Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi và đáp án môn địa 10 học sinh giỏi tỉnh bà rịa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.68 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2010-2011
MÔN THI : ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài : 180 phút
Ngày thi: 02/11/2010
( Đề thi có 01 trang )
Câu 1 ( 4,5 điểm):
Cho các địa điểm sau:
-Hà nội : 21002’ B
-Huế: 16026’ B
-TP. Hồ Chí Minh: 10047’ B
1) Hãy tính góc nhập xạ vào lúc 12 giờ trưa của các địa điểm trên vào các ngày 21/3 ,
ngày 23/9, ngày 22/6 và 22/12.
2) Lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Huế thì khi đó góc nhập xạ vào lúc 12 giờ trưa ở Hà
Nội là bao nhiêu?
3) Hãy giải thích:
a. Vì sao trong cùng một ngày các địa điểm trên lại có góc nhập xa khác nhau?
b. Vì sao tại một địa điểm trên nhưng vào ngày 22/6 và 22/12 lại có góc nhập xạ khác nhau?
Câu 2 ( 4 điểm):
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh và giải thích chế độ nhiệt
của nước ta có sự phân hóa theo thời gian và phân hóa theo chiều Bắc- Nam.
Câu 3 (3,5 điểm):
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết đặc điểm cơ bản về tự nhiên
của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Câu 4 ( 4 điểm):
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình phân
bố dân cư ở đồng bằng Sông Cửu Long.


Câu 5 (4 điểm):
Cho bảng số liệu.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế,
giai đoạn 1990 – 2009 (theo giá thực tế).
Đơn vị: tỉ đồng
Năm
1990
1995
2000
2005
2007
2009
Nông-Lâm-Thủy sản
16.252 62.219 108.356 175.984 232.586 346.786
Công nghiệp- Xây dựng
9.513
65.820 162.220 344.224 474.423 667.323
Dịch vụ
16.190 100.853 171.070 319.003 436.706 644.280
Qua bảng số liệu em hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân
------------------------------------------------- HẾT-------------------------------------------------------Họ và tên thí sinh………………………
Số báo danh…………………………….

Chữ kí giám thị số 1…………………….


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN THI: ĐỊA LÍ
( Hướng dẫn chấm có 03 trang)


Câu 1 (4,5 điểm):
1. Tính góc nhập xạ của các địa điểm: 2.25 điểm ( mỗi địa điểm đúng cho 0,75 điểm)
Địa điểm
21/3 và 23/9
22/6
22/12
0

0

Hà Nội
68 58
87 35
45031’
Huế
73034’
82059’
500 07’
TP. Hồ Chí Minh
79013’
77020’
55046’
2. Góc nhập xạ tại Hà Nội vào lúc 12 giờ trưa khi mặt trời lên Thiên đỉnh ở Huế là: 85 024’
(0,75điểm)
3. Giải thích:
a. Do Trái Đất là hình cầu nên các địa điểm ở những vĩ độ khác nhau , trong cùng một ngày sẽ
có góc nhập xạ khác nhau. ( 0,5 điểm )
b. Trong cùng một địa điểm thì góc nhập xạ vào ngày 22/6 và 22/12 khác nhau ( góc nhập xạ
ngày 22/6 > góc nhập xạ ngày 22/ 12 ) vì các địa điểm trên thuộc Bắc Bán Cầu, vào ngày 22/6
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Chí Tuyến Bắc nên các địa điểm ở Bắc Bán Cầu có góc nhập xạ lớn.

Còn vào ngày 22/12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Chí Tuyến Nam nên các địa điểm ở Bắc Bán Cầu
có góc nhập xạ nhỏ. ( 1,0 điểm)
Câu 2 (4,0 điểm):
a. Chế độ nhiệt ở nước ta phân hóa theo thời gian: (2,0 điểm)
- Vào tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 0 C còn vào tháng 7 hầu
hết lãnh thổ nước ta lại có nhiệt độ đạt trên 240C. ( 0,5 điểm)
- Các trạm khí hậu ở miển Bắc ( từ Huế trở ra) trong năm có những tháng nhiệt độ thấp dưới
200C ( từ tháng 11- tháng 3) nhưng có những tháng nhiệt độ cao (trên 200 C) ( 0,5 điểm)
Giải thích:
- Do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa, về mùa đông nhiều bộ phận lãnh thổ chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh ( 0,5 điểm)
- Do chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự chệnh lệch góc nhập xạ và thời gian
chiếu sáng trong năm. ( 0,5 điểm)
b. Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo Bắc- Nam. (2,0 điểm)
- Miền Bắc có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất cả nước ( khoảng 23 0C) biên độ nhiệt năm
lớn nhất ( khoảng 120C) ( 0,5 điểm)
- Miền Trung có nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 0C , biên độ nhiệt khoảng 80C. (0,5
điểm)
- Nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao nhất ( khoảng 27 0C) và biên độ nhiệt thấp nhất
(khoảng 40C ) (0,5 điểm)


Giải thích
- Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, nên góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong năm
tăng dần (0,25điểm)
- Do càng vào Nam thì tác động của gió mùa đông lạnh càng yếu (0,25 điểm)
Câu 3 (3,5 điểm):
- Miền có mối quan hệ với Vân Nam Trung Quốc về cấu trúc địa chất kiến tao: Các dãy núi
và các dòng sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình núi cao và trung bình chiếm
ưu thế. Ảnh hưởng của khối khí lạnh phương bắc suy giảm. (0,75 điểm)

- Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ các đai cao ( nhiệt đới, cân nhiệt đới và ôn
đới gió mùa trên núi). Miền có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, thung lũng rộng lớn thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi đại gai súc, trồng cây công nghiệp (0,75 điểm)
- Tài nguyên thuận lợi cho phát triển đa ngành : Công nghiệp, thủy điện, nông, lâm, thủy hải
sản ( dẫn chứng ) (0,75 điểm)
- Các dãy núi ăn ra phía biển và hình thể đổ nghiêng của dãy Trường Sơn Bắc đã thu hẹp
dần diện tích đồng bằng. Tác dụng bức chắn Trường Sơn với hai mùa gió nghịch ( hướng
Đông Bắc và Tây Nam) làm cho mùa mưa chậm dần sang thu đông, gió Tây khô nóng đầu
mùa hạ . (0,75điểm)
- Bão lũ, trượt lở đất , khô hạn là những thiên tai thường xuyên (0,25 điểm)
- Các đồng bằng trong miền bị chia cắt bởi các dãy núi ăn ra phía biển. (0,25điểm)
Câu 4 (4,0 điểm):
- Mật độ dân số trung bình khá cao (khoảng 429 người/ km 2) nhưng phân bố không đều.
(0,5điểm)
- Ven sông Tiền và sông Hậu: Mật độ trung bình đa số từ 501-1000 người/ km 2 , là nơi có
mật độ cao nhất vùng (0,25điểm)
Giải thích:
+ Vì có đất phù sa hệ thống sông Cửu Long tốt , nên thuận lợi cho sản xuất (đặc biệt là thâm
canh lúa năng suất cao) (0,5 điểm)
+ Có nhiều thành phố, thị xã, đồng thời có nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ (0,5 điểm)
- Phía Tây Nam ( Rừng U Minh, Hà Tiên), vùng Đồng Tháp Mười: Mật độ từ 50-100 người/ km 2
là những nơi có mật độ thấp nhất vùng
(0,5điểm)
Giải thích:
+ Vùng Đồng Tháp Mười và U Minh là do diện tích rừng lớn.
(0,25điểm)
+ Hà Tiên là do đầm lầy. (0,25điểm)
- Phía Đông Cà Mau ,đảo Phú Quốc : Mật độ dân số thấp: 101-200 người/ km 2 (0,25điểm)



Giải thích : do đầm lầy và đất mặn (0,25điểm) , Phú Quốc là do địa hình núi và đảo xa.
(0,25điểm)
- Phần còn lại : Là những nơi có mật độ dân số 201-500 người/ km2 (0,25điểm)
Giải thích: là các vùng có độ cao trung bình, có đất phèn là chủ yếu (0,25điểm)
Câu 4 (4,0 điểm)
- Tổng giá trị GDP , và giá trị sản xuất của các khu vực kinh tế ở nước ta từ 1990 đến 2009
liên tục tăng: ( 0,5 điểm )
+ Tổng GDP tăng: 40lần (Từ 41955 tỉ đồng lên 1658389 tỉ đồng) ( 0,25 điểm )
+ Giá trị sản xuất Nông- Lâm- Thủy Sản tăng 21 lần
( 0,25 điểm )
+ Giá trị sản xuất của Công Nghiệp – Xây Dựng tăng 70 lần
( 0,25 điểm )
+ Giá trị sản xuất của Dịch vụ tăng 39 lần ( 0,25 điểm )
Giải thích: Sự tăng trưởng liên tục của tổng GDP và giá trị sản xuất của các ngành kinh tế là do:
+Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng với công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa
( 0,5 điểm)
+ Thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài ( 0,25 điểm)
+ Đã phát huy ngày càng cao thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong
phú.(0,25 điểm)
- Về cơ cấu giá trị của các khu vực kinh tế trong tổng GDP từ 1990- 2009 cũng có sự thay
đổi theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thế giới: ( 0,5 điểm)
Từ 1990- 2009
+ Tỉ trong của khu vực Nông – Lâm – thủy sản liên tục giảm : Từ 38,7 % xuống còn 21%
(giảm 17,7 %) (0,25 điểm )
+ Tỉ trong khu vực Công nghiệp xây dựng liên tục tăng và đến năm 2009 đã vượt qua tỉ trọng
của khu vực dịch vụ : Từ 22,6 % lên 40,2 % ( tăng 17,6 %)
(0,25 điểm)
+ Dịch vụ chiếm tỉ trong cao nhưng chưa ổn định .
(0,25 điểm)
Giải thích: Do chúng ta thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (0,25 điểm)


------------------------------------------------- HẾT--------------------------------------------------------

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
DỰ THI QUỐC GIA, NĂM HỌC 2010 - 2011


MÔN THI : ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài thi: 180 phút
Ngày thi: 07/12/2010
Đề thi có 02 trang
Câu 1( 3 điểm)
a. Xác định tọa độ địa lí của thành phố A ( trong vùng ngoại chí tuyến). Biết rằng độ cao của mặt trời lúc
chính trưa ở A vào ngày 22/6 là 73˚27’. Khi Luân Đôn là 1h00 thì A là 8h15’ cùng ngày.
b. Vẽ hình và trình bày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
Câu 2( 2 điểm). Cho bảng số liệu : sản lượng thủy sản nuôi trồng của thế giới.
1990
2000
2005
2006
2007
Sản lượng thủy sản nuôi trồng của
19,5
40,2
57,2
60,1
60,4

thế giới ( triệu tấn)
a. Anh ( chị ) hãy nhận xét sự thay đổi sản lượng thủy sản nuôi trồng của thế giới trong thời gian trên.
b. Giải thích sự thay đổi sản lượng thủy sản nuôi trồng của thế giới trong thời gian trên.
Câu 3 ( 3 điểm).
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy cho biết đặc điểm địa hình của miền
tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng gì tới đặc điểm sông ngòi của miền?
b. Dựa vào lược đồ dưới đây.

Anh ( chị) hãy ghi tên đầy đủ của lược đồ. Cho biết thời gian, phạm vi hoạt động, hướng và tính
chất của loại gió trong lược đồ trên ở nước ta.
Câu 4 (3điểm).
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa
của khu vực Phan Rang.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy phân tích ảnh hưởng của địa hình
đến chế độ nhiệt của nước ta.
Câu 5 (3 điểm).
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy so sánh hai tháp dân số năm 1999
và 2007, từ đó rút ra kết luận về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.
b. Cơ cấu dân số trẻ của nước ta có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế- xã hội ?
Câu 6 ( 3 điểm).
a. Anh ( chị) hãy cho biết tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ?
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy nhận xét và giải thích sự phân bố
công nghiệp nhiệt điện ở nước ta.
Câu 7 ( 3 điểm).


a. Cho bảng số liệu : số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu
người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong 2 năm 1995 và 2005
Các chỉ số
Đồng bằng

sông Hồng
Cả
nước
1995
2005
1995
2005
Số dân ( nghìn người)
16137
18028
71996
83106
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1117
1221
7322
8383
Sản lượng lương thực có hạt ( nghìn tấn)
5340
6518
26141
39622
Bình quân lương thực có hạt ( kg/người)
331
362
363
477
Anh ( chị) hãy phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng
bằng sông Hồng.
b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, anh ( chị) hãy phân tích đặc điểm phân bố các

điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ.
----------------------------------------------- Hết-------------------------------------------

Họ và tên thí sinh: …………………………………..
Số báo danh:…………………………………………

Chữ kí của giám thị số 1

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN THI : ĐỊA LÍ
Hướng dẫn chấm có 01 trang
Câu 1.
a.
- Tính vĩ độ.
+Ngày 22/6, A có góc nhập xạ là 73˚27’, vậy A nằm ở Bắc Bán Cầu ( vì góc nhập xạ
>66˚33’)
+ Vĩ độ A = 90˚+ 23˚27’ - 73˚27’
= 40˚B
- Tính kinh độ.
+ Giờ của A sớm hơn của Luân Đôn ( múi giờ gốc), vậy A nằm ở Bán Cầu Đông
+ Giờ của A sớm hơn của Luân Đôn 7h15’
 kinh độ của A là : 7h15’ x 15˚ = 108˚45’Đ
- Vậy tọa độ của A là : 40˚B, 108˚45’Đ
b. Vẽ và trình bày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
- Vẽ hình ( 0,5đ). Yêu cầu đúng, chú thích đầy đủ, thiếu 1-2 chi tiết- trừ 0,25đ
- Trình bày.
+ Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời. trục của Trái đất luôn nghiêng so với
mặt phẳng quĩ đạo một góc 66˚33’ và không đổi phương, nên đứng trên Trái Đất quan

sát, ta thấy Mặt Trời như chuyển động suốt năm giữa hai chí tuyến và chiếu thẳng góc ở
khu vực này. Người ta gọi đó là hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong
năm.
+ 21/3 và 23/9: tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở xích đạo.
+22/6 : tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Chí tuyến Bắc.
+ 22/12 : tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Chí tuyến Nam.

3điểm

Câu 2.
a. Nhận xét
- Từ 1990- 2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của thế giới tăng liên tuc ( dẫn chứng)
- Tăng không Giai đoạn 1990 – 2000 tăng chậm hơn giai đoạn 2000 -2007 ( dẫn chứng)
b. Giải thích.
- Nhu cầu thủy sản nuôi trồng của thế giới ngày càng tăng trong khi sản lượng thủy sản đánh
bắt không đáp ứng được.
- Thủy sản tôi trồng thường là những loài có giá trị kinh tế cao, đem lại lợi nhuận lớn.
- Kĩ thuật nuôi trồng và chế biến ngày càng hiện đại.
- Tiềm năng( tự nhiên- kinh tế- xã hội ) nuôi trồng thủy sản còn nhiều.
Câu 3.
a. đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng tới
đặc điểm sông ngòi của miền.
- Hướng nghiêng của địa hình ( TB-ĐN) và hướng núi ( TB-ĐN) và T-Đ) có ảnh hưởng
lớn trong việc qui định hướng sông, làm cho sông ngòi chảy theo 2 hướng chính : TB-ĐN 9
sông Đà, sông Mã, sông Cả) và hướng T-Đ( sông Bến Hải, sông Bồ…)
- Địa hình có độ dốc lớn, nên độ dốc của sông ngòi cũng lớn ( đặc biệt ở BTB)
- Địa hình núi tập trung ở phía Tây, tây bắc kết hợp với hình dáng lãnh thổ làm chiều dài
sông có sự phân hóa : Tay Bắc, sông dài, diện tích lưu vực lớn ; Bắc Trung Bộ, sông nhỏ,
ngắn, dốc.
- Địa hình là nhân tố quan trọng làm chế độ nước sông

+Tây Bắc : sông có mùa lũ từ tháng 5-tháng 10, trùng với mùa mưa trên phần lớn lãnh
thổ nước ta.

( 2 điểm)

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
( mỗi ý
0,25đ)

0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0.25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


+ Bắc Trung Bộ : sông có mùa lũ từ tháng 8 - tháng 12 ( do ảnh hưởng của dãy Trường
Sơn gây hiện tượng phơn trong mùa hạ và đón gió Đông Bắc gây mưa).

- địa hình có độ dốc lớn ( cấu trúc nham thạch cứng) nên khả năng bồi đắp phù sa hạn
chế.
b.
- Tên lược đồ : Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á.
- Thời gian hoạt động : Tháng 11-4
- Phạm vi hoạt động: Miền Bắc
- Hướng: Đông Bắc
- Tính chất:
+ Đầu mùa đông: lạnh khô
+ Cuối mùa đông : lạnh ẩm.

O,25đ

Câu 4
a. Nhận xét và giải thích về lượng mưa của khu vực Phan Rang.
* Nhận xét.
- Lượng mưa trung bình năm thuộc loại thấp nhất nước ( < 800mm)
- Tổng lượng mưa từ tháng 11- 4 (< 200mm) và từ tháng 5- 10 ( < 800mm) thấp nhất
nước.
* Giải thích.
- Phía đông tuy giáp biển nhưng gió Tây Nam thổi qua phần biển phía Nam nước ta và
đồng bằng Sông Cửu Long lên đến bờ Phan Thiết đã chuyển hướng song song với bờ biển
nên không gây mưa.
- Đây là khu vực lòng máng( phía bắc có đèo Cả, phía Tây có dãy Trường Sơn, phía nam
có mũi Dinh.
- Vào mùa hè, gió Tây Nam thổi đến khu vực này gây hiện tượng phơn
- Mùa đông, gió Đông Bắc qua biển bị đèo Cả chắn.
( nếu thiếu 1 trong các ý trên mà có ý sau vẫn cho đủ điểm
- Ảnh hưởng của chồi lạnh ven biển.)
b. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến chế độ nhiệt của nước ta.

- Theo qui luật đai cao : Trung bình, cứ lên cao khoảng 100m, nhiệt độ giảm 0,6˚C, vì vậy
vùng núi cao của nước ta có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt đọ trung bình của cả nước. ( dẫn
chứng)
- Tác động gián tiếp thông qua hướng của các dãy núi.
+ Hướng vòng cung.
• Các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện để gió mùa Đông Bác xâm nhập sâu vào
lãnh thổ mùa đông, nhieeeif địa phương ở phía Bắc nhiệt độ xuống rất thấp.( VD)
• Các cánh cung vùng Trường Sơn Nam gây tính chất song song với hướng gió của bộ phận
duyên hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa rất thấp (VD)
+ Hướng TB- ĐN
• Hướng TB- ĐN của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho
mùa đông của vùng Tây bắc ngắn và nhiệt độ cao hơn vùng Đông Bắc ( trừ vùng núi Hoàng
liên Sơn)
• Hướng TB- ĐN của dãy Trường Sơn kết hợp với hướng gió mùa Tây Nam khiến sườn
đông chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn, nhiệt độ cao.
+ Hướng T- Đcủa các dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác động ngăn ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc xuống phía Nam, góp phần làm cho nền nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía
Bắc (VD)

(3điểm).

Câu 5.
a. So sánh hai tháp dân số năm 1999 và 2007, từ đó rút ra kết luận về cơ cấu dân số theo

3 điểm
2điểm

0.75đ
0,125đ
0,125đ

0,125đ
0,125đ
0,125đ
0,125đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


nhóm tuổi của nước ta.
- Lập bảng số liệu
Đơn vị : %
Nhóm tuổi
1999
2007
Từ 0 – 14 tuổi
33,5
26,1

Từ 15 – 59 tuổi
58,4
64,6
Từ 60 tuổi trở lên
8,1
9,3
- Tháp 1999: hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, nhưng nhóm 0-5 tuổi thu nhỏ, đỉnh nhọn.
- Tháp 2007: Phình to ở giữa, đỉnh nhọn, 3 nhóm ở đáy tháp thu hẹp.
- Từ bảng số liệu và hình thái của tháp ta thấy
+ Tỉ lệ dân số nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm dần (7,4%)  Tỉ lệ sinh và tỉ lệ gia tăng dân số của
nước ta đang giảm.
+ Tỉ lệ dân số nhóm tuổi 15-59 tuổi lớn và đang tăng dần Dân số nước ta đang ở thời kì “
Dân số vàng”, lực lượng lao động đông, tỉ lệ người ăn theo nhỏ.
+ Tỉ lệ dân số nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng dần nhưng còn thấp ( Tăng 1,2%) do tuổi thọ trung
bình tăng.
- Kết luận: Dân số nước ta đang già đi nhưng vẫn là cơ cấu dân số trẻ.
b. Cơ cấu dân số trẻ của nước ta có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
* Thuận lợi.
- Nguồn lao động dồi dào.
- Thị trường tiêu thụ hấp dẫn
- Nguồn lao động trẻ năng động, sức tiếp thu KHKT tốt.
- Thu hút đầu tư.
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc nhỏ.
- Tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH.
* Khó khăn.
- Gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm, nhà ở, chất lượng cuộc sống…
Câu 6
a. Nhận xét ngành sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long.
- Là vùng chuyên canh lúa lớn nhất nước ta.
- Diện tích trồng lúa lớn nhất nước:( 3,7-3,9tr ha, chiến 51% diện tích lúa cả nước – 2005)

- Lúa chiếm ưu thế tuyệt đối trong ngành sản xuất lương thực của vùng, diện tích trồng lúa so
với diện tích trồng cây lương thực >90%.
- Năng xuất lúa khá cao, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng ( 50,4 tạ/ha- 2005)
- Sản lượng lúa lớn nhất nước: 17-19tr tấn/năm, chiếm hơn ½ sản lượng lúa cả nước.
- Nhiều tỉnh có sản lượng lúa > 1triệu tấn ( kể 7 tỉnh).
- Bình quân lương thực trên đầu người lớn nhất nước (>1000kg), gấp hơn 2 lần mức trung
bình của cả nước.
- Đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực của nước ta.
b. Nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp nhiệt điện ở nước ta.
* Nhận xét.
- Phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở một số khu vực.
+ Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ ( Tên, công suất các nhà máy), vì vùng có sản lượng than
lớn, là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong vùng.
+ Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ( Tên, công suất các nhà máy), do gần nguồn
nhiên liệu khí tự nhiên từ các mỏ ở thềm lục địa phía đông nam.
- Một số nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ, sử dụng nhiên liệu than đá, công suất nhỏ
(<1000MW) để đáp ứng nhu cầu điện trong vùng( nhiệt điện Ninh Bình- ĐBSH; nhiệt điện
Thủ Đức- Đông Nam Bộ)
Câu 7

0,5đ

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,125 đ
0,125 đ

0,125 đ
0,125 đ
0,125 đ
0,125 đ
0,25
( 3 điểm).
1,5đ
0,125 đ
0,25 đ
0,125 đ
0,125 đ
0,25 đ
0,125 đ
0,125 đ
0,125 đ

0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
(3 điểm)


a. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng
bằng sông Hồng.
- Xử lí số liệu.
+ Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu
Đơn vị :%
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước

1995
2005
1995
2005
Số dân
100
111,7
100
115,4
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
100
109,3
100
114,4
Sản lượng lương thực có hạt
100
122,0
100
151,5
Bình quân lương thực có hạt
100
109,4
100
131,4
+ Tỉ trọng của Đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số. liệu
Đơn vị :%
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005

1995
2005
Số dân
22,4
21,7
100
100
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
15,3
14,6
100
100
Sản lượng lương thực có hạt
20,4
16,5
100
100
Bình quân lương thực có hạt
91,1
75,9
100
100
- Nhận xét.
+Tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng của ĐBSH đều thấp hơn của cả nước (Dẫn
chứng)
+ Tỉ trọng các chỉ số trong bảng của ĐBSH có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần so với
tỉ trọng chung của cả nước trong giai đoạn 1995-2005. Trong đó giảm mạnh nhất là tỉ lệ bình
quân lương thực có hạt của vùng so với cả nước.
- Giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Do đẩy mạnh thâm canh cây lương thực nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có

hạt giảm, nhưng sản lượng vẫn tăng
+ Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số nên bình quân lương thực có hạt trên đầu người vẫn
thấp hơn và ngày càng thấp hơn so với cả nước.
b. Phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở Trung
Du và Miền Núi Bắc Bộ.
- Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi,
chủ yếu gắn với việc chế biến nông sản ( Dẫn chứng), khai thác và chế biến gỗ 9 Cao
Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang), khai thác khoáng sản ( dẫn chứng)
- Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh có qui
mô lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là các ngành công nghiệp nặng
và công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản.
- Nhìn chung, công nghiệp trong vùng còn kém phát triển. Vì mặc dù giàu tài nguyên
thiên nhiên nhưng thiếu nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ, cơ sơ
hạ tầng, nhất là giao thông vận tải chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
- Một số trung tâm công nghiệp chính: Kể tên và cơ cấu ngành của trung tâm công
nghiệp Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, ViểtTì, Hòa Bình



0,5đ

0,5đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ



×