Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhận xét chương trình văn học việt nam hiện đại trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.75 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................

1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................
3. Lịch sử vấn đề .............................................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................
5. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................
6. Đóng góp cụ thể của luận văn ......................................................................................
7. Cấu trúc luận văn ..........................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................
Chƣơng 1. CHƢƠNG TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – MỘT CÁI NHÌN KHÁI QUÁT
.......................................................................... 10
1.1.

Bộ phận văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT ............................

1.2.

Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THCS ...................

1.3.

Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT .....................
1.3.1.

Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Văn học 11,12 ...........

1.3.2.


Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn thí điểm ........

1.3.3.

Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn 11, 12 hiện

hành ...............................................................................................................................
Chƣơng 2. CHƢƠNG TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ
THỂ..............................................................................
2.1. Về các thể loại văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT ..........................


2.2. Về những bài khái quát các giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT ...
2.2.1. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 trong SGK
Ngữ văn 11 và Ngữ văn 11 nâng cao
2.2.2. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX trong SGK
Ngữ văn 12 và Ngữ văn 12 nâng cao
2.3. Về những bài tìm hiểu các tác gia văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT...........
2.4. Về những bài đọc văn được giảng dạy chính thức và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THPT
2.4.1. Kết quả cần đạt .....................................................................................................
2.4.2. Tiểu dẫn và tri thức đọc hiểu .................................................................................
2.4.3. Văn bản tác phẩm .................................................................................................
2.4.4. Cách chú thích ở 2 bộ sách ...................................................................................
2.4.5. Hệ thống câu hỏi và bài luyện tập .........................................................................
2.5. Vấn đề vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện
đại ..............................................................................................................................................
2.6. Mấy nhận xét về phần văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT từ một cuộc thăm dò
nhỏ
Chƣơng 3. VÀI VẤN ĐỀ TRONG NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾP CẬN MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN

HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI MỚI ĐƢA VÀO CHƢƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
3.1. Tiếp cận tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại theo tinh thần đổi mới..........................................
3.2. Hướng tiếp cận một số tác phẩm mới và khó trong chương trình văn học Việt Nam hiện đại ở SGK Ngữ
văn THPT
3.2.1. Một cách hiểu “Hầu Trời” của Tản Đà trong Ngữ văn 11 và Ngữ văn 11 nâng cao .......


3.2.2. Hồn quê và dấu ấn văn hóa truyền thống ở “ Tương tư” của Nguyễn Bính trong Ngữ văn 11 và
Ngữ văn 11 nâng cao
3.2.3. Đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ trong Ngữ văn 12 và Ngữ văn 12
nâng cao
3.3. Quan điểm “động” và “mở” trong tiếp cận “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong trong
Ngữ văn 12 và Ngữ văn 12 nâng cao
3.3.1. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu và hệ thống điểm nhìn từ “Chiếc thuyền ngoài
xa” của Nguyễn Minh Châu
3.3.2. Thời gian – Không gian nghệ thuật trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..........................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................................................
1. Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về việc giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn 11, 12
THPT
2. Các thể loại văn học Việt Nam hiện đại được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT..

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1.


CNTT: Công nghệ thông tin.

2.

CT & SGK: Chương trình và sách giáo khoa.

3.

GAĐT: Giáo án điện tử.


4.

GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo.

5.

GV: Giáo viên.

6.

HS: Học sinh.

7.

KHTN: Khoa học tự nhiên.

8.

KHXH & NV: Khoa học xã hội và nhân văn.


9.

PPCT: Phân phối chương trình.

10. PPDH: Phương pháp dạy học.
11. PPGD: Phương pháp giảng dạy.
12. SGK: Sách giáo khoa.
13. SGV: Sách giáo viên.
14. THCS: Trung học cơ sở.
15. THPT: Trung học phổ thông.
16. VHVN: Văn học Việt Nam.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2008 – 2009 là năm học hoàn thành chương trình thay sách giáo khoa bậc trung học phổ
thông (THPT) sau một thời gian dài từ 2003 - 2004 tiến hành thí điểm và giảng dạy chính thức sách giáo khoa


(SGK) THPT từ 2006 - 2007. Cùng với tất cả các bộ mơn khác được giảng dạy trong nhà trường, SGK Ngữ
văn 10 và SGK Ngữ văn 10 nâng cao được giảng dạy chính thức trong nhà trường phổ thơng từ năm học 2006
– 2007 trên tồn quốc sau đó tiếp tục lộ trình thay sách ở lớp 11, 12. Chương trình và SGK phổ thơng nói
chung, chương trình và SGK Ngữ văn nói riêng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của đơng đảo các tầng lớp
trong xã hội, được bàn bạc khá nhiều trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Nhận xét, đánh giá chương
trình và SGK Ngữ văn thật sự là vấn đề có ý nghĩa đối với những người trực tiếp giảng dạy Ngữ văn ở nhà
trường phổ thơng.
So với phần văn học dân gian và văn học trung đại, phần văn học Việt Nam hiện đại chiếm một tỉ lệ
lớn trong chương trình đọc hiểu Ngữ văn ở cả hai bậc học trung học cơ sở (THCS) và THPT. Khái niệm đọc
hiểu trong nhà trường được giải thích là “hành vi ngơn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ

quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thơng tin, cấu trúc văn bản”
[116, 4] và “Thuật ngữ đọc hiểu trong nhà trường được dùng để chỉ sự đổi mới về nội dung và phương pháp
lĩnh hội tác phẩm văn chương. Đọc hiểu trước hết tơn trọng sự hiểu biết, trí tuệ và sau đó là phương diện thẩm
mĩ. Hai phương diện này cho ta cái nhìn tồn diện, bản chất đặc thù của q trình đọc văn” [78, 22]. SGK
Ngữ văn hiện hành xuất phát từ quan điểm đổi mới nội dung, chương trình đã thể hiện sự hồn thiện so với
SGK Văn học trước đây. Phần văn học Việt Nam hiện đại cũng thể hiện việc chọn lọc kĩ lưỡng của các nhà
soạn sách về những nội dung, kiến thức, tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại đưa vào
chương trình và SGK Ngữ văn THPT ở lớp 11, 12.
Có thể nói, việc giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại, từ lâu nay, trong suy nghĩ của những GV dạy
Ngữ văn THPT là phần dễ dạy hơn so với việc giảng dạy văn học trung đại. Song thực tế, việc tìm hiểu và
giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại vẫn gặp nhiều vấn đề hết sức khó khăn. Chẳng hạn:
1. Nhiều nội dung còn đang tranh luận, vẫn tiếp tục tìm ra tiếng nói chung.
2. Việc lựa chọn tác giả, tác phẩm sao cho hợp lí (vẫn còn là một vấn đề cần được tiếp tục trao
đổi).
3. Tính phức tạp trong ý thức nghệ thuật của tác giả cũng như tính đa nghóa của hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm.
4.

Tính đa dạng về thể loại, kiểu văn bản tác phẩm văn học hiện đại và sự biến hóa trong đặc

trưng của chúng… [153, 2].
Như thế, việc giảng dạy phần văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thơng vẫn còn là một


vấn đề cần bàn thêm. Tìm ra những định hướng chung và xác định đúng hướng tiếp cận tác phẩm cho HS là
một việc khó khăn, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới SGK và phương pháp giảng dạy (PPGD) hiện nay khi
chương trình và SGK Ngữ văn phổ thông đang có những thay đổi lớn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của
môn học trong tương quan với các môn học khác và thay đổi cách dạy, cách học Ngữ văn.
Hơn nữa, người giáo viên (GV) giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường THPT phải có cái nhìn khái quát về
toàn bộ chương trình và SGK Ngữ văn THPT trong mối liên hệ với chương trình và SGK Ngữ văn THCS để

hiểu rõ mục tiêu giảng dạy, từ đó, định hướng đúng phương pháp giảng dạy là vấn đề mang tính cấp thiết về
đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay nhằm thực hiện tốt các giải pháp phát
triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, đối với giáo dục phổ thông mà Đảng đã chỉ đạo “đổi mới và hiện đại hóa
phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động: thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người
học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận
thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp…” [97, 108].
Từ những nội dung kiến thức của chương trình Ngữ văn THPT nói chung, giáo viên xác định những
nội dung thật cần thiết để giảng dạy tốt hơn những vấn đề văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ
văn THPT trong tương quan với văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là bộ phận văn học Việt Nam sau 1975
mới được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT.
Đề tài “Nhận xét chƣơng trình văn học Việt Nam hiện đại trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT”
xuất phát từ nhu cầu cần thiết trong thực tiễn giảng dạy của những giáo viên Ngữ văn THPT trước công cuộc
đổi mới PPGD và chương trình, SGK Ngữ văn hiện nay nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Ngữ văn trong nhà trường THPT từ đó phần nào nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy văn học Việt Nam hiện
đại nói riêng và giảng dạy Ngữ văn nói chung.
Luận văn còn thể hiện tính thời sự vì nó xuất phát từ việc tổ chức đánh giá chương trình, SGK phổ
thông mà Bộ GD & ĐT đã có công văn số 1678/BGDĐT ngày 4.3.2008 hướng dẫn các Sở GD& ĐT Tổ chức
đánh giá chương trình, SGK PT tiến hành.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tiến hành tìm hiểu chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn, chúng tôi bắt đầu từ
chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong các bộ SGK Ngữ văn THCS, Văn học, Ngữ văn thí điểm cả bộ
1 và bộ 2 đến SGK Ngữ văn 10, 11, 12 và Ngữ văn 10, 11, 12 nâng cao để có một cái nhìn toàn diện về
chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường phổ thông. Để có được những đánh giá chính xác,
chúng tôi tiến hành tìm hiểu và khảo sát toàn bộ chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong các tài liệu sau:


- Chương trình Trung học cơ sở môn Ngữ văn. (Bộ Giáo dục và đào tạo, NXB GD, 2002)
- 14 bộ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập sau:



Văn học 11.



Văn học 12.



Ngữ văn 11 thí điểm Ban KHTN, Ban KHXH & NV, Tập 1, Tập 2, Bộ 1, 2.



Ngữ văn 12 thí điểm Ban KHTN, Ban KHXH & NV, Tập 1, Tập 2, Bộ 1, 2.



Ngữ văn 11, Tập 1, Tập 2.



Ngữ văn 11 nâng cao, Tập 1, Tập 2.



Ngữ văn 12, Tập 1, Tập 2.



Ngữ văn 12 nâng cao, Tập 1, Tập 2.
Bắt đầu từ năm học 2007 – 2008, phân phối chương trình Ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12 không


phân chia tiết cho từng bài dạy, mà chỉ có một khung chương trình chung cho toàn năm học và giáo viên dựa
vào thực tế giảng dạy tự điều chỉnh dung lượng thời gian cho từng đơn vị bài học. Trên cơ sở đó, từng Sở giáo
dục có định hướng chung về thời gian cho từng bài thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố. Do đó, thực hiện
luận văn này, chúng tôi không tiến hành khảo sát thời lượng với số tiết cụ thể và tỉ lệ phần trăm số giờ văn học
Việt Nam hiện đại trong các bộ sách để đưa ra nhận xét về thời lượng văn học Việt Nam hiện đại trong nhà
trường THPT cũng như thời lượng dành cho mỗi thể loại văn học Việt Nam hiện đại trong PPCT Ngữ văn
THPT.
Việc thay sách giáo khoa Ngữ văn lần này có nhiều sự thay đổi. Một số tác phẩm từ đọc thêm trước đây
được chuyển sang học chính thức và ngược lại, đồng thời một số tác giả, tác phẩm mới được đưa vào chương
trình. Do đó, trong chương ba luận văn, chúng tôi mạnh dạn đưa ra định hướng giảng dạy một số tác phẩm văn
học Việt Nam hiện đại mới được đưa vào giảng dạy với hướng tiếp cận tác phẩm theo định hướng đổi mới
phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.
Phần văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình và SGK Ngữ văn THPT mới không chỉ chọn các
sáng tác văn chương nghệ thuật mà còn tăng cường phần nghị luận xã hội, nghị luận văn học và văn bản nhật
dụng. Nhưng trong điều kiện thời gian hạn hẹp, luận văn này chỉ dừng lại tìm hiểu những tác phẩm văn
chương Việt Nam hiện đại trong chương trình và SGK Ngữ văn THPT ở SGK Ngữ văn 11,12 cơ bản và nâng
cao ở các thể loại tự sự, trữ tình và kịch.
3. Lịch sử vấn đề
Bàn đến vấn đề dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT, đến chương trình và SGK Ngữ văn THPT


là bàn đến vấn đề được nhiều người quan tâm, từ những nhà lãnh đạo, các nhà biên soạn sách, các giáo sư, tiến
sĩ, các nhà giáo có tên tuổi đến những giáo viên trực tiếp giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thơng.
Có thể kể đến bài viết “Dạy Văn là một q trình rèn luyện tồn diện”của cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Giáo dục vào năm 1973. Hay một loạt các cơng trình nghiên cứu đáng
quan tâm của GS.Phan Trọng Luận như “Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn”, “Phương pháp dạy học
Văn”, “Phương pháp giảng dạy Văn học”, “Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông”

Khi SGK Văn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thơng , Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh

Hóa xuất bản tập sách “Văn và Dạy – học Văn” của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh bàn đến các vấn đề dạy và
học Văn trên các phương diện văn học sử, phương pháp luận tiếp cận tác giả - tác phẩm văn học cụ thể và thời
sự văn học, trong đó có những phần bàn về chương trình Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1975 trong
SGK Văn học. Trước khi SGK Ngữ văn hiện hành ra đời, SGK Ngữ văn thí điểm được giảng dạy ở một số nơi
thì những tài liệu bồi dưỡng thường xun của các trường đại học mang tính đón đầu đã được biên soạn nhằm
bồi dưỡng cho GV trực tiếp đứng lớp như “Đònh hướng giảng dạy phần văn học Việt Nam hiện đại trong
sách giáo khoa trung học phổ thông”- Tài liệu bồi dưỡng thường xun chu kì 2002 – 2005 của trường Đại
học sư phạm Qui Nhơn, 2003. Cùng lúc đó, “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo
khoa” lớp 10, 11, 12 Ngữ văn thí điểm cơ bản và nâng cao bộ 1, bộ 2 ra đời phục vụ cho việc giảng dạy
chương trình và SGK Ngữ văn thí điểm. Năm 2006, đề tài khoa học cấp bộ của TS. Nguyễn Thành Thi mang
tên “Dạy học tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại (1930 – 1945) ở trường Đại học sư phạm và ở
trường trung học phổ thông”là những định hướng và đề xuất biện pháp khả thi cho việc giảng dạy Ngữ văn
phần văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, một loạt các bài viết trên các tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Thế
giới trong ta (số phân ban), Nghiên cứu Văn học… của các tổng chủ biên SGK, SGV Ngữ văn thí điểm và
hiện hành, của các vị giáo sư, tiến sĩ và cả những giáo viên trực tiếp giảng dạy…đã kịp thời giới thiệu về
chương trình, SGK Ngữ văn thí điểm, chương trình, SGK Ngữ văn hoặc các bài viết về những tác phẩm mới
được đưa vào giảng dạy ở SGK Ngữ văn thí điểm và SGK Ngữ văn hiện hành…
Từ năm học 2006 – 2007 đến nay, SGK Ngữ văn hiện hành cùng với SGK của các bộ mơn khác đồng
loạt được đưa vào giảng dạy trong nhà trường theo đúng lộ trình thay sách thì cũng là lúc “Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa” lớp 10, 11, 12 Ngữ văn và Ngữ văn nâng cao” (Bộ giáo
dục và Đào tạo (Bộ GD & ĐT)), “Tìm hiểu chương trình và SGK Ngữ văn THPT”của PGS.TS.Đỗ Ngọc
Thống (NXB Giáo dục, 2006) ra đời phục vụ cho việc giảng dạy chương trình và SGK Ngữ văn mới. Gần đây
là cơng trình “Phương pháp dạy học Ngữ văn Trung học phổ thông – Những vấn đề cập nhật”của TS.


Nguyễn Thanh Hùng và TS. Lê Thị Diệu Hoa ra đời vào 1.2007.
Đặc biệt ngày 4.3.2008 Bộ GD & ĐT đã có công văn số 1678/BGDĐT hướng dẫn các Sở GD& ĐT tổ
chức đánh giá chương trình, SGK PT…
Tất cả các công trình, văn bản trên, phần lớn đề cập đến những định hướng để giảng dạy văn học nói
chung và văn học Việt Nam hiện đại nói riêng cũng như PPGD Văn trong nhà trường phổ thông, hoặc giới

thiệu những đổi mới trong chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành. Những tài liệu đó, dù nhiều, dù ít, hoặc ở
góc độ này, hoặc ở góc độ khác đã đề cập đến một vấn đề nào đó về chương trình, về SGK Văn học và SGK
Ngữ văn hiện hành trong đó có phần văn học Việt Nam hiện đại.
Những tài liệu này thật sự là tư liệu quí để giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường phổ thông tham
khảo phục vụ cho công việc giảng dạy của mình. Đặc biệt, với tác giả luận văn, những tài liệu đó vừa là tư liệu
học tập để giảng dạy vừa giúp chúng tôi tiếp thu, kế thừa và phát triển để viết luận văn này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi chọn và phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
sau:


Phöông phaùp thống kê để thống kê về toàn bộ chương trình văn học hiện đại trong các bộ SGK Ngữ
văn THCS, SGK Văn học, SGK Ngữ văn thí điểm và SGK Ngữ văn hiện hành nhằm đưa ra những kết
quả cụ thể, chính xác từ đó thấy rõ tính kế thừa và những vấn đề đổi mới của SGK Ngữ văn.



Phöông phaùp heä thoáng và phương pháp loại hình để khảo sát toàn bộ các thể loại văn học, các tác giả,
tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại được chọn đưa vào giảng dạy trong SGK Ngữ văn hiện hành
nhằm chỉ rõ tính hiện đại, khoa học của SGK Ngữ văn THPT.



Phöông phaùp so sánh để đối chiếu toàn bộ chương trình văn học Việt Nam trong Chương trình Ngữ
văn THCS, SGK Văn học, SGK Ngữ văn thí điểm và SGK Ngữ văn hiện hành, từ đó làm rõ sự cải
tiến, những vấn đề đổi mới và đưa ra kết luận về thành tựu và hạn chế của SGK Ngữ văn hiện hành.



Phương pháp điều tra, thăm dò để tìm hiểu ý kiến giáo viên về việc giảng dạy phần văn học Việt Nam

hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT nhằm có cái nhìn đúng đắn hơn về tính hợp lí, sự phù hợp của
phần văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT.



Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích và tìm ra những vấn đề cần bàn về chương trình văn
học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn bậc THPT…

5. Mục đích nghiên cứu


Vận dụng kiến thức từ các chuyên đề Sau đại học, tác giả luận văn cố gắng tìm hiểu chương trình văn
học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn nhằm phục vụ công việc giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường THPT
theo tinh thần đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy Ngữ văn sao cho phù hợp với xu thế dạy
học hiện đại.
6. Đóng góp cụ thể của luận văn


Góp phần khẳng định thành tựu và nêu lên một số tồn tại của chương trình văn học Việt Nam hiện đại
trong SGK Ngữ văn THPT, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét (dù còn mang tính chất chủ quan) về
chương trình và SGK Ngữ văn THPT, từ đó góp một tiếng nói, rất khiêm tốn, vào việc tiếp tục điều
chỉnh để ngày càng hoàn thiện bộ SGK Ngữ văn mang tính pháp chế đang được sử dụng trong toàn
quốc.



Góp phần đổi mới PPGD, từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại nói riêng và
Ngữ văn nói chung trong công cuộc đổi mới chương trình, SGK Ngữ văn THPT hiện nay cho phù hợp
với xu thế dạy học của thời đại.




Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chính GV THPT, đặc biệt là việc định hướng giảng
dạy những tác phẩm mới đưa vào chương trình Ngữ văn THPT.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục các công trình của tác giả”, “Tài liệu tham
khảo” và “Phụ lục”, luận văn gồm 3 chương:


Chương 1. Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT – Một cái nhìn khái
quát (33 trang).



Chương 2. Chương trình văn học Việt Nam hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT – Những vấn đề cụ
thể (56 trang).



Chương 3. Vài vấn đề trong nội dung và cách tiếp cận một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại
mới đưa vào chương trình và SGK Ngữ văn THPT theo định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy
(31 trang).



×