Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của bào tử nấm beauveria bassiana kết hợp với chế phẩm emina đến giống đậu tương đvn6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LUYẾN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA BÀO TỬ NẤM BEAUVERIA BASSIANA KẾT HỢP
VỚI CHẾ PHẨM EMINA ĐẾN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐVN6
TRỒNG VỤ ĐÔNG 2014 TẠI YÊN PHONG- BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ LUYẾN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA BÀO TỬ NẤM BEAUVERIA BASSIANA KẾT HỢP
VỚI CHẾ PHẨM EMINA ĐẾN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐVN6
TRỒNG VỤ ĐÔNG 2014 TẠI YÊN PHONG- BẮC NINH

Chuyên ngành

: Khoa học cây trồng

Mã số


: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học
TS. Phạm Tuấn Anh

HÀ NỘI - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm nghiên cứu này là
trung thực vẫn chưa được sử dụngg để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Luyến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Tuấn

Anh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật và khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi để
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới người thân và các anh chị em
trong nhóm thực tập cùng nhiều bạn bè khác đã cộng tác, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt
quá trình tiến hành đề tài.
Trong quá trình làm đề tài, cũng như học tập và bài khóa luận còn có những thiếu xót
mong thầy cô và mọi người góp ý, bổ sung để đề tài nghiên cứu này được hoàn tất.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Luyến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Phấn 1 Mở đầu

1

1.1

Đặt vấn đề.

1

1.2

Mục đích, yêu cầu của đề tài

2

Phần 2 Tổng quan tài liệu


4

2.1

Nguồn gốc và giá trị của cây đậu tương

4

2.1.1

Nguồn gốc

4

2.1.2

Giá trị của cây đậu tương

5

2.2

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam

5

2.2.1

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới


5

2.2.2

Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

6

2.3

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam

8

2.3.1

Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới

8

2.3.2

Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương tại Việt Nam

9

2.4

Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho cây đậu tương


11

2.5

Kết quả nghiên cứu về chế phẩm emina

14

2.6

Kết quả nghiên cứu về nấm beauveria bassiana.

16

2.7

Tình hình sản xuất nông nghiệp và đậu tương của tỉnh Bắc Ninh

20

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.1

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

22


3.1.1

Đối tượng nghiên cứu

22

3.1.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

23

3.2

Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1

Nội dung nghiên cứu

23

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu

24


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1

30

Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương
trồng vụ đông - 2014 tại Yên Phong- Bắc Ninh.

30

4.1.1

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương

30

4.1.2

Độngthái ra lá của các giống đậu tương

31

4.1.3


Khả năg phân cành của các giống đậu tương

33

4.1.4

Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương

34

4.1.5

Đặc điểm diện tích lá (cm2/cây) và chỉ số diện tích lá LAI (m2lá/m2đất) của cây
đậu tương ở các giống.

35

4.1.6

Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương

37

4.1.8

C ác yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương

39

4.1.9


Năng suất của một số giống đậu tương

41

4.2

Ảnh hưởng của hỗn hợp bào tử nấm beauveria bassiana và chế phẩm emina
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương đvn6 trồng vụ
đông 2013 tại Yên Phong- Bắc Ninh.

4.2.1

43

Ảnh hưởng của hỗn hợp bào tử nấm Beauveria bassiana và chế phẩm EMINA
đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống đậu tương ĐVN6

4.2.2

43

Ảnh hưởng của chế phẩm emina và bào tử nấm beauveria bassiana đến động
thái ra lá của giống đậu tương ĐVN6.

4.2.3

44

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến khả

năng phân cành của giống đậu tương ĐVN6.

4.2.4

45

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến sự
hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐVN6.

4.2.5

46

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến diện tích
lá và chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất) của giống đậu tương ĐVN6.

4..2.6

48

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến hiệu
suất quang hợp của giống đậu tương ĐVN6.

4.2.7

49

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến các
yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương ĐVN6.


4.2.8

50

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến năng
suất của giống đậu tương ĐVN6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

51

Page iv


4.2.9

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Beauveria bassiana đến mức
độ nhiễm sâu bệnh hại của của giống đậu tương ĐVN6.

4.2.10

52

Hiệu quả kinh tế của giống đậu tương ĐVN6 khi xử lý bào tử nấm Beauveria
bassiana kết hợp với chế phẩm EMINA.

54

Phần 5 Kết luận và đề nghị


55

5.1

Kết luận

55

5.2

Đề nghị

55

Tài liệu tham khảo

57

Phụ lục

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

HSQH


: Hiệu suất quang hợp

LAI

: Chỉ số diện tích lá

NSTS

: Nốt sần tổng số

NSHH

: Nốt sần hữu hiệu

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

P1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

Trđ

: Triệu đồng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2003- 2013 ............................. 5

Bảng 2.2

Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam......................................................... 7

Bảng 2.3

Tình hình sản xuất đậu tương từ 2010-2014 của Bắc Ninh ................................. 21

Bảng 4.1

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của đậu tương ................................ 31

Bảng 4.2

Ảnh hưởng của một số chế phẩm đến động thái ra lá đậu tương ......................... 32

Bảng 4.3


Khả năng phân cành của các giống đậu tương. ................................................... 33

Bảng 4.4

Khả năng hình thành nốt sần của một số giống đậu tương .................................. 35

Bảng 4.5

Diện tích lá (LA, cm2/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI, m2lá/m2đất) của một
số giống đậu tương. ........................................................................................... 36

Bảng 4.6

Hiệu suất quang hợp của các giống đậu tương.................................................... 38

Bảng 4.8

Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ..................... 40

Bảng 4.9

Đặc điểm năng suất của các giống đậu tương ..................................................... 42

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của hỗn hợp bào tử nấm Beauveria bassiana và chế phẩm EMINA
đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của giống đậu tương ĐVN6. ........... 44
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến động thái
ra lá của giống đậu tương ĐVN6. ....................................................................... 45
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến khả năng
phân cành của giống đậu tương ĐVN6. .............................................................. 46
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến sự hình

thành nốt sần của giống đậu tương ĐVN6. ......................................................... 47
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến diện tích lá
và chỉ số diện tích lá của giống đậu tương ĐVN6. .............................................. 49
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến hiệu suất
quang hợp của giống đậu tương ĐVN6. ............................................................. 49
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm Bb đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống đậu tương ĐVN6. ..................................................... 50
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến năng suất
của giống đậu tương ĐVN6. .............................................................................. 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Bảng 4.18 Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA và bào tử nấm B. bassiana đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại của giống đậu tương ĐVN6................................................. 53
Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế của của một số giống đậu tương .............................................. 54

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


PHẤN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây thực phẩm, cây công nghiệp
ngắn ngày quan trọng có giá trị dinh dưỡng cao và có hiệu quả kinh tế lớn. Đậu tương
được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người và là nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến.
Cây đậu tương sinh trưởng được trên các loại đất khác nhau và có khả năng cải
tạo đất tốt, nhờ sự hình thành nốt sần có vi khuẩn cộng sinh cố định đạm từ N2 khí, bộ
rễ đậu tương còn tiết ra các axit hữu cơ có tác dụng phân giải các hợp chất phân vô cơ
khó tan thành dễ tan. Cây đậu tương còn có có tác dụng cải tạo đất, sau khi thu hoạch,
thân lá đậu tương cũng là nguồn phân xanh hữu cơ giúp tăng cường hàm lượng mùn,
nâng cao độ phì nhiêu của đất (Đường Hồng Dật, 2012).
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu tuyển
chọn giống có năng suất và chất lượng cao để bổ sung các giống đậu tương mới có
năng suất, phẩm chất cao hơn, chống chịu tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp
với cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của các vùng ở Việt Nam (Trần
Đình Long và cs, 2002). Để công tác chọn giống có hiệu quả thì bước đầu là khảo sát
tập đoàn, trên cơ sở đó đề xuất các dòng, giống góp phần cho công tác chọn tạo. Tuy
nhiên, để phát huy được tiềm năng, năng suất và chất lượng của giống thì cần áp
dụng các biện pháp kĩ thuật bón phân, tưới nước hợp lý và kết hợp với kỹ thuật thâm
canh tiên tiến như sử dụng các chế phẩm bón lá, chất điều tiết sinh trưởng cho cây
đậu tương.
Để đạt được mục tiêu trên ngoài việc tăng cây đậu tương ở cả diện tích, năng
suất và sản lượng nhờ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và các tiến bộ khoa học
kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy đậu tương phát triển và giảm thiểu ảnh hưởng của sâu
bệnh gây ra thì một trong các ứng dụng mới trong sản xuất nông nghiệp hiện nay là sử
dụng phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học, nấm ký sinh với sâu hại... (Nguyễn
Quang Thạch và cs., 2001; Phạm Văn Toản, 2002; Phạm Thị Thùy và cs., 2004; Phạm
Kim Hoàn, 2008; Lương Đức Phẩm, 2011). Việc sử dụng các chế phẩm sinh học để
phòng và diệt trừ sâu bệnh hại cây trồng có ưu điểm vượt trội về độ thân thiện với môi
trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người. Thuốc diệt côn trùng sinh học được coi là
sự lựa chọn có tiềm năng lớn trong xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1



Nấm gây bệnh cho côn trùng là một nhân tố hữu dụng trong hệ thống quản lý
sâu hại tổng hợp và đặc biệt là những vùng nhiệt đới ẩm. Hơn nữa cơ chế gây hại của
nấm là bào tử nấm nảy mầm và tấn công qua da côn trùng, vì vậy nấm gây bệnh cho
côn trùng tấn công được cả các pha trứng và nhộng của một số loài côn trùng và đặc
biệt quan trọng là chúng còn xâm nhập mạnh vào những côn trùng chích hút (Phạm
Thị Thùy và cs. 2004).
Việc ứng dụng đồng thời các chế phẩm sinh học vừa giúp cây hấp thu tốt các
chất dinh dưỡng từ đất vừa mang tính chất cải tạo đất, nâng cao độ phì, vừa có thể
phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng mà vẫn đảm bảo an toàn cho môi sinh, môi trường
và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng phát triển,
năng suất của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của bào tử nấm Beauveria
bassiana kết hợp với chế phẩm EMINA đến giống đậu tương ĐVN6 trồng vụ Đông
2014 tại Yên Phong- Bắc Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định được giống đậu tương có đặc điểm sinh trưởng phát triển,năng suất
phù hợp cho vụ Đông ở Yên Phong- Bắc Ninh.
- Đánh giá được ảnh hưởng của bào tử nấm Beauveria bassiana kết hợp với chế
phẩm EMINA cho giống đậu tương ĐVN6 trồng vụ Đông 2014 tại Yên Phong – Bắc
Ninh từ đó góp phần vào việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất cây đậu
tương.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm, sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu
tương trồng tại Yên Phong – Bắc Ninh
- Đánh giá ảnh hưởng của bào tử nấm Beauveria bassiana kết hợp với chế
phẩm EMINA đến sinh trưởng phát triển, năng suất và sâu bệnh hại đối với giống đậu
tương ĐVN6 trồng vụ Đông năm 2014 tại Yên Phong- Bắc Ninh.

1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm tài liệu về
những loại giống có tiềm năng năng suất cao và ảnh hưởng của các chế phẩm vi sinh
vật đến sinh trưởng phát triển của cây đậu tương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp lựa chọn được
giống tốt nhất và xác định được ảnh hưởng của bào tử nấm Beauveria bassiana kết
hợp với chế phẩm EMINA đến giống đậu tương ĐVN6 trồng vụ Đông tại Yên PhongBắc Ninh.
1.2.4. Giới hạn đề tài
Đề tài giới hạn tiến hành với 05 số giống đậu tương và ảnh hưởng của bào tử
nấm Beauveria bassiana kết hợp với chế phẩm EMINA đến giống đậu tương ĐVN6
trồng vụ Đông 2014 tại Yên Phong- Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG
2.1.1. Nguồn gốc
Căn cứ vào Thần nông bản thảo kinh và một số di tích cổ như hình khắc trên
đá, mai rùa, xương súc vật,…thì cây đậu đã được con người biết đến cách đây 5000
năm và được trồng trọt khoảng thế kỷ thứ XI trước công nguyên. ( Đoàn Thị Thanh

Nhàn và cs., 1996).
Đậu tương là cây trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận là
đậu tương có mặt ở Châu Á cách đây trên 5000 năm. Fukada (1933), Hymowitz
(1970) đã kết luận : Đậu tương xuất hiện đầu tiên ở dạng cây thuần hóa từ 1100 trước
công nguyên, tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Từ phía Bắc Trung Quốc đậu tương
phát triển sang Triều Tiên, Nhật Bản, thế kỉ 17 thâm nhập sang Châu Âu. Theo
Nogata, cây đậu tương được nhập vào Triều Tiên và Nhật Bản khoảng 200 năm trước
và sau công nguyên. (Dẫn theo oàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Ở chây Mỹ, cây đậu tương được nói đến từ năm 1804, nhưng mãi đến đầu thế
kỷ XX (1924) mới được trồng, sau khi được coi là cây trồng có giá trị, sản xuất đậu
tương ở Mỹ đã phát triển mạnh trong thế kỷ XX, và trong nhiều năm được coi là cây
thức ăn gia súc quan trọng. (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Ở Viên (thủ đô Áo), Friedrich và Haberlandt đã tích cực tuyên truyền việc dùng đậu
tương làm thực phẩm và thức ăn gia súc.
Ở Việt Nam, đậu tương được trồng đã lâu đời, từ thế kỉ XIII Lê quý Đôn đã ghi
chép lại trong sách “Vân đài loại ngữ” đậu tương trồng ở một số tỉnh vùng Đông Bắc,
miền Bắc nước ta. Với các sản phẩm chính của đậu tương được nhân dân chế biến phổ biến
là: Đậu phụ, cháo, tương, dầu, sữa, làm bột trong một số loại thực phẩm và làm kẹo,
bánh,…( )
Tính chất hiện đại của lịch sử trồng trọt đậu tương không những ở chỗ phát
hiện ra công dụng nhiều mặt của hạt đậu tương mà còn do tính mới mẻ trên những địa
bàn sản xuất mới và các tiến bộ khoa học đặt ra cho các nước sản xuất đậu tương cổ
truyền nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


2.1.2. Giá trị của cây đậu tương

Sản phẩm đậu tương được sử dụng dưới dạng khác nhau, chủ yếu là: hạt, bột và
dầu. Từ 3 sản phẩm chủ yếu của đậu tương, người ta có thể chế biến và sản xuất ra
hàng trăm loại chế phẩm khác nhau phục vụ cho công nghiệp và cho người tiêu dùng.
Trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước trên thế giới, cây đậu tương giữ vị trí
rất quan trọng vì giá trị nhiều mặt của loài cây trồng này. Trong các giá trị khác nhau
của cây đậu tương có thể nêu những giá trị chủ yếu: Cây đậu tương có giá trị kinh tế
cao, là cây cho dầu thực vật quan trọng, hạt đậu tương là loại thức ăn giàu đạm để phát
triển chăn nuôi, trồng đậu tương làm cho đất tốt lên, được sử dụng trong hệ thống luân
canh, sản phẩm đậu tương là thực phẩm dinh dưỡng, ức chế khả năng phân hủy
protein, và dùng sản phẩm đậu tương như vị thuốc phòng bệnh, ...
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, đứng
hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng khá rộng nên nó đã
được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là châu Mỹ 73,03%, tiếp
đến là châu Á 23,15% …Hàng năm trên thế giới trồng khoảng 54-56 triệu ha đậu
tương với sản lượng khoảng 103-114 triệu tấn (FAO,1992). Các nước trồng diện tích
nhiều là Mỹ 23,6 triệu ha với sản lượng 59,8 triệu tấn, Braxin có 9,4 triệu ha với sản
lượng là 9,7 triệu tấn. Achentina 4,9 triệu ha với sản lượng là 11,3 triệu tấn. (Phạm
Văn Thiều, 2009).
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2003- 2013
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011

2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
91,60
92,57
95,32
90,16
96,47
99,34
102,81
103,81
104,92
111,27

Năng suất
(tạ/ha)
22,44
23,18
23,29
24,37
23,97
22,49
25,78
25,23
22,98
24,84

Sản lượng

(triệu tấn)
205,52
214,56
221,97
219,73
231,27
223,41
265,04
261,94
241,14
276,41

Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. Cập nhật ngày 26/06/2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được thể
hiện qua bảng trên:
Số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên
thế giới có chiều hướng tăng liên tục qua các năm.
Trong khoảng thời gian 10 năm, diện tích trồng đậu tương trên toàn thế giới
năm 2013 là 111,27 triệu ha, tăng 19,68 triệu ha ( tăng 21,49% ) so với năm 2004 và
14,83 triệu ha (tăng 15.87% ) so với năm 2008. Cùng với việc mở rộng diện tích, năng
suất đậu tương trên thế giới cũng không ngừng tăng cao. Năng suất đậu tương bình
quân của toàn thế giới năm 2013 đạt 24,84 tạ/ha tăng so với năm 2004 là 2.4 tạ/ha.
Đặc biệt năm 2010 năng suất đậu tương đã đạt 25,78 tạ/ha, đạt mức năng suất đậu
tương bình quân thế giới cao nhất theo thống kê của FAO cho đến nay. Sản lượng đậu

tương trên thế giới tăng khá ổn định, đến năm 2010 đạt 265,04 triệu tấn, tăng gần 1,29
lần so với năm 2004. Sự phát triển của đậu tương trong giai đoạn này được giải thích
bằng việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Đến năm 2011,
sản lượng đậu tương có xu hướng giảm nhẹ do năng suất bình quân giảm so với năm
2010 (giảm 0,55 tạ/ha). Tuy nhiên đến năm 2013, sản lượng đậu tương đã tăng đáng kể
( tăng 11,37 triệu tấn so với năm 2010). Theo thống kê mới nhất của FAO, diện tích
đậu tương của thế giới tới năm 2013 đã đạt 111,27 triệu ha với năng suất 24,84 tạ/ha
và sản lượng 276,41 triệu tấn.
Theo báo cáo Cung cầu Nông nghiệp của Mỹ năm 2013 thì sản lượng đậu
tương của Mỹ là 89,48 triệu tấn, cao hơn so với năm 2012 điều này càng chứng tỏ
cây đậy tương ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển. Tính đến thới điểm
năm 2013, Brazil là cường quốc đứng thứ 2 sau Mỹ về sản xuất đậu tương, diện tích
trống đậu tương của Brazil là 27,86 triêu ha với năng suất 29,32 tạ/ha, đạt sản lượng
81,70 triệu tấn.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, nhưng trước đây sản xuất đậu
tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng
Sơn. Hiện nay cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong đó, trung du
miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng đậu tương lớn nhất (chiếm 37,1% diện
tích gieo trồng cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với 27,21%. Năng
suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long, bình quân 22,29
tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 29,71 tạ/ha trong vụ Mùa. Vùng trung du miền núi phía
Bắc có diện tích trồng đậu tương lớn nhất cả nước lại có năng suất thấp nhất, chỉ đạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


trên 10 tạ/ha. Theo nghiên cứu của Lê Quốc Hưng (2007) nước ta có tiềm năng rất
lớn để mở rộng diện tích trồng đậu tương ở cả 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông với

diện tích có thể lên tới 1,5 triệu ha, trong đó trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng
400.000 ha.
Tình hình sản xuất đậu tương ở nước ta trong những năm gần đây được thể hiện
ở bảng sau:
Việt Nam được xếp hàng thứ 6 về sản xuất đậu tương ở Châu Á (sau các nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên, Thái Lan). Trên 40% sản phẩm đậu
tương của nước ta được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, phần còn lại được dùng
làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và để làm giống.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam
Năm

2011

2012

2013

2014 sơ bộ

2015*

Diện tích gieo trồng (nghìn ha)

181,1

119,6

117,8

120


130

Năng suất (tấn/ha)

1,47

1,45

1,43

1,47

1,48

Tổng sản lượng (nghìn tấn)

266,9

173,7

168,4

176,4

192,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, *số
liệu dự kiến


Hiện nay sản xuất đậu tương của Việt Nam mới chỉ đáp ứng hơn 80% nhu cầu
trong nước. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu khoảng 556 nghìn tấn đậu tương từ Hoa
Kỳ, giảm 3,7% so với năm trước nhưng tăng 145% so với năm 2011. Đến mùa vụ
2013/14, với tình hình ngành công nghiệp xay xát trong nước có sự tăng trường, lượng
xuất khẩu đậu tương được dự đoán sẽ lên 600 nghìn tấn. Cũng trong mùa vụ 2012/13,
với sự phục hồi của ngành thức ăn sau suy thoái kinh tế, tổng lượng khô đậu tương
nhập khẩu tăng trở lại đạt 2,97 triệu tấn, tăng 19% so với năm trước. Đây là lĩnh vực
tiếp tục được cải thiện và USDA dự đoán sẽ tăng nhẹ, đạt 3,1 triệu tấn vào năm 2014
và 3,2 triệu tấn năm 2015. Sản lượng dầu đậu tương của Việt Nam năm 2013 đã giảm
9,8% do nhu cầu nghiền đậu tương thấp hơn so với dự kiến, lượng xuất khẩu cũng
giảm xuống còn 13% so với năm ngoái do sản lượng thấp.
Năm 2013, nước ta nhập khẩu khoảng 1,26 triệu tấn đậu tương, giảm, giảm
13,7% so với năm trước do nhu cầu xay xát giảm, trong đó nhập khẩu từ Hoa kỳ
khoảng 556 nghìn tấn, giảm 3,7% so với năm 2012 nhưng tăng 145% so với năm 2011
(do nhu cầu gia tăng từ hai cơ sở nghiền đậu tương và từ các ngành công nghiệp thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


phẩm và thức ăn chăn nuôi).
Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước ta năm
2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống còn 168 nghìn tấn. Mưa bão nặng nề và kéo
dài suốt năm đã khiến năng suất cây trồng và diện tích thu hoạch đậu tương (bảng 2.2).
Quy mô sản xuất nhỏ lẻ so với các loại cây trồng khác chính là nguyên nhân khiến
ngành đậu tương vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông
tư số 08/2013/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận
an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen, từ đó cho phép người nông dân được

canh tác các loại cây này. Sau khi được chấp thuận, các giống ngô sinh học đã được
canh tác thương mại tại Việt Nam. Như vậy, sản lượng trên mỗi héc-ta cho các giống
ngô mới sẽ vượt so với đậu tương và càng khiến cho khả năng cạnh tranh của đậu
tương suy giảm.
Từ khi gia nhập Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng quốc tế (UPOV) năm 2006,
Việt Nam đã đăng kí 90 giống/loại cây trồng, bao gồm đậu tương và lạc (chủ yếu là
các giống địa phương) để bảo vệ giống cây trồng. Đến năm 2016, theo cam kết với
UPOV, Việt Nam phải hoàn thành bảo hộ cho tất cả các loài cây trồng. Điều này sẽ
thúc đẩy các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để cho ra các loại giống tốt
hơn, trong đó có đậu tương.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.3.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới ở những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,
những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập trung về tích hợp hệ gen, xác lập bản
đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gen, xác định gen ứng cử viên của từng tính
trạng và sử dụng phương pháp marker phân tử để chọn tạo giống mới có đặc tính
mong muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất có Mỹ và Trung Quốc. Theo tác giả Trần
Đình Long (2002), hiện nay nguồn gen đậu tương của thế giới được lưu trữ chủ yếu ở
14 nước: Mỹ, Trung Quốc, Australia, Pháp, Nigienia, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản,
Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan và Liên Xô cũ với tổng 45.038 giống. Nhìn
chung những quốc gia sản xuất cũng như xuất – nhập khẩu đậu tương lớn trên thế giới
cũng đồng thời là những nước rất chú trọng nghiên cứu về cây trồng này.
Đối với khu vực châu Á, Trung tâm rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ
thống đánh giá (Soybean – Evaluation tricel – Aset), giai đoạn 1 đã phân phát được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết
quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã được đưa vào mạng lưới sản xuất được 21
giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2003).
Từ năm 1949 – 2003, Trung Quốc đã chọn tạo thành công khoảng 1000 giống
đậu tương và liên tục đưa vào sản xuất. Hầu hết các giống này đều có tiềm năng năng
suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của
môi trường đặc biệt là giống Xindadou.
2.3.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương tại Việt Nam
Với tiềm năng phát triển cây vụ Đông đặc biệt là trên các vùng đất trồng 2 vụ
lúa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tập
trung cho việc chọn tạo các giống đậu tương cho vụ Đông, cũng như các biện pháp
thâm canh đậu tương phù hợp với từng vùng sinh thái, địa phương khác nhau. Với
những nổ lực đó, đã có một số giống đậu tương phù hợp cho vụ Đông tại đồng bằng
Sông Hồng, tuy nhiên số lượng giống đang còn hạn chế.
Ở Việt Nam, công tác chọn tạo giống được quan tâm nhiều kể từ khi đất nước
được đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây nhiều giống đậu tương được chọn
tạo ra bằng các con đường khác nhau như lại hữu tính, xử lí đột biến, chọn lọc cá thể,
thu thập và nhập nội. phương pháp sử dụng có hiệu quả là lai hữu tính
Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống đậu tương liên tục được
phát triển, nhiều giống đậu tương mới được đưa vào sản xuất. đồng thời các phương
pháp chọn tạo giống mới cũng rất phong phú, nhất là lai hữu tính đã thu được nhiều
thành công đáng kể, các giống đậu tương được tạo ra bằng lai hữu tính như D140,
DT93, TL57. Bằng phương pháp lai hữu tính tác giả Vũ Đình Chính và các cộng sự
năm 1982 đã lai tạo ra giống đậu tương D140 từ tổ hợp lai DL02 x ĐH4.
Viện Di truyền Nông nghiệp đã tạo ra dòng lai từ tổ hợp DT80 x DT76, đặc
điểm là cứng cây, hạt to (180-220g), không nứt hạt, năng suất cao, thời gian sinh
trưởng 93-96 ngày, thích hợp với vụ Xuân và vụ Đông. Năm 1999, Bộ môn cây công
nghiệp trường Đại Học Nông nghiệp Hà nội và Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp
Việt Nam đã chọn từ tổ hợp lai (821 x 134 Nhật Bản) tạo giống ĐT93 thích hợp cho
vụ hè. Bên cạnh đó, Viện cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn ra từ tổ hợp lai

ĐH4 x TH84 tạo ra giống ĐT93 thích hợp cho vụ xuân vùng đồng bằng sông Hồng,
giống TL57 cũng do Viện này tạo ra có khả năng chịu rét, năng suất 15-20 tạ/ha, thích
hợp cho vụ xuân đồng bằng Bắc Bộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Tác giả Nguyễn Thị Văn (1996) chọn lọc từ tổ hợp lai ĐH4 x cúc Lục Ngạn đã
tạo ra giống DN42, giống được chọn lọc từ vụ xuân 1998-1990 bằng phương pháp
chọn lọc cá thể.
Bên cạnh việc chọn tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính, việc sử dụng các
tác nhân đột biến cũng được các nhà chọn tạo giống quan tâm. Một trong những người
đầu tiên thành công trong phương pháp này là Viện sĩ, TSKH Trần Đình Long. Năm
1978, tác giả dùng tia Y và các tác nhân gây đột biến tác động vào vật liệu nghiên cứu
từ đó phân lập ra các dòng, đánh giá, chọn lọc các dòng có năng suất cao, chịu được
khí hậu nóng như M103 được chọn từ dòng đột biến của giống V70 năm 1987 (Ngô
Thế Dân và cộng sự,1999)
Năm 1985, Mai Quang Vinh và cộng sự bằng phương pháp xử lí đột biến các
tác nhân tia Y, nguồn Co60 đã tạo ra giống DT84 từ dòng lai 8-33. Năm 1987, Viện
Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam đã chọn được giống AK03 từ dòng G2261
nhập nội có thời gian sinh trưởng 80-85 ngày, năng suất trung bình 13-16 tạ/ha thích
hợp cho vụ đông. Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp
Việt Nam đã chọn lọc được giống đậu tương AK06 từ nguồn nguyên liệu do trường
đại học nông nghiệp cung cấp, qua 5 năm khảo nghiệm(1990-1996) được đánh giá là
giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và ổn định có thể trồng 3
vụ/năm, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh, chống chịu với điều kiện bất thuận. Tập thể tác
giả Tạ Kim Bích, Trần Đình Long, Nguyễn Văn Viết và Nguyễn Thị Bình đã chọn lọc
cá thể mẫu giống GC00138 kết quả đã tạo ra giống ĐT2000.

Các nhà khoa học trường đại học James cook CSIRO, trường đại học Thái
Nguyên, trung tâm nghiên cứu Hưng Lộc và Viện KHKT miền Nam đã chọn ra một số
giống thích hợp với điều kiện Việt Nam, tốt nhất là dòng 95389, được đăng kí với tên
giống mới là ĐT21 là giống có tiềm năng năng suất cao ở vùng đồng bằng sông Hồng.
Năm 2006 đưa ra giống khảo nghiệm qua 4 vụ có triển vọng là Đ2501 và ĐT24 cho
sản xuất thử, hai giống ĐT2006 và ĐVN10 được đưa vào khảo nghiệm sản xuất.
Đầu năm 2008, các nhà chọn giống Viện Di truyền Nông nghiệp (DTNN) đã
chọn tạo thành công giống đậu tương DT2008, là kết quả chọn tạo bằng phương pháp
lai + đột biến phóng xạ từ năm 2002 của để tài “Chọn tạo giống đậu tương đột biến
chịu hạn” mà Viện DTNN là cơ quan đại diện cho Việt Nam tham gia phối hợp trong
khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Hạt nhân châu Á (FMCA) về chương trình chọn giống
đột biến phóng xạ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Từ nhiều năm các nhà chọn tạo giống đậu tương Việt nam đã chọn tạo được
nhiều giống đậu tương mới có nhiều ưu điểm như: năng suất cao, phẩm chất tốt, thích
ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, chống chịu tốt với sâu bệnh hại. Tuy nhiên,
yêu cầu chú trọng đầu tư hơn nữa để tạo ra bộ giống phong phú, chất lượng.
2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY ĐẬU TƯƠNG
Ở Việt Nam, cây đậu tương được trồng trọt và nghiên cứu từ lâu, đặc biệt nhu
cầu dinh dưỡng cho cây đậu tương cũng là một vấn đề rất được quan tâm.
Tác giả Nguyễn Văn Bộ & cs (1999) cho biết: Một tấn hạt đậu tương cùng với
thân lá lấy đi từ đất 81 kg N, 17 kg P2O5, 36 kg K2O, 25kg CaO, 18 kg MgO, 3 kg S,
ngoài ra cây đậu tương còn hút khá nhiều các nguyên tố vi lượng khác như Zn, Cu, B,
Mo. Lượng phân bón cho đậu tương trong thực tế sản xuất phải tùy thuộc vào thời vụ,
chân đất, cây trồng vụ trước và giống cụ thể mà bón cho thích hợp (Trần Thị Trường

và cs., 2006). Do đó không thể áp dụng một công thức bón chung cho đậu tương trong
mọi điều kiện trồng trọt (vùng sinh thái, thời vụ, đất đai…).
Theo tác giả Võ Minh Kha (1996), khi nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy đất
đồi chua có hàm lượng sắt nhôm cao, bón phân lân và đạm có tác dụng nâng cao năng
suất đậu tương rõ rệt. Trên đất tương đối nhiều dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng
suất đậu tương lên 10 – 20%, trên đất thiếu dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất
lên đến 40 – 50%. Bón đạm cho cây có tầm quan trọng để tăng năng suất lên tối đa
nhưng bón nhiều có thể gây dư thừa NO3 trong đất và cây, ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người nên cần có nhiều thêm các nghiên cứu đưa ra được các khuyến cáo có
tác dụng bền vững.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng và thời kì bón đạm đến khả năng cố
định đạm và năng suất đậu tương tại Thái Nguyên cho thấy: Bón đạm cho giai đoạn 4
– 5 lá kép với lượng 20 – 50 kg N/ha sẽ làm tăng sự phát triển của rễ cũng như số
lượng nốt sần (Luân Thị Đẹp và cs., 1999).
Bón lân làm tăng khả năng hình thành nốt sần cho cây đậu tương. Hiệu lực của
lân tùy thuộc vào giống, thời tiết và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Vùng
nhiệt đới thường sản xuất đậu tương trên đất dốc, đất chua, khô hạn. Trên các loại đất
này, hàm lượng độc tố và nhôm do đất chua là các yếu tố hạn chế cơ bản cho các loại
cây trồng. Các độc tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ, đặc biệt là khả năng hút
lân của cây (Alva A. K.,1987).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996) trên đất bạc màu Hà Bắc, bón lân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


cho lạc và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu của Nguyễn Tứ Xiêm
và Thái Phiên (1998) cho biết: Hiệu quả của việc bón các loại phân N, P, K cho cây
trồng trên đất đồi chua xác định là P cho hiệu quả cao nhất. Lân cũng là một trong các
yếu tố làm hạn chế năng suất các loại các loại cây trồng cạn như sắn, lúa mì…

Hiệu lực của K thường liên quan đến P, năng suất đậu tương tăng lên khi bón P
và K riêng biệt, tuy nhiên năng suất đạt cao nhất khi bón kết hợp P và K. Theo Vũ
Đình Chính (1998) trên đất dốc, bạc màu nghèo dinh dưỡng, bón phân cho đậu tương
với mức 90 kg P2O5/ha trên nền phân bón 40kg N/ha đã làm tăng lượng nốt sần, số quả
chắc/cây và năng suất hạt.
Hàm lượng phốt pho trong đất ở hầu hết các loại đất Việt Nam đều rất thấp
từ 0,02 – 0,15% ở lớp đất trồng từ 0 – 30cm không đủ cho các loại cây trồng. Các
loại phân lân hóa học như: Super lân, lân nung chảy hay phân lân tự nhiên apatit,
phosphorit cũng khó tan trong dung dịch đất, còn super lân sau một thời gian bón
vào đất cũng bị kết tủa thành không tan. Do vậy, phân lân nếu không bón kèm với
phân hữu cơ hoai mục, thì hiệu quả đạt được khi sử dụng thấp.
Phân hữu cơ vi sinh được sử dụng để bón lót, bón thúc và bón đại trà cho các
loại cây trồng, thâm canh nuôi trồng thủy sản, có tác dụng cải tạo đất thông qua hoạt
động của tập đoàn vi sinh vật có ích, bồi dưỡng tăng khả năng thấm nước, giữ ẩm,
chống rửa trôi các chất dinh dưỡng. Sử dụng các loại phân HCVS hiện đang rất được
quan tâm trong canh tác nông nghiệp với nhiều lợi ích thiết thực. Phân HCVS là sản
phẩm chứa vi sinh vật sống đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban
hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây
trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học hay đối kháng vi
khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Phân vi sinh phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi
trường sinh thái và chất lượng nông sản (Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, 2005).
Phân HCVS với thành phần chất hữu cơ được bổ sung vi sinh vật có ích có ảnh
hưởng rất lớn đến độ phì nhiêu của đất và năng suất cây trồng. Phân hữu cơ không chỉ
trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng quyết định cải thiện
các tính chất lý hóa sinh của đất, điều hòa dinh dưỡng trong cơ chế tăng khả năng hấp
thụ của đất bằng việc tăng chất và lượng các hợp chất hữu cơ khoáng trong đất, tạo
cho đất có khả năng giữ chặt chất dinh dưỡng, hạn chế sự mất dinh dưỡng do rửa trôi
và bốc hơi, chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, cung cấp thêm dinh dưỡng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


cho cây trồng mà rõ nhất là chuyển hóa lân khó tiêu thành dễ tiêu. Bên cạnh đó, phân
hữu cơ còn có tác dụng khắc phục những yếu tố hạn chế trong đất như Fe, Al, Mn…
bằng cách tạo phức với các ion tự do gây độc của kim loại làm giảm độ độc hại của
chúng (Phạm Tiến Hoàng và cs., 1999).
Thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi cho
đất sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển. Phân
hữu cơ vi sinh tuy có tác dụng đến cây trồng chậm hơn phân hóa học nhưng có ưu
điểm lớn mà phân hóa học không có được đó là chứa các chủng vi sinh vật hữu ích và
các chất hữu cơ có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu của đất và cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng một cách bền vững và lâu dài. Theo Nguyễn Xuân Thành và cs. (2003), phân
sinh học (bao gồm phân hữu cơ vi sinh) có tác dụng rất lớn trong tạo nền thâm canh để
tăng năng suất cây trồng, nhưng chỉ có phân sinh học thôi thì không thể cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng cho cây trồng để có năng suất cao, khó đảm bảo đủ lương thực, thực
phẩm cho nhân loại. Do đó cần sử dụng tổng hợp các loại phân sinh học và hóa học
một cách cân đối.
Trong thời gian qua, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu bón phân hữu cơ
và phân hữu cơ vi sinh nói riêng cho cây đậu tương được thực hiện. Theo Nguyễn Xuân
Thành & cs (2003), kết quả khảo nghiệm phân vi khuẩn nốt sần tại Thuận Thành – Bắc
Ninh cho thấy, bón phân hữu cơ vi sinh cho đậu tương làm tăng năng suất đậu tương
6,26 kg/sào, tương đương 12% so với đối chứng.
Theo Phạm Văn Dân (2012), tổ hợp phân bón đối với 2 giống đậu tương
ĐVN6 và ĐT26 cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế cao nhất là 40 kg N + 90 kg
P2O5 + 60 kg K2O trên nền bón 500 kg hữu cơ vi sinh và 300 kg vôi/ha. Khi áp dụng
tổ hợp phân bón này giống ĐVN6 đạt được 23,4 tạ/ha và thu được lãi thuần là 8,247
triệu đồng/ha; giống ĐT26 năng suất hạt đạt được 24,8 tạ/ha và thu được lãi thuần là

9,927 triệu đồng/ha.
Theo nhóm tác giả của trường Đại học Tây Bắc tiến hành đánh giá tác động của
EM trên cây đậu tương DT84 tại vườn thực nghiệm Đại học Tây Bắc cho thấy việc sử
dụng EM kích thích sự phát triển của nốt sần. Khối lượng tươi tăng 111,4% so với đối
chứng khi phun EM 1lần/1tuần và tăng 79,7% nếu phun EM 2 tuần một lần. Năng suất
hạt khô tăng 19,1 - 22,2% so với đối chứngNgoài việc nghiên cứu xác định bộ giống
thích hợp cho từng vụ, từng vùng sản xuất thì việc xác định liều lượng phân bón hợp
lý với từng thời vụ, điều kiện đất đai, từng giống là một trong những biện pháp hàng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


đầu đẩy mạnh sản xuất. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu tương và
thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất đậu tương ở nước ta.
2.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHẾ PHẨM EMINA
Theo nhóm tác giả của trường Đại học Tây Bắc tiến hành đánh giá tác động của
EM trên cây đậu tương DT84 tại vườn thực nghiệm Đại học Tây Bắc cho thấy việc sử
dụng EM kích thích sự phát triển của nốt sần. Khối lượng tươi tăng 111,4% so với đối
chứng khi phun EM 1lần/1tuần và tăng 79,7% nếu phun EM 2 tuần một lần. Năng suất
hạt khô tăng 19,1 - 22,2% so với đối chứngNgoài việc nghiên cứu xác định bộ giống
thích hợp cho từng vụ, từng vùng sản xuất thì việc xác định liều lượng phân bón hợp
lý với từng thời vụ, điều kiện đất đai, từng giống là một trong những biện pháp hàng
đầu đẩy mạnh sản xuất. Từ đó góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh đậu tương và
thúc đẩy việc mở rộng diện tích sản xuất đậu tương ở nước ta.
Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
EM (Efectivie Microorganisms), Viện Sinh học Nông nghiệp – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã sản xuất ra chế phẩm EMINA. Chế phẩm đã được thử nghiệm và
ứng dụng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Chế phẩm có

chất lượng tương đương với chế phẩm EM nhập nội, nhưng giảm được 1/3 giá thành
sản xuất nên đã được sử dụng rộng rãi ở thị trường trong nước với nguồn tiêu thụ hàng
nghìn lít một năm (Phạm Thị Kim Hoàn, 2008).
Đặc điểm:
EMINA (Effective Microorganism Institute of Agrobiology) gốc là chế phẩm
dạng dung dịch màu nâu vàng, vị chua ngọt, mùi thơm dịu, độ pH < 4,5. Hàm lượng vi
sinh vật tổng số: 107 CFU/ml, an toàn tuyệt đối khi sử dụng. EMINA gốc được bảo
quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ bình thường, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Thời
gian bảo quản là 6 tháng kể từ ngày sản xuất (Nguyễn Quang Thạch và cs., 2001).
Nguyên liệu chủ yếu để điều chế các chế phẩm EMINA bao gồm nước sạch, rỉ
đường và các chất hữu cơ có nguồn gốc động – thực vật cùng một số phụ gia khác.
Chế phẩm là hỗn hợp các chủng vi sinh vật hữu hiệu, đặc biệt là các nhóm sau:
- Vi khuẩn quang hợp (photosynthetic bacteria): đây là nhóm vi khuẩn quang tự
dưỡng có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng hóa
học trong các liên kết cao năng của cơ thể có tác dụng thúc đẩy các vi sinh vât hữu ích và
làm tăng thêm hiệu quả của các vi sinh vật đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


- Vi khuẩn axit lactic (lactic acid bacteria): Có tác dụng khử trùng mạnh, tiêu
diệt các vi sinh vật có hại và làm tăng sự phân hủy các chất hữu cơ.
- Nấm men (yeasts): tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất, phân hủy các
chất hữu cơ trong đất. Nấm men còn tổng hợp các chất kháng sinh có ích cho sự sinh
trưởng của cây trồng từ axit amin và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất
của vi khuẩn quang hợp, góp phần tăng năng suất cây trồng.
- Vi khuẩn Bacillus: có vai trò thủy phân tinh bột và protein.
- Nấm sợi (fermentinss fungi): Có tác dụng khử mùi, khử độc, ngăn ngừa các

côn trùng có hại.
Như vậy, EMINA hoàn toàn có bản chất tự nhiên, các vi sinh vật hữu hiệu dùng
làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm đều được phân lập từ tự nhiên, không độc hại với
người, động vật và môi trường, không chứa các chất hoá học, bất cứ sinh vật lạ hoặc
biến đổi di truyền nào, vì thế EMINA hoàn toàn đảm bảo tính “an toàn sinh học”.
Tác dụng:
EMINA vừa là một loại nông dược phòng ngừa dịch bệnh, làm tăng sức đề kháng
và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh cho các loài động vật vừa là chất khử
trùng, giúp ngăn chặn quá trình gây thối, mốc và làm sạch môi trường (Lương Đức
Phẩm, 2007).
Đặc biệt EMINA có ứng dụng rất lớn trong trồng trọt. EMINA có tác dụng với
hầu hết các loại cây trồng (cây lương thực, cây rau, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh
trưởng, phát triển khác nhau. Những thí nghiệm trước đây cho thấy EMINA có tác
dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng cây trồng, cải tạo chất
lượng đất, cụ thể như sau:
- Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu nhiệt.
- Kích thích sự nảy mầm, ra hoa, kết quả và làm chín (đẩy mạnh quá trình
đường hóa).
- Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng.
- Tăng khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng.
- Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản
các loại nông sản tươi sống.
- Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu.
- Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh (Lương Đức Phẩm, 2007)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15



×