Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Thực Trạng Sản Xuất Và Một Số Giải Pháp Kỹ Thuật Nhằm Phát Triển Đậu Tương Đông Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.08 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

DƯƠNG TRUNG DŨNG

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN
ĐẬU TƯƠNG ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ: 62 62 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.VS. TSKH Trần Đình Long
2. PGS.TS Luân Thị Đẹp

THÁI NGUYÊN - 2010


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

DƯƠNG TRUNG DŨNG



ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và
cơ quan nghiên cứu trong nước. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn
GS.VS.TSKH Trần Đình Long, PGS.TS Luân Thị Đẹp, với cương vị người
hướng dẫn khoa học, đã có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và hồn thành
luận án của nghiên cứu sinh. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Đặng Kim Vui, Ths Vũ Văn Thông trong
việc tiến hành các thực nghiệm đồng ruộng tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo
Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi Cục Thống kê, Trung tâm dự
báo khí tượng thuỷ văn Thái Ngun. Cảm ơn Phịng Kinh tế huyện Phú
Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương Thái Nguyên trong việc cung cấp tài
liệu và thông tin liên quan đến đề tài, bố trí thí nghiệm đồng ruộng và hợp tác
triển khai xây dựng mơ hình trồng đậu tương đơng có sự tham gia của nơng
dân. Trong q trình hồn thành luận án nghiên cứu sinh được sự giúp đỡ của
cán bộ, nhân viên Khoa Sau đại học, Trung tâm Thực hành thực nghiệm
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trung tâm Nghiên cứu và thực
nghiệm đậu đỗ, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Nhân dịp
này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan trên.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Tác giả

DƯƠNG TRUNG DŨNG


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................x
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết đề tài.................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
1.4. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................. 4
1.5. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới ........................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới..................................... 6
1.1.1.1. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương.......................................6
1.1.1.2. Kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo trồng...................................10
1.1.1.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho đậu tương.............................11
1.1.1.4. Kết quả nghiên cứu mật độ gieo trồng đậu tương......................15
1.1.1.5. Kết quả nghiên cứu tưới nước và giữ ẩm cho đậu tương ...........15
1.1.1.6. Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại đậu tương ..............................16
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và các châu lục ............. 18
1.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trong nước ........................ 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trong nước.................................... 20
1.2.1.1. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương.....................................20
1.2.1.2. Các kết quả nghiên cứu về thời vụ cho cây đậu tương...............25


iv

1.2.1.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho đậu tương.............................27
1.2.1.4. Kết quả nghiên cứu mật độ gieo trồng đậu tương......................31
1.2.1.5. Kết quả nghiên cứu tưới nước và giữ ẩm cho đậu tương ...........32
1.2.1.6. Kết quả nghiên cứu sâu, bệnh hại đậu tương .............................33
1.2.1.7. Một số kết quả nghiên cứu trồng đậu tương vụ đơng.................33
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam......................................... 35
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở một số tỉnh trung du miền núi
phía Bắc................................................................................................... 36
1.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Thái Nguyên .................................. 38
1.5. Tương tác kiểu gen với môi trường và sự ổn định của các chỉ tiêu
trong thí nghiệm....................................................................................... 40
1.6. Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu ........................... 42
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................45
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 45
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 47
2.2.1. Điều tra điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất đậu tương ở
Thái Nguyên ...................................................................................... 47
2.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống
đậu tương trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên................................... 47
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu cho cây đậu tương
vụ đông ở tỉnh Thái Ngun.............................................................. 47
2.2.4. Xây dựng mơ hình và phát triển đậu tương vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................... 47
2.2.5. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng đậu tương vụ đơng cho tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................... 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 47
2.3.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất đậu tương ở
Thái Nguyên ..................................................................................... 47



v
2.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng...................................................................... 49
2.3.3. Xây dựng mơ hình và phát triển đậu tương vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên ..................................................................................... 61
2.3.3.1. Mơ hình sử dụng giống VX93 và áp dụng kỹ thuật mới .............61
2.3.3.2 Mơ hình so sánh giữa trồng đậu tương với khoai lang và ngô
trong vụ đông ..............................................................................62
2.3.4. Hồn thiện quy trình trồng đậu tương vụ đơng ở tỉnh Thái Nguyên..... 62
2.4. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................... 62
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................63
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên....... 63
3.1.1. Điều kiện thời tiết khí hậu vụ đơng của Thái Ngun từ năm
2005 - 2008 ...................................................................................... 63
3.1.2. Đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng hàng năm ở tỉnh Thái Nguyên .... 65
3.1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Thái Nguyên ............................ 67
3.1.4. Một số yếu tố hạn chế và thuận lợi đối với sản xuất đậu tương ở
Thái Nguyên ...................................................................................... 72
3.1.4.1. Nghiên cứu một số yếu tố hạn chế đối với sản xuất đậu
tương vụ đông ở Thái Nguyên......................................................72
3.1.4.2. Các yếu tố thuận lợi để phát triển đậu tương vụ đông ở Thái Nguyên...75
3.1.4.3. Một số giải pháp phát triển đậu tương vụ đông .........................75
3.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu
tương vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.......................................................... 77
3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số giống đậu tương
trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên .................................................... 77
3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên ................................................... 82
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển
của giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên....... 85



vi
3.3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số chỉ tiêu nông sinh
học giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên...86
3.3.1.2. Ảnh hưởng thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................89
3.3.1.3. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/ quả, năng suất
thực thu trong thí nghiệm thời vụ qua các năm. ..........................90
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng đến khả năng
sinh trưởng, phát triển giống đậu tương VX93 trong vụ đông
ở Thái Nguyên ................................................................................. 91
3.3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu nông sinh
học giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên...91
3.3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................94
3.3.2.3. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/ quả, năng suất
thực thu trong thí nghiệm mật độ qua các năm ...........................96
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của đậu tương VX93 trong vụ đông ................ 97
3.3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến một số chỉ tiêu
nông sinh học giống đậu tương VX93..........................................97
3.3.3.2. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống đậu tương VX93
trong vụ đông. ..............................................................................99
3.3.3.3. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/ quả, năng suất
thực thu của phương thức gieo trồng qua các năm ...................101
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón vi sinh đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương VX93 trong

vụ đông ở Thái Nguyên .................................................................. 102


vii
3.3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu nông
sinh học giống đậu tương VX93.................................................102
3.3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến chỉ số diện tích lá, tích
luỹ chất khơ, số lượng nốt sần và mức độ sâu hại của giống
đậu tương VX93 .........................................................................103
3.3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu tương VX93 ..................106
3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp giữ ẩm đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương VX93 trong
vụ đông ở Thái Nguyên .................................................................. 107
3.3.5.1. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến một số chỉ tiêu nông
sinh học của giống đậu tương VX93 trong vụ đông ..................107
3.3.5.2. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất đậu tương VX93 trong vụ đông ...........109
3.3.5.3. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến hiệu quả trồng đậu
tương VX93 trong vụ đông.........................................................111
3.3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước đến khả năng sinh
trưởng, phát triển một số giống đậu tương trong vụ đông ở
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 113
3.3.6.1. Đặc điểm nông sinh học của các giống đậu tương trong
điều kiện tưới nước và không tưới nước vụ Đơng ở tỉnh
Thái Ngun...............................................................................113
3.3.6.2. Chỉ số diện tích lá, chất khơ tích luỹ, số lượng nốt sần và
mức độ sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm trong
điều kiện tưới nước và không tưới nước vụ Đông .....................115
3.3.6.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống

đậu tương thí nghiệm trong điều kiện có tưới nước và không
tưới nước vụ đông ......................................................................119


viii
3.3.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời kỳ tưới nước đến khả năng sinh
trưởng, phát triển giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................... 122
3.3.7.1. Ẩm độ đất ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây đậu
tương và lượng nước tưới ở mỗi thời kỳ tưới.............................123
3.3.7.2. Ảnh hưởng của thời kỳ tưới nước đến các giai đoạn sinh
trưởng giống đậu tương VX93 trong vụ đông............................125
3.3.7.3. Ảnh hưởng của thời điểm tưới nước đến một số chỉ tiêu nông
sinh học giống đậu tương VX93 trong vụ đông .........................127
3.3.7.4. Ảnh hưởng của thời điểm tưới nước đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất giống đậu tương VX93 trong
vụ đông.......................................................................................131
3.4. Kết quả xây dựng mô hình và phát triển đậu tương vụ đơng................. 133
3.4.1. Mơ hình sử dụng giống VX93 và áp dụng kỹ thuật trong vụ đơng
ở xã Hố Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Ngun ................ 133
3.4.2. Mơ hình so sánh hiệu quả kinh tế giữa cây đậu tương với ngô và
khoai lang ở tỉnh Thái Nguyên........................................................ 135
3.5. Quy trình kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên ......... 136
QUY TRÌNH GIEO TRỒNG ĐẬU TƯƠNG VỤ ĐƠNG.......................136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................138
1. Kết luận ..................................................................................................... 138
2. Đề nghị ...................................................................................................... 139
CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CƠNG BỐ..................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................141
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT............................................................................... 141

TIẾNG ANH ................................................................................................. 147


ix

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC
CCC
CT
CSDTL
ĐC
ĐKT
FAO
GEI
M1,2...
MH
NN&PTNT
N,P,K
NSLT
NSTT
PC
Pi
Pođ
PRA
QEI
RCBD
S2D
STPT
TB
TCN

TGST
TLCK
TPTN
TT
TV
VKHKTNNV
VS

Asia Vegetable Research Development Center
(Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á)
Chiều cao cây
Cơng thức
Chỉ số diện tích lá
Đối chứng
Đường kính thân
Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương thực)
Genotype x Environment Interaction
Mật độ thí nghiệm
Mơ hình
Nơng nghiệp và phát triển nông thôn
Đạm, lân, Kali
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Phân chuồng
Giá trị kiểm định độ ổn định của giống
Tham số ổn định
Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nơng thơn có sự tham gia)
Quantitative trait locus x Environment Interaction
Randomized Completed Block Design (Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên)
Phương sai mẫu

Sinh trưởng phát triển
Trung bình
Tiêu chuẩn ngành
Thời gian sinh trưởng
Tích luỹ chất khơ
Thành phố Thái Nguyên
Trung tâm
Thời vụ
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
Vi sinh


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .................................... 18
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của một số quốc
gia trên thế giới.................................................................................. 19
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Việt Nam 2008..... 35
Bảng 1.4. Diện tích và sản lượng đậu tương ở một số tỉnh trung du miền
núi phía Bắc....................................................................................... 37
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng đậu tương các huyện của Thái Nguyên từ
năm 2000 đến 2007 ........................................................................... 39
Bảng 2.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương.... 49
Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá mức độ đầu tư phân cho đậu tương và mật độ trồng . 49
Bảng 3.8. Một số đặc điểm hố tính đất ở các huyện điều tra........................ 65
Bảng 3.9. Tình hình sản xuất đậu tương ở một số huyện điều tra .................. 68
Bảng 3.10. Tình hình sử dụng giống và kỹ thuật trồng đậu tương ở các địa
điểm điều tra...................................................................................... 69
Bảng 3.11. Mức độ đầu tư phân bón cho đậu tưong ở một số điểm điều tra....... 71

Bảng 3.12. Yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.... 73
Bảng 3.13. Thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái của một số giống
đậu tương trong vụ đơng ở tỉnh Thái Nguyên................................... 78
Bảng 3.14. Chỉ số diện tích lá, khả năng tích luỹ chất khơ và mức độ sâu
hại của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Đơng ............................ 80
Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương trong vụ đông .......................................................................... 83
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu nông sinh học
giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.............. 86
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng tích luỹ chất khơ, số
lượng nốt sần và mức độ sâu hại của giống VX93 trong vụ Đông... 88


xi
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên... 89
Bảng 3.19. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/ quả, năng suất
thực thu trong thí nghiệm thời vụ...................................................... 91
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu nông sinh học
giống đậu tương VX93 trong vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.............. 92
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tích luỹ chất khơ, số lượng
nốt sần, đường kính thân và mức độ sâu hại của giống VX93. ....... 94
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đông ....................... 95
Bảng 3.23. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/ quả, năng suất
thực thu trong thí nghiệm mật độ...................................................... 96
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến một số chỉ tiêu
nông sinh học giống đậu tương VX93 .............................................. 97
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến tích luỹ chất khơ, số
lượng nốt sần, đường kính thân và mức độ sâu hại của giống VX93 ... 98

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đơng ..... 100
Bảng 3.27. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/quả, năng suất
thực thu trong các phương thức gieo trồng ..................................... 101
Bảng 3.28. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến một số chỉ tiêu nông sinh
học giống đậu tương VX93............................................................. 102
Bảng 3.29. Chỉ số diện tích lá, tích luỹ chất khơ, số lượng nốt sần và mức
độ sâu hại của các giống đậu tương VX93 trong vụ Đông ............. 104
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu tương VX93................................. 106
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến một số chỉ tiêu nông
sinh học của giống đậu tương VX93............................................... 108


xii
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của biện pháp giữ ẩm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ đông 110
Bảng 3.33: Hiệu quả kinh tế từ các biện pháp giữ ẩm.................................. 111
Bảng 3.34. Đặc điểm nông sinh học của các giống đậu tương thí nghiệm
trong điều kiện có tưới nước và khơng tưới nước vụ Đơng............ 113
Bảng 3.35: Chỉ số diện tích lá, chất khơ tích luỹ, số lượng nốt sần và mức
độ sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm trong điều kiện
tưới nước và không tưới nước vụ Đông.......................................... 116
Bảng 3.36. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu
tương trong điều kiện tưới nước và không tưới nước vụ Đông ...... 120
Bảng 3.37. Diễn biến độ ẩm đất và lượng nước thiếu hụt qua các thời kỳ sinh
trưởng và phát triển chính của cây đậu tương VX93 trong vụ đông.... 123
Bảng 3.38. Lượng nước tưới ở mỗi thời kỳ tưới và tổng lượng nước tưới ở
các công thức................................................................................... 125
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của thời kỳ tưới đến các giai đoạn sinh trưởng

giống VX93 ..................................................................................... 126
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của thời kỳ tưới đến chiều cao cây, số cành cấp 1,
số đốt/ thân chính, đường kính thân của giống VX93 .................... 128
Bảng 3.41. Ảnh hưởng của thời kỳ tưới đến chỉ số diện tích lá, tích luỹ
chất khơ, số lượng nốt sần và mức độ sâu hại của giống đậu
tương VX93 trong vụ đông ............................................................. 130
Bảng 3.42. Ảnh hưởng của thời kỳ tưới đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất giống đậu tương VX93 trong vụ đông ....................... 131
Bảng 3.43. Năng suất và hiệu quả kinh tế từ các mơ hình ........................... 134
Bảng 3.44. So sánh hiệu quả kinh tế giữa mơ hình đậu tương với ngơ và
khoai lang trong vụ đơng ở xã Hố Thượng, huyện Đồng Hỷ. ...... 135


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 3.1: Một số đặc điểm chính về thời tiết khí hậu ở tỉnh Thái Ngun....64
Hình 3.2: Các cơng thức ln canh chính ở tỉnh Thái Nguyên ......................66
Hình 3.3: Ảnh hưởng của một số biện pháp giữ ẩm đến năng suất của
giống đậu tương VX93 trong vụ đơng ............................................110
Hình 3.4: Ảnh hưởng của thời kỳ tưới đến năng suất giống đậu tương
VX93 trong vụ đơng 2006 - 2007 ...................................................132
Hình 3.5. Năng suất của các mơ hình thí nghiệm trong vụ đơng 2008 2009.................................................................................................134


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây cơng nghiệp ngắn ngày,
chiếm vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa
các sản phẩm nơng nghiệp theo hướng sản xuất nơng nghiệp hàng hố và phát

triển nơng nghiệp bền vững.
Cây đậu tương là loại cây trồng có khả năng cải tạo đất, làm tăng độ phì
của đất và là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có giá trị cho người và
vật ni.
Hạt đậu tương có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:
protein (40-50%), lipit (12-24%), hydratcacbon và các chất khống, trong đó
protein và lipit là 2 thành phần quan trọng nhất. Protein đậu tương có giá trị
khơng những về hàm lượng lớn mà cịn có đầy đủ và cân đối các loại axit
amin cần thiết, đặc biệt là giàu Lizin và Triptophan, đây là 2 loại axit amin
khơng thay thế có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể (Vũ Thị
Thư và Nguyễn Ngọc Tâm, 1998) [56].
Sản xuất nông nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc có một vị trí
đặc biệt quan trọng là phát triển kinh tế - xã hội, an toàn sinh thái và an ninh
quốc phòng. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Song cho đến nay vùng trung du, miền
núi phía Bắc vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn. Đất đai bị thối hố do xói mịn
rửa trơi, đói nghèo còn phổ biến đối với người dân trong vùng. Phát triển
nơng nghiệp đứng trước nhiệm vụ là duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất
trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp đa canh bền vững, đảm bảo an toàn
lương thực và từng bước nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng
ngày của người dân, vì thế sản xuất đậu đỗ thực phẩm có một ý nghĩa quan
trọng và trở nên cấp thiết trong vùng.


2
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày nên có thể đưa vào nhiều hệ thống
luân canh với cây ngũ cốc để tăng hệ số sử dụng đất và tăng hiệu quả kinh tế.
Các tỉnh Trung du và Miền núi thường có các cơng thức ln canh sau: lúa
xn - lúa mùa sớm - đậu tương đông, đậu tương xuân - lúa mùa sớm - cây vụ
đông, hoặc ngô xuân - đậu tương hè thu [71]. Đậu tương cũng được đưa vào

trồng xen với ngô, sắn và các cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả.
Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 354.110 ha, đất nơng nghiệp là
94.563,47 ha chiếm 26,7% diện tích tự nhiên. Diện tích trồng cây lúa, ngô,
đậu tương và một số cây màu khác là 56.387,24 ha [48]. Năm 2004 diện tích
trồng đậu tương của tỉnh Thái Nguyên đạt 3.572 ha, năng suất 12,09 tạ/ha,
tổng sản lượng đạt 4.317 tấn. Căn cứ mở rộng diện tích trồng đậu tương vụ
Đơng là diện tích trồng lúa cả năm là 69.927 ha, diện tích lúa mùa là 41.941
ha. Nguồn đất trồng đậu tương vụ đơng cịn rất lớn nhưng mới chỉ trồng 165,4
ha chiếm 0,39% diện tích đất trồng đậu tương, một số huyện có thể mở rộng
diện tích trồng đậu tương vụ Đơng như Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ
n, Sơng Cơng và thành phố Thái Nguyên. Chủ trương chuyển dịch cơ cấu
cây trồng theo hướng hàng hoá là một trong những mục tiêu trọng điểm của
Tỉnh, trong đó nổi bật là một số cây công nghiệp ngắn ngày như trồng cây đậu
tương nhằm giải quyết lao động tại chỗ, tăng nguồn thu nhập và nâng cao đời
sống nhân dân.
Tuy nhiên, việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đáp ứng
được yêu cầu. Nguyên nhân là do trình độ thâm canh và áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất còn thấp, chưa mở rộng được diện tích, thời vụ cịn
nhiều hạn chế, đặc biệt vào vụ đông do thời tiết phức tạp, khô, lạnh, thiếu
nước tưới, thiếu các biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương vụ Đơng. Để góp
phần giải quyết nhu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng sản xuất và một số giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển
đậu tương đông tại Thái Nguyên”.


3
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng yếu tố hạn chế và thuận lợi trong sản xuất
đậu tương vụ đông. Xác định các giống và kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông
tại Thái Nguyên.

- Xây dựng quy trình tổng hợp thâm canh đậu tương đơng ở Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống để phát triển đậu tương vụ
đông ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận
khoa học cho việc phát triển đậu tương vụ đông ở Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông ở tỉnh Thái
Nguyên là tài liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đối với sản xuất đậu tương,
từ đó đưa ra các biện pháp để phát triển sản xuất đậu tương vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên.
- Xác định các giống đậu tương có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,
cho năng suất cao phù hợp với điều kiện vụ đông ở tỉnh Thái Nguyên.
- Từ kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương, góp phần
hồn thiện quy trình thâm canh đậu tương vụ đơng ở Thái Ngun.
- Phát triển đậu tương vụ đông đã đem lại lợi ích nhiều mặt như: Góp
phần chuyển dịch hệ thống cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Nguyên, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đảm bảo đủ giống và chất lượng
giống tốt cho vụ xuân. Bổ sung vào nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao cho người dân. Đồng thời, trồng đậu tương vụ đơng chính là biện pháp
bảo vệ, cải tạo độ phì đất một cách tốt nhất.


4
1.4. Đối tượng, phạm vi, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là: Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill)
- Phạm vi nghiên cứu là: Nghiên cứu phát triển đậu tương vụ đông
trong điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên. Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập

trung vào các vấn đề sau:
+ Xác định các yếu tố hạn chế và thuận lợi đến sản xuất đậu tương ở
tỉnh Thái Nguyên.
+ Nghiên cứu lựa chọn những giống đậu tương tốt, cho năng suất cao
phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.
+ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương từ đó xây
dựng quy trình kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông phù hợp với điều kiện
tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng mơ hình, phát triển sản xuất đậu tương vụ đông ở tỉnh
Thái Nguyên.
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm, xây dựng mơ
hình được thực hiện tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm Trường Đại học
Nơng Lâm Thái Ngun và xã Hố Thượng - Huyện Đồng Hỷ từ năm 2005
đến năm 2009.
1.5. Những đóng góp mới của luận án
+ Trên cơ sở đánh giá, phân tích những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng
đến sản xuất, kết quả nghiên cứu về giống và kỹ thuật đã khẳng định được cơ
sở khoa học có thể phát triển trồng đậu tương vụ đông ở Thái Nguyên.
+ Đã xác định khả năng sinh trưởng phát triển và tính ổn định về năng
suất của một số giống đậu tương trong điều kiện vụ đông ở Thái Nguyên là
VX93, VX92, ĐT22, ĐT26 cho năng suất bình quân từ 16,3 đến 17,9 tạ/ha
vượt so với giống đối chứng từ 1,5 đến 3,1 tạ/ha (giống đối chứng DT84 đạt
14,8 tạ/ha).


5
+ Đã bổ sung một số biện pháp kỹ thuật để hồn thiện quy trình tổng
hợp trồng đậu tương vụ đông ở Thái Nguyên như giống mới (VX93, ĐT26),
khung thời vụ thích hợp từ 15 đến 25 tháng 9 theo phương thức cày bừa đất
gieo vãi có tỉa cây, phủ đất bằng rơm rạ, trên nền 10 tấn phân chuồng và tỷ lệ

NPK là 40; 60; 40 kg/ha, tưới nước vào thời kỳ V3,V4., R1., R3 và R6.
+ Đã xây dựng và thực hiện thành cơng mơ hình trình diễn trồng đậu
tương đông ở Thái Nguyên với giống VX93 và kỹ thuật mới đã đạt năng suất
22,1 tạ/ha tăng 142% so với đối chứng, lãi thuần đạt 10,35 triệu đ./ha.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất đậu tương trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
1.1.1.1. Kết quả nghiên cứu về giống đậu tương
Hiện nay nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở các
nước; Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ,
Canada với tổng số 45.038 mẫu giống (Trần Đình Long, 1991) [37].
Châu Á được coi là khu vực sản xuất đậu tương quan trọng trên thế
giới, ở đây có các khu thí nghiệm chọn tạo giống hiện đại với sự tài trợ của
nhiều cơ quan và tổ chức quốc tế, như: Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế
(IITA), Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC), Viện
nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nơng nghiệp
vùng Đơng Nam Á, Chương trình đậu tương quốc tế (INSOY và ISVES). Các
cơ quan, tổ chức này được thành lập với mục tiêu là tập hợp, phân phối các bộ
giống đậu tương tiến bộ cho các điểm tham gia thí nghiệm nhằm xác định và
phổ biến các giống có khả năng thích ứng rộng rãi với điều kiện các nước
trong khu vực (Hartwig E. E và Ewards, 1970) [90].
Trung tâm phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ thống
đánh giá (Soybean- Evaluation trial- Aset). Giai đoạn 1 đã phân bố được trên
20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới và Á Nhiệt Đới.
Đặc biệt từ năm 1970 đến nay, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu

châu Á đã thành công trong việc tạo ra giống đậu tương G2120 bán hữu hạn,
hạt nhỏ, đánh dấu một bước mới trong việc tạo giống có tiềm năng năng suất
cao (70 tạ/ha). Giống đậu tương có năng suất cao nhất thế giới thập kỷ 70 là
giống Miyakishrome ở Nhật với năng suất tiềm năng là 78 tạ/ha. Mỹ và


7
Canada là những nước chú ý đến việc chọn tạo giống đậu tương, ở 2 nước này
có khoảng 10.000 mẫu giống, đưa vào sản xuất trên 100 dịng có khả năng
chống chịu tốt với bệnh Phytophthora và thích ứng rộng như Amsoy 71,
Lec 36… Hướng chủ yếu trong công tác nghiên cứu của các nhà di truyền,
chọn giống Mỹ là sử dụng các tổ hợp lai phức tạp, cũng như nhập nội thuần
hố trở thành giống thích nghi với vùng sinh thái, đặc biệt nhập nội để bổ
sung vào quỹ gen. Đồng thời công tác chọn giống ở Mỹ là hướng mục tiêu
vào việc chọn ra những giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với
quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, hàm lượng protein cao,
dễ bảo quản và chế biến (Johnson H. W., Robinson H. F 1976) [94].
Tại Brazil, năm 1976 gần 1.500 dòng đậu tương đã được trung tâm
nghiên cứu quốc gia chọn và tạo ra các giống Doko, Numbaira, IAC- 8,
Cristalina là những giống thích hợp cho vùng đất thấp ở trung tâm Brazil.
Năng suất cao nhất là giống Cristalina đạt 3,8 tấn/ha. Hướng nghiên cứu trong
thời gian tới của Brazil cho vùng đất này là chọn ra những giống đậu tương có
thời gian từ trồng đến ra hoa là 40- 50 ngày, đến chín là 107- 120 ngày, có
năng suất cao, chất lượng hạt tốt và kháng sâu bệnh như BR79-1098, BR- 10
(Deloyche J. C 1983) [81].
Ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có nhiều thành tựu trong việc chọn
tạo giống, sản xuất đậu tương. Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã thu thập
được từ nhiều quốc gia, các vùng sinh thái khác nhau về nguồn vật liệu di
truyền và vật liệu khá phong phú, đồng thời không ngừng ứng dụng các công
nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến các giống cũ. Do đó, họ đã

chọn tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt dịch hại,
thích hợp trong điều kiện sinh thái. Các giống điển hình là CN001, CN002, …
đều cho năng suất trung bình 34- 42 tạ/ha trên nhiều vùng sản xuất.


8
Ở Ấn Độ, từ năm 1963, đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương và
nhập nội, tại trường Đại học Tổng hợp Pathaga. Năm 1967, Ấn Độ thành lập tổ
chức AICRPS (The all India Convidionated Research Project on Soybean) và
NRCS (National Research Centre for Soybean), tập trung nghiên cứu về
genotype và phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới,
đồng thời phát triển giống có sức chống chịu cao với bệnh khảm- virus, tạo ra
được một số giống mới có triển vọng như Birsasoil, ĐS74-24-2. Năm 1985, hai
tác giả Gingh và Chaudhary đã xác định được 6 giống trong 32 giống đậu tương
triển vọng có năng suất cao và ổn định như: HM93, PK73-92.
Tại Trung tâm phát triển rau màu châu Á (AVRDC- Đài Loan), bằng
phương pháp lai hữu tính và gây đột biến, từ năm 1961 đã bắt đầu chương trình
chọn tạo giống và đã đưa vào sản xuất các giống Kaohsiung 3, Tainung 3,
Tainung 4…, các giống được xử lý bằng nơtron và tia X, cho các giống đột biến
Tainung. Tainung 1 và Tainung 2 có năng suất cao hơn giống khởi đầu và quả
không bị nứt. Các giống này, nhất là các giống Tainung 4 đã được dùng làm
nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo ở các cơ sở khác nhau.
Kwon và cộng sự (1972) [99] khi nghiên cứu tập đoàn giống đậu tương
lại cho rằng năng suất hạt có tương quan nghịch với thời gian sinh trưởng và
giai đoạn từ gieo đến ra hoa. Cùng thời gian đó, Kaw và Menon (1972) [97]
vẫn khẳng định về mối tương quan chặt giữa năng suất hạt với số quả trên
cây, chiều cao cây, thời gian 50% ra hoa và thời gian sinh trưởng.
Ở Indonesia, với các cơng trình nghiên cứu về cây đậu tương nhiều
năm gần đây, mục đích tập trung cải tiến, hồn chỉnh bộ giống năng suất
cao, ổn định trong nhiều năm, có khả năng trồng trên những chân ruộng sau

khi thu hoạch lúa, thời gian sinh trưởng 70- 80 ngày, chống chịu được bệnh
gỉ sắt. Nhiều giống tốt đã được các cơ quan khuyến cáo và đưa vào sản xuất
trên diện rộng nhiều vùng sinh thái, trong đó phải kể đến giống Willi,


9
Kerinci và Rinjani có nhiều ưu điểm mong muốn, năng suất phổ biến ở các
vùng sinh thái dao động 25,2- 38,4 tạ/ha. Đặc biệt, giống Lomphatang trồng
trên đất ướt 2 vụ lúa năng suất đạt 24,7- 26,8 tạ/ha và chỉ đầu tư ở mức tối
thiểu (FAO, 2003) [84].
Ở Thái Lan, đã nghiên cứu và cải tiến được một số giống có thời
gian sinh trưởng ngắn ngày cho năng suất cao, chống chịu được với sâu
bệnh hại (gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn…), đồng thời chịu được đất mặn,
điều kiện hạn hán Judy W. H., Jackobs J. A (l974) [95].
Theo Norman, (1967) [106] để tạo ra giống đậu tương người ta đã ứng
dụng nhiều phương pháp khác nhau như lai hữu tính, gây đột biến, đa bội…
tạo ra các kiểu gen mới có nhiều ưu điểm hơn bố mẹ và thơng qua các phương
pháp chọn lọc khác nhau để chọn tạo ra giống mới.
Theo Talekar, (1987) [119] các loại sâu hại đối với đậu tương là: giòi
đục thân Melanagromyza soja, sâu xanh Heliothis armigera; sâu đục quả
Etiella zickenella và bọ xít xanh Neza viridula L. Khi nghiên cứu ở vùng
Nhiệt Đới Sepswadi (1976), thấy giòi đục thân phổ biến ở Thái Lan và
Indonesia, ở những nước này tỷ lệ hại do giịi đục thân có thể lên tới 90100% tổng số cây.
Theo Hong Liao và cộng sự (2003) [92] khi nghiên cứu xác định gen
cảm ứng mặn GmPAP3 trong cây đậu tương cho thấy gen GmPAP3 trong đậu
tương hoang dại có khả năng chông chịu mặn đối với muối NaCl ở cả lá và rễ.
Theo Wenbing Guo và cộng sự (2008) [123] khi nghiên cứu về xác
định các gen cung cấp P tạm thời trong cây đậu tương cho thấy hiệu quả của P
có thể được xác định bằng một nhóm các gen có chức năng và tương tác lẫn
nhau trong nhóm.

Hiện nay, cơng tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với quy mô lớn. Nhiều tập đoàn giống đậu tương đã được các tổ


10
chức quốc tế khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau nhằm thực hiện
một số nội dung chính sau:
- Thử nghiệm tính thích nghi của giống ở từng điều kiện, môi trường
khác nhau, tạo điều kiện so sánh giống địa phương với giống nhập nội, đánh
giá phản ứng của các giống trong những điều kiện môi trường khác nhau. Đã
có nhiều thành cơng trong việc xác định các dịng, giống tốt có tính ổn định
và khả năng thích ứng khác nhau với điều kiện môi trường khác nhau.
- Thu thập các vật liệu di truyền sau đó tiến hành lai tạo, chọn lọc,
tuyển chọn các giống phù hợp với các tiêu chuẩn của một giống tốt.
- Xác định các biện pháp kỹ thuật tiên tiến thâm canh đậu tương đạt
năng suất cao, chất lượng tốt.
- Khảo nghiệm các giống đậu tương ở các vùng sinh thái khác nhau để
tìm khả năng thích ứng cao cho mỗi vùng sinh thái.
- Xác định vùng sinh thái địa lý và thời vụ trồng đậu tương thích hợp để
đạt năng suất cao
1.1.1.2. Kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo trồng
Thời vụ gieo trồng cũng được xác định là có sự ảnh hưởng chặt chẽ với
các giống đậu tương nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của Baihaki và cộng sự (1976) [72] cho biết: Khi
nghiên cứu sự tương tác của 4 giống và 44 dịng, được chia thành 3 nhóm ở 3
địa điểm trong 2 năm cho thấy, khoảng 50% của sự tương tác giữa giống với
môi trường cho năng suất hạt được xác định đối với nhóm có năng suất thấp,
25% đối với nhóm có năng suất cao và năng suất trung bình. Khi nghiên cứu
các dòng, giống ở các thời vụ khác nhau đã cho thấy sự tương tác rất có ý
nghĩa đối với tất cả 12 tính trạng nghiên cứu, trong đó có năng suất hạt.

Ở vùng nhiệt đới, thời vụ gieo trồng đậu tương phần lớn do mùa mưa
quyết định. Thời gian gieo trồng thay đổi trong năm, có nghĩa là cây đậu


11
tương sẽ mọc dưới điều kiện thời gian chiếu sáng khác nhau của quang chu
kỳ. Thời gian chiếu sáng có thể ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất đậu tương. Thực tế ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, hiệu
quả của quang chu kỳ đối với sự sinh trưởng và phát triển của đậu tương phụ
thuộc vào các giống và thời gian kéo dài của mùa vụ gieo trồng. Các giống
thích nghi với mùa vụ gieo trồng ngắn thì ít có phản ứng với những thay đổi
về độ dài ngày. Điều đó khơng có nghĩa là chúng không nhạy cảm với chu kỳ
ánh sáng mà là chu kỳ sáng khá ngắn cũng đủ để kích thích sự ra hoa sớm vào
bất cứ thời điểm gieo trồng nào trong năm. Ở những nơi mùa mưa kéo dài
hoặc nơi xa xích đạo, các giống gieo trồng có phản ứng rõ hơn đối với những
biến đổi về chu kỳ sáng. Với độ ẩm thích hợp thì thời gian sinh trưởng của
cây khoảng 110 - 130 ngày thường đi đơi với năng suất tối đa. Vì thời gian
sinh trưởng dài của giống biến thiên theo thời gian gieo trồng, nên muốn đạt
được năng suất mong muốn đòi hỏi phải có sự đồng bộ chặt chẽ giữa thời
gian gieo trồng và giống.
Năng suất hạt có mối tương quan thuận với ngày chín, chiều cao cây
và trọng lượng hạt; giữa năng suất hạt với số quả trên cây, chiều cao cây, thời
gian 50% ra hoa và TGST có mối tương quan thuận (Weber và Moorthy
1952) [122].
Malhotra và cộng sự (1972) [101] đã xác định hệ số tương quan thuận
chặt giữa năng suất với số cành cấp I và số quả trên cây. Mối tương quan
nghịch giữa năng suất với P1000 hạt.
1.1.1.3. Kết quả nghiên cứu phân bón cho đậu tương
* Đạm:
Theo Cattelan, Hungria (1994) [77], để đạt năng suất đậu tương

2.500kg/ha, cây đậu tương phải tích luỹ được 200kg N, trong đó tích luỹ trong


×