Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.67 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TRƢỜNG HẢI

TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC
§èI VíI C¸ NH¢N, PH¸P NH¢N N¦íC NGOµI
D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM TRƢỜNG HẢI

TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC
§èI VíI C¸ NH¢N, PH¸P NH¢N N¦íC NGOµI
D¦íI GãC §é PH¸P LUËT QUèC TÕ
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số : 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Những số liệu, ví dụ và trích dẫn được nêu trong luận văn
là trung thực, bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trung thực. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học
và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả luận văn

Phạm Trƣờng Hải


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN, PHÁP NHÂN NƢỚC NGOÀI ............................................. 7
1.1.

Khái niệm và nguồn của chế định TNBTCNN đối với CNPN
nƣớc ngoài ........................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài .............................. 7

1.1.2. Nguồn của TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài ........................... 16
1.2.

Điều kiện phát sinh TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài ......... 21

1.2.1. Yếu tố thiệt hại ................................................................................... 22
1.2.2. Yếu tố hành vi nhà nước .................................................................... 23
1.2.3. Yêu tố lỗi ............................................................................................ 28
1.3.

Các loại thiệt hại đƣợc bồi thƣờng đối với CNPN nƣớc ngoài ......... 31

1.3.1. Bồi thường đối với những thiệt hại vật chất ...................................... 32
1.3.2. Bồi thường đối với thiệt hại phi vật chất............................................ 34
1.3.3. Bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của CNPN .................................... 35
Chƣơng 2: THỰC TIỄN QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP
NHÂN NƢỚC NGOÀI.................................................................... 37
2.1.

Thực tiễn pháp điển hóa chế định TNBTCNN .............................. 37

2.1.1. Pháp điển hóa chế định TNBTCNN trong PLQT .............................. 37
2.1.2. Pháp điển hóa chế định TNBTCNN trong PLQG ............................... 38


2.2.

Thực tiễn quy định của pháp luật quốc gia về điều kiện phát
sinh TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài ................................... 39


2.2.1. Yếu tố thiệt hại ................................................................................... 39
2.2.2. Yếu tố hành vi Nhà nước ................................................................... 41
2.2.3. Yếu tố lỗi ............................................................................................ 45
2.2.4. Nguyên tắc có đi có lại và nguyên tắc lãnh thổ ................................. 48
2.3.

Nội dung TNBTCNN đối với CNPN nƣớc ngoài........................... 54

2.3.1. Các loại thiệt hại được bồi thường ..................................................... 54
2.3.2. Hình thức bồi thường ......................................................................... 58
2.3.3. Mức bồi thường .................................................................................. 59
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG CỦA
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN NƢỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM ................................................................. 61
3.1.

Đánh giá thực trạng chế định TNBTCNN đối với CNPN
nƣớc ngoài tại Việt Nam .................................................................. 61

3.1.1. Quan điểm pháp luật .......................................................................... 61
3.1.2. Kết quả đạt được ................................................................................ 62
3.1.3. Tồn tại và hạn chế .............................................................................. 63
3.2.

Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTCNN
đối với CNPN nƣớc ngoài .................................................................. 67

3.2.1. Yêu cầu chung .................................................................................... 67

3.2.2. Một số đề xuất cụ thể ......................................................................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTH:

Bồi thường thiệt hại

CNPN:

Cá nhân, pháp nhân

CQNN:

Cơ quan Nhà nước

ĐƯQT:

Điều ước quốc tế

HVNN:

Hành vi Nhà nước

PLQG:

Pháp luật quốc gia


PLQT:

Pháp luật quốc tế

TNBT:

Trách nhiệm bồi thường

TNBTCNN:

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

VBPL:

Văn bản pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, khi mối quan hệ giao lưu giữa
các quốc gia ngày càng phát triển thì số lượng các cá nhân, pháp nhân
(CNPN) mang quốc tịch một quốc gia sinh sống, làm việc tại một quốc gia
khác ngày càng trở nên phổ biến.
Trong mối quan hệ giữa các CNPN nước ngoài với Nhà nước nơi mà
họ không mang quốc tịch, các CNPN nước ngoài có thể phải gánh chịu những
thiệt hại phát sinh từ hành vi công quyền của Nhà nước đó. Vậy trong trường
hợp này, họ có được hưởng các biện pháp khắc phục và BTTH hay không?
Cơ sở pháp lý, bản chất của trách nhiệm của Nhà nước trong trường hợp này
phải được hiểu như thế nào? Nội dung và cách thức khắc phục và BTTH của

Nhà nước trong trường hợp này như thế nào? Đây là những vấn đề cần được
xem xét và nghiên cứu.
Trên thực tế, trong các quy định của pháp luật quốc tế (PLQT) cũng
như trong quy định của pháp luật quốc gia (PLQG) đã thừa nhận TNBTCNN.
Việc thể chế hóa và áp dụng các quy định pháp luật về TNBTCNN trong
PLQT và trong PLQG đã thể hiện được quan điểm pháp luật tiến bộ của các
quốc gia và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong việc bảo về quyền và
lợi ích hợp pháp của các CNPN trong mối quan hệ với Nhà nước.
Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu lịch sử hình thành của
TNBTCNN, chúng ta có thể thấy đây vẫn là một chế định pháp luật còn
tương đối mới mẻ. Các quy định PLQT và PLQG vẫn còn nằm ở mức độ
hạn chế. Do vậy, vẫn còn nhiều những khó khăn, vướng mắc trong việc
xem xét, đánh giá và thực hiện TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài. Bên
cạnh đó, mặc dù các ĐƯQT đã ghi nhận TNBTCNN nhưng việc quy định

1


TNBTCNN ở các quốc gia lại không có sự đồng nhất. Việc quy định và
thực hiện TNBTCNN như thế nào, mức độ ra sao là tùy thuộc vào thái độ
và quan điểm của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, pháp luật đã thừa nhận TNBTCNN và không có sự
phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam và CNPN nước ngoài. Nhưng
liệu rằng, việc giải quyết BTTH đối với các cá nhân, tổ chức nước ngoài
cũng tương tự như giải quyết BTTH đối với các cá nhân tổ chức Việt
Nam?, liệu các quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm hiện nay đã
phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế?, liệu chúng ta có cần phải có
những thay đổi về mặt pháp luật hoặc có những quy định hướng dẫn cụ thể
đối với các trường hợp BTTH cho CNPN nước ngoài hay không? Đây là
vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu các quy định của
PLQT cũng như một số quốc gia trên thế giới về TNBTCNN đối với các
CNPN nước ngoài là cần thiết nhằm xác định được một thể chế và cơ chế pháp
lý toàn diện, hiệu quả, làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn thiện quy định
TNBTCNN. Do vậy, tôi đã chọn vấn đề “Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ pháp luật quốc tế”
làm đề tài Luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận văn
TNBTCNN là một vấn đề mới. Trên thế giới, vấn đề này chỉ thực sự
được công nhận và quy định từ sau năm 1945. Tại Việt Nam, chế định này
mới thực sự được nhiều người biết đến biết đến kể từ thời điểm có Nghị
định số 47/CP ngày 03 tháng 05 năm 1997 của Chính Phủ Về việc giải
quyết BTTH do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra [7]; Nghị quyết 388/2003/NQUBTVQH11 ngày 17 tháng 03 năm 2003 của Ủy Ban thường vụ Quốc hội
về BTTH cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố

2


tụng hình sự gây ra [46] và đặc biệt là sau khi Luật số 35/2009/QH12 ngày
18 tháng 06 năm 2009 về TNBTCNN được ban hành và có hiệu lực thi
hành kể từ 01 tháng 01 năm 2010 [38].
Đến nay, đã có những bài nghiên cứu về TNBTCNN như: Luận văn thạc
sỹ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước” năm 2007 của tác giả Lê Thái Phương [34]; Luận văn thạc sỹ luật học
“Quyền con người trong pháp luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”
năm 2014 của tác giả Hà Thu Hương [22]; bài nghiên cứu Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, cán bộ, công chức,
viên chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam năm 2014 của tác giả Nguyễn Minh
Đoan [17]; tác phẩm Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước năm 2014 của hai tác giả Đỗ Văn Đại và Nguyễn Trương Tín [16]…
Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của những công trình
nêu trên mới chủ yếu tập trung vào TNBTCNN trong pháp luật của Việt
Nam. Hơn nữa, chủ thể được BTTH được đề cập trong các công trình này
chủ yếu là đối với các CNPN mang quốc tịch Việt Nam. Như vậy, tính cho
đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tổng
thể và chuyên sâu về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài dưới góc độ
PLQT ở nước ta.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của Luận văn là nghiên cứu các quy định của PLQT và PLQG
về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài. Trên cơ sở đó, so sánh và đánh giá
thực trạng pháp luật của Việt Nam với PLQT và pháp luật của các quốc gia
khác về vấn đề này, từ đó đề xuất các giải pháp để Nhà nước ta hoàn thiện
quy định của pháp luật về TNBTCNN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
CNPN nói chung và CNPN nước ngoài nói riêng tại Việt Nam.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra và giải
quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích làm rõ khái niệm TNBTCNN và khái niệm TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài;
- Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của chế định TNBTCNN đối
với CNPN trong PLQT và PLQG;
- Nghiên cứu những quy định cụ thể về TNBTCNN trên phương
diện lý luận và thực tiễn áp dụng trong PLQT và pháp luật của các quốc
gia trên thế giới;

- Nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng TNBTCNN tại
Việt Nam, so sánh với quy định của PLQT và pháp luật các quốc gia khác, từ đó
rút ra đánh giá, chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc quy định và áp dụng
chế định TNBTCNN tại Việt Nam;
- Trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá đã được thực hiện, đưa ra những
đề xuất, kiến nghị về giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định về TNBTCNN đối
với CNPN được quy định trong các ĐƯQT, các quy định về TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và
trong pháp luật của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung bao gồm: khái niệm TNBTCNN đối
với CNPN nước ngoài; lịch sử hình thành chế định TNBTCNN, thực tiễn quy
định về TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài trong quy định của các ĐƯQT
và pháp luật tại một số quốc gia; thực trạng quy định và thực hiện TNBTCNN
đối với CNPN nước ngoài tại Việt Nam, khó khăn, vướng mắc và những đề
xuất giải pháp.

4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, kết hợp với các phương pháp cụ thể như:
phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống… để luận giải, khái quát
và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Là công trình nghiên cứu khoa học về TNBTCNN đối với CNPN nước
ngoài dưới góc độ PLQT, kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được một số

điểm mới, cụ thể như sau:
- Làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTCNN đối với
CNPN nước ngoài dưới góc độ PLQT;
- Sự tương quan giữa pháp luật của Việt Nam và PLQT cũng như pháp
luật của các quốc gia trên thế giới, trên cơ sở đó, chỉ ra những hạn chế, vướng
mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp, góp phần hoàn thiện khung pháp lý nhằm bảo
đảm quyền được BTTH của CNPN nước ngoài đối với những thiệt hại do
người thi hành công vụ của Nhà nước Việt Nam gây ra;
- TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là một nội dung mới, chưa
được nghiên cứu và đề cập nhiều trong các đề tài trước đây. Với mục đích
nghiên cứu cụ thể và kết quả nghiên cứu đạt được, Luận văn có thể được dùng
làm tài liệu tham khảo cho các CQNN trong việc xây dựng và thực thi pháp
luật về TNBTCNN và các vấn đề pháp luật có liên quan.
7. Ý nghĩa của luận văn
Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của đề tài “Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài dưới góc độ
pháp luật quốc tế”, học viên hy vọng có thể giải đáp và dự báo đối với các
vấn đề pháp lý liên quan đến chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.

5


Góp một phần nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tạo nên cơ sở cho việc Nhà
nước ta hoàn thiện chế định TNBTCNN đối với CNPN nói chung và CNPN
nước ngoài nói riêng phù hợp với Hiến pháp và các quy định của PLQT và
các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của CNPN nước ngoài sẽ tạo nên hình ảnh một Nhà nước Việt Nam dân
chủ, công bằng, văn minh và là một quốc gia tôn trọng PLQT, một quốc gia
tận tâm tham gia và xây dựng các mối quan hệ quốc tế bình đẳng, tiến bộ.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TNBTCNN đối với CNPN
nước ngoài.
Chương 2: Thực tiễn quy định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.
Chương 3: Đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện chế định
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài tại Việt Nam.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, PHÁP NHÂN
NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm và nguồn của chế định TNBTCNN đối với CNPN
nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm
Trong quy định của PLQT, các quốc gia phải chịu trách nhiệm đối với
những hậu quả phát sinh từ hành vi vi phạm PLQT của mình. Nội dung trách
nhiệm của các quốc gia trong trường hợp này được gọi là Trách nhiệm pháp
lý quốc tế của quốc gia đối với các hành vi trái PLQT.
Trong bản Báo cáo thứ ba của mình trước Ủy ban pháp luật của Liên
Hợp Quốc, Roberto Ago (báo cáo viên đặc biệt của Ủy ban PLQT) đã khẳng
định rằng trách nhiệm đối với những hành vi trái luật luôn tồn tại ở dạng này
hay dạng khác trong hệ thống pháp luật và quyền các của các cá nhân luôn
xuất phát từ hệ quả của việc vi phạm các nghĩa vụ quốc tế [59].
Theo Charles de Visscher (thành viên của Tòa trọng tài thường trực

quốc tế và Tòa án công lý quốc tế) trách nhiệm nhà nước được mô tả như là
"hệ quả tất yếu cần thiết của sự bình đẳng của các quốc gia. Nhưng hơn thế
nữa trong trật tự pháp lý quốc tế, nó là hệ quả cần thiết cho chính trật tự
pháp lý quốc tế nơi mà quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế đều
phải tuân thủ [48, tr.4]
Nội dung của trách nhiệm pháp lý quốc tế có thể là một hoặc nhiều
những nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm khắc phục hậu quả do hành
vi của mình gây ra. Các biện pháp khắc phục bao gồm: (i) Nghĩa vụ chấm dứt

7


hành vi vi phạm và đảm bảo không tái diễn hành vi vi phạm, (ii) nghĩa vụ bồi
hoàn, bao gồm nghĩa vụ khôi phục nguyên trạng, nghĩa vụ BTTH và nghĩa vụ
thỏa mãn yêu cầu của chủ thể bị thiệt hại [47, tr.782]
Trong các nghĩa vụ trên đây, BTTH là nghĩa vụ cơ bản nhất, được áp
dụng chủ yếu và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nghĩa vụ này có ý nghĩa đảm
bảo cho quyền lợi của các chủ thể bị thiệt hại sẽ được khôi phục trong các
trường hợp khi mà các nghĩa vụ khác của quốc gia đã được thực hiện nhưng
không đạt hiệu quả. Nghĩa vụ bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm pháp
lý mà Nhà nước phải thực hiện khi Nhà nước gây phát sinh thiệt hại trong quá
trình thực hiện hành vi công quyền của mình. Và do vậy, chúng ta gọi nghĩa
vụ đó là TNBTCNN.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, bồi thường là việc đền bù những tổn thất
đã gây ra [44, tr.191]. BTTH là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh đối với
chủ thể gây thiệt hại nhằm đền bù những tổn thất và khắc phục những hậu quả
do hành vi vi phạm gây ra. Trách nhiệm BTTH là “Hình thức trách nhiệm dân
sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng
cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị
thiệt hại” [44, tr. 31].

Theo quy định hiện nay của PLQT về bảo vệ quyền con người, về
trách nhiệm pháp lý quốc tế của quốc gia, đồng thời, theo quan điểm về
việc xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền nơi mọi chủ thể đều bình
đẳng trước pháp luật, Nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối
cao của pháp luật [19] thì trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các CNPN,
Nhà nước cũng phải thực hiện TNBT đối với những thiệt hại do mình gây
ra. Điều này có nghĩa là, khi Nhà nước thực hiện quyền lực công thông qua
các hành vi của người thi hành công vụ mà gây thiệt hại cho các CNPN thì
phải chịu TNBT [22, tr.7-8]

8


Từ các nội dung được phân tích trên đây, ta có thể đưa ra khái niệm về
TNBTCNN như sau:
TNBTCNN là một dạng trách nhiệm pháp lý của Nhà nước, theo đó,
Nhà nước có nghĩa vụ phải bồi thường đối với những thiệt hại do cơ quan
Nhà nước (CQNN), người thi hành công vụ gây ra theo quy định của pháp
luật. Chế định TNBTCNN là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp luật
xác định sự phát sinh, nội dung và cơ chế thực hiện TNBTCNN.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kể từ khi Liên Hợp Quốc ra đời,
PLQT phát triển với xu hướng bảo vệ quyền cơ bản của con người. Đây là
những cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc bảo đảm cho các quyền và lợi ích hợp
pháp của CNPN. Bên cạnh đó, vị trí của các cá nhân trong quan hệ PLQT dần
thay đổi, trong nhiều trường hợp cá nhân đã được ghi nhận là một chủ thể
PLQT. Do đó, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân, Nhà nước
cũng phải thực hiện TNBT nếu như gây thiệt hại và không gì có thể cản trở
Nhà nước đảm bảo cho cá nhân các quyền và lợi ích đã được ghi nhận trong
các Công ước quốc tế, hoặc xem xét một số biện pháp quốc tế để bảo vệ
những quyền đó của các cá nhân.

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa Nhà nước
với các CNPN nước ngoài trở nên phổ biến. Việc CNPN của một quốc gia
sống, làm việc tại một quốc gia khác nơi họ không mang quốc tịch ngày càng
nhiều hơn. Và trong quá trình Nhà nước thực hiện chức năng của mình, nếu
như Nhà nước có hành vi gây thiệt hại đối với các CNPN nước ngoài thì Nhà
nước cũng phải có TNBT tương tự như đối với các CNPN mang quốc tịch.
Điều này có nghĩa là, đối với CNPN nước ngoài nếu phải chịu thiệt hại phát
sinh từ HVNN của một quốc gia khác thì CNPN đó cũng có quyền yêu cầu
bồi thường và trách nhiệm của Nhà nước đó là phải thực hiện TNBT cho
những thiệt hại đã gây ra. Việc Nhà nước thực hiện TNBT đối với CNPN

9


nước ngoài là nhằm đảm bảo thực hiện các ĐƯQT về quyền con người, tạo
nên một môi trường xã hội công bằng giữa CNPN nước ngoài và CNPN mang
quốc tịch, tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình hội nhập.
Như vậy, TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là trách nhiệm pháp lý
mà ở đó Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường đối với các CNPN nước ngoài bị
thiệt hại do CQNN, người thi hành công vụ gây ra theo quy định của pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia và Chế định TNBTCNN đối với CNPN
nước ngoài là tổng thể những nguyên tắc, quy phạm pháp luật xác định sự
phát sinh, nội dung và cơ chế thực hiện TNBTCNN.
1.1.1.2. Đặc điểm
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là một loại trách nhiệm pháp lý,
nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung thì TNBTCNN
đối với CNPN nước ngoài còn có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý trong TNBTCNN đối với
CNPN nước ngoài chính là Nhà nước.
Khi bàn đến vấn đề trách nhiệm pháp lý, ta thấy rằng trách nhiệm pháp

lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật,
theo đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp chế tài
theo quy định của pháp luật. Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý thường là giữa
các CNPN với nhau hoặc là giữa CNPN với Nhà nước. Tuy nhiên, trong
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài thì chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý
chính là Nhà nước. Trong trường hợp này, Nhà nước khước từ quyền ưu đãi,
miễn trừ của mình để thực hiện TNBT cho CNPN nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
Thứ hai, chủ thể được hưởng BTTH là CNPN nước ngoài trực tiếp bị
thiệt hại hoặc cả những người thân của họ hoặc những người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan. Ví dụ: đối với trường hợp một cá nhân bị đi tù oan sai, thì

10


ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất và tinh thần đối với chủ thể đó,
Nhà nước còn phải xem xét trách nhiệm của mình bồi thường đối với những
thiệt hại mà thân nhân hay người có liên quan tới chủ thể bị tù oan phải gánh
chịu xuất phát từ sự kiện đó.
Thứ ba, TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là một quan hệ pháp
luật mang tính quốc tế giữa quốc gia và các cá nhân nước ngoài, trách
nhiệm của quốc gia đã được ghi nhận trong các ĐƯQT, nhưng trên thực tế
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài chỉ được đặt ra khi thoả mãn các
điều kiện nhất định theo quy định của PLQG. Các điều kiện phát sinh
thông thường bao gồm điều kiện về thiệt hại, điều kiện về HVNN và mối
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và HVNN. Ngoài các điều kiện phát sinh
cơ bản trên đây thì còn những điều kiện khác như, yếu tố lỗi, yếu tố phạm
vi bồi thường… tùy vào sự phát triển và thái độ của từng quốc gia mà các
điều kiện phát sinh TNBTCNN đối với các CNPN nước ngoài được quy
định ở mức độ khác nhau.

Thứ tư, trong nhiều trường hợp, việc thực hiện TNBTCNN đối với
CNPN nước ngoài được thực hiện trên cơ sở của sự thừa nhận trách nhiệm
của các quốc gia với nhau. Nhiều quốc gia chỉ thực hiện TNBT đối với CNPN
nước ngoài trong trường hợp quốc gia nơi CNPN nước ngoài mang quốc tịch
cũng thực hiện trách nhiệm tương tự đối với công dân của họ (nguyên tắc có
đi có lại). Để bảo vệ vấn đề chủ quyền của mình thì họ chỉ thực hiện TNBT
trên phạm vi lãnh thổ của nước họ, những thiệt hại phát sinh ngoài lãnh thổ sẽ
không được bồi thường.
Thứ năm, TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là trách nhiệm của
Nhà nước đối với các cá nhân, nhưng đồng thời cũng chính là trách nhiệm
pháp lý quốc tế của các quốc gia trong quan hệ PLQT. Việc một quốc gia
không thực hiện TNBT đối với CNPN mang quốc tịch của một quốc gia khác

11


có thể là sự vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các quốc gia trong các ĐƯQT
song phương hoặc đa phương mà quốc gia đó là thành viên. Trong pháp luật
quốc tế, TNBTCNN đối với CNPN mang quốc tịch của các quốc gia khác là
một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia, là trách nhiệm giữa
các quốc gia với nhau và được các quốc gia thừa nhận và cam kết thực hiện
theo quy định tại các ĐƯQT. Ở góc độ này, chế định TNBTCNN đối với
CNPN nước ngoài được ghi nhận là một chế định của công pháp quốc tế.
Tuy nhiên, trong quy định pháp luật của các quốc gia, chế định
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài mang bản chất của chế định bồi
thường ngoài hợp đồng, là quan hệ được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự. do
vậy chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài cũng được xem là thuộc
lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế.
Đến thời điểm hiện nay, còn có những quan điểm khác nhau về bản
chất của chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là công pháp quốc tế

hay tư pháp quốc tế, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ.
Tuy nhiên, nếu căn cứ về quan điểm pháp luật quốc tế hiện nay chưa thực sự
công nhận các cá nhân là chủ thể của pháp luật quốc tế thì việc các quốc gia
thực hiện TNBTCNN đối với các CNPN nước ngoài dưới góc độ PLQT sẽ
được ghi nhận là trách nhiệm của quốc gia đối với quốc gia, do vậy chế định
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là chế định pháp luật thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công pháp quốc tế.
1.1.1.3. Quá trình hình thành chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài
TNBTCNN đối với các CNPN là một khái niệm mới trong quy định
của PLQT cũng như quy định PLQG cả về mặt khoa học cũng như thực
tiễn pháp luật trên thế giới. Chế định TNBTCNN được hình thành qua một
quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của chế định quyền con người và
vị trí chủ thể của cá nhân trong quan hệ PLQT. Khi cá nhân được coi là

12


một chủ thể trong quan hệ PLQT, khi quyền con người được bảo về và mở
rộng thì chế định TNBTCNN cũng xuất hiện. Quá trình này trải qua những
giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn trước thế kỷ XIX
Trong thời kỳ các Nhà nước phong kiến, với quan niệm “Vua không
làm điều sai”, TNBTCNN đối với những thiệt hại do bộ máy công quyền gây
ra không được thừa nhận. Trong thời kỳ Nhà nước tư sản, mặc dù các vấn đề
về quyền con người đã bắt đầu được ghi nhận, vị thế của cá nhân đã được
nâng cao hơn trong mối quan hệ với Nhà nước, các quyền cá nhân và quyền
tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng (những quan điểm tiến bộ này đã
được ghi nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của
Cộng hòa Pháp), nhưng quan điểm về TNBTCNN đối với các CNPN vẫn
chưa được thừa nhận.

Cho đến tận cuối thế kỷ thứ XIX, hầu hết các quốc gia đều không ghi
nhận nguyên tắc Nhà nước có TNBT. Khi có thiệt hại phát sinh thì nạn nhân
chỉ có cách duy nhất tự là tự gánh chịu hậu quả.
Tại Hoa Kỳ, các nhà nước liên bang không ghi nhận TNBT của bộ
máy hành chính, Hiến pháp Mỹ cũng đã không nhắc đến quyền của công
dân được bảo đảm bởi trách nhiệm của bộ máy hành chính, Tòa án tối cao
cũng ủng hộ quan niệm phong kiến ghi nhận rằng Hòa Kỳ và bộ máy hành
chính của Hoa Kỳ không thể bị truy tố nếu như không có sự đồng ý của
Quốc Hội [58].
Tại Vương quốc Bỉ, quản điểm pháp luật cũ cũng loại trừ trách nhiệm
của Nhà nước, mà cụ thể là TNBT trong hoạt động lập pháp nếu như việc ban
hành luật pháp gây thiệt hại. Năm 1876 F.Laurant thông qua dẫn chứng là
Bản án giám đốc thẩm ngày 27 tháng 6 năm 1845 của Tòa Tư pháp tối cao
(Tòa phá án) đã nêu lên một thực tế rằng quyền lập pháp của Nhà nước không

13


có tính phải chịu trách nhiệm, việc tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ, trách nhiệm
chỉ dành cho các cá nhân, công dân [56].
Trong thời kỳ này, trong các quy định của PLQT cũng không ghi nhận
quyền được BTTH đối với các CNPN theo ý nghĩa là TNBTCNN đối với
CNPN. Trên thực tế, có những ĐƯQT ghi nhận quốc gia có nghĩa vụ phải
BTTH đối với các CNPN nhằm khắc phục hậu quả của chiến tranh, tuy nhiên
đây là vấn đề quan hệ về chủ quyền giữa các quốc gia, là một dạng trách
nhiệm pháp lý của quốc gia này đối với quốc gia khác chứ không được xem là
TNBTCNN đối với CNPN.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Ở giai đoạn này, ý tưởng nghiên cứu chế định trách nhiệm pháp lý quốc
tế của quốc gia đã bắt đầu xuất hiện. Hội nghị của các quốc gia châu Mỹ (vào

các năm 1889, 1890 và 1902) thông qua Công ước đề cập đến các quyền của
công dân nước ngoài theo hai nguyên tắc: (i) Nhà nước phải chịu trách nhiệm
về thiệt hại đã gây ra cho thể nhân hoặc tài sản của người nước ngoài, nếu
thiệt hại là kết quả vi phạm các cam kết của CQNN; (ii) Nhà nước chỉ có thể
bảo vệ ngoại giao đối với người bị thiệt hại là công dân, sau khi quốc gia sở
tại giải quyết các quan hệ pháp lý của người có liên quan [1].
Trong PLQG, quan điểm Nhà nước có TNBT cũng đã xuất hiện và trên
thực tế Nhà nước đã thực hiện TNBT đối với những thiệt hại phát sinh từ hành
vi công quyền của mình, Bản án năm 1873 của Hội đồng phân xử xung đột
thẩm quyền của Cộng hòa Pháp đã ghi nhận TNBTC của Nhà nước Pháp đối
với thiệt hại của Argnet Blanco phát sinh từ việc Nhà nước Pháp không đảm
bảo việc thực hiện chức năng quản lý đối với tài sản công [61].
Giai đoạn sau Đại chiến thế giới thứ hai
Sau năm 1945, Đại chiến thế giới thứ hai kết thúc, nhiều phong trào
cách mạng dân chủ thành công dẫn tới sự ra đời của các nhà nước dân chủ

14


tiến bộ. Trong giai đoạn này sự bình đẳng giữa các chủ thể trước pháp luật
được nâng cao hơn, do vậy, quan điểm bất kỳ chủ thể nào (bao gồm cả nhà
nước) có hành vi xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đều
có trách nhiệm khắc phục, bồi thường đối với những thiệt hại mà mình gây
ra được hình thành và bảo vệ. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia pháp
luật thì trong giai đoạn này, Hiến pháp của nhiều nước đã ghi nhận
TNBTCNN và nhiều quốc gia trên thế giới đã có Luật về trách nhiệm BTTH
của Nhà nước [43, tr.15].
Đặc biệt với sự ra đời của Liên Hợp quốc vào năm 1945, vấn đề các
quyền cơ bản của công dân được bảo vệ một cách triệt để. Dưới sự chủ trì của
Đại hội đồng Liên Hợp quốc, hàng loạt các ĐƯQT quan trọng bảo về quyền

con người đã được ký kết với sự tham gia của nhiều quốc gia. Trong các
ĐƯQT này, TNBTCNN được thừa nhận và quy định như biện pháp bảo đảm
cho các quyền của CNPN trong trường hợp các quyền này bị các chủ thể của
Luật Quốc tế xâm phạm. Ví dụ: Công ước quyền dân sự chính trị 1966 quy
định: "Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ
bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường" [26, Điều 9].
Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế của các quốc gia cũng
được các chuyên gia pháp luật của Ủy ban Pháp luật quốc tế của Liên Hợp
Quốc đưa ra nghiên cứu. Thông qua một thời gian dài nghiên cứu trách nhiệm
pháp lý của các quốc gia đã chính thức được hệ thống hóa với sự ra đời của
Dự thảo Công ước trách nhiệm pháp lý của quốc gia đối với các hành vi trái
luật quốc tế cũng đã được xây dựng vào năm 2001. Tuy nhiên, đến thời điểm
hiện nay thì Công ước ngày vẫn chưa được đưa ra để phê chuẩn và ký kết.
Như vậy, chế định TNBTCNN đối với CNPN đã được thừa nhận trên
cả phương diện PLQT cũng như trong phương diện PLQG. Tuy nhiên, tính
đến thời điểm này, chưa có một ĐƯQT nào được ký kết, ghi nhận riêng các

15


vấn đề liên quan tới chế định TNBTCNN, những quy định cụ thể để thực hiện
TNBTCNN chủ yếu nằm trong quy định của PLQG.
1.1.2. Nguồn của TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài
1.1.2.1. Các loại nguồn của chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là một chế định pháp lý trong hệ
thống PLQT, do vậy, chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài cũng
dựa trên các loại nguồn của PLQT được quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa án
quốc tế năm 1945 bao gồm: các ĐƯQT, chung hoặc riêng, đã quy định về
những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; Các tập quán
quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy

phạm pháp luật; Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa
nhận, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất
về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác
định các qui phạm pháp luật [23, Điều 38, Khoản 1]. Tuy nhiên, ngoài các
loại nguồn này thì đối với chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài,
PLQG cũng được xem là nguồn và là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc thực hiện
TNBT trên thực tế.
Pháp luật quốc gia
PLQG là nguồn cơ bản và có ý nghĩa quan trọng, cùng với nguồn
ĐƯQT, PLQG tạo nên hệ thống cơ sở pháp lý cho việc quy định, áp dụng và
đưa chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài vào thực tế.
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài vừa là trách nhiệm của mỗi quốc
gia trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng đồng thời cũng là trách
nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế khi mà mối quan hệ giao lưu về
kinh tế văn hóa xã hội giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến.
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài là quan hệ PLQT, nhưng khác với các
quan hệ quốc tế thông thường được điều chỉnh từ những VBPL quốc tế thì đối

16


với TNBTCNN, nguồn PLQG lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đặc điểm
này xuất phát từ bản chất của chế định TNBTCNN là phụ thuộc vào thái độ
thiện chí và sự phát triển của từng quốc gia trong việc ghi nhận trách nhiệm
của bản thân quốc gia đó khi gây ra thiệt hại. TNBTCNN đối với CNPN nước
ngoài có thể được thể hiện, ghi nhận ở các ĐƯQT khác nhau với những chế
tài và những ràng buộc khác nhau nhưng nếu không được pháp điển hóa hay
chuyển hóa thành các quy định của luật nội địa thì cũng khó lòng có thể được
thực hiện và phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các CNPN nước ngoài trong mối quan hệ với các Nhà nước.

Điều ước quốc tế
ĐƯQT là sự thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các
quốc gia và được PLQT điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy
nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên
gọi riêng của nó là gì [28]. Các ĐƯQT là nguồn của chế định TNBTCNN đối
với các CNPN nước ngoài bao gồm các ĐƯQT đa phương, ĐƯQT khu vực
và các ĐƯQT song phương giữa các quốc gia.
Trong các ĐƯQT đa phương thì các ĐƯQT về quyền con người có ý
nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế cơ bản góp phần xác lập các tiêu
chuẩn chung và tối thiểu về quyền con người [5, tr.92], đồng thời là cơ sở cho
sự hình thành và phát triển của chế định TNBTCNN đối với CNPN nước
ngoài. Những ĐƯQT quan trọng có thể kể đến, bao gồm: Hiến chương Liên
Hợp Quốc năm 1945 [23]; Công ước quyền dân sự chính trị 1966 [26]; Công
ước quyền ước quyền kinh tế - Xã hội – Văn hóa năm 1966 [27]. Ngoài các
Công ước mang tính chất nền tảng cho sự hình thành và phát triển của chế
định TNBTCNN được nêu trên, nhiều ĐƯQT khác có nội dung ghi nhận về
TNBTCNN đối với các CNPN cũng đã được các quốc gia ký kết như: Công
ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965; Nghị Định Thư về vị thế

17


của người tị nạn năm 1966; Công ước Luật Biển 1982; Tuyên ngôn 1982 về
bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự cưỡng bức mất tích; Công ước quốc tế về bảo
vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên của gia
đình họ năm 1990; Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi sự cưỡng bức
mất tích 2006…
Đối với chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài, các ĐƯQT
khu vực và các ĐƯQT song phương giữa các quốc gia cũng có ý quan trọng.
Các nội dung về bảo hộ quyền công dân giữa các nước được thỏa thuận trong

các hiệp định cung là cơ sở để các quốc gia thực hiện TNBTCNN đối với
CNPN của các quốc gia khác.
Như vậy, có thể thấy rằng, đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều
ĐƯQT chi nhận và điều chỉnh chế định TNBTCNN. Tuy nhiên, trên thực tế
vẫn chưa có một ĐƯQT dành riêng cho các quy định về TNBTCNN, các
quy định pháp lý về chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài chủ
yếu nằm rải rác trong các VBPL quốc tế khác nhau. Mặc dù vậy, ĐƯQT
vẫn là một trong những nguồn cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất và
là cơ sở pháp lý cao nhất đảm bảo cho các CNPN trong quan hệ quốc tế
được bồi thường đối với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu phát sinh từ
những hành vi của Nhà nước.
Án lệ và thực tiễn xét xử
Án lệ và thực tiễn xét xử của các quốc gia về các vụ việc liên quan tới
TNBTCNN đối với người bị thiệt hại là nguồn quan trọng cho sự phát triển
của chế định TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài. Án lệ và thực tiễn xét xử
ở nhiều quốc gia lại giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành phát
triển của chế định TNBTCNN đối với CNPN ngước ngoài và trong nhiều
trường hợp là cơ sở để làm rõ, áp dụng hay sự phát triển hoàn thiện cho các
quy định pháp luật của chế định này. Chẳng hạn như vụ việc Blanco năm

18


1873 tại Cộng hòa Pháp được Hội đồng phân xử xung đột thẩm quyền của
Cộng hòa Pháp đưa ra xét xử ngày 8/02/1873, vụ việc này được xem như nền
tảng cơ bản cho những quy định của Luật hành chính Cộng hòa pháp cũng
như chế định BTNN tại quốc gia này và trên thế giới. Trong vụ việc này Hội
đồng phân xử xung đột thẩm quyền của Pháp đã bỏ những nguyên tắc của
Luật dân sự của Pháp, các nguyên tắc đã được xây dựng bởi các nhà lập pháp
bằng việc nêu lên đây là trường hợp đặc biệt được xem là sự cần thiết của

dịch vụ công. Sự mở rộng giới hạn này đã ghi nhận nguyên tắc TNBTCNN
thay thế cho nguyên tắc Nhà nước không chịu trách nhiệm vốn chỉ được xem
xét ngoại lệ cho đối với trách nhiệm hợp đồng hay các sự tác động tư pháp
của Nhà nước [61].
Học thuyết và nghiên cứu của các chuyên gia pháp lý quốc tế
Hoạt động nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của các học giả, các
chuyên gia PLQT uy tín chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng,
hoàn thiện các quy định của chế định này, đặc biệt là báo cáo của các chuyên
gia pháp luật thuộc các Ủy ban của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Ủy ban PLQT,
Ủy ban quốc tế về quyền con người. Ví dụ: Tám bản báo cáo nghiên cứu của
Robeto Ago – Thẩm phán Tòa án công lý quốc tế trước Ủy ban Pháp luật
Liên Hợp quốc về hành vi trái PLQT của quốc gia và trách nhiệm pháp lý
quốc tế của quốc gia đối với hành vi trái PLQT từ 1969 đến 1979. Thông qua
các bản báo cáo này, mặc dù đối tượng nghiên cứu của ông là trách nhiệm
pháp lý của các quốc gia đối với hành vi trái luật quốc tế, nhưng cùng với nó
ông đã đưa ra nhiều những khái niệm và quan điểm về hành vi quốc gia, thiệt
hại phát sinh từ hành vi của quốc gia và trách nhiệm của các quốc gia đối với
việc khắc phục hậu quả. Đây là nguồn tư liệu pháp lý có giá trị cho hoạt động
nghiên cứu, quy định và áp dụng các quy định để điều chỉnh vấn đề
TNBTCNN đối với CNPN nước ngoài.

19


×