Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghị luận về điều làm nên sức mạnh chân chính con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.52 KB, 4 trang )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người
(Đề thi Đại học khối C năm 2014)
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà văn Nam Cao: “Kẻ mạnh là kẻ
không phải giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ
giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.
Tích góp được nhiều của cải chưa hẳn sẽ mang tới cho con người hạnh phúc.
Mưa nhiều chưa chắc mùa màng được bội thu. Bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng chắc gì
làm cho cơ thể cường tráng. Học hành thật cao chưa hẳn được xếp vào những người
có trí thức. Ngược lại, vấn đề nào cũng ở một mức độ vừa phải. Học hành nhiều mà
không mang kiến thức để giúp ích cho đời thì cũng trở nên vô nghĩa. Bồi bổ quá
nhiều chất bổ dưỡng mà không hiểu sự thích nghi của cơ thể thì cũng chẳng ích chi.
Mưa nhiều sẽ sinh ra lụt lội. Của cải nhiều mà không biết chia sẻ chỉ khư khư giữ cho
riêng mình thì sẽ bị người đời khinh chê. Trong chiều hướng đó, nhà văn Nam Cao
đã nói: “Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ.
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Vậy ta hiểu câu nói này
thế nào? Triết lý nhân sinh mà nhà văn Nam Cao lồng vào ở câu nói là tư tưởng nào?
“Kẻ mạnh” là người có tầm ảnh hưởng trong một cộng động. Ơ một mức độ cho phép
hay trong thẩm quyền của mình thì họ có thể sai khiến người khác. Đôi khi, họ còn
được người khác kính trọng nếu bản thân họ mang đến cho người khác có cuộc sống
hạnh phúc. Sự “ích kỷ” là một trạng thái chỉ biết mưu cầu ích lợi cho bản thân bất
chấp mọi giá trị của đạo lý, không cần quan tâm đến ích lợi của những người xung
quanh. Còn “giúp đỡ” là một hành động thể hiện sự quan tâm đến những người xung
quanh bằng các việc làm cụ thể nhằm mang đến cho người khác một cuộc sống tốt
hơn. Vì thế, câu nói của nhà văn Nam Cao là môt lời khẳng định về giá trị của “kẻ
mạnh” phải được thể hiện bằng sự “giúp đỡ” người khác bằng việc làm cụ thể chứ
không phải bằng những hành vi giẫm lên vai người khác.
Hiện hữu trong cuộc sống ai cũng muốn mình là một kẻ mạnh. Tuy nhiên, ước
muốn này lại thường diễn ra ở hai mức độ khác nhau. Mức độ thứ nhất, dùng mọi thủ
đoạn, bất chấp luân thường - đạo lý để chiếm hữu. Mức độ thứ hai dùng chính khả
năng của bản thân hay bằng lòng trắc ẩn để đạt được. Xét ở mức độ thứ nhất thì


những người này bất chấp tất cả để trở thành kẻ mạnh. Trong chừng mực nào đó, có
thể nói ở mức độ này con người ngày nay gặp phải rất nhiều, nghĩa là cái tôi, sự ích
kỷ của con người ngày nay đang len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Những người này chỉ biết mưu cầu cho bản thân hơn hướng đến tha nhân, tìm kiếm


tư lợi cho mình hơn đi phục vụ người khác. Điều này được thể hiện rõ trong mọi lãnh
vực. Trong công việc thì người ta mua vị trí. Trong học hành thì người ta mua điểm.
Trong buôn bán thì người ta gian xảo. Trong kinh doanh thì người ta lạm phát. Trong
chăn nuôi người ta dùng thức ăn tăng trọng. Trong trồng trọt người ta sử dụng chất
kích thích. Đó là chưa kể đến vấn nạn tham nhũng, sử dụng quỹ công để bỏ vào quỹ
tư. Tất cả những hành động như thế nhằm tạo cho bản thân thật nhiều của cải để xếp
được vào “tóp ten” những kẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta không thể “vơ đũa cả nắm”,
bởi bên cạnh tốp người vừa nêu ở mức độ thứ nhất thì đâu đó trong cuộc sống vẫn có
những người xếp vào “tóp ten” những kẻ mạnh qua con đường cố gắng cũng như
những nỗ lực của mình nhằm khẳng định giá trị của bản thân. Qua con đường chính
nghĩa này họ bỏ ra chính mồ hôi cũng như nước mắt, sức lao động để tạo nên “kẻ
mạnh”. Đây cũng chính là cách hiểu theo mức độ thứ hai.
Người ta thường “định giá” một “kẻ mạnh” theo hai mức độ vừa nêu trên. Còn
nhà văn Nam Cao lại cho rằng: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai
mình”. Nếu hiểu theo mức độ thứ nhất hướng tiêu cực thì các động từ như: “giẫm”
“mua” là những hành động yếu thế và có một chút tàn nhẫn thì động từ “giúp đỡ”
thấy gần gũi và thân thương. Bởi ý nghĩa của “giúp đỡ” thường mang ích lợi cho tha
nhân hơn là mưu cầu cho bản thân. Như thế, phải chăng ý hướng của nhà văn Nam
Cao “kẻ mạnh” phải là người giàu tình thương và tràn đầy lòng trắc ẩn? Còn kẻ mạnh
giẫm lên vai người người khác thì không có giá trị và bị người đời khinh chê?
Trở về quá khứ, ngược dòng thời gian, hai nhân vật nổi tiếng trong thế kỷ XX
là những “kẻ mạnh” nhưng được nhìn ở hai bộ mặt khác nhau. Nếu Hit-ler dùng tiền
để mua sắm vũ khí, củng cố quân đội nhằm “giẫm lên vai” quân địch, thì mẹ Têrêxa
Canculta dùng tình yêu để băng bó vết thương những người khốn cùng, bao bọc

những người không nơi tựa nương. Nếu Hitler dùng bạo lực để gây nên chiến tranh
thì mẹ Têrêxa dùng tình thương để xây dựng hòa bình. Nếu Hitler xem nước Đức là
dân tộc hùng mạnh nhất thì mẹ Têrêxa coi hết thảy mọi người là anh em với nhau.
Qua hai nhân vật vừa nêu trên có thể nói Hitler và mẹ Têrêxa đều là những “kẻ
mạnh”. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ “kẻ mạnh” nơi Hitler mang tính ích kỷ, phá hoại
nền hòa bình và đang bị con người ngày nay lên án, phẫn nộ. Còn “kẻ mạnh” nơi mẹ
Têrêxa có sự hiện hữu của tấm lòng bao dung, giúp đỡ người khác, tạo nên một nền
văn minh tình thương và được người đời ngưỡng mộ, biết ơn. Hay khi đọc lại tác
phẩm “Đời Thừa” của Nam Cao cũng phản ánh cho ta rõ nét ở điểm này. Những lúc
nhậu say về nhân vật Hộ vẫn thường đuổi vợ con ra khỏi nhà bởi những người trong
gia đình đã làm cho anh quá mệt mỏi, không thể thực hiện được ước mơ của riêng
mình. Nhưng mỗi lúc tỉnh dậy, thấy khuôn mặt khắc khổ trên nhân vật Từ cùng sự
đói nghèo trong gia đình thì Hộ lại ân hận vì đã xử sự như thế. Cũng chính lúc Hội
xin lỗi vợ con và thấy niềm vui được thể hiện nơi khuôn mặt nhân vật Từ thì một


niềm hạnh phúc len lỏi trong trái tim bé nhỏ của Hộ, đó chính là động lực để anh tiếp
tục sống và làm việc vì gia đình bé nhỏ của mình. Rồi Hộ nhận ra rằng cuộc sống
không phải lo tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình nhưng còn hệ tại ở thái độ giúp
cho người khác được vui vẻ. Qua đó thấy được rằng, kẻ mạnh giúp đỡ người khác
trên đôi vai của mình có một giá trị rất lớn trong cuộc sống. Nghĩa là, những người có
hành động như thế thì sẽ làm cho cuộc sống vơi đi những niềm đau, nỗi khổ của bao
kiếp người đang vất vả, lầm than trong kiếp nhân sinh.
Nếu nhạc sĩ Phanxicô đã dùng những ca từ rất hay trong bài hát “Kinh Hòa
bình” để diễn tả một triết lý cao sâu “chính lúc cho đi là khi được nhận lãnh, chính
lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, và khi biết thứ tha là khi được tha thứ….” mà
ngày nay nhiều người đang mang triết lý này áp dụng trong cuộc sống, thì nhà văn
Nam Cao cũng đưa ra một triết lý không thua kém “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ
người khác trên đôi vai mình”. Nó không chỉ phản ánh đúng sự thật với xã hội đương
thời mà còn đúng cho tận hôm nay. Xã hội ngày nay cung ứng đầy đủ cho con người

đủ mọi tiện nghi, ngay cả chuyện “phòng the” người ta cũng có thể tạo ra những
người mẫu búp bê tình dục nam cũng như nữ để thỏa mãn nhu cầu tính dục của xác
thân. Vì thế, lối sống ích kỷ dường như trở thành một chuyện bình thường không
đáng để quan tâm, thực trạng đặt lợi ích của bản thân lên ích lợi của người khác là
chuyện không xa lạ, chiếm đoạt những thứ không phải do mình làm ra trở nên bình
thường. Nhất là khi nhìn vào số bạn trẻ ngày nay, dường như họ đã quên đi trách
nhiệm của mình với cộng đồng, suốt ngày chỉ lao mình vào những trò chơi vô bổ,
những trang website đen trên mạng internet nhằm thỏa mãn cho cái tôi ưa thích
hưởng thụ của mình. Đành rằng, không ai ngăn cấm những trò chơi như thế nhưng
phải biết sử dụng ở mức độ cho phép, bởi tuổi trẻ cần phải trau dồi những đức tính
như lòng trắc ẩn, sự chân thành, lòng bao dung….Vì thế, quan niệm của nhà văn
Nam Cao mang một chân lý cao vời trong cuộc sống. Nó thúc đẩy con người sống
đúng với tính cách được phú bẩm thuở ban đầu “nhân chi sơ tính bản thiện”. Giá trị
của một con người mạnh thực sự không phải giẫm đạp lên kẻ khác để tích góp được
nhiều của cải, chà đạp lên tha nhân để nâng tầm ảnh hưởng của bản thân. Ngược lại
giá trị đích thực của một con người hệ tại ở chỗ giúp đỡ người với tất cả khả năng của
mình. Chắc chắn chúng ta chẳng ai muốn mình là một Hitler thứ hai, nhưng với tất cả
lòng thành cùng, sự bao dung của con tim và lòng trắc ẩn luôn có sẵn trong con người
ta hãy tin chắc rằng mình sẽ là Têrêxa thứ hai nếu biết hạ mình xuống để phục vụ
mọi người mà không cần mưu cầu cho bản thân.
Cuộc sống sẽ buồn biết mấy nếu ai cũng cứ lo tích góp của cải, kiếm cái lợi
cho bản thân nhằm tạo nên những “kẻ mạnh” chiến đấu không ngừng. Nhưng sẽ hạnh
phúc nếu ai cũng biết giúp đỡ và trao ban cho người khác để tạo nên những “kẻ
mạnh” ngập tràn niềm vui. Bởi hiện hữu của con người trên trần gian chỉ một lần là


hết. Một đời người chỉ như bóng câu vụt qua cửa sổ, như cánh hoa sáng nở chiều tàn
một cơn gió thoảng là xong, chỗ xưa mình ở nay cũng chẳng biết mình. Vì thế, lựa
chọn cảm giác hạnh phúc hay buồn sầu đều do quyết định của mỗi người. Thiết nghĩ
triết lý “kẻ mạnh” thực sự chính là giúp đỡ người khác trên đôi vai mình là một kim

chỉ nan để ta lựa chọn.



×