Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Trưởng, Phát Triển, Năng Suất Và Chất Lượng Của Một Số Giống Lúa Chất Lượng Cao Tại Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.58 KB, 108 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
********************

NGUYỄN THỊ KIM GIANG

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
********************

NGUYỄN THỊ KIM GIANG

“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ”

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯƠNG VĂN HINH


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng
cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đã đều
được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc.


4

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng
nghiệp, bàn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn
này.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
1. PGS.TS. Lương Văn Hinh – Đại học Thái Nguyên, Thầy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
2. Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Nông học, và các thầy cô
giáo giảng dạy chuyên ngành trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
3. Phòng khảo nghiệm (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng
và phân bón quốc gia), Phòng phân tích đất và sản phẩm cây trồng (Viện
Khoa học Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc), Ban Giám hiệu, Khoa Trồng
trọt, các cán bộ Trại Thực hành thực nghiệm (Trường Trung học Nông lâm

nghiệp Phú Thọ), cấp ủy, chính quyền và nhân dân các xã: Khải Xuân, Vũ
Yển và Đỗ Xuyên (Huyện Thanh Ba), cùng bạn bè đồng nghiệp và người thân
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Giang


5

Môc lôc
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ và các cụm từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ .1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................... .1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu.................................................................................................... .3
2.2. Yêu cầu .................................................................................................... .3
2.3. Ý nghĩa của đề tài..................................................................................... 4
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... ..5
1.1.Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... . 5
1.1.1. Cơ sở khoa học...................................................................................... . 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... . 6

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới.................................. . 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới.................................... ..9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên thế giới................. 15
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trong nước....................................19
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trong nước ...................................... 19
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa trong nước .................... 23
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa ở Việt Nam ..................................... 23
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở
Việt Nam.............................................................................................................24


6

1.3.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng giống lúa ở tỉnh Phú Thọ
và huyện Thanh Ba................................................................................27
1.3.3.1. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Phú Thọ và Huyện Thanh Ba ............. 27
1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng giống lúa ở tỉnh Phú Thọ........... 31
Chương II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................... 33
2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu............................................................... 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 37
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.....................................................37
2.2.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 37
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 37
2.2.2.1. Thí nghiệm so sánh giống................................................................. 37
2.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 38
2.2.2.3. Phương pháp lấy mẫu theo dõi........................................................... 39
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................... 39
2.3.1. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, phát triển ......................................... 39

2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng mạ…………………………………………….... .40
2.3.3. Chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh .............................................................. 40
2.3.4. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái .............................................................. 40
2.3.5. Các chỉ tiêu về tính chống chịu............................................................. 43
2.3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất…………………………….………. ..46
2.3.7. Chất lượng các giống lúa ...................................................................... 47
2.3.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế...................................................................... 49
2.4. Mô hình sản xuất...................................................................................... 49
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 50


7

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................... 51
3.1. Đặc điểm cơ bản vùng nghiên cứu……………………………………...51
3.1.1. Đặc điểm chung..................................................................................... 51
3.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 51
3.1.1.2. Địa hình……………………………………………………………. 51
3.1.1.3.Đất đai ................................................................................................. 51
3.1.1.4. Thời tiết khí hậu…………………………………………………… 53
3.1.1.5. Thủy văn............................................................................................. 53
3.1.2. Diễn biến thời tiết khí hậu khi thực hiện đề tài..................................... 54
3.1.2.1. Nhiệt độ .............................................................................................. 54
3.1.2.2. Lượng mưa ......................................................................................... 55
3.1.2.3. Số giờ nắng......................................................................................... 56
3.1.2.4. Ẩm độ không khí………………………...………………………… 56
3.2. Kết quả so sánh giống lúa ........................................................................ 56
3.2.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển giai đoạn mạ .......................... 56
3.2.2. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa tham gia thí nghiệm ......59
3.2.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ................................ 61

3.2.4. Một số đặc điểm hình dạng lá của các giống lúa .................................. 64
3.2.5. Một số đặc điểm hình dạng thân, khóm, hạt của các giống lúa tham gia
thí nghiệm…………………………………………………………… 66
3.2.6. Đặc điểm trỗ bông và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh của các giống lúa thí nghiệm cảnh của các giống lúa thí nghiệm.........68
3.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa tham gia
thí nghiệm……………..……………………………………………... 71
3.2.8. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm ................................. 77
3.2.9. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa tham gia
thí nghiệm……………..……………………………………………... 80


8

3.2.10. Đánh giá chất lượng gạo xát qua các chỉ tiêu đo, đếm ....................... 82
3.2.11. Đánh giá chất lượng gạo qua phân tích trong phòng thí nghiệm........ 84
3.2.12. Phẩm chất cơm các giống lúa qua đánh giá cảm quan ....................... 86
3.3. Kết quả mô hình trình diễn ở vụ xuân năm 2010…………………........ 88
3.3.1. Kết quả đánh giá của người dân............................................................ 90
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa tham gia thí nghiệm……….....…. 91
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 92
1. Kết luận…………………………………………………….……………..92
2. Đề nghị ........................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………94
HÌNH ẢNH MINH HỌA
Phô lôc


9


Danh môc c¸c b¶ng
Trang
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây...... 10
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của 10 nước có sản lượng lúa
hàng đầu thế giới................................................................................... 11
Bảng 1.3. Mười nước nhập khẩu và mười nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới năm 2007 ....................................................................................... 13
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn
1961- 2008 ............................................................................................ 21
Bảng 1.5: Diện tích năng suất sản lượng lúa của tỉnh Phú Thọ 2007-2009 ... 28
Bảng 1.6: Diện tích năng suất sản lượng lúa 2007-2009 ................................ 29
Bảng 1.7: Sự thay đổi cơ cấu giống lúa huyện Thanh Ba qua các năm.......... 30
Bảng 2.1: Các giống thí nghiệm và cơ quan chọn tạo .................................... 33
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Thanh Ba ............................ 52
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Ba.............. 52
Bảng 3.3: Thời tiết khí hậu huyện Thanh Ba từ tháng 6/2009- tháng
6/2010...................................................................................................55
Bảng 3.4: Sinh trưởng phát triển của mạ ........................................................ 58
Bảng 3.5: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa ................... 60
Bảng 3.6: Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ............................................ 62
Bảng 3.7: Một số đặc điểm hình dạng lá của các giống lúa........................... 65
Bảng 3.8: Một số đặc điểm hình dạng thân, khóm, bông, hạt lúa .................. 67
Bảng 3.9: Đặc điểm trỗ bông và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại
cảnh của các giống lúa tham gia thí nghiệm.........................................69
Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của các
giống lúa tham gia thí nghiệm vụ mùa năm 2009 ................................ 73


10


Bảng 3.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của
các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ xuân năm 2010 ......................... 75
Bảng 3.12: Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa
năm 2009............................................................................................... 78
Bảng 3.13: Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ xuân
năm 2010............................................................................................... 79
Bảng 3.14: Tình hình sâu, bệnh chính hại lúa................................................. 81
Bảng 3.15: Các chỉ tiêu đo đếm chất lượng gạo qua xay xát.......................... 83
Bảng 3.16. Đánh giá chất lượng gạo theo chỉ tiêu sinh hóa ........................... 85
Bảng 3.17: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo qua chế biến ................. 87
Bảng 3.18. Kết quả trình diễn giống VS1 trong vụ xuân 2010....................... 89
Bảng 3.19: Kết quả đánh giá của nông dân theo thang điểm......................... 90
Bảng 3.20: Hạch toán kinh tế cho 1 ha ........................................................... 91


11

Danh môc c¸c h×nh
Trang

Hình 3.1: Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm .........80


12

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật


CS

: Cộng sự

Đ/c

: Đối chứng

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới

HC2

: Hương Cốm 2

HT1

: Hương Thơm số 1

ICRISAT

: Viện Nghiên cứu cây trồng cạn Á nhiệt đới

IRRI


: Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế

KD18

: Khang Dân 18

NH9

: Nàng Hoa 9

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

TGST

: Thời gian sinh trưởng

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới


13

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa.L) là cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia.
Khoảng 50% dân số trên thế giới đang dùng lúa làm lương thực hàng ngày.
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất lúa đã đảm bảo lương thực cho khoảng 82 triệu dân và đóng góp vào
việc xuất khẩu. Năm 1997, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, đó là một thành công lớn của
chúng ta. Mặc dù số lượng sản suất ra nhiều, nhưng giá bán gạo của chúng ta
lại thấp. Một trong những nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam thấp là do
chất lượng gạo của chúng ta còn kém hơn so với các nước khác, bởi chúng ta
chưa có bộ giống chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng của người dân từng nước trên thế giới. Bên cạnh đó, những năm gần
đây kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn ngon của đại bộ phận nhân dân cũng tăng
lên rõ rệt. Các loại gạo chất lượng kém như gạo Q5, Nhị Ưu 838… rất khó
bán, chủ yếu dành cho chăn nuôi. Một số loại gạo chất lượng trung bình
(KD18, C70…) được sử dụng theo phương thức tự sản tự tiêu là chính, có giá
bán thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Các loại gạo ngon (Xi23, Bắc Thơm 7,
HT1, N46…) bán được giá cao hơn gạo thường 3000- 4000đ/kg, giá gạo ngon
cao một phần là do chất lượng gạo, một phần do nguồn cung không đủ cho
nhu cầu ngày càng lớn về loại gạo này. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các
giống lúa chất lượng cao vào sản suất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu là rất cần thiết.
Nằm trong khu vực đồng bằng trung du Bắc bộ, Phú Thọ có diện tích tự
nhiên khoảng 3.500 km2 bao gồm 12 huyện thị, là: Thành phố Việt trì, Thị xã
Phú Thọ và các huyện là Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn,


14

Tân Sơn, Yên Lập, Hạ hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh. Diện tích đất

nông nghiệp của cả tỉnh là 97.513,53 ha chiếm 35,9 % diện tích đất tự nhiên.
Phú Thọ giáp với Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, là
đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ
với các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam
Trung Quốc. Mặt khác, Phú Thọ là quê hương đất tổ, đây là nơi bốn phương
tụ hội, là trung tâm du lịch về cội nguồn. Do đó, việc phát triển sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường nhằm nâng cao
thu nhập cho người dân đó chính là mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ đã đề ra.
Thanh Ba là một trong những huyện có thế mạnh về sản xuất nông
nghiệp của tỉnh Phú Thọ, với diện tích tự nhiên là: 19503,41 ha, diện tích đất
nông nghiệp là 9992,16 ha chiếm 51,3 % diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện
tích trồng lúa là: 6600 ha chiếm 66,1% diện tích đất nông nghiệp (Nguồn
phòng thống kê huyện Thanh Ba)[26]. Hiện nay, cơ cấu giống lúa trên địa bàn
huyện Thanh Ba khá đơn giản, việc áp dụng một số giống lúa chất lượng cao
chưa được nhiều. Cơ cấu giống lúa của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là Khang
Dân 18, Q5, Nhị Ưu 838, HT1. Trong cơ cấu giống lúa, Q5 là giống có năng
suất cao, song chất lượng gạo quá thấp, khó bán, giá bán rẻ hiệu quả kinh tế
chưa cao, dễ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông ở vụ xuân. Giống lúa Khang Dân 18
năng suất cao, chất lượng trung bình hay bị đổ, dễ nhiễm rầy, bệnh bạc lá,
đốm sọc vi khuẩn. Giống HT1 hiện đang dần được mở rộng diện tích trong cả
2 vụ xuân và mùa.
Để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lúa gạo, cần phải định
hướng sản xuất theo hướng hàng hoá, gạo có chất lượng cao, cung cấp đủ
lương thực có chất lượng cho nhu cầu gạo ngon ngày càng cao của nhân dân
trong huyện và cho công nhân viên lao động các khu công nghiệp trên địa bàn


15


Thanh Ba, nhân dân thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và tiến tới phục vụ thị
trường Thủ đô Hà Nội rộng lớn. Để đáp ứng được yêu cầu đó, cần phải tuyển
chọn được bộ giống lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời
kháng được một số sâu bệnh hại chính, có thời gian sinh trưởng tương đương
giống Khang Dân 18, cấy được 2 vụ trong năm để có thể trồng cây vụ đông
nhằm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở địa phương, Có chất lượng cao
như giống HT1 hoặc cao hơn nữa là rất cần thiết để đưa vào cơ cấu cây trồng
3 vụ, nhằm có nhiều sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường,
tăng thu nhập cho người dân.
Để xác định được các giống lúa chất lượng cao thích hợp với điều kiện
ở địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng của một số giống lúa chất lượng cao tại
huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, và chất lượng của
các giống lúa thí nghiệm; từ đó chọn ra được giống lúa chất lượng có khả
năng thích nghi với điều kiện ở địa phương để khuyến cáo mở rộng diện tích
gieo trồng ở huyện Thanh Ba góp phần tăng giá trị sản xuất lúa và đáp ứng
một phần nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa chất
lượng.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa chất lượng.
- Đánh giá khả năng cho năng suất của các giống lúa chất lượng.
- Đánh giá chất lượng gạo bằng phương pháp phân tích hàm lượng
Amyloza, protein và kết hợp với các chỉ tiêu hình thái.


16


- Đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa chất lượng so với các giống đối
chứng gieo cấy đại trà tại địa phương.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Nghiên cứu được thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng,
năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm.
- Là cơ sở khoa học quan trọng để giới thiệu giống mới và xây dựng
các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao tại địa phương.
- Góp phần làm phong phú cơ cấu giống lúa tại địa phương, là cơ sở cho
việc cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Lựa chọn được giống lúa có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với quy mô hợp lý, đa dạng hóa thêm bộ
giống lúa chất lượng tại địa phương
Góp phần định hướng cho nông dân thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp
với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, vừa thúc đẩy sản xuất nông nghiệp,
vừa phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Việc ứng dụng thành công giống lúa có chất lượng không những đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của người dân địa phương mà
còn thỏa mãn được nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao cho phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận trong chương trình du lịch
“về nguồn”.


17

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

1.1.1. Cơ sở khoa học
Giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Mỗi vùng sản xuất cần có
một bộ giống tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa
phương. Một giống tốt phải đạt được một số yêu cầu sau:
- Sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và điều
kiện canh tác tại địa phương.
- Cho năng suất cao và ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn
biến động của thời tiết.
- Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Có chất lượng đáp ứng với yêu cầu sử dụng.
Trong những năm qua, Việt Nam đã ứng dụng thành công nhiều giống
cây trồng mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, giống tốt cho sản xuất đại trà còn rất thiếu, lượng
hạt giống bảo đảm chất lượng phục vụ trồng trọt chưa đáp ứng được nhu cầu
của người sản xuất lúa.
Theo quy luật phát triển của chọn lọc và tiến hóa thì những giống lúa
được tạo ra sau thường có tính ưu việt hơn giống trước đó và được thay thế
cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do điều kiện môi
trường không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Trong thực
tế hiện nay, các giống lúa này tồn tại xen kẽ và thích hợp với từng điều kiện
của mỗi địa phương.
Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với từng điều kiện sinh
thái khác nhau. Để xác định được giống tốt cho một vùng sản xuất, cần phải


18

được tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một vài vụ sản xuất để
đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó việc xác định tính thích
nghi của giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng phải tiến hành bố

trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau, nhằm đánh giá
khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu,
bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, mức độ cho năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế của giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà
trong địa bàn.
Như vậy, việc nghiên cứu chọn tạo ra giống lúa mới chất lượng cao là
việc làm hết sức cần thiết, nhằm xây dựng được bộ giống lúa chất lượng cao
thích hợp nhất cho từng vùng sinh thái cụ thể..Đặc biệt, khi nhu cầu về gạo chất
lượng cao ngày càng lớn cả về số lượng, chủng loại thì việc nghiên cứu và ứng
dụng các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất ở các địa phương là một vấn đề
cấp bách, nhằm thực hiện được mục tiêu Đại hội X của Đảng đề ra: "Bảo đảm
an ninh lương thực quốc gia vững chắc đến năm 2010, đồng thời ổn định lượng
gạo xuất khẩu bình quân hằng năm từ 4 - 4,5 triệu tấn, chủ yếu là gạo chất
lượng cao" (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X), [12].
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Mục tiêu mà nông nghiệp của nước ta cần hướng đến là một nền nông
nghiệp chất lượng cao với các loại nông sản thỏa mãn yêu cầu tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu, có sức cạnh tranh tốt. Vì vậy, Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề
phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp
phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia vững chắc và lâu dài (Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông
nghiệp, nông dân và nông thôn) [13]. Trong thời gian qua, nhiều giống lúa có
ưu thế đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất


19

lượng, hiệu quả sản xuất và tạo ra sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.
Đến nay đã có trên 90% diện tích lúa được dùng giống mới. Nhờ vậy, bình

quân năng suất lúa cả năm 2009 tăng 10,2 tạ/ha so với năm 2000. Tuy nhiên,
với áp lực gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, diện tích đất lúa bị thu hẹp, đòi
hỏi nước ta phải có những chiến lược mới trong sản xuất lúa, gạo. Đặc biệt
trước nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước thì việc
đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất là một giải pháp cho sản xuất
lúa gạo Việt nam.
Mục tiêu quan trọng của sản xuất lúa gạo Việt Nam trong những năm tới
là phải nhanh chóng nâng cao chất lượng lúa gạo, hạ giá thành sản xuất, nâng
cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu đồng thời giữ vững an ninh lương
thực quốc gia. Để thực hiện tốt mục tiêu trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ
hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện chất lượng lúa gạo phù hợp với thị hiếu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong đó việc đẩy mạnh sản xuất giống tốt
có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, khả năng
cạnh tranh và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa gạo (Trương Đích, 2002) [15].
Phú Thọ là một tỉnh miền núi, mang đặc điểm chung của khí hậu miền
núi phía Bắc. Đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ có hệ thống thủy lợi tương
đối hoàn chỉnh, hệ thống giao thông thuận lợi, trình độ dân trí ngày càng được
nâng cao, khả năng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất khá nhanh, thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất chuyên canh các
giống lúa chất lượng cao tham gia vào thị trường. Trong những năm gần đây,
sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã tạo được bước đột phá trong việc nâng cao
năng suất cây trồng, đảm bảo an toàn lương thực. Từ một tỉnh miền núi vốn
thiếu lương thực, hiện nay sản lượng lúa của Phú Thọ đã tăng từ 32,4 vạn tấn
năm 2000 lên 36,2 vạn tấn năm 2009. Mặc dù đạt được kết quả trên nhưng
Phú Thọ vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, tăng


20

trưởng kinh tế thực sự chưa vững chắc. Sản xuất mang tính hàng hóa chưa

cao. Vì vậy, cần phải tiếp tục cơ cấu lại diện tích đất nông nghiệp, đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an
ninh lương thực, lựa chọn các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng
cao để xây dựng vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị thu nhập trên một
đơn vị diện tích, nâng cao mức sống của nông dân.
Những năm gần đây, trong bộ giống lúa của tỉnh Phú Thọ, giống HT1
đang rất được quan tâm và diện tích được mở rộng hơn qua mỗi vụ. Giống
này có ưu điểm là yêu cầu về điều kiện sinh thái và canh tác tương đối đơn
giản và gần giống với giống lúa Khang Dân 18 (giống đang được gieo cấy đại
trà ở địa phương). Năng suất của giống HT1 có thể bằng hoặc gần bằng giống
Khang Dân 18, nhưng chất lượng cơm lại ngon hơn nhiều và giá bán cũng
khá cao. Do đó, giống HT1 đang là giống có triển vọng để thay thế giống
Khang Dân 18.
Từ điều kiện thực tế địa phương, huyện Thanh Ba là một trong những
huyện trọng điểm về sản xuất lúa gạo của tỉnh Phú Thọ. So với năng suất lúa
của tỉnh, năng suất lúa của huyện Thanh Ba đạt khá cao, cao hơn năng suất
trung bình của toàn tỉnh. Việc xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa cũng
bắt đầu được hình thành ở một số xã trọng điểm của huyện như xã Đỗ xuyên,
Đỗ Sơn, Hoàng Cương, Vũ Yển và xã Lương Lỗ, bước đầu đã đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho người sản xuất. Các giống lúa chất lượng mới chỉ tập
trung vào giống lúa Hương Thơm số 1, LT2, Thiên Nguyên Ưu 16. Vì vậy,
việc nghiên cứu bổ sung một số giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, nhằm
đa dạng hóa cơ cấu giống lúa của huyện, góp phần tăng năng suất, chất lượng
và tăng thu nhập của người sản xuất lúa là rất cần thiết, nhằm đa dạng cơ cấu
giống lúa chất lượng cao của huyện, góp phần tăng năng suất, hiệu quả kinh tế
từ sản xuất lúa.


21


1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
Cây lúa là cây lương thực quan trọng nhất với hàng tỷ người châu Á.
Trong điều kiện nhiệt đới có tưới tiêu, lúa có thể trồng 2- 3 vụ trong 1 năm
với năng suất tương đối cao và khá ổn định. Các nhà khoa học dự báo rằng: Ở
một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Philippin, Bangladesh,
Srilanca nhu cầu tiêu tiêu dùng gạo sẽ tăng nhanh hơn khả năng sản suất lúa
gạo ở các nước này. Do vậy, sản xuất lúa gạo ở trong vùng phải tăng lên gấp
bội để đáp ứng nhu cầu lượng thực. Điều quan trọng là để đảm bảo an ninh
lượng thực và nhu cầu tiêu dùng của người dân thì phải tăng cường sản xuất
lúa gạo, nâng cao năng suất và chất lượng. Hiện nay, tổng sản lượng lúa
không ngừng được gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Nhưng dân số tăng
nhanh hơn, nhất là ở các nước đang phát triển. Nên lương thực vẫn là vấn đề
cấp bách cần phải quan tâm trong những năm trước mắt cũng như lâu dài.
Hiện nay trên thế giới có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các
châu lục trên thế giới. Trong đó, châu Phi có 41 nước trồng lúa, châu Á có 30
nước, bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, châu Âu có 11 nước,
châu Đại Dương có 5 nước. Diện tích lúa đạt khoảng 153 triệu ha, năng suất
lúa bình quân 4,15 tấn/ha, sản lượng đạt 651,7 triệu tấn năm 2007
(FAOSTAT, 2008)[36].
Bảng 1.1. cho thấy: Diện tích canh tác lúa trong vài thập kỷ gần đây có
xu hướng tăng, mạnh nhất vào thập niên 70, 80 của thế kỷ XX và có xu hướng
ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Năng suất lúa có xu hướng tăng
dần và tăng nhanh nhất vào thập niên 70-80. Đến thập niên 90 và những năm
đầu của thế kỷ XXI, năng suất lúa tăng chậm lại.


22

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây

Năm

Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)

1970

134,39

23,35

308,77

1980

143,96

28,52

399,34

1990

145,45

36,62

522,46

1995


149,45

36,60

547,10

1996

150,26

37,82

568,43

1997

151,41

38,24

579,02

1998

152,00

38,07

578,76


1999

156,46

38,84

607,78

2000

153,76

38,94

595,60

2001

155,00

37,85

586,80

2002

147,58

38,70


571,08

2003

152,24

38,51

586,25

2004

153,26

39,70

608,50

2005

153,78

40,02

615,43

2006

156,30


41,21

644,11

2007

155,95

42,12

656,81

2008

159,25

43,07

2009

161,42

42,04

685,87
678,69

(Nguồn FAOSTAT- 2010)[36]
Song nhìn chung, năng suất tăng gấp đôi từ 23,35 tạ/ha năm 1970 lên
41 tạ/ha năm 2007. Điều này cho thấy, cuộc cách mạng xanh đã ảnh hưởng

tích cực đến sản xuất lúa của thế giới nói chung và của châu Á nói riêng.
Những tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật mới và thâm canh tiên
tiến được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, đã góp phần cho sản lượng lúa tăng
lên đáng kể.


23

Châu Á gồm có 9 nước sản lượng lúa đạt cao nhất đó là Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđônêxia, Băngladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Philippin,
Nhật Bản. Sang những năm đầu của thế kỷ XXI, người ta có xu hướng hạn
chế sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu
chất lượng hơn là số lượng làm cho năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc
tăng chút ít. (FAOSTAT, 2008) [36]. Tuy nhiên, ở những nước có nền khoa
học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng của 10 nước
có sản lượng lúa hàng đầu thế giới
Tên nước

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Trung Quốc

29,30


63,3

185,45

Ấn Độ

43,70

30,0

129,00

Inđônêxia

11,80

45,7

53,98

Băngladesh

11,00

36,4

40,05

Việt Nam


7,34

49,5

36,34

Thái Lan

10,20

26,5

27,00

Myanma

6,27

39,1

24,50

Philippin

4,12

36,0

14,80


Braxin

3,94

33,4

13,14

Nhật Bản

1,68

65,4

10,99

(Nguồn FAOSTAT, 2008)[36]
Trong 10 nước trồng lúa có sản lượng trên 10 triệu tấn/năm, đã có 9
nước nằm ở châu Á, chỉ có một đại diện châu khác đó là Braxin (Nam Mỹ).
Trung Quốc và Nhật Bản là 2 nước có năng suất cao hơn hẳn đạt 63,3 tạ/ha
(Trung Quốc) và 65,4 tạ/ha (Nhật Bản). Điều đó có thể lý giải là vì Trung


24

Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển lúa lai và người dân nước
này có tinh thần lao động cần cù, có trình độ thâm canh cao (ICARD
2003)[22]. Còn Nhật Bản là nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đầu tư
lớn (Nguyễn Hữu Hồng, 1990) [19]. Việt Nam cũng là nước có năng suất lúa

cao đứng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa chính đạt 49,5 tạ/ha (Vũ Tuyên
Hoàng, 1998) [16,17]. Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế
giới trong nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 26,5 tạ/ha, bởi vì Thái
Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài ngày, chất lượng cao
(Bùi Huy Đáp, 1999)[10].
Năm 2007, mười nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới bao gồm:
Indonesia, Philippine, Nigeria, Bangladesh, Eu-27, Saudi Arabia, Ivory Coast,
Iran, Nam Phi, Senegal. Trong đó, đứng đầu là Indonesia nhập khẩu khoảng 2
triệu tấn/năm. Toàn thế giới nhập khẩu 31,59 triệu tấn gạo. (Bảng 2.4)
Cũng trong năm 2007, mười nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới bao
gồm: Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Pakistan, Trung Quốc, Ai Cập, Uruguay,
Campuchia, Argen tina. Trong đó, đứng đầu là Thái lan xuất khẩu 9,5 triệu tấn.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới với 4,52 triệu tấn. Toàn
thế giới xuất khẩu là 31,59 triệu tấn gạo.
Đầu tháng 4/2008, giá gạo trên thị trường thế giới đột ngột tăng từ
550USD/tấn lên 760 USD/tấn, ở một số nước tăng lên 1000 USD/tấn, làm cho
hàng triệu người lâm vào tình trạng thiếu đói. Tổ chức Lương thực và nông
nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, đã có 36 nước ở châu Phi, châu Á và
châu Mỹ La Tinh đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp thiếu lương thực.
Nguồn gạo dự trữ hiện nay của thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong vòng
25 năm qua.


25

Bảng 1.3. Mười nước nhập khẩu và mười nước xuất khẩu gạo hàng
đầu thế giới năm 2007
Mười nước nhập khẩu
TT


Tên nước

Sản lượng
(triệu tấn)

Mười nước xuất khẩu
Tên nước

Sản lượng
(triệu tấn)

1

Indonesia

2,00

Thái Lan

9,50

2

Philippine

1,90

Ấn Độ

6,30


3

Nigeria

1,60

Việt Nam

4,52

4

Bangladesh

1,57

Mỹ

3,04

5

EU-27

1,11

Pakistan

2,40


6

Saudi Arabia

0,95

Trung Quốc

1,34

7

Ivory Coast

0,95

Ai Cập

1,21

8

Iran

0,90

Uruguay

0,73


9

Nam Phi

0,82

Campuchia

0,45

10

Senegal

0,80

Argentina

0,44

Toàn thế giới

31,59

Toàn thế giới

31,59

(www. ASSET) [33]

Một số nước xuất khẩu gạo lớn trên thị trường thế giới như Thái Lan,
Ấn Độ, Việt Nam...tạm ngừng hoặc giảm lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an
ninh lương thực trong nước. Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng
lương thực là do sự gia tăng dân số thế giới, những thảm họa thiên tai như hạn
hán, lụt bão, sâu, bệnh, do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai sản xuất nông
nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Giá dầu mỏ tăng đẩy giá phân bón


×