Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Quá trình pháp triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 194 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY PHƯƠNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY PHƯƠNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số

: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGND. TRỊNH NHU

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Huy Phương


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các phụ lục
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................................................7
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi quốc gia .............7
1.1.1. Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình phát triển của kinh
tế tư nhân .................................................................................................. 7

1.1.2. Công trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển của kinh tế tư nhân............ 16
1.1.3. Công trình nghiên cứu về tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nhân dân
và đội ngũ quản lý của kinh tế tư nhân ................................................... 17
1.2. Công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu...............................................................................................................19
1.3. Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án kế thừa .......................21
1.3.1. Những vấn đề các công trình trước đã đề cập .......................................... 21
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết ............................. 24
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ........................................26
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về phát
triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ......................................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 28
2.1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh về
phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ................ 32


2.2. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 ..............................46
2.2.1. Khái niệm và các hình thức của kinh tế tư nhân ...................................... 46
2.2.2. Khái quát kinh tế tư nhân ở địa phương trước năm 1991 ......................... 50
2.2.3. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000........................ 52
Chương 3: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ..........................................................70
3.1. Những điều kiện mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân sau
năm 2000 ................................................................................................................70
3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát trển kinh tế tư
nhân trên địa bàn tỉnh ............................................................................. 70
3.1.2. Chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương
đối với sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh ............................ 75
3.2. Kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2001
đến năm 2010 ........................................................................................................78

3.2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ.................... 78
3.2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động của các đoàn thể
chính trị - xã hội trong doanh nghiệp tư nhân ......................................... 82
3.2.3. Một số mô hình sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ và doanh nghiệp .......... 97
Chương 4: ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU .................................................................102
4.1. Thành tựu phát triển của kinh tế tư nhân .......................................................102
4.1.1. Kinh tế tư nhân đã khơi dậy, phát huy tiềm năng sản xuất, kinh
doanh của một bộ phận dân cư và góp phần bảo vệ chủ quyền
biển đảo quê hương .............................................................................. 102
4.1.2. Kinh tế tư nhân đóng góp đáng kể vào việc thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................... 104
4.1.3. Kinh tế tư nhân phát triển góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân
mới và lực lượng lao động hoạt động trong cơ chế thị trường................ 108
4.1.4. Kinh tế tư nhân góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tham gia
tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện của địa phương ........................ 110
4.1.5. Kinh tế tư nhân có nhiều đóng góp trong xây dựng tổ chức cơ sở
đảng và các đoàn thể nhân dân ............................................................. 114


4.2. Hạn chế của kinh tế tư nhân ..............................................................................118
4.2.1. Quy mô và lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư
nhân còn nhỏ bé và dễ bị tổn thương trước biến động của kinh tế
thị trường .............................................................................................. 118
4.2.2. Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc trong các doanh
nghiệp còn lạc hậu, thiếu thông tin về thị trường.................................. 122
4.2.3. Sự chấp hành chính sách, pháp luật của một bộ phận kinh tế tư
nhân còn một số hạn chế ...................................................................... 123
4.2.4. Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề người lao
động trong các doanh nghiệp còn thấp ................................................. 125

4.3. Một số kinh nghiệm chủ yếu ..............................................................................129
4.3.1. Sự nhất trí trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân về chủ
trương phát triển kinh tế tư nhân là nhân tố quyết định hàng đầu
thực hiện thành công nhiệm vụ kinh tế quan trọng này ........................ 129
4.3.2. Tạo môi trường pháp lý, thị trường, công nghệ, bổ sung nguồn
vốn là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế tư nhân.......... 131
4.3.3. Chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ,
năng lực quản lý và tay nghề người lao động đáp ứng yêu cầu
phát triển của kinh tế tư nhân ............................................................... 133
4.3.4. Cần tiếp tục khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tư nhân
và tôn vinh những cống hiến của thành phần kinh tế này cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ..................................................... 136
4.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong
doanh nghiệp tư nhân là nhân tố tạo nên sự thống nhất trong thực
hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và tạo sự
gắn kết chủ doanh nghiệp và người lao động ....................................... 138
KẾT LUẬN .................................................................................................................142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..............................................................145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................146
PHỤ LỤC ....................................................................................................................165


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

CTCP

Công ty cổ phần

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

KTTN

Kinh tế tư nhân

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm
1991 đến năm 2000, chia theo tỷ lệ % ............................................. 55
Hình 2.2: Biểu đồ phản ánh tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 1991 đến năm 2000 .................................................................. 56
Hình 2.3: Sự phân bố doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 1991 đến năm 2000 .............................................................. 59
Hình 3.1: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh từ năm
2001 đến năm 2010, chia theo tỷ lệ % ............................................. 82
Hình 3.2: Biểu đồ phản ánh tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 2001 đến năm 2010 .................................................................. 84
Hình 3.3: Sự phân bố doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 2001 đến năm 2010 .............................................................. 87


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Sự thay đổi số lượng và tỷ lệ % doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh, giai đoạn 1991-2010 .............................................. 165
Phụ lục 2: Sự thay đổi số lượng loại hình doanh nghiệp của tư nhân
đăng ký kinh doanh, giai đoạn 1991-2010 ................................ 166
Phụ lục 3: Sự thay đổi về số lượng loại hình công ty TNHH trong
các lĩnh vực đăng ký kinh doanh ............................................... 167
Phụ lục 4: Sự thay đổi về số lượng loại hình CTCP trong các lĩnh

vực đăng ký kinh doanh ............................................................ 168
Phụ lục 5: Sự thay đổi về số lượng loại hình DNTN trong các lĩnh
vực đăng ký kinh doanh ............................................................ 169
Phụ lục 6: Sự phân bố các lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
các loại hình DNTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
năm 1996-2000 .......................................................................... 170
Phụ lục 7: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình công ty
TNHH ở các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 ................. 170
Phụ lục 8: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình CTCP ở
các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 ................................ 171
Phụ lục 9: Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp của loại hình DNTN
ở các bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 ................................... 171
Phụ lục 10: Số lượng doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh ở
các địa bàn của tỉnh, giai đoạn 2001-2010 ................................ 172
Phụ lục 11: Sự phân bố các lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2001-2010 ........ 172


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới, đặc
biệt trong bối cảnh hiện nay, trước tác động tích cực của nền kinh tế thị
trường, Đảng, Nhà nước đang quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tiếp
tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, nhằm làm cho kinh tế
Nhà nước phát triển hiệu quả hơn, bình đẳng với các thành phần kinh tế trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tình hình đó
càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), là
thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,
“Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển

nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa” [42, tr.57-58].
Đã có một thời gian rất dài, KTTN bị phủ nhận, nhất là sau khi miền
Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, đáng ra thành
phần kinh tế này phải được nhìn nhận lại. Nhưng do áp dụng một cách máy
móc mô hình kinh tế tập trung bao cấp của các nước XHCN, chủ quan, nóng
vội muốn xây dựng nhanh chủ nghĩa xã hội (CNXH), nên KTTN không được
thừa nhận. Hậu quả là đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã
hội nghiêm trọng.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986), đã thực hiện công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh đến đổi mới tư duy, trước hết
là tư duy kinh tế, trong đó KTTN được thừa nhận. Đến Đại hội lần thứ X
(tháng 4-2006), Đảng thực sự khẳng định vai trò của KTTN đối với sự phát
triển của đất nước, “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những
động lực của nền kinh tế” [48, tr.83]. Thực tiễn xây dựng đất nước thời kỳ đổi
mới, từ năm 1986 đến năm 2010, KTTN đang có những đóng góp xứng đáng
cho đất nước, trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh v.v...

1


Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi tác động đến sự
phát triển KTTN, như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương, giải
pháp của Đảng bộ, chính quyền địa phương v.v... Đặc biệt, Tỉnh có ưu thế
vượt trội so nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước là tiếp giáp với biển, quản lý
một vùng biển rộng lớn đến hơn một trăm km2 thềm lục địa Nam Biển Đông,
nơi có tiềm năng quan trọng về dầu khí và thủy hải sản, người dân luôn năng
động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh v.v..., đây là nhân tố có ý
nghĩa quyết định trực tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa
phương. Hơn nữa, do yêu cầu cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
tinh thần của nhân dân và xây dựng, phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành “tỉnh

công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và
quốc tế vào thời kỳ 2010-2015; là một trong những trung tâm công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, hải sản của khu vực và cả nước” [35, tr.133], nên cần phải
phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực tại chỗ trong đó có năng lực sản xuất, kinh
doanh của KTTN.
Quá trình phát triển, từ năm 1991 đến năm 2010, nhất là từ năm 2001
trở về sau này, KTTN phát triển mạnh về số lượng, hình thức và loại hình
đăng ký sản xuất, kinh doanh, lượng vốn và lực lượng lao động v.v... KTTN
có những đóng góp lớn trên các mặt phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, việc làm, xã hội, an ninh - quốc phòng và đời sống nhân dân v.v...
Tuy nhiên, nó vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế: quy mô còn nhỏ bé, lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh chưa thật sự đa dạng, dễ bị tổn thương trước những
biến động của thị trường. Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, tay nghề
người lao động còn thấp. Trình độ công nghệ, trang thiết bị còn lạc hậu. Cùng
những rào cản từ tâm lý xã hội và thủ tục, quy định hành chính của các cấp
chính quyền tỉnh vẫn tạo ra ít nhiều khó khăn đối với KTTN v.v... Điều đó đòi
hỏi cần sự năng động, sáng tạo, những cách làm mới, hiệu quả của các tầng
lớp nhân dân làm kinh tế, sự đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng bộ,
chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển KTTN v.v...
2


Nghiên cứu, làm sáng rõ nội dung trên sẽ có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc. Vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề "Quá trình phát triển kinh tế
tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010" làm đề tài
luận án tiến sĩ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Phục dựng toàn diện các hình thức, mô hình tiêu biểu của KTTN trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010.

- Đánh giá thành tựu, hạn chế của KTTN và đúc kết những kinh
nghiệm về phát triển KTTN tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phát hiện những nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN của tỉnh.
- Phân tích các hình thức, loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh
doanh và gương điển hình tiên tiến của KTTN ở địa phương từ năm 1991 đến
năm 2010.
- Nêu bật những thành tựu và hạn chế, khó khăn của KTTN. Đúc kết
kinh nghiệm, gợi mở giải pháp tiếp tục phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, các loại hình DNTN
và một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương.
3.2. Pham vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát các huyện, thị, thành phố trên
địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển KTTN: thành phố Vũng Tàu, Bà
Rịa, huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Điền... Tác giả luận án
tiếp xúc, tìm hiểu mô hình làm KTTN của các gương điển hình tiên tiến của
KTTN nhằm hiểu được cách làm, những thuận lợi, khó khăn cần tháo gỡ.

3


3.2.2. Phạm vi thời gian
Từ năm 1991 đến năm 2010.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Luận án nghiên cứu hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTTN trên các
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư
nghiệp và thủy sản.

4. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án gồm:
- Tư liệu văn kiện Đảng, Nhà nước: Các văn kiện toàn tập của V.I.Lênin,
Hồ Chí Minh viết về KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Văn kiện Đại hội
của Đảng, từ các đại hội trước đổi mới đến các đại hội đổi mới đề cập đến
KTTN, nhưng tập trung nhất là các văn kiện đại hội thời kỳ đổi mới (Đại hội
lần thứ VI đến Đại hội lần thứ X). Báo cáo tổng kết của Đảng về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới. Các luật, nghị định,
thông tư của Nhà nước, Chính phủ và các bộ về chủ trương, chính sách phát
triển KTTN.
- Tư liệu địa phương: Văn kiện Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động
của Tỉnh ủy, Huyện ủy, báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh và
các thành phố, huyện về KTTN của địa phương.
- Tư liệu từ sách, tạp chí: Bài viết của các tác giả được đăng trên các
tạp chí trong nước, xuất bản thành sách và luận văn, luận án của học viên
được bảo vệ tại hội đồng khoa học các đại học, học viện trên cả nước lên quan
đến KTTN.
5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý thuyết
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại của KTTN trong
thời kỳ quá độ lên CNXH. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách

4


của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
- Chủ trương, chương trình hành động, giải pháp v.v... của Đảng bộ,
chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát triển KTTN của địa phương.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương
pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phê
phán các nguồn sử liệu. Đặc biệt, phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic để nghiên cứu từng vấn đề cụ thể đến vấn đề chung nhất về KTTN
trên địa bàn tỉnh.
- Phương pháp điều tra xã hội học. Tác giả tiếp xúc với chủ các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh, các gương điển hình tiên tiến làm KTTN tại một số
địa phương của tỉnh, hiểu được cách làm, những thuận lợi, khó khăn cần tháo
gỡ. Đồng thời, tác giả luận án thu thập ý kiến và trao đổi với nhiều cán bộ
lãnh đạo chủ chốt ở tỉnh, thành phố và các huyện qua các thời kỳ về các căn
cứ đề ra chủ trương, chương trình hành động phát triển KTTN. Từ đó, luận án
đúc kết những vấn đề chủ yếu và những kinh nghiệm về sự phát triển KTTN
của địa phương.
- Phương pháp sưu tầm các tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tác
giả luận án đã dành nhiều thời gian, tâm sức để đọc, khai thác tư liệu ở các
thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguồn tư liệu các cơ quan, ban, ngành địa
phương, như Tỉnh ủy, UBND, các sở, ngành của tỉnh. Sau khi thu thập nguồn
tư liệu phong phú liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đọc, phân
loại, chọn lọc tài liệu phù hợp kết cấu, nội dung luận án.
6. Đóng góp chủ yếu của luận án
Luận án có những đóng góp cơ bản như sau:
- Luận án làm rõ quá trình phát triển nhận thức, quan điểm của Đảng,
Nhà nước cũng như của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vị trí, vai trò của KTTN

5


đối với nền kinh tế đất nước và kinh tế địa phương từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước năm 1986 đến năm 2010.

- Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển KTTN
trên các vùng, miền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010
qua hai giai đoạn: năm 1991 đến năm 2000 và năm 2001 đến năm 2010.
- Luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế, khó khăn của
KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010. Từ đó, luận án
đúc kết một số kinh nghiệm, gợi mở những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển
KTTN của địa phương.
- Luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
đương đại và lịch sử địa phương.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
từ năm 1991 đến năm 2000.
Chương 3: Sự phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ
năm 2001 đến năm 2010.
Chương 4: Đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế tồn tại từ rất lâu trong lịch sử.
Trên phạm vi quốc gia cũng như địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã có nhiều
đề tài, bài viết về KTTN đăng trên các báo, tạp chí, luận văn bảo vệ tại hội
đồng khoa học của nhiều đại học, học viện trên toàn quốc và viết thành sách
xuất bản, nhất là sau khi Luật Doanh nghiệp tư nhân ra đời và có hiệu lực từ

tháng 4-1991, sau đó là Luật Doanh nghiệp thay thế Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực từ tháng 01-2000. Có thể chia làm hai
nhóm nghiên cứu liên quan đến đề tài.
1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi
quốc gia
1.1.1. Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình phát triển của
kinh tế tư nhân
- Lê Xuân Bá (2002), “Kinh tế tư nhân - bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số (22). Tác giả chỉ ra quan điểm
của Đảng về KTTN, vai trò và giải pháp phát triển KTTN.
- Trần Ngọc Bút (2002), “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội
chủ nghĩa”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả trình bày cơ sở
lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế nhiều thành phần. Sự phát triển KTTN
trước đổi mới, từ khi đổi mới đến những năm đầu thậm niên của thế kỷ 21 và
phát triển KTTN theo định hướng XHCN.
- Vũ Đình Bách (2004), “Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình
chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong sách:
“Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã khái quát quan điểm của Đảng về
phát triển KTTN, vai trò, hạn chế, khó khăn của KTTN.

7


- Vương Cường (1992), “Xây dựng kinh tế hộ gia đình thành đơn vị
sản xuất hàng hóa”, Tạp chí Cộng sản, số (2). Tác giả nêu khái quát lịch sử
hình thành kinh tế hộ và những giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ gia
đình trong nền sản xuất hàng hóa.
- Nguyễn Sinh Cúc (1999), “Khảo sát kinh tế trang trại”, Nghiên cứu
kinh tế, số (1). Tác giả nêu khái niệm, tiêu chí của kinh tế trang trại, khó khăn

và nguyện vọng của chủ trang trại, giải pháp phát triển kinh tế trang trại.
- Võ Văn Đức, Trần Kim Chung (2002), “Những giải pháp chủ yếu
tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân”, Kinh tế và Phát triển, số (64). Tác giả cho
rằng, để tiếp tục phát triển KTTN cần thực hiện hai nhóm biện pháp: Hoàn
thiện môi trường pháp lý; tăng cường điều hành từ phía Nhà nước.
- Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), “Kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên
làm kinh tế tư nhân trong điều kiện hiện nay”, Triết học, số (9). Tác giả khái
quát chủ trương, chính sách phát triển KTTN trong nền kinh tế nhiều thành
phần và chỉ rõ vị trí, vai trò của nó trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội
của đất nước.
- Vũ Hùng Cường (2010), “Những rào cản phát triển đối với khu vực
kinh tế tư nhân và những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy
tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Nghiên cứu
kinh tế, số (12). Tác giả chỉ rõ vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường
hiện đại, những rào cản về tâm lý, cơ chế chính sách, những tồn tại, yếu kém
trong nội tại của KTTN.
- Lê Đăng Doanh (1996), “Cải thiện môi trường chính sách để doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (3). Tác giả phân
tích khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, như thiết bị, công nghệ lạc hậu.
Nguồn lao động, đội ngũ quản lý chưa qua đào tạo. Doanh nghiệp chưa tạo
được sự liên kết phát triển. Hạn chế thực thi chính sách của Nhà nước với
doanh nghiệp. Bài viết nêu giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn của doanh

8


nghiệp: vốn, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, liên kết hỗ trợ giữa các
doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Nguyễn Hữu Đạt (2000), “Động thái phát triển kinh tế tư nhân Việt
Nam giai đoạn 1990-2000”, Khoa học chính trị, số (262). Bài viết tập trung

đề cập một số động thái phát triển chủ yếu và những đóng góp nổi bật cũng
như những tồn tại, yếu kém của KTTN giai đoạn 1990-2000.
- Đỗ Đức Định (2005), “Kinh tế tư nhân ở Việt Nam, thực trạng và
cách tiếp cận”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới
- thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Tác giả nêu quan điểm, chính sách của Nhà nước đối với khu vực KTTN;
thực trạng và một số giải pháp phát triển KTTN.
- Hoàng Kim Giao (1992), “Kinh tế cá thể - Sự phát triển thầm lặng”,
Nghiên cứu kinh tế, số (1). Tác giả chỉ rõ các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế cá
thể sản xuất, kinh doanh và ưu điểm, hạn chế của kinh tế cá thể.
- Hoàng Kim Giao (1996), “Vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ”,
Nghiên cứu kinh tế, số (8). Tác giả chỉ rõ nguồn gốc vốn và kinh nghiệm tạo
vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phạm Hiếu (1996), “Cần có những “liệu pháp” cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (18). Bên cạnh phân tích những ưu
thế, tác giả bài viết đã chỉ ra khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
quy mô vốn tự có doanh nghiệp nhỏ, khó tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng,
chưa được khuyến khích sử dụng công nghệ mới, chính sách lao động, chính
sách thuế của Nhà nước chưa phát huy hết khả năng của doanh nghiệp. Tác
giả kiến nghị Nhà nước xây dựng tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ; có chính
sách đối với loại hình doanh nghiệp này để phát huy ưu thế, đóng góp cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Cao Sỹ Kiêm, Hoàng Hải (2006), “Mấy vấn đề phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số (12). Tác giả chỉ rõ vai

9


trò, hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội, qua
đó tác giả nêu một số gợi ý nhằm tiếp tục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Phạm Ngọc Kiểm (2002), “Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quá
trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay”, Kinh tế và Phát triển, số (57).
Tác giả phân tích vai trò của KTTN và đưa ra giải pháp phát triển KTTN.
- Khánh Lộc (1995), “Doanh nghiệp nhỏ trông cậy vào ai để phát
triển?”, Diễn đàn doanh nghiệp, số (1). Ngoài phân tích ưu điểm, tác giả đã
chỉ ra khó khăn của doanh nghiệp nhỏ về vay vốn, những biến động nguyên
liệu trên thị trường. Tác giả kiến nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ doanh
nghiệp nhỏ quảng bá thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
- Trần Thị Bích Liên (2007), Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lãnh đạo phát
triển kinh tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Viện
Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác
giả nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 1989 đến năm 2005, đánh giá những kết quả, hạn chế và kinh
nghiệm sự phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm Thành Long (2001), “Kinh tế tư nhân trong thời kỳ phát triển
mới”, Khoa học chính trị, số (2). Tác giả nêu vài nét khái quát sự phát triển
KTTN sau khi Luật Công ty có hiệu lực; vai trò của nó trong thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội và một số giải pháp phát triển KTTN.
- Nguyễn Đại Lai (2010), “Vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam: Giải pháp đến từ cách tiếp cận vốn”, Kinh tế và Dự báo, số (18).
Tác giả phân tích và gợi mở một số giải pháp tín dụng đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Trần Thanh Mai (2005), “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vấn
đề và giải pháp”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi
mới - thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội. Tác giả đề cập vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tăng trưởng

10



kinh tế; thực trạng và giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp vừa và
nhỏ phát triển.
- Nguyễn Thị Hồng Mai (2010), “Quan điểm của Đảng về phát triển
kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, số (11). Tác giả làm nổi
bật chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển KTTN trong
thời kỳ đổi mới, một số thành quả và hạn chế của KTTN. Từ đó, tác giả nêu
lên một số giải pháp phát triển KTTN.
- Đình Nguyễn (1992), “Kinh tế gia đình, một tiềm năng to lớn”, Thời
báo kinh tế Việt Nam, số (12). Tác giả phân tích vị trí, vai trò và khó khăn,
hạn chế của kinh tế hộ trong cải thiện điều kiện kinh tế gia đình, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ đó tác giả đề xuất phương
hướng thúc đẩy kinh tế gia đình phát triển, như khắc phục khó khăn về thị
trường tiêu thụ, giao thông, phương tiện bảo quản và chế biến v.v…
- Lương Hoàng Nam (2002), “Bàn về chính sách phát triển kinh tế tư
nhân trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, số (18). Tác giả phân tích vai
trò, thực trạng và một số biện pháp phát triển KTTN.
- Nguyễn Huy Oánh (2001), “Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (283). Tác giả trình bày khái quát
quan điểm của Đảng đối với sự phát triển KTTN, thực trạng, đóng góp của
KTTN và gợi mở một số giải pháp phát triển.
- Dương Bá Phượng (1996), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (4). Tác giả
chỉ ra những lợi thế và bất lợi thế, vai trò và tác động kinh tế - xã hội của
doanh nghiệp vừa và nhỏ và lý giải tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện,
tồn tại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, tác giả nêu những điều kiện
kinh tế - xã hội đảm bảo phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa.
- Nguyễn Đình Phan (1999), “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh


11


tế, số (1). Tác giả chỉ rõ vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực trạng
phát triển. Từ đó, nêu xu thế và giải pháp để doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam phát triển.
- Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả khái quát quá trình phát triển
KTTN ở Việt Nam. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển KTTN
ở Hà Nội. Quan điểm và giải pháp phát triển KTTN ở Hà Nội.
- Vũ Văn Phúc (2005), Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả
phân tích tính tất yếu sự tồn tại và phát triển KTTN trong kinh tế hàng hóa và
kinh tế thị trường. Thực trạng phát triển KTTN trong thời kỳ đổi mới ở Việt
Nam. Kiến nghị một số giải pháp phát triển KTTN trong nền kinh tế thị
trường định XHCN.
- Đặng Phong (2009), “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới,
Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội. Ngoài phần mở đầu, kết luận, cuốn sách được
chia thành 4 chương. Nội dung chính cuốn sách đề cập khó khăn trong thực
tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, ở các địa phương trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp, bởi rào cản từ
cơ chế chính sách. Một số điển hình, có cách làm mới đã tháo gỡ khó khăn ở
các đơn vị sản xuất của một số địa phương. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh sự
phục hồi, phát triển những mầm mống KTTN, trước khi Đảng, Nhà nước đề
ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đường lối phát triển kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần.
- Lê Đình Thắng (1992), “Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong quá
trình phát triển nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí Cộng sản, số (5). Tác giả chỉ
ra những kết quả đạt được đối với sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông
thôn; khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ và đưa ra

một số giải pháp phát triển kinh tế hộ.

12


- Trần Trắc (1997), “Định hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (3). Tác giả làm nổi bật chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế trang trại của Đảng, Nhà nước, những chỉ số để nhận dạng
kinh tế trang trại và định hướng phát triển kinh tế trang trại của đất nước.
- Trần Đăng Thịnh (1998), “Phát triển kinh tế tư bản tư nhân trong nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta”, Nghiên cứu lý luận, số (7). Tác giả nêu vị trí, vai trò của
kinh tế tư bản tư nhân, phân tích những tồn tại, hạn chế và đề ra giải pháp
phát triển kinh tế tư bản tư nhân.
- Nguyễn Trắc (1999), “Tìm hiểu thêm về kinh tế trang trại”, Nghiên
cứu kinh tế, số (11). Tác giả điểm qua tình hình phát triển kinh tế trang trại,
thực tiễn phát triển kinh tế trang trại ở nước ta; vai trò của kinh tế trang trại
trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp,
nông thôn. Từ đó, tác giả kiến nghị một số vấn đề về chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển kinh tế trang trại.
- Lê Đình Thắng (1999), “Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại”,
Nghiên cứu kinh tế, số (11). Tác giả đưa ra những yêu cầu và giải pháp phát
triển kinh tế trang trại.
- Vũ Quốc Tuấn (2000), “Về thể chế, chính sách phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa”, Nghiên cứu kinh tế, số (9). Tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp, một số nguyên tắc và chính
sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phạm Thăng (2001), “Tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân”, Tạp chí
Cộng sản, số (32). Tác giả trình bày khái quát quan điểm của Đảng về phát

triển KTTN, thực trạng và tiềm năng, xu thế và giải pháp phát triển KTTN.
- Vũ Văn Thư (2001), “Mấy nét về thực trạng và triển vọng của thành
phần kinh tế tư bản tư nhân qua 10 năm đổi mới”, Khoa học chính trị, số (3).

13


Bài viết đề cập khái quát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát
triển kinh tế tư bản tư nhân, đồng thời chỉ ra những thành quả, tồn tại và yếu
kém của kinh tế tư bản tư nhân.
- Vũ Quốc Tuấn (2001), “Điều chỉnh thái độ xã hội đối với doanh
nhân”, Doanh nghiệp, số (5). Tác giả nêu vị trí, vai trò của doanh nhân đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội. Hạn chế của xã hội trong đánh giá bộ phận
người tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó bài viết kiến nghị cần
điều chỉnh thái độ của xã hội đối với doanh nhân.
- Mai Tiết (2002), “Những lợi thế tương đối của kinh tế tư nhân trong
cơ cấu kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”,
Khoa học chính trị, số (3). Tác giả phân tích những lợi thế của KTTN và chỉ
ra những hạn chế, yếu kém của nó. Từ đó, tác giả kết luận cần khuyến khích
phát triển KTTN đi đôi với nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước.
- Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. Tác giả
phân tích tính tất yếu, sự hình thành, phát triển KTTN; chủ trương, chính
sách phát triển KTTN của Đảng, Nhà nước; thực trạng phát triển KTTN Kết quả, tồn tại, yếu kém. Từ đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp tiếp tục
phát triển KTTN.
- Đinh Thị Thơm (2005), “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập niên
đổi mới”, trong sách: “Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới Thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Bài viết chỉ rõ những tiến triển và khó khăn cần tháo gỡ của khu vực KTTN.
Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp tiếp tục phát triển KTTN.
- Nguyễn Kế Tuấn (2010), Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Tác giả phân tích khái quát sự phát triển nhận thức của Đảng về quan
điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, làm sâu sắc thực trạng sở hữu tư

14


nhân và KTTN, loại hình doanh nghiệp tư nhân. Từ đó, tác giả nêu giải pháp
phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN.
- Hoàng Thị Thành (2008), “Sự tồn tại và phát triển khách quan của
kinh tế tư nhân ở nước ta”, Lý luận chính trị, số (2). Tác giả phân tích khách
quan sự tồn tại, phát triển KTTN, vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục phát triển KTTN.
- Hồ Trọng Viện (2004), “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số (11). Tác
giả phân tích tính tất yếu khách quan và vai trò của KTTN trong nền kinh tế
thời kỳ quá độ. Nêu lên một số kiến nghị về tổ chức, quản lý nhằm phát huy
vai trò của KTTN trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN.
- Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế tư nhân ở nước ta”, Lý luận chính trị, số (5). Tác giả phân tích khái
quát sự phát triển tư duy của Đảng về phát triển KTTN, đồng thời nêu vai trò
và chỉ ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu nhằm phát
triển KTTN.
- Hải Yến (2001), “Quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và ngân
hàng thương mại: Bao giờ tìm được tiếng nói chung?”, Doanh nghiệp, số (3).
Tác giả phân tích mối quan hệ tín dụng của DNTN và ngân hàng nhà nước,
ngân hàng tư nhân. Khó khăn của DNTN trong tiếp cận vốn vay của ngân
hàng nhà nước, nguyên nhân. Từ đó bài viết đề xuất giải pháp tháo gỡ khó
khăn về vốn đối với DNTN.

- Nguyễn Quốc Nghi, Lê Bảo Yến (2010), “Kinh nghiệm phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam”, Kinh tế và Dự báo, số (19). Tác giả phân tích một số điểm về
cơ chế, chính sách của Chính phủ một số nước châu Á, như Trung Quốc,
Singapore, Nhật Bản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, những nội lực từ

15


doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, tác giả rút ra một số bài học đối với sự phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
1.1.2. Công trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển của kinh tế tư nhân
- Nguyễn Hữu Đạt (1999), “Phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong
công nghiệp, xây dựng và vận tải”, Nghiên cứu kinh tế, số (6). Tác giả làm rõ
thực trạng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư nhân trong lĩnh vực công
nghiệp, xây dựng, vận tải; những đóng góp, hạn chế. Từ đó, tác giả chỉ ra
phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư nhân.
- Nguyễn Hữu Đạt (1999), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ”, Nghiên cứu kinh tế, số (9). Tác
giả phân tách chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh
tế cá thể, tiểu chủ; thực trạng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ; những mặt
mạnh, hạn chế của kinh tế cá thể, tiểu chủ. Từ đó, tác giả định hướng phát
triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
- Nguyễn Điền (2000), “Nhận dạng kinh tế trang trại trong nông nghiệp
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí”,
Nghiên cứu kinh tế, số (6). Tác giả nêu khái niệm trang trại, đặc trưng, tiêu
chí của kinh tế trang trại các nước trên thế giới; những tiêu chí nhận dạng,
phân loại trang trại ở Việt Nam.
- Phạm Quang Lê (1999), “Kinh tế trang trại đột phá mới trong phát

triển nông nghiệp?”, Nghiên cứu kinh tế, số (12). Tác giả nêu những quan
điểm khác nhau về kinh tế trang trại; chỉ rõ tiêu chí chung; mặt tích cực, khó
khăn, giải pháp phát triển kinh tế trang trại.
- Phan Sỹ Mẫn (1999), “Kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân trong
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn”, Nghiên cứu kinh tế, số (9).
Tác giả phân tích vai trò, hạn chế của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong công

16


×