Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch quang tự động ASON và ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 71 trang )

Đồ án tốt nghiệp Đại học

Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của mạng viễn thông
và yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, việc đáp ứng và sử dụng hiệu
quả băng thông trở thành một vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các nhà
khai thác mạng. Một số lý do cho việc hạn chế sử dụng băng thông trong
mạng quang hiện tại là thời gian thiết lập đường dẫn lâu, tài nguyên dự phòng
cho bảo vệ khá lớn và khả năng chuyển mạch không linh hoạt.
Vào những năm đầu của thế kỷ 21, ITU-T đã đưa ra một khái niệm
mạng truyền tải mới, mạng quang chuyển mạch tự động ASON. ASON đã
được phát triển nhằm tự động hóa mạng truyền dẫn, tăng tỉ trọng hoạt động
của thiết bị và giảm tỉ trọng tác động của con người. Kết quả là làm tăng khả
năng quản lý mạng và giảm chi phí về nhân lực. ASON có thể áp dụng cho
nhiều mạng truyền dẫn hiện tại như SDH, WDM.
Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Phạm Thị Hồng Nhung và thầy
Thái Minh Quân. Em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài:
“Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch quang tự động ASON và ứng dụng”. Đồ
án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng quang chuyển mạch tự động ASON.
Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong mạng quang chuyển mạch tự
động ASON.
Chương 3: Ứng dụng công nghệ ASON.
Nội dung các chương như sau:
Chương 1: Tập trung tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của ASON như
các kiến trúc logic và kiến trúc chức năng; các giao thức thường được sử
dụng, cũng như các chức năng mạng được hỗ trợ bởi ASON. Báo hiệu và
định tuyến là những vấn đề trọng tâm của mạng quang chuyển mạch tự động.
Chương 2: Tập trung xem xét các yêu cầu đối với báo hiệu và định


tuyến của mạng ASON được nêu ra trong 2 khuyến nghị mở của ITU-T. Đó là
khuyến nghị G.7713/Y.1704 Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán; khuyến nghị
G.7715/Y.1706 Kiến trúc và yêu cầu định tuyến.
Chương 3: Nghiên cứu về thiết bị OptiX OSN3500 và các ứng dụng của
công nghệ ASON trên mạng viễn thông cũng như chiến lược xây dựng ASON.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Phạm Thị Hồng
Nhung và thầy Thái Minh Quân đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đồ án
này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo đã tận tình dạy
dỗ em trong suốt 9 kỳ học vừa qua.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 1


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Mục lục

MỤC LỤC

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Danh mục hình vẽ


DANH MỤC HÌNH VẼ

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 3


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Danh mục bảng

DANH MỤC BẢNG

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 4


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Thuật ngữ viết tắt

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AGC

Access Group Container
Automatically Switched Optical
ASON
Network
CAC

Call Admission Control
CallC
Call Controller
CC
Connection Controller
Calling/Called Party Call
CCC
Controller
CCI
Connection Control Interface
Distributed Call and connection
DCM
Management
Dense Wavelength Division
DWDM
Multiplexing
External-Network Network
E-NNI
Interface
FIU
Fiber Interface Unit
GE
GigabitEthernet
GMPL Generalized Multi-Protocol Label
S
Switching
Internal Network Network
I-NNI
Interface
IP

Internet Protocol
LC
Link Connection
LMP
Link Management Protocol
LRM
Link Resource Management
LSP
Label Switching Path
MPLS

Multi-protocol Label Switching

MSP
NE
NMI
NMS
OSPF
OTU
PC

Multiplexing Section Protection
Network Element
Network Management Interface
Network Management System
Open Shortest Path First
Optical Transponder Unit
Protocol Controller

PDH


Plesiocronous Digital Hierachy

PI
RA

Physical Interface
Routing Area

Tạ Quang Sang – D10VT2

Công-ten-nơ nhóm truy nhập
Mạng quang chuyển mạch tự
động
Điều khiển nhận biết cuộc gọi
Bộ điều khiển cuộc gọi
Bộ điều khiển kết nối
Bộ điều khiển cuộc gọi phía
gọi/nhận
Giao diện điều khiển kết nối
Quản lý kết nối và cuộc gọi
phân tán
Công nghệ ghép kênh theo
bước sóng mật độ cao
Giao diện mạng mạng ngoài
Khối giao diện sợi
Dịch vụ Gigabit Ethernet
Chuyển mạch nhãn đa giao
thức tổng quát
Giao diện mạng mạng trong

Giao thức liên mạng
Kết nối liên kết
Giao thức quản lý liên kết
Quản lý tài nguyên liên kết
Tuyến chuyển mạch nhãn
Chuyển mạch nhãn đa giao
thức
Bảo vệ đoạn ghép
Phần tử mạng
Giao diện quản lý mạng
Hệ thống quản lý mạng
Giao thức định tuyến OSPF
Khối truyền tải quang
Bộ điều khiển giao thức
Hệ thống phân cấp số cận đồng
bộ
Giao diện vật lý
Vùng định tuyến
Trang 5


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Thuật ngữ viết tắt

RAdj
RC
RCD

Routing Adjacency

Routing Controller
Routing Control Domain

RDB

Routing Information DataBase

RP

Routing Performer

RCVP

Resource Reservation Protocol

SC
SDH
SLA
SNC
SNP
SNPP
SPC
TE

Switched Connection
Synchronous Digital Hierarchy
Service Level Agreement
SubNetwork Connection
SubNetwork Point
SubNetwork Point Pool

Soft Permanent Connection
Traffic Engineering
Telecommunication Management
Mạng quản lý viễn thông
Network
Bộ điều khiển báo hiệu chuyển
Transit Signalling Controller
tiếp
User Network Interface
Giao diện mạng người sử dụng
Ghép kênh phân chia bước
Wavelenght Division Multiplexing
sóng

TMN
TSC
UNI
WDM

Tạ Quang Sang – D10VT2

Liền kề định tuyến
Điều khiển định tuyến
Miền điều khiển định tuyến
Cơ sở dữ liệu thông tin định
tuyến
Hệ thực hiện định tuyến
Giao thức dành trước tài
nguyên
Kết nối chuyển mạch

Hệ thống phân cấp số đồng bộ
Thỏa thận mức dịch vụ
Kết nối mạng con
Điểm mạng con
Bộ điểm mạng con
Kết nối cố định mềm
Kỹ thuật lưu lượng

Trang 6


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG QUANG CHUYỂN MẠCH
TỰ ĐỘNG ASON.
Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu rất lớn về thông tin, truyền thông của
xã hội đã dẫn đến rất nhiều loại hình dịch vụ viễn thông mới ra đời đặc biệt là
các dịch vụ băng thông rộng. Việc sử dụng mạng truyền tải quang đặc biệt là
mạng truyền tải quang WDM đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó. Nhưng
với sự phát triển bùng nổ trong tương lai thì đó lại là một thách thức lớn đối
với một mạng truyền dẫn quang WDM truyền thống. Mạng truyền dẫn WDM
truyền thống còn tồn tại một số vấn đề:
• Cấu hình dịch vụ phức tạp, việc mở rộng dung lượng và cung cấp dịch vụ mất
rất nhiều thời gian.
• Hiệu quả sử dụng băng thông thấp. Trong mạng ring một nửa băng thông
dùng để dự phòng.
• Chỉ có một số kiểu bảo vệ và hiệu năng thực hiện bảo vệ kém.
• Mạng WDM truyền thống là mạng tuyến tính và ring. Các đường và khe thời

gian của dịch vụ phải khai báo trên từng ring và từng điểm, tốn rất nhiều thời
gian và công sức. Khi mạng lưới phát triển mở rộng và phức tạp, rất khó để
cấu hình dịch vụ nhanh chóng.
• Mạng truyền dẫn quang WDM truyền thống cần nhiều tài nguyên dự phòng và
thiếu các kiểu bảo vệ dịch vụ tiên tiến với chức năng khôi phục và định tuyến.
Để khắc phục các nhược điểm trên và phù hợp với cấu hình mắt lưới
mà các mạng truyền tải quang sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai, một
mạng truyền tải quang thế hệ mới ra đời đó là mạng quang chuyển mạch tự
động ASON (Automatically Switched Optical Network). ASON là mạng quang
chuyển mạch tự động dựa trên mặt bằng điều khiển chuyển mạch nhãn đa
giao thức tổng quát (GMPLS).
Các nhà điều hành mạng trông đợi các đặc trưng ưu việt từ ASON như
dự phòng nhanh, điều hành mạng dễ dàng hơn, độ tin cậy mạng cao hơn, khả
năng mở rộng, dễ dàng thiết kế và lập kế hoạch hơn. Dự phòng các kênh
quang trong thời gian phút thậm chí là giây sẽ mở ra một cơ hội mới để tận
dụng tài nguyên tốt hơn, tạo ra nhiều dịch vụ mới, ví dụ như một số cơ chế
phân bố lưu lượng. Các tài nguyên của mạng quang có thể được kết nối tự
động tới các mô hình lưu lượng dữ liệu trong các mạng khách hàng. Tạo một
mặt phẳng điều khiển tách biệt sẽ tác động đáng kể tới việc quản lý và điều
hành mạng. Các cơ chế bảo vệ và phục hồi cho các mạng truyền tải quang
kiểu lưới sẽ cải thiện độ tin cậy yêu cầu từ khách hàng. Mặt phẳng điều khiển
chuẩn sẽ cho phép tái sử dụng các giao thức hiện tại và giảm sự cần thiết của
các hệ thống hỗ trợ điều hành mở rộng để quản lý cấu hình. ASON thực hiện
cấu hình dịch vụ từ đầu cuối tới đầu cuối. Để cấu hình một dịch vụ, bạn chỉ
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp Đại học


Chương 1: Tổng quan về ASON

cần xác định node nguồn và node đích của nó và kiểu bảo vệ; mạng tự động
thực hiện các hoạt động được yêu cầu. Trong ASON, chức năng khôi phục
động được sử dụng để phục hồi động các dịch vụ.
Trong chương này sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản của ASON.

1.1 Kiến trúc ASON
ITU-T định nghĩa khái niệm mạng quang chuyển mạch tự động ASON là
một mạng truyền tải quang có khả năng kết nối động. Khả năng này được
thực hiện bởi một mặt phẳng điều khiển thực hiện các chức năng điều khiển
kết nối và cuộc gọi.
Kiến trúc của ASON chia làm 3 mặt phẳng chính là mặt phẳng truyền
tải, mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng quản lý như được chỉ ra trong hình 11.

Hình 1-1: Ba mặt phẳng
ASON.
Mặt phẳng truyền tải, còn được gọi là mặt phẳng dữ liệu, thể hiện các
tài nguyên chức năng của mạng truyền thông tin giữa các địa điểm. Nó truyền
các tín hiệu quang, cấu hình kết nối - chéo và chuyển mạch bảo vệ cho các tín
hiệu quang, và đảm bảo độ tin cậy của tất cả các tín hiệu quang.
Mặt phẳng điều khiển thực hiện các chức năng điều khiển cuộc gọi và
kết nối. Các chức năng của mặt phẳng điều khiển của ASON là tự động, cơ
bản trên sự thông minh của mạng, bao gồm: tự động phát hiện, định tuyến và
báo hiệu.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 8



Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Mặt phẳng quản lý thực hiện các chức năng quản lý cho mặt phẳng
truyền tải, mặt phẳng điều khiển và tất cả các thành phần khác như một hệ
thống trọn vẹn, cũng như phối hợp hoạt động cho các mặt phẳng. Các chức
năng quản lý này liên quan tới các thành phần mạng, các mạng và dịch vụ, và
thông thường ít tự động hơn so với mặt phẳng điều khiển.
Mỗi thành phần mặt phẳng điều khiển có một tập hợp các giao diện
được sử dụng để giám sát cũng như các chính sách thiết lập và ảnh hưởng
đến cách xử lý bên trong. Các giao diện này được sử dụng bởi một hệ thống
quản lý. Cần lưu ý rằng mặt phẳng quản lý không truy cập tài nguyên thông
qua các thành phần mặt phẳng điều khiển mà chỉ quản lý các thành phần này.
Mặt phẳng quản lý tương tác với các thành phần mặt phẳng điều khiển bởi
hoạt động trên một mô hình thông tin phù hợp.

1.1.1 Kiến trúc logic
Hình 1-2 dưới đây chỉ ra các giao diện (điểm tham chiếu) trong kiến trúc
logic mạng ASON. UNI là một giao diện báo hiệu giữa các thực thể mặt phẳng
điều khiển yêu cầu dịch vụ (cuộc gọi) và cung cấp dịch vụ. Giao diện trong
mạng - mạng (I-NNI) là một giao diện báo hiệu giữa các thực thể mặt phẳng
điều khiển thuộc về một hay nhiều hơn các miền có mối quan hệ với nhau và
giao diện ngoài mạng - mạng (E-NNI) là một giao diện báo hiệu giữa các thực
thể mặt phẳng điều khiển thuộc về các vùng quản lý khác nhau. Các giao diện
khác bao gồm: giao diện vật lý (PI) trong mặt phẳng truyền tải, giao diện điều
khiển kết nối (CCI) giữa các thành phần của mặt phẳng điều khiển và mặt
phẳng truyền tải, và 2 loại giao diện quản lý mạng (NMI) giữa mặt phẳng quản

lý và 2 mặt phẳng còn lại. CCI cho biết các thành phần mạng, ví dụ, một kết
nối chéo quang, để thiết lập các kết nối giữa các cổng được chọn. Các giao
diện quản lý mạng được sử dụng giữa các hệ thống quản lý mạng (ví dụ,
mạng quản lý viễn thông cơ sở (TMN)) và các mặt phẳng điều khiển (NMI-A)
và truyền tải (NMI-T).

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 9


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Hình 1-2: Cái nhìn logic về kiến
trúc ASON.
CC: Bộ điều khiển kết nối.
CCI: Giao diện điều khiển kết nối.
E-NNI: Giao diện ngoài mạng – mạng.
I-NNI: Giao diện trong mạng – mạng.
NE: Thành phần mạng.
NMI-A: Giao diện quản lý mạng – mặt phẳng điều khiển ASON.
NMI-T: Giao diện quản lý mạng – mặt phẳng truyền tải.
NMS: Hệ thống quản lý mạng.
PI: Giao diện vật lý.
UNI: Giao diện người sử dụng – mạng.
X: Giao diện giữa các hệ thống quản lý.
1.1.2 Kiến trúc chức năng
Về mặt kiến trúc chức năng, một mạng ASON bao gồm các thành phần

mạng ASON (ASON NE), các TE link, các vùng và các kết nối cố định mềm
SPC (soft permanent connection).

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 10


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Hình 1-3: Kiến trúc chức năng ASON.
Hình 1-4 chỉ ra mối quan hệ giữa ASON NE và NE truyền thống.

Hình 1-4: Cấu trúc node mạng ASON.
Node ID là nhận dạng duy nhất của ASON NE trong mặt phẳng điều
khiển. Dạng của Node ID giống như địa chỉ IP.
Node ID, NE ID, và địa chỉ IP của NE độc lập với nhau.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

TE link là một liên kết kỹ thuật lưu lượng. ASON NE gửi thông tin băng

thông của nó tới các NE khác thông qua TE link để cung cấp dữ liệu cho việc
tính toán tuyến. Một sợi liên trạm giữa 2 bảng mạch FIU được cấu hình với 1
TE link.
Một miền ASON là một tập con của một mạng, được phân chia bởi chức
năng cho mục tiêu lựa chọn tuyến và quản lý. Một miền ASON bao gồm nhiều
ASON NE và TE link. Một ASON NE chỉ thuộc 1 miền ASON.
Trong trường hợp của kết nối cố định mềm soft permanent connection
(SPC), kết nối giữa người sử dụng và mạng truyền dẫn được cấu hình trực
tiếp bởi NM. Còn kết nối bên trong mạng, được yêu cầu bởi NM và sau đó
được tạo bởi mặt phẳng điều khiển của NE qua báo hiệu. Khi dịch vụ ASON
được đề cập đến, nó thường được coi là SPC.
Kết nối cố định permanent connection (PC) là một kết nối dịch vụ được
tính toán trước và sau đó được tạo ra qua NM bằng cách phát một yêu cầu tới
NE.
Kết nối chuyển mạch switched connection (SC) là một kết nối dịch vụ
được yêu cầu bởi một điểm kết cuối (ví dụ, một router) và sau đó được tạo ra
trong mặt phẳng điều khiển ASON thông qua báo hiệu.

1.1.3 Bảo vệ và khôi phục mạng
Khi phát triển mạng truyền dẫn, khả năng duy trì hoạt động của mạng
trở thành yếu tố then chốt trong thiết kế, điều hành và bảo dưỡng mạng. Một
mạng ASON phải có các cơ chế bảo vệ và khôi phục mềm dẻo và hiệu quả.
Thông thường, bảo vệ liên quan đến dung lượng phân bổ trước giữa
các NE. Bảo vệ chỉ liên quan tới các NE mà không liên quan tới hệ thống quản
lý. Thời gian chuyển mạch bảo vệ ngắn, thông thường không lớn hơn 50ms.
Tuy nhiên, các tài nguyên dự phòng không được chia sẻ trong mạng.
Khôi phục liên quan tới việc sử dụng bất kỳ dung lượng khả dụng nào
giữa các NE. Thậm chí dung lượng lớn ưu tiên thấp cũng có thể được sử
dụng cho khôi phục. Khi một tuyến dịch vụ bị lỗi, mạng tự động tìm kiếm một
tuyến mới và chuyển mạch các dịch vụ từ tuyến lỗi sang. Thuật toán khôi phục

giống thuật toán lựa chọn tuyến. Khôi phục yêu cầu các tài nguyên dự trữ
trong mạng cho tái định tuyến dịch vụ bao gồm việc tính toán các tuyến. Khôi
phục dịch vụ mất một thời gian khá dài, luôn luôn phải mất vài giây.
Các cơ chế bảo vệ truyền thống vẫn có thể được áp dụng trong một
mạng ASON. Khi một lỗi xảy ra, chuyển mạch bảo vệ được thực hiện bởi mặt
phẳng truyền tải mà không liên quan tới mặt phẳng điều khiển.
Trong trường hợp của một mạng ASON, cơ chế tái định tuyến được áp
dụng để khôi phục các dịch vụ. Khi một LSP lỗi, node nguồn tính toán tuyến
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

tốt nhất để khôi phục dịch vụ và sử dụng báo hiệu để tạo một LSP. Sau đó,
tuyến mới mang các dịch vụ. Đối với các dịch vụ không trở lại, LSP ban đầu bị
xóa sau khi LSP mới được tạo, còn đối với các dịch vụ trở lại, LSP cũ sẽ
không bị xóa. Các lợi ích của việc tái định tuyến là:
• Các dịch vụ có thể được khôi phục nhanh và tự động.
• Yêu cầu dung lượng dự phòng ít hơn khi mạng ASON khôi phục trong thời
gian thực. Khả năng tận dụng băng thông tăng đáng kể.
Các cơ chế khôi phục mạng có thể được chia thành cơ chế khôi phục
tập trung và cơ chế khôi phục phân tán dựa vào kỹ thuật điều khiển.
Khôi phục tập trung yêu cầu một hệ thống điều khiển trung tâm để điều
khiển toàn bộ mạng một cách toàn diện. Hệ thống điều khiển trung tâm bao
gồm một cơ sở dữ liệu mạng rộng lớn, lưu giữ tất cả các thông tin về tất cả
các node, các liên kết và các tài nguyên dự trữ. Khi một liên kết hoặc một

node bị lỗi, thông tin lỗi được thông báo về hệ thống điều khiển trung tâm dọc
các tuyến khác. Hệ thống điều khiển trung tâm sau đó tính toán một tuyến để
thay thế cho tuyến lỗi theo thông tin lưu giữ trong cơ sở dữ liệu. Sau đó hệ
thống điều khiển trung tâm phát ra các mệnh lệnh điều khiển tới mỗi node tạo
một tuyến mới để khôi phục dịch vụ.
Cơ chế khôi phục phân tán không yêu cầu bất kỳ hệ thống điều khiển
trung tâm nào. Khi một liên kết lỗi, tất cả các node tại 2 đầu liên kết lỗi phát
hiện lỗi và phát tán thông tin này ra toàn mạng. Tất cả các LSP liên quan tới
liên kết lỗi hoặc node tái định tuyến và các LSP mới được tạo để khôi phục
dịch vụ.

1.2 Giao thức ASON
Hiện tại một số mạng truyền dẫn ASON đã triển khai trong thực tế
thường áp dụng LMP như một giao thức quản lý liên kết, giao thức định tuyến
OSPF-TE, và RSVP-TE là giao thức báo hiệu.
1.2.1 LMP
LMP thực hiện chức năng tạo và duy trì các kênh điều khiển giữa các
node liền kề trong một mạng ASON. Thủ tục tạo các kênh điều khiển như sau:

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Hình 1-5: Tạo các kênh điều khiển.
Khi 2 ASON NE liền kề bắt đầu bật, LMP sử dụng các mào đầu OTN

hoặc các kênh DCC của OSC để phát các bản tin. Node 1 phát bản tin yêu
cầu tạo kênh điều khiển tới node 2, node 2 thực hiện kiểm tra các bản tin đã
nhận. Nếu bản tin qua được kiểm tra, node 2 trả lại bản tin cho node 1. Nếu
bản tin đó không qua được kiểm tra, node 2 trả lại một bản tin khác cho node
1, chỉ thị rằng bản tin lỗi. Node 2 đợi một kiểm tra khác. Sau đó, một kênh điều
khiển giữa 2 node được tạo.
Sau khi kênh điều khiển được tạo, 2 node lưu giữ thông tin về kênh điều
khiển và nhận dạng kênh điều khiển theo ID.
Sau khi các kênh điều khiển được cấu hình, và kiểm tra thuộc tính nhất
quán được thực hiện tới các TE link để xem nếu thông tin nhận dạng tại cả 2
đầu của các link TE được cấu hình thủ công hoặc được phát hiện động hay
không. Nếu kiểm tra thành công, giao thức OSPF được sử dụng để chuyển
thông tin của các TE link tới toàn mạng.
Như được chỉ ra trong hình 1-6, node 1 phát bản tin và nội dung đã
được kiểm tra tới node 2, node 2 kiểm tra xem nó có cùng thông tin không và
gửi kết quả kiểm tra trở lại cho node 1.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Hình 1-6: Kiểm tra các TE link.
1.2.2 OSPF-TE
Mặt phẳng điều khiển thường sử dụng OSPF-TE, là một giao thức mở
rộng của OSPF, và thực hiện các chức năng sau:

• Tạo các mối quan hệ liền kề.
• Tạo và duy trì các liên kết điều khiển.
• Phát tán và thu thập thông tin về các liên kết điều khiển trên mặt phẳng điều
khiển. Theo thông tin đó, giao thức sau đó tạo ra thông tin về các tuyến được
yêu cầu cho việc chuyển tiếp bản tin trong mặt phẳng điều khiển.
• Phát tán và thu thập thông tin về các TE link trên mặt phẳng điều khiển. Giao
thức sau đó tạo ra thông tin về các cấu hình dịch vụ mạng cho việc tính toán
tuyến dịch vụ.
1.2.3 RSVP-TE
RSVP-TE là một giao thức dành trước tài nguyên, là một kiểu báo hiệu.
Trong kỹ thuật lưu lượng, RSVP được mở rộng thành RSVP-TE. RSVP-TE
chủ yếu hỗ trợ các chức năng sau:







Tạo LSP.
Xóa LSP.
Thay đổi thuộc tính LSP.
Tái định tuyến LSP.
Tối ưu hóa tuyến LSP.
Bảo mật giao thức.

Một thực thể bên ngoài có thể thay đổi các gói giao thức OSPF-TE của
mạng, giả mạo một node trong mạng và phát các gói, hoặc nhận các gói được
phát bởi các node trong mạng và tấn công liên tục. Để đảm bảo an toàn
Tạ Quang Sang – D10VT2


Trang 15


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

mạng, ASON cung cấp các chức năng để bảo mật các giao thức. Trong một
miền ASON, các giao thức RSVP và OSPF-TE được bảo mật nhận thực.
Nhận thực RSVP được cấu hình cho các node và nhận thực OSPF-TE
cho các giao diện liên kết (các khe và các giao diện quang). Có thể là không
nhận thực, nhận thực văn bản rõ ràng hoặc nhận thực MD5.
• Không nhận thực: Không yêu cầu nhận thực trong chế độ này.
• Nhận thực văn bản rõ ràng: Để kiểm tra khóa đặt trước. Mã nhận thực phải là
một chuỗi ký tự với không nhiều hơn 8 ký tự.
• Nhận thực MD5: Để kiểm tra thông tin đã được bảo mật bởi thuật toán MD5.
Mã nhận thực phải là một chuỗi ký tự với không nhiều hơn 64 ký tự.
Kiểm tra chỉ thành công khi các chế độ nhận thực và khóa của các node
liền kề là giống nhau.

1.3 Các liên kết ASON
Liên kết ASON bao gồm các kênh điều khiển, các liên kết điều khiển và
các TE link.

1.3.1 Các kênh điều khiển
LMP tạo và duy trì các kênh điều khiển giữa các NE. Kênh điều khiển
cung cấp một kênh vật lý cho các gói LMP. Các kênh điều khiển được chia làm
các kênh điều khiển trong sợi và ngoài sợi. Các kênh điều khiển trong sợi tự
động tìm và sử dụng mào đầu OTN hoặc các byte D4-D12 của DCC. Kênh

điều khiển ngoài sợi sử dụng các kết nối Ethernet, nên được cấu hình nhân
công.

1.3.2 Các liên kết điều khiển
Các liên kết điều khiển là các liên kết truyền thông được tạo ra để
truyền thông giữa các thực thể giao thức của các NE.
Liên kết điều khiển OSPF được tạo và duy trì bởi giao thức OSPF giữa
2 node. Thông tin của các liên kết điều khiển OSPF được phát tán tới thực thể
mạng. Trong cách này, mỗi NE có thể nhận được thông tin và sau đó thiết lập
cấu hình điều khiển. Giao thức OSPF của mỗi NE tính toán tuyến điều khiển
ngắn nhất cho mỗi NE theo cấu hình điều khiển. Các tuyến sau đó được lưu
trong bảng chuyển tiếp. Báo hiệu RSVP sau đó sử dụng các tuyến này để
phát các gói bản tin.
Mặc định, các liên kết điều khiển được tạo trong các sợi. Các liên kết
điều khiển cũng có thể được tạo bên ngoài các sợi trong môi trường mà giao
thức OSPF của các cổng Ethernet cho phép.
Mặc dù các liên kết điều khiển và các kênh điều khiển được tạo ra trong
các mào đầu OTN hoặc các kênh DCC (D4-D12), nhưng chúng khác nhau về
chức năng và độc lập với nhau. Giao thức OSPF phát tán thông tin về các liên
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

kết điều khiển tới toàn mạng. Mỗi ASON NE lưu thông tin về các liên kết điều
khiển mạng - diện rộng. Các ASON NE không phát thông tin về các kênh điều

khiển tới các thực thể mạng. Mỗi NE chỉ quản lý và lưu giữ thông tin về các
kênh điều khiển của nó mà thôi.
TE link là một liên kết kỹ thuật lưu lượng. ASON NE gửi thông tin băng
thông của nó tới các ASON NE khác qua TE link để cung cấp dữ liệu cho việc
tính toán tuyến. TE link là một khái niệm của các tài nguyên. Các bảng khác
nhau tạo ra các TE link khác nhau. TE link có thể được chia thành các kiểu
sau:





OCh TE link.
OTU2 TE link và ODU2 TE link.
OTU1 TE link và ODU1 TE link.
OTU5G TE link và ODU 5G TE link.

1.4 Khả năng tự động phát hiện của các cấu hình mạng
Khả năng phát hiện tự động của các cấu hình mạng bao gồm phát hiện
tự động các liên kết điều khiển và các TE link.
1.4.1 Khả năng tự động phát hiện của các liên kết điều khiển
Mạng ASON tự động phát hiện các liên kết điều khiển thông qua giao
thức OSPF-TE.
Khi kết nối sợi (bao gồm sợi liên trạm tự động phát hiện và sợi trong
trạm cấu hình nhân công) hoàn thành trong một mạng ASON, mỗi ASON NE
sử dụng giao thức OSPF để phát hiện các liên kết điều khiển và sau đó phát
tán thông tin về các liên kết điều khiển của bản thân nó tới các thực thể mạng.
Kết quả là, mỗi NE thu được thông tin của các liên kết điều khiển trong toàn
mạng và cũng thu được thông tin về cấu hình điều khiển mạng - diện rộng.
Mỗi ASON NE sau đó tính toán tuyến ngắn nhất tới bất kỳ ASON NE nào và

viết chúng trong bảng chuyển tiếp định tuyến, được sử dụng cho báo hiệu
RSVP để phát và nhận các gói.
Khi kết nối sợi trong toàn mạng hoàn thành, các ASON NE tự động phát
hiện cấu hình điều khiển mạng diện rộng và báo cáo thông tin cấu hình tới hệ
thống quản lý để hiển thị thời gian thực.

1.4.2 Khả năng tự động phát hiện của các TE link
Mạng ASON trải các TE link tới toàn mạng qua các giao thức OSPF-TE.
Sau khi một ASON NE tạo một kênh điều khiển giữa các NE hàng xóm
thông qua LMP, việc kiểm tra TE link bắt đầu. Mỗi ASON NE phát tán các TE
link của nó tới toàn mạng thông qua OSPF-TE. Mỗi NE sau đó nhận các TE
link của mạng-diện rộng, đó là cấu hình tài nguyên mạng-diện rộng.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 1: Tổng quan về ASON

Phần mềm ASON phát hiện thay đổi trong cấu hình tài nguyên thời gian
thực, bao gồm việc xóa và thêm các liên kết, và thay đổi các tham số của liên
kết, và sau đó thông báo lại thay đổi với T2000 thực hiện cập nhật thời gian
thực.
Như được chỉ ra trong hình 1-7, nếu một link bị đứt, NM cập nhật cấu
hình tài nguyên hiển thị trên NM trong thời gian thực.

Hình 1-7: Tự động phát hiện TE link.

1.5 Kết luận chương 1
Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của mạng quang chuyển
mạch tự động ASON. ASON có kiến trúc 3 mặt phẳng: mặt phẳng truyền tải,
mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng quản lý. Kiến trúc logic và kiến trúc chức
năng của ASON cũng tuân theo sự phân chia này. Trong phần 1.2 các giao
thức thường thấy trong các mạng ASON hiện tại được tìm hiểu với 3 giao thức
cơ bản: giao thức quản lý liên kết LMP, giao thức định tuyến OSPF-TE và giao
thức giành trước tài nguyên RSVP-TE. Các phần sau nghiên cứu các liên kết
của ASON với các kênh điều khiển, các liên kết điều khiển và các TE link; khả
năng tự động phát hiện của các cấu hình mạng ASON.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 18


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

CHƯƠNG 2: BÁO HIỆU VÀ ĐỊNH TUYẾN TRONG ASON
Chương 2 nghiên cứu những vấn đề cơ bản về việc quản lý kết nối,
cuộc gọi phân tán trong ASON cũng như định tuyến của nó. Cơ bản dựa trên
các khuyến nghị G.7713/Y.1704 Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán và
G.7715/Y.1706 Kiến trúc và các yêu cầu định tuyến cho mạng quang chuyển
mạch tự động ASON của ITU-T.

2.1 Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán (DCM)
Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán (DCM) cũng được coi là phần báo
hiệu của ASON. Nó cung cấp các yêu cầu cho việc truyền thông của các khối

điều khiển cuộc gọi, điều khiển kết nối và quản lý tài nguyên liên kết. Chỉ rõ
các hoạt động thiết lập và giải phóng cuộc gọi dựa trên các kết nối.
2.1.1 Các yêu cầu của DCM
Trước khi bất kỳ cuộc gọi nào được thiết lập, các hợp đồng giữa người
yêu cầu và nhà cung cấp cần phải được thiết lập. Hợp đồng này chỉ rõ:
• ID hợp đồng.
• Thỏa thuận mức dịch vụ.
• Thông tin được yêu cầu cho phép điều khiển chính sách. Ví dụ, nó có
thể bao gồm thông tin cung cấp nhận thực và toàn vẹn.
Bên trong môi trường quản lý kết nối phân tán, các vai trò cụ thể được
phân bổ cho các agent khác nhau dựa trên vị trí của chúng so với luồng báo
hiệu. Hình 2-1 chỉ ra các điểm tham chiếu này.

Hình 2-1: Sơ đồ điểm tham chiếu cho quản lý cuộc gọi phân tán.
Các thành phần trong mặt phẳng truyền tải trong hình 2-1 là các mạng
con khác nhau và các container nhóm truy nhập (AGC): AGC-a, ASN-1, TSN1, ZSN-1, ASN-n, ZSN-n, AGC-z.
Quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán cũng được biết đến như "báo
hiệu". Các thành phần chức năng liên quan tới cuộc gọi tại người sử dụng
cuối được biết đến như các bộ điều khiển cuộc gọi phía gọi/bị gọi, hay CCC.
Một CCC ban đầu là một "CCC-a" và một CCC đích là một "CCC-z". Các bộ

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON


điều khiển cuộc gọi liên quan tới một mạng con là các bộ điều khiển cuộc gọi
mạng (NCC) và đối với một miền riêng n, là một "NNC-n".
Các bộ điều khiển kết nối cho người sử dụng cuối được nhận biết như
CC-a và CC-z. Bên trong một miền n, các bộ điều khiển kết nối A-end, chuyển
tiếp, Z-end được biết đến như ACC-n, TCC-n, và ZCC-n.
Một bộ điều khiển báo hiệu bao gồm các chức năng điều khiển kết nối
và/hoặc điều khiển cuộc gọi. Đối với người sử dụng cuối, nó được biểu thị
bằng SC-a và SC-z. Bên trong miền n, các bộ điều khiển báo hiện A-end,
chuyển tiếp, Z-end là ASC-n, TSC-n, và ZSC-n. Nhớ rằng TSC thường không
có điều khiển cuộc gọi như trong hình 2-1.
2.1.1.1 Các thủ tục quản lý kết nối và cuộc gọi phân tán
Các chức năng khối điều khiển cuộc gọi (CallC), điều khiển kết nối (CC)
và khối quản lý tài nguyên liên kết (LRM) quản lý tất cả các yêu cầu cuộc gọi
lẫn kết nối, bao gồm các hoạt động nguyên thủy của nó như thiết lập kết nối,
sửa chữa một kết nối và giải phóng kết nối. Để hoàn thành một hoạt động,
CallC, CC và LRM liên hành với các thành phần sau để thiết lập và giải phóng
kết nối.
• Khối điều khiển định tuyến (RC): Khối điều khiển định tuyến cung cấp
các thông tin tuyến khi được truy vấn bởi CC.
• Chức năng điều khiển nhận biết cuộc gọi (CAC).
• Khối điều khiển cuộc gọi (CallC).
• Khối điều khiển kết nối (CC).
• Khối quản lý tài nguyên liên kết (LRM).
Khối điều khiển cuộc gọi phía gọi liên hành với một khối điều khiển cuộc
gọi phía bị gọi bởi một hoặc nhiều hơn các khối điều khiển cuộc gọi mạng
NCC. Chức năng NCC được cung cấp tại biên mạng (nghĩa là điểm tham
chiếu UNI) và cũng có thể được cung cấp tại các cổng nối giữa các vùng
(nghĩa là các điểm tham chiếu E-NNI). Một cuộc gọi từ đầu cuối tới đầu cuối
được xem như bao gồm nhiều phân đoạn cuộc gọi khi cuộc gọi đi qua nhiều
miền. Mỗi phân đoạn cuộc gọi có thể gồm một hoặc nhiều kết nối (LC hoặc

SNC) liên kết với nó. Điều này cho phép tính mềm dẻo trong các lựa chọn của
các kiểu báo hiệu, bảo vệ và khôi phục trong các miền khác nhau.
Số lượng các kết nối kết hợp với các phân đoạn cuộc gọi có thể không
giống nhau mặc dù trong cùng một cuộc gọi từ đầu cuối tới đầu cuối. Trong
hình 2-2, phân đoạn cuộc gọi UNI có một LC kết hợp với nó, phân đoạn cuộc
gọi mạng con cho miền 1 có 2 SNC kết hợp. Điều này cho phép mạng có các
chính sách khác nhau trong miền của nó. Tất cả các tài nguyên truyền tải
trong hình 2-2 là trong miền tổng bao gồm các miền từ 1 đến n. Định tuyến

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

trong miền tổng này cung cấp hiểu biết rằng các miền 1 và n cần được đi qua
để hỗ trợ một cuộc gọi giữa 2 người dùng trong hình.
Cả cuộc gọi và kết nối có thể được đi qua các điểm tham chiếu E-NNI
intra-carrier. Sự tách biệt giữa các khái niệm phân đoạn cuộc gọi và cuộc
gọi/kết nối cho phép trong các ứng dụng sau:
• Bảo vệ trên cơ sở miền. Số SNC có thể khác nhau giữa các miền.
• Khôi phục trên cơ sở miền. SNC lỗi là nguyên nhân của một LC bị rơi,
và một thủ tục tái định tuyến có thể được cung cấp bởi mạng để khôi
phục SNC bị lỗi.

Hình 2-2: Các kết nối và các phân đoạn cuộc gọi.
NCC tại các đường bao miền cũng sẽ cho phép mỗi miền có các chức

năng độc lập, ví dụ, một miền có thể có khả năng bảo vệ 1+1 trong khi các
miền khác thì không.
NCC và CC tại biên mạng và các đường bao thực hiện các chức năng
khác nhau.
a) Tạo LC và SNC
Việc thiết lập từ đầu cuối tới đầu cuối một cuộc gọi bao gồm việc yêu
cầu cuộc gọi, yêu cầu các kết nối, và thiết lập các tài nguyên khác nhau để tạo
một kết nối. Hình 2-3 minh họa kết nối được lập để hỗ trợ một cuộc gọi.

Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 21


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

Hình 2-3: Thiết lập LC và SNC cho một yêu cầu cuộc gọi.
Các tài nguyên sau được sử dụng để thiết lập cuộc gọi:
• Điểm mạng con SNP
• Bể SNP (SNPP)
• Kết nối liên kết (LC).
LC được thiết lập bằng cách chỉ định các SNP được dàn xếp giữa các
LRM. Sau đó cho phép CC tạo một SNC. Việc chỉ định các SNP có thể được
thực hiện như một sự thay đổi trạng thái của SNP (ví dụ, từ AVAILABLE tới
PROVISIONED; các SNP với trạng thái POTENTIAL hoặc BUSY không thể sử
dụng cho tạo kết nối). Hình 2-4 mô tả việc thiết lập LC bởi các LRM.

Hình 2-4: Thiết lập kết nối liên kết bằng cách chỉ định các SNP.

Thiết lập một LC có thể được thay thế. Ví dụ, đối với báo hiệu người sử
dụng-mạng, người sử dụng cũng có thể xác định LC để sử dụng (nghĩa là
người sử dụng xác định SNP); tuy nhiên, mạng có thể chọn LC thay thế để sử
dụng, nghĩa là xác định một SNP khác.
Để tạo một SNC, các SNP phải tồn tại và được xác nhận bởi LRM để
ràng buộc các SNP này nhằm tạo một SNC. Điều này bao gồm việc dàn xếp
với LRM hướng lên cho một SNP (mà có thể đại diện cho một LC) và dàn xếp
với LRM hướng xuống cho một SNP (mà có thể đại diện cho một LC). Các LC
đến và đi này (và các SNP lối vào/ra có liên quan của chúng) nhận dạng các
SNP được sử dụng để tạo SNC.
Việc chọn lựa các tài nguyên cho một hoạt động kết nối không dẫn tới
sự phân bổ các tài nguyên này. Sự phân bổ tài nguyên có thể xảy ra tại bất kỳ
pha nào của báo hiệu, ví dụ phân bổ có thể xảy ra trong suốt yêu cầu đầu tiên
hoặc trong đáp ứng yêu cầu đó. Thêm nữa, các tài nguyên này đầu tiên có thể
được dự trữ trước khi phân bổ. Dự trữ trong trường hợp của thiết lập cuộc gọi
biểu thị sự nhận dạng các tài nguyên sẵn có để sử dụng, nhưng không tác
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

động tới các tài nguyên này cho tới khi pha phân bổ xảy ra. Việc sử dụng dự
trữ này ngăn yêu cầu khác từ việc nhận dạng cùng tài nguyên để sử dụng, và
nó tránh các tài nguyên từ trạng thái đang diễn ra thay đổi nếu cuộc gọi bị từ
chối. Tất cả có thể được điều khiển như một phần của việc lập trạng thái các
SNP và liên hành với các thành phần LRM.

Lập một SNC là một quá trình xuất hiện ngoài một mạng con và được
điều khiển bởi CC. Một SNC được tạo sau khi xác định các SNP cho cả điểm
kết nối đầu vào và đầu ra. Các SNP đầu vào và đầu ra được nhận dạng như
một phần của việc thiết lập các LC (thông qua LRM). Hình 2-5 mô tả một SNC
được lập cùng với bộ điều khiển kết nối liên quan và đôi SNP liên quan tới
việc lập một SNC.

Hình 2-5: Tạo một kết nối mạng con SNC sau khi thiết lập các kết nối
liên kết LC.
b) Quá trình yêu cầu cuộc gọi
Để hỗ trợ dịch vụ kết nối chuyển mạch SC, một yêu cầu cuộc gọi được
bắt đầu bởi người dùng yêu cầu của người sử dụng A-end (CCC-a) qua một
bản tin yêu cầu thiết lập cuộc gọi gửi bởi CCC-a tới bộ điều khiển cuộc gọi
phía gọi. Yêu cầu cuộc gọi này xác định thông tin liên quan tới cuộc gọi mà
người sử dụng yêu cầu. Thông tin có thể bao gồm thông tin liên quan tới dịch
vụ và thông tin liên quan tới chính sách. Thông tin này được nhận bởi CallC
nằm bên trong ASC. Tiếp theo CallC xử lý yêu cầu cuộc gọi là liên hành với
các thành phần khác trong ASC để hỗ trợ yêu cầu cuộc gọi.
Để hỗ trợ dịch vụ kết nối cố định mềm SPC, bộ điều khiển cuộc gọi
khách hàng được điều khiển bởi mặt phẳng quản lý với việc yêu cầu quản lý
NCC để thiết lập cuộc gọi. Vị trí trên mặt phẳng truyền tải của điểm cuối cuộc
gọi này là một điểm kết cuối SPC, và một bộ nhận dạng tài nguyên truyền tải
UNI có liên quan. Với quản lý địa chỉ mạng truyền tải trung cho các SNPP,
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp Đại học


Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

không yêu cầu một bộ nhận dạng tài nguyên truyền tải UNI cho điểm cuối
SPC.
Để cung cấp điều khiển lỗi và tránh các chuyển đổi trạng thái không
định trước, một cơ chế thời gian chờ được yêu cầu. Cơ chế thời gian chờ
được khởi đầu bởi người sử dụng yêu cầu cuộc gọi (cho cả yêu cầu thiết lập
và giải phóng cuộc gọi).
• Thiết lập một cuộc gọi
Hình 2-6 mô tả việc thiết lập một cuộc gọi, và các luồng tín hiệu giữa
các thành phần liên quan.

Hình 2-6: Quá trình yêu cầu thiết lập cuộc gọi.
Đối với một yêu cầu thiết lập cuộc gọi bao gồm các bước sau:
-

-

-

CCC-a yêu cầu thiết lập cuộc gọi. Tại đầu vào NCC-1, các quá trình được bắt
đầu kiểm tra yêu cầu cuộc gọi (điều này có thể bao gồm kiểm tra nhận thực là
toàn vẹn của yêu cầu cũng như các ràng buộc đặt ra bởi các quyết định chính
sách). Yêu cầu cũng được gửi tới các bộ điều khiển cuộc gọi mạng trung gian.
Các quá trình trong NCC đầu ra (NCC-n kết hợp với ZCC-n trong hình 2-6) có
thể bao gồm cả việc xác minh xem yêu cầu cuộc gọi có được chấp nhận từ
đầu cuối tới đầu cuối không (ví dụ, yêu cầu xác minh cuộc gọi CCC-z).
Sau khi kiểm tra thành công, CCC-a tiếp tục yêu cầu thiết lập cuộc gọi bằng
cách bắt đầu một yêu cầu tạo kết nối tới CC. Quá trình yêu cầu tạo kết nối
được mô tả trong phần sau. Dựa trên các quyết định thiết kế giao thức khác

nhau, sự bắt đầu yêu cầu tạo kết nối có thể xuất hiện trong một trình tự khác
như được chỉ ra trong hình 2-6. Yêu cầu đó là của một mạng được tạo trước
khi cuộc gọi hoàn thành.
Sau khi xác nhận thành công quá trình yêu cầu tạo kết nối (qua tất cả các
phân đoạn cuộc gọi) yêu cầu thiết lập cuộc gọi hoàn thành thành công, và việc
chuyển thông tin đặc trưng của người sử dụng có thể bắt đầu.
Nếu quá trình yêu cầu thiết lập cuộc gọi không thành công, một thông
báo từ chối cuộc gọi được gửi tới người sử dụng.
• Giải phóng cuộc gọi
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 24


Đồ án tốt nghiệp Đại học

Chương 2: Báo hiệu và định tuyến trong ASON

Hình 2-7 minh họa sự giải phóng cuộc gọi, và các luồng tín hiệu giữa
các thành phần liên quan.

Hình 2-7: Quá trình yêu cầu giải phóng cuộc gọi.
Bất kỳ bộ điều khiển cuộc gọi nào cũng có thể bắt đầu một yêu cầu giải
phóng cuộc gọi. Một yêu cầu giải phóng cuộc gọi (nhờ kiểm tra) phải luôn có
kết quả là giải phóng cuộc gọi thành công. Tuy nhiên, bất kỳ khuyết điểm nào
liên quan tới yêu cầu giải phóng cuộc gọi cũng có thể được thông báo tới một
hệ thống quản lý ngay sau đó (bao gồm thông tin cụ thể về sự suy giảm bất kỳ
kết nối thành phần nào không được giải phóng), và các thủ tục có thể được
đặt trong vị trí để tránh sự truy nhập hay sử dụng kết nối giải phóng không
thành công. Một yêu cầu giải phóng cuộc gọi bắt đầu từ bộ điều khiển cuộc

gọi phía gọi như trong hình 2-7.
-

-

-

Kiểm tra yêu cầu giải phóng cuộc gọi tại bộ điều khiển cuộc gọi mạng đầu vào
(NCC-1 đầu vào). Điều này có thể bao gồm kiểm tra nhận thực và toàn vẹn
của yêu cầu, cùng với các ràng buộc được đặt bởi các quyết định chính sách.
Sau khi kiểm tra thành công, yêu cầu giải phóng cuộc gọi tiếp tục bằng việc
khởi đầu một yêu cầu giải phóng kết nối. Quá trình yêu cầu giải phóng kết nối
được mô tả trong phần c). Dựa trên các quyết định thiết kế giao thức khác
nhau, mà việc khởi đầu yêu cầu giải phóng kết nối có thể xuất hiện trong một
trình tự khác như được chỉ ra trong hình 2-7. Yêu cầu này là một kết nối được
giải phóng trước khi cuộc gọi được giải phóng. Nếu có đa kết nối liên quan tới
một phân đoạn cuộc gọi, tất cả chúng sẽ được giải phóng.
Nhờ dấu hiệu chỉ ra bởi quá trình yêu cầu giải phóng kết nối, yêu cầu giải
phóng cuộc gọi thành công.
Nếu thiết lập kết nối bị từ chối và theo đó từ chối một cuộc gọi (ví dụ, do
không có khả năng để giải phân bổ tài nguyên, giải phóng một SNC hoặc một
LC) một thông báo được gửi tới MP.
Phụ thuộc vào các "đặc trưng" của mạng truyền tải (ví dụ, giám sát có
được kích hoạt hay không), các điều kiện kéo theo có thể xuất hiện giữa bản
tin yêu cầu giải phóng cuộc gọi và yêu cầu giải phóng kết nối. Dựa trên điều
kiện kéo theo này giữa chuỗi báo hiệu từ CCC-a tới CCC-z, và chuỗi tín hiệu
truyền tải (ví dụ, OCI có được trang bị hay không) từ AGC-a tới AGC-z, các
Tạ Quang Sang – D10VT2

Trang 25



×