Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH TIỀM NĂNG CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.55 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHỊNG SAU ĐẠI HỌC
…..…..

Tiểu luận môn Giáo dục Mầm non đương đại
Đề tài:

Phát triển trí thơng minh tiềm năng
cho trẻ Mầm non

TP.Hồ Chí Minh, năm 2016
0


MỤC LỤC

I. Đặt vấn đề ............................................................................................................................... 2
II. Lý luận về sự phát triển trí thơng minh tiềm năng ........................................................... 5
1. Đặc điểm bộ não và chức năng của nó trong việc khai phá trí thơng minh tiềm năng
của con người ......................................................................................................................... 5
2. Triết lý của Glenn Doman về việc phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ .............. 6
3. “Phương án 0 tuổi” và việc phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ MN ................ 7
4. Phương pháp giáo dục Shichida và việc phát triển trí thơng minh cho trẻ ..................... 9
III. Các hoạt động giáo dục phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ mầm non......... 12
1. Rèn luyện cơ quan cảm giác ............................................................................................ 12
2. Phát triển khả năng giao tiếp xã hội................................................................................ 13
4. Hoạt động phát triển thể lực và độ khéo léo.................................................................... 14
5. Hoạt động rèn luyện kỹ năng lao động và chế tác .......................................................... 15
6. Hoạt động rèn luyện khả năng ngôn ngữ cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ ........................ 16
7. Dạy trẻ học âm nhạc và ca múa ....................................................................................... 18
8. Dạy trẻ học hội họa và tạo hình ....................................................................................... 19


9. Dạy trẻ chơi đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm .................................................. 19
10. Dạy trẻ lịng u thiên nhiên và nhận thức thiên nhiên ............................................... 20
11. Dạy trẻ tìm hiểu cuộc sống và nhận thức xã hội........................................................... 20
12. Dạy trẻ nhận biết thế giới toán học................................................................................ 21
Kết luận .................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 25

1


I. Đặt vấn đề
Giai đoạn trẻ 0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ hình thành và phát triển tồn diện các
lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Trong
mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non hiện nay ln đặt mạnh vấn đề phát triển
toàn diện cho trẻ một cách hài hòa và hợp lý. Giáo dục mầm non ln muốn hướng tới
việc khai phá những trí thơng minh tiềm năng trong trẻ và phát triển chúng trở thành
những năng lực thực sự được trẻ vận dụng vào cuộc sống của mình sau này, hình thành
những yếu tố con người thông minh sáng tạo cho trẻError! Reference source not
found..
Ths. Nguyễn Thị Nhỏ, chuyên gia Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thơng minh sớm
VICER nhấn mạnh: “Dù trẻ có tiềm năng lớn nhưng khơng thể tự mình mị mẫm.”
Giai đoạn 0 đến 6 tuổi được coi là thời kỳ “nhạy cảm nhất”, thời kỳ phát triển
nhanh nhất của trẻ. Trong giai đoạn này não bộ của trẻ phát triển mạnh nhất, trẻ học
hỏi, tiếp thu nhanh nhất. Nghiên cứu cho thấy, bộ não của trẻ ngay từ sơ sinh đã có
những tiềm năng đáng kinh ngạc: khi lọt lịng mẹ, trọng lượng não của trẻ sơ sinh đã
bằng 25% não người trưởng thành; 1 tuổi đạt 50%, 2 tuổi đạt 75%; 3 tuổi đạt 90% não
người trưởng thành và 6 tuổi hầu như hoàn thiện về cấu trúc. Giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là
giai đoạn tốt nhất để phát triển trí tuệ và trước 2 tuổi là thời kỳ tốt nhất để phát triển sự
gắn bó về mặt tình cảm, xã hội cho trẻ. Bởi vậy, nếu để lỡ thời điểm vàng này, bạn sẽ
mất nhiều công sức dạy dỗ con trẻ mà thành quả thu về lại rất ít.

Chúng ta có thể tăng cường trí thơng minh cho trẻ gấp nhiều lần trong giai đoạn
0-6 tuổi. Đây là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển bùng nổ và các năng lực học tập
khơng có giới hạn. Glenn Doman ví “Não trẻ giống như một miếng bọt biển. Chúng ta
đưa vào bao nhiêu, nó thấm hút bấy nhiêu.”. Mọi em bé đều là thiên tài và có những
năng lực tiếp nhận các thông tin một cách vô hạn. Các năng lực này tỉ lệ nghịch với
tuổi tác.

2


Chính vì vậy, hồn tồn có thể giúp mọi em bé bình thường đều biết đọc hiểu dễ
dàng vài ngơn ngữ, chơi đàn violin tốt, chơi thể dục dụng cụ tuyệt vời, làm tốn cao
cấp, lập trình các chương trình máy tính, bơi lội lặn ngụp tốt và học được bất cứ thứ gì
chúng ta giới thiệu cho bé một cách chính xác và trung thực ở độ tuổi lên bốn. Lên sáu,
mọi em bé đều có thể đạt được các khả năng trên một cách xuất sắc.
Ivan Petrovich Pavlov - Nhà sinh lý và tâm lý học nổi tiếng người Nga - từng
nói: "Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới được dạy dỗ là đã bị muộn mất 2 ngày".
GS. Phùng Đức Toàn từng chia sẻ: “Cuộc sống của con người là hữu hạn, tuổi
thọ của mỗi chúng ta không thể tăng lên gấp vài lần. Tuy nhiên, trong cái hữu hạn đó,
con người có thể khỏe mạnh hơn, thơng minh hơn, có trí tuệ cao siêu và hợp lý hơn, có
tính cách và phẩm chất cao thượng hơn, có tư duy đạo đức tốt đẹp hơn, có tinh thần
khai phá và sáng tạo mạnh mẽ hơn – tóm lại là có tố chất nhân tài ưu tú. Mà những
nhân tài như thế cần được bồi dưỡng ngay khi còn là những mầm non nhỏ bé.”
Vấn đề đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Làm thế nào để nhận biết trẻ có những trí
thơng minh tiềm năng và phương pháp phát triển ra sao để những đứa trẻ của chúng ta
thực sự trở thành những thiên tài. Trong bài viết này chúng tơi mạnh dạn nghiên cứu
tìm hiểu nội dung vấn đề: “Phát triển trí thơng minh cho trẻ mầm non”

3



4


II. Lý luận về sự phát triển trí thơng minh tiềm năng
1. Đặc điểm bộ não và chức năng của nó trong việc khai phá trí thơng minh tiềm
năng của con người
Nửa sau của não và tủy sống được dùng thu nhận thơng tin đi vào tức là các
kích thích từ môi trường thông qua các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác (các
giác quan như vị giác và khứu giác khơng được xét đến vì khơng đóng vai trị nhiều
lắm trong việc quyết định các trí thơng minh của con người). Chính vì vậy, nếu muốn
não bộ phát triển thì cần cung cấp cho trẻ các kích thích về thị giác, thính giác, xúc giác
theo đúng trình tự phát triển của não bộ với thời gian, cường độ và tần suất tăng dần.
Nửa trước của bộ não và tủy sống điều khiển các thông tin não bộ xử lí và phản
hồi lại đối với các kích thích đó thông qua các năng lực về vận động, ngôn ngữ, khả
năng sử dụng tay.
Não phải có khả năng thu nhận thông tin với số lượng lớn và tốc độ cao. Não
trái là não của ngơn ngữ. Nó sẽ hiểu và nhớ các thông tin một cách từ từ. Não phải là
não của hình ảnh. Nó ghi nhớ các thơng tin thơng qua hình ảnh. Não phải cũng là não
của sự cảm thơng và nó có khả năng đưa ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, xuất
thần. Có thể kích hoạt não phải cho trẻ từ sơ sinh bằng cách cho con tình u thương
vơ hạn. Em bé sẽ lớn lên trở thành một em bé biết yêu thương và có trí nhớ tuyệt vời.

5


Từ 0-3 tuổi, não ở trong quá trình hình thành các kết nối cấu trúc thần kinh cơ
bản. Đến 6 tuổi, quá trình hình thành cấu trúc não này gần như hồn thiện. Tương ứng
với q trình này là sự phát triển của não theo quy luật “Cơ hội giảm dần”. Theo quy
luật này, thai nhi có các năng lực khơng có giới hạn. Từ 0-3 tuổi, trẻ có khả năng tiếp

nhận mọi thông tin một cách tuyệt vời. Từ 3-6 tuổi, các năng lực nổi trội của trẻ sẽ đạt
được thơng qua các trị chơi vui vẻ. Từ 6-8 tuổi nếu mới bắt đầu kích hoạt thì cần một
nỗ lực rất lớn để đạt được các năng lực vượt trội. Chính vì vậy, càng bắt đầu kích hoạt
cho trẻ càng sớm càng tốt.
2. Triết lý của Glenn Doman về việc phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ
• Mọi trẻ em đều có các tiềm năng của thiên tài.
Mọi trẻ em ngay khi sinh ra đã có trí thơng minh tiềm năng lớn hơn nhiều so với
trí thơng minh của Leonard Da Vinci – Glenn Doman
• Kích thích các giác quan là chìa khóa để khai mở các tiềm năng của trẻ. “Chỉ có 5
con đường não bộ tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh và tất cả những gì
Leonardo Da Vinci cũng như bạn hoặc tôi hay em bé của bạn học được trong suốt cuộc
đời mình đều phải thơng qua 5 con đường này. Năm con đường đó là: Nhìn, nghe, sờ,
nếm và ngửi.” – Glenn Doman
• Việc dạy cho trẻ phải bắt đầu ngay sau khi sinh.
Năm đầu đời là năm vô cùng quan trọng đối với trẻ. Đây là giai đoạn não bộ
phát triển một cách bùng nổ. “Não người phát triển khi được sử dụng. Nếu chúng ta sử
dụng nó thì chúng ta sẽ làm cho nó lớn hơn. Nếu chúng ta khơng sử dụng nó, đặc biệt
là 12 tháng đầu đời thì thực tế chúng ta sẽ đánh mất các tế bào não và do vậy, chúng ta
sẽ mất đi các năng lực của bộ não mà đáng ra chúng ta đã có.” – Janet Doman
• Trẻ càng nhỏ thì học càng dễ dàng. “Trước 5 tuổi, mọi trẻ em đều có thể dễ dàng tiếp
thu một lượng thơng tin lớn một cách ồ ạt. Trẻ dưới 4 tuổi học dễ dàng và hiệu quả hơn
trẻ 5 tuổi. Trẻ dưới 3 tuổi thì thậm chí lại càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Trẻ dưới hai
tuổi là trẻ học hiệu quả và dễ dàng nhất.” – Glenn Doman

6


• Mọi trẻ em theo bản năng đều thích học “Trẻ thích học hơn thích ăn; trẻ thích học
hơn thích chơi. Trên thực tế, trẻ nghĩ học là chơi” – Glenn Doman
• Mọi cha mẹ đều là các giáo viên tốt nhất của con. “Vào những giây phút tệ nhất

trong ngày tệ nhất của bạn với con thì bạn vẫn là người thầy tốt nhất của con- tốt hơn
bất cứ giáo viên nào trên thế giới này. Vào những ngày bình thường hoặc vào những
lúc tốt nhất trong những ngày tốt nhất của bạn hì bạn chắc chắc là người thầy tuyệt vời
của con bởi bạn hiểu con mình hơn bất cứ ai. Và đặc biệt là bạn yêu thương con mình –
đó là sự kết hợp hồn hảo để tạo nên một người thầy tốt”. – Janet Doman
• Dạy và học nên là những phút giây vui vẻ. “Các cha mẹ xứng đáng để được hưởng
những niềm vui khi dạy con học, cịn các em bé cũng phải có quyền để cảm nhận sự
hứng khởi khi cùng học với cha mẹ mình.” – Glenn Doman
• Dạy và học khơng bao giờ cần kiểm tra. “Một trong số những điều tuyệt vời nhất của
việc dạy các thiên thần bé nhỏ là quá trình dạy học chỉ đơn thuần là quá trình cho đi
các thơng tin như việc trao tặng những món q và khơng bao giờ địi lại”. – Janet
Doman
3. “Phương án 0 tuổi” và việc phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ MN
“Phương án 0 tuổi” là tên gọi tắt của “Cơng trình giáo dục ưu việt và phương án
thực thi cho trẻ từ 0 - 6 tuổi”. Nếu chỉ nói tóm gọn một câu thì “Phương án 0 tuổi”
nhằm khai thác triệt để tiềm năng trí tuệ của con người. Diễn đạt cụ thể hơn thì
“Phương án 0 tuổi” chỉ rõ rằng nhân loại cần nhận thức lại tiềm năng của bào thai, trẻ
sơ sinh, trẻ mẫu giáo, đồng thời giới thiệu một hệ thống lý luận cơ bản và phương pháp
để khai mở những tiềm năng này.
Giáo dục theo “ phương án 0 tuổi”: Mọi đứa trẻ đều là “Thần đồng”, trẻ khơng
bình thường cũng là “Thần đồng”, nếu có phương pháp giáo dục ưu việt để khai mở
tiềm năng trí tuệ thiên bẩm vốn có của mỗi con trẻ. Vì vậy, “Phương án 0 tuổi” coi
trọng và động viên phát triển sở trường đặc biệt của trẻ thơ, cho trẻ học vượt, “nhảy
cóc” để nâng cao trình độ.

7


“Phương án 0 tuổi” chú trọng bồi dưỡng 7 tố chất cơ bản cho trẻ, hướng dẫn trẻ
học cách sống, học cách học tập, học cách yêu thương, quan tâm, làm cho các tố chất

đó phát triển một cách tồn diện. Theo các tác giả, 7 tố chất cơ bản đó là: sức khỏe tốt;
đầu óc linh hoạt; có niềm say mê hứng thú; tính cách tốt; biết yêu thương và giao tiếp;
ngôn ngữ theo xu hướng phát triển (bao gồm ngơn ngữ thị giác và ngoại ngữ); u
thích những sự vật tốt đẹp. Đến lượt nó, những tính cách tốt đẹp cụ thể bao gồm: vui vẻ
hoạt bát; trật tự tập trung chú ý; dũng cảm tự tin; chăm chỉ làm việc; có tính độc lập; có
tính sáng tạo; có khí khái và mơ ước làm việc lớn khi trưởng thành. Việc giáo dục tố
chất được tiến hành ở thời kỳ sơ khai con người, nắm bắt ngay từ thời kỳ mang thai, sơ
sinh, mẫu giáo. Đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của trẻ, phát triển mạnh mẽ những tố
chất đặc biệt của trẻ. Bồi dưỡng các bé có nhiều sở thích và sở thích trung tâm, thể hiện
tài năng ở một mặt nào đó, làm nền móng vững chắc để phát triển tương lai.
Đây chính là “bộ cơng cụ ưu việt” để khai mở tiềm năng trí tuệ, tố chất thông
minh, tài năng, bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, tạo nền móng vững
chắc cho sự phát triển của nhân tài. Tuy nhiên, việc xác định những nội dung giáo dục
sớm cụ thể lại tùy thuộc vào từng thời kỳ, từng địa điểm, từng gia đình, từng bậc phụ
huynh, bạn b người thân cũng như đặc điểm của trẻ, từng phương pháp giáo dục trong
gia đình cũng như trong trường mầm non. Dựa vào những điều kiện cụ thể để làm
phong phú và nổi bật thêm những nội dung giáo dục sớm, thực hiện “dạy trong cuộc
sống, học trong trò chơi”, có thể tăng hay giảm nội dung dạy và học, không quá câu nệ
cứng nhắc.
Phương pháp luận mới mẻ và mang tính thực tiễn này đã phá vỡ quan niệm giáo
dục truyền thống tồn tại hàng ngàn năm qua, thay đổi toàn bộ quan niệm về nhân tài,
quan niệm về nhi đồng, quan niệm về giáo dục, quan niệm về cha mẹ và con cái, quan
niệm về cách đọc và nhận biết mặt chữ và phương pháp thuyết giáo, tìm một con
đường tắt và bằng phẳng để giáo dục trẻ một cách khoa học, một đội ngũ đông đảo
những người thực hiện phương án 0 tuổi đã bồi dưỡng ra hàng loạt những đứa trẻ thông

8


minh sớm và những thanh thiếu niên xuất sắc, đáng để những bậc làm cha làm mẹ đang

mong con thành tài nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn.
4. Phương pháp giáo dục Shichida và việc phát triển trí thơng minh cho trẻ
a. Phương pháp giáo dục Shichida được phát triển dựa trên các nguyên tắc:
- Tất cả mọi trẻ em dưới 6 tuổi đều là các thiên tài.
- Não phải chủ đạo của các bé trong giai đoạn đầu đời ẩn chứa một năng lực học tập to
lớn.
- Sự kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái là điều đặc biệt quan trọng.
- Trẻ em cần được nhận các kích thích thơng qua 5 giác quan.
- Sự lặp lại và nhất quán
là mấu chốt để dạy trẻ thành công.

Giáo sư Shichida Makoto – người đứng đầu trong cuộc cách mạng giáo dục thế giới

b. Mục tiêu của phương pháp giáo dục Shichida:
Phương pháp Shichida nhấn mạnh giáo dục không phải là để nhồi nhét tri thức
mà giáo dục phải giúp kích hoạt được các năng lực thiên bẩm của trẻ. Để kích hoạt
được các năng lực thiên bẩm đó, chúng ta phải cung cấp cho trẻ một mơi trường phát
triển tốt với các yếu tố kích thích cần thiết cho sự phát triển.
Shichida cho rằng: “Mục đích của giáo dục trong tương lai không phải để tạo ra những
con người đầu đầy các kiến thức mà để nuôi dưỡng những đứa trẻ biết cách sử dụng
hiệu quả toàn bộ cả hai bán cầu não của mình. Ni dưỡng những đứa trẻ với những

9


tiềm năng to lớn, sự sáng tạo tuyệt vời và khả năng tận dụng được nhiều phần trăm não
bộ của mình hơn cần phải là mục tiêu của giáo dục.”
Từ thời xưa, giáo dục tập trung vào việc nuôi dưỡng những con người tốt để có
thể đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Nhưng ngày nay nhận thức về giáo dục đã
có sự thay đổi. Chúng ta coi việc vào tiểu học là bước tiếp theo để lên trung học cơ sở

và trung học cơ sở là một bậc nữa để lên trung học phổ thông và cứ tiếp tục như vậy.
Chúng ta thường bị rơi vào cái bẫy nguy hiểm của việc coi mục tiêu giáo dục cao nhất
đối với trẻ là vượt qua các kỳ thi đầu vào của các trường, chứ khơng thực sự tính đến
toàn bộ tương lai của đứa trẻ. Rất nhiều các thầy cô và cha mẹ đã nuôi dưỡng và dạy
dỗ đứa trẻ dựa trên quan điểm “chỉ chú trọng vào khả năng học tập ở trường” và đứa
trẻ được khuyến khích để đạt được kết quả tốt hơn các bạn nó. Các trường cũng mắc
phải bệnh thành tích khi uy tín của trường được xét đến dựa trên các chỉ tiêu về thành
tích thi cử của học sinh trường đó.
Giáo dục thực chất cần vượt qua được mục tiêu trước mắt đó để có thể ni
dưỡng tính cá thể của từng trẻ và kích hoạt những khả năng thiên bẩm đang nằm ngủ
yên trong chúng. Giáo dục phải làm sao cho trẻ nào cũng có cơ hội thành cơng trong
lĩnh vực chúng hiểu rõ và làm tốt. Mỗi trẻ cần được khuyến khích theo đuổi những thứ
chúng thích. Có như vậy, khi lớn lên, chúng có thể đóng góp cho xã hội trong mảng
lĩnh vực đó. Cần phải xây dựng một nền giáo dục cho phép chấp nhận đứa trẻ như một
cá thể đáng trân trọng, chứ không phải là một cá thể mờ nhạt giữa những cá thể khác.
Hay nói cách khác, chúng ta nên xây dựng nền giáo dục có thể đề cao ý chí của từng cá
nhân.
Giáo dục não trái truyền thống chỉ chú trọng vào phát triển trí thơng minh bằng
cách truyền thụ tri thức. Cách giáo dục này có những hạn chế và người ta cho rằng nó
chỉ giúp phát triển 3% tiềm năng của con người. Trên thực tế, khả năng thiên bẩm của
con người là khơng có giới hạn. Nhiệm vụ của giáo dục trong tương lai là giúp cho loài
người sử dụng hết tiềm năng của mình. Nó cũng cần ni dưỡng tính cá thể, tâm hồn,

10


lòng nhân ái, sự nhạy cảm và sáng tạo của trẻ. Cần phải dạy trẻ cách sử dụng các khả
năng của chúng để góp phần làm thay đổi xã hội và tương lai thế giới.
c. Đặc điểm của phương pháp giáo dục Shichida
Phương pháp giáo dục Shichida là sự kết hợp giữa giáo dục não phải (phát triển

sự nhạy cảm của trẻ) và giáo dục não trái lí trí. Trong phương pháp này có sự phát triển
hài hịa, cân bằng giữa não bộ, trái tim và cơ thể:

- Giáo dục Trái tim: xây dựng tình yêu thương, sự tin tưởng lẫn nhau trong mỗi quan
hệ giữa cha mẹ và con cái.
- Giáo dục não phải: để kích hoạt các tiềm năng to lớn của não phải bằng cách sử dụng
các hình ảnh.
- Giáo dục não trái – giáo dục về trí tuệ để tận dụng những khả năng đã được kích hoạt.
- Giáo dục về dinh dưỡng và thể chất để giúp phát triển những cơ thể khỏe mạnh về cả
thể chất lẫn tâm hồn.
Phương pháp Shichida cũng chỉ ra việc xây dựng một cách tiếp cận về giáo dục
theo hướng phát triển những tiềm năng thiên bẩm của con người, chứ không phải là để
nhồi nhét tri thức. Hệ thống giáo dục nên chú trọng đến việc tôn trọng tính cá thể của
từng đứa trẻ trong một tổng thế, chứ không chỉ xét đến những khả năng dựa vào học
lực của trẻ ở trường. Đồng thời, mục tiêu của giáo dục não bộ cũng là để khuyến khích
trẻ sử dụng những khả năng tuyệt vời của mình để phục vụ cho xã hội, cộng đồng, thế
giới và trở thành những cơng dân tích cực.
11


III. Các hoạt động giáo dục phát triển trí thơng minh tiềm năng cho trẻ mầm non
1. Rèn luyện cơ quan cảm giác
Phát triển sự nhạy cảm của các giác quan cho trẻ đặc biệt là thị giác, xúc giác,
thính giác và sử dụng phối hợp các giác quan trong nhận thức thế giới xung quanh.

Chú trọng giáo dục trẻ theo phương pháp đa giác quan, tức là kết hợp nhìn – sờ vận động với đối tượng và nhờ đó các tế bào não được kích hoạt, tiềm năng trí tuệ của
trẻ mới được khai mở.
Ví dụ: Trị chơi: Trong túi có gì?
Đây là trị chơi phát triển xúc giác của bé. Sau khi nghe và quan sát cô miêu tả
tính chất của trái cây. Bé phải dùng thị giác, xúc giác và trí nhớ để gọi tên đúng trái cây

có trong túi.
Việc dùng trái cây làm học cụ là cách áp dụng được hầu hết các giác quan trong
phương pháp giáo dục đa giác quan. Từ việc nhìn, nghe tên gọi, tính chất của trái, đếm
chạm vào vỏ, ngửi mùi của trái cây và nếm sẽ giúp trẻ vận dụng cả 5 giác quan của
mình.
Cũng với chiếc túi này, cơ thể cho trẻ thị tay vào túi sờ và tìm các hình khối theo
u cầu. Khuyến khích trẻ mơ tả thao tác mình đã sờ một vật như thế nào trong túi
trước khi lấy chúng ta và cho trẻ dự đốn xem mình đang cầm trong tay hình gì ở trong
túi.
12


2. Phát triển khả năng giao tiếp xã hội
Chú trọng phát triển khả năng nghe, hiểu lời nói giao tiếp và biết dùng ngơn ngữ
phù hợp với các tình huống trong giao tiếp.

Giai đoạn 1 -3 tuổi là giai đoạn trẻ tiếp thu nhanh nhất và học được tất cả các kỹ
năng giao tiếp xã hội. Vì đây là giai đoạn trí nhớ của trẻ phát triển mạnh nhất. Chúng ta
cần mở rộng vốn từ cũng như cho trẻ tìm hiểu các tình huống giao tiếp để nâng cao khả
năng giao tiếp cho trẻ bằng cách đọc truyện có hình ảnh minh họa để trẻ nghe và nhìn,
giúp trẻ diễn đạt lại nhân vật, đóng vai thể hiện lại nhận vật theo các tình huống giao
tiếp có trong câu chuyện.
3. Dạy trẻ biết cách quan sát và đặt câu hỏi
Chúng ta cần phát triển tính ham hiểu hiểu biết của trẻ trong các hoạt động khám
phá. Hướng dẫn trẻ trình tự quan sát và khuyến khích gợi mở trẻ đặt ra câu hỏi trong
quá trình quan sát.

13



Trẻ em thường có tính tị mị, thích khám phá. Chúng ta cần hướng tính tị mị của
trẻ vào những mục đích đúng đắn. Đặc biệt khi trẻ lên 3 tuổi, đây là giai đoạn trẻ liên
tục hỏi “tại sao”. Chúng ta cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ đi k m với phương pháp
minh họa dễ hiểu để giúp trẻ thõa mãn được trí tị mị, phát triển khả năng ghi nhớ, tiếp
thu nhanh nhờ vừa quan sát vừa đặt câu hỏi.
Ví dụ: Trị chơi đong nước vào lọ
Cơ cho trẻ đong nước vào lọ để tìm hiểu đặc tính chìm nổi của vật trong nước khi
hịa tan với muối.
Cô hướng dẫn trẻ quan sát và đặt câu hỏi về so sánh mực nước giữa 2 lọ, quan sát
hiện tượng và giải thích hiện tượng trứng chìm ở lọ nước trong và trứng nổi ở lọ nước
hòa tan muối.
Những hoạt động mang tính chất khám phá quan sát các hiện tượng trong thiên
nhiên giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và niềm u thích việc tìm hiểu, học hỏi nghiên
cứu sau này. Từ đó hình thành nền tảng cho việc phát triển tư duy khoa học ở trẻ.
4. Hoạt động phát triển thể lực và độ khéo léo
Thể lực tốt thể hiện ở việc phát triển các vận động cơ bản cho trẻ, r n luyện các
tố chất vận động như nhanh nhẹn, bền bỉ, khéo léo trong vận động.
Vận động giúp trẻ có sức khỏe, độ dẻo dai và có tác động to lớn đến sự phát triển
não bộ. Nó ảnh hưởng cả đến năng lực thị giác và ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ phát hiện
và xử lý vấn đề thông minh hơn. Các phần của vận động bao gồm các bài tập vận động
cơ bản như bò, trườn, đi, chạy, nhảy, leo tr o; các bài tập phát triển sự thăng bằng cho
cơ thể và các bài tập phát triển khả năng sử dụng tay. Như vậy nội dung vận động cịn
giúp trẻ định hướng khơng gian và giữ thăng bằng tốt hơn.

14


Các vận động cần phát triển cho trẻ bao gồm cả vận động tinh và vận động thô.
Vận động tinh là những cử động cơ nhỏ (ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn
chân, mắt, miệng) trong việc cầm, nắm, nặn cho đến những vận động đòi hỏi sự khéo

léo như may, cắt, thêu hoặc chơi đàn…Vận động tinh giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc,
viết, tự chăm sóc bản thân và cao hơn nữa là khả năng toán học, hội họa, âm nhạc.
Ví dụ các trị chơi nặn, cắt, xé dán là các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động
tinh tốt nhất.
Vận động thô là vận động trong đó trẻ sử dụng các nhóm cơ lớn của tay, chân
trong các hoạt động cơ thể như: đi, chạy, nhảy, đứng, bò, trườn, tr o,…Ở tuổi lên 3 trẻ
rất thích chạy nhảy và quan trọng là giai đoạn này trẻ bắt đầu phát triển sự tập trung
bằng các hoạt động thể chất.

Vận động thể lực và khéo léo sẽ giúp đưa nhiều oxy lên não, giúp trẻ ghi nhớ lâu
và đạt kết quả học tập tốt hơn.
5. Hoạt động rèn luyện kỹ năng lao động và chế tác
Tập cho trẻ cách sử dụng các dụng cụ, đồ vật xung quanh. Biết công dụng chức
năng và cách sắp xếp, quản lý chúng đúng vị trí.
15


Việc cho trẻ tương tác với các đồ dùng, dụng cụ lao động sẽ giúp trẻ dễ nhớ và
nhớ lâu hơn. Quá trình tham gia lao động sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và tự hào về
bản thân, phát huy khả năng sáng tạo và tăng thêm tình cảm yêu thích lao động.
6. Hoạt động rèn luyện khả năng ngôn ngữ cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ
Cho trẻ tiếp xúc mọi lúc, mọi nơi với ngôn ngữ, phát triển vốn từ phong phú cho
trẻ và khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc diễn dạt ý tưởng của mình trong giao tiếp.
Dạy trẻ nhận biết mặt chữ và đọc hiểu từ sớm: R n các phản xạ ngôn ngữ như
nhìn mặt chữ, đọc theo và tìm ra chữ theo yêu cầu.

Chữ sẽ giúp trẻ tập trung vào một điểm, tạo ra ham muốn để trẻ nói thành tiếng
sau này, bởi nó đã có sự kết nối từ trước. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ tự định vị mặt
chữ trong mắt cũng như tác động đến hướng chỉ của tay của trẻ khi nhắc tới đồ vật.
Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ.


16


Chúng ta nên sớm cho trẻ làm quen với chữ trong sách báo. Cách này giúp trẻ
nhận thức được tốt nhất hình ảnh, mặt chữ và khi đó, trẻ sẽ biết lật giở trang sách để
quan sát chứ khơng vị hoặc xé.
Theo phương pháp giáo dục trẻ sớm: Trẻ tiếp thu ngơn ngữ rất nhanh bằng các trị
chơi tráo thẻ. Tốc độc tráo thẻ càng cao thì sẽ kích thích khu vực trí nhớ của bé ngay
lập tức.
Thơng thường trẻ tiếp thu thông tin bằng bán cầu não trái, nên thông tin được đưa
dưới tốc độ cao sẽ làm khu vực ghi nhớ ở bán cầu não phải phát triển. Khi tráo thẻ cần
cho trẻ xem hình và cùng lúc đọc từ trong hình. Thời gian tráo thẻ là 1 hình/1 giây,
hoặc có thể nhanh hơn.
Đọc là một chức năng của thần kinh thị giác. Đọc không phải là một mơn học. Vì
vậy, mọi trẻ em đều có khả năng đọc và trên thực tế chúng là thiên tài về ngôn ngữ.
Dạy trẻ biết đọc sớm áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mỗi ngày dạy cho trẻ
5 chủ đề, mỗi chủ đề 5 thẻ. Như vậy, một ngày dạy cho trẻ 25 thẻ. Mỗi thẻ tráo 1 giây,
chỉ tráo hết một lượt 25 thẻ, không tráo tới tráo lại. Một ngày dạy 3 lần.
Ngày hôm sau mỗi ngày bỏ ra 1 thẻ trong chủ đề. Như vậy mỗi ngày bỏ 5 thẻ cũ
ra và thêm 5 thẻ mới vào. Cứ như vậy lần lượt từ chủ đề này lại thay đến chủ đề khác.
Trình từ dạy cho trẻ:
Thẻ từ đơn  Thẻ từ ghép  Thẻ cụm từ  Thẻ câu.
 Lưu ý: Các học liệu để dạy trẻ học đọc bao gồm các thẻ từ và sách.

17


7. Dạy trẻ học âm nhạc và ca múa
Phát triển khả năng cảm nhận ngôn ngữ ca từ nghệ thuật và hình thành cảm xúc

thẩm mỹ cho trẻ thơng qua các hoạt động ca múa. Giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo
và nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em phát triển não trái nhiều hơn não phải. Do đó
để kích thích 2 bán cầu não hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất thì việc dạy
âm nhạc cho trẻ là điều cần thiết.
Những âm thanh trong âm nhạc có tác dụng hồn thiện việc xây dựng và kết nối
các tế bào thần kinh, từ đó tạo nên các đường dẫn xuyên suốt bên trong não.
Việc dạy âm nhạc sớm cho trẻ cũng giúp tác động đến việc cải thiện tư duy logic,
phát huy tính sáng tạo và năng khiếu thẩm mỹ, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện
những năm tiếp theo.
Nên kết hợp âm nhạc vào tất cả các hoạt động của trẻ để tăng thêm hứng thú cho
trẻ. Hướng dẫn trẻ kể về câu chuyện có thể cho trẻ nghĩ ra cách thể hiện mới cho nhân
vật bằng bài hát. Học về các giác quan cũng có thể cho trẻ hát bài hát và vận động cùng
với các giác quan của mình v.v.

18


8. Dạy trẻ học hội họa và tạo hình
Các hoạt động tạo hình giúp phát triển các kỹ năng tạo hình cho trẻ, cách sử dụng
các nguyên vật liệu tạo hình. Nhờ đó mà khả năng thể hiện của trẻ trở nên sáng tạo hơn
về các hình ảnh trong cuộc sống sản phẩm tạo hình của trẻ.

Việc tiếp xúc với hội họa cũng giúp trẻ phát triển thị giác, cảm nhận tốt màu sắc
và khả năng khái quát định hướng cách thể hiện bố cục tương đối trong không gian.
Trẻ mầm non hầu hết đều có niềm u thích đặc biệt với hội họa và tạo hình.
Thơng qua hội họa và tạo hình trẻ sẽ khai thác hết khả năng của mình và vận dụng
những kinh nghiệm bản thân vào việc thể hiện sản phẩm. Do đó, nó là hình thức giúp
trẻ phát triển tư duy sáng tạo tốt nhất.

9. Dạy trẻ chơi đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm
Phát triển tư duy sáng tạo và kích hoạt khả năng tưởng tượng, tính kiên trì có
mục đích thực hiện công việc đến cùng. Giúp trẻ vận dụng những kiến thức thành kỹ
năng và yêu thích những sản phẩm do mình làm ra.

19


Những hoạt động làm đồ chơi, làm thí nghiệm đơn giản nhưng mang tính khoa
họa giúp trẻ hiểu được đặc tính của vật, phát huy niềm yêu thích khám phá của trẻ.
Nhờ vậy tư duy, trí tưởng tượng của trẻ phát triển làm nền tảng cho việc phát triển tư
duy duy khoa ở trẻ.
10. Dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên và nhận thức thiên nhiên
Cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, hình thành lịng u thiên nhiên, biết cảm nhận
cái đẹp trong thiên nhiên, mong muốn tạo ra thiên nhiên trong lành, đẹp phục vụ cho
cuộc sống. Biết bảo vệ giữ gìn thiên nhiên quanh ta.
Việc cho trẻ gần gũi, tiếp xúc với thiên nhiên là cơ hội giúp trẻ thể hiện bản thân
mình vào cuộc sống xung quanh, phát triển khả năng quan sát, óc sáng tạo và thẩm mỹ
của trẻ sẽ được dần dần hình thành từ những lần tiếp xúc ấy. Điều đó sẽ giúp trẻ thích
nghi với mơi trường xã hội.

11. Dạy trẻ tìm hiểu cuộc sống và nhận thức xã hội
Dạy trẻ tìm hiểu cuộc sống, nhận thức xã hội thông qua những người xung quanh,
những sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống. Có thái độ đúng đắn với xã hội.
Tập cho trẻ tính hợp tác và các kỹ năng sống trong tập thể, hịa mình vào xã hội
và có năng lực cá nhân điều khiển hành vi đúng trong xã hội.

20



Trẻ nhỏ có khả năng học bất cứ điều gì nếu chúng ta dạy chúng một cách chính
xác và trung thực. Các kiến thức xã hội chính là nền tảng của tri thức. Trẻ em có khả
năng tiếp thu các kiến thức đó với một khối lượng ồ ạt và tốc độ nhanh hơn nhiều so
với người lớn.
Chúng ta có thể cung cấp những kiến thức bách khoa cho trẻ bằng cách chơi trị chơi
quan sát các thẻ hình ảnh. Trình tự dạy giống như dạy trẻ làm quen với thẻ từ khi
hướng dẫn trẻ đọc.
Các học liệu cho chương trình này là các thẻ tri thức bách khoa (hình ảnh về các sự vật
hiện tượng).

12. Dạy trẻ nhận biết thế giới toán học
Cho trẻ tiếp xúc với các biểu tượng tốn ngay từ sớm, hình thành khả năng nhận
biết chữ số, số lượng nhóm, các phép tính để nâng cao các kỹ năng toán học. Kỹ năng
toán học rất quan trọng đối với sự thành công của trẻ, cả ở trường học và trong cuộc
sống hàng ngày.
21


Hiểu biết về toán cũng xây dựng sự tự tin và mở ra cánh cửa cho môt loạt các lựa
chọn nghề nghiệp. Thực tế, trong cuộc sống hàng ngày, sự hiểu biết về toán học cho
phép trẻ vận dung vào những tình huống thực tế một cách thỏa đáng.
Trẻ sẽ học tốn dễ dàng hơn khi chúng có thể kết nối các khái niệm tốn học với
những kinh nghiệm mình đạt được.
Ví dụ: Bằng cách sử dụng những vật dụng trong gia đình (như cốc, muỗng trong
bếp) và quan sát những việc xảy ra hàng ngày (như thời tiết trong 1 tuần ), trẻ sẽ nhìn
ra và áp dụng được những vấn đề mình đã được dạy.
Một phần quan trọng trong toán học là làm thế nào để giải quyết được vấn đề. Trẻ
em được khuyến khích dùng thử, làm thử, thậm chí bé hồn tồn có thể làm sai, từ đó
bé học cách giải thích, suy luận cho vấn đề. Bé cũng học cách thể hiện bản thân rõ ràng
trong q trình bé giải thích giải pháp của mình.

Dạy trẻ toán học cũng dễ như dạy đọc. Trẻ em cũng là thiên tài về tốn học. Tốn
học khơng phải là một bộ môn cung cấp các kiến thức hàn lâm mà đơn giản, tốn học
chỉ là một ngơn ngữ khác để tư duy và suy luận.

Nội dung dạy toán cho trẻ là dạy số tương ứng thẻ chấm, thẻ số.
Ngày đầu tiên: Soạn sẵn 10 thẻ từ 1-10. Cầm thẻ 1 lên vừa cho xem vừa đọc to rõ
“một”. Lần đầu tiên cho trẻ nhìn thẻ từ 1-10 theo đúng thứ tự. Các lần khác trong ngày
không theo thứ tự. Mỗi ngày cho xem ít nhất là 3 lần. Những ngày sau có thể bỏ 2 thẻ
số nhỏ nhất và thêm 2 thẻ số mới theo dãy số tăng dần.

22


Cho trẻ làm quen với các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép chia, phép nhân. Mỗi
tuần học 1 phép tính.
Lưu ý: Học liệu dạy trẻ học tốn là các thẻ chấm, thẻ số.

23


Kết luận
Câu chuyện về các cô bé, cậu bé với những tài năng đặc biệt xuất chúng đã
khơng cịn là chuyện “xưa nay hiếm” nữa mà ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến
trong xã hội, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Giáo sư Phùng Đức Toàn là tác giả của bộ sách “Phương Án 0 Tuổi” khẳng
định chỉ với 1 tiếng mỗi ngày, bạn có thể giúp trẻ trước 3 tuổi nhận biết tới 2.000 mặt
chữ và đi vào giai đoạn đọc hiểu mở rộng. Đặc biệt, chỉ với 5 phút dạy trẻ học ngoại
ngữ mỗi ngày, con bạn có thể sử dụng hàng chục ngoại ngữ khác nhau.
Phương pháp giáo dục trẻ theo cách truyền thống và theo "Phương án 0 tuổi" có
nhiều khác biệt. Trong khi phương pháp giáo dục trẻ truyền thống chưa đánh giá hết

tiềm năng phát triển của trẻ giai đoạn dưới 3 tuổi, chỉ để trẻ phát triển một cách tự
nhiên. Phương pháp mới lại tập trung mạnh vào việc kích hoạt các khả năng tiềm ẩn
của trẻ trong những năm đầu đời.
Từ những lý luận và thực tiễn thành công của phương pháp dạy trẻ sớm, chúng
ta đều công nhận rằng việc kích thích tiềm năng trí tuệ của trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6
tuổi là hết sức quan trọng và tạo nên những nhân tài thực sự cho tương lai của đất
nước. Giúp giáo dục đạt được những kỳ vọng đúng như cha mẹ và xã hội mong đợi.
Thông điệp cuối cùng chúng ta cần nhớ: Giai đoạn trẻ mầm non (0 – 6 tuổi) là
thời kỳ vàng để khai phá trí thơng minh tiềm năng của trẻ. Chúng ta cần tạo cơ hội và
khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục khai mở tiềm năng cho trẻ một
cách tự nhiên và phối hợp.

24


×