Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Nhằm Nâng Cao Năng Suất, Chất Lượng Tinh Dầu Hồi (Illicium Verum Hook.F.) Tại Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG
CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH DẦU HỒI (Illicium
verum Hook.f.) TẠI LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

i


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG
CAO NÂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TINH DẦU HỒI (Illicium verum
Hook.f.) TẠI LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Huy Sơn

Thái Nguyên, năm 2010
ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khóa học
2008-2010, đồng thời gắn liền giữa cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất,
được sự đồng ý của Khoa Đào tạo sau đại học - trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (Illicium verum
Hook.f.) tại Lạng Sơn”.
Đề tài luận văn tôt nghiệp này là một trong những nội dung của đề
tài trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn lọc, nhân giống sinh dưỡng cây
Hồi” do TS Hoàng Thanh Lộc làm chủ nhiệm từ 2005 đến 2010 mà tác giả
là cộng tác viên chính của đề tài. Được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài. Tác
giả đã kế thừa các mô hình cũng như một số kết quả phân tích để làm cơ sở
hoàn thiện đề tài luận văn này.
Góp phần hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ tận tình của cán bộ, giáo viên Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là Khoa Đào tạo sau Đại Học. Nhân dịp này
cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa
Đào tạo sau đại học, khoa Lâm nghiệp, các thầy cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Huy Sơn,
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài. Đồng thời, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và những ý kiến quý báu của TS

Hoàng Thanh Lộc đã chỉ bảo và đóng góp để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Viện Hoá học các hợp
chất thiên nhiên, Viện Quy hoạch và Thiết Kế Nông nghiệp giúp đỡ tôi
trong quá trình phân tích các chỉ tiêu nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã ủng hộ động viên
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các
nhà khoa học và các đồng nghiệp để công trình nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Mạnh Tường

iii


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI...................................................... 4

1.1.1. Những nghiên cứu về phân loại và phân bố.................................... 4
1.1.2. Những nghiên cứu về cải thiện giống ............................................. 6
1.1.3. Những nghiên cứu về nhân giống .................................................. 6
1.1.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng....................................... 6
1.1.5. Những nghiên cứu về hàm lượng, chất lượng tinh dầu .................. 7
1.1.6. Những nghiên cứu về giá trị, thị trường...................................... 8

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM .......................................................... 10

1.2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại............................................. 10
1.2.2. Những nghiên cứu về hình thái, sinh thái ..................................... 10
1.2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển ........................... 13
1.2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng...................................... 15
1.2.5. Những nghiên cứu về giống.......................................................... 15
1.2.6. Những nghiên cứu về đặc điểm của tinh dầu Hồi......................... 17
1.2.7. Thực trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ.................................... 20
Chương II . MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................................... 25
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 25
2.1.1 Mục tiêu chung.......................................................................................................... 25
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 25
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................... 25
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................................. 25
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................... 26
2.2.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu.................................................................................. 26
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................................... 27
2.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm thu hái quả và tuổi cây đến hàm lượng và chất
lượng tinh dầu trong quả. ......................................................................................................... 27

ii


2.3.2. Nghiên cứu chọn giống Hồi theo sản lượng quả và chất lượng tinh dầu ............ 27
2.3.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật ghép Hồi............................................................... 27
2.3.4. Đánh giá mô hình rừng trồng bằng cây ghép......................................................... 27
2.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng tinh
dầu hồi........................................................................................................................................ 27

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 29
2.4.1. Phương pháp luận tổng quát .................................................................................... 29
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................................. 29
Chương III . ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................................... 36
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................................ 36
3.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 36
3.1.2. Điều kiện khí hậu ..................................................................................................... 36
3.1.3. Điều kiện thủy văn .................................................................................................... 37
3.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI....................................................... 42

3. 2.1. Điều kiện dân sinh........................................................................ 42
3.2.2. Điều kiện kinh tế ........................................................................... 43
3.2.3. Lĩnh vực văn hóa- xã hội .............................................................. 46
3.3. Nhận xét chung ................................................................................ 47
Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................... 50
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU HÁI QUẢ VÀ TUỔI CÂY ĐẾN HÀM
LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TINH DẦU TRONG QUẢ........................................... 50

4.1.1. Ảnh hưởng của thời điểm thu hái quả đến hàm lượng và chất
lượng tinh dầu ............................................................................................. 50
4.1.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến hàm lượng tinh và chất lượng tinh
dầu ............................................................................................................... 54
4.2. NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG HỒI THEO SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TINH DẦU ......................................................................................................................... 57

4.2.1. Xác định lâm phần chọn giống ..................................................... 58
4.2.1.1. Sản lượng quả, chỉ tiêu sinh trưởng tại hai lâm phần dự tuyển . 58
4.2.1.2. Hàm lượng tinh dầu của hai lâm phần dự tuyển ........................ 61
iii



4.2.1.3. Chất lượng tinh dầu tại hai lâm phần dự tuyển.......................... 63
4.2.2. Nghiên cứu xác định tương quan giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng
với hàm lượng và chất lượng tinh dầu. ....................................................... 65
4.2.3. Tuyển chọn cây trội theo sản lượng quả, hàm lượng tinh dầu và
chất lượng tinh dầu...................................................................................... 66
4.3. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GHÉP HỒI........................................ 73

4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đường kính gốc ghép đến tỷ lệ sống
và sinh trưởng của chồi ghép..................................................................... 74
4.3.2 Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng
của chồi ghép.............................................................................................. 76
4.4. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG BẰNG CÂY GHÉP ...................... 79
4.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT .................................................... 80
Chương V . KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ ..................................................... 84
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84
5.2. TỒN TẠI....................................................................................................................... 85
5.3. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 87
Tài liệu tiếng Việt................................................................................................................. 87
Tài liệu nước ngoài.............................................................................................................. 89

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
D1.3:

Đường kính đo ở vị trí 1,3m của thân cây


Hvn:

Chiều cao vút ngọn

Dt:

Đường kính tán

Hdc:

Chiều cao dưới cành

Dcc:

Đường kính chồi ghép

Hcc:

Chiều cao chồi ghép

r:

Hệ số tương quan

R:

Phạm vi biến động

SX:


Sai tiêu chuẩn

V%:

Hệ số biến động

X:

Trung bình mẫu

Min:

Giá trị nhỏ nhất

Max:

Giá trị lớn nhất

LD:

Lượng tinh dầu/ cây

TD:

Hàm lượng tinh dầu theo % mẫu khô tuyệt đối

Mtd:

Khối lượng tinh dầu thu được


Mk:

Khối lượng mẫu tính theo độ khô tuyệt đối

QT, QK:

Sản lượng quả tươi, quả khô / cây

CT:

Cây trội

Hl:

Hàm lượng

Đđông:

Độ đông

Slượng:

Sản lượng

Sig:

Xác suất

Mean Rank:


Số hạng trung bình

HTX:

Hợp tác xã

THCS:

Trung học cơ sở

v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4

Trang
Thống kê giá bình quân Hồi và dầu hồi xuất khẩu từ năm
1996-2007 tại Trung Quốc
Bảng đánh giá chất lượng tinh dầu Hồi theo điểm đông
Tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans- anethol trong
tinh dầu Hồi.
Diện tích, sản lượng và trữ lượng quả Hồi hàng năm ở các
tỉnh Đông Bắc Bộ


9
19
19
21

1.5
3.1
4.1

Tiêu chuẩn quả Hồi khô xuất khẩu vào thị trường Châu Âu
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tại Văn Quan
Sinh trưởng của các cây 30 tuổi để thu hái quả điểm thu hái
quả

22
39
51

4.2

Đặc trưng mẫu số liệu theo dõi sinh trưởng của các cây theo
dõi thời điểm thu hái quả

51

4.3

Hàm lượng, chất lượng tinh dầu các cây theo dõi thời điểm
thu hái


52

4.4

Biến động hàm lượng tinh dầu theo thời điểm thu hái

53

4.5

Biến động hàm lượng trans-anethol, độ đông và chỉ số chiết
quang theo thời điểm thu hái
Sinh trưởng, hàm lượng, chất lượng tinh dầu ở các độ tuổi
khác nhau
Các đặc trưng thống kê của hàm lượng và chất lượng tinh dầu
ở các độ tuổi khác nhau
Sản lượng quả, chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần Hồi xã Tân
Đoàn,Văn Quan, Lạng Sơn
Sản lượng quả, chỉ tiêu sinh trưởng sinh trưởng của lâm phần
Hồi tại xã Đồng Giáp, Văn Quan, Lạng Sơn..
Biến động sản lượng và các chỉ tiêu sinh trưởng hai lâm phần
Biến động hàm lượng tinh dầu trong quả Hồi khô ở 2 lâm phần
nghiên cứu
Hàm lượng và chất lượng tinh dầu của 2 lâm phần dự tuyển
Mối liên hệ giữa một số chỉ tiêu sinh trưởng với hàm lượng và
chất lượng tinh dầu
Sản lượng quả và các chỉ tiêu sinh trưởng của 46 cây dự tuyển
Đặc tưng mẫu sản lượng quả và các chỉ tiêu sinh trưởng của
46 cây cây trội dự tuyển


53

4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15

vi

55
56
58
59
60
61
63
65
67
68


4.16
4.17

4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23

Hàm lượng và chất lượng tinh dầu của 46 cây dự tuyển
Chỉ tiêu sinh trưởng, sản lượng quả, hàm lượng và chất lượng
tinh dầu 20 cây trội
Đặc trưng mẫu chỉ tiêu sinh trưởng, sản lượng quả, hàm lượng
và chất lượng tinh dầu của 20 cây trội
Độ vượt 20 cây trội được chọn theo 3 chỉ tiêu: sản lượng quả,
hàm lượng và chất lượng tinh dầu
Kết quả ghép nêm nối ngọn tháng 1 năm 2007
Kết quả ghép nêm nối ngọn và ghép áp tháng 2 năm 2009

68
70

Đặc trưng mẫu kết quả ghép nêm nối ngọn và ghép áp tháng 2
năm 2009
Kết quả trồng 1ha vườn vô tính

77

vii

71
72

75
76

78


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồi (Illicium verum Hook.F) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu
Hồi là sản phẩm được chưng cất từ lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu từ quả, là nguyên
liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Trong công nghiệp dược
phẩm Hồi được sử dụng để chế biến các loại thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hóa,
chống nôn mửa, ức chế sự lên men ruột, long đờm, là thành phần các thuốc trị ho,
trị bệnh nấm da và ghẻ, làm giảm đau, giảm co thắt ruột, hoặc chữa trị các bệnh lý
đau dạ dày, ruột… Trong công nghiệp thực phẩm quả hồi được dùng làm gia vị
chế biến thức ăn. Ngoài ra, tinh dầu Hồi còn được làm hương liệu để chế biến các
đồ mỹ phẩm cao cấp. Sau khi ép lấy tinh dầu, bã còn lại dùng đế chế biến thuốc trừ
sâu, làm men, than hoạt tính [1], [2]. Hồi được dùng rộng rãi trong công nghiệp
nhẹ như quấn thuốc lá, sản xuất xà phòng thơm, kem đánh răng, thuốc sát trùng,
hương liệu, dùng bảo quản lương thực chống côn trùng gây hại, thuốc đông y…
Dùng làm thuốc bảo quản lương thực như thóc, ngô, đỗ… hiệu quả trên 95% trong
thời gian trên 8 tháng [25].
Trong những năm gần đây, do nhu cầu sử dụng tinh dầu Hồi trên thế giới
ngày càng tăng, đặc biệt khi phát hiện ra trong quả Hồi có chứa axit shikimic là
nguyên liệu chính để sản xuất thuốc taminflu chữa bệnh dịch cúm gia cầm, nhất là
đại dịch A/H5N1 ở người. Trong thời gian gần đây, Việt Nam cũng đã chuẩn bị
cho việc sản xuất Tamiflu với nguyên liệu chủ yếu từ hoa Hồi [2].
Hơn nữa, Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số vùng sinh thái nhất định,
đang được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam Trung Quốc và phía bắc Việt Nam,
nên tinh dầu Hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Trong những năm gần đây,
do giá trị cao từ cây hồi nên một số nước như Philippin, Indonexia cũng trồng thử

nghiệm nhưng chưa thành công, chưa có các thông báo về sản lượng và chất lượng
các sản phẩm Hồi tại các nước này. Do vậy, tới nay Trung Quốc và Việt Nam vẫn
là hai quốc gia sản xuất Hồi chủ yếu trên thế giới.
Diện tích Hồi tại Việt Nam hiện nay khoảng 45.625 ha, sản lượng trung
bình hàng năm thu được trên 7.000 tấn quả tươi, trong đó diện tích Hồi tại Lạng
Sơn là 32.060 ha, sản lượng quả hàng năm đạt 4.468 tấn quả.
Ngoài ra, Hồi còn là cây đa mục đích, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người dân vừa có tác dụng che phủ bảo vệ đất cũng như bảo vệ môi trường
1


sinh thái lâu dài và bền vững. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai
đoạn 2001-2010 của chính phủ, Hồi là một trong những cây trồng chính của tỉnh
Lạng Sơn. Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thiện việc
đăng bạ xuất xứ hoa Hồi xứ Lạng thì việc nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm Hồi để giữ gìn thương hiệu hoa Hồi xứ Lạng là hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, hầu hết rừng Hồi tại Lạng Sơn cũng như các tỉnh lân cận đều là
rừng trồng, phần lớn được trồng bằng những giống chưa được cải thiện,và chủ yếu
bằng những biện pháp kỹ thuật truyền thống và bằng kinh nghiệm của người dân,
chưa áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng. Phần lớn
diện tích Hồi hiện nay đã già cỗi, cho năng suất thấp.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, để góp phần nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng rừng Hồi ở Lạng Sơn thì việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi (Illicium
verum Hook.f.) tại Lạng Sơn” là cần thiết, có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn.

2


Chương I


TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sản phẩm thu hoạch từ cây Hồi chủ yếu là quả Hồi, quả Hồi đã được sử
dụng rộng rãi làm gia vị trong chế biến thực phẩm, đặc biệt là các nước Đông Nam
Á và Đông Á. Hồi là thành phần quan trọng trong bột “húng lìu” được dùng để
ướp thịt, nhất là với thịt bò, thịt lợn, thịt vịt ... Hồi cũng là gia vị thơm, hấp dẫn
không thể thiếu được trong nước phở... Hồi được sử dụng trong các ngành công
nghiệp chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt, bánh kẹo... Mặc dù chỉ với
lượng rất nhỏ nhưng hương vị hấp dẫn của Hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá,
vừa gây cảm hứng ngon miệng. Không chỉ ở Châu Á mà ở các nước Châu Âu
(Pháp, Đức, Ý,…) và Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba vv…) cũng coi Hồi là loại gia vị
được ưa thích trong chế biến thực phẩm cũng như công nghiệp. Trong danh mục
các sản phẩm thương mại an toàn được sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến
thực phẩm của Hoa Kỳ quả hồi được xếp vào tiêu chuẩn: “GRAS 2095” và tinh
dầu hồi có kí hiệu “GRAS 2096” [16], [8].
Trong y học dân tộc cổ truyền của nước ta cũng như ở Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ… Hồi được coi là vị thuốc có vị cay, tính ấm, hương thơm vào 4 kinh
can, thận, tỳ, vị, có tác dụng trừ hàn, kiện tỳ, khai vị, tiêu thực, sát trùng; dùng
chữa bệnh đau bụng, kích thích tiêu hóa, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, đau
ruột, lợi sữa, nôn mửa, đau nhức, thấp khớp, đau lưng, bong gân, ngộ độc thịt cá và
rắn độc cắn vv…
Theo Tây y, tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột,
dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, gây trung tiện, giúp tiêu hóa
giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát
triển của vi khuẩn lao và các vi khuẩn khác như Candia albian, Salmonella typhi,
Shigella flexneri và Baccilus mycoides, vv… Nên dùng làm thuốc trị khuẩn, trị
nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi cũng được dùng trong sản xuất thuốc trừ sâu thảo
mộc, diệt chấy, rận, rệp và một số loài ký sinh ở gia súc.
Cho tới nay, chất lượng tinh dầu của Việt Nam và Trung Quốc vẫn được thị
trường đánh giá là loại tinh dầu có chất lượng cao và thuộc hàng đầu thế giới. Từ

3


năm 2004, Cục Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ phát hiện thấy tinh dầu Hồi
thu từ Nhật Bản có độc tính cao (do hàm lượng cis- anethole vượt quá mức cho
phép) nên đã cấm sử dụng trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đặc biệt là cấm
sử dụng quả hồi Nhật Bản trong quy trình chế biến “Trà hồi”.
Ngoài giá trị lấy tinh dầu, gỗ Hồi có mùi thơm, thớ đều và mịn có thể dùng
làm cột nhà, đóng đồ gia dụng thông thường. Về giá trị môi trường, cây Hồi có thể
kết hợp trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, là cây đa
mục đích.
Do cây Hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số nước trên thế giới nên các công
trình nghiên cứu loài cây này cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, cũng có thể điểm qua
một số công trình nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước như sau:
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Do Illicium verum Hook.f là loài cây có phân bố hẹp, nên ở các nước trên
thế giới việc nghiên cứu về cây Hồi chỉ có chủ yếu ở Trung Quốc. Trung Quốc đã
có nhiều nghiên cứu về phân loại thực vật, chọn giống, nhân giống vô tính, kỹ
thuật trồng rừng, kỹ thuật sấy khô, kỹ thuật chưng cất v.v... Từ 20 năm trở lại đây,
Quảng Tây đã giành được nhiều thành tựu to lớn và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào công tác trồng Hồi. Trong đó, bao gồm việc điều tra, nghiên cứu cải
thiện giống, nghiên cứu kỹ thuật gây trồng nhằm tăng sản lượng Hồi, trồng rừng
Hồi sản lượng cao, kỹ thuật cải tạo rừng Hồi sản lượng thấp, nghiên cứu kỹ thuật
chưng cất và tinh chế tinh dầu Hồi v.v... Ngoài ra, người ta còn nghiên cứu kỹ
thuật thâm canh như: bón phân, phòng chống sâu bệnh. Những năm gần đây kỹ
thuật chọn giống, gây giống, cấy ghép, trồng Hồi v.v... ngày càng được quan tâm
và có nhiều tiến bộ kỹ thuật. Sau đây có thể điểm ra một số thành tựu cụ thể:
1.1.1. Những nghiên cứu về phân loại và phân bố
Cây hồi được người Nhật gọi là quả “Shikimmi” hoặc quả “Skimmi”. Gần
đây, người ta đã phát hiện được loài hồi Illicium religiosum Sieb, et Zuce, được

trồng nhiều trước các cổng đền chùa giành cho phật giáo ở Nhật Bản. Chúng là
loài Hồi có độc, có các đại nhỏ, không có mùi thơm của trans-anethole nhưng lại
có mùi Sassafras [18].
Ngay từ năm 1890, người Mỹ đã phát hiện ra 7 loài hồi, trong đó 2 loài
được tìm thấy trên bờ biển Bắc Mỹ thuộc Đại Tây Dương, 2 loài ở Hindostan và 3
4


loài còn lại được tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật bản. Hầu hết các loài này đều có
mùi thơm và hương vị đặc trưng [18].
Ngày nay người ta đã phát hiện ra chi hồi (Illicium) gồm có khoảng trên 40
loài, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mỹ. Riêng ở các
tỉnh phía Nam và tây Nam của Trung Quốc đã xác định được 21 loài, trong đó có
một số loài điển hình như: Loài hồi Illicium floridanum Ell được trồng phổ biến
rất nhiều ở phía Tây của Châu Mỹ dọc theo bờ biển từ Florida đến vịnh Mêhicô.
Loài hồi Illicium parviflorum Vent (I.anisatum Bartr) là loài cây bụi thấp được tìm
thấy trên những vùng đất dốc tại ở Georgia và Carolina, tinh dầu có mùi gần giống
mùi cây long não. Loài hồi Illcium griffithii var Hook.f.et Thoms (hay gọi là hồi
núi, Đại Hồi núi) là loại cây thuộc vùng Viễn Đông phân bố ở vùng Đông Dương,
Mã Lai. Quả hồi chứa chất độc, tinh dầu có vị chát, thơm và có pha mùi của ớt và
hồ tiêu. Loài hồi Illcium henryi Diels chỉ phân bố ở Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang
Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiềm Tây (Trung Quốc), đây là loài cây gỗ nhỏ, quả
thường có 8 đại nhưng nhỏ hơn so với cây Đại hồi (Illicium verum). Loài Hồi
Illicium verum Hook.f thuộc họ hồi (Illciaceae), còn được gọi các tên khác như hồi
sao, hồi 8 cánh, đại hồi hương, bát giác hương, mắc trác... Cây Hồi (Illicium verum
Hook.f.), là loài cây nguyên sản ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, Hồi có phân bố chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến
và Vân Nam [13], [36].
Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác khoa học
kỹ thuật Lâm nghiệp của Quảng Tây - Trung Quốc đã đi sâu điều tra nguồn tài

nguyên Hồi, và lấy kết quả điều tra tài nguyên làm căn cứ phân loại chủ yếu, kết
hợp với đặc trưng hình thái của hoa, quả, cành và dáng cây, chia Hồi thành bốn
nhóm, 17 loại như sau:
(1) Nhóm hồi hoa đỏ (hồng hoa), có 9 loại, gồm: Hồi hoa đỏ cành mềm,
Hồi hoa đỏ phổ thông, Hồi hoa đỏ nhiều cánh, Hồi hoa đỏ quả to, Hồi hoa đỏ mỏ
chim ưng, Hồi hoa đỏ lá dầy, Hồi hoa đỏ quả nhỏ, Hồi hoa đỏ nhụy đỏ, Hồi hoa đỏ
cây lùn.
(2) Nhóm Hồi hoa phớt hồng có 4 loại, gồm: Hồi hoa phớt hồng cành mềm,
Hồi hoa phớt hồng phổ thông, Hồi hoa phớt hồng nhiều cánh và Hồi hoa phớt hồng
lá dầy.
5


(3) Nhóm Hồi hoa trắng có 3 loại, gồm: Hồi hoa trắng cành mềm, Hồi hoa
trắng phổ thông và Hồi hoa trắng nhiều cánh.
(4) Nhóm Hồi hoa vàng có 1 loại là Hồi hoa vàng.
Trong đó có 4 loại Hồi hoa đỏ cánh mềm, Hồi hoa phớt hồng cánh mềm,
Hồi hoa đỏ phổ thông và Hồi hoa phớt hồng phổ thông là những loại giống Hồi tốt
có thể trồng rộng rãi [36].
1.1.2. Những nghiên cứu về cải thiện giống
Hiện nay, tại một số huyện của Quảng Tây - Trung Quốc như Phòng
Thành, huyện Đằng và lâm trường quốc doanh Phái Dương Sơn là nơi có nhiều
giống Hồi chất lượng cao. Viện khoa học lâm nghiệp Quảng Tây đã tuyển chọn
được 33ha gồm các cây mẹ ở lâm trường thanh niên cộng sản huyện Đằng. Từ
nguồn giống này, những năm gần đây đã cung cấp số lượng lớn cây giống để phát
triển Hồi tại Trung Quốc. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã xây dựng được 200
vườn giống vô tính sản lượng và chất lượng cao, trong đó có 3 giống Hồi được chú
ý, gồm: "Quế giác 45 (Hồi số 45 Quảng Tây), "Quế giác 77" (Hồi số 77 Quảng
Tây) và "Quế giác 78" (Hồi số 78 Quảng Tây). Năm 2006, các giống này đã được
ngành lâm nghiệp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây cho phép và đã cung cấp

khối lượng lớn giống cây vô tính để đưa vào kinh doanh [32].
1.1.3. Những nghiên cứu về nhân giống
Theo Lý Khai Tường (2009) [33] việc nghiên cứu nhân giống bằng phương
pháp ghép tại Trung Quốc đã có nhiều thành công. Tác giả đã kết luận, nhân giống
Hồi bằng phương pháp ghép có đặc điểm cây nhanh ra quả, sản lượng cao và ổn
định. Trồng cây ghép là con đường nhanh nhất để mở rộng diện tích rừng Hồi với
giống đã được cải thiện. Căn cứ vào tính chất mềm và giòn của cành, ngọn cây Hồi
tác giả cho rằng phương pháp ghép đỉnh được ứng dụng rộng rãi nhất. Cây gốc
ghép 1 năm tuổi, thì ghép và sau khi ghép được 2 - 3 năm mới đem trồng, nếu cây
gốc ghép 2 năm tuổi thì sau khi ghép 1- 2 năm tuổi có thể đem trồng. Thời gian
ghép thích hợp từ giữa tháng giêng đến cuối tháng 3 cho tỷ lệ sống cao nhất.
1.1.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Kỹ thuật gây trồng là yếu tố quan trọng sau công tác cải thiện giống, có
giống tốt mà không được áp dụng những tiến bộ kỹ thuật gây trồng thì chưa chắc
đã cho năng suất chất lượng như mong muốn. Chính vì vậy, các nhà khoa học trên
6


thế giới, nhất là các nhà khoa học Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Khoa học Lâm
nghiệp Quảng Tây đã quan tâm đến vấn đề trồng rừng thâm canh, có thể kể đến
công trình nổi bật của Tăng Tường Diễm - Lý Kiến Lâm (2009)[31] các tác giả đã
chỉ ra cách phán đoán tình trạng thiếu dinh dưỡng của 11 nguyên tố N, P, K, Ca,
Mg, S, Fe, Zn, Cu, B của cây Hồi thông qua miêu tả để chuẩn đoán tình trạng
cây. Đồng thời tiến hành giải thích và phân tích các loại bệnh đã từng xuất hiện,
để những người kinh doanh trồng trọt có thể hiểu sơ bộ và nắm vững tình hình
thiếu hay thừa dinh dưỡng ở bộ phận nào đó của cây trong chăm sóc và trồng
Hồi, từ đó điều chỉnh phương pháp bón phân, lượng phân bón phù hợp với từng
chủng loại và từng giai đoạn, để hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng của cây được
duy trì một cách tốt nhất, nâng cao khả năng quản lý dinh dưỡng, thúc đẩy Hồi
phát triển nhanh và sản lượng nhiều.

1.1.5. Những nghiên cứu về hàm lượng, chất lượng tinh dầu
Hiện nay các nghiên cứu về thành phần và công nghệ chế biến tinh dầu
Hồi đã có một số nhà nhà khoa học ở Trung Quốc quan tâm, nổi bật là một số
công trình sau:
Khi phân tích các mẫu tinh dầu hồi thu được tại tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc) ở hai thời điểm khác nhau; Cu Q và cộng sự (1988,1990) đã cho biết
thành phần các tinh dầu rất phức tạp, có tới 30 hợp chất khác nhau. Tác giả
cũng chỉ ra rằng, giữa chúng không chỉ có sự biến động về hàm lượng của các
hợp chất chính (trans-anethol từ 71,98-85,6%; cis-anethol có hàm lượng rất nhỏ
(0,1%) và của một số thành phần thường gặp như: limonen, linalool,
anisaldehyd, methylchavicol, anis keton…) mà còn khác nhau cả về thành phần
chất. Ở một số cá thể khác, trong tinh dầu chứa α-pinen, trans-α-bergamoten,
α-terpineol, β- bisabolen. Song ở các cá thể khác thì các hợp chất trên không
tìm thấy, trong khi đó lại xuất hiện các hợp chất mới như: α-gurjunen,
longifolen, isolongifolen và anisyl isobutyrat.
Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu hồi trồng tại Shangyou
(Trung Quốc), Sun, L.F (1990) đã xác định được 39 hợp chất, trong đó nhiều
nhất là trans-anethol (87,9%); sau đó là: limonen (2,83%); foeniculin (0,89%);
linalool (0,73%); methylchavicol (0,57%); trans- β- farnesen (0,42%); α-pinen
(0,49%); δ-3-caren (0,58%); methyl issoeugenol (0,32%); cis-anethol (0,2%);
7


1,8-cineol (0,2%); γ-terpinen (0,3%); α-terpineol (0,28%); β-caryophyllen
(0,35%); isocaryophyllen (0,31%); safrol (0,14%) và α-copaen (0,1%);… những
hợp chất còn lại thường ở dạng vết hoặc dưới 0,1%. Ngoài ra, hạt hồi còn chứa
khoảng 50-58% dầu béo với thành phần chính là các axit oleic, linoleic, stearic
và myristic.
Nghiên cứu về công nghệ chiết xuất tinh dầu điển hình có công trình của
Lục Thuận Trung, Lý Thu Đình, Lê Quý Liễu, Quan Đoạn Hoa, Công Hoa, Lý

Na (2007) [34] (Viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp Quảng Tây, Nam Ninh,
Trường cao đẳng chế biến thực phẩm và công nghiệp nhẹ thuộc Đại học Quảng
Tây, Nam Ninh), với kỹ thuật tách anethole và dầu hồi bằng công nghệ kết tinh
đông lạnh và tách ly tâm tạo ra sản phẩm anethole có độ thuần khiết cao, chất
lượng tốt và ổn định. Qua nghiên cứu các tác giả đã kết luận rằng: Công nghệ
tốt nhất của việc tách anethole từ dầu hồi bằng phương pháp kết tinh đông lạnh
và tách li tâm với nhiệt độ kết tinh là 50C, thời gian kết tinh là 20 giờ, độ vỡ nát
của tinh thể là 20, với điều kiện này độ thuần khiết của anethole đạt từ 96,4%
đến 96,8%. Qua nghiên cứu các tác giả còn chỉ rõ điều kiện công nghệ tốt nhất
của việc tinh cất anethole từ hoa và lá bằng phương pháp kết tinh đông lạnh có
tỉ lệ hồi lưu 10:7, nhiệt độ ở nồi tinh cất là 1400C, độ chân không là 5mmHg thì
độ thuần khiết của anethole đạt đến tới 99,8%, trung bình là 97,3%.
1.1.6. Những nghiên cứu về giá trị, thị trường
Trung Quốc đã tận dụng triệt để các giá trị của sản phẩm Hồi trong nhiều
lĩnh vực. Trong ngành chế biến thực phẩm, Hồi đã trở thành hương liệu không
thể thiếu và không có gì thay thế được, Hồi dùng làm gia vị để chế thức ăn như
hầm, xào, nấu, ngũ hương... Trong dược phẩm dùng làm thuốc chữa bệnh, hạ
khí, bổ nhiệt, làm thuốc trừ sâu, tăng sữa, chữa ho, thuốc chữa ung thư... Trong
công nghiệp hóa chất, dầu Hồi và các chất tinh cất như Oleum Anisi Stellati,
Anethole và Anisic aldehyde, Anisonitrile v.v...dùng làm hương liệu cao cấp, là
thành phần quan trọng để làm nước hoa, thuốc lá, xà phòng, kem đánh răng
v.v...
Ngoài ra, Hồi còn sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như: trong chế
biến thức ăn gia súc, thuốc lá, sản xuất rượu thơm... Đặc biệt, hiện nay tại

8


Trung Quốc đang triển khai sản xuất theo bản quyền với số lượng lớn thuốc
Tamiflu là loại thuốc chữa dịch cúm gia cầm hiệu nghiệm nhất trên thế giới.

Chính vì vậy, Hồi của Quảng Tây tiêu thụ khắp nơi trên toàn quốc của Trung
Quốc, tại Nam Ninh đã hình thành khu thương mại trung chuyển Hồi lớn, hàng năm
Hồi từ Nam Ninh chuyển đi khu vực miền Bắc và các tỉnh khác. Chợ bán buôn hàng
khô ở thôn Hạnh Hoa, thành phố Đằng Châu tỉnh Sơn Đông là chợ bán buôn Hồi lớn
nhất trong toàn quốc, có hơn 300 thương nhân kinh doanh Hồi tại dây, hơn 70% số
lượng Hồi của Quảng Tây từ nơi đây chuyển đi khắp nơi trên toàn quốc.
Theo số liệu thống kê đã được công bố của Hiệp hội hương liệu tinh dầu
Quảng Tây, năm 2007, Hồi của Quảng Tây chủ yếu xuất đi các nước Anh, Mỹ,
Đức, Pháp, Australia, Nhật, Hồng Công, Đài Loan và Nam Mỹ, Đông Nam á, Nam
á và Trung Đông. Đặc biệt, tiêu thụ nhiều ở các nước: Pháp, Mỹ, Đức, Hồng Công,
Tây Ban Nha, Anh, Ấn Độ, Australia, In-đô-nê-xia, Singapore... giá dầu hồi bình
quân không thấp hơn 5.500 USD/tấn [32].
Bảng 1.1: Thống kê giá bình quân Hồi và dầu hồi xuất khẩu từ năm 1996-2007 tại
Quảng Tây - Trung Quốc
(USD/T)
Năm
Quả
Hồi
Dầu
Hồi

1996

1997

1998

1999

2000


2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2451

1892

1533

1981

4290

4455

2242

1301


1156

1036

1106

1274

7960

7354

7431

7108

6740

6944

5762

5550

5702

6154

7108


6646

(Nguồn tài lệu: Sở Thương mại Quảng Tây)
Thống kê giá bình quân Hồi và dầu hồi xuất khẩu từ năm 1996-2007 cho
thấy giá Hồi không dưới 1.000 USD/tấn và giá dầu Hồi bình quân không thấp hơn
5.500 USD/tấn. Điều đó có thể chứng minh rằng giá Hồi xuất khẩu ở Quảng Tây
tương đối cao và ổn định.
Tóm lại: Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu cho thấy các công trình nghiên cứu về Hồi chỉ có ở Trung
Quốc, các nghiên cứu khá công phu, đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề liên
quan, nhưng các công trình nghiên cứu trong hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện

9


kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên khó có thể áp dụng cụ thể vào điều kiện
của nước ta.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc, phân loại
Theo Đỗ Tất Lợi (1999) cây Hồi nói chung chỉ mọc trong khu vực nhỏ
chiếm khoảng 5.000km2 ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và một số ở Quảng Tây,
Quảng Đông - Trung Quốc. Một số nơi khác cũng trồng như Hà Giang, Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên nhưng không nhiều. Đặc biệt, loài Đại Hồi Illicium
verum đã được gây trồng thành những quần thể lớn tại các tỉnh miền núi phía Đông
Bắc nước ta như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng v.v… Loài Hồi này (Ilicium
verum Hook.f.) còn có tên gọi khác như Đại hồi, Đại hồi hương, Hồi 8 cánh, Hồi
Sao... thuộc họ Hồi (Illiciacaea) [13].
1.2.2. Những nghiên cứu về hình thái, sinh thái
Đặc điểm hình thái và sinh thái là yếu tố quan trọng trong nghiên cứu

phân loại thực vật, cũng như nghiên cứu gây trồng. Vì thế, các vấn đề này
cũng đã được một số nhà khoa học trong nước nghiên cứu với các kết quả nổi
bật sau đây:
1.2.2.1. Đặc điểm hình thái
Nghiên cứu về đặc điểm hình thái cây Hồi có một số công trình điển hình
như: Thu Linh (2006) [14], Nông Văn Thế (2002), Công ty giống và phục vụ trồng
rừng (1995). Hầu hết các tác giả đều cho rằng Hồi là cây gỗ nhỡ, thường cao 10 15m, có khi cao tới 18-22m, thân thẳng tròn, vỏ màu xám không nhẵn, hoa lưỡng
tính, quả phức hình ngôi sao 5- 13 cánh, ra hoa 2 lần một năm, không có ranh giới
rõ ràng, tán lá rậm, cành rất giòn, tương đối thẳng. Lá mọc cách, ở phía cuối cành
mọc thành chùm. Phiến lá nguyên, dày, đầu và gốc lá thuôn nhỏ, mặt trên lục bóng
hơn mặt dưới. Quả Hồi có thể thu hoạch sau khi trồng 5- 6 năm, tới năm thứ 15 thì
cho sản lượng cao và ổn định. Quả Hồi lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín khô cứng
màu nâu. Quả thường có từ 5-8 cánh, mỗi cánh là một tâm bì với một hạt. Hạt màu
đỏ hoặc nâu sẫm trong hạt có dầu nhờn. [22].
Theo Lưu Đàm Cư và Ninh Khắc Bản (2006) khi nghiên cứu về hình thái
cây Hồi đã mô tả một số đặc điểm đa dạng về hình thái lá, hoa, quả như sau:

10


Về hình thái lá: Theo tác giả thì hình thái lá Hồi rất đa dạng, có sự biến
động rất lớn về kích thước và hình dạng, các tác giả chia thành 3 nhóm hình dạng
lá khác nhau:
Nhóm 1. Các cây có lá rộng, nhóm này được đặc trưng bởi chiều dài lá gấp
hai lần hoặc nhỏ hơn hai lần chiều rộng lá, tỷ lệ này nhỏ nhất là 1,35.
Nhóm 2. Các cây có lá trung bình, nhóm này đặc trưng bởi tỷ lệ chiều
dài/rộng dao động từ 2,0 đến 3,5 lần.
Nhóm 3. Các cây có lá hẹp - dài : Nhóm này có hình dạng lá dài/rộng của lá
lớn hơn 3,5 lần, tỷ lệ lớn nhất đến 4,1 lần.
Theo nghiên cứu của các tác giả, các cây có lá rộng thường không có quả,

hoặc rất ít quả nên năng suất thấp, những cây có lá hẹp-dài cũng cho năng suất
thấp. Vì vậy, bằng hình thái lá, người ta có thể nhận biết được cây nào có năng
suất quả cao. Đây là cơ sở bước đầu và cũng là nhân tố dễ nhận biết để chọn giống
trong thực tế sản xuất.
Về hình thái Hoa:
Khi nghiên cứu về hình dạng và cấu tạo hoa, các tác giả đã chỉ ra rằng, chi
Hồi (Illicium) là một chi thực vật tiến hóa ở bậc tương đối thấp trong hệ thống phát
sinh thực vật. Mức độ tiến hóa thấp của chi này thể hiện ở các đặc điểm chính sau:
Bao hoa chưa phân hóa thành đài và cánh hoa, mà chỉ tồn tại ở dạng các mảnh bao
hoa hình bản. Số lượng các mảnh bao hoa khá lớn và dao động trong khoảng 7-16
mảnh bao hoa. Ở một vài cây vẫn còn nhận thấy sự biến đổi trung gian giữa mảnh
bao hoa và nhị. Chỉ thị nhị hình phiến, số lượng khá lớn, dao động trong khoảng 9
- 23. Lá noãn rời, quả hình thành với nhiều nang (tương ứng với số lá noãn). Trong
thực tế, quả Hồi có số lá noãn ít nhất là 5 và nhiều nhất là 13.

Ảnh1: Hồi hoa trắng

Ảnh 2 Hồi hoa đỏ

11

Ảnh 3: Hồi hoa hồng


Ngoài đặc điểm chung thể hiện mức độ tiến hóa ở các thể khác nhau, sắc
màu hoa cũng rất đa dạng thay đổi từ màu đỏ thẫm tới màu trắng. Trong khoảng
biên độ này có nhiều dạng trung gian như màu hồng, màu đỏ nhạt, màu trắng chấm
hồng. Đây là hiện tượng hiếm gặp trong hệ thực vật ở Việt Nam [6].
Về hình thái quả:
Nghiên cứu về hình thái quả Hồi (thường gọi là hoa Hồi) Lưu Đàm Cư và

Ninh Khắc Bản (2006) đã dựa vào số lượng lá noãn để chia quả Hồi thành 3 nhóm
chính sau:
+ Nhóm quả 8 cánh (lá noãn): Số lượng ít nhất là 7 và cao nhất là 10
cánh, trong đó số lượng có 8 lá noãn chiếm ưu thế 75-90% và có tỷ lệ cây lớn
trong quần thể.
+ Nhóm quả trung gian: Số lượng lá noãn trên mỗi quả dao động từ 7-13,
trong đó số quả 8 lá noãn không vượt quá 60,9%. Trong nhóm này, trên mỗi cây có
thể gặp các quả có số lá noãn từ ít nhất (7) đến nhiều nhất (13).
+ Nhóm quả có nhiều cánh (lá noãn): lá noãn trên mỗi quả ít nhất là 8 và
cao nhất là 13. Số lượng có từ 9-13 lá noãn chiếm từ 60,9% đến 95,6%, số quả có
8 lá noãn không có tỷ lệ ưu thế, chỉ dao động trong khoảng 10 đến 24,4%.
1.2.2.2. Đặc điểm sinh thái
Theo sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng của Công
ty giống và phục vụ trồng rừng (1995) [3], Hồi là cây ưa sáng nhưng trong 2 năm
đầu, khi mới trồng Hồi cần phải che bóng, độ che bóng thích hợp từ 50 - 75% ánh
sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng, khả năng chịu rét cao, không bị chết vì sương
muối, là loài cây chịu nhiệt kém, thoát hơi nước mạnh. Hồi thích hợp ở những nơi
có lượng mưa trung bình năm 1.500 - 2.400mm/năm. Rễ Hồi ăn nông, Hồi mọc tốt
trên đất feralitic vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng
đất dày từ 1,5m trở lên, đất màu mỡ, còn tính chất đất rừng
Theo Nguyễn Ngọc Tân (1984) thì cây Hồi ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao,
thoát nước tốt, có độ pHkcl từ 5-8 đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu
vàng nhạt. Thường mọc tốt ở các vùng núi thấp, độ cao 300-600m ở sườn và chân
đồi, đất sâu (1,5m trở lên), tốt, màu mỡ, còn tính chất đất rừng, lượng mùn cao.
Trên đất phiến thạch sét philit, phiến thạch limông Hồi sinh trưởng trung bình,
không thích hợp với các loại đất đá vôi hoặc nơi đất ngập úng [21].
12


Theo Lưu Đàm Cư, Ninh Khắc Bản (2006), Hồi trồng trên đất vàng đỏ phát

triển trên đá macma axit, có năng suất từ 71,12 đến 73,17 kg tươi/cây/vụ; hàm
lượng tinh dầu từ 10,95 đến 13,38% (theo trọng lượng khô tuyệt đối); hàm lượng
trans athenole từ 94,24 đến 96,43% cao hơn Hồi trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá
phiến sét năng suất đạt từ 68,44 đến 70,56 kg quả tươi/cây/vụ; hàm lượng tinh dầu
từ 8,84 đến 11,52%; hàm lượng trans anethole từ 86,15 đến 87,62%.
Theo Trần Anh Châu (1975) thì Hồi sinh trưởng tốt trên đất Ryolit và phiến
thạch sét, độ dốc từ 50 - 300, ở độ cao tuyệt đối khoảng 600m so với mặt nước biển
vẫn cho sản lượng quả cao, nhưng không sống được ở những nơi ngập úng. Theo
Nguyễn Ngọc Bình và Lê Văn Hán (1981) thì tiêu chuẩn đất trồng Hồi phải có tính
vật lý tốt, có khả năng thấm và giữ nước, thành phần cơ giới nặng và giàu sét,
không có hoặc rất ít đá lẫn, tầng đất dày, hoặc rất dày. Đặc biệt, Hồi sinh trưởng và
sai quả trên đất giàu kali dễ tiêu (K≥ 13mg/100 g đất). Trong một nghiên cứu khác
thông qua hàm lượng các chất trong lá, Lê Đức Diên và các cộng sự (1976) đã
nhận thấy rằng cây càng tốt và càng sai quả thì hàm lượng kali trong lá càng cao.
Hàm lượng đạm và kali trong lá cao chứng tỏ có liên quan đến hàm lượng đạm và
kali trong đất. Khi nghiên cứu phục tráng rừng Hồi già, Phí Quang Điện (1981)
cũng nhận định rằng hàm lượng mùn và đạm trong đất có liên quan chặt chẽ với
khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Hồi, những cây Hồi già 60 - 70 tuổi nếu
được bón đạm sẽ nâng cao sản lượng quả và hạn chế quả rụng non.
Trên cơ sở nhu cầu sinh thái của cây Hồi, Dư Đức Hướng (2004) chia độ
cao thành 4 cấp: rất thích nghi có độ cao từ 300 - 600m, thích nghi trung bình có
độ cao 600 - 700 m, ít thích nghi có độ cao 700 - 800m, và không thích nghi có độ
cao trên 800m [9].
1.2.3. Những nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển
Theo Nguyễn Ngọc Bình, Lê Văn Hán (1981), thời gian đầu, Hồi tăng
trưởng nhanh về chiều cao, trung bình có thể đạt 1,5-2,0m/năm. Tuy vậy, ở giai
đoạn đầu trong vườn ươm hoặc Hồi mới trồng cũng cần che bóng. Cây trồng từ hạt
có thể ra hoa và bói quả ở giai đoạn 5 - 6 tuổi. Thông thường, mỗi năm, có thể tiến
hành thu hoạch 2 vụ: vụ chính vào tháng 8-9 cho sản lượng quả cao, nhiều tinh dầu
và vụ chiêm thu từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, vụ này cho sản lượng

thấp và ít tinh dầu hơn [1].
13


Khi nghiên cứu về nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm từ cây
Hồi Lạng sơn, Lưu Đàm Cư và Ninh Khắc Bản (2006) đã xác định thời gian ra hoa
có 2 lần kế tiếp nhau. Đợt hoa đầu tiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm
gọi là vụ hoa tứ quý (chiêm). Đợt hoa thứ 2 nở tiếp ngay sau lứa đầu kéo dài từ
tháng 7 tới tháng 10 hàng năm gọi là vụ hoa mùa. Thực tế vào thời điểm giao thời
rất khó phân biệt hoa của hai vụ. Ngay sau khi nở hoa, vụ hoa đầu tiên tiếp tục
phát triển và hình thành lứa quả thu vào tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
Lứa hoa thứ 2 mặc dù hình thành ngay sau lứa hoa thứ nhất, nhưng sau khi nở các
bao hoa khô đen và bọc lấy quả non và hầu như ngừng sinh trưởng. Lứa quả này
chỉ thực sự lớn nhanh vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm sau (khi nhiệt độ không
khí cao) và thu hoạch quả vào tháng 8-9 gọi là vụ Hồi mùa. Thời gian từ khi ra hoa
cho đến khi chín kéo dài khoảng 6-7 tháng. Ngoài ra, các tác giả còn cho thấy năng
suất, chất lượng của vụ hồi chiêm thấp. Kích thước và trọng lượng quả vụ Hồi tứ
quý (chiêm) chỉ bằng 30-40% so với quả vụ mùa và năng suất chỉ đạt 20-30% so
với quả vụ mùa. Thông thường sau mỗi chu kỳ 2-3 năm cây hồi lại sai quả một lần
[6]. Theo Đỗ tất Lợi (1999) [13] cho rằng cây Hồi 20 năm tuổi thì bắt đầu cho
năng suất ổn định, năng suất quả tươi có thể đạt từ 20-30kg/cây/năm. Thời kỳ cho
năng suất cao và ổn định có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20-80 tuổi, năng suất tối
đa có thể đạt tới 45-50kg/cây/năm. Chu kỳ canh tác cây hồi từ 90-100 năm [12],
[8]. Khi nghiên cứu về năng suất quả, Lưu Đàm Cư đã xác định Hồi của Việt Nam
được gây trồng ở nhiều địa phương với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất khác
nhau. Ngoài ra, do tính đa dạng cao và chưa được chọn giống nên năng suất và
chất lượng tinh dầu Hồi ở các khu vực rất khác nhau và khó tìm được nguyên nhân
thuyết phục. Ngay trong một khu vực, hiện tượng khác biệt về năng suất và chất
lượng cũng thường xảy ra [6]. Theo Lã Đình Mỡi, giai đoạn 5-6 tuổi Hồi bắt đầu ra
quả nhưng năng suất rất thấp, thường chỉ đạt 0,5-1 kg/cây. Giai đoạn từ 10-12 tuổi,

năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây. Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu
cho năng suất quả ổn định nhưng thường chỉ đạt 20-30 kg/cây, năm được mùa có
thể lên tới 35-40 kg/cây. Cây Hồi có thể cho quả tới 100 năm tuổi [12].
Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất Hồi sinh trưởng tốt trên
đất feralitic vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng đất
dày từ 1,5m trở lên, đất màu mỡ, còn tính chất đất rừng. Mỗi năm Hồi ra hoa 2 đợt,
14


đợt hoa đầu tiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, đợt hoa thứ 2 nở tiếp ngay sau
lứa đầu kéo dài từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm. Tương ứng hai vụ hoa, quả Hồi
được thu hoạch hai lần/năm, vụ thứ nhất (Hồi chiêm) thu hoạch vào tháng 12 hàng
năm, vụ này năng suất quả thấp, vụ thứ hai (Hồi mùa) thu hoạch vào tháng 8-9
hàng năm. Cây trồng từ hạt có thể ra hoa và bói quả ở giai đoạn 5-6 tuổi. Từ năm
20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, năm bội thu có thể lên
tới 35-40 kg/cây. Năng suất Hồi của nước ta không cao và không ổn định qua các
năm, chu kỳ sai quả cũng khá rõ rệt thường là 2-3 năm là một chu kỳ sai quả.
1.2.4. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Lĩnh vực nghiên cứu gây trồng đã được nhiều tác giả đề cập rất sớm, hầu
hết các tác giả đều thống nhất thời vụ trồng Hồi vào vụ xuân hè và vụ thu; mật độ
trồng từ 400-500 cây/ha, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m hoặc 4 x 5m; Xử lý
thực bì: thực bì cao trên 1m phát băng rộng 1m, chừa 4m theo đường đồng mức;
Thực bì cao dưới 1m phát băng rộng 2m, sau đó tiến hành gieo 3 hàng cốt khí. Hố
trồng cần chuẩn bị trước khi trồng 3 tháng, kích thước hố 40x40x40cm; Bón phân:
mỗi hố 0,5kg phân chuồng + 0,5 kg phân xanh ủ hoai. Trong quá trình chăm sóc
cần phát cây bụi xung quanh gốc theo diện tích tán cây, xới đất và nhặt sạch cỏ
trong phạm vi đã cuốc xung quanh gốc.
Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về thâm canh rừng Hồi.
Nghiên cứu phục tráng rừng Hồi của Bùi Ngạnh và Phí Quang Điện trong các năm
1978-1980 tại Lạng Sơn đều cho thấy bón phân và chăm sóc xới xáo đất để làm

tăng lượng hoa và quả của cây trong rừng Hồi. Tuy vậy thời gian các nghiên cứu
còn quá ngắn nên chưa kịp có kết quả cụ thể [18].
1.2.5. Những nghiên cứu về giống
Giống cây trồng nói chung là một trong những tiến bộ kỹ thuật mang
tính đột phá nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm. Nhận thức
được vấn đề này các nhà khoa học trong nước cũng đã quan tâm đến lĩnh vực
giống từ khá nhiều năm trước đây. Tuy đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực
giống nhất là cải thiện giống Hồi có năng suất, chất lượng cao, nhưng do hạn
chế về kinh phí cũng như thời gian nghiên cứu, các nghiên cứu về cải thiện
giống Hồi trong thời gian gần đây cũng đã đạt được một số kết quả nhất định có
thể điểm qua 1 số kết quả sau đây:
15


1.2.5.1. Nghiên cứu về bảo quản hạt giống
Thu hái, bảo quản hạt giống Hồi là vấn đề ít được quan tâm, trước đây
chủ yếu bảo quản theo kinh nghiệm của nhân dân địa phương, những năm gần
đây đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan, nổi bật là công trình
nghiên cứu của Bùi Ngạnh và Trần Quang Việt (1981), bước đầu các tác giả đã
tổng kết được các kinh nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm về thời điểm thu
hái, phương pháp chế biến, và bảo quản hạt giống. Kỹ thuật làm đất và nuôi cấy
cây con trong vườn ươm.
Đặc biệt gần đây có công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và bảo
quản hạt Hồi của Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hưng và các cộng sự (2002)
đã xác định hạt hồi có thể bảo quản ở độ ẩm ban đầu (39%), hoặc rút xuống độ
ẩm 35%. Bảo quản ở nhiệt độ 50C trong tủ lạnh khô hoặc trong kho hạt thì sau
một năm tỷ lệ nảy mầm chỉ giảm bớt 10-37% so với ban đầu, trong khi bảo
quản ở nhiệt độ phòng như trước đây thì sau 3 tháng về cơ bản hạt đã mất sức
nảy mầm [19].
1.2.5.2. Những nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Chọn giống và nhân giống là 2 nội dung rất quan trọng luôn luôn được
gắn liền với nhau trong công tác cải thiện giống cây rừng nói chung và cải thiện
giống Hồi nói riêng, nhưng các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cả ở
trong và ngoài nước hiện nay rất ít. Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt
cần thu từ những cây khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn từ 15 20 năm tuổi. Hạt Hồi mất sức nảy mầm rất nhanh, nên cần gieo ngay sau khi thu
hoạch. Nếu cần lưu giữ phải bảo quản trong cát ẩm vài ba tuần, song tỉ lệ nảy
mầm sẽ giảm. Theo hướng dẫn canh tác trên đất dốc của nhà xuất bản Nông
nghiệp (1995) (tập I,II,III, IIV) [29] để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần xử
lý bằng nước ấm (35-37°C) trong 2-3 giờ. Đất để gieo hạt cần xử lý qua thuốc
diệt nấm, làm sạch cỏ, giữ độ ẩm và che nắng. Trước khi gieo cần xử lý hạt
bằng nước ấm (33-370C) trong vòng 2-3 giờ. Sau khi gieo hạt khoảng 40-90
ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Khoảng 18-20 tháng sau khi gieo cây non cao
khoảng 50-70 cm là có thể đem trồng. Đối với lĩnh vực nhân giống vô tính, có lẽ
cây Hồi khó nhân giống vô tính, phạm vi phân bố hẹp nên ít được quan tâm. Duy
chỉ có công trình nghiên cứu về nhân giống Hồi của Nguyễn Huy Sơn (2004)[20]
16


×