Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

YẾU TỐ KỲ ẢO, HUYỄN HOẶC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TÍNH DUY LÝ PHƯƠNG TAY TRONG TRUYỆN VÀNG VÀ MÁU CỦA THẾ LỮ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.29 KB, 17 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TP. HCM
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC
Môn: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Đề tài: Tính kỳ ảo phương Đông và tính duy lý phương Tây
trong truyện “Vàng và máu” của Thế Lữ

Giảng viên hướng dẫn: Lê Thụy Tường Vy
Sinh viên thực hiện: Đinh Thảo Nguyên
Mã số sinh viên: 1456020097
Lớp: Ngôn ngữ học

[Type text]

Page 1


I)

Tổng thuật truyện “Vàng và Máu” của Thế Lữ

Truyện kể về quả núi Văn Dú, được người dân tin rằng là hang Thần linh
thiêng vì bao nhiêu người đến đó đều mất tích hoặc chết. Có hai người đàn ông
Thổ, được quan châu Kao Lâm giao cho trách nhiệm đến Văn Dú tìm vàng. Trước
khi đi, quan Châu Kao Lâm có đưa cho mảnh giấy có chứa câu thần chú hộ mệnh
để thoát chết khi vào hang Thần. Bản địa đồ ấy nguyên là của ông già ở Bản Đong
tên là Hoàng An Lài, lúc gần chết trao lại người lý trưởng ở đấy, nói rằng đó là bản
sao lại bức địa đồ của một người Tàu đời nhà Minh sang làm quan bên này, viên


quan Tàu ấy giấu một gia tài đồ sộ ở Văn Dú…
Đến trước của hang Văn Dú thì hai người Thổ phát hiện ra một xác người
Khách bị treo cổ trên một cây bàng trụi lá. Tên người Thổ trẻ hơn thấy kinh sợ,
không dám vào hang Thần tìm vàng, tên người Thổ còn lại tên là Nùng Khai vốn là
một tên cướp táo tợn, không tin vào sự linh thiêng của Văn Dú, quyết đi vào vào
hang. Một lúc sau, Nùng Khai chạy ra với nét mặt kinh sợ. Ông ta rũ xuống, máu
đen, bọt dãi từ mũi chảy ra rồi sau đó tắt thở. Khi ông ta chết, chỉ có một vết
thương nhỏ ở tay, nhiều nhất là ở các ngón, chỉ lấm tấm rướm máu như chỗ da kì
mạnh hay bị sướt vào đâu mà thôi. Trên cánh tay co quắp của Nùng Khai cầm
mảnh giấy. Tên người Thổ không biết vì sao ông ta đến nỗi thế, bèn cạy tay ông già
lấy ra xem: đó là mảnh giấy màu hung hung vàng, dày và dai. Trên mặt giấy, về
phía tả có vẽ một người quỳ, cầm 1 tờ giấy lớn giơ ngang mặt, ở phía hữu vẽ một
bó đuốc đang cháy, nét vẽ rất ngây dại. Ở giữa 2 hình vẽ có mấy hàng chữ Hán,
nghĩa như sau:
Miệng có hai răng;
Ba chân, bốn tay;
Mày vào trăm chân;
Mày lên ba tay;
Tên mày là đá;
Đá sinh trứng đá;
Trứng đá giữ của;
Mày có sức mang;
Mày giàu, mày chết.
Cho rằng mình đã đắc tội với hang Thần, tên người Thổ vô cùng hoảng sợ,
vội chạy bán mạng đến nơi gần nhất để tìm sự chở che. Tên người Thổ tìm đến
được nhà quan Châu Nga Lộc. Quan Châu Nga 40 tuổi, người khỏe mạnh và tinh
anh. Ông là một người thổ vào hạng tri thức, đọc qua nhiều sách chữ Hán, biết rất
nhiều chuyện cũ. Những điều ly kỳ mà dân ông mê tin, như những việc bí hiểm
trong hang Thần, ông vẫn ngờ là chuyện huyền hoặc cả. Ông cho rằng đó chỉ là
một điều phao truyền vô lý của những người bày chuyện, hoặc là những mưu kế

[Type text]

Page 2


của kẻ nào có vàng bạc giấu ở trong hang. Tại đây, tên người Thổ đã kể hết sự tình
cho quan Châu Nga nghe và giao cả mảnh giấy cho ngài.
Suốt cả đêm đó, Ông châu Nga Lộc vò đầu bứt tay, đọc xuôi, đọc ngược tờ
giấy nhưng vẫn không tìm ra lời giải từ những con chữ khó hiểu. Quá mệt mỏi ông
Châu tính bỏ cuộc. Ông ta lại bên án để tắt bớt đèn đi, chợt thấy chén nước thừa đổ
ướt cả tờ giấy. Ông vội cầm lên và thấm vào tập đơn từ cho ráo rồi nhân ngọn đèn
đấy hơ lên cho khô, vô tình phát hiện ra hàng chữ Hán và hai hình vẽ hai bên càng
nổi rõ ở trên ngọn lửa tạt đi tạt lại. Rồi ông ta giáp cả hai ngọn đèn lại mà hơ hờ
giấy lên. Quan Châu cầm giấy giơ ra trước mắt mà đọc, bó đuốc lửa cháy ở ngay
sau tờ giấy. Ông Châu bóc chẻ tờ giấy làm đôi. Một miếng giấy vuông sắc trắng
hơn, dán áp vào nửa tờ giấy thứ hai, cầm soi lên ngọn lửa thì thấy chi chít những
nét chữ nhỏ nằm hỗn độn. “Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước
nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hàng vào một trăm chân, rồi mày
đo trở lên một tay, thì sẽ thấy chữ tên của mày là Thạch. Đào từ chữ Thạch xuống
sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của
đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết.”
Dưới tờ giấy, có một dòng viết nhỏ hơn: “phải dán giấy này như cũ, mang theo
trong mình đến khi vận hết của trong Văn Dú. Nếu trong hang không có dấu vết
tìm đào thì về sau tìm đến nhà con cháu họ Hoàng mà thưởng cho họ năm nghìn
vàng. Nếu thấy có người chết và có chỗ đá lở thì phải cẩn thân mà hết sức tránh sự
báo thù của họ Hoàng”.
Sáng hôm sau, ông Châu Nga Lộc cùng 5 thuộc hạ thân cận lên đường, đến
hang Văn Dú. Tại đây ông Châu quan sát thi thể của người Khách, lẫn người Thổ
Nùng Khai. Phát hiện ra người Khách chết do chém nhiều nhát trước khi bị treo lên
cây. Nùng Khai chỉ bị những vết thương nhỏ ở ngón tay, đúng như tên người Thổ

kể. Vào sau trong hang, gần đến nơi giấu của thì quan Châu phát hiện ra xác một
bọn năm, sáu người đàn ông ngồi, nằm chết hỗn độn, da mặt và da tay đều xám đen
như Nùng Khai. Đó là bọn cướp ở vùng Mê Sơn, lần theo người Khách bị treo cổ
là Thạch Dụng – con cháu của viên quan Tàu, để tra khảo cách lấy của, giết chết y.
Bằng sự quan sát, quan Châu Kao Lâm phát hiện ra, trên mặt bàn tay lũ người chết
trong hang giống bàn tay của Nùng Khai, có những vết máu lấm tấm đen: dấu vết
của những hòn đá giết người đó. Quan châu biết ai đụng đến hòn đá sẽ chết như
bọn người kia. Nhờ khám phá ra bí mật đó nên Quan Châu Nga Lộc cùng năm
người bộ hạ thân cận cuối cùng cũng tìm được kho báu cực lớn của viên quan Tàu.
Sau đó, ông Châu trở nên giàu có và bọn người theo giúp ông Châu cũng được
sung sướng lây. Lâu thật lâu sau, quan châu Nga Lộc mới lý giải cho thuộc hạ tại
sao những viên đá vô tri vô giác trong hang Văn Dú có thể giết được người. Đó là
cái kỳ mưu của viên qua người Tàu đời nhà Mình, chứ không có thần thánh gì hết.
Chung quanh những tảng đá đó được trát lên một lớp cát làm bằng mảnh sứ hoặc
[Type text]

Page 3


thủy tinh đâm nhỏ, luyện cho keo lại với nhựa cây độc tên là Mây Nôm. Nhựa cây
này nếu ngâm tên thì tên hóa độc, không cần bắn vào chỗ hiểm, chỉ cần sây da
rướm máu cũng đủ cho kẻ bị thương chết không thể cứu được. Những hòn đá chứa
đầy thuốc độc đó được dùng xây lấp cửa hang giấu của, trở thành một thứ quân
canh gác chắc chắn không gì bằng. Vì vậy, những kẻ tìm vàng như bọn con cháu họ
Hoàng, bọn cướp Khách, tên Nùng Khai, đều vì bị thứ cát sắc cạnh trên những hòn
đá đâm vào da mà bỏ mạng.

II)

Giới thiệu tác giả Thế Lữ và tác phẩm “Vàng và máu”


Năm 1934, năm mà “Vàng và máu” xuất hiện cũng chính là năm “Tự lực văn
đoàn” chính thức được thành lập, có tuyên bố một cách công khai. Cùng năm 1934
này, “Tự lực văn đoàn” bắt đầu có những tác phẩm về sau sẽ chứng tỏ khả năng tồn
tại lâu dài và ý nghĩa khai phá vô cùng to lớn. Dấu ấn sớm nhất của “Tự lực văn
đoàn” là tác phẩm “Hồn bướm mơ tiên” của Khái Hưng (1933). Sau này, người ta
ít nhớ rằng “Vàng và máu” được xuất bản cùng năm với “Nửa chừng xuân” của
Khái Hưng và “Anh phải sống” của Nhất Linh và Khái Hưng. Rất ít người chịu
nhìn nhận một cách thấu đáo vị trí của “Vàng và máu”, một vị trí cần được xem xét
ở hai khía cạnh.
1.
“Vàng và máu” đối với bản thân Thế Lữ. Thế Lữ, tên thật là Nguyễn
Thứ Lễ cùng thế hệ với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Long,… tức là cái
thế hệ muộn hơn Khái Hưng, vốn dĩ sinh trước chục năm, vào khoảng kết thúc của
thế kỷ 19. Khái Hưng trước khi làm nên tờ “Phong hóa” đã nổi tiếng trên văn đàn.
Ban đầu, Khái Hưng nghĩ mình sẽ trở thành một cây bút chính luận nhưng “Tự lực
văn đoàn”, nhất là Nhất Linh đã khuyến khích ông trở thành nhà văn. Vậy là, lịch
sử văn chương Việt Nam có một nhà văn lớn. Ở phương diện biến chuyển này, Thế
Lữ rất giống Khái Hưng. Khái Hưng thì trở thành tiểu thuyết gia thay vì một nhà tư
tưởng, còn Thế Lữ lẽ ra đã là nhà thơ thì lại thành nhà văn viết văn xuôi. Thật ra,
việc Thế Lữ ngừng làm thơ để chuyên viết văn xuôi mang một ý nghĩa rất lớn, cho
bản thân Thế Lữ và cho “Tự lực văn đoàn”. Thế Lữ của hồi năm 1934 đã giúp Nhất
Linh và Khái Hưng tạo nên thế chân kiền vững chắc cho văn xuôi “Tự lực văn
đoàn” thuở ban đầu, mảng văn xuôi đáng nhớ mà không lâu đó sẽ có thêm sự góp
mặt xuất sắc của Hoàng Đạo. Nhìn vào cuộc đời Thế Lữ một cách tổng thể, con
người ngày nay hẳn phải rất kinh ngạc vì bước chuyển từ thơ sang văn xuôi không
phải lần “chuyển hóa” duy nhất của Thế Lữ: chỉ đến cuối thập niên 30 của thế kỷ
20, Thế Lữ đã dần chuyển sang địa hạt kịch, và ông sẽ trở thành vị chủ tịch đầu
tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam vào năm 1957, cái năm hình thành các
hội đoàn quan trọng nhất của nền nghệ thuật miền Bắc Việt Nam (cũng là năm

thành lập Hội Nhà văn Việt Nam), và giữ chức vụ này trong suốt hai mươi năm.
[Type text]

Page 4


Thế Lữ là một con người rất đáng kinh ngạc. Nhất là trong văn xuôi. “Vàng và
máu” in vào năm 1934 là tác phẩm khiến Thế Lữ tự tin vào tài viết văn xuôi của
mình. Không lâu sau đó, năm 1936, Thế Lữ sẽ cho xuất bản tập truyện ngắn “Bên
đường thiên lôi”; đây là một kiệt tác đích thực của văn chương Việt Nam, khi mà
những gì là “mầm mống” ở “Vàng và máu” được phát triển lên theo một đường lối
kiệt xuất, như trong “Một chuyện trên tầu thủy”, “Một chuyện ngoại tình”, “Hai
lần chết” hay thiên truyện rất gần với phong vị của “Vàng và máu”: “Cái đầu lâu”.
Lúc nào trong văn xuôi Thế Lữ cũng thể hiện được một cái nhìn vô cùng đặc biệt có thể nói là kỳ dị và tinh quái - rất hiếm thấy trong lịch sử văn chương Việt Nam.
2.
Khía cạnh thứ hai khi suy nghĩ về vị trí của tập truyện “Vàng và
máu”. Trước hết, với bất kỳ ai đọc kỹ văn xuôi của Thế Lữ, “Vàng và máu” là một
khẳng định cho lựa chọn rất riêng, ở mảng “truyện kinh dị”. Thế Lữ viết truyện ma
quái, nhưng không chỉ có thế, những truyện trinh thám của Thế Lữ với nhân vật
“Lê Phong phóng viên” hết sức xuất sắc, mà nổi bật là “Những nét chữ” và “Gói
thuốc lá”; thế giới trinh thám của Thế Lữ gần như sao phỏng toàn bộ Conan Doyle
với Lê Phong là Sherlock Holmes và Văn Bình là bác sĩ Watson, nhưng có những
ý vị riêng không thể nhầm lẫn. Sau này, ở Việt Nam đã có thêm không ít nhà văn
viết truyện trinh thám, nhưng dường như chưa có một ai vượt được Thế Lữ. Nhưng
lựa chọn này lại khiến bộ môn văn học sử không mấy hiểu Thế Lữ: tuy ông cùng
có tác phẩm đáng kể vào năm 1934 như Khái Hưng hay Nhất Linh, nhưng rất
thường xuyên, người ta kể thành tựu ban đầu của Tự Lực văn đoàn là “Hồn bướm
mơ tiên, “Nửa chừng xuân” và “Đoạn tuyệt”(thêm một ít Anh phải sống). Giờ đây,
đã đến lúc có thể nhìn nhận lại công bằng hơn: ba chân kiềng Khái Hưng-Nhất
Linh-Thế Lữ hồi ấy đã làm cho Tự Lực văn đoàn thực sự đứng vững được về giá

trị văn chương, và sự vững chắc đầy tính chất bùng nổ ấy, rất nghịch lý, dựa rất
nhiều vào lựa chọn của Thế Lữ khi viết bốn câu chuyện trong “Vàng và máu”. Bởi
vì, Nhất Linh, với nổi trội tinh thần cách mạng triệt để, phải viết những tiểu thuyết
như “Đoạn tuyệt” hay “Lạnh lùng”, còn Khái Hưng, với sự dày dạn từng trải và
một tính cách ôn hòa, mềm mại, như thể nằm ở lưng chừng giữa cũ và mới, điều
mà ta thấy rõ ở “Nửa chừng xuân” và nhất là “Hồn bướm mơ tiên”. Cũng không
lâu sau năm 1934 này còn xuất hiện một tác phẩm nữa của Khái Hưng: cuốn tiểu
thuyết lịch sử “Tiêu sơn tráng sĩ”, dấu vết không thể rõ ràng hơn cho sự ngoái nhìn
và ý hướng neo đậu của Khái Hưng vào lịch sử (và do đó, truyền thống); “Tiêu sơn
tráng sĩ” sẽ không được hậu thế dành nhiều quan tâm, nhưng thật ra nó có ý nghĩa
rất lớn, nó tạo ra sự cân bằng trong cái nhìn của Khái Hưng, bên dưới những tác
phẩm văn chương vô cùng êm ả ấy. Ở riêng điểm này, Thế Lữ đặc biệt gần với
Khái Hưng.
Nhưng Thế Lữ đẩy mọi thứ đi xa hơn nhiều. Nhất Linh tiến thẳng về phía
trước, Khái Hưng ở đoạn giữa, còn Thế Lữ là một cuộc giao hảo đầy ngoạn mục
[Type text]

Page 5


giữa lứa nhà văn sinh đầu thế kỷ 20 và truyền thống nhiều thế kỷ. Viết lời tựa
cho “Vàng và máu”, Khái Hưng đã không hề nhầm lẫn: Thế Lữ đã đưa cả một quá
khứ đậm hương vị Bồ Tùng Linh đến với hồi đầu thập niên 30 ở Việt Nam. Nhưng
còn hơn thế nhiều: nếu trong thơ, Tản Đà là gạch nối giữa hiện tại và quá khứ (nên
ông đương nhiên có vị trí thứ nhất trong Thi nhân Việt Nam: đây là sự thấu hiểu kỳ
tài nhất của Hoài Thanh), thì ở văn xuôi, Thế Lữ nối truyền thống truyền kỳ
Việt Nam vào với văn xuôi hiện đại. Ta không thể tưởng tượng được một nền văn
chương đích thực hiện đại lại tách rời hoàn toàn khỏi quá khứ. Bởi thế vị trí của
Thế Lữ cùng “Vàng và máu” chính là cái trung điểm vô hình nhưng tuyệt đối ý
nghĩa này.


III) Lý do chọn đề tài
Truyện kinh dị là một thể loại thu hút được sự quan tâm của công chúng, bởi
nhiều cây bút đặc sắc và có tài năng thực sự. Nhưng nhiều người cho rằng đây chỉ
là mảng văn xuôi mang tính giải trí, không có mấy giá trị về tưởng nghệ thuật. Tuy
nhiên, theo thống kê của các nhà xuất bản lớn, những tác phẩm viết về thể loại
truyện kinh dị có tỉ lệ bạn đọc vô cùng đông đảo. Sự thu hút đó ắt có nguyên nhân.
Thế Lữ, xuất thân từ một nhà tri thức du học Tây Âu thời đầu, tiên phong
cho thể loại truyện kinh dị hiện đại. Nhưng mọi người chỉ nhắc đến ông với vai trò
người “mở đường” cho “Thơ mới”. Chọn đề tài “Tính kỳ ảo phương Đông và tính
duy lý phương Tây” trong “Vàng và máu” của Thế Lữ, tôi mong muốn, mọi người
nhìn nhận về giá trị tư tưởng, nghệ thuât trong truyện kinh dị của ông. Đồng thời,
làm rõ nhận xét của Khái Hưng khi viết lời tự cho truyện kinh dị của Thế Lữ: “Thế
Lữ đã dung hợp văn Thái Tây với văn Á Đông, một lối văn viết theo óc khoa học
mà vẫn giữ được thi vị của văn Tàu”, hay là “Thế Lữ có bộ óc khoa học của Edgar
Poe và tâm hồn thi sĩ của Bồ Tùng Linh”.

IV)

Tính kỳ ảo, huyễn hoặc phương Đông trong truyện “vàng
và máu”

Từ điển “Thuật ngữ văn học” vẫn chưa có khái niệm của “yếu tố kỳ ảo” nên
về khái niệm, em sẽ dựa vào sách nước ngoài. “Yếu tố kỳ ảo” trong tiếng Anh
được hiểu với từ “fantastic”, có nội hàm đã được quy ước trong nhiều sách lý luận
nước ngoài với hai tiền đề: 1. Yếu tố siêu nhiên và 2. Một phản ứng lưỡng lự giữa
cái thực và cái huyền hoặc của nhân vật và độc giả. Dù chưa có thuật ngữ chính
xác nhưng yếu tố kỳ ảo đã được vận dụng suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam.
Trong văn học, kì ảo là nguyên tắc dụng ngôn theo lối ẩn dụ: lấy cái siêu, cái
ảo để nói cái thường, cái thực, là một phương cách sáng tạo, một kiểu tư duy,

nghiền ngẫm hiện thực của nghệ sĩ. Yếu tố kì ảo hiện diện trong văn chương là một
tất yếu bởi nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu, và cái lí cho sự ra đời,
[Type text]

Page 6


tồn tại của diễn ngôn văn chương chính là nỗ lực nói lên cái mà diễn ngôn thông
thường bất lực.
Phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng, kì ảo là một phần không thể
thiếu trong vô thức cộng đồng, làm nên những đặc trưng trong vũ trụ quan, nhân
sinh quan cũng như trong tư duy nghệ thuật. Văn học có yếu tố kì ảo (sau đây gọi
là văn học kì ảo) dẫu có nhiều biến chuyển theo điều kiện lịch sử - xã hội, dường
như vẫn là một mạch chảy liên tục. Ma lực của kì ảo đã thu hút các thế hệ chủ thể
sáng tạo văn học, từ nhân dân lao động, những người thấm đẫm nguyên lí Nho gia
như Nguyễn Dữ, Phạm Đình Hổ, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thượng Hiền…, những trí
thức Tây học như Nhất Linh, Khái Hưng, Thanh Tịnh, Đỗ Huy Nhiệm, Thế Lữ,
Nam Cao… đến những người vốn không xa lạ với lí luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, lại hằng ngày tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật hiện đại như Đoàn Lê,
Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Phạm Ngọc Tiến, Ngô Tự Lập, Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Bình Phương... Hành trình của dòng chảy kì ảo, vì thế, cũng góp
phần phản ánh sự phức tạp và không kém phần sinh động của diễn trình văn học
dân tộc.
1.
Cái siêu nhiên xuất hiện trong một hình thức truyện ở thế kỷ XV như
một xương sống chi phối toàn bộ cốt truyện được gọi là “truyền thuyết và cổ tích”
- như Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San đã nói về “Lĩnh Nam chích quái”. Tuy
nhiên, loại truyện này không thuộc thể loại kỳ ảo - như thuật ngữ đã được qui ước
ở trên, bởi ở một số truyện, cái siêu nhiên được giải thích bằng thiên nhiên (hòn
núi có dáng vọng phu) hoặc lịch sử (Đổng Thiên Vương phá giặc Ân) v.v... trong

khi đặc trưng của truyện kỳ ảo là tính chất mập mờ, khó phân định giữa thực và ảo.
Ở loại này, điều tối kỵ là sự kết thúc bằng những lời giải thích về hiện tượng siêu
nhiên. Ngoài ra, ở “Lĩnh Nam chích quái” có nhiều cổ tích: chất liệu chính của nó
là cái thần diệu, cái ảo ở đây thật thuần tuý song phản ứng của độc giả là sự chấp
nhận trò chơi, không hoang mang, không thấy hiện tượng ấy có chút gì bất ổn - mà
trạng thái bất ổn mới chính là biểu hiện của cái kỳ ảo.
2.
Một chặng phát triển tiếp theo là thế kỷ XVI mà tên tuổi nổi bật là
Nguyễn Dữ với “Truyền kỳ mạn lục”. Dẫu ở đây có những truyền kỳ lấy lại motip
và cốt truyện của Trung Hoa, song màu sắc dân tộc không đơn giản chỉ xuất hiện ở
những địa danh mà còn ở những khung cảnh đẹp đẽ, con người thuần phác và
thành ngữ thuần Việt bên cạnh những điển tích Trung Hoa đã Việt hoá qua những
truyện hay nhất như Người con gái Nam Xương. Cái ảo đậm nét ở thời mở đầu cho
sự hình thành một nền văn xuôi dân tộc, thời mà theo Nhan Bảo, việc các nhà văn
viết lại các truyện cũ của nước khác không hề tự coi và bị coi là có gì khuất tất,
“đạo văn”. Bakhtin cũng đã từng nhận định “Văn xuôi tiểu thuyết châu Âu nẩy
sinh và thiết lập trong một quá trình dịch thuật tự do (biến đổi) tác phẩm của người
khác”. Có thể do vậy mà - đúng như Vũ Thanh đã nhận xét, yếu tố kỳ ảo mãi mãi
[Type text]

Page 7


là “dư ba” của "một thời trung đại chất phác, cổ sơ, khắc nghiệt nhưng cũng đầy
huyền thoại và yên tĩnh nên thơ”. Trong sự phát triển truyện và tiểu thuyết của ta.
3.
Chặng đường phát triển mới đầu thế kỷ XX.
Ở Việt từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XX, cái kỳ ảo vẫn tồn tại trong văn xuôi,
song người ta thường bỏ qua khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX
có lẽ vì không có những tác phẩm đột xuất về chất hoặc phong phú về lượng. Tới

nửa đầu thế kỷ XX có một biến chuyển rõ rệt. Nhiều thể loại có yếu tố kỳ ảo xuất
hiện, Ngô Tất Tố với “Suối hoa đào”, Phạm Duy Khiêm với những truyền kỳ viết
lại (bằng tiếng Pháp), mà ông dịch là “Ghi chép tản mạn về những truyện kỳ
lạ” (Copies éparses des Comtes étranges), rồi Tản Đà ông cũng đã dịch hay phóng
tác Liêu trai chí dị với những câu thơ đề từ: “Nói láo mà chơi, nghe láo chơi/ Dàn
rưa lún phún hạt mưa rơi...”. Nhưng cuối bài tứ tuyệt, Tản Đà lại kết thúc bằng
việc “Nghe than khóc (...) giống ma Hời!”.
Nếu theo Vũ Thanh, đa số các tác phẩm của những tên tuổi nổi bật trên,
“đều lộ rõ ý định khuyên răn người đời phải sống có đạo đức...” hoặc “đem kiến
thức khoa học để lí giải những hiện tượng thần bí" thì việc ông gọi những truyện
này là "truyền kì đời mới” cũng phải. Bởi lẽ tính chất ngụ ngôn đã huỷ diệt cái kỳ
ảo. Yếu tố kỳ ảo “Vàng và máu” chính là như vậy.
Yếu tố kỳ ảo trong “Vàng và máu” thể hiện ở cách miêu tả không gian
đường rừng và hình tượng ngọn núi Văn Dú. Thế Lữ đã thả người đọc vào một thế
giới xanh xám của cây và đất, một thế giới heo hút thâm u. Trích vài đoạn, tiêu
biểu như sau: “Nước suối xanh đặc như rêu thẫm, đang lừ lừ đi tìm vào một cái hốc
cây dưới mấy cụm cây lá xòe ra và phủ xuống như cánh tàn”… hay đoạn “Gió bấc
thổi vù vù bên tay từng trận. Trước mấy rặng rừng hay trước những khóm cây nặng
nề ướt át, những làn mưa bụi trắng từng lớp bay qua”…
Miêu tả ngọn núi Văn Dú: “… ngọn núi mù mù lam tím, nhô lên những rừng
xanh chi chít um tùm” và những lòng tin tuyệt đối vào sự linh thiêng của ngọn núi
Văn Dú. “Họ lại còn sợ hãi Văn Dú như một vật có tri giác, có quyền phép làm hại
được người. Ở những miền
quanh đó và trong thời bấy giờ, ai nói động tới Văn
Dú cũng đủ làm cho khắp cả một châu biết đến tên mình, họ thuật lại những lời nói
và cử chỉ của anh ta một cách e dè, nhưng chuyện về anh ta lại là thứ truyện họ ưa
nghe ưa kể nhất”, “Thần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất độc ác hay nghi ngờ.
Người nào hoặc vô tình , hoặc cả gan đến gần núi là bị hang thần bắt vào giết
đi…”, “..trong đám hơi trắng mà người ta bảo là nộ khí của thần hang, có người
nói rằng thường trông thấy những hình bóng kỳ dị…”, “Trong trí tưởng tượng của

người Thổ thì cửa hang Thần trông như mồm một con yêu hay con hổ quái gở. Cái
mồm ấy phun ra những hơi độc làm thành dịch tễ, gió bão để phá hủy các làng.
Trước của hang Thần, người thì bảo có toàn đầu lâu, người thì bảo có đủ thứ rắn
rết…”
[Type text]

Page 8


Để tăng thêm sự ly kỳ, huyền bí của ngọn núi Văn Dú, Thế Lữ nói về tập tục
tế người con gái đẹp cho Thần núi để tránh mọi tai ương. “Tiếng oán khóc của các
cha mẹ những người gái trinh bị giết quăng xuống suối nghe bi thảm đầy trời đất,
nhưng không hề cảm được lòng những dân làng độc ác vì ngu dại kia…” Thế Lữ
đã dựng lên một tiền đề vững chắc để đặt nhân vật của mình vào hành trình đi tìm
vàng trong núi Văn Dú là khác người, là cuộc phiêu lưu đầy chết chóc, làm nên
chất kinh dị cho câu chuyện.
Nói cách khác, cái kỳ ảo được Thế Lữ tạo ra nhằm mục đích che đậy cái sự
thật ông sẽ phơi bày. Cái kỳ ảo này kế thừa từ truyện dân gian và truyện truyền kỳ
giai đoạn trước. Ngay từ sơ khởi, văn học Việt Nam đã gắn liền với kì ảo. Chính cơ
tầng địa văn hoá, địa lịch sử của một xã hội nông nghiệp phương Đông là sự khích
lệ, là môi trường thuận lợi để yếu tố kỳ ảo nảy sinh. Thế Lữ đã kế thừa truyền
thống đó. Thế giới quan kì ảo của văn học dân gian qua “Vàng và máu” có thể nhận
thấy rõ nhất qua lòng tin của người Thổ về sự linh thiêng của ngọn núi Văn Dú.
Cách Thế Lữ, gần 70 năm, Nguyễn Ngọc Tư viết tản văn “Ma và người”. Đầu tiên,
Nguyễn Ngọc Tư cũng kể một vài chuyện ly kỳ từ đức tin của con người như
chuyện mỗi lần bà ngoại vấp té, đều nhìn xung quanh, giọng nửa trách móc, nửa
tôn kính, “mô phật, ai giỡn mà kỳ, đẩy bà già này làm chi?” hay kể về đức tin tàn
nhang cong queo trong đám giỗ thì ba tin ông bà về, không dám leo trèo những cây
đa, cây đề vì tin ma khoái ở đó, …
Với tư tưởng phương Đông, lòng tin con người vào ma, thánh Thần không

đơn thuần là sự hiện hình của người chết mà là một nhãn quan để nhìn nhận, đánh
giá cuộc sống, một cách hành xử hợp lý, hợp tình. Chính vì thế, bên cạnh sự thức
nhận có phần đơn giản theo kiểu “vạn vật hữu linh”: “ma dựa bóng cây”, “thần cây
đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”..., ma còn là sự thể hiện chân xác những phương
diện tích cực trong đời sống tinh thần của họ. Đó có thể là sự cảm thông với những
oan khiên không ngừng đeo đẳng số phận con người, là triết lí sống trọng nhân
nghĩa, ân tình: “oan hồn, hồn hiện”, “tâm động quỷ thần tri”, “hà tiện cúng Bụt thì
phải cúng ma”... Nhưng nếu niềm tin đặt sai chỗ, quá tiêu cực thì sẽ dẫn đến bi
kịch cho con người như Thế lữ nhắc về nghi thức tế người trong mở đầu “Vàng và
máu”. Ở đây, ma, thánh thần phần nào gắn với niềm tin chất phác, ngây thơ và
tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên, bất khả giải, thể hiện nhu cầu
nhận thức thế giới ở mức độ sơ khai. Nó cũng chính là khát vọng muốn cải thiện
đời sống bằng sự cảnh tỉnh từ một thế lực vô hình. Nói cách khác, ma, Thần đã trở
thành nhân tố quan trọng tham gia vào giải quyết cuộc đấu tranh thiện - ác nơi trần
thế. Với tư cách một đại diện tiêu biểu của cái gọi là “hiện thực kì ảo”, đã có từ
thuở ban sơ, trong tâm thức dân tộc, ma là một cái nhìn vừa chân thực, gần gũi vừa
hết sức sâu sắc, li kì. Những phương diện tích cực, giàu tính nhân văn gắn liền với
[Type text]

Page 9


đề tài này sẽ được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong văn học viết, tạo thành một
dòng chảy liên tục của văn học nước nhà.
Kí ức Lạng Sơn không phai mờ của mười năm đầu đời đã trở thành một
nhân tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của Thế Lữ. Vì sao tác giả hay viết
những truyện kinh dị với bối cảnh là không gian núi rừng với những châu Kao
Lâm, những hang Văn Dú, hang Thần (Vàng và Máu), hay Lũng Luông (Gió ngàn)
…Nhân vật phần nhiều là những người Thổ, Mán, mụ Ké…với những cái tên hết
sức lạ lẫm, với những trang phục, phong tục tập quán gợi lên sự khác lạ, bí ẩn…?

Trong thơ cũng vậy, hình ảnh thiên nhiên mây nước quạnh hiu, hoang dại; những
rừng thiêng, bóng cả cây già, hùng vĩ nhưng thâm u; cả nhân vật con hổ chúa tể
“oai linh của rừng thẳm”…cũng chính là thế giới luôn trở đi trở lại trong sáng tác
của ông. Đó là dấu ấn của kí ức Lạng Sơn mà mười năm thơ dại đầu đời cậu bé đã
sống với bao câu chuyện huyền bí của núi rừng. Nào là chuyên ma xứ Lạng,
chuyện thần hổ, thần rừng, ma cà rồng, chuyện Tàu để của, chuyện thần đanh đỏ
mỏ... Rồi hiện thực cuộc sống xứ Lạng với những cuộc săn bắn thú dữ trong rừng,
giết hổ, giết gấu, chuyện kể cảnh xử tử ghê rợn bên kia kia biên giới, và cả bọn Tây
râu xồm gớm ghiếc… Tất cả đọng lại trong trí óc non nớt của câu bé cô độc, giàu
tưởng tượng - và dường như chủ yếu sống bằng tưởng tượng - biết bao nhiêu là câu
chuyện hãi hùng ghê gớm về rừng núi.
Môi trường tự nhiên huyền bí ở miền núi bao giờ cũng là một vùng khuất tối
trong tâm thức mà con người không sao chiếm lĩnh hết được. Những khoảng trống
ấy đã được trí tưởng tượng lấp đầy, bằng một thứ tâm lí huyền thoại, kì ảo. Không
gian âm u ấy có cái gì thiêng liêng khiến con người vừa kính sợ vừa e dè trước sức
mạnh thần bí của nó. Vì thế, những kí ức Lạng Sơn là những chất liệu có thực của
cuộc sống mà bản thân đã trải nghiệm, được Thế Lữ huyền thoại hóa, kinh dị hóa
vào sáng tác của mình với một tư duy sáng tạo độc đáo, kết hợp với những yếu tố
phương Tây mới lạ mà ông được tiếp cận trên ghế nhà trường Pháp Việt.
V)

Tính duy lý phương Tây trong “Vàng và máu”

Tính duy lý (Rationalism) là một học thuyết trong lĩnh vực nhận thức luận.
Theo nghĩa rộng nhất, đó là quan điểm rằng lý tính là nguồn gốc của tri thức hay
sự minh giải. Theo nghĩa kỹ thuật hơn, chủ nghĩa duy lý là một phương pháp hoặc
học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính
trí tuệ và suy diễn logic. “Làm sao cho văn học ta không kém gì Âu châu”. Đây là
tâm niệm của Thế Lữ. Khi học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật, ông đã cùng bạn bè
từng tổ chức một nhóm văn học, mục đích chuyên thảo luận về sự đổi mới văn học,

nghệ thuật để theo kịp đà phát triển các nước. Với ý thức chủ động tiếp nhận để
[Type text]

Page 10


sáng tạo nền quốc văn mới, Thế Lữ khẳng định mục đích sáng tác của mình: “Tôi
muốn viết văn, viết báo để ta cùng “mở mày mở mặt”: Pháp họ có nhà văn thì
mình cũng có nhà văn. Họ làm báo, viết văn, thì ta cũng làm được”. Ông cũng từng
tâm sự với Xuân Diệu “Cái ý phá những lề lối trói buộc là nhất quán trong tôi”.
Cùng với thơ ca, Thế Lữ đã tích cực thử nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong
đó hoạt động sôi nổi nhất của ông là vă xuôi và báo chí. Hoạt động phong phú này
đã đưa ông đến một lĩnh vực bất ngờ: truyện kinh dị hiện đại và truyện trinh thám.
Chủ trương của Tự Lực văn đoàn lúc ấy là kêu gọi thanh niên bài trừ óc mê tín dị
đoan, luyện óc khoa học, chống phong trào tiểu thuyết thần bí hoang đường. Ngoài
ra, cũng không thể không nhắc đến mục đích kinh tế: do báo Phong hóa đang bị ế,
ông chủ bút Nhất Linh đã giục Thế Lữ viết. Và quả thật, sau những truyện của Thế
Lữ, báo lại lên, độc giả chờ đợi, đón đọc càng nhiều. Nắm bắt được thị hiếu của
độc giả đương thời, ông đã cho ra đời hàng loạt truyện trinh thám và kinh dị với óc
quan sát và phân tích logic sắc bén, giàu trí tưởng tượng mới lạ của phương Tây,
nhưng vẫn đặt nó trong bối cảnh gần gũi của đất nước và cảm nhận quen thuộc của
người dân Việt. Nhờ vậy, tác phẩm của ông đã được độc giả kinh ngạc, thích thú
đón nhận.
“Vàng và máu” tuy là thể loại truyện kinh dị nhưng không một chi tiết “thắt
nút” nào trong truyện lại không được “mở nút” một cách tài tình và thuyết phục.
Kết cấu “Vàng và máu” theo kiểu “kết giải” (giải thích hiện tượng vào đoạn kết)
nên toàn bộ câu chuyện có sự logic từ sự kiện, diễn biến tâm lý nhân vật đến cả
hành động.
Ví dụ: không phải ngẫu nhiên mà quan Châu Nga Lâm khám phá ra được bí
mật của hang thần Văn Dú. Đầu tiên, Thế Lữ đã tạo nên một “Quan Châu Nga 40

tuổi, người khỏe mạnh và tinh anh. Ông là một người thổ vào hạng tri thức, đọc
qua nhiều sách chữ Hán, biết rất nhiều chuyện cũ. Những điều ly kỳ mà dân ông
mê tin, như những việc bí hiểm trong hang Thần, ông vẫn ngờ là chuyện huyền
hoặc cả. Ông cho rằng đó chỉ là một điều phao truyền vô lý của những người bày
chuyện, hoặc là những mưu kế của kẻ nào có vàng bạc giấu ở trong hang”, từ nền
là một người có tri thức, học rộng hiểu nhiều, từ lâu đã không có lòng tin mê muội
vào hang thần mới đủ khả năng khám phá bí mật mà người khác không làm được.
Những cái chết trong “Vàng và máu” ngỡ như là lạ lùng, không giải thích
được nhưng thật ra Thế Lữ đã lồng ghép những chi tiết “mở khóa” ngay trong sự
kỳ lạ. Đó là chi tiết “chỉ có một vết thương nhỏ ở tay, nhiều nhất là ở các ngón, chỉ
lấm tấm rướm máu như chỗ da kì mạnh hay bị sướt vào đâu”, chi tiết đó lặp lại ở
những xác người ở trong hang thần. Từ sự quan sát tỉ mỉ của quan Châu Nga Lâm
đã giúp ông ta giải mã được bí mật từ hang Thần. Cách “mở nút” của Thế Lữ vô
cùng thuyết phục khi giải thích về những “hòn đá giết người trong Văn Dú”: “quan
châu Nga Lộc mới lý giải cho thuộc hạ tại sao những viên đá vô tri vô giác trong
[Type text]

Page 11


hang Văn Dú có thể giết được người. Đó là cái kỳ mưu của viên qua người Tàu đời
nhà Mình, chứ không có thần thánh gì hết. Chung quanh những tảng đá đó được
trát lên một lớp cát làm bằng mảnh sứ hoặc thủy tinh đâm nhỏ, luyện cho keo lại
với nhựa cây độc tên là Mây Nôm. Nhựa cây này nếu ngâm tên thì tên hóa độc,
không cần bắn vào chỗ hiểm, chỉ cần sây da rướm máu cũng đủ cho kẻ bị thương
chết không thể cứu được. Những hòn đá chứa đầy thuốc độc đó được dùng xây lấp
cửa hang giấu của, trở thành một thứ quân canh gác chắc chắn không gì bằng. Vì
vậy, những kẻ tìm vàng như bọn con cháu họ Hoàng, bọn cướp Khách, tên Nùng
Khai, đều vì bị thứ cát sắc cạnh trên những hòn đá đâm vào da mà bỏ mạng”. Cái
duy lý phương Tây ở đây kết hợp với truyền thống, giản dị phương Đông ở chi tiết

nhựa cây độc Mây Nôm, loại nhựa cây có ở các nước phương Đông trong đó có
Việt Nam. Hẳn là quãng thời niên thiếu sống ở tỉnh Lạng Sơn – nơi có nhiều rừng,
cỏ cây lạ, nơi sinh quán của Thế Lữ đã giúp ông có kiến thức về loài cây độc này
để vận dụng tài tình vào truyện “Vàng và máu”.
Tính duy lý phương Tây của Thế Lữ ảnh hưởng trực tiếp từ nhà văn Edgar
Allan Poe. Ví dụ như truyện “Con cánh cam vàng” của Poe. Nhân vật dùng bút
mực, vẽ phác họa hình con cánh cam vào một miếng da nhặt dưới cát, và ngọn lửa
lò sưởi làm hiện lên một hình ảnh cái sọ người và hình một con “dê non”. Khi lấy
nước nóng lau sạch miếng da và hơ trên bếp than nóng thì ở khoảng giữa hình cái
sọ người và con dê, những dòng ký tự hiện lên… Bằng tư duy sắc bén, khả năng
suy luận, liên kết các hiện tượng, nhân vật của truyện cuối cùng đã luận giải được
nội dung mật mã, tìm ra được chỗ giấu một kho tàng vô giá của bọn cướp biển để
lại. Chi tiết “giải mật mã” là yếu tố trọng tâm, được Thế Lữ thể hiện rất tài tình
trong “Vàng và máu”. Bài thơ, chính là bài toán trong tác phẩm:
Miệng có hai răng;
Ba chân, bốn tay;
Mày vào trăm chân;
Mày lên ba tay;
Tên mày là đá;
Đá sinh trứng đá;
Trứng đá giữ của;
Mày có sức mang;
Mày giàu, mày chết.
Khiến người đọc hoang mang, tò mò được ông giải mã bằng cách:
“Ông châu Nga Lộc vò đầu bứt tay, đọc xuôi, đọc ngược tờ giấy nhưng vẫn
không tìm ra lời giải từ những con chữ khó hiểu. Quá mệt mỏi ông Châu tính bỏ
cuộc. Ông ta lại bên án để tắt bớt đèn đi, chợt thấy chén nước thừa đổ ướt cả tờ
giấy. Ông vội cầm lên và thấm vào tập đơn từ cho ráo rồi nhân ngọn đèn đấy hơ
lên cho khô, vô tình phát hiện ra hàng chữ Hán và hai hình vẽ hai bên càng nổi rõ
[Type text]


Page 12


ở trên ngọn lửa tạt đi tạt lại. Rồi ông ta giáp cả hai ngọn đèn lại mà hơ hờ giấy
lên. Quan Châu cầm giấy giơ ra trước mắt mà đọc, bó đuốc lửa cháy ở ngay sau
tờ giấy. Ông Châu bóc chẻ tờ giấy làm đôi. Một miếng giấy vuông sắc trắng hơn,
dán áp vào nửa tờ giấy thứ hai, cầm soi lên ngọn lửa thì thấy chi chít những nét
chữ nhỏ nằm hỗn độn. “Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước
nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hàng vào một trăm chân, rồi mày
đo trở lên một tay, thì sẽ thấy chữ tên của mày là Thạch. Đào từ chữ Thạch xuống
sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của
đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết.”
Dưới tờ giấy, có một dòng viết nhỏ hơn: “phải dán giấy này như cũ, mang theo
trong mình đến khi vận hết của trong Văn Dú. Nếu trong hang không có dấu vết
tìm đào thì về sau tìm đến nhà con cháu họ Hoàng mà thưởng cho họ năm nghìn
vàng. Nếu thấy có người chết và có chỗ đá lở thì phải cẩn thân mà hết sức tránh
sự báo thù của họ Hoàng”.
Thứ hai, tính duy lý phương Tây trong “Vàng và máu” là cốt truyện kinh dị
là một sản phẩm điển hình của trí tuệ. Những chi tiết nhỏ xíu trong truyện, ngỡ như
không liên quan với nhau được Thế Lữ xâu chuỗi hợp tình, hợp lý, không một chi
tiết nào thừa thãi. Tâm lý nhân vật cũng được diễn tả một cách tinh vi. Ví dụ như,
quan Châu Nga Lộc là một người thông minh (ông ta cầm tờ giấy mật mã đọc
ngược đọc xuôi vì đoán ra bên trong có bí mật, chứ không như tên người Thổ Nùng
Khai chỉ nghĩ đó là câu thần chú), ông ta nghi ngờ hòn đá chính là nguyên nhân
những cái chết trong hang Văn Dú (quan sát kỹ cái chết của từng người, rút ra nhận
xét, sau đó bảo thuộc hạ tránh xa những hòn đá đó ra => lấy được kho vàng). Ông
ta phát hiện ra người Khách bị giết do đám người có lòng tham kho vàng (khi phát
hiện ra vàng trong hang Văn Dú ông ta vẫn đề phòng những người thuộc hạ theo
cùng bằng cách cầm kỹ thanh gươm bên mình để phòng thân, …) tất cả sự chuẩn

bị tinh vi bằng trí tuệ đó nhằm đưa người đọc, ban đầu vào sự ngờ vực không giải
thích nỗi rồi sau đó giải thích logic từng hành động một.
Những tính toán kỹ lưỡng, hợp lý , đầy chất duy lý phương Tây của Thế lữ
còn thể hiện ở chỗ tính toán dung lượng dài hay ngắn của tác phẩm. Quan điểm
dung lượng hợp lý của Thế Lữ cho thấy, nếu truyện kinh dị quá dài, không thể đọc
một lèo thì người đọc sẽ dễ dàng bỏ qua sự thống nhất ẩn tượng của những chi tiết
tưởng chừng như vô lý trong truyện. Những chi tiết vô lý như những câu thần chú
vô nghĩa, lòng tin của người dân vào sự linh thiêng của Văn Dú, cái chết bí ẩn của
Nùng Khai, cái chết của người Khách bị đâm, treo cổ, cái chết của đám cướp khi
vào hang thần tìm của, … Nếu Thế Lữ viết “Vàng và máu” thành tập truyện dài thì
người đọc sẽ bỏ qua nhiều chi tiết vô lý ấy, cái tổng thể mà Thế Lữ kỳ công tạo nên
sẽ bị phá hủy. Nguyên tắc độ dài vừa đủ, trung bình ngắn của Thế Lữ để người đọc
[Type text]

Page 13


có thể “đọc một lèo”, tự xâu chuỗi lại các sự kiện giúp ông đảm bảo tính chặt chẽ,
duy lý trong câu chuyện kinh dị, kỳ ảo như “Vàng và máu”.
Có thể nói, từ phần mở đầu, thắt nút, đến mở nút, việc lựa chọn từng chi tiết
kỳ ảo, kinh dị, với những đặc tính mới lạ, mạnh mẽ … trong mỗi câu chuyện có
yếu tố kinh dị đều là sản phẩm của một quá trình tư duy, đầy lý trí của Thế Lữ.
Chính bằng sức mạnh trí tuệ mà tác giả tạo nên bí ẩn, cái đến lượt nó tạo ra độ
căng của tác phẩm và sức cuốn hút đối với độc giả.

VI) Giá trị của “Vàng và máu” khi kết hợp tính kỳ ảo huyễn
hoặc phương Đông và tính duy lý phương Tây. (liên hệ với
“Ma và người” của Nguyễn Ngọc Tư)
Triết lý “gieo gió, gặt bão”, “tham thì thâm” được thể hiện kín đáo trong
“Vàng và máu”. Người Khách vì tham lam mong muốn chiếm trọn kho vàng cho

mình nên bị đám thổ phỉ giết chết, nhà họ Hoàng vì mong muốn chiếm được kho
báu của viên quan Tàu nên bí mật sao chép mật thư gây nên nhiêu cái chết cho con
cháu đời sau, …
Truyện “Vàng và máu” ra đời trong giai đoạn này dẫu đoạn tuyệt với môi
trường trung đại, chịu sự hấp dẫn và tác động mạnh mẽ của văn học hiện đại
phương Tây, vẫn không ngừng bám chặt để hút dưỡng chất từ truyền thống. Điều
đó khiến cho thể loại truyện kinh dị hiện đại không bị xem là những “quái thai của
thời đại”, đồng thời cũng không quá nhàm chán, lỗi thời với thị hiếu, nhu cầu của
độc giả hiện đại. Những sáng tác “truyện kinh dị đời mới” ấy, một mặt giúp nhà
văn bộc lộ những phản ứng yếu ớt của mình (bằng cách tìm về quá khứ, trốn vào
thiên nhiên hoang ảo, vào thế giới của hồn ma, của đầu lâu, sọ người, hoặc những
mối tình mê đắm, huyễn hoặc với “gái Liêu trai”...), mặt khác, nó cũng là bức bình
phong để tác phẩm dễ dàng thoát được mũi kéo kiểm duyệt của chế độ Thực dân.
Có thể xem sự “lại giống” trên là một hiện tượng thú vị của vấn đề tiếp biến của
truyện kì ảo những năm đầu thế kỉ XX, tạo thành một hiện tượng trăm hoa đua nở
giữa buổi giao thoa của hai thời đại, đưa văn học Việt Nam nhanh chóng hòa vào
quỹ đạo hiện đại hoá.
Việc tìm đến kì ảo cũng là lẽ tự nhiên của một số nhà văn trụ cột trong “ Tự
lực văn đoàn” - những người ngay từ nhỏ đã từng “thích nhất chuyện Liêu trai”
(Khái Hưng). Đó là một biểu hiện của ý thức tôn trọng quyền sáng tạo cá nhân rất
mới mẻ lúc này. Sự gặp gỡ, hòa kết giữa quan niệm sáng tác, nội dung thể hiện
đậm chất phương Đông truyền thống và kĩ thuật viết tân kì, hiện đại của phương
Tây trong truyện ngắn kì ảo cũng là minh chứng cho một chủ trương lớn của
nhóm: đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam
nhằm giúp cho con người “lúc nào cũng mới mẻ, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và
tin ở sự tiến bộ”.
[Type text]

Page 14



Từ địa hạt của cái kì lạ, siêu nhiên giữa môi trường thôn dã, truyện “Vàng và
máu” với nghệ thuật biểu hiện của dòng truyện hiện đại vẫn có sự âm thầm tiếp nối
truyền thống, nhưng khác với trước đây, yếu tố kì ảo lúc này không đơn thuần chỉ
là công cụ nhận thức, khám phá thế giới, hơn thế nữa, nó đã trở thành một thủ pháp
nghệ thuật đắc lực để văn học tích cực nắm bắt mọi biểu hiện của đời sống, khái
quát thành những vấn đề có tính xã hội và nhân sinh sâu sắc. Những chuyện vô lý,
quái đản được Thế Lữ mô tả ở đây không chỉ xuất phát từ những mục tiêu thuần
tuý nghệ thuật mà chúng xui khiến độc giả sau khi kết thúc cuộc hành trình đầy
những phập phồng lo âu hay ngạc nhiên, thích thú, lại có thêm sự hiểu biết, niềm
tin để đối diện với cuộc đời.
Giống như Nguyễn Ngọc Tư khi viết “Ma và người”, không nhằm kể những
tín ngưỡng dân gian mang yếu tố tâm linh kỳ ảo để “dọa con người” mà thể hiện
triết lý đời sống nhân sinh. “Bỗng ngỡ ngàng khi thấy người đáng sợ hơn ma.
Chẳng biết được ai là bạn, là thù, ai yêu mình, ai ghét mình, trong khi ma đã tách
bạch ở một giới tuyến tối tăm khác. Nói tới ma, biết ngay là giặc. Còn người thì lẫn
lộn trắng đen, khó nắm bắt. Ma muôn đời đơn điệu vài chiêu dọa người, người lại
nghĩ trăm phương nghìn cách hại nhau. Vậy mới sợ” (trích tản văn “Ma và người”
của Nguyễn Ngọc Tư).Về hiệu quả của cái kì ảo kết hợp duy lý ở thời kỳ cuối thế
kỷ XX, ở các nhà văn - đặc biệt lớp trẻ như Nguyễn Ngọc Tư - họ không chỉ sử
dụng nó như một bút pháp mang lại chất thơ hoặc hoài niệm về ngọn nguồn, triết
lý đậm Phật giáo, đạo Lão Trang như Thế Lữ. Nguyễn Ngọc Tư kế thừa, sử dụng
tính kỳ ảo pha lẫn tính duy lý để giải toả một số ẩn ức, hoặc phát biểu những vấn
đề nhân sinh, đạo đức trong một thời đại văn minh hơn. Sự kết hợp giữa thực và ảo
khiến cho những “bài giảng đạo đức” của nhà văn không còn là đống lý thuyết
suông mang tính tuyên truyền, nó đi sâu vào tâm tưởng, sự chiêm nghiệm của
người đọc bằng những hình tượng kinh dị, mạnh mẽ.

VII) TỔNG KẾT:
Những phân tích nói trên đã cho thấy yếu tố kỳ ảo phương Đông có mối

quan hệ biện chứng với tính duy lý phương Tây trong truyện kinh dị hiện đại
“Vàng và máu”. Chính bằng sức mạnh trí tuệ mà tác giả tạo nên bí ẩn, từ cái bí ẩn
lại tạo ra độ căng của tác phẩm để từ đó cuốn hút độc giả.

Nhờ tính duy lý, những yếu tố kỳ ảo trong “Vàng và máu” của Thế lữ
đã được thể hiện một cách thấu tình, đạt lý dựa vào sự minh triết, logic của các sự
kiện.

Nhờ yếu tố kỳ ảo kế thừa truyện dân gian, truyện truyền kỳ mà truyện
kinh dị hiện đại đầu tiên của Việt Nam là “Vàng và máu” tuy hòa nhập vào dòng
chảy văn học thế giới vẫn giữ được hồn dân tộc.
[Type text]

Page 15


Thế Lữ bằng lý luận văn học, thực tiễn sáng tác của mình (tiêu biểu là “Vàng
và máu”) đã chỉ ra một điều cực kỳ quan trọng: tác phẩm kinh dị không chỉ mang
tính giải trí mà có thể phản ánh thời đại, mang tải tình cảm, thể hiện quan niệm đạo
đức của tác giả và là một sản phẩm tư duy khoa học.

[Type text]

Page 16



×