Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập lớn môn Triết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.8 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ

1
2

CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về Quy luật phủ định của phủ định

3

CHƯƠNG II
II.1/ Nêu lên thực trạng của nền văn hóa Việt Nam hiện
nay trong công cuộc hội nhập thế giới

4

II.2/ Vận dụng quy luật phủ định của phủ định và việc
làm thế nào để xây dựng nền văn hóa Việt Nam – đậm
đà bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa nhân loại một cách hiệu quả.

5

II.3/ Thành quả của việc vận dụng quy luật phủ định
của phủ định vào hoạt động thực tiễn trên và Đề xuất
giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam – đậm đà
bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa nhân loại một cách hiệu quả.

6



KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

7


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Văn hóa truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc, là
kết tinh làm nổi bật nét đặc trưng văn hóa của dân tộc mình, thể hiện thông
qua các hoạt động, sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Do đó
có thể khẳng định, văn hóa chính là cái “hồn” của mỗi dân tộc, một dân tộc,
nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ không có sự
khác biệt, sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa.
Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam tức là chúng ta đang nói đến
những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt
Nam. Chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi
lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc,
trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam. Và những
giá trị hạt nhân ấy không phải tự nhiên mà hình thành nên, nó được tạo
thành một cách từ từ, và được khẳng định trong cả một quá trình lịch sử xây
dựng, củng cố và phát triển của đất nước Việt Nam. Chính vì vậy, việc bảo
tồn, giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người dân
Việt Nam luôn là nhiệm vụ hàng đầu mà Đảng và Nhà nước đang đặt ra hiện
nay.
Tuy nhiên, đất nước ta đang trong thời kỳ hòa nhập với nền kinh tế mở.
Bản thân mỗi người dân Việt Nam đang sống trong tiến trình giữa hội nhập
kinh tế và hội nhập văn hóa. Bởi thế mà để giải quyết vấn đề bảo tồn và phát
huy nền văn hóa Việt Nam, chúng ta cần nhìn bằng cái nhìn nhiều chiều

hơn. Trước tiên, trước thềm hội nhập của đất nước, nếu chúng ta tiếp thu
không chọn lọc, thì bên cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện đại,
chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn dễ
bị đánh mất truyền thống dân tộc, dễ bị cuốn theo các nước trên thế giới, bị
ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của các dân tộc khác.Thế nhưng, đậm
đà bản sắc dân tộc không có nghĩa là đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động
chọn lọc những điều tiên tiến của văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu
có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình.
Đây thực sự là vấn đề nóng bỏng cần đề cập và giải quyêt để làm giàu
đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam. Bởi vậy em đã lựa chọn đề tài cho bài Tiểu
luận số 1 này là : Làm thế nào để xây dựng Văn hóa Việt Nam – đậm đà


bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại và áp dụng tri thức triết học
đã học để giải quyết hoạt động thực tiễn này

2. Mục đích, nhiệm vụ
- Khái quát những vấn đề cơ bản của Quy luật phủ định của phủ định
- Nêu lên thực trạng của nền văn hóa Việt Nam hiện nay trong công
cuộc hội nhập Thế giới
- Vận dụng quy luật phủ định của phủ định và việc làm thế nào để xây
dựng nền văn hóa Việt Nam – đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa nhân
loại một cách hiệu quả.
- Thành quả của việc vận dụng quy luật phủ định của phủ dịnh vào hoạt
động thực tiễn trên và Đề xuất giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam
– đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa nhân loại một cách hiệu quả.


CHƯƠNG I
Những vấn đề cơ bản về Quy luật phủ định của phủ định

1. Khái niệm Phủ định và Phủ định biện chứng
- Thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng vô tận. Sự
vật,hiện tượng diễn ra sự thay thế lẫn nhau. Sự thay thế đó chính là sự phủ
định.
- Trên thực tế có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển của sự vật –
gọi là phủ định siêu hình. Ngược lại có những sự phủ định tạo điều kiện, tạo
tiền đề cho sự phát triển tiếp- gọi là phủ định biện chứng.

2. Nội dung của Quy luật phủ định của phủ định
- Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định.
- Về tính chất, phủ định của phủ định có tính chu kì. Mỗi chu kì phát
triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua 2 lần phủ định liên tiếp và được
lặn lại vô tận
- Về hình thức, phủ định của phủ định được mô phỏng theo đường
xoắn ốc. Ở mỗi chu kì, phủ định của phủ định, sinh vật thường trải qua 3
hình thái tồn tại cơ bản. Trong đó hình thái cuối chu kì dường như lặp lại
hình thái ban đầu trên cơ sở cao hơn
- Về xu hướng, phủ định của phủ định có xu hướng đi lên.

3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về
xu hướng phát triển của sự vật. Quá trình phát triển của bất kì một sự vật nào
cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, nó gồm có nhiều chu kỳ khác
nhau. Do đó, chúng ta phải hiểu những đặc điểm đó để có cách tác động phù
hợp với yêu cầu phát triển.
- Theo đó, mọi sự vật luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ
thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố
tích cực của cái cũ. Do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế
thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn.



- Trong xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con
người. Chính vì thế trong hoạt động của chính mình con người phải biết phát
hiện cái mới và ủng hộ nó

CHƯƠNG II
II.1/ Nêu lên thực trạng của nền văn hóa Việt Nam hiện nay trong
công cuộc hội nhập Thế giới
- Văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn
không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân
tộc bị thôn tính, nhưng bản sắc đó không bao giờ mất, không những không
mất mà nó ngày càng được khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn
hoá Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình, lấy bản sắc dân tộc làm
tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các nền văn hoá
khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm cho
bản sắc của mình.
- Không ai phủ nhận sau 20 năm đổi mới,tiến tới hội nhập Thế giới đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng cao, được mở rộng, phong
phú đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bên
cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy
sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị “ lai ’’ ,
nhiều chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy
trì công khai không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được.
Văn hóa bạo lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong mỹ
tục, những món hàng ăn liền rẻ tiền tấn công những giá trị sâu sắc, thâm
nghiêm... Những tính chất văn chương nghệ thuật ngoại lai đó đôi khi còn có
sức mạnh chiếm lĩnh hắn được một bộ phận nghệ sĩ và một bộ phận công
chúng nhất là khá đông đảo giới trẻ hưởng ứng
Chúng ta dể dàng nhận thấy: “Toàn cầu hoá và hội nhập” một mặt làm nâng

cao chất lượng sống, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ
trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến "sự va chạm" giữa lối sống, lối tư
duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống: Lối sống và cách tư duy
hoà với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng tình làng nghĩa xóm dường như
hoàn toàn trái ngược với lối sống đô thị và toán tính kinh tế có tính cá nhân,
nếp sống thanh bình dễ cũng đi ngược chiều với nhịp độ gấp gáp của tác
phong công nghiệp, ứng xử tình cảm nghiêng về đạo đức thường tương phản
với văn hoá trí tuệ và nền pháp lý chặt chẽ, lối sống tiêu xài không mấy phù
hợp với truyền thống thanh đạm của con người Việt Nam…


II.2/ Vận dụng quy luật phủ định của phủ định và việc làm thế
nào để xây dựng nền văn hóa Việt Nam – đậm đà bản sắc dân tộc,
hội tụ tinh hoa nhân loại một cách hiệu quả.
- Những giá trị văn hóa của dân tộc ta không phải tự nhiên mà có, nó
được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây
dựng, củng cố và phát triển của nhà nước Việt Nam. Những giá trị đó không
phải là không thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị
xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ xung vào. Có những giá trị
tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam,
với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt
nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá
trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Không nên có tư tưởng siêu hình đối với những giá trị văn hóa đó,
thậm chí đối với những giá trị mà chúng ta vốn cho là thiêng liêng nhất. Nếu
dân tộc không có ý thức giữ gìn, bồi dưỡng, tái tạo để trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thì chúng cũng bị mai một và tàn lụi đi. Mỗi người cần
rèn luyện cho mình tình yêu và niềm tin với nền văn hóa dân tộc.
- Giai cấp lãnh đạo phải sáng suốt và chủ động đối với quá trình diễn
biến của bản sắc dân tộc. Những giá trị nào lỗi thời phải xóa bỏ, những giá

trị mới nào cần bổ sung thêm vào, những giá trị nào cần kế thừa, nhưng dưới
một hình thức mới, và hình thức mới đó thêm ra sao? Cần thường xuyên
kiểm nghiệm, theo dõi, gìn giữ, cải tiến, bổ sung, gạt bỏ những cái lỗi thời,
đổi mới những hình thức không còn thích hợp, chọn lọc và tiếp thu mọi tinh
hoa của văn hóa nước ngoài... khiến cho những giá trị gọi là bản sắc văn hóa
của dân tộc ta phát huy tới mức cao nhất.
- Những yếu tố tiến bộ của văn hóa nước ngoài, một khi đã được dân tộc
ta chấp nhận và biến thành sở hữu của mình rồi, thì chúng có thể trở
thành một bộ phận của giá trị bản sắc hóa Việt Nam, của dân tộc Việt
Nam. Cái gì hợp với dân tộc qua bao nhiêu thử thách, cái ấy là bản sắc,
cái ấy không sợ mất đi nếu ta biết yêu quí, trân trọng và giữ gìn


II.3/ Thành quả của việc vận dụng quy luật phủ định
của phủ định vào hoạt động thực tiễn trên và Đề xuất
giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam – đậm đà
bản sắc dân tộc, hội tụ tinh hoa nhân loại một cách hiệu quả.
a/ Thành quả
- Đối với nước ta những năm vừa qua, trong quá trình mở cửa giao lưu
với thế giới, chúng ta không chỉ tiếp thu những giá trị hiện đại, tiên tiến mà
còn bổ sung, điều chỉnh một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp
với thời đại, thẩm thấu và làm đa dạng thêm bản sắc của dân tộc.
- Quá trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia đang ngày càng
xích lại gần nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo
điều kiện cho mỗi dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình.
b/ Đề xuất giải pháp
-Giữ gìn bản sắc không co vào cố thủ trong tính riêng biệt , khước từgiao
lưu văn hoá. Trên thế giới này không có một nền văn hoá nào có tính
thuần nhất bản địa. Sự thay đổi giữa các nền văn hoá là do trao đổi. Sự
trao đổi khiến cho mỗi nền văn hóa trở nên phong phú đa dạng hơn vì

vậy cần mở cửa giao lưu, biết chắt lọc và tiếp thu những tinh hoa của
văn hóa nhân loại.
Tuy nhiên khi tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại ta cũng hông
nên thụ động mà ta phải sản sinh ra những cái gì đó mới hơn, phù hợp
hơn, có sức nâng cao ta lên.
- Cần thường xuyên kiểm nghiệm, theo dõi, gìn giữ, cải tiến, bổ sung,
gạt bỏ những cái lỗi thời, đổi mới những hình thức không còn thích
hợp, chọn lọc và tiếp thu mọi tinh hoa của văn hóa nước ngoài...
khiến cho những giá trị gọi là bản sắc văn hóa của dân tộc ta phát huy
tới mức cao nhất.
- Phải xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, văn hóa biểu hiện sức
sống, sức sáng tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của


một dân tộc được thể hiện qua truyền thống và hệ giá trị đặc trưng cho
bản sắc dân tộc
.

KẾT LUẬN
- Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về
xu hướng phát triển của sự vật. quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào
cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp
trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ
hơn chu kỳ trước.
Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó.
Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra là chúng ta cần phải hội nhập như thế nào để thông qua quá trình
hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong việc
bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó,

chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng
cản trở sự tiến bộ để tìm cách khắc phục
- Một khi đã nhận thức được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ kết hợp hài
hoà các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản
sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng
cường giao lưu, học hỏi với bên ngoài thì sẽ vượt qua được những thử thách,
sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các giá trị truyền thống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phạm Văn Sinh – GS.TS.Phạm Quang Phan : Giáo Trình
Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – Lênin ( Nhà xuất
bản chính trị quốc gia Hà Nội năm 2014)
2. Huỳnh Thanh – Trưởng Ban Dân tộc. – Ban dân tộc tỉnh Bình Phước
Đường link : />cat_id=36&news_id=129
3. Hà Văn Hiển – Sở KHCN Cao Bằng
Đường link :


/>4. Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay - Nguyên Ngọc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×