Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Các kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng hán hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.83 KB, 19 trang )

Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời buổi hội nhập ngày nay, tiếng Anh được coi như ngôn ngữ quốc
tế. Ngoài tiếng Anh thì tiếng Trung Quốc đang trở thành ngôn ngữ thứ hai được
nhiều người lựa chọn học. Số lượng người học tiếng Trung mỗi năm một tăng
trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay, nền kinh tế Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới chỉ
đứng sau Mĩ và đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết có sự chi phối đến nền
kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với Việt Nam, có mối quan hệ mật thiết trên lĩnh
vực chính trị và kinh tế, do đó giao tiếp tiếng Trung đang ngày một quan trọng
hơn nữa. Tiếng Trung Quốc là một phương tiện quan trọng giúp học sinh tìm
hiểu và tiếp thu những tinh hoa của văn hóa Trung Quốc, góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác hữu nghị lâu đời giữa hai nước Việt - Trung. Để làm được điều
đó đòi hỏi học sinh cần phải giỏi tiếng Trung Quốc, muốn đạt được điều đó thì
nhất thiết phải nắm chắc ngữ pháp tiếng Trung Quốc.
Học bất cứ một ngôn ngữ mới nào nói chung hay tiếng Trung Quốc nói
riêng cũng đều phải nắm chắc ngữ pháp, bởi vì ngữ pháp chính là bản chất của
ngôn ngữ. Ngữ pháp là tinh hoa của ngôn ngữ. Do vậy, việc dạy ngữ pháp chiếm
vị trí rất quan trọng trong việc giảng dạy ngoại ngữ. Tuy nhiên việc dạy ngữ
pháp tiếng Hán hiện đại – là ngôn ngữ thứ hai thì không giống với dạy ngữ pháp
tiếng mẹ đẻ. Nếu như dạy ngữ pháp tiếng mẹ đẻ là việc hệ thống hóa kiến thức
về ngữ pháp theo đơn vị ngữ pháp như từ loại, cấu trúc câu, phân loại câu, thành
phần câu, câu đơn, câu phức, còn việc dạy tiếng Hán – ngôn ngữ thứ hai sẽ tiến
hành dạy và ôn luyện, thông qua việc giảng dạy cách quy tắc dùng từ đặt câu và
các bài tập rèn kỹ năng để làm cho người học có thể nghe, nói, đọc, viết thành
thạo tiếng Hán. Đồng thời người học tiếng Hán trong quá trình học ngoại ngữ
mới này sẽ phải chịu những ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ - Tiếng Việt, đều
gặp phải những khó khăn nhất định. Do vậy, những người học ngữ pháp tiếng
Hán đều có cảm nhận chung là khó, thầy cô khi giảng dạy ngữ pháp cũng khá
vất vả. Vậy làm thế nào để việc giảng dạy ngữ pháp có hiệu quả? Điều này đòi


hỏi người học khi học cần phải xác định được mục đích, và người dạy cũng cần
phải có những phương pháp, kỹ xảo giảng dạy phù hợp.
Tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học ngữ
pháp tiếng Trung Quốc đã được xuất bản, kết hợp với bài giảng của giáo sư
trong bốn năm học, những ý kiến của các đồng nghiệp cùng với những trải
nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy đã rút ra được một số kỹ xảo dạy ngữ
pháp tiếng Hán hiện đại. Tôi hy vọng kinh nghiệm của chúng tôi sẽ là một tài
liệu nhỏ để các thầy cô tham, từ đó có được kỹ xảo dạy ngữ pháp đạt hiệu quả
cao.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1


- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản, đặc điểm của ngữ pháp tiếng Hán.
- Hệ thống các phương pháp, kỹ xảo dạy ngữ pháp. Với mỗi phương pháp
đều nói rõ cách tiến hành, nói rõ mỗi phương pháp phù hợp với nội dung ngữ
pháp nào và cần chú ý gì khi thực hiện.
- Việc hệ thống hóa kiến thức và phương pháp, kỹ xảo nhằm mục tiêu giúp
giáo viên có thêm những phương pháp dạy mới, để từ đó lựa chọn được phương
pháp dạy phù hợp và có hiệu quả.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện chuyên đề này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu
qua sách, qua mạng Internet.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Rút kinh nghiệm từ các giờ dạy.
+ Trao đổi chuyên môn, thu thập các ý kiến của đồng nghiệp ở các trường
chuyên chất lượng cao trong khu vực và trên toàn quốc.

+ Tổng kết kinh nghiệm.
IV. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề được trình bày như sau:
Phần thứ nhất: Mở đầu
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I. Cơ sở lý luận
Chương II. Các kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại
Phần thứ ba: Kết luận

2


Phần thứ hai
NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận
I.1. Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
I.1.1. Khái niệm “ngữ pháp”
Ngữ pháp là toàn bộ những quy tắc về từ và cách dùng từ để sắp xếp thành
câu văn hay lời nói.
I.1.2. Đơn vị của ngữ pháp
Đơn vị ngữ pháp là những đơn vị ngôn ngữ có nghĩa. Dựa theo trật tự từ nhỏ
đến lớn, từ thấp đến cao có thể phân thành các đơn vị sau:
Đơn vị tạo từ - từ tố
Đơn vị tạo câu- từ, cụm từ
Đơn vị biểu đạt - Câu
I.1.3. Tính chất của ngữ pháp
Ngữ pháp mang tính trừu tượng, mang tính tầng lớp, tính hệ thống và tính
dân tộc.
I.1.4. Đặc điểm của ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại
I.1.4.1 Tầm quan trọng của trật tự từ

Khi chúng ta tổ hợp từ hành câu thì nhất định phải sắp xếp theo một trật tự
nhất định. Trật tự từ chính là tuần tự trước sau giữa các từ khi tổ hợp, vị trí của
các từ khi đổi chỗ cho nhau sẽ tạo ra các kết cấu ngữ pháp khác nhau và biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Ví dụ: 丰富知识( làm phong phú vốn kiến thức ) ,
知识丰富 ( vốn kiến thức phong phú). Trong tiếng Hán, trật tự từ là một thủ
pháp ngữ pháp rất quan trọng, quan hệ kết cấu của tiếng Hán phong phú không
phải là do sự biến đổi hình thái mà do trật tự từ quyết định.
I.4.2. Tầm quan trọng của hư từ
Hư từ có tác dụng liên kết trong việc tổ hợp ngôn ngữ, sử dụng những hư từ
khác nhau sẽ tạo ra các kết cấu ngữ pháp khác nhau biểu thị quan hệ ngữ pháp
khác nhau.
I.4.3. Phương thức cấu tạo của các từ phức hợp, cụm từ và câu cơ bản như
nhau
Từ phức hợp, cụm từ và câu là những đơn vị ngôn ngữ khác tầng cấp, giữa
chúng có sự khác biệt. Tuy chúng có sự khác nhau về tầng cấp và chức năng
nhưng về mặt cấu tạo thì cơ bản là như nhau. Ví dụ quan hệ giữa các từ tố cấu
3


tạo lên từ phức hợp giống như quan hệ của các từ trong cụm từ, đó là quan hệ
chính phụ , động tân, động bổ, chủ vị...Lý luận ngữ pháp học lịch sử đã cho
thấy: ngữ pháp từ ngày hôm nay là ngữ pháp câu ngày hôm qua, rất nhiều từ
phức hợp trong tiếng Hán hiện đại ngày nay đã từng là cụm từ trong tiếng Hán
cổ, ví dụ: 学习、风雨、矛盾....
I.2. Kỹ xảo dạy học trên lớp
Kỹ xảo dạy học trên lớp bao gồm hai hành động giảng dạy trên lớp: thứ
nhất là những phương pháp mà thầy giáo áp dụng trong quá trình giảng dạy trên
lớp nhằm giúp cho học sinh hiểu và nắm chắc những nội dung ngôn ngữ đã
được học và kỹ năng ngôn ngữ. Thứ hai đó là thầy giáo hướng dẫn cho học sinh
tiến hành các học động ôn luyện để học sinh nắm được các nội dung kiến thức

và kỹ năng ngôn ngữ. Như vậy ở loại hoạt động giảng dạy thứ nhất thì chủ yếu
là hoạt động của thầy, còn loại hoạt động thứ hai thì chủ yếu là hoạt động của
học sinh dưới sự hướng dẫn của thầy.

Chương II. Kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
Dạy ngữ pháp tiếng Hán chính là dạy các quy luật tổ chức của cụm từ, câu và
đoạn trong tiếng Hán, từ nền tảng ngữ pháp sẽ tiến hành việc rèn luyện kỹ năng
sử dụng tiếng Hán và bồi dưỡng khả năng vận dụng chính xác tiếng Hán vào
giao tiếp thực tế. Nếu không nắm chắc được ngữ pháp thì sẽ rất khó để có thể
hiểu và diễn đạt một cách chính xác. Chính vì vậy mà việc dạy ngữ pháp luôn
đứng ở vị trí trung tâm của việc dạy tiếng Hán. Khi đã nhận thức được tầm quan
trọng của việc dạy ngữ pháp thì đòi hỏi người giáo viên cần tìm ra những
phương pháp dạy, những kỹ xảo dạy phù hợp, có hiệu quả để giúp cho học sinh
có thể hiểu, nắm chắc tất cả các nội dung ngữ pháp và từ đó vận dụng một cách
chính xác, linh hoạt trong giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.
Kỹ xảo dạy học này được hình thành từ nền tảng nắm bắt đặc điểm ngữ pháp
tiếng Hán hiện đại, nắm vững nguyên tắc dạy học và phương pháp dạy học và từ
thực tiễn giảng dạy.
Dưới đây là một số kỹ xảo dạy ngữ pháp tiếng Hán Hiện Đại:
II.1. Kỹ xảo hiển thị nội dung ngữ pháp
Hiển thị nội dung ngữ pháp chính là việc đem những ngữ pháp của tiếng
Hán cần phải dạy để giới thiệu cho học sinh, để học sinh có những ấn tượng ban
đầu về hình thức, ý nghĩa và chức năng của các nội dung ngữ pháp cần phải học
đó.
Hiển thị nội dung ngữ pháp chính là bước đầu tiên của dạy ngữ pháp. Có
phương pháp hiển thị nội dung ngữ pháp cần dạy sẽ có thể giúp học sinh dễ hiểu
và hiểu được cách sử dụng của hiện tượng ngữ pháp đã học. Cách đưa ra trọng
điểm ngữ pháp tốt cần tự nhiên để có thể có được bầu không khí học tập thoải
mái, sôi nổi.
4



Có nhiều hiển thị nội dung ngữ pháp, việc lựa chọn cách nào sẽ phải phụ
thuộc vào điều kiện khác nhau. Dưới đây là một vài cách:
II.1.1. Nghe viết
Thông qua hình thức nghe viết để đưa ra những ví dụ, những câu có sử dụng
hiện tượng ngữ pháp cần dạy.
Cách thực hiện cụ thể là: nói hai ba ví dụ, yêu cầu học sinh viết lên bảng.
Ví dụ: khi muốn giới thiệu cách dùng cùng động từ “ 完” làm bổ ngữ kết
quả, có thể yêu cầu học sinh nghe và viết 3 ví dụ sau:
我们学完二十三课了。
这本书我还没看完呢。
今天的作业你做完了没有?
Nghe viết là một biện pháp hiển thị nội dung ngữ pháp được sử dụng nhiều
nhất. Cách này sử dụng có thể kiểm tra được việc ôn bài và chuẩn bị bài của học
sinh. Đây là một cách rất đơn giản, thực dụng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn
còn hạn chế đó là máy móc. Học sinh sẽ chỉ dựa vào những ví dụ có sẵn của
thầy, không phát huy được khả năng tự suy nghĩ.
II.1.2. Đặt câu hỏi
Phương pháp này là thầy giáo đặt ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời, thông
qua những câu hỏi này để đưa ra nội dung ngữ pháp cần giảng dạy. Thầy giáo có
thể sử dụng những câu hỏi sau: 谁知道今天我们要学的语法点是什么?(ai
biết hôm nay chúng ta sẽ học hiện tượng ngữ pháp nào?), sau khi học sinh trả
lời, yêu cầu học sinh đặt vài ví dụ có sử dụng hiện tượng ngữ pháp đó và viết
những ví dụ đúng lên bảng. Đây là một phương pháp mang tính tương đối tự
nhiên, có thể kích thích học sinh phải suy nghĩ, thu hút sự chú ý của học sinh,
giúp học sinh tích cực tham gia, điều kiện để thực hiện phương pháp này đó là
học sinh phải có sự chuẩn bị bài tốt ở nhà trước khi đến lớp.
II.1.3. Đối thoại
Phương pháp này chính là thông qua đối thoại giữa thầy giáo với học sinh

hoặc giữa học sinh với học sinh đưa ra hiện tượng ngữ pháp cần dạy.
Ví dụ: khi muốn dạy cách dùng của “过” biểu thị đã từng làm việc gì. khi đó
thầy giáo có thể viết “过”và hình thức phủ định của nó là “不过” lên bảng rồi
tiến hành đối thoại với học sinh:
师:你是第几次来中国?
生:第一次。
师:请说一个句子。
生 1:我是第一次来中国。
师:很好(对学生 2)你是第几次来中国?
生 2:我也是第一次来中国。
师:很好。谁不是第一次来中国?
5


生 3:老师,我不是第一次来中国。
师:好,现在注意我的问题,(强调)你以前来过中国吗?
生 3:我以前来过中国。
师:好!他以前来过中国(边说边板书)
(对其他学生)你以前来过中国吗?
生 4:我以前没来过中国。
师:非常好!(边说边板书)我以前没来过中国。
........
Phương pháp này tương đối thực dụng, đặc biệt là trong điều kiện học sinh
chuẩn bị bài tương đối tốt và hiện tượng ngữ pháp đó không quá phức tạp, đơn
giản. Như ví dụ trên đã vừa dạy được cho học sinh hình thức ngữ pháp, lại vừa
giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa thông qua tình huống thực tế.
II.1.4. Sử dụng những đồ vật, sự vật thật
Phương pháp này chính là sử dụng những đồ vật có ở trên lớp hoặc là những
đồ vật thầy giáo chuẩn bị trước để thông qua đồ vật đó giới thiệu hiện tượng ngữ
pháp cần học.

Ví dụ: khi muốn dạy cách dùng của “的” biểu thị sở hữu, thầy giáo có thể
dùng chính sách của mình và sách của học sinh và dùng tiếng hán biểu thị ý
nghĩa này:
这是我的书。
这是他的书。
这是老师的书。
这是 X X 的书。
Nếu như học sinh có sự chuẩn bị tốt thì có thể tiến hành kết hợp đồ vật thật và
đối thoại.
II.1.5. Sử dụng đạo cụ
Giáo viên sử dụng những đạo cụ chuẩn bị trước để thông qua đó đưa ra hiện
tượng ngữ pháp cần dạy.
Ví dụ: khi dạy về thời gian có thể sử dụng một chiếc đồng hồ làm từ hộp
bìa carton cứng, hay khi dạy về giá cả thì có thể sử dụng một bảng menu nhà
hàng cỡ lớn, rồi tiến hành hỏi đáp để đưa nội dung ngữ pháp thể hiện ra.
II.1.6. Sử dụng bản đồ
Sử dụng bản đồ để đưa ra nội dung ngữ pháp cần giảng dạy.
Việc sử dụng bản đồ vào giảng dạy câu tồn tại, từ phương vị, có thể thông
qua bản đồ địa lý đất nước hoặc là sơ đồ khuôn viên trường rồi học sinh và giáo
viên sẽ nói ra địa điểm hay vị trí của các công trình.
II.1.7. Sử dụng tranh ảnh
Thông qua tranh ảnh để đưa ra hiện tượng ngữ pháp cần dạy.
6


Ví dụ: khi giới thiệu các phương thức biểu thị động tác, có thể dùng tranh
ảnh vẽ các hoạt động lên lớp hay hoạt động thể dục thể thao , sau đó thầy giáo
và học sinh sẽ dùng các mẫu câu hỏi như “谁正在做什么” để miêu tả bức tranh.
II.1.8. Dùng động tác biểu diễn
Thầy giáo có thể dùng các động tác để đưa ra hiện tượng ngữ pháp.

Ví dụ: khi muốn giới thiệu về bổ ngữ xu hướng: “上去、上来、下去、下
来、进去、进来、出去、出来、起来等”, thầy giáo có thể thực hiện các động
tác để diễn tả, vừa thực hiện động tác vừa nói ra câu có chứa bổ ngữ xu hướng.
我进来了。
我上来了。
Bước tiếp theo, thầy giáo có thể vừa thực hiện động tác, vừa yêu cầu học
sinh sử dụng bổ ngữ xu hướng để miêu tả hành động trên.
老师进来了。
老师出去了。
老师出去了。
Ví dụ: Khi muốn giảng đến bổ ngữ kết quả “开/上”, thầy giáo có thể sử
dụng cửa sổ, rèm của sổ của lớp học và làm các động tác đóng và mở. Sau đó
viết các câu diễn tả hành động đó lên bảng để đưa ra hiện tượng ngữ pháp.
II.2. Kỹ xảo giảng giải nội dung ngữ pháp
Giảng giải ngữ pháp chính là giải thích về hình thức, ý nghĩa và chức năng
của hiện tượng ngữ pháp đó.
Trước tiên là giải thích hình thức của hiện tượng ngữ pháp, thông thường
bao gồm cấu trúc ngữ pháp, các kết cấu liên quan ( ví dụ như dạng khẳng định,
dạng phủ định và dạng nghi vấn của kết cấu ngữ pháp ấy v.v), các thành phần
bắt buộc trong kết cấu ngữ pháp ( ví dụ như bổ ngữ trong câu chữ “ 被”), trật tự
các thành phần trong kết cấu ( ví dụ: bổ ngữ thời lượng:我昨天看了一个晚上
的录像。/我看录像看了一个晚上。) và vị trí của các hư từ v.v. Đôi lúc cần
thiết còn phải chỉ ra mối liên hệ và sự khác biệt giữa những hiện tượng ngữ pháp
mới với những hiện tượng ngữ pháp đã học .
Thứ hai là giải thích ý nghĩa chính là nói cho học sinh biết về đặc điểm ý
nghĩa của nội dung ngữ pháp, chủ yếu là ý nghĩa ngữ pháp. Đối với việc giải
thích kết cấu ngữ pháp thường là mượn những kết cấu ngữ pháp đã học, hay
chính là muốn nói cần phải sử dụng mối liên hệ ý nghĩa giữa kết cấu ngữ pháp
mới và cũ.
Thứ ba là giải thích chức năng của nội dung ngữ pháp chính là nói về chức

năng và hoàn cảnh sủ dụng những hiện tượng ngữ pháp này. ví dụ khi dạy cách
hỏi tuổi tác thì cần nói với học sinh đối tượng để áp dụng hai hình thức câu hỏi
là không giống nhau. Hay khi dạy “” cần phải phân biệt hoàn cảnh sử dụng của
hai cách nói này là khác nhau v.v. Đương nhiên để học sinh nắm được chức
năng của hiện tượng ngữ pháp thì cần phải tiến hành một lượng lớn bài tập thực
hành thực tế.
7


Dưới đây là một số phương pháp giảng giải ngữ pháp :
II.2.1. Đưa ra công thức
Dùng công thức để đưa ra hình thức của hiện tượng ngữ pháp cần dạy,
ngắn gọn rõ ràng, thuận lợi cho học sinh nhớ và hiểu. Có thể viết lên bảng, hoặc
cũng có thể làm thành các tranh công thức.
Ví dụ:
Quan hệ ý nghĩa của câu chữ “比” có thể viết hành công thức sau:
甲比乙+形容词=甲+形容词
我比他高=我高(他矮)
hay quan hệ kết cấu ý nghĩa của bổ ngữ kết quả có thể được viết thành công
thức sau:
我吃饱了= 我吃,我饱了
Cách giảng giải ngữ pháp này tương đối dễ làm cho học sinh có cách hiểu
trực quan về kết cấu ý nghĩa của hiện tượng ngữ pháp đó, tránh được các lỗi sai
khi vận dụng. Ví dụ như chúng ta thường thấy “ 我比他高” được các em hiểu
thành “他高”, và không thể làm rõ được mỗi quan hệ ý nghĩa giữa các thành
phần trong câu có chứa bổ ngữ kết quả.
II.2.2. Sử dụng các ký tự
Trong khi giải thích ngữ pháp chúng ta có thể sử dụng một số ký tự cố định
để hình thức hóa hiện tượng ngữ pháp ấy, có tác dụng làm cho nội dung cần
giảng dạy trở nên ngắn gọn, chính xác, thuận lợi cho việc học sinh ghi nhớ, đồng

thời có thể làm dấu hiệu nhắc nhở khi làm bài tập.
Ví dụ: S biểu thị 主语
N biểu thị 名词
A biểu thị 形容词
P biểu thị 谓语
V biểu thị 动词
II.2.3. Sử dụng tranh ảnh phụ trợ
Việc sử dụng tranh ảnh vào giảng giải sẽ giúp học sinh hiểu về hiện tượng
ngữ pháp đang học.
Ví dụ: Giải thích về động tác đang tiếp diễn, có thể sử dụng những hình
ảnh sau.

8


他正在看书。

她正在看电视。
II.2.4. Sử dụng đạo cụ
Có những nội dung ngữ pháp chúng ta cần chuẩn bị đạo cụ, việc chuẩn bị
đạo cụ tốt sẽ giúp học sinh hiểu được hiện tượng ngữ pháp dễ dàng, thuận lợi
nhất.
Ví dụ: Giải thích về cách diễn đạt thời gian, sẽ cần đạo cụ là một chiếc
đồng hộ treo tường.
II.2.5. Sử dụng tình huống
Thầy giáo có thể sử dụng hoàn cảnh thực tế trên lớp để giảng giải nội dung
ngữ pháp.
Ví dụ: Khi muốn giảng giải về lượng từ, có thể nói:
我们班有两十五个男生,是个女生。
hoặc cũng có thể hỏi học sinh: 你们家里有几口人?

Khi giảng câu chữ “比”, có thể nói: 我们班的男生比女生多。
Khi giảng về bổ ngữ kết quả, thầy giáo có thể tạo ra tình huống, cố tình viết
sai một chữ, sau đó tiến hành đối thoại với học sinh theo tình huống trên như
sau:
师 : 这个字是谁写的?
生:这个字是老师写的。
师:很好。这个字对不对?
生:这个字不对。
师:很好。这个字不对。这个字错了。这个字我写错了。一起说:
“这个字我写错了”。谁知道这个字怎么写的?
…….
II.2.6. Biểu diễn
Thầy giáo hoặc thầy giáo và học sinh cùng hiểu rõ về hiện tượng ngữ pháp
đang học thông qua biểu diễn.
9


Ví dụ: Khi giảng về phương vị từ, thầy giáo sẽ vừa thực hiện động tác vừa
nói hoặc có thể biểu diễn động tác và yêu cầu học sinh nói để miêu tả hành
động: 往窗外看,往前走...
II.2.7. Sử dụng những kiến thức cũ để giải thích nội dung ngữ pháp mới
Sử dụng những hình thức ngữ pháp có liên hệ về mặt hình thức hay có sự
đối lập hoặc tương cận về ý nghĩa để giải thích cho hiện tượng ngữ pháp đang
học.
Ví dụ: giải thích về bổ ngữ khả năng và câu chữ “ 被” có thể sử dụng các
cặp câu đối ứng nhau để cho học sinh hiểu được và có sự phân biệt.
被解释的项目
用以解释的项目
杯子被我打坏了。
我打坏了被子。

门口前的一棵树被大风刮断了。
大风刮断了门口前的一棵树。
II.2.8. Giảng giải bằng phương pháp so sánh
Điều cần đặc biệt cần chú ý ở đây chính là, cách giải thích này chỉ thích
hợp dùng để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của một mẫu câu, tuy nhiên giữa ý
nghĩa của hai hiện tượng ngữ pháp này vẫn có sự khác biệt. Chính vì vậy mà cần
làm cho học sinh phải hiểu rõ và biết vận dụng, trong những thời điểm phù hợp
cần giải thích rõ hơn về cách sử dụng, so sánh sự khác biệt về mặt ý nghĩa và sử
dụng giữa chúng. Chỉ khi nào có thể kết hợp tốt giữa kết cấu ngữ pháp, ý nghĩa
và chức năng sử dụng thì đó mới là cách giải thích hoàn hảo, cách giải thích này
thực sự hữu ích cho học sinh học tiếng Hán.
II.2.8.1. So sánh nội bộ
Thông qua việc so sánh các hình thức ngữ pháp trong tiếng Hán để nói rõ sự
khác biệt giữa các hiện tượng ngữ pháp có liên quan nhau.
Ví dụ : hai hình thức câu tồn hiện “P 有 N” và “N 在 P”về mặt ý nghĩa là
không giống nhau. Hình thức câu thứ nhất dùng để miêu tả hoặc để biểu thị sự
xuất hiện. Còn hình thức câu thứ hai dùng để nói vị trí của N. Để giúp học sinh
hiểu và phân biệt được, thầy giáo có thể tiến hành hỏi đáp với học sinh như sau:
师:你觉得北京怎么样?
生:很好。
师:怎么好?
生:北京有很多公园,有很多名胜古迹。
师:北京有很多公园,有很多名胜古迹。
Đối với “ N 在 P” thầy giáo cần đưa ra một vài câu hỏi để học sinh hiểu được,
ví dụ:
师:你妈妈在哪儿?
生:我妈妈在东京。
师:你的书包在哪儿。
生:我的书包在桌子上。
II.2.8.2. So sánh tiếng Hán với tiếng mẹ đẻ

10


Tiến hành so sánh hiện tượng ngữ pháp tiếng Hán đang học với một kết cấu
ngữ pháp tương ứng trong tiếng mẹ đẻ- tiếng Việt để có thể giải thích cho hiện
tượng ngữ pháp đang học.
Khi so sánh sẽ tiến hành so sánh điểm giống, tương đồng và điểm khác
biệt, đặc biệt là phải chỉ ra những điểm khác.
Ví dụ: khi giải thích về định ngữ, tiến hành phân tích các định ngữ có trong
câu và trật tự các định ngữ có sự khác nhau như thế nào giữa hai ngôn ngữ, từ
đó nhằm giúp học sinh nắm được và có kỹ năng dịch tốt từ tiếng Việt sang tiếng
Hán, hoặc từ tiếng Hán sang tiếng Việt.
II.2.9. Phương pháp dịch
Đem nội dung ngữ pháp cần giảng giải dịch sang thành tiếng mẹ đẻ cho học
sinh hiểu được. Đối với những nội dung ngữ pháp có ý nghĩa tương đối trừu
tượng hoặc khó có thể dùng các phương pháp trực quan để giải thích thì khi ấy
sử dụng phương pháp dịch sang tiếng mẹ để là phương pháp đơn giản và hiệu
quả nhất.
Ví dụ: khi giải thích hai kết cấu câu phức “虽然...但是” và “既然…就” thì
việc dùng hình thức dịch sang tiếng việt là: Mặc dù/ tuy.....nhưng......; và “
Đã........thì......”.
II.2.10. Yêu cầu học sinh giải thích
Yêu cầu học sinh dùng tiếng hán để giải thích hiện tượng ngữ pháp đang
học.
Phương pháp này chủ yếu có hai loại hình: Loại hình thứ nhất là khi bắt đầu
sẽ dùng hình thức hỏi, yêu cầu học sinh dùng tiếng Hán giải thích. Cách này
được áp dụng đối với trường hợp hiện tượng, nội dung ngữ pháp đó tương đối
đơn giản và học sinh có sự chuẩn bị bài tốt; Loại hình thứ hai đó là đối với một
số hiện tượng ngôn ngữ khó lý giải, hay việc lý giải gặp khó khăn, thì có thể mời
những học sinh đã hiểu được hiện tượng ngữ pháp đó rồi giảng giải cho những

học sinh khác.
II.3. Kỹ xảo luyện tập ngữ pháp đã học
Nếu như việc đưa ra, giới thiệu nội dung ngữ pháp là làm thế nào để những
nội dung ngữ pháp cần dạy được hiện ra trước mắt học sinh một cách tự nhiên,
hay việc giảng giải nội dung ngữ pháp là làm thế nào để học sinh có thể hiểu
được nội dung ngữ pháp đó một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất thì việc luyện tập
chính là giúp học sinh nhanh chóng nắm được nội dung ngữ pháp ấy. Đây là ba
quá trình độc lập nhưng không thể tách rời. Việc giải thích hiện tượng ngữ pháp
không phải là một quá trình độc lập, không phải là quá trình có thể hoàn thành
ngay sau một lần giải thích mà nó được tiến hành dần dần cùng với tiến trình
làm bài tập ôn tập. Do vậy, một hiện tượng ngữ pháp học sinh không thể hiểu
hết toàn bộ ngay lập tức sau khi thầy giáo đưa ra và cũng không thể hiểu hết
ngay lập tức sau một lần giải thích của thầy cô mà để hiểu hết thì cần phải thông
qua việc làm bài tập ôn tập.
11


Cái gọi là “luyện tập ngữ pháp” đó là thông qua bài tập các em học sinh sẽ
nắm được cách sử dụng của các hiện tượng ngữ pháp sau khi đã nghe thầy cô
giảng giải.
Việc luyện tập ngữ pháp là một bước chủ yếu nhất trong việc dạy ngữ pháp,
phương pháp luyện tập về cơ bản được phân làm ba loại, đó là luyện tập máy
móc, luyện tập có ý nghĩa và luyện tập giao tiếp thực tế. Thông thường trước khi
luyện tập ngữ pháp, cần phải tiến hành ôn tập một số kiến thức mà trước đây đã
học rồi nay sẽ bắt gặp lại trong bài tập ôn tập. Ví dụ trước khi giảng về bổ ngữ
khả năng, chúng ta ôn tập một chút về bổ ngữ kết quả; hay trước khi học bổ ngữ
xu hướng kép, thì cần ôn tập về bổ ngữ xu hướng đơn. Việc chuẩn bị những kiến
thức cần thiết là một quá trình ôn cũ biết mới, từ cái cũ để học về cái mới, điều
này thể hiện mối liên hệ nội tại trong hệ thống ngữ pháp tiếng Hán và tính liên
quan của phương pháp giảng dạy, lại có thể giảm bớt gánh nặng tâm lý cho học

sinh.
Việc lựa chọn và chuẩn bị những kiến thức cần thiết có hai tác dụng rất
quan trọng đến việc việc nắm kỹ năng ngôn ngữ đã học cho học sinh: một là ôn
tập củng cố những kiến thức, kỹ năng đã học; hai là đẩy nhanh tốc độ luyện tập
và độ lưu loát sử dụng ngôn ngữ. Do vậy có thể nói việc chuẩn bị kiến thức cần
thiết trước khi tiến hành ôn tập là một bước vô cùng quan trọng không thể xem
nhẹ. Việc lựa chọn những kiến thức cần thiết là một nội dung quan trọng trong
quá trình soạn bài. Phương pháp lý tưởng đó là giáo viên cần phải có một bảng
biểu những kiến thức ngữ pháp và từ vựng đã dạy, khi giáo viên soạn bài lựa
chọn trong đó những ngữ pháp và từ vựng phù hợp cho việc ôn kiến thức ngữ
pháp mới vừa học.
Kỹ xảo luyện kiến thức ngữ pháp bao gồm một số kỹ xảo và phương pháp
sau:
II.3.1. Dạng luyện tập dập khuôn, máy móc
Dạng bài tập luyện tập dập khuôn, máy móc là những dạng bài tập không
yêu cầu nhiều về mặt hiểu như: mô phỏng, nhắc lại, thay thế v.v. Mục đích của
việc luyện tập theo bài tập dập khuôn, máy móc này đó là làm học sinh hiểu
thêm về hiện tượng ngữ pháp vừa học trong những tình huống đơn giản, và
thông qua bài tập lặp đi lặp lại với tần suất cao sẽ có thể nói ra một cách lưu loát
những câu có chứa nội dung ngữ pháp vừa được học. Đồng thời thầy cô giáo
cũng có thể sử dụng các bài tập nhắc lại để sửa cho học sinh các lỗi sai về ngữ
pháp, ngữ âm, từ ngữ v.v.
Trong phương pháp luyện tập với những dạng bài tập dập khuôn, máy móc
cần chú ý những điểm sau:
+ Thứ nhất, những câu trong bài tập yêu cầu học sinh nói phải là những câu
mà học sinh cơ bản hiểu, có ý nghĩa nhất định và có giá trị giao tiếp. Bởi vì
chẳng có ai lại cần nói ra những câu không mang ý nghĩa gì hoặc không có giá
trị giao tiếp. Ngoài ra, những nghiên cứu của tâm lý học còn cho thấy rõ học
những thứ không có ý nghĩa sẽ chỉ lưu lại trong một khoảng thời gian ngắn,
không thể đạt nắm chắc được kiến thức.

12


+ Thứ hai, sử dụng những mẫu câu hoặc kết cấu phù hợp.
+ Thứ ba, cần phải đẩy nhanh tần suất, tốc độ ôn tập, đặc biệt là thầy giáo
không cần mất nhiều thời gian để tìm từ ngữ thay thế hay gọi đúng tên học sinh
trả lời câu hỏi.
Dạng bài tập luyện tập máy móc bao gồm:
a. Bài tập nhắc lại
Học sinh sẽ mô phỏng lại những câu có chứa nội dung ngữ pháp vừa học mà
thầy giáo đã nói.
Dạng bài tập nhắc lại thường gặp bao gồm: đọc dẫn, nhắc lại câu, nhắc lại
đối thoại.
+ Đọc dẫn: thầy giáo sẽ đọc trước một lần, sau đó học sinh độc theo thầy.
Mục đích của dạng ôn tập này là có rất nhiều, như: sửa được phát âm, khả năng
đọc, nâng cao độ lưu loát khi nói v.v
+ Nhắc lại câu:Điểm khác biệt giữa dạng bài tập nhắc lại câu với dạng bài
tập đọc theo đó là: bài tập đọc theo là nhắc lại theo hình thức “ thầy giáo – học
sinh” . Còn bài tập nhắc lại câu theo hình thức “ thầy giáo- học sinh- học sinhhọc sinh....”.Dạng ôn tập này có thể tiến hành theo hình thức cả lớp đồng thanh,
cũng có thể yêu cầu từng học sinh nhắc lại. Ở dạng bài tập ôn tập máy móc này
chỉ nên yêu cầu học sinh cố gắng rèn độ lưu loát. Trong quá trình thực hiện bài
ôn tập nhắc lại câu thầy giáo nên sửa lỗi sai cho học sinh.
+ Nhắc lại đối thoại:Thầy giáo nói một đoạn hội thoại có chứa nội dung ngữ
pháp vừa học, hoặc là thầy giáo cùng học sinh tiến hành một đoạn hội thoại. Sau
đó thầy giáo sẽ đọc dẫn yêu cầu học sinh đọc theo, rồi cuối cùng yêu cầu các
học sinh tiến hành nhắc lại đoạn đối thoại đó.
b. Dạng bài tập thay thế
Sau khi thầy giáo dùng hiện tượng ngữ pháp vừa học nói ra một câu chuẩn,
rồi nói rõ vị trí cần thay thế từ ngữ là chỗ nào, sau đó học sinh sẽ lần lượt tìm từ
ngữ thay thế và nói ra câu mới hoàn chỉnh.

Dạng bài tập thay thế bao gồm những loại sau:
+ Thay thế một từ hoặc một cụm từ trong câu hoặc trong đoạn đối thoại.
Ví dụ: Khi tiến hành ôn tập, thầy giáo cần nói ra câu hoàn chỉnh đầu tiên,
học sinh nhắc lại một lần, sau đó học sinh thay thế từ mới để tạo ra câu mới
hoàn chỉnh.
我喜欢
看电影
踢足球
吃饺子
画画儿
Khi tiến hành dạng bài tập ôn này thầy giáo cần giữ được tốc độ ôn tập, tốc
độ cần phải nhanh một chút, làm như vậy có thể làm cho học sinh tập trung,
nâng cao khả năng phản ứng của học sinh, nâng cao hiệu quả ôn tập. Nhưng
thầy cô giáo cũng cần chú ý phải kịp thời sửa các lỗi về phát âm, thanh điệu, ngữ
điệu khi học sinh nói.
13


+ Bài tập thay thế nhiều thành phần: Loại bài tập này yêu cầu học sinh thay
thế nhiều từ ngữ ở các vị trí khác nhau trong một câu hoặc trong đối thoại. Cách
tiến hành vẫn như dạng bài tập thay thế một từ.
我 骑自行车 去
长城
坐飞机
美国
坐火车
胡志明
+ Bài tập thay thế phân câu:Loại bài tập này yêu cầu chúng ta phải thay thế
cả câu hoặc cả phân câu. Loại bài tập này phù hợp cho việc ôn tập câu phức.
Ví dụ:

他因为 病了
,所以今天没来上课。
有事
没做作业
c. Bài tập mở rộng
Thông qua việc gia tăng từ, câu và sự tăng về độ dài của câu nói nhằm làm
cho học sinh có thể nói ra một cách trôi chảy những câu có chưa hiện tượng ngữ
pháp vừa học.
Bài tập mở rộng có thể phân làm ba loại: mở rông từ ngữ, mở rộng hỏi đáp
và mở rộng câu.
+ Bài tập mở rộng từ: gia tăng thêm từ, làm cho câu dài hơn. Dạng bài tập
này thường dùng khi bắt đầu học những nội dung ngữ pháp có kết cấu dài. Cách
tiến hành: đầu tiên thầy giáo sẽ đưa ra một từ gợi ý, sau đó học sinh sẽ sử dụng
từ cho trước và thêm từ vào để thành cụm từ, tiếp tục người sau lại sử dụng câu
của người trước và cho thêm từ ngữ để tạo ra câu dài hơn.
Ví dụ:
师:饭
生:饭
师:中国 生:中国饭
师:吃
生:吃中国饭
Chú ý khi tiến hành dạng bài tập này cần đẩy nhanh tần suất nói.
+ Bài tập mở rộng câu: dạng bài tập này chính là hoàn thành câu, nhằm bồi
dưỡng khả năng tư duy và khả năng ghi nhớ của học sinh.
Ví dụ:

去食堂
吃午饭。
去邮局
---------- (由学生说出)

去书店
---------+ Bài tập mở rộng hỏi đáp: Thầy giáo và học sinh hoặc giữa học sinh với
học sinh tiến hành hỏi đáp. Dạng bài tập này sẽ tạo ra cơ hội cho các em được
nói, và để cho các em được luyện nói một cách trôi chảy những câu dài, những
câu có kết cấu phức tạp.
II.3.2. Dạng luyện tập có ý nghĩa
Là dạng luyện tập được tiến hành để nhằm cho học sinh hiểu một cách chính
xác, rõ ràng những nội dung ngữ pháp đã ôn tập, như : dạng bài tập biến đổi,
thuật lại, dịch hay trả lời câu hỏi v.v.
Mục đích khi tiến hành dạng luyện tập này đó là giúp học sinh hiểu sâu hơn
về ngữ pháp, tạo cơ sở để các em tiếp tục tiến hành dạng luyện tập giao tiếp kế
tiếp.
14


Dạng luyện tập có ý nghĩa bao gồm:
a. Bài tập biến đổi: Chính là dạng bài tập viết lại câu: Bao gồm hai loại
+ Loại một: bài tập biến đổi hình thức câu: biến đổi từ hình thức câu này
sang hình thức câu khác. Dạng bài tập này được tiến hành như sau: Thầy giáo sẽ
đưa ra một câu, sau đó yêu cầu học sinh chuyển câu này sang hình thức câu
khác. Có thể là yêu cầu từ dạng câu này sang dạng câu khác, hoặc chuyển từ thể
khẳng định sang thể phủ định hay nghi vấn trong cùng một hình thức câu.
Ví dụ: 屋子里有一个人。 那个人在屋子里。
他一边做作业一边看电视。  他看着电视做作业。
+ Loại hai: Bài tập biến đổi câu: biến hai câu trở thành một câu.
Ví dụ: 我看见一个人。
他穿着一件红毛衣。
 我看见一个穿红毛衣的人。
b. Bài tập thuật lại:
Bài tập thuật lại là yêu cầu học sinh nhắc lại những gì thầy giáo nói hoặc

nhắc lại một đoạn văn hay bài khóa trong sách.
Dạng bài tập thuật lại bao gồm các loại sau:
+ Thuật lại toàn bộ
+ Thuật tóm tắt
+ Nhìn tranh tường thuật
+ Tường thuật mở rộng
+ Phân vai tường thuật lại bài khóa
c. Bài tập dịch:
Thầy giáo sử dụng tiếng mẹ đẻ để yêu cầu học sinh nói ra câu tiếng Hán có
chứa nội dung ngữ pháp cần ôn tập.
II.3.3. Luyện tập giao tiếp
Luyện tập giao tiếp là việc thầy cô giáo tạo ra các tình huống giao tiếp, để
học sinh vận dụng những nội dung ngữ pháp đã học vào giao tiếp thực tế, căn cứ
tình hình thực tiến tiến hành hỏi đáp, nói chuyện hoặc thảo luận.
Đặc điểm của dạng luyện tập giao tiếp đó là phải chân thực, hỏi những câu
hỏi chân thực, và đưa ra câu trả lời chân thực, đưa ra cách nhìn nhận, ý kiến thực
sự của bản thân v.v. Điều này yêu cầu thầy cô khi soạn bài cần có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng và sử dụng các tình huống xuất hiện trên lớp.
Luyện tập giao tiếp được xem là một thành phần quan trọng nhất trong ôn
tập ngữ pháp, bởi vì chỉ có thông qua dạng bài tập này thì học sinh mới hiểu
một cách thực sự hàm ý của những nội dung ngữ pháp, nắm một cách chính xác
cách dùng và vận dụng được nó trong tình huống giao tiếp thực tế.
Luyện tậpgiao tiếp được phân làm hai loại: một loại là bài tập giao tiếp, loại
bài tập này sẽ nhấn mạnh trong giao tiếp cần phải sử dụng lặp đi lặp lại những
nội dung ngữ pháp đã học. Loại thứ hai là hoạt động giao tiếp, đây là một kiểu
giao tiếp tự do hoàn toàn, đương nhiên thầy giáo cần cô gắng hướng dẫn học
sinh tiến hành trao đổi hướng vào những nội dung ngữ pháp đã học.
Dưới đây là một số dạng bài tập giao tiếp:
15



a. Bài tập tiến hành hỏi đáp định hướng
Thầy giáo sẽ lựa chọn một đề tài phù hợp để vận dụng nội dung ngữ pháp
vừa học, và yêu cầu học sinh khi tiến hành hỏi đáp sẽ dùng nội dung ngữ pháp
đó.
Những đề tài được sử dụng trong dạng bài tập này thường là những đề tài
về cá nhân hay là những đề tài mà học sinh hứng thú.
Ví dụ: khi dạy nội dung ngữ pháp câu chữ “比” thì yêu cầu học sinh so
sánh những điểm khác nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Với dạng bài tập này còn có một vấn đề rất phải chú ý là: nên sử dụng
những câu hỏi đặc chỉ, hạn chế những câu hỏi phiếm chỉ, để có thể làm tăng độ
dài trong các câu trả lời của học sinh, giúp cho học sinh có nhiều cơ hội để nói
tiếng Hán.
b. Miêu tả
Yêu cầu học sinh tiến hành nói, miêu tả môi trường hay hoàn cảnh của bản
thân.
Ví dụ: Khi tiến hành dạy phương bị từ, sẽ yêu cầu học sinh miêu tả một
chút về cảnh quan ký túc xá hoặc vị trí của các công trình cơ sở vật chất trong
nhà trường.
Khi tiến hành dạy về câu vị ngữ chủ vị , sẽ yêu cầu học sinh miêu tả một
chút về bản thân mình v.v.
c. Trần thuật
Yêu cầu học sinh sử dụng ngữ pháp vừa học tiến hành kể một sự việc, một
quá trình.
Ví dụ: yêu cầu học sinh sử dụng “一…就”, “先…,然后...”, “再”, “又”
tiến hành kể về những hoạt động diễn ra trong một ngày của mình hoặc là một
làn đi tham quam, du lịch.
II.4. Kỹ xảo khái quát, tổng kết nội dung ngữ pháp
Việc khái quát, tổng kết nội dung ngữ pháp chính là tập hợp lại tất cả
những giải thích liên quan đến nội dung ngữ pháp đã nói ở trước đó, nhằm giúp

học sinh có sự hiểu một cách hệ thống về nội dung ngữ pháp đó.
Khái quát một nội dung ngữ pháp cần bao gồm những nội dung sau:
1. Đặc điểm về hình thức
2. Đặc điểm về ý nghĩa
3. Đặc điểm về cách sử dụng: như ngữ cảnh sử dụng, ai nói, nói với đối
tượng nào, nói trong trường hợp nào, nói khi nào, vì sao nói hay cả ngữ
khí và biểu cảm khi nói.
4. Tiến hành sao sánh nội dung ngữ pháp vừa học với những nội dung ngữ
pháp có liên quan hay nội dung ngữ pháp có nhiều điểm tương đồng mà
học sinh dễ nhầm lẫn.
5. Tiến hành so sánh với những nội dung ngữ pháp tương đồng trong tiếng
mẹ đẻ.
6. Chỉ ra những lỗi sai thường gặp và biện pháp để tránh mắc các lỗi sai
ấy.
16


Khái quát nội dung ngữ pháp càng đơn giản, rõ ràng càng tốt. Cũng giống
như giải thích nội dung ngữ pháp thì việc khái quát ngữ pháp cũng khôn được
dài dòng giống như giải thích lý luận mà cần phải thông qua tình huống và ví dụ
thực tế để nói rõ.
Khái quát nội dung ngữ pháp thông thường nên dẫn dắt học sinh cùng tiến
hành khái quát với thầy. Có thể lựa chọn các phương pháp sau hoặc dùng kết
hợp các phương pháp:
II.4.1. Khái quát hệ thống
Tiến hành khái quát một cách hệ thống thể khẳng định, thể phủ định, thể nghi
vấn, trạng thái thông thường, trạng thái tiếp diễn, trạng thái sẽ xảy ra của một
loại câu.
II.4.2. Khái quát so sánh
Tiến hành so sánh với các dạng câu liên quan trong tiếng Hán, hoặc tiến hành

so sánh với các hình thức biểu đạt tương ứng trong tiếng mẹ đẻ.
II.4.3. Khái quát ví dụ thực tế
Thông qua các ví dụ mà thầy cô và học sinh đã nói ra từ đó rút ra được một
quy luật.
II.4.4. Khái quát thông qua câu hỏi
Thầy cô đưa ra các câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời để khái quát nội dung
ngữ pháp vừa học.
II.4.5. Khái quát tổng hợp
Trong giảng dạy thực tế trên lớp, việc khái quát nội dung ngữ pháp thường
sử dụng tổng hợp bốn biện pháp trên.
Ví dụ: Khái quát về bổ ngữ thời lượng, thầy giáo có thể thông qua một vài
câu hỏi sau để gợi mở cho học sinh:
师:今天你们学会了一些什么句子?
生:(说出几个代时量补语的句子)
师:很好。谁能告诉我一个公式。
生:S+V+O+V+了+时量补语 (实例归纳)

17


Phần thứ ba
KẾT LUẬN
Để nghiên cứu lĩnh vực ngôn ngữ của một dân tộc nào đó, nhất là để
chuyển ngữ từ ngôn ngữ của dân tộc này sang ngôn ngữ của một dân tộc khác
thì nhất thiết không thể thiếu được văn phạm, hoặc ngữ pháp. Bởi lẽ, nó là công
cụ sử dụng, là công cụ cốt yếu để nối kết, kết cấu tạo thành câu, ngữ nghĩa trong
ngôn ngữ cũng như trong văn chương. Ngữ pháp là phần vô cùng quan trọng và
cần thiết để người học có thể học tốt và vận hành tốt trong quá trình giao tiếp
cũng như hành văn. Với tầm quan trọng ấy người dạy cần phải chú trọng đến nội
dung giảng dạy này, cần có kiến thức chuyên môn chắc, cần có phương pháp, kỹ

xảo giảng dạy để đem những nội dung ngữ pháp tiếng Hán truyền thụ cho học
sinh một cách đầy đủ, chính xác, giúp các em học sinh hiểu, nắm chắc và vận
dụng nó cách chính xác, có hiệu quả.
Từ những kiến thức chuyên môn đã được học, từ những tài liệu thu thập
được, từ thực tế giảng dạy, cùng với đó là sự trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp tôi đã hệ thống được một số phương pháp, kỹ xảo dạy ngữ pháp trên.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh,
yêu cầu, mục đích, nội dung ngữ pháp dạy để lựa chọn, áp dụng một cách phù
hợp, linh hoạt, có hiệu quả các phương pháp, kỹ xảo để mỗi giờ dạy đạt hiệu quả
cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Trung Quốc trong
trường THPT Chuyên.
Do phạm vi tư liệu nghiên cứu mang tính chủ quan của cá nhân nên chuyên
đề này không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được sự góp ý và chỉ dẫn của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chúng
tôi có thể chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hơn cho chuyên đề này, sao cho có thể
áp dụng vào giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 《对外汉语课堂教学技巧》. 北京语言文化大学出版社- 崔永华与杨
寄洲 主编
2. 《汉语教学》。国家大学所属外语大学中国语言文化系 黎文寝编
3. 《第二语言(汉语)教学概论》. 国家大学所属外语大学中国语言
文化系
4. 《现代汉语》. 高等教育出版社 – 黄伯荣与廖序东主编
5.《实用汉语教学用法》. 周殿生北京语言文化大学出版社
卢福波、吾买尔.阿皮孜

6.《现代汉语语法》.刘宝顺、徐秀珍.新疆教育出版社
7.《汉语教学法概论》.蔡崇尧.新疆教育出版社
8. />9. />10. />11. />
19



×