Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bài báo cáo tiểu luận về Đất hiếm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.17 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Được coi là “Vitamin của ngành công nghiệp hiện đại”, đất hiếm (ĐH) được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quốc phòng, hàng không vũ trụ, điện tử,
công nghệ thông tin, công nghiệp hạt nhân, năng lượng mới… Nó là tài nguyên
chiến lược quý và không thể tái sinh.Nếu không có các nguyên tố ĐH, rất nhiều
công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được.
Kim loại đất hiếm ở Việt Nam rất phong phú và nguồn gốc đều liên quan
chặt chẽ có các phức hệ granit và đá kiềm. Tại Việt Nam từ những năm 1960, các
nhà địa chất đã đánh giá trữ lượng đất hiếm là khoảng 10 triệu tấn, nằm rải rác ở
các mỏ quặng vùng Tây Bắc, đặc biệt xuất hiện nhiều ở Yên Bái, Lai Châu. Cụ thể
là mỏ đất hiếm Đông Pao, nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu. Các nguyên tố đất hiếm đến nay chưa nghiên cứu được nhiều nhưng rõ
ràng là chúng có triển vọng và cần được nghiên cứu công nghệ đầy đủ để tận thu
khi khai thác nguyên liệu chính. Cần phải có chính sách kinh tế thích hợp về nghiên
cứu, tìm kiếm thăm dò và khai thác các nguyên tố phụ như monazite, xenotim…
trong sa khoáng. Những nguyên tố này về quy mô (hàm lượng, trữ lượng) có thể bé
nhưng giá trị kinh tế lại rất lớn, có khi không nhỏ hơn giá trị của khoáng sản chính.
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM
1.1.Giới thiệu chung về các NTĐH
Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư [1], thì các nguyên tố đất hiếm (rare
earth elements) và các kim loại đất hiếm (rare earth metals) là tập hợp của
17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn hóa học, có tên gọi là Scandi,
Yttri và 14 trong 15 nguyên tố của của nhóm Lantan (ngoại trừ Promethi), có hàm
lượng rất nhỏ chứa trong vỏ trái đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất
hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Đất hiếm được sắp xếp
vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các
dạng khác nhau của nam châm.
Các NTĐH còn gọi là các Lantanoit hay họ Lantan gồm 15 nguyên tố giống
nhau về mặt hoá học từ La (Z =57) đến Lu (Z = 71) nằm ở chu kỳ VI phân nhóm
1



phụ nhóm III trong bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleep, ngoài ra người ta còn
xếp Y (Z=39), Sc (Z =21) vào cùng các NTĐH.
Các NTĐH phân bố rải rác trong tự nhiên, người ra tìm được hơn 170 loại
quặng có chứa đất hiếm, ngoài ra chúng còn được tìm thấy trong quyển sinh vật,
động vật, thực vật, trong các loại tảo, trong than đá... Các NTĐH ở dạng nguyên
chất là những kim loại có ánh kim, có thể quan sát màu sắc của NTĐH khi chúng
mới bị cắt hoặc đập vỡ. Tuy nhiên màu sắc của chúng phụ thuộc vào hàm lượng tạp
chất.
Các NTĐH có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, chúng có độ cứng nhỏ
nên khá dẻo, có thể sử dụng ở dạng bột, dạng thỏi hay dạng lá mỏng do ở dạng bột
các NTĐH rất hoạt động hoá học và nguy hiểm nên người ta phải bảo quản chúng
rất cẩn thận.
Cấu hình electron chung của các NTĐH họ Lantanoit được biểu diễn như
sau: 4fn 5s25p65dm 6s2
Trong đó: n - có giá trị từ 0 ÷ 14
m - có giá trị từ 0 ÷ 1
Lớp 4f có sự bổ sung điện tử theo thứ tự tăng dần bắt đầu từ Xeri được
lấp đầy 1 điện tử vào mức 4f cho đến 14 điện tử ở Lu. Trong khi các mức năng
lượng ngoài cùng vẫn giữ nguyên và không bị ảnh hưởng bởi lực hút của hạt nhân
do có sự che chắn của lớp 4f thì mức năng lượng 5d gần mức năng lượng 4f bị ảnh
hưởng rất nhiều nên ở 1 vài nguyên tố có thể ion hoá thấp, điện tử dễ dàng chuyển
từ mức 4f lên mức 5d điều này giải thích tại sao mức oxi hoá phổ biến của các
NTĐH là +3. Nhưng ngoài ra người ta còn gặp mức oxi hoá +4 ở Ce, Pr, Tb và
mức oxi hoá +2 ở Sm, Eu, Yb. Sự thay đổi số điện tử ở mức 5d và 4f dẫn đến một
số khác biệt có tính chất tuần hoàn trong dãy các NTĐH như tính bazơ, màu sắc, độ
tan, dãy các NTĐH có bán kính ion giảm dần từ La đến Lu với sự tăng dần số
nguyên tử Z. Sự cố Lantanoit là do sự tăng lực hút các lớp electron ngoài cùng khi
điện tích hạt nhân tăng. Do các điện tử điền vào phân lớp 4f ảnh hưởng rất lớn đến
sự biến đổi tính chất của các NTĐH từ La đến Lu. Tuy sự khác nhau không lớn

nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là để tách các Lantanoit ra khỏi nhau.
2


Trong lĩnh vực hoá học các NTĐH thường được chia thành hai nhóm như
trong bảng.
Bảng 1: Các phân nhóm NTĐH
57
La

58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71
Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu
Phân nhóm Xeri (NTĐH nhẹ)
Phân nhóm Ytri ( NTĐH nặng)
1.2 Các hợp chất của đất hiếm
1.2.1 Các oxit đất hiếm
Công thức chung của các NTĐH ở dạng oxit là Ln 2O3 nhưng một vài oxit có
dạng khác là: CeO2, Tb4O7, Pr6O11. Các oxít đất hiếm là các bazơ oxit điển hình
không tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi. Chúng được điều chế bằng
cách nung các hydroxit đất hiếm hoặc các muối đất hiếm như nitrat, oxalat,
cacbonat đất hiếm ở nhiệt độ cao.
1.2.2. Các hydrôxit đất hiếm [Ln(OH)3]
Các hydroxit đất hiếm là những kết tủa ít tan trong nước, tích số tan
giảm từ Ce(OH)3 khoảng 10-20 đến Ln(OH)3 khoảng 10-24. Độ bền nhiệt giảm
xuống từ Ce đến Lu.
Các Ln(OH)3 được điều chế bằng tác dụng của các dung dịch muối Ln(III)
với dung dịch kiềm hay amoniăc.
1.2.3 Các muối đất hiếm
a. Các muối đất hiếm trihalogenua (LnX3)
Là những chất ở dạng tinh thể có cấu tạo ion nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ

sôi của chúng đều cao và giảm xuống từ Bromua đến Iốtdua. Các triflorua khan
không tan trong nước còn các trihalogenua khan khác hút ẩm và chảy rữa khi để
ngoài không khí ẩm.
b. Các muối đất hiếm nitrat (Ln(NO3)3)
Các muối này dễ tan trong nước, độ tan giảm từ La(NO3)3 đến Ln(NO3)3.
Các đất hiếm nitrat đều không bền nhiệt, ở nhiệt độ cao bị phân huỷ thành đất hiếm
oxit Ln(NO3)3 có thể tạo nên muối kép với muối nitrat amoni kim loại kiềm hay
kim loại kiềm thổ theo kiểu Ln(NO3)3.2MNO3 (M là ion amoni hay kim loại)
3


c. Các muối đất hiếm sunfat (Ln2(SO4)3)
Các muối đất hiếm sunfat kém tan hơn nhiều so với clorua và nitrat, chúng
tan nhiều trong nước lạnh, độ tan giảm xuống khi nhiệt độ tăng. Muối Ln 2(SO4)3 dễ
dàng tạo muối kép với muối sunfat của kim loại kiềm và amoni
Ví dụ: muối kép Ln2(SO4)3.3Na2SO4.12H2O
d. Các muối đất hiếm cacbonat (Ln(CO3)3)
Là chất ở dạng kết tủa, không tan trong nước, khi đun nóng trong nước nó
chuyển thành cacbonat bazơ. Sản phẩm sau cùng là oxit Ln 2O3. Muối Ln(CO3)3
cùng tạo muối kép với cacbonat kim loại kiềm và amoni dưới dạng
M2CO3. Ln2(CO3)3. n H2O (M là cation kim loại kiềm hay amoni )
e. Các muối đất hiếm oxalat (Ln2(C2O4)3)
Các muối đất hiếm oxalat có độ tan trong nước rất nhỏ từ 10 -25 đến 10-30 và
giảm từ La đến Lu, không tan trong nước và ngay cả trong axit loãng. Trong môi
trường axit mạnh khi có dư chất kết tủa ( ion C 2O42- ) thì độ tan của đất hiếm oxalat
tăng lên do tạo thành phức tan : Ln 2(C2O4)+, Ln2(C2O4)2-, Ln2(C2O4)32-. Chính vì vậy
người ta thường dùng biện pháp kết tủa oxalat để tách các NTĐH.
1.3. Nhu cầu và thị trường quặng đất hiếm
Năm 1794: Sản xuất thương mại đất hiếm đầu tiên tại Áo.
Năm 1953: Nhu cầu đất hiếm khoảng 1.000 tấn

Năm 1965: Mỏ khai thác mỏ đất hiếm độc lập đầu tiên là Mountain Pass
Năm 2003: Nhu cầu đất hiếm khoảng 85.00 0 tấn
Năm 2008: Nhu cầu đất hiếm khoảng 124.000 tấn
Năm 2015: Dự kiến nhu cầu đất hiếm trên toàn thế giới khoảng 200.000 tấn
(tương đương 2,0 ÷ 3,0 tỷ USD)[25].
Dự báo nhu cầu thị trường đất hiếm đến năm 2015 (± 15%) thể hiện ở hình sau :

4


Hình 1 : Dự báo nhu cầu thị trường đất hiếm của thế giới đến năm 2015
Hiện nay, Trung Quốc sản xuất hơn 95% các nguyên tố đất hiếm trên
thế giới, một số nước đang phát triển như Canada, Mỹ và Australia. Dự báo
trong thời gian tới nhu cầu cung và cầu sẽ được cân đối. Tuy nhiên, các
nguyên tố đất hiếm nhóm nhóm nhẹ (LREE) được dự báo là cung vượt quá
cầu, trong khi các nguyên tố đất hiếm nhóm nặng (HREE) nhu cầu sẽ ngày
càng tăng, lượng cung sẽ không đủ lượng cầu. Lượng sản xuất đất hiếm trên
thế giới từ năm 1985 đến năm 2009 được thể hiện ở hình 3. Các nước tiêu
thụ đất hiếm lớn nhất là Mỹ (26,95%), Nhật Bản (22,69%), Trung Quốc
(21,27%). Các nước xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất là Trung
Quốc, Mỹ, Nhật, Thái Lan. Các nước nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn
nhất là Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh, Australia [16].
Dự báo giá của một số kim loại đất hiếm đến năm 2015 như hình dưới đây :

5


Nguồn : [17]
Hình 2 : Sản lượng đất hiếm sản xuất từ năm 1985 – 2009
Bảng 2 :Dự báo giá của một số oxyt kim loại đất hiếm đến năm 2015


Theo thống kê giá của USGS giá đất hiếm trên thế giới từ năm 1970
đến năm 2010 có sự biến động theo từng năm, từng giai đoạn và nhu cầu
sử dụng. Từ năm 1970 đến năm 1988 do nhu cầu sử dụng đất hiếm chưa
cao và chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực nhất định, do vậy giá đất hiếm
chưa cao. Từ năm 1988 đến năm 1993 giá đất hiếm tăng mạnh từ 2.050
USD/tấn tăng đỉnh điểm trên 10.000 USD/tấn, sau đó từ năm 1993 đến năm
6


2006 giá đất hiếm nhìn chung giảm dần và thấp nhất là năm 2006, giá đất hiếm
sấp xỉ 4.000 USD/tấn. Tuy nhiên, vào năm 2010 giá đất hiếm tăng mạnh
mẽ, vượt ngưỡng 12.000 USD/tấn.
Bảng 3: Dự kiến tăng trưởng của các ứng dụng liên quan với đất hiếm
đến năm 2014

PHẦN II. TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN ĐẤT HIỂM Ở VIỆT NAM
II.1. Đặc điểm phân bố
Những kết quả điều tra, đánh giá, thăm dò từ những năm 1950 đến
nay đã khẳng định Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về đất hiếm.
Các mỏ đất hiếm ở Việt Nam có quy mô từ trung bình đến lớn, chủ yếu là
đất hiếm nhóm nhẹ , có nguồn gốc nhiệt dịch và tập trung ở vùng Tây Bắc
Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành một cụm công nghiệp
khai thác, chế biến đất hiếm trong tương lai. Với nhu cầu sử dụng đất hiếm
trên thế giới ngày càng tăng, đặc biệt hiện nay Trung Quốc (nước cung cấp
95% đất hiếm cho thị trường thế giới) bắt đầu thực hiện chính sách dự trữ
tài nguyên khoáng sản thì thị trường đất hiếm thế giới trở nên sôi động. Vì
vậy, công tác điều tra, đánh giá và thăm dò đất hiếm cũng như nghiên cứu
chính sách đầu tư khai thác, chế biến, xuấtkhẩu đất hiếm hiện nay cần
được đặc biệt quan tâm.


7


Các kết quả nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và ghi nhận nhiều
mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt Nam
- Các mỏ đất hiếm gốc và vỏ phong hoá phân bố ở Tây Bắc gồm Nậm Xe,
Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái).
- Đất hiếm trong sa khoáng chủ yếu ở dạng monazit, xenotim là loại
phosphat đất hiếm, ít hơn là silicat đất hiếm (orthit). Trong sa khoáng ven biển,
monazit, xenotim được tập trung cùng với ilmenit với các mức hàm lượng khác
nhau, phân bố ven bờ biển từ Quảng Ninh đến Vũng Tàu. Sa khoáng monazit trong
lục địa thường phân bố ở các thềm sông, suối điển hình là các mỏ monazit ở vùng
Bắc Bù Khạng (Nghệ An) như ở các điểm monazit Pom Lâu - Bản Tằm, Châu
Bình… Monazit trong sa khoáng ven biển được coi là sản phẩm đi kèm và được thu
hồi trong quá trình khai thác ilmenit.
Ngoài các kiểu mỏ đất hiếm nêu trên, ở vùng Tây Bắc Việt Nam còn gặp
nhiều điểm quặng, biểu hiện khoáng hoá đất hiếm trong các đới mạch đồng molipden nhiệt dịch, mạch thạch anh xạ hiếm nằm trong các đá biến chất cổ, trong
đá vôi; các thể migmatit chứa khoáng hoá urani, thori và đất hiếm ở Sin Chải, Thèn
Sin (Lai Châu); Làng Phát, Làng Nhẻo (Yên Bái);… nhưng chưa được đánh giá.
2.2. Trữ lượng và tài nguyên
Việt Nam có tài nguyên đất hiếm lớn, các mỏ đất hiếm chủ yếu thuộc nhóm
nhẹ phân bố tập trung ở vùng Tây Bắc, hàm lượng oxyt đất hiếm trong các mỏ hầu
hết thuộc loại trung bình và cao (Nậm Xe, Đông Pao), cơ sở giao thông, điều kiện
khai thác tương đối thuận lợi. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách đầu tư thăm dò,
khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản này phục vụ phát triển kinh tế khu vực và
đất nước.
Cùng với công tác thăm dò và khai thác các mỏ đất hiếm đã biết như Đông
Pao, Nậm Xe, Yên Phú… cần tiếp tục đầu tư để phát hiện, đánh giá loại hình đất
hiếm mới (kiểu hấp thụ ion) nhằm gia tăng nguồn tài nguyên, phục vụ phát triển

kinh tế lâu dài.
Công tác đánh giá, thăm dò sa khoáng ven biển cần chú trọng đánh giá tài
nguyên monazit một cách đầy đủ. Monazit trong sa khoáng ven biển có hàm lượng
8


không cao nhưng điều kiện khai thác, thu hồi dễ nên cần chú ý thu hồi kết hợp
trong quá trình khai thác quặng sa khoáng ven biển nhằm sử dụng triệt để tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
Trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở các mỏ đã được tìm kiếm, đánh giá và thăm
dò được thống kê ở bảng sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam

0,5-39%
TR2O3

9

4.381.873

Bastnezit,
panazit,
lantannit,
octit

Tổng

Đá syenit
phức hệ
Púamcap


334

Mỏ đất hiếm
Đông Pao

333

1

Trữ lượng-Tài nguyên (tấn)

2.535.591

Hàm
lượng

122

Thành phần
khoáng vật

1.475.699

Đá chứa
quặng

121

Tên mỏ, điểm

quặng

370.583

TT


10

7.707.461
7.707.461

5.962.799

Quặng
phong
hóa: 2,016,8%
TR2O3.
Quặng
gốc: 0,631,35%
TR2O3

5.962.797 45.962.779

Bastnezit,
parizit,
cordilit,
fluocerit,
sinkizit,
lantanit,

mariniakit,
octit,
monazit,
xenotim,

5.962.797

Đá vôi hệ
tầng Na
Vang

1.744.662

Mỏ đất hiếm
Bắc Nậm Xe

1.744.662

2


4.090.0
31.695

129.207

3.150.0
83.231

Trầm tích

Đệ tứ

Mỏ monazit
Châu Bình

Trầm tích
Đệ tứ

Monazit,
xenotim,
orthit

0,15-4,8
kg/m3

2.632

734

3.366

Mỏ monazit Bản Trầm tích
Gió
Đệ tứ

Monazit,
xenotim,
orthit

0,15-4,8

kg/m3

2.039

2.749

0,15-4,8
kg/m3

1.315

Mỏ monazit
Pom Lâu

225

Đá phiến
hệ tầng
Sông Mua

1.090

Mỏ đât hiếm
Yên Phú

710

0,1-7%
TR2O3


740.891
45.976

1,0- 3,18
% TR2O3

4.041

0,5-36%
TR2O3

193.488

Prizit,
flogopit,
basnezit,
lantanit
Monazit,
bastnezit,
samaskit,
rabdophanit
, cordinit,
exinit,
thorit,
zircon
Ferguxoxit,
xenotim,
monazit,
samackit,
octit,

treralit,
rapdofanit,
tôcbecnit
Monazit,
xenotim,
orthit

27.681

Mỏ đât hiếm
Mường Hum

Đá phun
trào hệ
tầng Viên
Nam
Trầm tích
Đệ tứ

5.680

Mỏ đât hiếm
Nậm Xe

Tổng trữ lượng và tài nguyên đất hiếm trong các mỏ gốc và phong hóa ở
Qua bảng 4 cho thấy:
- Tổng trữ lượng và tài nguyên đất hiếm trong các mỏ gốc và phong hóa ở
Việt Nam đạt khoảng 16,7 triệu tấn tổng oxyt đất hiếm, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai

11



Châu. Các mỏ đất hiếm gốc và phong hóa ở Việt Nam đều thuộc loại quy mô lớn,
trong đó mỏ đất hiếm lớn nhất là Bắc Nậm Xe.
- Tổng trữ lượng và tài nguyên monazit khoảng 7.000 tấn. Khối lượng tài
nguyên không lớn nhưng phân bố tập trung, điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên
cần được quan tâm thăm dò và khai thác khi có nhu cầu.
PHẦN III. THỰC TRẠNG KHAI THÁC ĐẤT HIẾM Ở VIỆT NAM
3.1.Tình hình nghiên cứu công nghệ sử lý chế biến quặng đất hiếm
Theo TS Nguyễn Khắc Vinh, Việt Nam đã bắt đầu khai thác đất hiếm từ vài
chục năm nay, nhưng sản lượng rất ít. Lúc đó, Tiệp Khắc và Ba Lan đã tham gia
khai thác đất hiếm ở Việt Nam nhưng không nhiều. Hằng năm, Việt Nam mới chỉ
khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng
monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo
đường tiểu ngạch. Việc khai thác và sử dụng ĐH tại Việt Nam chưa nhiều, không
phải vì lý do công nghệ vì công nghệ các nước đã làm, mà theo nhiều chuyên gia
thì chủ yếu là do nhu cầu chưa cao.
Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng ĐH trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam
châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc
tác trong xử lý khí thải ôtô… nhưng cho tới nay vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí
nghiệm và bán công nghiệp. Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các
nguyên tố ĐH đạt đến độ sạch đến 98-99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác
nhau trong công nghiệp.
Cụm công trình “Công nghệ ĐH phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi
trường” đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2005.Nhóm nghiên cứu
đề tài thuộc Viện Khoa họa vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam),
PGS. TS. Lưu Minh Đại làm Chủ nhiệm, đã tìm ra những công nghệ biến ĐH thành
những sản phẩm hữu ích, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Tại nước ta, các nhà nghiên cứu đã đi vào ba hướng ứng dụng ĐH:
1. Sử dụng làm chế phẩm vi lượng ĐH 93 nhằm nâng cao năng suất cây trồng.

2. Sử dụng trong xúc tác lọc khí độc từ lò đốt rác y tế và ôtô xe máy.
3. Sử dụng để chế tạo nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ
12


Cả ba hướng nghiên cứu trên đều được tiến hành từ 1990.GS.TS Đặng Vũ Minh
và PGS.TS. Lưu Minh Đại đã có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng vi lượng
ĐH trong nông nghiệp. Theo Báo cáo “Một số kết quả ứng dụng vi lượng đất hiếm
trong nông nghiệp” năm 1999 của GS.TS.Đặng Vũ Minh và PGS.TS. Lưu Minh
Đại, ở nước ta trữ lượng ĐH khá lớn là nguồn cung cấp lâu dài cho loại phân vi
lượng ĐH. Những nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên về ảnh hưởng của ĐH đến sự
phát triển của một số cây trồng đã được tiến hành năm 1990 tại Trung tâm Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện thổ nhưỡng và Nông hoá và lần đầu
tiên được áp dụng trên đồng ruộng vào năm 1993. Chế phẩm phun lá ĐH 93 dùng
trong nông nghiệp như một thứ phân bón vi lượng, giảm lượng phân bón thông
thường. Với kết quả thử nghiệm trên lúa, cho thấy lúa được phun ĐH 93 tăng 7%
đến 12% sản lượng, giảm lượng hạt lép, lá lúa dày hơn, cứng cáp hơn; đỗ tương
được phun ĐH 93 cũng tăng năng suất từ 7-19%; ngoài ra hiệu quả cũng thu được
đối với cây lạc và cây điều khi dùng DH93. Đặc biệt, lúa trổ đều, chín sớm hơn một
tuần giảm nhiều công chăm sóc. Tỉnh Đồng Tháp, một vựa lúa của Nam Bộ đã
nhận bàn giao công nghệ ứng dụng ĐH để sản xuất phân vi lượng ĐH 93.
ĐH còn có tác dụng giảm thải khí độc từ lò đốt rác y tế và khói xe. Tại Việt
Nam đã có đề tài KC.02.05: “Công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác xử lý khí thải từ lò
chất thải y tế”, do Viện Khoa học Vật liệu,Viện KH&CN Việt Nam chủ trì. Sau khi
chiết tách được các kim loại ĐH sạch, các nhà khoa học sử dụng chúng trong một
loại vật liệu xúc tác, được đùn đúc dưới dạng than tổ ong. Đặt những "viên than”
này trong hệ thống xả khói của lò đốt hoặc ống xả của xe, khi khí thải đi qua sẽ xảy
ra phản ứng hóa học. Lò đốt rác thải y tế CAMAT do Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam chế tạo, có bộ lọc khí độc đã được lắp đặt ở Hà Nội, Hải Dương, Nghệ
An, Tây Ninh...

ĐH là thành phần cơ bản để chế tạo nam châm vĩnh cửu NdFeB.Đây là loại nam
châm tối ưu hiện nay dùng trong máy phát thủy điện cỡ nhỏ.Theo TS. Đại, hiện 6
máy phát điện công suất từ 200 đến 1.000W đã được lắp đặt ở các vùng đồng bào
thiểu số Hoàng Su Phì (Hà Giang), Kỳ Sơn (Nghệ An). Nhóm nghiên cứu đã có thể
khảo sát, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, nghe nhìn cho nhiều cụm dân cư chưa có lưới
13


điện quốc gia, chi phí này chỉ bằng 1/10 so với phương án trạm thủy điện nhỏ.
Thiết bị này có chất lượng tương đương mà giá thành chỉ bằng 20% sản phẩm nhập
ngoại.
Chỉ ba năm sau năm 1985 (năm nghiên cứu đầu tiên) các nhà khoa học đã chiết
tách được những ôxít ĐH sạch đến 99% và nay, ứng dụng của nó đã thu lợi hàng
trăm tỷ đồng. Viện Vật liệu đã làm chủ được các công nghệ cơ bản như chiết tách,
dùng ĐH làm phân vi lượng, làm nam châm vĩnh cửu.
3.2Tình hình sử dụng
ĐH được coi là tối quan trọng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp công nghệ cao, công nghệ năng lượng “xanh”, và công nghệ quốc phòng.
ĐH hiện diện trong nhiều thiết bị mà chúng ta sử dụng hàng ngày như điện thoại di
động, máy tính, tivi, đèn compact.... Nếu không có các nguyên tố ĐH, rất nhiều
công nghệ hiện đại và các ứng dụng sẽ không thể thực hiện được.
Các sản phẩm của đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, y học, chế tạo hợp kim gang, vật liệu siêu dẫn,… Những lĩnh
vực sử dụng chính của các nguyên tố đất hiếm và hỗn hợp được tóm tắt ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Lĩnh vực sử dụng chính của các nguyên tố đất hiếm và hỗn hợp
TT

Tên



hiệu

1

Ceri

Ce

2

Dysprosi Dy

3

Erbi

Er

Lĩnh vực sử dụng
Chất xúc tác; gốm, sứ; kính; một hợp kim của kim loại
đất hiếm được sử dụng không chỉ cho đá đánh lửa trong
bật lửa mà còn được sử dụng, có lẽ quan trọng hơn, trong
thép thanh lọc bởi sự loại bỏ oxy và sulfur; chất huỳnh
quang và bột đánh bóng
Gốm, sứ; chất huỳnh quang và ứng dụng hạt nhân; nam
chân vĩnh cửu
Gốm, sứ; thuốc nhuộm kính; sợi quang học; ứng dụng hạt
nhân và laze
14



TT

Tên


hiệu

4

Europi

Eu

5

Gadolini

Gd

6

Holmi

Ho

7

Lantan


La

8

Luteti

Lu

9

Neodym

Nd

Lĩnh vực sử dụng
Chất huỳnh quang
Gốm, sứ; kính; sự dò tìm và trực quan hoá ảnh y học
quang học và từ tính
Gốm, sứ; ứng dụng hạt nhân và laze
Chất xúc tác tự động; gốm, sứ; kính; chất huỳnh quang và
chất nhuộm
Tinh thể đơn chất phát sáng, chất xúc tác, sản xuất huỳnh
quang tia X đặc biệt
Chất xúc tác; máy lọc IR, laze; chất nhuộm và nam châm
vĩnh cửu

10 Praseodym Pr

Gốm, sứ; kính và chất nhuộm; nam châm vĩnh cửa


11 Promethi Pm

Chất huỳnh quang, pin hạt nhân và dụng cụ đo lường thu
nhỏ

12 Samari

Sm

Bộ lọc vi ba; ứng dụng hạt nhân và nam châm vĩnh cửu
Không gian vũ trụ; gậy bóng chày; ứng dụng hạt nhân;
13 Scandi
Sc
chất bán dẫn và chiếu sáng
14 Terbi
Tb Chất huỳnh quang; nam chân vĩnh cửu; pin nhiên liệu
15 Thuli
Tm Trực quan hoá ảnh y học và ống chùm điện tử
16 Ytterbi
Yb Công nghiệp hoá học và nghề luyện kim
Tụ điện; chất huỳnh quang (ống dẫn tia catiot-CRT và
17 Yttri
Y
đèn), công nghệ rada và chất siêu dẫn. Đông y sử dụng
làm thuốc giảm đau.
Trong những năm qua, Việt Nam đã sử dụng đất hiếm trong sản xuất, chế tạo
nam châm vĩnh cửu, thuỷ tinh, bột màu, chế tạo hợp kim gang, đèn catot trong máy
vô tuyến truyền hình, vật liệu siêu dẫn…
+ Thành phần đất hiếm được đưa vào thép để làm tăng giới hạn bền kéo,
chống mài mòn, ví dụ như các trục quay, dây xích,…

15


+ Trong nông nghiệp: việc nghiên cứu, sử dụng nguyên tố đất hiếm và các
chế phẩm của nó mới ở giai đoạn đầu. Năm 1990, viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam và viện Thổ nhưỡng đã tiến hành thử nghiệm sử dụng nguyên tố đất
hiếm cho một số cây trồng và đã thu được kết quả khả quan. Chế phẩm phun lá ĐH
93 dùng trong nông nghiệp như một thứ phân bón vi lượng, giảm lượng phân bón
thông thường. Với kết quả thử nghiệm trên lúa cho thấy, lúa được phun ĐH 93 tăng
7% -12% sản lượng, giảm lượng hạt lép, lá lúa dày hơn, cứng cáp hơn; đố tương
được phun ĐH 93 cũng tăng năng suất từ 7-19%, chiều cao cây đậu tăng 10-15%;
chiều cao cây lạc giảm, tỷ lệ đậu quả cao hơn; ngoài ra hiệu quả cũng thu được
tương đối với cây điều. Đặc biết lúa trổ đều, chín sớm hơn một tuần giảm nhiều
công chăm sóc. Tỉnh Đồng Tháp đã nhận bàn giao công nghệ ứng dụng đất hiếm để
sản xuất vi lượng ĐH 93. năng suất lúa tăng 14-29%.
+ Trong y học: Năm 1995 mới bắt đầu thử nghiệm hoạt tính chống ung thư
của một số đất hiếm aspactat với chuột nhắt trắng Swiss tại Trường Đại học Y Hà
Nội.
+ Đất hiếm còn tác dụng giảm khí thải độc từ lò đốt rác y tế và khói xe. Tại
Việt Nam đã có đề tài KC.02.05: “ Công nghệ chế tạo vật liệu xúc tác xử lý khí thải
từ lò chất thải y tế.”, do Viện Khoa học Vật liệu, VIện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam chủ trì. Sau khi chiết tách được các kim loại đất hiếm sạch, các nhà khoa học
sử dụng chúng trong một loại vật liệu xúc tác, được đùn đúc dưới dạng than tổ ong.
Đặt những viên than này trong hệ thống xả khói của lò đốt hoặc ống xả của xe, khi
khí thải đi qua sẽ xáy ra phản ứng hóa học. Lò đốt rác thải y tế CAMAT do Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo, có bộ lọc khí độc đã được lắp đặt ở Hà
Nội, Hải Dương, Nghệ An, Tây Ninh,…
+ Đất hiếm còn là thành phần cơ bản để chế tạo nam châm vĩnh cửu NdFeB.
Đây là loại nam châm tối ưu hiện nay dùng trong máy phát thủy điện cỡ nhỏ. Theo
TS. Đại, hiện 6 máy phát điện công suất từ 200- 1000W đã được lắp đặt ở các vùng

đồng bào thiểu số Hoàng Su Phì ( Hà Giang), Kỳ Sơn ( Nghệ An). Nhóm nghiên
cứu đã có thể khảo sát, lắp đặt thiết bị chiếu sáng, nghe nhìn cho nhiều cụm dân cư
chưa có lưới điện quốc gia, chi phí này chỉ bằng 1/10 so với phương án trạm thủy
16


điện nhỏ. Thiết bị này có chất lượng tương đương mà giá trị chỉ bằng 20% sản
phẩm nhập ngoại.
+ Điện tử, phát quang, cũng đã có những thành công nhất định, nhưng cũng
chỉ là để khẳng định khả năng, chứ chưa thể thương mại hóa được.
Chỉ ba năm sau năm 1985 (năm nghiên cứu đầu tiên) các nhà khoa học đã
chiết tách được những oxit đất hiếm sạch đến 99% và nay, ứng dụng của nó đã thu
lợi hàng trăm tỷ đồng. Viện Vật liệu đã làm chủ được các công nghệ cơ bản như
chiết tách, dùng đất hiếm làm phân vi lượng, nam châm vĩnh cửu.
Nhu cầu về nguồn nguyên liệu khoáng sản nhằm đáp ứng sản xuất phục vụ cuộc
sống ngày càng cao của con người mỗi ngày một tăng lên; tuy nhiên yêu cầu bảo
đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường cũng chặt chẽhơn. Đây là bài toán mà
giới khoa học, các nhà quản trị xã hội,các nhà sản xuất…phải giải như trong trường
hợp đất hiếm hiện nay
3.3.Tình hình khai thác đất hiếm ở Việt Nam
Việt Nam cũng là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, kết
quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều
điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu),
Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Mặc dù có tiềm năng nhưng nguồn
tài nguyên này mới chỉ dừng ở mức độ khai thác nhỏ lẻ do công nghệ còn lạc hậu,
chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, vì vậy dẫn đến tổn thất tài nguyên lớn (có
những mỏ tổn thất tới 60%), công suất thấp, không tách được hết thành phần
nguyên tố hiếm. Tại hội thảo góp ý xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác và chế biến đất hiếm giữa Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các

chuyên gia môi trường cho rằng, việc tổ chức khai thác đất hiếm tại Việt Nam là
một vấn đề cần phải xem xét kỹ càng vì đây là loại tài nguyên đòi hỏi trình độ khai
thác ở mức cao. Bên cạnh vấn đề về môi trường, nếu trình độ kỹ thuật của nước ta
chỉ dừng lại ở việc khai thác bán nguyên liệu thô chưa qua chế biến thì giá trị thu
về cũng rất thấp.
17


Theo nguồn gốc có thể chia các mỏ, điểm quặng đất hiếm trên lãnh thổ Việt
Nam thành ba loại hình mỏ, từ đó đánh giá được tình hình khai thác ở từng kiểu mỏ
và các mỏ điển hình.
a. Mỏ nhiệt dịch: phân bố ở Tây Bắc gồm các mỏ lớn, có giá trị như Bắc
Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao, Mường Hum, Yên Phú và hàng loạt các biểu
hiện khoáng hoá đất hiếm trong vùng. Thân quặng có dạng mạch, thấu kính, ổ, đới
xuyên cắt vào các đá có thành phần khác nhau: đá vôi, đá phun trào bazơ, đá syenit,
đá phiến. Hàm lượng tổng oxyt đất hiếm trong các mỏ thuộc loại cao từ 1% đến
trên 36%.
Tiến sĩ khoa học kỹ thuật mỏ Nguyễn Thành Sơn (Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Lâu nay nước ta cũng có khai thác đất
hiếm. Năm 1990, cơ quan chức năng đã tiến hành thăm dò các mỏ Đông Pao, Bắc
Nậm Xe, Nam Nậm Xe. Kết quả cho thấy, tổng trữ lượng cấp B khoảng 5.680 tấn
và cấp C1 khoảng 2,1 triệu tấn; cấp C2 khoảng 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng trữ
lượng đất hiếm khai thác có lãi (theo tiêu chuẩn đánh giá của Liên Hiệp Quốc)
thuộc cấp R-1-E (được thăm dò ở mức chi tiết và nếu khai thác phải có lãi) của Việt
Nam vào khoảng 1 triệu tấn.
- Mỏ Đông Pao
Mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường (Lai Châu) được đánh giá lớn nhất Việt
Nam thuộc địa bàn xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có diện tích gần
133ha, với tổng trữ lượng địa chất quy khô trên 11,3 triệu tấn vừa được tỉnh Lai
Châu bàn giao mốc giới mỏ cho Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu (VIMICO)

thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Mỏ đất hiếm Đông Pao đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác
cuối năm 2014. Hiện nay Công ty này đang hoàn thiện các thủ tục đền bù cho
người dân địa phương để giải phóng mặt bằng.

18


Ông Vũ Tiến Tú, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đất hiếm Lai Châu cho
biết, dự án sẽ chính thức khai thác vào cuối năm 2016, với công suất khai thác
10.000 tấn ô xít đất hiếm/năm. Dự án thực hiện trong vòng 30 năm, trong đó 3 năm
đầu triển khai đầu tư xây dựng cơ bản.
Bao gồm trên 30 thân quặng lớn nhỏ đã được tìm kiếm tỉ mỉ với tài nguyên
trữ lượng đạt trên 10,6 triệu tấn R2O3; 34,7 triệu tấn CaF2; 66,7 triệu tấn BaSO4.
Theo báo cáo nghiên cứu dự án, khu vực này là mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất
Việt Nam vào thời điểm hiện tại, với tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5
triệu tấn ôxít và thân quặng chính là F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần
trong chế tạo công nghệ điện tử. Mỏ sẽ được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và
thủy luyện có công suất quặng nguyên khai là 1.088.000 tấn. Hiện tại, mới chỉ tiến
hành khai thác quặng fluorit với sản lượng hàng năm khoảng 1.000 tấn CaF2 cung
cấp cho luyện kim[4]..
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giao cho Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo Vimico khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình
Bộ TN&MT cấp phép khai thác theo quy định của Luật Khoáng sản. Hiện nay,
Công ty Khai thác khoáng sản Lavreco đã lập xong dự án đầu tư khai thác, chế biến
đất hiếm mỏ Đông Pao. Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt
không thể thay thế và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử,
kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và
cả chăn nuôi trồng trọt. Đất hiếm được dùng để sản xuất các chất xúc tác, nam
châm, hợp kim, bột mài, gốm, chất phát quang… Để chế tạo các máy điện thoại di

động, ổ đĩa cứng máy tính... không thể không dùng đất hiếm. Nhiều nước coi đất
hiếm là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí của cả thế kỷ XXII. Các nhà khoa học thì
gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai.
- Mỏ Yên Phú
Mỏ đất hiếm Yên Phú thuộc địa phận xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
được Đoàn Địa chất 35 phát hiện năm 1961 trong quá trình đo từ xạ hàng không và
sau đó kiểm tra mặt đất. Năm 1986 – 1990 Đoàn 150 thuộc Liên đoàn 10 tìm kiếm
19


đánh giá trên diện tích 0,3 km2 ở tỷ lệ 1/2.000. Kết quả, với hàm lượng biên 0,3%,
hàm lượng công nghiệp tối thiểu 0,6% TR2O3 đã đánh giá tổng trữ lượng đất hiếm
cấp C1+C2 = 17.189 tấn TR2O3 gồm: cấp C1= 6.282 tấn, cấp C2 = 10. 908 tấn.
Mỏ đất hiếm Yên Phú là mỏ có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn song điểm đặc
biệt mỏ đất hiếm Yên Phú là mỏ duy nhất của Việt Nam có nhóm nặng chiếm 30 –
40% tổng đất hiếm, trong khi các mỏ khác chỉ có nhóm nhẹ và trung.
Năm 2010 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã phối hợp với Liên đoàn
Địa chất xạ hiếm tiến hành thăm dò đánh giá trữ lượng để làm cơ sở xin cấp phép
khai thác. Kết quả công tác thăm dò khoanh định được 2 thân quặng đất hiếm với
tổng trữ lượng đất hiếm cấp 122 là 27.681 tấn TR2O3; tài nguyên đất hiếm cấp 333
là 4.014 tấn TR2O3; tài nguyên sắt 667.985 tấn TFe; tài nguyên Niobi 814 tấn
Nb2O5.
Trên cơ sở kết quả thăm dò, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương đã lập Dự
án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ đất hiếm
Yên Phú với quy mô khoảng 250.000 tấn quặng nguyên khai/năm ( 5.000 tấn quặng
tinh) trong thời gian 8 năm. Quặng đất hiếm phân bố ngay trên mặt địa hình và chủ
yếu trong tầng phong hóa nên sẽ khai thác bằng phương pháp lộ thiên bằng máy
xúc, không nổ mìn. Công nghệ tuyển được áp dụng là phương pháp tuyển từ tách
tinh quặng sắt kết hợp với phương pháp tuyển nổi tách tinh quặng đất hiếm, sử
dụng hóa chất qua nhiều công đoạn để thu được các sản phẩm quặng tinh. [19]

b. Mỏ sa khoáng: đã phát hiện 2 kiểu sa khoáng chứa đất hiếm gồm:
+ Sa khoáng lục địa: ở vùng Bắc Bù Khạng (Mỏ monazit Pom Lâu, Châu Bình và
Bản Gió), tại các mỏ, điểm quặng này đất hiếm dưới dạng khoáng vật monazit,
xenotim đi cùng ilmenit, zircon. Quặng nằm trong các trầm tích thềm sông bậc I và
II. Nguồn cung cấp các khoáng vật chứa đất hiếm chủ yếu từ khối granit Bù Khạng.
Hàm lượng monazit 0,15 ÷ 4,8kg/m3, điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên cần
được quan tâm thăm dò và khai thác khi có nhu cầu
+Sa khoáng ven biển: ven biển Việt Nam có nhiều mỏ và điểm quặng sa khoáng
ilmenit có chứa các khoáng vật đất hiếm (monazit, xenotim) với hàm lượng từ 0,45
÷ 4,8kg/m3 như mỏ Kỳ Khang, Kỳ Ninh, Cẩm Hòa , Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh), Kẻ
20


Sung (Thừa Thiên Huế), Cát Khánh (Bình Định), Hàm Tân (Bình Thuận)… Tuy
nhiên, monazit, xenotim trong các mỏ titan sa khoáng chưa được đánh giá đầy đủ.
- Mỏ Kỳ Khang

Mỏ Kỳ Khang (Hà Tĩnh) hiện đang được khai thác bởi Công ty Khoáng
sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO), đây được đánh giá là mỏ tital có trữ
lượng lớn của tỉnh và được chính phủ đưa vào danh sách các mỏ được quy
hoạch khai thác
Hiện tại quy trình công nghệ khai thác, chế biến sa khoáng tại khu mỏ bao
gồm các công đoạn chính sau: Khai thác quặng sa khoáng titan với hàm lượng
từ5-15%; Tuyển ướt để đưa khoáng vật nặng lên đến 85 -92% và vận chuyển
khoáng vật quặng từ xưởng tuyển ướt về xưởng tuyển tinh; Tuyển tinh để đạt
tinh quặng hàng hoá; Lưu kho và vận chuyển các sản phẩm hàng hoá về cảng để
xuất khẩu.Quặng sa khoáng không chỉ là “cát đen” vô hại, mà trong đó có các
khoáng vật iricon, Monazite chứa các nguyên tố phóng xạ mạnh thuộc dãy 238U
và 232Th có thể gây nhiễm xạ, nguy hiểm đến sức khoẻ con người
c. Kiểu mỏ hấp thụ ion: kiểu mỏ này do Tổng công ty Dầu khí và kim loại

Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) phát hiện trong quá trình điều tra cơ bản địa chất
theo biên bản ghi nhớ giữa Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam với Tổng công
ty Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) ngày 25 tháng 10 năm 2007
về đề án “Điều tra cơ bản địa chất đối với các nguyên tố đất hiếm đi kèm với
khoáng hóa Vàng - đồng - oxit sắt tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Lai Châu" tại
khu vực huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai với hàm lượng trung bình tổng đất hiếm
khoảng 0,0443 ÷ 0,3233% tREO.
Đất hiếm khu vực huyện Bảo Thắng được phát hiện chủ yếu khu vực của đá
gneis milonit hóa hoặc đá gneis bị cà nát hay đá phiến giàu felspat và đá laterit và
đá felspat bị kaolin hóa. Trên cơ sở đó mỏ đất hiếm hấp thụ ion được hình thành ở
khu vực này.

21


Đất hiếm ở khu vực này không có sự tương quan hàm lượng giữa các nguyên
tố phóng xạ (urani, thori) với đất hiếm.Kết quả nghiên cứu địa hóa ở khu vực này
cho thấy đường địa hóa của urani, thori và đất hiếm là không trùng nhau.
- Mỏ Sin Quyền
Kết quả khảo sát cho thấy, đất hiếm hấp thụ ion tồn tại ở hệ tầng Sin Quyền,
theo bản đồ địa chất 1:200.000, hệ tầng Sin Quyền phân bố dọc sông Hồng từ Lào
Cai sang đến Trung Quốc. Do đó, kiểu mỏ này cần được quan tâm đánh giá thăm
dò để khai thác khi có nhu cầu do điều kiện khai thác, tách tuyển quặng đơn giản.
Mỏ Sin Quyền [20, 21, 22, 23] nằm kéo dài dọc bờ sông Hồng về phía Tây
Nam, là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc địa phận huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai, là mỏ lớn nhất trong các mỏ đồng ở Việt Nam.
Khu mỏ Sin Quyền được đánh giá là vùng quặng hỗn hợp gồm ba thành phần
chính là đồng (chủ yếu là quặng chancopyrit), đất hiếm và vàng. Mỏ đã được phát
hiện, tìm kiếm và thăm dò từ những năm 1961-1973. Năm 1975 được Hội đồng
trữ lượng Nhà nước phê duyệt với trữ lượng 52,7 triệu tấn quặng đồng cấp B + C1

+ C2, hàm lượng đồng trung bình khoảng 1,03%, tương đương 551,2 nghìn tấn Cu,
kèm theo 334 nghìn tấn Re2O3, 843 nghìn tấn S, 35 tấn Au và 25 tấn Ag. Thành
phần quặng đã thăm dò như sau: Cu : 0,5 đến 11,58%, trung bình 1,03%; Re2O3:
0,2 đến 9,7%, trung bình 0,63%, chủ yếu là quặng octit - silicat; Au: 0,46 đến
0,55 g/tấn và Ag: 0,44 đến 0,50 g/tấn. Kết quả làm giàu quặng ở mỏ đồng Sin
Quyền cho thấy, bằng phương pháp tuyển nổi có thể đạt độ thu hồi đồng 92,3 94,1%, hàm lượng đồng và các thành phần khác được nâng lên như sau: Cu khoảng
18 - 22%, S khoảng 31%, Au khoảng 11,5 g/tấn tinh quặng.
Sản lượng khai thác của tổ hợp đồng Sin Quyền dự kiến từ 1,0 đến 1,2 triệu
tấn quặng nguyên khai. Trữ lượng đất hiếm trong toàn vùng mỏ Sin Quyền theo
đánh giá của Hội đồng trữ lượng Nhà nước là khoảng 400.000 tấn. Về quy mô,
nguồn khoáng sản đất hiếm mỏ Sin Quyền - Lào Cai đứng thứ 3 sau các mỏ đất
hiếm Nậm Xe và Đông Pao ở tỉnh Lai Châu, nhưng phân bố không tập trung.

22


3.4 . Đánh giá tác động hoạt động khai thác chế biến quặng đất hiếm và đề
xuất các phương pháp giảm thiểu tác động
3.4.1. Tác động đến môi trường tự nhiên
Đất hiếm vốn dĩ là loại hình khoáng sản gặp nhiều trở ngại từ khâu khai thác
đến quá trình chế biến, tuyển quặng, không chỉ gây ra các vấn đề môi trường ảnh
hưởng trực tiếp và dễ nhìn thấy từ khai thác các mỏ mà các hóa chất độc hại còn
dư lại sau quá trình tuyển và cả nguồn gây nhiễm phóng xạ do các khoáng vật đi
kèm sau đó cũng là một mối vô cùng nguy hiểm.
* Ô nhiễm phóng xạ
Vấn đề ô nhiễm phóng xạ là vấn đề phải lưu tâm hàng đầu, quặng tinh sau
tuyển chính là nguồn gây khả năng ô nhiễm phóng xạ cao. Quá trình khai thác, vận
chuyển, chế biến quặng đất hiếm làm phát tán các chất phóng xạ, rất có hại đến sức
khỏe cộng đồng. Các mỏ đất hiếm chứa trong thành vật đất đá của quặng thường có
hàm lượng các nguyên tố phóng xạ Urani và Thori cao hơn so với hàm lượng trong

đất đá bình thường.
Mới đây vào tháng 7/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt thực hiện đề
tài: “ Điều tra, khảo sát dịch tễ học dân cư sống trong khu vực mỏ đất hiếm của
huyện Phong Thổ, Tam Đường tỉnh Lai Châu”. Qua đó đánh giá sức khỏe người
dân vùng khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình trạng sức khỏe người dân hai
huyện Phong Thổ và Tam Đường. Và yêu cầu cần chuyên viên về phóng xạ thực
hiến, vậy để triển khai dự án cũng cần chi phí đầu tư không hề nhỏ.
* Tác động đến hệ sinh thái nông nghiệp
Đối với địa hình vùng cao như Lai Châu, sở dĩ việc quy hoạch về sử dụng
đất chưa có kế hoạch cụ thể mà dẫn tới việc khai thác khoáng sản phần nào vừa phá
hoại cảnh quan môi trường xung quanh, vừa làm suy giảm chất lượng đất, gây mất
đất nông nghiệp, đất nhà ở và đất rừng:
- Nông nghiệp vùng cao chủ yếu là các ruộng bậc thang, tại các vị trí khai
thác nhiều khả năng gây sụt lún hạ độ cao vùng đất, phần nào phá đi nét văn hóa
nông nghiệp vùng cao và phần nào làm cây trồng, chất lượng đất, vật nuôi bị ảnh
hưởng do bụi, do chất thải hóa học. Giá trị cây trồng, vật nuôi giảm làm nguồn lợi
23


thu từ nông nghiệp của người dân xung quanh cũng giảm đi rất nhiều, và việc làm
nguy hại tới nét văn hóa nông nghiệp là phần không thể tính được qua chi phí bằng
tiền.
- Vùng diện tích đất phục vụ cho khai thác khoáng sản, ở những nơi bị đào
xúc tạo thành những hố sâu moong khai thác, song song đó là phần đất thải tương
ứng bị đổ ra, thậm trí còn chiếm nhiều diện tích hơn do đất thải không liên kết chặt
như khi còn ở trạng thái tự nhiên ban dầu.
* Tác động đến hệ sinh thái rừng, thay đổi cảnh quan địa hình đồi núi
Mất diện tích đất rừng do phục vụ cho quá trình khai thác yêu cầu phải loại
bỏ lớp phủ thực vật phía trên bề mặt. Rừng còn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
sinh vật, mất nơi ở nơi lưu trú của một số loài và như vậy giá trị sinh học vùng này

bị suy giảm. Ảnh hưởng này gây thiệt hại về lâm nghiệp: nguồn gỗ, thổ sản,… và
giá trị sinh học là điều vô cùng khó để khôi phục. Lớp thảm thực vật rừng có chức
năng làm suy yếu các tai biến không may đến với vùng, mất đi lớp thảm thực vật
rủi ro từ môi trường tăng lên nhiều hơn, dễ gây sạt lở đất, nước cuốn trôi hoa màu
và tăng tốc độ dòng chảy… chi phí thiệt hại và buộc phải cải tạo cho môi trường
của tỉnh sẽ tăng lên.
* Ô nhiễm môi trường không khí, nước.
Như các tác động từ việc khai thác khoáng sản đến với môi trường không
khí, các khu vực mỏ thuộc tỉnh Lai Châu cũng không nằm ngoài dự kiến. Vấn đề ô
nhiễm từ bụi sinh ra trong quá trình đào xới của khai thác, xây dựng tuyến giao
thông, tung bụi do vận chuyển trên đường, vận hành máy móc…Ngoài ra do thực
vật cây rừng đã bị chặt phá càng khiến môi trường không khí xung quanh khu vực
khai thác mất đi nhân tố lọc thải tự nhiên. Vận hành máy móc, công cụ khai thác
gây ra tiếng ồn, rung động khu vực.
Khu vực vùng núi Lai Châu là thượng nguồn của con sông Đà, nơi có dòng
chảy xa qua đầu tiên, việc gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước không
chỉ thiệt hai cho riêng địa bàn tỉnh mà còn ảnh hưởng đến các vùng thấp hơn chung
nguồn dòng chảy. Nguồn nước thải chưa nhiều hóa chất do yêu cầu từ quá trình
chế biến đất hiếm, những hóa chất này đều là nguồn độc hại làm suy giảm chất
24


lượng môi trường nước, thậm trí dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sử
dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và nước mặt quanh vùng, ô nhiễm lan
truyền trong nước ngầm. Bài toán kinh tế đặt ra lại đòi hỏi về chi phí cải tạo môi
trường nước xung quanh, chi phí cho sức khỏe hoặc buộc bên doanh nghiệp khai
thác cần xử lý nguồn nước thải xuống mức độc hại thấp nhất trước khi đưa vào môi
trường tự nhiên. [16].
3.4.2. Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
* Vấn đề việc làm, an sinh.

Mỏ đất hiếm Đông Pao, huyện Tam Đường (Lai Châu) hiện đang được Công
ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Vimico) quản lý. Theo báo cáo nghiên cứu dự án,
khu vực này là mỏ khoáng sản đất hiếm lớn nhất Việt Nam vào thời điểm hiện tại,
với tổng diện tích hơn 11km2, trữ lượng trên 5 triệu tấn ôxít và thân quặng chính là
F3 và F7, một loại quặng quý hiếm rất cần trong chế tạo công nghệ điện tử. Mỏ sẽ
được khai thác lộ thiên, tuyển khoáng và thủy luyện có công suất quặng nguyên
khai là 1.088.000 tấn. Mỏ khoáng sản đất hiếm Đông Pao đã được đại diện Công ty
cổ phần Đất hiếm Lai Châu và Công ty Phát triển đất hiếm Đông Pao - Nhật Bản
ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác khai thác, chế biến. với mục tiêu sản
xuất khoảng 10.000 tấn mỗi năm, theo báo cáo tài chính của Vimico năm 2012
doanh thu của công ty đạt 10.692.192.689 VND đem lại công ăn việc làm cho hàng
trăm lao động, đóng góp vào nguồn thu ngân sách và là một trong những hướng đi
mới trong việc phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, thời gian qua
người dân địa phương đang công khai ồ ạt vào mỏ đào bới lấy đất hiếm đem bán,
trung bình mỗi ngày có gần 100 chiếc xe máy và hàng trăm người dân tham gia
trộm quặng. Sau khi lấy được quặng, người dân vận chuyển theo con đường liên xã
chạy qua trụ sở UBND để bán với giá 5.000 đồng/kg. Chỉ cần một chuyến xe chở
khoảng 200kg quặng trót lọt, người dân đã bỏ túi khoảng 1 triệu đồng. Việc kiếm
tiền dễ dàng trên đã thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia, gây mất an ninh
trật tự và tai nạn khi đào bới quặng đã từng xảy ra.

25


×