanh ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.77 KB, 48 trang )

BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ

Lời mở đầu
Hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế đã diễn ra từ rất lâu và phát triển
ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. Cùng với xu hướng mở cửa của nền kinh tế thế
giới, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới thì ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất nhập khẩu không chỉ góp phần đưa nền kinh tế đất nước
phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ cho nền kinh tế
quốc dân, nâng cao mức sống của người dân….mà còn học hỏi được nhiều tiến bộ
khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm …từ bạn bè quốc tế.
Nhắc đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta không thể không nói
đến quy trình giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Vì đây là hai
hoạt động không tách rời nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Vai
trò của người giao nhận ngày càng được thừa nhận một cách rộng rãi bởi tính hiệu
quả cũng như tính chuyên môn hóa của người giao nhận trong hoạt động thương
mại của các doanh nghiệp. Người giao nhận trở thành cầu nối liên kết tất cả các
khâu từ cung ứng nguyên nhiên vật liệu đến tận khi hàng hóa được phân phối trên
thị trường đến tay người tiêu dùng.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu, em đã quyết định chọn đề tài báo tập lớn môn học : “Quy trình giao
nhận cho lô hàng hóa chất Butyl Cellosolve nhập khẩu tại công ty TNHH Vận
Tải Biển Ngôi Sao Xanh.”
Kết cấu báo cáo gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Giới thiệu về mặt hàng tiến hành giao nhận và phương thức giao
nhận
- Chương 3: Quy trình tổ chức giao nhận cho lô hàng

1



BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.

Lý thuyết tổng quan giao nhận quốc tế

1.1.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service) và người giao
nhận ( Freight Forwarder ).
Giao nhận là lĩnh vực hoạt động rất rộng liên quan tới hầu hết các công việc
trong quá trình nhằm đưa hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận một cách nhanh chóng
và hiệu quả. Hiện nay có nhiều khái niệm về dịch vụ giao nhận:
Theo qui tắc thống nhất về dịch vụ giao nhận vận tải Liên đoàn quốc tế của
Hiệp hội giao nhận vận tải (FIATA): “Giao nhận vận tải là bất kì loại dịch vụ nào
liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối
hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể
trên, bao gồm nhưng khôg chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, mua
bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ có liên quan đến hàng
hóa.”
Ngày 29/10/2004 FIATA đã phối hợp với Hiệp hội Châu Âu về các dịch vụ
giao nhận, vận tải, logistics và hải quan đã đi đến thống nhất khái niệm về dịch vụ
giao nhận đó là: “Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên
chở, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các
dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng
không chỉ để giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa
cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền ngay lập
tức các chứng từ liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ
logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình
vận tải, xếp dỡ, hoặc lưu kho bãi, và ban quản lý chuỗi cung trên thực tế. Những
dịch vụ này có thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch

vụ được cung cấp.”
Nhiều tài liệu coi dịch vụ giao nhận là dịch vụ logistics. Trên cơ sở quan
niệm này, Luật thương mại Việt Nam 2005, điều 233: “dịch vụ logistics là hoạt
2


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo theo thỏa thuận với khách hàng để
hưởng thù lao.”
Căn cứ theo Luật thương mại 2005, cá nhân hay tổ chức do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép cung cấp dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận.
Mặc dù khái niệm và phạm vi hoạt động của người giao nhận rất đa dạng nhưng
nội dung cơ bản như sau:
- Nhười giao nhận là một người trung gian thương mại hành động theo sự ủy
thác của người xuất, nhập khẩu hoặc cá nhân hay các công ty khác tổ chức
vận chuyển hàng hóa an toàn và có hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí hợp
lí nhất.
- Tùy thuộc từng loại hàng hóa và những yêu cầu giao hàng của khách hàng,
người giao nhận sẽ thu xếp loại phương tiệnvận tải tốt nhất, sử dụng các
dịch vụ của các hãng tàu, các nhà khai thác vận tải hàng không, đường bộ,
đường sắt. Trong một số trường hợp, người giao nhận có thể tự mình cung
cấp dịch vụ này.
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao
nhận hàng hóa trong xã hội bao gồm: doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá
trong nước và doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Sản phẩm của
doanh nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ trong giao nhận (dịch vụ giao nhận
hàng hoá) mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò người giao nhận.


1.1.2. Chức năng thương mại của người giao nhận
Người giao nhận có thể đảm bảo rất nhiều các chức năng khác nhau trong
việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong suốt quá trình gửi hàng, người giao
nhận có thể thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
3


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
a) Môi giới khai thuê hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhận khẩu mỗi nước đều có những
quy định và chính sách khác nhau qua mỗi thời kỳ,các nhà kinh doanh không phải
bao giờ cũng hiểu hết. Để giảm bớt những khó khăn này,người giao nhận sẽ thực
hiện các yêu cầu của chủ hàng. Người giao nhận thực hiện các dịch vụ khai báo hải
quan ở phạm vi trong nước theo ủy quyền của khách hàng. Những hoạt động của
người giao nhận chủ yếu là khai báo hải quan đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu
như là người môi giới hải quan.
b) Người giao nhận là đại ly
Người giao nhận thực hiện công việc với mục đích là cầu nối giữa chủ hàng
và người vận chuyển như là đại lý của chủ hàng hoặc đại lý của người vận chuyển.
Trong nhiều trường hợp,người giao nhận vừa là đại lý cho chủ hàng vừa là đại lý
cho người chuyên chở và trong những trường hợp như vậy họ có thể gây nên
những phiền toái cho cả hai vì người giao nhận nhận nhiệm vụ đối với cả hai.
Người giao nhận hoặc đại lý của họ không phải chịu trách nhiệm vận chuyển, mà
người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện công việc
này và miễn là người giao nhận đã thực sự cẩn thận một cách hợp lý trong việc lựa
chọn người thứ ba thực hiện để thực hiện hợp đồng.
c) Chuyển tiếp hàng hóa (Transhipment and on – carriage):
Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì người giao
nhận sẽ hỗ trợ và đảm nhiệm công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận

tải này sang phương tiện vận tải khác. Điều này không chỉ liên quan đến việc thu
xếp phương tiện để tiếp tục vận chuyển mà còn liên quan đến việc thu xếp và ký
kết hợp đồng với các công ty xếp dỡ, lo liệu các thủ tục cần thiết khác để đưa hàng
hóa đến nơi nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể lo liệu việc chuyển tiếp hàng
hóa đi nước thứ ba cho khách hàng bằng chính phương tiện của họ. Trong trường
hợp này, người giao nhận chịu trách nhiệm như là người chuyên chở, nghĩa là họ
phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa khi họ nhận cho đến khi họ giao cho người

4


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
nhận tại điểm đích, mối quan hệ của người giao nhận với khách hàng trong trường
hợp này được điều chỉnh bằng vận đơn của người giao nhận.
d) Lưu kho bảo quản hàng hóa:
Trong tình huống này người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho
bãi của mình hoặc họ hành động như một đại lý thuê kho bãi từ hợp đồng khác.
Trong trường hợp này, người giao nhận đã tiếp quản toàn bộ chức năng lưu kho bãi
của khách hàng và thiết lập một mạng lưới phân phối lưu thông cho riêng mình.
e) Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải:
Khi người giao nhận đang trong quá trình thực hiện các chức năng của
mình,kiểm soát và quản lý dòng hàng hóa, tự nhiên họ được đặt ở vị thế để thực
hiện một số dịch vụ “ăn theo” vận tải như:
- Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu.
- Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu như
vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác có liên quan
đến hàng hóa phục vụ cho thanh toán.
- Thu xếp việc đòi tiền và/hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao hàng.
- Tư vấn khách hàng các vấn đề về vận tải và phân phối, những vấn đề có liên
quan đến thị trường, chính sách pháp luật của các nước sở tại.

f) Gom hàng và thông báo biểu cước:
Ngày nay, một trong những chức năng quan trọng của người giao nhận là tổ
chức gom hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người gửi hàng cũng như người
chuyên chở. Để thực hiện chức năng này, người giao nhận tiếp hành tập hợp các lô
hàng nhỏ, lẻ nằm rải rác tại nhiều nơi khác nhau tập trung vào một địa điểm thuận
lợi nhất. Tại đây, người giao nhận sẽ tổ chức, sắp xếp, phâm loại và ghép các lô
hàng có cùng điểm đích với nhau tạo một lô hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa
năng lực vận chuyển của phương tiện vận tải. Người giao nhận sẽ ký hợp đồng với
người vận chuyển đường bộ để đưa hàng tới cảng biển và vận chuyển tới cảng đích
theo yêu cầu của khách hàng. Trong trường hợp này,người giao nhận sẽ đưa ra giá
5


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
cước riêng cho mỗi dạng phương tiện vận chuyển thông thường là biểu cước đã
được thiết lập.
g) Là người chuyên chở (Carrier):
Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên
chở tức là người giao nhận sẽ ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng và chịu
trách nhiệm như một người vận tải thực.Để thực hiện chức năng này,người giao
nhận có thể là người vận tải công cộng không sở hữu tàu (NVOCC) hoặc là người
kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). Trong trường hợp này,người giao nhận
chịu trách nhiệm với hàng hóa như người chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng
đến khi hàng được giao cho người nhận tại điểm đích.
1.1.3. Vai trò của người giao nhận.
- Nghiên cứu lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người chuyên chở,
công ty xếp dỡ để thương lượng ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả một cách
hợp lý nhất để đưa hàng hóa đến tay người nhận hàng một cách nhanh chóng
nhất. Thông tin, chỉ dẫn cho các bên liên quan trong quá trình vận chuyển và
bảo quản về bản chất của các loại hàng dễ hỏng,hàng nguy hiểm cũng như

thời gian vận chuyển và vấn đề an toàn đối với hàng hóa.
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ ba để tổ chức lưu kho,
phân loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ ký mã hiệu phù hợp với luật pháp cũng
như thông lệ quốc gia nơi hàng hóa được giao cho người nhận, phù hợp với
điều kiện và phương tiện vận chuyển trong phạm vi và điều kiện tài chính
cho phép.
- Tổ chức gom hàng,thu xếp dịch vụ liên quan đến hàng như giám định, mua
bảo hiểm, thủ tục thông xuất, nhập khẩu, và các thủ tục khác theo quy định
của các cơ quan quản lý Nhà nước, lập chứng từ hoặc tư vấn cho khách hàng
lập các chứng từ phù hợp với yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích thanh
toán.

6


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
- Sử dụng công nghệ thông tin hoặc kết nối với hệ thống EDI để theo dõi hàng
hóa, phân tích, dự báo thị trường và các thông tin có liên quan đến khách
hàng nhằm phối hợp một cách hài hòa với các tổ chức nhằm thông tin và tư
vấn kịp thời cho khách hàng đảm bảo quá trình dịch chuyển hàng hóa là
thông suốt với thời gian vận chuyển.
1.1.4. Nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của người giao nhận.
a) Nghĩa vụ của người giao nhận:
- Người giao nhận sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình với sự quan tâm một cách
thích đáng trong khoảng thời gian hợp lý, trừ khi có thỏa thuận riêng bằng
văn bản, vì lợi ích của khách hàng.
- Người giao nhận thực hiện tất cả các hướng dẫn của khách hàng, trường hợp
người giao nhận thấy có lý do hợp lý vì lợi ích của khách hàng mà thực hiện
khác với chỉ dẫn của khách hàng thì người giao nhận không phải gánh chịu
thêm bất ký trách nhiệm cũng như chi phí nào khác do hậu quả của việc làm

này gây nên.
b) Trách nhiệm của người giao nhận:
- Người giao nhận phải chịu trách nhiệm nếu người giao nhận đã không chăm
chỉ và sử dụng mọi biện pháp hợp lý trong việc thực hiện dịch vụ giao nhận
vận tải, trong trường hợp này, người giao nhận sẽ phải bồi thường cho khách
hàng những mất mát, thiệt hại xảy ra đối với hàng hóa cũng như cho các tổn
thất tài chính trực tiếp do vi phạm nghĩa vụ cung cấp dịch vụ và chăm sóc
khách hàng.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm với hành vi và thiếu sót của bên
thứ ba,chẳng hạn như người chuyên chở, kho bãi, công ty xếp dỡ, chính
quyền cảng và người giao nhận hàng hóa khác, trừ khi người đó không thực
sự mẫn cán trong việc lựa chọn, hướng dẫn, giám sát những bên thứ ba đó.
c) Quyền hạn của người giao nhận:

7


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
- Người giao nhận được quyền đòi tiền công và các chi phí hợp lý phát sinh
theo hợp đồng vì quyền lợi của khách hàng theo giá cả và cách thức thanh
toán mà hai bên đã thỏa thuận.
- Người giao nhận có quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan đến hàng
hóa để đảm bảo cho các khoản nợ của khách hàng cho đến khi được thanh
toán.
- Người giao nhận có quyền giữ lại hoặc đòi lại các khoản hoa hồng môi giới
được chia và các khoản thu nhập thông thường được giữ lại bởi hoặc được
chia cho người giao nhận vận tải.
1.2.

Cơ sở pháp lý


 Nghị định 187/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/2/2014:
- Căn cứ vào quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
+ Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm
xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp
luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ
thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được
xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
+ Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh
công ty nước ngoài tại Việt Nam: Các thương nhân, công ty, chi nhánh
khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị
định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực
hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt
Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ công thương công bố. + Đối với
8


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu,
ngoài việc thực hiện quy định tại Nghị định này, thương nhân phải thực
hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
đó.
- Căn cứ vào chính sách quản lý và nguyên tắc áp dụng chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thủ tục hải quan:
+ Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu là hàng hóa thuộc Danh mục

hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Chính phủ ban hành Việc
điều chỉnh Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Chính
phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ công thương. Trong
trường hợp cần thiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh
mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ
quyết định Bộ công thương, các Bộ quản lý chuyên ngành thống nhất với
Bộ tài chính để công bố mã số HS của hàng hóa thuộc Danh mục hàng
hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu phù hợp với Danh mục hàng hóa
xuất, nhập khẩu Việt Nam và biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Hóa chất, Thông tư số
40/2011/TT-BCT ngày 14/11/2011 của Bộ Công Thương quy định về khai
báo hóa chất, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 619/TCHQ-GSQL ngày
28/1/2013 hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành Phố khi làm thủ tục hải
quan nhập khẩu mặt hàng hóa chất doanh nghiệp phải thực hiện khai báo
hóa chất với Bộ Công Thương và xuất trình 1 bản chính Giấy xác nhận khai
báo hóa chất do bộ Công Thương cấp.

9


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ MẶT HÀNG TIẾN HÀNH GIAO NHẬN
PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN
2.1. Tên thương mại
2.1.1. Tên thương mại
a) Mô tả hàng hóa:
Butyl Cellosolve, BCS là một chất lỏng không màu, có mùi nhẹ, có thể hoà
tan nhiều loại nhựa tự nhiên và tổng hợp, tốc độ bay hơi tương đối chậm, tan hoàn

toàn trong nước.
Tên hóa học: 2-butoxy ethanol
Hóa chất gia đình: Ethylene Glycol Ether
Tên khác: Ethylene glycol monobutyl ether, Glycol butyl ether, Butyl
cellosolve
Công thức hóa học: C6H14O2
b) Ứng dụng
 Sản xuất nhựa và sơn
- Butyl Cellosolve (BCS) là một dung môi có ích trong công nghiệp sơn bề
mặt, nó hoà tan nhiều loại nhựa tổng hợp và có tốc độ bay hơi chậm.
- Butyl Cellosolve - BCS dùng làm dung môi trong vecni và sơn nhựa alkyd
dầu gầy và dầu trung bình, nhựa maleic và nhựa phenolic, với lượng dùng là
10% nó giúp vecni và sơn mau khô.
- Butyl Cellosolve hoà tan tốt nitrocellulose và là thành phần của sơn phun và
sơn quét. Nó hoạt động như một dung môi ức chế, làm tăng lưu lượng và độ
bằng phẳng cho sơn, nó chịu được nước nên chống lại hiện tượng mờ do ẩm.
Nó cũng được dùng làm chất pha loãng cho sơn nitrocellulose.
- Butyl Cellosolve là chất chống mốc cho sơn.

10


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
 Các ứng dụng khác
- Butyl Cellosolve có thể hoà tan với dầu khoáng cũng tốt như hoà tan với
nước và là dung môi cho nhiều chất vô cơ, vì thế nó được dùng trong
dung dịch tẩy rữa công nghiệp và là dung môi kết hợp trong dầu tan.
- Nhuộm và in hoa vải : sử dụng Butyl Cellosolve như chất làm đều ngăn
chặn tạo vết, đốm trên vải.
- Chất tẩy rữa khô và là chất kết hợp trong xà phòng khô

c) Thuộc tính
- Nhiệt độ tự bốc cháy (° C)

244

- Mùi

Ete

- Tỉ trọng (g/cm3)

0.791

- Nhiệt độ đông đặc (° C)

-77

- Nhiệt độ sôi (° C)

171

- Tỉ lệ bay hơi (BuAc = 100)

6

- Điểm chớp cháy (Tag Closed Cup) ° C (° F)

72 (161)

- Độ hòa tan trong nước tính theo trọng lượng ở 20 ° C


hoàn thành

- Độ hòa tan theo trọng lượng của nước trong EB 20 ° C

hoàn thành

- Thông số độ hòa tan (Tổng Hansen)

10.2

- Bề mặt căng thẳng (Dynes / cm) ở 20 ° C (68 ° F)

26,6

- Chỉ số khúc xạ ở 20 ° C (68 ° F)

1,419

- Độ nhớt (đơnvị centistoke) @ 20 ° C (68 ° F)

6.4

- Áp suất hơi ở 20 ° C (mm Hg)

0.6

11



BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
d) Thành phần
Ethylene Glycol N-Butyl Ether: 99%
Thành phần

Giới hạn

Đơn vị

Phương pháp

99

% DOWN 100932-ME91A

0.3

% DOWN 100932-ME91A

0.01

%

ASTM D1613

10

%

ASTM D1209


0.10

%

ASTM D1364

0.898-0.901

C

ASTM D891

ETHYLENE GLYCOL
BUTYL ETHER, MIN
ETHYLENE
GLYCOL, MAX
ACIDITY

(ACETIC

ACID), MAX
Màu

sắc

PLATIUM

COBALT, MAX
Nước, MAX

Khối lượng riêng
@ 25/25C
Thành phần chưng cất
@ 760 mmHg

169-173

ASTM D1078

e) Dữ liệu về nguy cơ cháy nổ
- Điểm bắt cháy: 150F
- Phương pháp sử dụng: TCC
- Giới hạn có thể cháy:
- Giới hạn dưới: 10.6% Vol
- Giới hạn trên: 11.1% Vol

f) Chất chữa cháy:

12


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
- Phun nước, CO2, hóa chất khô, bọt. Nếu cháy lớn, bọt kháng chất có cồn
thì phù hợp hơn nếu có thể. Mục đích chung của bọt tổng hợp hay bọt
protein có thể thực hiện chức năng này nhưng ít tác dụng hơn
- Nước có thể dùng để đổ ngập mặt bằng để ngăn ngừa hiểm họa lửa và
hòa loãng những chất tràn thành những hỗn hợp không cháy. Nếu có thể
dập tắt lửa mà không cần nước.
g) Dữ liệu về hoạt hóa
- Tính ổn định: tránh tiếp xúc với kẽm, magiê, kim loại đế mạ điện

- Xung khắc (vật liệu phải tránh): các chất oxy hóa
- Nguy cơ phân hủy sản phẩm: sự cháy phát sinh CO 2, CO, hợp chất hữu
cơ chưa truy được gốc tính có thể sinh ra từ sự cháy
- Nguy cơ trùng hợp: không xảy ra.

2.1.2. Phương thức đóng gói
Butyl Cellosolve ở dạng chất lỏng, là hàng nặng nên sẽ được đóng gói như
sau:
- Đóng vào thùng phi : 185kg/thùng
- Sau đó đóng vào cont 20’
Từ kích thước của cont 20’
có thể thấy mỗi cont có thể
chứa được 80 thùng phi.
Vậy lô hàng hóa chất này
sẽ được đóng vào 320 thùng
phi, tương ứng với 4 cont 20’

2.2. Thiết kế phương thức giao nhận
13


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
2.2.1. Tuyến đường
Đây là lô hàng hóa chất nhập khẩu từ Singapore, là hàng nặng, khối lượng
lớn nên hai bên quyết định chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển.
Hợp đồng được kí kết theo điều kiện : CIF Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Lô hàng được đóng trong 4 cont 20’, là hàng nguyên cont nên trách nhiệm
của người vận chuyển : CY-CY (tức là khi hàng có mặt tại bãi CY ở cảng xếp đến
bãi CY ở cảng dỡ)
2.2.2. Phương thức giao nhận

Hàng được đóng nguyên container 20’ nên sẽ giao nhận hàng hóa khi hàng
được đóng trong container đã kẹp chì.
2.3 Chi phí giao nhận

Bảng chi phí
Đơn giá

Số cont

Thành tiền

(VNĐ)

(loại 20')

(VNĐ)

Stt

Các khoản chi phí

1

Phí D/O

850.000/bill

2

Phí THC


1.500.000/cont

4

6.000.000

3

Phí vệ sinh cont khô

300.000/cont

4

1.200.000

4

Phí CIC

1.000.000/cont

4

4.000.000

5

Cược vỏ cont


2.000.000/cont

4

6.000.000

6

Phí nâng cont

550.000/cont

4

2.200.000

7

Phí hạ cont

450.000/cont

4

1.800.000

8

Phí hải quan


9

Phí vận chuyển

10

Phí nhân công

9.800.000

11

Chi phí khác (điện,

1.520.000

850.000

880.000
3.800.000

4

15.200.000

14


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ

nước,…)
Tổng chi phí

49.450.000

 Phí D/O (Delivery Order fee):phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một
lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì người nhập khẩu phải đến Hãng tàu để
lấy lệnh giao hàng thì mới lấy được hàng. Vì vậy, phí này phát sinh khi đến
hãng tàu lấy Delivery Order.
 Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí
thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại
cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu
hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ
chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC. Vì vậy, phí
này cũng sẽ được nộp tại hãng tàu thì mới lấy được D/O.
 Phí vệ sinh cont khô: là phí vê sinh sau khi hàng được dỡ khỏi cont để chuẩn
bị cho lô hàng mới. Đây là khoản phí nộp cho hãng tàu cùng các phí trên.
 Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance
Surcharge”: là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội
hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là
một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh
từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa
đến nơi thiếu. Phí này cũng được đóng cho hãng tàu để lấy D/O.
 Phí cược vỏ cont: là phí đắt cược để mượn cont của hãng tàu với hàng FCL
rút ruột tại địa điểm không phải tại cảng. Phí này được đóng khi đến hãng
tàu lấy lệnh giao hàng và sẽ đươc hoàn trả khi đã trả vỏ cont tại bãi quy định
trong tình trạng nguyên vẹn.
 Phí nâng Cont: là phụ phí được thu tại phòng thương vụ của cảng khi đến
lấy phiếu giao nhận cont (EIR). Đây là khoản phí cảng thu cho việc lấy hàng
tại bãi CY, xếp hàng lên phương tiên vận tải.

15


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
 Phí hạ cont: Đây là khoản phí được thu tại bãi cont khi trả cont rỗng, là phí
hạ cont rỗng ra khỏi phương tiện vận tải, kiểm tra tình trạng của cont, ghi
nhận lại để lấy lại được tiền cược.
 Phí hải quan: là khoản phí phải trả để tiến hành làm thủ tục hải quan và
thông quan cho lô hàng
 Phí vận chuyển cho lô hàng: đây là khoản phí trả cho việc vận chuyển hàng
hóa từ bãi CY của cảng về kho của khách hàng.

Doanh thu dự tính cho lô hàng là: 60.000.000 VND
 Lợi nhuận dự tính = Doanh thu – Chi phí
= 60.000.000 – 49.450.000
= 10.550.000 (VND)
 Tỷ suất lợi nhuận = (Lợi nhuận/chi phí) x 100%
= (10.550.000/49.450.000) x 100%
= 21,33%

CHƯƠNG III. QUY TRÌNH GIAO NHẬN LÔ HÀNG HÓA CHẤT
BUTYL CELLOSOLVE NHẬP KHẨU TẠI CTY TNHH VẬN TẢI BIỂN
NGÔI SAO XANH
3.1.

Lập báo giá và hợp đồng

3.1.1. Lập Báo giá
16



BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
Nhận được thư hỏi giá dịch vụ của công ty TNHH Hóa Chất Trường Phát,
công ty GSLines đã tiến hành lập các báo giá sau:

Green Star Lines Co., Ltd
Add: 5Võ Thị Sáu, Ngô Quyền , Hải Phòng, VN
Tel: 031.3826 323

Fax: 031.3836 722

Email:
Website:www.gslines.com.vn

17


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
TP Hải phòng, Ngày 01 tháng 10 năm 2014

BÁO GIÁ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
Kính gửi: Quý công ty
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý công ty đã quan tâm đến dịch vụ của
chúng tôi. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý công ty báo giá dịch vụ như sau:
STT

Chí phí

1


Vận chuyển HP- HN(Long Biên)

1x20 DC
(VND)
5.200.000

2

Phí dịch vụ

1.100.000

Chú y:
- Giá trên không bao gồm: thuế VAT , các chi phí khác theo hóa đơn của bên
thứ 3 phát hành (DO, THC, nâng hạ cont,…)
- Báo giá này chỉ có giá trị đến ngày 31/12/2014 khi giá dầu là 22.630 đồng/lít
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý công ty.
Cty TNHH Vận Tải Biển Ngôi Sao Xanh

Ngoài ra công ty TNHH Hóa Chất Trường Phát còn Nhận được 2 bản báo
giá khác như sau:

Dong Tai Global Logistics And Trading Co., LTD
Phòng 202-204, tòa nhà Tasaco, Km
104+200
Nguyễn Bỉnh

Khiêm, Hải An, Hải Phòng,

Việt Nam

Tel: (84) 313 979356 - Fax: (84) 313 979494

18


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
TP Hải phòng, Ngày 02 tháng 10 năm 2014

BÁO GIÁ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
Kính gửi: Quý công ty
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý công ty đã quan tâm đến dịch vụ của
chúng tôi. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý công ty báo giá dịch vụ như sau:

STT

Chí phí

1

Vận chuyển HP- HN(Long Biên)

1x20 DC
(VND)
5.500.000

2

Phí dịch vụ

1.500.000

(1.000.000 vs cont tiếp
theo)

Chú y:
- Giá trên không bao gồm: thuế VAT , các chi phí khác theo hóa đơn của bên
thứ 3 phát hành (DO, THC, nâng hạ cont,…)
- Báo giá có giá trị đến khi có báo giá mới.
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý công ty.
Cty TNHH Thương mại và tiếp vận toàn cầu Đông Tài

Công Ty TNHH Giao Nhận Và Vận Tải Key Line
Add: Số 76 Lô 3E Lê Hồng Phong, P. Đông
Khê, Q. Ngô
Quyền,Tp. Hải Phòng
Tel: (031) 3556925, 3556926
Fax: (031) 3556921
TP Hải phòng, Ngày 01 tháng 10 năm 2014

BÁO GIÁ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
19


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
Kính gửi: Quý công ty
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý công ty đã quan tâm đến dịch vụ của
chúng tôi. Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quý công ty báo giá dịch vụ như sau:

STT

Chí phí


1x20 DC
(VND)
5.400.000

1

Vận chuyển HP- HN(Long Biên)

2

Phí dịch vụ (không bao gồm TTHQ)

500.000

3

Thủ tục Hải Quan

600.000

Chú y:
- Giá trên không bao gồm: thuế VAT , các chi phí khác theo hóa đơn của bên
thứ 3 phát hành (DO, THC, nâng hạ cont,…)
- Báo giá này chỉ có giá trị đến ngày 31/12/2014 khi giá dầu là 22.630 đồng/lít
Xin cảm ơn sự hợp tác của quý công ty.
Công Ty TNHH Giao Nhận Và Vận Tải Key Line

3.1.2. Lập hợp đồng.
a) Hợp đồng vận chuyển nội địa

Từ các báo giá dự kiến trên, công ty TNHH Hóa Chất Trường Phát quyết
định kí kết hơp đồng với công ty TNHH Vận Tải Biển Ngôi Sao Xanh. Sau khi
thỏa thuận 2 bên quyết định kí kết hợp đồng như sau:
Cộng hòa – xã hội – chủ nghĩa – Việt Nam

20


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
Độc lập – tự do – hạn phúc
HỢP ĐỒNNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
Số :ĐTHT092014/1
- Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hộithông qua ngày
14/06/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội ban hành
ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thỉ hành
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực tế của hai bên
Hôm nay, ngày 27 tháng 09 năm 2014 tại Hải Phòng , chúng tôi gồm:
Bên A (Thuê vận chuyển):
Tên doanh nghiệp

:Công ty TNHH Hóa Chất Trường Phát

Trụ sở chính

: Tổ 4, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại

: 04.38240 949


Fax

: 04. 39327969

Tài khoản NH

: 12311222 tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội

Má số thuế

: 0101333456

E- mail

:

Do ông

: Phan Văn Hùng - Chức vụ: Giám đốc – làm đại
diện.

Bên B ( Chủ phương tiện):
Tên doanh nghiệp

: Công ty TNHH Vận Tải Biển Ngôi Sao Xanh

Địa chỉ

: 5Võ Thị Sáu, Ngô Quyền , Hải Phòng, VN


Điện thoại

:031. 3826 323

Fax

:031. 3836 722

Email

:

Website

:www.gslines.com.vn

Mã số thuế

:0200875714

21


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
Tài khoản NH

:1000900978 tại ngân hàng Công Thương chi
nhánh Hải Phòng


Do bà

: Nguyễn Thị Kim Thúy - Chức vụ: Giám đốc –
đại diện

Hai bên thỏa thuận ky hợp đồng vận tải container bằng đường bộ với
các điều kiện, điều khoản như sau:
Điều 1: Điều khoản chung:
Bên A đồng ý thuê và bên B đồng ý nhận thực hiện các công việc sau:
- Vận chuyển container hàng xuất và hàng nhập đã làm xong các thủ tục
của bên A từ kho của bên A về cảng Hải Phòng hoặc ngược lại tùy theo
nhu cầu của bên A.
- Tuyến đường vận tải: Theo yêu cầu của bên A
- Phương tiện giao nhận : Nguyên cont, nguyên chi

Điều 2: Trách nhiệm mỗi bên:
1. Trách nhiệm của bên B
- Nhận lệnh cấp container của bên A để lấy cont đi đóng hoặc trả hàng.
- Thông báo tên lái xe số điện thoại để bên A liên lạc khi cần
- Không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng của hàng hóa do tự bản thân của
hàng hóa gây ra trong quá trình vận chuyển.
- Chịu trách nhiệm bồi thường 100% khi để xảy ra mất hàng hóa trong
container hoặc do phương tiện vận tải bị sự cố làm ảnh hưởng đến chất
lượng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, hoặc sự chậm trễ mà bên
B không chứng minh được tính miễn trách của mình
- Chuẩn bị giấy tờ chứng từ liên quan đến phương tiện vận tải ,lái xe, đảm
bảo phương tiện vận tải, lái xe lưu hành theo đúng pháp luật.
- Chịu mọi chi phí phát sinh khi không sắp xếp được phương tiện đóng/trả
hàng theo đúng kế hoạch đề ra.
2. Trách nhiệm của bên A:

- Chịu mọi trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa đã đóng trong
container

22


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
- Thông báo cho bên B trước 12 tiếng về kế hoạch đóng hàng để bên B kịp
thời lấy cont và sắp xếp phương tiện vận tải. Các trường hợp khác thì
phải có sự đồng thuận của hai bên thì mới tiến hành.
- Thanh toán phí lưu ca xe khi vượt quá thời gian quy định của bên B. Chi
phí là 1.500.000 VNĐ/ ca xe
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản chi phí nói trên theo như điều
3 của hợp đồng này.

Điều 3: Các chi phí, phương thức và thời hạn thanh toán
- Chi phí vận chuyển là : Giá cước thỏa thuận giữa hai bên theo từng thời
điểm phát sinh dịch vụ vận chuyển.
- Phương thức và thời hạn thanh toán : Hai bên đối chiếu công nợ vào ngày
30 hàng tháng.Bên B phát hành hóa đơn chậm nhất vào ngày mùng 3 của
tháng sau để gửi cho bên A. Bên A thanh toán cho bên B trong vòng 30 ngày
kể từ bên B phát hành hóa đơn tài chính hợp pháp, hợp lệ cho bên A. Nếu có
bất cứ thay đổi về thời gian thanh toán,hai bên cần phải thông báo kịp thời
và có sự nhất trí của cả hai bên trước khi tiến hành. Trong trường hợp bên A
không thanh toán đầy đủ tiền cước đúng thời hạn trên thì bên B có quyền áp
dụng các biện pháp đảm bảo thanh toán theo quy định pháp luật hiện hành
và bên A phải trả thêm lãi suất 1.5% tháng trên số tiền dư nợ.
Điều 4 : Các điều khoản khác:
- Hai bên cam kết thự hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Nếu có gì vướng mắc trong quá trình thực hiện hai bên phải cùng

nhau hợp tác giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được sẽ đưa ra
tòa án kinh tế Thành phố Hải Phòng .
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản có giá trị pháp lý
như nhay và có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 30/12/2014. Nếu một
trong hai bên muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho bên kia trước 30
ngày.

23


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
- Sau 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, nếu không có vướng mắc hợp
đồng thì hợp đồng mặc nhiên được thanh lý
§¹i diÖn bªn A

§¹i diÖn bªn B

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Số: 2014/062014-1 /HĐVT/KT-VT
Hôm nay, ngày 27 tháng 09 năm 2014, tại Hải Phòng, chúng tôi gồm:
Bên A (Thuê vận chuyển):
Tên doanh nghiệp

:Công ty TNHH Hóa Chất Trường Phát

Trụ sở chính

: Tổ 4, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại


: 04.38240 949

Fax

: 04. 39327969

Tài khoản NH

: 12311222 tại ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội

Má số thuế

: 0101333456
24


BÀI TẬP LỚN: GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TÊ
E- mail

:

Do ông

: Phan Văn Hùng - Chức vụ: Giám đốc – làm đại
diện.

Bên B ( Chủ phương tiện):
Tên doanh nghiệp


: Công ty TNHH Vận Tải Biển Ngôi Sao Xanh

Địa chỉ

: 5Võ Thị Sáu, Ngô Quyền , Hải Phòng, VN

Điện thoại

:031. 3826 323

Fax

:031. 3836 722

Email

:

Website

:www.gslines.com.vn

Mã số thuế

:0200875714

Tài khoản NH

:1000900978 tại ngân hàng Công Thương chi
nhánh Hải Phòng


Do bà

: Nguyễn Thị Kim Thúy - Chức vụ: Giám đốc –
đại diện

Hai bên cùng nhau thỏa thuận và thống nhất các điều khoản về
giá Cước vân chuyển trong phụ lục hợp đồng như sau:

Tuyến vận chuyển
Hải phòng–Long Biên
,Hà Nội

Cont 20’

Cont 40’

(VND)

(VND)

5.200.000

5.700.000

Chú ý:
- Giá cước không bao gồm thuế VAT
- Giá cước không bao gồm nâng hạ tại bãi và đường cấm (nếu có).
- Giá cước sẽ được điều chỉnh tăng/giảm khi có sự biên động giá xăng dầu và
có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày có quyết định điểu chỉnh giá xăng dầu

của Nhà nước.

25


×