Tải bản đầy đủ (.pdf) (574 trang)

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP CỦA NĂM QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 574 trang )

Empowered lives.
Resilient nations.

NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP
CỦA NĂM QUỐC GIA
Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga

2011



NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TƯ PHÁP
CỦA NĂM QUỐC GIA
Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Nga


Nhóm biên soạn

TS. Hoàng Thế Liên
Nguyễn Huy Ngát
Đặng Hoàng Oanh
Nguyễn Minh Phương
Dương Thiên Hương
Nguyễn Quốc Vinh

“Các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này là của các tác giả
và không phải là quan điểm của Liên hợp quốc, UNDP hoặc các
nước thành viên Liên hợp quốc”


Bản quyền © Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo
vệ quyền tại Việt Nam” [2011]
Xuất bản tại Nhà xuất bản Tư pháp, Việt Nam


Lời giới thiệu
Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết
số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Để
thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW nói
chung, hoàn thiện, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng thì việc nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp các quốc gia trên thế giới để từ đó có những so
sánh đánh giá, tiếp thu có chọn lọc những nhân tố tích cực vận dụng vào thực tế nước ta là hết sức
quan trọng.
Với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và với sự tham gia của nhóm
các chuyên gia quốc tế Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” đã
thực hiện việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của 5 quốc gia bao gồm:
Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Đây là các quốc gia có lịch sử phát triển
hệ thống tư pháp tương đối lâu đời với những đặc điểm tương đối gần gũi với chúng ta. Do vậy,
những kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển hệ thống tư pháp ở những nước trên sẽ là
những kinh nghiệm cho Việt Nam tham khảo trong quá trình nghiên cứu đổi mới hệ thống các cơ
quan tư pháp.
Báo cáo song ngữ Anh - Việt “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của hệ thống tư pháp của năm
quốc gia: Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga” là kết quả khảo sát, đánh giá
của các chuyên gia và tổ chức độc lập sẽ cho bạn đọc thấy một cách chân thực và toàn diện nhất
về quá trình hình thành, tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp, kết quả hoạt động v.v của các cơ quan
tư pháp như cơ quan điều tra, công tố, toà án, thi hành án tại 5 nước nói trên.
Trong quá trình phối hợp với Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”
để biên tập và xuất bản cuốn tài liệu này, với tinh thần tôn trọng các ý kiến độc lập của các chuyên
gia, Nhà xuất bản Tư pháp cơ bản giữ nguyên nội dung các báo cáo đánh giá, do vậy những nhận

định, phân tích, đánh giá trong tài liệu này là ý kiến của riêng tác giả mà không phải là quan điểm
chính thức của Nhà xuất bản cũng như của Dự án.
Hy vọng rằng khi được xuất bản, cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học và phục vụ các bạn đọc quan tâm./.

Hà Nội, tháng 12 năm 2011

Nhà xuất bản Tư pháp

3



MỤC LỤC

Trang
Lời giới thiệu

3

Báo cáo về Trung QUỐC

19

1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội

21


1.1.

Các sự kiện lịch sử quan trọng

21

1.2.

Hệ thống kinh tế

22

1.3.

Hệ thống chính trị

22

1.4.

Các cơ quan khác

30

Kết luận

30

2.


Điều tra hình sự

31

2.1.

Tổ chức

31

2.2.

Mô hình

34

2.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

36

2.4.

Quan hệ

48

2.5.


Cơ chế

50

2.6.

Cán bộ điều tra hình sự

53

Kết luận

54

3.

Công tố/Viện kiểm sát

56

3.1.

Tổ chức

56

3.2.

Mô hình


58

3.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

60

3.4.

Quan hệ

67

3.5.

Cơ chế

68

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch

70

Kết luận

71


4.

Hệ thống tòa án

72

4.1.

Vai trò và vị trí

72

5


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
4.2.

Tổ chức

74

4.3.

Mô hình

77

4.4.


Chức năng và Nhiệm vụ

78

4.5.

Quan hệ

81

4.6.

Giáo dục và đào tạo tư pháp

83

4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp

84

4.8.

Bảo đảm nhiệm kỳ

84

4.9.


Giải thích luật

84

4.10.

Hoạt động xét xử

86

4.11.

Bồi thẩm viên/Hội thẩm nhân dân

88

4.12.

Phân định ranh giới khu vực

89

4.13.

Tính độc lập xét xử

89

4.14.


Kháng cáo và giải quyết kháng cáo

91

4.15.

Xác định vị trí

92

4.16.

Quản lý tư pháp

93

4.17.

Kiểm tra và giám sát

94

4.18.

Các nhân viên khác của tòa án

95

Kết luận


95

5.

Thi hành án hình sự và dân sự

96

5.1.

Các loại thi hành án

97

5.2.

Tổ chức

101

5.3.

Mô hình

102

5.4.

Chức năng và Nhiệm vụ


102

5.5.

Quan hệ

102

5.6.

Quy trình

105

5.7.

Cơ chế

105

Kết luận

106

6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác

107


6.1.

Tổ chức

107

6


Mục lục
6.2.

Các quy định của Nhà nước

107

6.3.

Luật sư

110

6.4.

Đào tạo luật sư

112

6.5.


Kỷ luật luật sư

112

6.6.

Giải quyết tranh chấp

113

Kết luận

114

7.

Cải cách trong lĩnh vực tư pháp

114

7.1.

Sáng kiến

121

7.2.

Trách nhiệm


122

7.3.

Thiết kế

122

7.4.

Lấy ý kiến tham gia

123

7.5.

Thi hành

123

7.6.

Đánh giá

124

7.7.

Giải quyết các vấn đề đặt ra


124

7.8.

Giám sát

124

Kết luận

126

8.

Kết luận

127

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu

127

8.2.

Những thách thức và vấn đề gây tranh cãi

129


8.3.

Những cải cách hiện tại

130

8.4.

Những vấn đề cần tiếp tục cải cách

130

Tài liệu tham khảo

131

Báo cáo về In-đô-nê-xia

145

Danh mục các từ viết tắt

147

1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội

149


1.1.

Các sự kiện lịch sử chính

149

1.2.

Hệ thống kinh tế

152

1.3.

Hệ thống chính trị

154

7


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
1.4.

Các bên tham gia khác

166

Kết luận


166

2.

Điều tra hình sự

166

2.1.

Cơ cấu tổ chức

167

2.2.

Mô hình

169

2.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

171

2.4.

Mối liên hệ với các cơ quan khác


174

2.5.

Cơ chế hoạt động

175

2.6.

Điều tra viên hình sự

179

Kết luận

180

3.

Cơ quan Công tố

183

3.1.

Tổ chức

138


3.2.

Mô hình

185

3.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

185

3.4.

Quan hệ

188

3.5.

Cơ chế hoạt động

189

3.6.

Các vấn đề nghề nghiệp và tính minh bạch

190


Kết luận

191

4.

Hệ thống Tòa án

192

4.1.

Vị trí và vai trò

192

4.2.

Cơ cấu tổ chức

193

4.3.

Mô hình

194

4.4.


Chức năng và Nhiệm vụ

194

4.5.

Mối liên hệ với các cơ quan khác

209

4.6.

Đào tạo và Bồi dưỡng pháp luật

210

4.7.

Vấn đề nghề nghiệp

215

4.8.

Đảm bảo nhiệm kỳ

216

4.9.


Diễn giải Tư pháp

217

8


Mục lục
4.10.

Quá trình xét xử của Tòa án

222

4.11.

Bồi thẩm viên

225

4.12.

Phân định khu vực

225

4.13.

Tính độc lập tư pháp


228

4.14.

Kháng cáo

232

4.15.

Xây dựng vị trí của Tòa án

234

4.16.

Quản lý tư pháp

234

4.17.

Giám sát và Trách nhiệm giải trình

240

4.18.

Các viên chức khác trong Tòa án


245

Kết luận

245

5.

Thi hành án dân sự và hình sự

254

5.1.

Các loại thi hành án

255

5.2.

Cơ cấu tổ chức

257

5.3.

Mô hình

258


5.4.

Chức năng và Nhiệm vụ

258

5.5.

Mối quan hệ với các cơ quan khác

258

5.6.

Quy trình thi hành án

258

5.7.

Cơ chế

258

Kết luận

259

6.


Luật sư và các Dịch vụ pháp lý khác

259

6.1.

Tổ chức

260

6.2.

Quản lý của Nhà nước

261

6.3.

Các luật sư

261

6.4.

Đào tạo và Bồi dưỡng Luật sư

261

6.5.


Kỷ luật Luật sư

261

6.6.

Giải quyết tranh chấp

262

Kết luận

265

9


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
7.

Cải cách Tư pháp

265

7.1.

Đề xuất

265


7.2.

Trách nhiệm về cải cách

266

7.3.

Thiết kế

266

7.4.

Rà soát

266

7.5.

Thực hiện

267

7.6.

Đánh giá

267


7.7.

Khắc phục

267

7.8.

Giám sát

267

Kết luận

269

8.

Kết luận

269

8.1.

Điểm mạnh và điểm yếu

269

8.2.


Thách thức và tranh luận

269

8.3.

Các cải cách hiện nay

270

8.4.

Các vấn đề cải cách trong tương lai

271

Tài liệu tham khảo

273

Báo cáo về Nhật Bản

281

1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội

283


1.1.

Những sự kiện lịch sử chính

284

1.2.

Hệ thống kinh tế

286

1.3.

Hệ thống chính trị

287

1.4.

Các bên tham gia khác

301

Kết luận

302

2.


Điều tra hình sự

303

2.1.

Tổ chức

303

2.2.

Mô hình

306

2.3.

Chức năng, nhiệm vụ

307

2.4.

Quan hệ

309

10



Mục lục
2.5.

Cơ chế

309

2.6.

Điều tra viên hình sự

311

Kết luận

311

3.

Cơ quan Công tố/Kiểm sát

312

3.1.

Tổ chức

312


3.2.

Mô hình

313

3.3.

Chức năng và Nhiệm vụ

315

3.4.

Quan hệ

317

3.5.

Cơ chế

319

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch

321


Kết luận

322

4.

Hệ thống tòa án

323

4.1.

Vai trò, vị trí

324

4.2.

Tổ chức

324

4.3.

Mô hình

325

4.4.


Chức năng, nhiệm vụ

326

4.5.

Quan hệ

326

4.6.

Đào tạo và bồi dưỡng tư pháp

328

4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp

331

4.8.

Đảm bảo thời gian tại nhiệm

332

4.9.


Giải thích Tư pháp

333

4.10.

Xét xử

333

4.11.

Bồi thẩm viên

339

4.12.

Thẩm quyền theo khu vực

341

4.13.

Độc lập xét xử

342

4.14.


Kháng cáo

345

4.15.

Xây dựng vị trí của Tòa án

349

4.16.

Quản lý tư pháp

349

11


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
4.17.

Giám sát và trách nhiệm giải trình

352

4.18.

Các viên chức khác của Tòa án


352

Kết luận

353

5.

Thi hành án hình sự, dân sự

355

5.1.

Các loại thi hành án

355

5.2.

Tổ chức

356

5.3.

Mô hình

358


5.4.

Chức năng, nhiệm vụ

359

5.5.

Quan hệ

359

5.6.

Quá trình

359

5.7.

Cơ chế

359

Kết luận

360

6.


Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác

362

6.1.

Tổ chức

362

6.2.

Điều chỉnh của nhà nước

365

6.3.

Luật sư

366

6.4.

Giáo dục và đào tạo luật sư

370

6.5.


Kỷ luật luật sư

371

6.6.

Giải quyết tranh chấp

372

Kết luận

378

7.

Cải cách tư pháp

378

7.1.

Sáng kiến cải cách

378

7.2.

Trách nhiệm


380

7.3.

Xây dựng mô hình

380

7.4.

Xem xét

380

7.5.

Thực hiện

381

7.6.

Đánh giá

381

7.7.

Giải quyết các vấn đề đặt ra


382

12


Mục lục
7.8.

Giám sát

382

Kết luận

382

8.

Kết luận

383

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu

383

8.2.


Thách thức và những vấn đề đặt ra

384

8.3.

Các cải cách hiện tại

385

8.4.

Những vấn đề đặt ra cho cải cách trong tương lai

386

Tài liệu tham khảo

387

Danh mục các từ tiếng Nhật

396

Báo cáo về Hàn Quốc

401

1.


Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội

403

1.1.

Các sự kiện lịch sử chính

403

1.2.

Hệ thống kinh tế

406

1.3.

Hệ thống chính trị

407

1.4.

Các bên tham gia khác

410

Kết luận


411

2.

Điều tra hình sự

411

2.1.

Tổ chức

411

2.2.

Mô hình

413

2.3.

Nhiệm vụ và chức năng

414

2.4.

Quan hệ


419

2.5.

Các bộ máy

420

2.6.

Điều tra viên hình sự

423

Kết luận

424

3.

Công tố/kiểm sát

425

3.1.

Tổ chức

425


3.2.

Mô hình

426

3.3.

Nhiệm vụ và chức năng

428

13


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
3.4.

Quan hệ

429

3.5.

Các cơ chế

430

3.6.


Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch

432

Kết luận

433

4.

Hệ thống tòa án

434

4.1.

Vai trò và vị trí

434

4.2.

Tổ chức

435

4.3.

Mô hình


436

4.4.

Nhiệm vụ và chức năng

438

4.5.

Quan hệ

445

4.6.

Giáo dục và đào tạo tư pháp

445

4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp

447

4.8.

Đảm bảo nhiệm kỳ


448

4.9.

Giải thích tư pháp

449

4.10.

Việc xét xử

449

4.11.

Bồi thẩm đoàn

450

4.12.

Phân định khu vực

451

4.13.

Tính độc lập tư pháp


452

4.14.

Kháng cáo

452

4.15.

Xây dựng vị trí của Tòa án

454

4.16.

Quản trị tư pháp

456

4.17.

Giám sát và trách nhiệm

458

4.18.

Các nhân viên Tòa án khác


460

4.19.

Chi phí kiện tụng

460

Kết luận

463

5.

Thi hành án Dân sự và Hình sự

465

5.1.

Loại thi hành án

465

5.2.

Tổ chức

466


14


Mục lục
5.3.

Mô hình

466

5.4.

Nhiệm vụ và chức năng

467

5.5.

Quan hệ

468

5.6.

Quy trình

468

5.7.


Các cơ chế

470

Kết luận

470

6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý của luật sư

471

6.1.

Tổ chức

471

6.2.

Quy định của nhà nước

472

6.3.

Luật sư


472

6.4.

Giáo dục và đào tạo luật sư

473

6.5.

Kỷ luật luật sư

476

6.6.

Giải quyết tranh chấp

476

Kết luận

476

7.

Cải cách lĩnh vực tư pháp

477


7.1.

Đề xuất

477

7.2.

Trách nhiệm

478

7.3.

Thiết kế

479

7.4.

Xem xét kiến nghị

480

7.5.

Thực hiện

480


7.6.

Đánh giá

480

7.7.

Giải quyết vấn đề đặt ra

481

7.8.

Giám sát

481

Kết luận

482

8.

Kết luận

482

8.1.


Các điểm mạnh và điểm yếu

482

8.2.

Những thách thức và vấn đề gây tranh cãi

483

8.3.

Các cải cách hiện tại

483

15


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
8.4.

Những vấn đề đặt ra cho cải cách trong tương lai

484

Tài liệu tham khảo

485


Tài liệu trực tuyến về pháp luật Hàn Quốc

487

Báo cáo về Nga

489

1.

Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội

491

1.1.

Các sự kiện lịch sử quan trọng

491

1.2.

Hệ thống kinh tế

492

1.3.

Hệ thống chính trị


492

1.4.

Các cơ quan liên quan khác

496

Kết luận

496

2.

Điều tra ban đầu và điều tra dự thẩm

500

2.1.

Tổ chức

500

2.2.

Mô hình

503


2.3.

Chức năng và nhiệm vụ

503

2.4.

Quan hệ

506

2.5.

Cơ chế

506

2.6.

Điều tra viên hình sự

507

Kết luận

508

3.


Viện kiểm sát

509

3.1.

Tổ chức

509

3.2.

Mô hình

512

3.3.

Chức năng và nhiệm vụ

513

3.4.

Quan hệ

516

3.5.


Cơ chế

517

3.6.

Các vấn đề về nghề nghiệp và tính minh bạch

518

Kết luận

520

4.

Hệ thống Tòa án

521

4.1.

Vai trò và vị trí

521

16


Mục lục

4.2.

Tổ chức

522

4.3.

Mô hình

523

4.4.

Chức năng và nhiệm vụ

524

4.5.

Quan hệ

529

4.6.

Đào tạo và bồi dưỡng Thẩm phán

531


4.7.

Các vấn đề về nghề nghiệp

532

4.8.

Điều kiện bảo đảm nhiệm kỳ làm việc

533

4.9.

Giải thích pháp luật thông qua hoạt động xét xử

533

4.10.

Xét xử

534

4.11.

Bồi thẩm viên và Hội thẩm viên

536


4.12.

Phân định ranh giới khu vực

539

4.13.

Tính độc lập tư pháp

540

4.14.

Kháng cáo

541

4.15.

Xây dựng vị trí tòa án

542

4.16.

Quản lý tư pháp

542


4.17.

Giám sát và báo cáo

544

4.18.

Các cán bộ khác của Tòa án

545

Kết luận

546

5.

Thi hành án hình sự và dân sự

546

5.1.

Các loại hình thi hành án

546

5.2.


Tổ chức

547

5.3.

Mô hình

549

5.4.

Chức năng và nhiệm vụ

549

5.5.

Quan hệ

549

5.6.

Thủ tục

550

5.7.


Cơ chế

551

Kết luận

551

17


Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
6.

Luật sư và các dịch vụ pháp lý khác

551

6.1.

Tổ chức

552

6.2.

Quy định của Nhà nước

554


6.3.

Luật sư

554

6.4.

Đào tạo và bồi dưỡng Luật sư

556

6.5.

Chế độ kỷ luật đối với Luật sư

557

6.6.

Giải quyết tranh chấp

558

Kết luận

558

7.


Cải cách khu vực tư pháp

559

7.1.

Khởi xướng

559

7.2.

Trách nhiệm

560

7.3.

Đề cương

560

7.4.

Tham gia ý kiến

560

7.5.


Thực hiện

560

7.6.

Đánh giá

560

7.7.

Biện pháp xử lý

560

7.8.

Giám sát

561

Kết luận

561

8.

Kết luận


562

8.1.

Các điểm mạnh và điểm yếu

562

8.2.

Thách thức và tranh luận

563

8.3.

Các cải cách hiện nay

564

8.4.

Các vấn đề cần tiếp tục cải cách

564

Tài liệu tham khảo

566


18


Báo cáo
về Trung Quốc

Những người thực hiện:
Phó Giáo sư Vivienne Bath, Đại học Tổng hợp Sydney
Phó Giáo sư Sarah Biddulph, Đại học Tổng hợp Melbourne



Báo cáo về Trung Quốc

1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, lịch sử và kinh tế - xã hội
1.1. Các sự kiện lịch sử quan trọng
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thành lập năm 1949 sau một giai
đoạn dài chiến tranh trên lãnh thổ của mình. Đầu tiên là giữa Trung Quốc và Nhật. Tiếp theo đó là
giữa các lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Cộng hòa Trung Hoa. Nước
CHND Trung Hoa được thành lập bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ hay Đảng CSTQ)
dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và nhiều nhóm tướng lĩnh, cán bộ lãnh đạo khác nhau những người đã tham gia từ thời kỳ hình thành và lớn mạnh của ĐCSTQ, nắm quyền lãnh đạo và
hoạch định chính sách của Trung Quốc cho đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời vào năm 1997. Cho
đến năm 1911, Trung Quốc vẫn còn là một đế chế được các triều đại kế tiếp nhau trị vì với sự trợ
giúp của bộ máy quan liêu khắp cả nước gồm những người được bổ nhiệm sau khi đỗ đạt tại các
kỳ thi do triều đình tổ chức. Triều đại cuối cùng trị vì Trung Quốc là nhà Thanh, có nguồn gốc từ
Mãn Châu và về mặt dân tộc không phải là người Hán Trung Hoa (nhóm dân tộc lớn nhất ở Trung
Quốc). Nhà Thanh lên ngôi từ năm 1644 kế tiếp triều đại nhà Minh. Nhà Thanh về cơ bản kế tục
hệ thống chính quyền trước đó với một số thay đổi nhằm thể chế hóa luật lệ Mãn Châu. Nhà Thanh
suy yếu dần trong suốt thế kỷ 19 do nhiều yếu tố kết hợp như cai trị yếu kém, sự hiện diện và ưu
thế ngày càng gia tăng của các thế lực phương Tây (vốn có vũ khí và thế lực mà quân quyền nhà

Thanh không thể kháng cự lại nổi), các cuộc khởi nghĩa trong nước và thất bại trong việc thích nghi
và hiện đại hóa phù hợp với tình hình mới.
Nước Cộng hòa Trung Hoa ra đời năm 1912 với vị Tổng thống đầu tiên là Viên Thế Khải. Tuy
nhiên, chính quyền mới này không thể làm chủ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Không lâu sau đó
Trung Quốc bị chia thành một số lãnh địa do các võ tướng cai quản. Mặc dù Tưởng Giới Thạch lên cầm quyền từ những năm 1920 – đã giành được lãnh thổ trong cuộc chiến tranh chống lại các
võ tướng nhưng chính quyền của ông bị suy yếu do sự lớn mạnh của ĐCSTQ cũng như cuộc xâm
lăng của người Nhật. ĐCSTQ giành chiến thắng trong cuộc nội chiến sau khi kết thúc Đại chiến
Thế giới lần thứ II với sự thất bại của người Nhật. Nước CHND Trung Hoa thành công trong việc
thống nhất Trung Quốc (trừ Đài Loan - nơi trở thành cứ điểm của chính quyền Cộng hòa Trung
Hoa, Hong Kong - khi đó vẫn thuộc quyền quản lý của Vương quốc Anh, và Macao - do người Bồ
Đào Nha quản lý). Năm 1997, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc theo cơ chế chính quyền
được biết đến là “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Hong Kong được trao quy chế tự trị khá lớn
về các mặt chính trị, kinh tế và tư pháp. Macao được trao lại cho Trung Quốc năm 1999 theo một
trật tự tương tự.
Đảng CSTQ bắt tay vào việc xây dựng lại Trung Quốc, ban đầu trên cơ sở mô hình Xô viết và
sau đó trên cơ sở các học thuyết tư tưởng và kinh tế do Đảng đề ra nhằm bảo đảm sự phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh Trung Quốc. Từ năm 1949, Đảng CSTQ - mặc dù có đôi lần bị chia rẽ do bất
đồng quan điểm nội bộ và đấu tranh phe phái - đã luôn duy trì được địa vị thống trị của mình trong
các lĩnh vực chính trị, kinh tế và hành chính. Sự lãnh đạo của Đảng CSTQ đã được đánh dấu bằng
nhiều sự kiện lịch sử quan trọng có liên quan đến sự phát triển của hệ thống pháp luật và tư pháp.
Cuộc vận động chống phái hữu diễn ra trong những năm 1957 -1958. Gần như cùng thời gian đó,
chính quyền Trung Quốc bất hòa với phía Liên Xô - nước đã cung cấp nguồn viện trợ lớn dưới hình
thức trang thiết bị, chuyên gia tư vấn và kỹ thuật - dẫn đến việc Liên Xô chấm dứt viện trợ và rút
toàn bộ chuyên gia vào năm 1960. Thời gian cuối những năm 1950 cũng chứng kiến sự khởi đầu
của cái gọi là “Đại nhảy vọt” - chính sách đẩy mạnh tập thể hóa, bố trí lại các ngành công nghiệp
và khuyến khích sự tự cung tự cấp - mà hậu quả là đã gây ra nạn đói trên khắp nước Trung Quốc
vào đầu những năm 1960. Năm 1966, bắt đầu cuộc “Cách mạng Văn hóa”, kéo dài cho đến 1976.

21



Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tư pháp của năm Quốc gia
Trong thời gian đó, dưới danh nghĩa chỉnh đốn tư tưởng chính trị, nhiều nhà trí thức, doanh nhân
và những người khác đã bị thanh trừng, tịch thu tài sản hay đày về vùng nông thôn. Sự tàn phá của
Cách mạng Văn hóa khiến cho nhiều trường phổ thông và đại học phải đóng cửa, hoạt động sản
xuất và công nghiệp bị đình trệ, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế, hệ thống pháp luật bị phá hủy và
làm gia tăng sự cô lập của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo và áp dụng phương
thức tiếp cận thực dụng hơn đối với các vấn đề kinh tế. Thực hiện chính sách “Mở cửa” được Đặng
Tiểu Bình khởi xướng năm 1979, Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm khởi động
lại nền kinh tế, mở lại trường đại học, sửa đổi Hiến pháp và bắt đầu quá trình tái lập hệ thống pháp
luật và tư pháp toàn diện. Luật Hình sự là một trong những đạo luật đầu tiên được ban hành như
một phần của chính sách này. Sau giai đoạn mở cửa và phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Trung Quốc cũng trở thành thành viên của khá nhiều
điều ước quốc tế, bao gồm cả các công ước về nhân quyền. Những điều ước này đã có tác động
nhất định lên sự phát triển của hệ thống pháp luật ở Trung Quốc (Xin xem Spence, 1990; Chen
Jianfu, 2008; Cotterell, 1988).
1.2. Hệ thống kinh tế
Ngay sau khi nước CHND Trung hoa được thành lập, chính quyền đã khởi xướng kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất của mình. Trong những năm 1950, chính quyền Trung Quốc thực hiện việc tập thể
hóa nông nghiệp, đặt các xí nghiệp ở khu vực thành thị dưới sự kiểm soát của Nhà nước bằng cách
chuyển mọi tư liệu sản xuất vào các nhà máy, xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và kiểm soát sự
chuyển dịch lao động khắp Trung Quốc. Đến năm 1979, nền kinh tế lâm vào tình trạng đình trệ.
Chính sách “Mở cửa” và các chính sách sau đó đã đem lại lợi ích cho nông dân bằng cách áp dụng
chính sách nông nghiệp thoáng hơn, khuyến khích đầu tư nước ngoài, hợp nhất và cơ cấu lại khu
vực công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tuy quy mô to lớn nhưng kém hiệu quả. Trung Quốc cũng
cho phép và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển cũng như áp dụng các biện pháp tăng
cường tính hiệu quả của nền kinh tế như tự do hóa hệ thống lao động bằng cách từng bước bãi bỏ
chế độ tuyển dụng suốt đời, bãi bỏ hạn chế chuyển dịch lao động, đưa vào áp dụng hệ thống hợp
đồng lao động, thiết lập thị trường chứng khoán và từng bước công nhận quyền sở hữu tư nhân.

Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1982 (bản Hiến pháp thứ tư kể từ khi nước CHND Trung Hoa
được thành lập) tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ còn “ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội trong thời
gian dài sắp tới”. Vì lẽ đó, mọi chính sách chính thống phải thể hiện nhất quán rằng Trung Quốc
cần phải được xem như là một “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN)” (hơn là nền kinh
tế thị trường cộng sản chủ nghĩa) và pháp luật cũng như các chính sách phải nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc hỗ trợ và tăng cường nền kinh tế thị trường XHCN. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu,
ví dụ, đối phó với các hoạt động chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc ở nước ngoài,
chính quyền Trung Quốc tích cực vận động hành lang để được đối xử như một nền kinh tế thị
trường đầy đủ. Lấy ví dụ, như là món quà của chính quyền Úc trao cho Trung Quốc khi bắt đầu
các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc năm 2004, Úc đã thừa nhận
Trung Quốc là nền kinh tế thị trường cho mục đích áp dụng pháp luật của Úc.
Mặc dù nội hàm của khái niệm nền kinh tế thị trường XHCN chưa hoàn toàn rõ và trên nhiều
phương diện, nền kinh tế Trung Quốc đã hoạt động như một nền kinh tế thị trường nhưng Trung
Quốc vẫn tiếp tục duy trì một khu vực kinh tế thuộc sở hữu nhà nước có quy mô lớn. Thêm nữa,
các cơ quan chính quyền và tổ chức ĐCSTQ ở tất cả các cấp vẫn đóng một vai trò tích cực trong
hoạt động kinh tế chứ không chỉ giới hạn ở vai trò truyền thống của chính quyền về lập kế hoạch,
điều chỉnh và quản lý các khu vực kinh doanh. Các cấp chính quyền Trung Quốc và cá nhân các

22


Báo cáo về Trung Quốc
đảng viên, công chức tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, không chỉ thông qua các doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nơi mà chính quyền ở mọi cấp đóng vai trò chủ đầu tư, mà còn
thông qua mối quan hệ khăng khít với các công ty và doanh nghiệp địa phương hoặc, trong một số
trường hợp, còn có các khoản đầu tư riêng vào các cơ sở đó.
Chính sách hiện hành của Nhà nước Trung Quốc là duy trì sự hiện diện rộng khắp của Nhà nước
trong nền kinh tế, dưới hình thức các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước tại các cấp chính quyền
khác nhau (Thông báo của Văn phòng Quốc vụ viện truyền đạt ý kiến của Uỷ ban quản lý và giám
sát tài sản nhà nước của Trung Quốc (SASAC) hướng dẫn về tăng cường sắp xếp tài sản thuộc sở

hữu nhà nước và cơ cấu lại các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 2006). Căn cứ vào chính
sách “Các trụ cột chính” của nền kinh tế này, khu vực nhà nước tiếp tục nắm giữ đa số lợi ích trong
một số lĩnh vực quan trọng đối với Nhà nước, chẳng hạn như viễn thông và sắt thép, cũng như sẽ
tiếp tục hiện diện mạnh mẽ trong một số lĩnh vực khác. Đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực này
bị hạn chế và sự tham gia của tư nhân Trung Quốc vào những lĩnh vực do khu vực nhà nước kiểm
soát cũng bị hạn chế.
Chính quyền Trung Quốc ban hành kế hoạch 5 năm liên quan đến hoạt động kinh tế, ban hành và
thực thi các chính sách định hướng nền kinh tế của đất nước liên quan đến các lĩnh vực như phát
triển các công ty công nghệ cao, khuyến khích các loại hàng hóa bản địa v.v. Nhà nước cũng duy
trì chính sách quản lý giá đối với một số mặt hàng trọng yếu như dầu lửa (một lĩnh vực mà ở đó
các công ty thuộc sở hữu nhà nước thống trị thị trường Trung Quốc). Tuy nhiên, Chính phủ bị ràng
buộc bởi các cam kết của mình khi gia nhập WTO liên quan đến vấn đề áp dụng trợ cấp và ưu đãi
cho hàng hóa trong nước cũng như không ngớt chịu áp lực từ các chính phủ nước ngoài, đặc biệt
là Hoa Kỳ, liên quan đến việc quản lý, điều hành kinh tế trong phạm vi ảnh hưởng tới thương mại
quốc tế, đầu tư nước ngoài cũng như hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc (Xem
Spence, 1990; Chen Jianfu, 2008; Cotterell, 1988; DFAT website, 2010).
1.3. Hệ thống chính trị
Quyền lãnh đạo và thẩm quyền
Theo Hiến pháp, nước CHND Trung Hoa là “Nhà nước XHCN dưới nền chuyên chính dân chủ
nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo trên cơ sở liên minh công nông” (Điều 1). Đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc (Quốc hội) là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 57). Quốc hội bao
gồm các đại biểu là những người, theo quy định của Hiến pháp, được bầu từ các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và các khu tự trị của Trung Quốc (Điều 59). Chủ tịch nước CHND Trung
Hoa (hiện là ông Hồ Cẩm Đào) do Quốc hội bầu ra nhưng theo Hiến pháp không được trao nhiều
quyền hạn độc lập. Cơ quan hành pháp tối cao theo Hiến pháp là Quốc vụ viện (Chính phủ) do Thủ
tướng đứng đầu (hiện là ông Ôn Gia Bảo) (Điều 85). Tương tự, từng tỉnh, khu vực và thành phố ở
Trung Quốc có Hội đồng nhân dân (HĐND). Tuy nhiên, Trung Quốc không phải là một liên bang
mà là một quốc gia đơn nhất. Trung Quốc thực hiện chế độ “dân chủ tập trung” theo Hiến pháp,
theo đó quyền lực được tập trung ở trung ương và các cơ quan chính quyền địa phương được cơ
quan cấp cao hơn giao quyền (mặc dù trong thực tiễn điều này cũng có nghĩa là chính quyền địa

phương cũng có quyền tự chủ đáng kể) (Chen Jianfu, 2008, tr. 125).
Đảng CSTQ không có vai trò lớn trong Hiến pháp. Đảng chỉ được đề cập trong Lời nói đầu khi
nói đến “vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Tuy nhiên, mọi người đều thống nhất rằng Đảng
CSTQ là lực lượng lãnh đạo Trung Quốc và các đại hội của Đảng Cộng sản, được tổ chức 5 năm
một lần, sẽ ra quyết định về những vấn đề chính sách quan trọng và chính họ là mới là những nhà
hoạch định chính sách và lãnh đạo của Trung Quốc. Hệ thống chức vụ song song trong Đảng và

23


×