Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Hữu Cơ Vi Sinh Sông Gianh Kết Hợp Với Phân Chuồng Đến Năng Suất Và Chất Lượng Của Lúa Nếp Trên Đất Phù Sa Cổ Ở Huyện Tiên Du Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 111 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------------

TRẦN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
VI SINH SÔNG GIANH KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÚA NẾP TRÊN ĐẤT
PHÙ SA CỔ Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2010


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------------

TRẦN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ
VI SINH SÔNG GIANH KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA LÚA NẾP TRÊN ĐẤT
PHÙ SA CỔ Ở HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Trồng trọt


Mã số: 60 62 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN MINH

THÁI NGUYÊN - 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THẢO


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng Văn Minh đã
tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Sau Đại học - Trường ĐHNL Thái Nguyên đã

giúp đỡ rất nhiều cho việc hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc
Ninh, gia đình anh Khôi ở xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện
luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi còn có những thiếu sót, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân
trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày 6 tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THẢO


iii

MỤC LỤC
Phần I : MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Phần II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 4

2.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 5
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU LÚA TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI .......................................................................................5

2.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới.............................. 5

2.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam .............................. 9
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .................................................................... 15

2.3.1. Kết quả nghiên cứu về phân đạm đối với cây lúa .......................... 16
2.3.2. Kết quả nghiên cứu về phân lân đối với cây lúa ............................ 19
2.3.3. Kết quả nghiên cứu về phân kali đối với cây lúa........................... 20
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VI SINH TRONG
NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI .................................................................. 23

2.4.1. Khái niệm về phân bón vi sinh vật, phân hữu cơ vi sinh và vai trò
của vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.......... 23
2.4.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón vi sinh trên thế giới ...... 31
2.4.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ở Việt Nam... 36
Phần III : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 44
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 44

3.1.1. Giống lúa ........................................................................................ 44
3.1.2. Loại đất lúa..................................................................................... 44
3.1.3. Phân hữu cơ và phân khoáng ......................................................... 44
3.1.4. Phân hữu cơ sinh học ..................................................................... 44


iv

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ...................... 44

3.2.1. Địa điểm ......................................................................................... 44
3.2.2. Thời gian tiến hành......................................................................... 44
3.3. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 45


3.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 45
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................ 45
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................ 47
3.3.4. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu.......................................... 54
Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 55
4.1. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN LÀM THÍ
NGHIỆM TẠI TỈNH BẮC NINH ............................................................ 55

4.1.1. Về nhiệt độ ..................................................................................... 56
4.1.2. Về ẩm độ ........................................................................................ 57
4.1.3. Lượng mưa ..................................................................................... 58
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ PHÂN
CHUỒNG ĐẾN THỜI GIAN SINH TRƯỞNG ........................................ 58
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN CHIỀU CAO CÂY LÚA QUA CÁC GIAI
ĐOẠN SINH TRƯỞNG ..........................................................................62
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẺ NHÁNH ...................................64
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ ......................................67
4.6. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LUỸ VẬT CHẤT KHÔ ........70
4.7. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH VÀ
KHẢ NĂNG CHỐNG ĐỔ........................................................................74


v


4.7.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống................................ 74
4.7.2. Khả năng chống đổ của giống........................................................ 78
4.8. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOÁ TÍNH CỦA ĐẤT ........87
4.9. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH SÔNG GIANH VÀ
PHÂN CHUỒNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT ........79
4.10. NĂNG SUẤT THỰC THU (NSTT) ....................................................... 82
4.11. HIỆU QUẢ KINH TẾ ........................................................................... 85
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 93
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................ 93
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TGST

: Thời gian sinh trưởng

NXB

: Nhà xuất bản

Ha

: Hec ta

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

LAI

: Chỉ số diện tích lá

KNTL VCK

: Khả năng tích luỹ vật chất khô

ns

: Không sai khác

*

: Độ tin cậy 95%

CNVSV

: Công nghệ vi sinh vật

VSV

: Vi sinh vật



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới (1970 và giai đoạn từ 2000-2007) .......6
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam (1987 - 2007)...10
Bảng 2.3: Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020...............23
Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Ấn Độ ...................................32
Bảng 2.5. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc...........................33
Bảng 2.6. Sản xuất phân bón vi sinh vật ở Thái Lan .......................................33
Bảng 2.7. Các loại phân vi sinh vật ở Ấn Độ...................................................34
Bảng 2.8. Tình hình sản xuất phân bón vi sinh vật của Trung Quốc...............34
Bảng 2.9. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số quốc gia ...35
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ hội sinh đối với
một số cây trồng...............................................................................41
Bảng 2.11. Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi sinh vật cố định nitơ.....42
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu tỉnh Bắc Ninh năm 2008-2009 .............56
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến thời gian sinh trưởng .................................................................60
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng.......................62
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến khả năng đẻ nhánh.....................................................................65
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến chỉ số diện tích lá.......................................................................68
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến khả năng tích luỹ vật chất khô...................................................71
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống đổ ..............75

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh sông gianh và phân chuồng
đến một số chỉ tiêu hoá tính của đất.................................................87
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và phân
chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất .....................................79
Bảng 4.10. Năng suất thực thu .........................................................................82
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế.............................................................................85


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Quy trình tóm tắt sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật....................... 40
Hình 4.1: Biểu đồ năng suất thực thu vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009............ 84


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Lúa có tên khoa học là Oryza sativa L, là một trong những cây
lương thực chủ yếu và quan trọng có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số
dân trên thế giới. Ở Việt Nam, lúa vừa đảm bảo lương thực cho hầu hết dân số
vừa đóng góp vào việc đưa nước ta trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được ở nước ta thì hiệu quả sản xuất lúa
vẫn còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta chú ý nhiều đến năng suất
mà chưa chú trọng đến chất lượng. Trong xã hội ngày càng phát triển đời

sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng các loại gạo
có chất lượng cao ngày càng tăng nhất là ở khu vực đô thị. Do đó nhiều địa
phương đã đưa các giống lúa thơm, lúa nếp mới có năng suất và chất lượng
cao nhằm đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng lúa gạo.
Những năm gần đây xu hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì
nhiêu của đất thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ được coi là một biện
pháp quan trọng trong quá trình hình thành nhanh các cân bằng sinh học dựa
trên cơ sở sử dụng cân đối giữa phân vô cơ, phân hữu cơ và phân bón vi sinh
vật. Phân hữu cơ vi sinh đã và đang góp phần tích cực vào việc xây dựng nền
nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng. Trong sản xuất nông
nghiệp lúa vẫn là cây trồng chính với 2 vụ là lúa xuân và lúa mùa. Đất trồng
lúa chủ yếu là đất phù xa glây (phù xa cổ) với diện tích 25.307 ha. Trong 2- 3
năm gần đây, ngoài các giống lúa phổ biến như Khang Dân, C70, Q5 thì các
giống lúa hàng hóa nhất là giống lúa nếp được nông dân đưa vào sản xuất với


2

diện tích lớn. Tuy nhiên năng suất, chất lượng lúa nếp chưa cao và không ổn
định do trong thực tế sản xuất nông dân sử dụng phân bón chưa cân đối NPK,
giữa phân hữu cơ và vô cơ, chủ yếu là dùng nhiều phân hóa học dẫn đến lúa
thường hay bị lốp đổ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa. Ngoài
ra các công trình nghiên cứu ứng dụng phân bón cho lúa từ trước đến nay hầu
như chỉ tập trung trên đối tượng là các giống lúa tẻ thường, việc nghiên cứu
sử dụng phân bón trên đối tượng là các giống lúa nếp còn quá ít. Do đó việc
nghiên cứu sử dụng phân bón hợp lý để nâng cao năng suất và ổn định chất
lượng lúa nếp là vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên để giúp nông dân có được một biện

pháp bón phân cho lúa nếp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương
chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi
sinh Sông Gianh kết hợp với phân chuồng đến năng suất và chất lượng của
lúa nếp trên đất phù sa cổ ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng và phát
triển lúa nếp trên các nền phân bón hữu cơ khác nhau nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng gạo, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón vô cơ
và hữu cơ, duy trì độ phì nhiêu đất. Đề tài góp phần tìm giải pháp thay thế
một phần phân bón hữu cơ hiện đang rất thiếu tại vùng đồng bằng Sông Hồng
bằng phân hữu cơ vi sinh.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.1. Ý Nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một cách đầy đủ và hệ thống mối quan
hệ giữa cây lúa với các yếu tố đất đai, phân bón. Trên cơ sở đó xây dựng qui
trình bón phân hợp lý cho lúa nếp nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả
kinh tế cao và bảo vệ môi trường.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng
lúa nếp, tăng thu nhập cho hộ nông dân trồng lúa góp phần vào việc xây dựng
và thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh 20052010 trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa có giá trị kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


- Về khoa học: kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận sử dụng
phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh trên đất phù sa cổ ở huyện Tiên Du tỉnh
Bắc Ninh.
- Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài có tác dụng nhân rộng
diện tích bón phân hữu cơ vi sinh cho cây lúa.
Việc bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất trồng, giảm ô
nhiễm môi trường.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Cơ sở lý luận
Cây trồng cũng như tất cả các thể sống bình thường khác đều cần “thức
ăn” cho sự sinh trưởng, phát triển. Nếu như con người và động vật có khả năng
hấp thu trực tiếp thức ăn từ nguồn hữu cơ (động vật hay thực vật) thì cây trồng
hấp thu “thức ăn” hầu hết ở dạng vô cơ. Trên 2000 năm trước con người đã biết
sử dụng tro đốt, chất hữu cơ và đá vôi để bón cho cây trồng. Tuy nhiên chỉ hơn
150 năm trước, khi Liebig (1803-1873) công bố định luật tối thiểu thì các
nghiên cứu về các chất dinh dưỡng với cây trồng mới trở thành hệ thống.
Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng
thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối
tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông
sản tốt và an toàn môi trường sinh thái [17].
Sử dụng phân bón hợp lý là kết hợp hài hòa giữa phân hữu cơ và phân
vô cơ, bón cân đối không những theo tỷ lệ mà còn phải cân đối với lượng hút

để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất [5].
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì
nhiêu cho đất như làm tăng lượng photpho và kali dễ tan trong đất canh tác,
cải tạo, giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt
các chuyển hóa chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác
nhau tạo ra.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh còn có ý nghĩa rất lớn là tăng
cường bảo vệ môi trường sống, giảm tính độc hại do hóa chất trong các loại
nông sản thực phẩm do lạm dụng phân hóa học.


5

Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa
phương và giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm
được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hóa học.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong sản xuất hiện nông nghiệp hiện nay đều thiếu phân bón hữu cơ
trầm trọng. Trong canh tác truyền thống phân chuồng là giải pháp chủ yếu của
sản xuất nông nghiệp tuy nhiên hiện nay lượng phân chuồng trong chăn nuôi
hiện có trong các nông hộ không thể đáp ứng hết cho sự mở rộng diện tích
trồng và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình thâm canh lúa nước với sự có mặt tràn lan, mất cân đối
của phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho chất lượng nông sản
giảm. Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu sản xuất phân hữu
cơ vi sinh từ rác thải đã đạt được những thành công bước đầu, một số sản
phẩm phân bón hữu cơ vi sinh chế biến từ rác thải đã có mặt trên thị trường
làm phong phú thêm nguồn cung cấp chất hữu cơ cho cây trồng.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân chuồng đối
với lúa nếp là biện pháp có hiệu quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho

đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho việc sản xuất được bền vững trên đất
trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU LÚA TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới
2.2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, cho năng suất cao. Hiện nay
trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng lúa. Theo thống kê của Viện
Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là cây lương thực được con


6

người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Để đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng
dân số và những yêu cầu ngay càng cao về lương thực, qua thống kê cho thấy,
sản xuất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây có mức tăng trưởng đáng kể. So
với năm 1970 có diện tích trồng lúa là 134,4 triệu ha, năng suất 23,0 tạ/ha, sản
lượng 308,8 triệu tấn, thì năm 2001 có diện tích là 155,0 triệu ha, năng suất
37,9 tạ/ha và sản lượng 587 triệu tấn (Bảng 2.1). Tuy tổng sản lượng lúa tăng
70% trong vòng 32 năm nhưng do dân số tăng nhanh, nhất là ở các nước đang
phát triển (châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh) nên lương thực vẫn là vấn đề
cấp bách phải quan tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài [21].
Bảng 2.1. Diễn biến sản xuất lúa trên thế giới (1970 và giai đoạn từ 2000-2007)
Năm

Diện tích
(triệu ha)


Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

1970

134,4

23,0

309

1995

149,4

36,6

547

2000

153,8

38,9

599


2001

155,0

37,9

587

2004

150,6

40,0

595,8

2005

152,6

41,0

622,1

2006

153,0

41,0


622,2

2007

153,7

41,0

626,7

(Nguồn: FAOSTAT, USDA, 2008)
2.2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Cùng với sự phát triển của loài người, nghề trồng lúa được hình thành
và phát triển. Trình độ thâm canh cây lúa của nông dân ngày một nâng cao.
Các giống lúa địa phương không ưa thâm canh, khả năng chống chịu kém,
năng suất thấp. Vì thế việc tạo ra các giống lúa có năng suất cao, ưa thâm
canh thích nghi với điều kiện sinh thái từng vùng là vấn đề hết sức cần thiết.
Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển
đã lai tạo, chọn lọc hàng trăm giống lúa tốt trồng phổ biến trên thế giới. Các


7

giống lúa: IR8; IR5; IR6; IR30,… và những giống lúa khác đã tạo ra sự nhẩy
vọt về năng suất. Cùng với IRRI, các viện khác như CIRAT, ICRISAT…
cũng đã chọn lọc ra những giống lúa tốt góp phần làm cho sản xuất lúa gạo
trên thế giới có những thay đổi quan trọng. Đến năm 1990, sự thành công của
các vùng áp dụng Cách mạng xanh làm cho sản lượng lúa của những nơi đó
tăng lên gấp đôi so với trước [21].
Trong số các thành tựu sinh học to lớn của loài người cuối thế kỷ XX thì

lúa lai được xem như là “Chàng hiệp sỹ khổng lồ đứng lên tiêu diệt giặc đói
đang đe doạ hành tinh của chúng ta”. Khi nói đến lúa lai nghĩa là chúng ta sử
dụng ưu thế lai của lúa. Người đi tiên phong trong lĩnh vực ưu thế lai là J.
W.Jones (1926). Ông là người đầu tiên phát hiện về ưu thế lai của lúa ở những
tính trạng số lượng và năng suất. Sau Jones, nhiều công trình nghiên cứu khác
xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai ở lúa về sự tích luỹ vật chất khô (Rao, 1965,
Jenning, 1967), về một số đặc tính sinh lý (M.C Donal và Cộng sự, 1971; Lin
và Yuan, 1980…). Virmani và cộng sự (1986) đã kết luận rằng: Ưu thế lai ở
lúa biểu hiện đa dạng, ưu thế lai có thể làm tăng từ 36,9 - 91,0% giá trị năng
suất hạt, từ 55,7% số hạt trên bông, 14 - 31% khối lượng 1000 hạt [21].
Trong lịch sử phát triển lúa lai trên thế giới. Trung Quốc là nước đầu
tiên sử dụng thành công ưu thế lai của lúa vào sản xuất nông nghiệp. Từ năm
1964 trở về trước các nhà chọn tạo giống lúa trên thế giới cũng như Trung
Quốc trong chọn tạo giống lúa mới theo phương pháp lai bình thường. Năm
1960 khi theo dõi thí nghiệm của mình Viên Long Bình phát hiện một cây lạ
khoẻ, bông to, hạt nhiều. Nhưng ông đã thất vọng vì chưa tìm được phương
pháp sử dụng ưu thế lai. Sau đó ông bắt đầu tìm dòng bất dục đực. Con đường
tạo giống ưu thế lai theo phương pháp “3 dòng” được hé mở từ đây. Năm
1964, Viên Long Bình phát hiện cây có tính bất dục đực nhưng không giữ
được tính bất dục đó bởi không có dòng duy trì mẹ. Theo kinh nghiệm khi


8

nghiên cứu cao lương, bằng phương pháp lai xa giữa hai giống Nam Phi và
Bắc Phi, tháng 11/1970 Lý Tất Hồ - Cộng tác với Viên Long Bình thu được
cây bất dục đực trong loài lúa dại: (O.rufipogon Grif hoặc O. sativa
F.stontaneu) ở đảo Hải Nam. Năm 1972 từ dòng bất dục đực sắn có đã tạo ra
được một số dòng bất dục khác như: Nhị cửu nam số 1, Nhị cửu lùn số 4,
Trân sán 97.71 - 72, V20, V41… [21].

Năm 1973 cùng với các nhà chọn giống khác họ đã tìm ra những dòng
phục hồi như: IR661, Thái dân số 1, IR24… Như vậy sau khi đã tìm đủ 3 dòng
họ đã tạo ra giống lúa ưu thế lai đầu tiên như: Nam ưu số 2, Sán ưu số 2… [21].
Năm 1974 các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời những tổ hợp lai
có ưu thế lai cao, đồng thời quy trình kỹ thuật sản xuất hạt lai hệ “3 dòng”
được hoàn thiện và đưa vào sản xuất năm 1975, đánh dấu một bước ngoặt to
lớn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc nói riêng và trên toàn
thế giới nói chung [21].
Năm 1996, Trung Quốc lại thành công với quy trình sản xuất lúa lai “2
dòng" sau khi các nhà nghiên cứu tìm được dòng bất dục di truyền nhân, mẫm
cảm với môi trường, góp phần làm giảm giá thành sản xuất hạt lai F1 [21].
Hiện nay Trung Quốc đã nghiên cứu thành công giống lúa “2 dòng”
cho năng suất cao hơn lúa lai “3 dòng” khoảng 20% và đang nghiên cứu
giống lúa lai “1 dòng”. Sau những thành công của Trung Quốc, IRRI và một
số quốc gia khác trên thế giới đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển lúa lai và
đã thu được những thành công đáng kể. Ngoài ra còn các nước khác như Ấn
Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam đã áp dụng công nghệ sản
xuất lúa lai vào sản xuất nông nghiệp [21].
Ở Ấn Độ, công tác chọn giống lúa lai bắt đầu từ năm 1911. Ngay từ khi
bắt đầu tiến hành, người ta đã chú ý đến vấn đề nâng cao năng suất. Ở Thái


9

Lan từ năm 1950 đã thu thập và làm thuần một số giống lúa địa phương, đưa
các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền nam và miền bắc nước mình. Nhật
Bản và Hàn Quốc nơi có ít diện tích trồng lúa ít, nhưng năng suất bình quân
cao (Nhật Bản có 2 triệu ha, Hàn Quốc có 1,2 triệu ha, nhưng năng suất đạt
trên 60 tạ/ha). Việc đưa ra giống Tongil đã tạo ra bước nhẩy vọt về năng suất
lúa. Mỹ, năm 1926 J. W. Jones bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi khảo

sát lúa ở Đài Loan. Trải qua nhiều thập kỷ Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham
gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết vấn đề lương thực, đề xuất vấn đề sản
xuất hạt lúa lai thương phẩm [21].
Ngoài ra trên thế giới còn rất nhiều nhà khoa học đã và đang nghiên cứu
các giống lúa nhằm mục đích đưa ra những giống lúa có năng suất cao, phẩm chất
tốt, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thâm canh [21].
2.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất
thích hợp với sự phát triển cây lúa. Từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực
chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Với địa bàn
trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc và Nam đã hình thành những đồng
bằng châu thổ trồng lúa rộng lớn phì nhiêu (Đồng bằng Sông Hồng, đồng
bằng Sông Cửu Long) cùng một loạt các châu thổ nhỏ hẹp ở ven các dòng
sông, ven biển miền Trung khác [21].
Sản xuất lúa gằn liền với sự phát triển nông nghiệp nước ta. Trước năm
1945, diện tích trồng lúa của nước ta là 4,5 triệu ha, năng suất trung bình đạt
1,3 tấn/ha, sản lượng 5,4 triệu tấn. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật vượt
bậc trong nông nghiệp, người dân đã được tiếp cận với những phương thức


10

sản xuất tiên tiến nên họ đã dám mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai, các giống lúa chất
lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu..., kết hợp với đầu tư thâm canh cao hợp
lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản
lượng và giá trị kinh tế. Năm 1996, nước ta xuất khẩu được 3,2 triệu tấn
lương thực; năm 1999 nước ta vươn lên đứng hàng thứ 2 trên thế giới về xuất
khẩu gạo. Năm 2002 tổng sản lượng lương thực đạt 36,4 triệu tấn, trong đó

lúa chiếm 70%. Tuy nhiên, con số này bị chững lại vào năm 2003 giảm xuống
còn 34,5 triệu tấn. Điều này đang đặt ra những yêu cầu mới trong nông
nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá nói
chung và diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, vấn
đề cấp thiết đặt ra ở đây là cần phải nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng
lúa, nhằm đáp ứng được nhu cầu lương thực cho người dân và cho xuất khẩu.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam (1987 - 2007)
Năm

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

1987

5,60

2,69

15,10

2000

7,66

4,24

29,14


2001

7,49

4,38

31,39

2002

7,50

4,59

32,53

2003

7,45

4,63

32,11

2004

7,44

4,82


34,45

2005

7,33

4,95

36,15

2006

7,32

4,89

35,83

2007

7,30

4,86

35,56

(Nguồn FAOSTAT, 2008)


11


Qua bảng 2.2 cho thấy hai mươi năm qua (1987 - 2007) diện tích lúa
của nước ta tăng từ 5,6 triệu ha năm 1987 lên 7,66 triệu ha năm 2000. Năng
suất lúa từ 2,69 tấn/ha năm 1987 tăng lên 4,24 tấn/ha năm 2000.
Giai đoạn 2000 - 2007 diện tích trồng lúa nước ta giảm từ 7,66 triệu ha
năm 2000 xuống còn 7,30 triệu ha năm 2007, giảm 0,36 triệu ha. Năm 2000
năng suất là 4,24 tấn/ha thì đến năm 2007 đạt 4,86 tấn/ha tăng 14,6%. Sản
lượng năm 2000 là 29,14 triệu tấn đến năm 2007 là 35,56 triệu tấn tăng 6,42
triệu tấn tương đương 22,03%. Thông qua bảng tình hình sản xuất lúa Việt
Nam ta thấy giai đoạn 2000 - 2007 diện tích trồng lúa của nước ta giảm và
dần ổn định, năng suất và sản lượng thì ngày càng tăng cao.
Những thành tựu trên là kết quả của việc chọn tạo các giống lúa mới có
năng suất cao, ngắn ngày, kháng sâu bệnh, chất lượng tốt và áp dụng các biện
pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với vùng sinh thái.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất lúa ở Việt Nam
Trước năm 1954, với đức tính cần cù sáng tạo, dân tộc Việt Nam đã
đúc kết được nhiều kinh nghiệm sản xuất và đã sử dụng các giống lúa địa
phương, tuy năng suất không cao nhưng có chất lượng tốt, chống chịu giỏi với
các điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh hại. Nhiều giống lúa được
ông cha ta truyền lại đời này qua đời khác, đó là các giống: Chiêm Tép,
Chiêm Sài Đường, Chiêm Cút…, các giống trồng trong vụ mùa như lúa Di,
lúa Tám Xoan, lúa Dự…[21].
Công tác nghiên cứu và chọn tại các giống lúa lai ở Việt Nam cũng
được thúc đẩy mạnh mẽ, tập trung vào việc thu thập, đánh giá các dòng bất
dục đực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như lai
hữu tính, đột biến để tạo ra các dòng bố mẹ mới. Các kết quả nghiên cứu đã
xác định được các vật liệu bố mẹ tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái miền



12

Bắc và có khả năng cho ưu thể lai cao như các dòng mẹ: BoA-B. IR58025AB, VN-01, 11S, TGMS11, TGMSVN1, T1S-96, 103S, TGMS6; các dòng bố
R3, R20, R24, RTQ5... [15], [22], [23], [34].
Từ năm 1997 đến năm 2005, có khoảng 68 giống lúa lai trong nước
được khảo nghiệm, trong đó có 3 giống được công nhận chính thức: Việt Lai
20, HYT83, TH3-3, một số giống được công nhận tạm thời HYT57, TM4,
HYT100, HYT92, TH3-4, HC1, TH5-1, Việt Lai 24 và một số giống triển
vọng khác [7].
Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực nhập nội các giống lúa lai nước ngoài
chọn lọc các tổ hợp lai tốt, thích ứng với điều kiện Việt Nam để phục vụ sản
xuất. Cho đến nay, Việt Nam đã có được một cơ cấu giống lúa lai khá đa
dạng, ngoài các giống đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất như: Nhị
ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu 527, Bồi tạp sơn thanh, Bác ưu 903, nhiều giống mới
được mở rộng trong sản xuất có năng suất, chất lượng khá như: Khải phong 1,
Q.ưu 1, CNR36, Nghi hương 2308, VQ14, Phú ưu số 1 và một số giống lúa
lai của Việt Nam như HYT83, HYT100, TH3-3, Việt Lai 20, TH3-4.... [24].
Ngoài ra, một số nghiên cứu về sinh lý của cây lúa lai đã cho thấy: ưu
thế lai về năng suất hạt của một số tổ hợp lai được tạo bởi ưu thế lai về diện
tích lá ở giai đoạn đẻ nhánh và trỗ, một số khác do ưu thế lai về cường độ
quang hợp. Các nghiên cứu về phân bón cho thấy, khi tăng lượng phân bón
thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô trên toàn cây (DM), tốc độ
tích luỹ chất khô (CGR) của lúa lai tăng vượt so với lúa thuần, đặc biệt ở giai
đoạn sau cấy 4 tuần; năng suất lúa lai tăng nhiều hơn năng suất lúa thuần và
có tương quan thuận ở mức có ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu của
quá trình sinh trưởng [7], [8].
Các nhà chọn giống lúa lai trong nước cũng tiến hành chọn tạo các
dòng PGMS mới, có tính cảm quang, phù hợp với điều kiện Việt Nam.



13

Phương pháp tiến hành là lai chuyển các gen cảm ứng với độ dài ngày với
giống lúa có nguồn gốc xuất xứ xa với vùng phát sinh của giống khởi đầu để
tìm kiểu phản ứng với pha sáng ngắn hơn. Cơ sở của phương pháp này là tính
cảm ứng với quang chu kỳ có thể biến đổi khi tồn tại ở các môi trường khác
nhau, tức là khi chuyển gen pms từ một giống có mức cảm ứng nhất định sang
một giống khác thì gen pms có thể biểu hiện phản ứng khác. Trong môi
trường mới này, độ dài pha sáng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gen
có thể thay đổi theo. Thực tế ở Việt Nam, các nhà chọn giống lúa lai đã chọn
lọc thành công dòng PGMS mới P5S bằng phương pháp lai dòng T1S-96 và
Peiai64S. Dòng này có phấn hữu dục khi độ dài ngày ngắn hơn hoặc bằng
12h20/, bất dục hoàn toàn khi độ dài ngày từ 12h30/ trở lên. Thời kỳ cảm ứng
vào bước 5 của phân hoá đòng. Dòng P5S có thể sử dụng làm mẹ để sản xuất
hạt lai nếu hỗ vào đầu đến trung tuần tháng 5 ở miền Bắc. Nhân dòng trong
vụ xuân cho trỗ trước 12/4 [33].
Như vậy, số lượng dòng TGMS thực sự được ứng dụng để phát triển
các tổ hợp lúa lai hai dòng phục vụ sản xuất ở nước ta còn rất ít, một số dòng
còn có hạn chế về khả năng kết hợp, khả năng cho con lai có ưu thế lai cao về
năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Ngoài ra, nguồn vật liệu dòng phục hồi phục vụ cho công tác chọn tạo
lúa lai hai dòng cũng chưa thực sự đa dạng, phong phú. Chúng ta cũng chưa
có các dòng phục hồi có khả năng kết hợp cao, chống chịu sâu bệnh tốt, có thể
sử dụng để chọn tạo nhiều tổ hợp lai có ưu thế lai cao về năng suất.
Theo Nguyễn Trí Hoàn (2003), Để công tác chọn tạo lúa lai hai dòng ở
Việt Nam đạt được hiệu quả tốt, cần phải tập trung nghiên cứu chọn tạo
nguồn vật liệu bố mẹ mới có đặc tính nông sinh học tốt, thích ứng rộng, khả
năng kết hợp cao, ổn định và dễ sản xuất hạt lai. Trên cơ sở đó chọn tạo và



14

đưa vào sử dụng các tổ hợp lai mới có thương hiệu riêng, cho năng suất cao
và ổn định, chất lượng gạo tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái nước ta [15].
2.2.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ
sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có
mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
Tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 81.480 ha trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 48.729 ha chiếm 59.8% diện tích đất tự nhiên, bình quân đất nông
nghiệp trên đầu người thấp (50m2/người).
Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh lúa là cây trồng chính. Ngoài các
giống lúa lai và lúa thuần thì các giống lúa nếp được gieo cấy ở Bắc Ninh
chiếm một diện tích lớn như BM9603, N87, N97, nếp Hoa Trắng… chiếm
diện tích lớn nhất là nếp Hoa Trắng và nếp BM9603 tập trung ở trong tỉnh
hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá: Tam Sơn, Dương Sơn, Đình
Bảng, Hồi Quan (Từ Sơn), Yên Phụ, Yên Hậu (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên
Du). Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2010, diện tích lúa nếp toàn tỉnh
đạt 16.000 ha, năng suất đạt khoảng 55 tạ/ha, sản lượng 88.000 tấn.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm khuyến
nông, Trung tâm giống cây trồng tỉnh Bắc Ninh đã nghiên cứu, thực nghiệm,
bổ sung vào cơ cấu giống hơn 20 loại giống lúa mới có năng suất, phẩm chất
cao, tăng mức thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn. Nhiều loại
giống HT1, VT1, N46, DT28, QNT1, ĐV8, nếp 9603… Hàng năm đã được
đưa vào gieo cấy, mở rộng trên diện tích gần 1000 ha cho năng suất trung bình
mỗi vụ từ 56 tạ đến 60 tạ/ha/vụ, cao hơn hẳn so với nhiều loại giống được sử
dụng thâm canh nhiều năm trước đây. Có thêm nhiều giống mới, bà con nông
dân ở các hợp tác xã trên địa bàn 8 huyện, thành phố đã từng bước xây dựng



15

được trên 100 vùng sản xuất lúa hàng hoá với quy mô hàng trăm ha/vụ, đem lại
hiệu quả kinh tế cao, gấp 1,5 đến 2 lần gieo cấy các giống lúa thường. Nhờ đó,
tuy mỗi năm tỉnh Bắc Ninh đã chuyển gần 1000 ha đất nông nghiệp sang xây
dựng, phát triển các khu cụm công nghiệp nhưng sản lượng thóc vẫn tăng từ
4% đến 5% (đạt mức trung bình mỗi năm gần 460.000 tấn) đảm bảo tốt an ninh
lương thực, ngoài ra còn dư hàng vạn tấn cung ứng cho xuất khẩu nội địa
(xttm.agroviet.gov.vn)[1].
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN Ở VIỆT
NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Đối với sản xuất nông nghiệp, phân bón đóng một vai trò quan trọng
trong việc tăng năng suất. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã sử
dụng phân bón vô cơ trong nông nghiệp và ngày càng tiến bộ. Đặc biệt trong
những năm gần đây, có rất nhiều giống lúa lai được đưa vào sử dụng, có khả
năng chịu phân rất tốt, là tiền đề cho việc thâm canh cao, nhằm không ngừng
tăng năng suất lúa. Đối với cây lúa, đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng
nhất, nó giữ vai trò quyết định trong việc tăng năng suất. Với lúa lai, vai trò
của phân bón kali cũng có vai trò quan trọng tương đương với đạm.
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), hàm lượng đạm trong cây và sự tích luỹ
đạm qua các giai đoạn phát triển của cây lúa cũng tăng rõ rệt khi tăng liều
lượng đạm bón. Nhưng nếu quá lạm dụng đạm thì cây trồng phát triển mạnh,
lá to, dài, phiến lá mỏng, tăng số nhánh đẻ vô hiệu, trỗ muộn, đồng thời dễ bị
lốp đổ và nhiễm sâu bệnh, làm giảm năng suất. Ngược lại, thiếu đạm cây lúa
còi cọc, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, trỗ sớm. Hiệu lực của đạm còn phụ
thuộc vào các yếu tố dinh dưỡng khác. Thông thường các giống lúa có tiềm
năng năng suất cao bao giờ cũng cần lượng đạm cao; dinh dưỡng càng đầy đủ
thì càng phát huy được tiềm năng năng suất [41].

Theo De Datta S.K, Morris R.A (1984) cho rằng, đạm là yếu tố hạn chế
năng suất lúa có tưới. Như vậy, để tăng năng suất lúa nước, cần tạo điều kiện


×