Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô và cà phê làm căn cứ cân đối cung cầu phân bón ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.81 MB, 83 trang )


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong luận văn này là trung thực, chưa
được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin cũng như số liệu thu thập khác trong luận văn đều được
trích dẫn cụ thể, chính xác từ các tài liệu đã được công bố.
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với các
công trình của các tác giả khác.
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Tuyết Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện tại Trung Tâm nghiên cứu Phân bón và Dinh
dưỡng Cây trồng - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
Luận văn là một phần trong đề tài cấp nhà nước ‘Nghiên cứu hiệu lực trực
tiếp và hiệu lực tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê làm cơ
sơ cân đối cung cầu phân bón Việt Nam’ được thực hiện từ năm 2011-2015. Số
liệu sử dụng trong luận văn đã được ban chủ nhiệm đề tài đồng ý cho sử dụng.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên,
giúp đỡ của các cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Bộ
đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu này.
Học viên xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Cao Kỳ Sơn, Trung tâm
Nghiên cứu Phân bón và dinh dưỡng cây trồng, người đã giúp tôi hoàn thành luận
văn của mình.


Học viên bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, những người đã
giúp tôi có những kiến thức bổ trợ, vô cùng bổ ích trong những năm học vừa qua.
Học viên cám ơn Ban Giám Đốc, Ban Đào tạo sau đại học, Viện khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Thị Tuyết Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU .................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ..................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................4

1.1.

Nghiên cứu về kali trong đất ......................................................................4

1.1.1. Nguồn gốc kali..............................................................................................4
1.1.2. Hàm lượng kali trong đất ...........................................................................4
1.1.3. Các dạng kali trong đất ..............................................................................4
1.2.

Cơ chế cung cấp kali cho cây .....................................................................7

1.2.1. Dòng chảy tự do ...........................................................................................7
1.2.2. Khuyếch tán ........................................................................................... 7
1.3.

Vai trò của kali đối với cây trồng ..............................................................8

1.3.1. Chức năng của kali đối với cây trồng .......................................................8
1.3.2. Vai trò của kali trong quang hợp và điều hoà hoạt động của khí
khổng ........................................................................................................................8
1.3.3. Ảnh hưởng kali đến khả năng chống chịu ............................................9
1.3.4. Ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng nông sản ............. 10

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.4. Mối quan hệ giữa kali và các nguyên tố dinh dưỡng khác ....................... 11
1.4.1. Mối quan hệ đạm – kali .............................................................................. 11

1.4.2. Mối quan hệ kali – phân chuồng ............................................................... 12
1.5.

Nghiên cứu dinh dưỡng kali với cây lúa................................................ 13

1.5.1. Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây lúa ..................................................... 13
1.5.2. Liều lượng bón phân kali ........................................................................... 13
1.5.3. Hiệu lực bón phân kali................................................................................ 15
1.5.4. Phân bón với lúa lai..................................................................................... 16
1.5.5. Phân kali với lúa lai..................................................................................... 17
1.6.

Đất trồng lúa Nam Định .......................................................................... 20

1.7.

Sản xuất lúa lai tại Việt Nam .................................................................. 24

CHƯƠNG II. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 27
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 27
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 27
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 27
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
2.4.1. Điều tra ......................................................................................................... 28
2.4.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng....................................................... 28
2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phân tích .................................................................... 29

2.4.4. Phương pháp phân tích .............................................................................. 29
2.4.5. Phương pháp xử lý và đánh giá số liệu..................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 30
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................................. 30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 30
3.1.2. Kinh tế - xã hội............................................................................................. 31
3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định ....................................... 32
3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính......................... 32
3.2.2. Lượng phân bón sử dụng ........................................................................... 33
3.3. Sản xuất lúa lai tại tỉnh Nam Định............................................................... 34
3.4. Sử dụng phân bón cho lúa lai ....................................................................... 37
3.5. Kết quả thí nghiệm đồng ruộng về hiệu lực trực tiếp, tồn dư và cộng dồn
phân kali với lúa lai ............................................................................................... 38
3.5.1. Đặc điểm của đất vùng thí nghiệm............................................................ 38
3.5.2. Hiệu lực trực tiếp của lúa lai trên đất phù sa sông Hồng....................... 39
3.5.3. Hiệu lực tồn dư với lúa lai trên đất phù sa sông Hồng ........................... 41
3.5.4. Hiệu lực kali cộng dồn với lúa lai trên đất phù sa sông Hồng ............... 44
3.5.5. Lượng hút và hiệu suất sử dụng kali của cây lúa.................................... 47
3.5.6. Hiệu quả kinh tế sử dụng phân kali trong thí nghiệm ........................... 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CT

Công thức

2

CTV

Cộng tác viên

3

DAP

Diamônphotphat


4

DTTN

Diện tích tự nhiên

5

HS

Hiệu suất

6

PTNT

Phát triển nông thôn

7

Đ/c

Đối chứng

8

NSTT

Năng suất thực thu


9

NSRR

Năng suất rơm rạ

10

Nts

Đạm tổng số

11

Pts

Lân tổng số

12

Pdt

Lân dễ tiêu

13

Kts

Kali tổng số


14

Kdt

Kali dễ tiêu

15

Ktd

Kali tồn dư

16

HTX

Hợp tác xã

17

HSKT

Hệ số kinh tế

18

NS

Năng suất


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 : Hệ cân bằng K trong đất: ..............................................................................5
Bảng 1.1: Lượng hút dinh dưỡng của lúa lai trong các thời kỳ sinh trưởng .......... 18
Bảng 1.2: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây lúa lai ở các thời kỳ sinh
trưởng (%) ........................................................................................................... 19
Bảng 1.3: Lượng hút chất dinh dưỡng của lúa lai ở các thời kỳ (kg/ha/ngày) .... 19
Bảng 1.4. Tỷ lệ vận chuyển N, P, K về hạt của lúa lai thời kỳ chín (%)............... 20
Bảng 1.5: Tài nguyên đất tỉnh Nam Định ............................................................ 21
Bảng 1.6: Tài nguyên đất huyện Hải Hậu ........................................................... 22
Bảng 1.7. Diện tích và năng suất lúa lai Việt Nam 2001 - 2013.......................... 24
Bảng 1.8: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai năm 2015 ............................... 24
Bảng 3.2: Lượng phân bón sử dụng ở tỉnh Nam Định năm 2011 ...................... 33
Bảng 3.4. Diện tích lúa lai tại huyện Hải Hậu và Vụ Bảnnăm 2011 (ha) ........... 35
Bảng 3.5: Năng suất lúa lai năm 2011 ở Hải Hậu và Vụ Bản (tạ/ha) ................. 37
Bảng 3.6:Tính chất đất trước thí nghiệm ............................................................. 38
Bảng 3.7: Hiệu lực trực tiếp của phân kali với lúa lai ......................................... 39
Bảng 3.9. Hiệu lực tồn dư phân kali 2 vụ ............................................................ 42
Bảng 3.10. Hiệu lực tồn dư phân kali 3 vụ .......................................................... 43
Bảng 3.11: Năng suất và bội thu năng suất cộng dồn của lúa lai 2011-2012 ............ 44
Bảng 3.12. Hiệu quả sử dụng phân kali theo thời gian với lúa lai ............................ 45
Bảng 3.13. So sánh tương đối bội thu và hiệu suất kali với lúa ........................... 46
Bảng 3.14: Hàm lượng K2O (%) trong rơm rạ, thóc ........................................... 48
Bảng 3.15: Sự hấp thu trực tiếp của phân kali trên đất phù sa sông Hồng tại
Nam Định ............................................................................................................. 48
Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế sử dụng phân kali bón 4 vụ ................................... 51

Bảng 3.18:So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mức bón kali ................................ 51

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Hiệu suất sử dụng phân kali trên đất phù sa sông Hồng .......................... 40
Hình 3.2: Hiệu quả kinh tế của các mức bón kali trong 4 vụ ................................. 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo Nguyễn Văn Bộ (2013) cho thấy lượng phân hóa học sử dụng
tăng rất nhanh và năm 2011 thế giới tiêu thụ trên 176 triệu tấn N+P2O5 + K2O.
Còn tại Việt Nam, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT
(www.phanbonmiennam.vn), năm 2015 kinh tế Việt Nam đang được hồi phục,
diện tích nhiều loại cây trồng được mở rộng kéo theo nhu cầu phân bón trong
nước cao hơn. Ước tính, tổng cầu phân bón năm 2015 đạt trên 10,3 triệu tấn
trong đó, urê 2 triệu tấn, kali 950.000 tấn, DAP 900.000 tấn, SA 850.000 tấn,
NPK 3.800 tấn....
Khi nghiên cứu về hiệu lực kali đối với một số cây trồng các nhà khoa
học đã chỉ ra rằng hiệu lực của kali thể hiện rất khác nhau tùy theo từng loại
đất, cây trồng và mùa vụ của từng vùng, hiệu lực kali cao nhất thường thấy
trên đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất xám bạc màu, đất cát biển, hay đất

phát triển trên đá mẹ nghèo kali như đất đỏ bazan.... Với cây trồng, kali có
hiệu lực đặc biệt cao đối với cây lấy tinh bột như sắn, khoai tây, khoai lang,
ngô, lúa; hay cây lấy đường như mía, củ cải đường, cây lấy hạt như ngô hiệu
lực kali đạt tương đối cao, năng suất tăng từ 23-36%. Hiệu lực kali với lúa
trung bình đạt từ 15-20 kg hạt/kg K2O, đối với lúa vùng đồng bằng sông Cửu
Long hiệu lực kali trung bình đạt 4,6-5,5 kg thóc/kg K2O.
Theo nhiều tài liệu, nhìn chung hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt
Nam chỉ đạt trung bình 45-50% với phân đạm, 25-30% với phân lân, 60% với
phân kali. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sử dụng phân bón kém hiệu quả
như địa hình, đất đai, khí hậu không thuận lợi, bón phân không cân đối, công
nghệ sản xuất lạc hậu, tư duy nặng về số lượng, không tuân thủ theo nguyên
tắc bón phân “4 đúng” … (Nguyễn Văn Bộ, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Đất phù sa là nhóm đất giàu kali, do vậy nhiều nghiên cứu cho thấy
hiệu lực kali không cao. Tuy nhiên, với việc tăng hệ số sử dụng đất, sử dụng
giống lai và giống năng suất cao làm cho nhu cầu kali cao hơn. Ngoài ra, có
một nguyên nhân khác làm cho hiệu lực kali cao hơn là do chúng ta không trả
lại phế phụ phẩm, ít sử dụng phân chuồng đã làm mất đi một nguồn kali lớn.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, phân kali mới chỉ được nghiên cứu
hiệu lực trực tiếp, một phần kali bị giữ lại trong keo đất và giải phóng cho cây
trồng vụ sau (hiệu lực tồn dư) chưa được nghiên cứu và tính toán. Vì vậy,
trong hầu hết các bài toán cân bằng dinh dưỡng, chúng ta chưa có cơ sở để
tính đúng, tính đủ lượng kali bón cho cây trồng, dẫn đến bón lãng phí. Với
nhiều loại cây trồng chúng ta đang khuyến cáo dựa trên nghiên cứu 1 vụ, do
vậy không chính xác, gây ra lãng phí phân bón nói chung và kali nói riêng mà
kali chúng ta phải nhập khẩu 100% với kim ngạch gần nửa tỉ USD hàng năm.

Xuất phát từ yêu cầu xác định được hiệu lực trực tiếp và tồn dư của
phân kali bón cho lúa để xây dựng công thức bón phân hợp lý và hiệu quả,
học viên đã chọn đề tài : Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và tồn dư của phân
kali đến sinh trưởng, phát triển của lúa lai trên đất phù sa sông Hồng tại
Nam Định. Đây là một nhánh của đề tài độc lập cấp Nhà nước giai đoạn 20112015 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chủ trì: “Nghiên
cứu hiệu lực trực tiếp và tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô và
cà phê làm căn cứ cân đối cung cầu phân bón ở Việt Nam” .
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được hiệu lực trực tiếp, hiệu lực tồn dư và hiệu lực cộng dồn của
phân Kali làm cơ sở xác định liều lượng phân bón thích hợp cho cây lúa lai
trên đất phù sa Đồng bằng sông Hồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Xác định được hiệu lực trực tiếp, tồn dư và cộng dồn của phân kali
cho lúa lai trên đất phù sa sông Hồng.
2.Xác định được lượng hút- nhu cầu về kali của lúa lai trên đấtphù sa
sông Hồng.
3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân kali bón cho lúa
lai trên đất phù sa sông Hồng.
2.3. Ý nghĩa khoa họcvà thực tiễn của luận văn
Đưa ra căn cứ khoa học để đề xuất liều lượng phân kali bón thích hợp
cho lúa lai trên đất phù sa sông Hồng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón nói chung và phân kali nói riêng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Nghiên cứu về kali trong đất
1.1.1. Nguồn gốc kali
Kali là một trong các thành phần cơ bản của vỏ trái đất. Hiện nay người ta
phát hiện 200 khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh chứa kali (Oniani, 1981). Các
khoáng chứa kali như feldspar: K(Al2Si3O8) (7,5-12,8%); mica trắng:
KAl2(Si3AlO10)(OH,F)2, (6,5-9%); mica đen:K(Fe, Mg)3(Si3AlO10)(OH,F)2, (57,5%), hoặc các khoáng thứ sinh như hiđromica sinh ra do các loại mica ngậm
nước như hydromuscovit (illit): KAl2[(Si,Al)4O10(OH,F)2.nH2O; Hydrobiotit:
K(Fe,Mg)3[(Al,Si)4O10](OH)2.nH2O. Dưới tác động của H2O và CO2 các ion
kiềm và kiềm thổ trong khoáng bị ion H+ của nước chiếm chỗ trong mạng lưới
tinh thể do đó tách ra dưới dạng hòa tan (quá trình sét hóa). Muối K2CO3 được
tạo ra dễ hòa tan trong dung dịch đất nên ion K+ bị hấp phụ trên bề mặt keo đất,
khiến cho cây trồng có thể sử dụng được.
1.1.2. Hàm lượng kali trong đất
Hàm lượng Kali trong đất dao động từ 0,5-3,0% K2O, trung bình là
1,2% K và phụ thuộc vào chủng loại đất (S.L. Tisdal và W.l.Nelson, 1975).
Theo Mutscher (1995) hàm lượng K.t.s trong đất có thể dao động dưới 0,1%
đến trên 4% K2O. Cao Tiến Nhuận (1979) cho rằng K.t.s trong đất Việt Nam
dao động từ 0,2 – 3,0 % K2O.
1.1.3. Các dạng kali trong đất
P.W. Arnold (1961) phân chia Kali trong đất thành bốn dạng: (1) K hoà
tan trong nước, (2) K dễ trao đổi, (3) K khó trao đổi, (4) K không trao đổi.
Trong khi đó, В.У. Пчелкин (1966) lại cho rằng,K trong đất có thể chia thành
sáu dạng: (1) K hoà tan trong nước, (2) K trao đổi, (3) K khó trao đổi, (4) K
không trao đổi, (5) K trong cấu trúc silicat không hoà tan và (6) K hữu cơ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


trong đất (dẫn theo Nguyễn Văn Chiến, 2003).
E.O. Mc Lean (1978) cũng phân chia K trong đất thành bốn dạng, phụ
thuộc vào mức độ dễ tiêu đối với cây trồng: (1) K khoáng (K trong cấu trúc),
dao động từ 5.000- 25.000 ppm, trung bình 95,4%, (2) K không trao đổi (K cố
định hay K khó tiêu) dao dộng từ 50- 750 ppm, trung bình 2,54%, (3) K trao
đổi dao dộng từ 40 - 600 ppm, chiếm trung bình 2,03% và (4) K dung dịch
dao động từ 1-10 ppm, trung bình 0,03% tổng lượng kali trong đất.
S.L. Tisdal, W.l. Nelson (1975) chia K trong đất thành ba dạng: (1) Kali
hữu hiệu trực tiếp (readily available K) 0,1-2 %, (2) Kali hữu hiệu chậm
(slowly available) 1- 10 % và (3) Kali không hữu hiệu tương đối (relatively
unavailable) chiếm 90- 98 % tổng lượng kali.
Như vậy, Kali trong đất sẽ được chia thành bốn dạng là: (1) Kali hoà
tan, (2) Kali trao đổi, (3) Kali không trao đổi và (4) Kali khoáng, như cách
phân chia của E.O. Mc Lean (1978). Phương pháp phân chia này là thích hợp
vì nó không những phản ánh được khả năng cung cấp Kali của các dạng Kali
trong đất cho cây trồng tương đối rành mạch, mà về góc độ hoá lý, sự phân
định ranh giới giữa các dạng cũng rõ ràng.
Theo E.O. Mc Lean (1978) sự phân chia và mối quan hệ giữa các
dạng K trong đất có thể được đơn giản hoá theo sơ đồ 1.
Sơ đồ 1 : Hệ cân bằng K trong đất:
K1

K3
K không trao đổi


K khoáng
K2

Ka
K trao đổi

K4

K hoà tan
Kd

K1: hệ số tốc độ phong hoá và phân huỷ, K2: hệ số tốc độ tinh thể hoá.
K3: hệ số tốc độ cố định, K4: hệ số tốc độ giải phóng.
Ka: hệ số tốc độ hấp phụ, Kd: hệ số tốc độ phản hấp phụ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.1.3.1. Kali khoáng hay kali cấu trúc
Kali cấu trúc là thành phần của feldspar, mica và các dẫn xuất của
chúng, được giữ bằng liên kết cộng hóa trị trong cấu trúc tinh thể. Hàm lượng
Kali cấu trúc thường lớn hơn rất nhiều so với Kali không trao đổi (H.
Mutscher, 1996).
Kali cấu trúc của feldspar và các khoáng vật khác thuộc nhóm này
được giải phóng khi mạng lưới tinh thể silicat bị phá vỡ do phong hóa. Mức
độ phong hóa, tốc độ giải phóng K của chúng rất khác nhau.
1.1.3.2. Kali không trao đổi

Kali không trao đổi là phần K bị giữ giữa các lớp của các khoáng vật
nguyên sinh feldspar (microline và orthoclase), mica (phlogopite, muscovite,
biotite) và khoáng thứ sinh (thuộc họ illite) được hình thành do sự biến đổi từ
mica. Kali không trao đổi khác với K khoáng ở chỗ nó không liên kết cộng
hóa trị trong cấu trúc tinh thể của khoáng sét mà được giữ giữa các lớp tứ diện
liền nhau của các loại khoáng sét có hai hoặc ba lớp tứ diện như mica, illite,
vermiculite, chlorite, khoáng sét trung gian và các hạt sét có kích cỡ nhỏ (C.I.
Rich, 1972, D.L. Spark và P.M. Huang, 1985).
1.1.3.3. Kali trao đổi
Kali trao đổi được giữ trên bề mặt của keo đất mang điện tích âm như
khoáng sét, chất hữu cơ và các sesquioxit bởi lực hút tĩnh điện. Trong đất có
thành phần cơ giới là limôn và sét, hầu hết K ở dạng hấp phụ được liên kết
trên bề mặt khoáng sét (H. Mutscher, 1996). Thông thường dạng K này chiếm
tỷ lệ nhỏ hơn 1% tổng số K có trong đất.
Các ion K+ được giữ trên bề mặt keo đất dễ dàng bị thay thế hoặc trao
đổi khi tiếp xúc với các cation của dung dịch. Sự phân bố của K trên keo đất
bị chi phối bởi loại và lượng các cation khác tham gia vào quá trình trao đổi
cation trong đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.1.3.4. Kali hòa tan
Kali hòa tan trong đất nằm ngoài ảnh hưởng của điện trường bề mặt
các hạt tích điện và là nguồn dinh dưỡng K trực tiếp cho cây. Tuy nhiên việc
xác định K hòa tan ít có ý nghĩa vì Kali hòa tan rất biến động do sự trao
đổi ion xảy ra rất nhanh trong cân bằng K-hòa tan ↔ K-trao đổi. Mọi sự
thay đổi của độ ẩm, nồng độ các chất hòa tan trong nước (phân bón, hoạt

động sinh học, rửa trôi....) đều gây ra sự thay đổi nồng độ Kali hòa tan,
hơn nữa hàm lượng của nó trong đất lại không đáng kể, trung bình là 4 ppm
(H. Mutscher, 1996).
1.2. Cơ chế cung cấp kali cho cây
Chỉ một phần nhỏ K cây hút thông qua cơ chế trao đổi ion trực tiếp giữa rễ
cây và đất, tỷ lệ này chiếm khoảng 6-10% tổng lượng K trong cây. Vì thế, vận
chuyển K từ những vị trí trong đất đến rễ đóng vai trò rất quan trọng trong dinh
dưỡng K của cây trồng. Sự vận chuyển này thông qua quá trình dòng chảy tự do
và khuyếch tán xảy ra trong dung dịch đất (P.B. Tinker, 1978).
1.2.1. Dòng chảy tự do
Dòng chảy tự do là sự vận chuyển dinh dưỡng qua các khe hở của đất
bằng dòng nước đối lưu đến rễ cây. Mức độ vận chuyển dinh dưỡng phụ
thuộc vào mức độ tiêu thụ nước của cây và nồng độ dinh dưỡng K trong dung
dịch. Lượng dinh dưỡng vận chuyển thông qua dòng chảy tự do đến với cây
tương đối thấp, được tính toán dựa trên lượng nước cây sử dụng và hàm lượng
K trung bình (S. A. Barber et al; 1963, S. A. Barber, 1984).
1.2.2. Khuyếch tán
Khuyếch tán là sự vận chuyển K do sự chênh lệch nồng độ từ vùng có
nồng độ K cao đến vùng có nồng độ thấp, là cơ chế cung cấp K chủ yếu cho
rễ cây. Tốc độ của quá trình này chậm hơn so với quá trình dòng chảy tự do
và chỉ xẩy ra trong khoảng cách rất ngắn, khoảng 3- 4 mm xung quanh rễ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Quá trình này xảy ra trong các lớp màng ẩm mỏng bao quanh các hạt đất và
khuyếch tán K có thể cung cấp khoảng 88-96 % K có mặt trong rễ (S.A.
Barber, 1961).

Vì khuyếch tán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp K cho cây
trồng, nên các yếu tố ảnh hưởng đến khuyếch tán cũng ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp K cho cây. Lượng K khuyếch tán đến bộ rễ phụ thuộc vào
chênh lệch nồng độ K, tốc độ khuyếch tán và diện tích bề mặt của rễ. Sự
chênh lệch nồng độ phụ thuộc vào hàm lượng K có trong dung dịch đất và sự
hạ thấp nồng độ K ở vùng bao quanh rễ do sự hấp thu chủ động của rễ cây.
1.3. Vai trò của kali đối với cây trồng
1.3.1. Chức năng của kali đối với cây trồng
Kali có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cây trồng, tham gia
vào hầu hết các quá trình sinh lý, hoá sinh quan trọng như quang hợp, vận
chuyển sản phẩm quang hợp, hoạt hoá 60 loại enzim, điều chỉnh các hoạt
động của khí khổng, đảm bảo hoạt động bình thường quá trình hấp thu dinh
dưỡng và nước...(PPIC, 1995). Vì vậy, K là một trong 3 nguyên tố (N, P, K)
được gọi là “thức ăn chính của thực vật” (Đào Thế Tuấn, 1970).
1.3.2. Vai trò của kali trong quang hợp và điều hoà hoạt động của khí khổng
Kali đóng vai trò quan trọng đối với quá trình quang hợp và hoạt hóa
enzim, hai quá trình then chốt ảnh hưởng đến phát triển và năng suất thực vật.
K làm tăng tốc độ dòng chảy của dung dịch và các sản phẩm quang hợp trong
cây, qua đó thúc đẩy sự tích luỹ các hợp chất này trong các cơ quan như hạt,
củ và quả (K. Mengel và M.Viro, 1974, dẫn theo Nguyễn Văn Chiến, 2003).
Một chức năng cơ bản khác của Kali là điều hoà sự xâm nhập của CO2
vào cây thông qua điều tiết quá trình đóng mở của khí khổng. Những tế bào
kèm ở cả hai bên của khí khổng tích luỹ một lượng lớn K, khi được cung cấp
đầy đủ K, các khí khổng mở. Trong những cây được cung cấp dinh dưỡng K

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



đầy đủ thì số lượng và kích thước khí khổng trên một Đơn vị diện tích lá được
cải thiện, tạo điều kiện cho việc trao đổi CO2 và O2 của mô lá được dễ dàng
(K. Mengel, 1996, dẫn theo Nguyễn Văn Chiến, 2003).
1.3.3. Ảnh hưởng kali đến khả năng chống chịu
- Tăng hiệu quả sử dụng nước: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu cây
được cung cấp một lượng K cao thường cần ít nước hơn để tạo ra một đơn vị
sản phẩm (K. Mengel và W.W. Arnek, 1982).
K làm tăng phát triển của hệ rễ, sự phát triển của hệ rễ càng lớn bao nhiêu
thì cây hấp thu nước trong đất càng tốt bấy nhiêu (D.L. Alan et al; 1996).
Cũng có nghiên cứu cho rằng, đủ K làm tăng diện tích lá, tăng diện tích
che phủ đất, giảm lượng nước bị mất đi do bốc hơi nước trực tiếp từ đất vào
không khí thay vì qua cây (Nguyễn Vy, 1993). K còn rút ngắn quá trình sinh
trưởng sinh thực nên có thể hạn chế những tác hại do hạn hán gây ra (H.
Marschner, 1995).
- Khắc phục sự thoáng khí kém của đất: Để đảm bảo sinh trưởng tối ưu,
rễ thực vật cần một tỷ lệ thích hợp giữa các pha rắn, lỏng và khí trong đất. Trừ
những cây trồng sống ở điều kiện ngập nước như lúa..., với phần lớn thực vật,
tỷ lệ các pha rắn: lỏng: không khí trong đất (theo khối lượng) thích hợp là
50:20:30. Đất bị nén chặt, độ khổng giảm và sự ngập úng làm cho lượng ôxy
cung cấp cho rễ bị thiếu sẽ làm giảm khả hấp thu K của rễ vì quá trình hấp thụ
K đòi hỏi sự cung cấp năng lượng từ quá trình hô hấp của rễ. Trong trường
hợp này, tăng cường bổ sung K cho cây sẽ phần nào khắc phục được tình
trạng này (K. Lawton, 1945).
- Tăng cường khả năng chống chịu nhiệt độ bất thuận: Kali có thể
giúp cây hạn chế được tác hại của cả nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp. Một số
nghiên cứu cho thấy lượng K xâm nhập vào rễ ở nhiệt độ 15oC chỉ bằng một
nửa ở nhiệt độ 29oC (P.C. Ching và G.R. Barber, 1979).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


Ở điều kiện nhiệt độ thấp, sự giải phóng K từ đất thấp dẫn đến nhu cầu
K của các cây trồng cao (G.W. Thomas và B.W. Hipp, 1968).
Nhiệt độ cao quanh năm ở vùng nhiệt đới làm tăng tốc độ giải phóng K
từ các dạng khoáng. Nhưng nếu nhiệt độ cao kết hợp với mưa nhiều, sự mất
mát do rửa trôi, xói mòn sẽ làm cạn kiệt K trong đất nhanh hơn vùng ôn đới (E.
Mutert, 1995). Trong một giới hạn nhất định, sự hấp thụ K tăng khi nhiệt độ
tăng, song nhiệt độ quá cao sẽ có hại do năng lượng bị mất qua hô hấp quá lớn
(U. Kafkafi, 1990). Như vậy, có thể giảm mức độ thiệt hại do nhiệt độ thấp
hoặc cao bằng cách duy trì hàm lượng K cao trong mô của cây (P.C. Ching và
S.A. Barber, 1979).
- Hạn chế tác hại của gió: Những đợt gió khô, nóng hoặc có vận tốc
cao làm tăng sự thoát hơi nước qua khí khổng, dẫn đến làm tăng nhu cầu K,
nên cần phải cung cấp đầy đủ K để điều hoà hoạt động của khí khổng (R.A.
Fisher, 1971). Để giảm thiệt hại của gió đối với cây cao su, người ta thường
bón nhiều K và ít N (PPIC, 1995).
- Khắc phục rối loạn về sinh lý: Ruộng lúa bị ngập nước kéo dài thường
thừa sắt Fe2+ và tích luỹ đáng kể H2S, chất có khả năng ức chế hấp thụ K và gây
ngộ độc sắt. Bón K có thể khắc phục được tình trạng này (Yoshida, 1985).
- Tăng cường tính chống chịu sâu, bệnh hại: Theo W.J. Martens và
D.C. Arny (1976) K làm giảm tính mẫn cảm và mức độ nhiễm của nhiều loại
bệnh ở một số loại cây trồng.
1.3.4. Ảnh hưởng của kali đến năng suất và chất lượng nông sản
Kali là một trong các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng giúp cho cây
trồng sinh trưởng và kiến tạo năng suất, nâng cao chất lượng nông sản sau thu
hoạch (Trần Đức Toàn, 2010).
K làm tăng năng suất cây trồng theo nhiều cách khác nhau. Đối với các
cây có hạt, số quả chắc, hạt chắc trên một đơn vị diện tích (ĐVDT), cũng như


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


số hạt trên trái và trọng lượng của mỗi hạt có thể được cải thiện (PPIC, 1995,
Trần Thúc Sơn, 1995, Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ, 1999). Đối với
ngô, bón K hợp lý làm giảm số cây không bắp, đặc biệt trong điều kiện mật độ
cây cao và đất thiếu kali (F. Dauphin, 1985). Với lúa, thiếu K làm giảm số dảnh
hữu hiệu và số hạt trên bông (Nguyễn Như Hà, 1999). Đối với cây có củ, K
làm tăng kích thước, tỷ lệ rễ có củ là các yếu tố cấu thành năng suất quan trọng
(PPIC, 1995).
K được xem là “yếu tố chất lượng” nông sản (Nguyễn Vy, 1993),
nhiều loại cây trồng, các tác giả (Trần Thúc Sơn, 1995, Đỗ Đình Thuận, 1995,
Nguyễn Như Hà, 1999, Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ, 1999) cho thấy
ảnh hưởng có lợi của K về mặt chất lượng nông sản được thể hiện ở những
khía cạnh như: nâng cao hiệu quả sử dụng, chuyển hoá N và làm tăng hàm
lượng protein; tăng kích thước của hạt, quả và củ; tăng hàm lượng đường
trong dịch quả và mía, hàm lượng dầu trong hạt, hàm lượng vitamin C trong
quả, hàm luợng tinh bột; giảm tỷ lệ xơ trong củ và cây rau, hàm lượng nitrat
trong rau; nâng cao chất lượng một số sản phẩm tiêu thụ đặc biệt như tăng
đường và nhựa thơm trong lá thuốc lá, hàm lượng tannin, chất hoà tan và cải
thiện hương vị thơm của chè; tăng sự đồng đều và tăng nhanh độ chín của
quả, rau và các cây trồng khác; hình dáng hạt, củ và mầu sắc của quả được cải
thiện nâng cao giá trị thương phẩm; chống vết thâm trên quả, giảm tỷ lệ dập
nát khi vận chuyển và tồn trữ, kéo dài thời gian bảo quản; tăng độ bền, dài,
mịn của sợi bông vải...
1.4. Mối quan hệ giữa kali và các nguyên tố dinh dưỡng khác
1.4.1. Mối quan hệ đạm – kali

Mối quan hệ N–K là mối quan hệ đặc biệt và có tác động qua lại mật thiết
với nhau. Sử dụng kali như là yếu tố chủ yếu để điều chỉnh dinh dưỡng đạm
cho cây trồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bội thu do bón đạm và lân trên đất phù sa cho bội thu tới 43 kg/sào,
trong khi trên đất bạc màu cũng bón như vậy chỉ cho bội thu 4 kg/sào.
Nguyên nhân ở đây là, đất phù sa giàu kali, cây trồng khi đã đủ đạm và lân có
thể tự cân đối cho mình nhu cầu về nguyên tố này từ trong đất, nên dù có bón
thêm kali bội thu cũng không lớn. Ngược lại, trên đất bạc màu, dữ trữ kali
trong đất ít, nếu không có nguồn cung cấp kali từ phân bón thì cây trồng
không thể sử dụng được phân đạm dẫn đến năng suất hầu như không tăng.
Trên các loại đất giàu kali như đất phù sa sông Hồng, phù sa sông Thái Bình,
phù sa sông Cửu Long thì hiệu suất kali chỉ đạt 1-2,5 kg thóc/kg KCl, trong
khi đó trên đất bạc màu và đất cát biển trị số này có thể đạt 5-7 kg thóc/kg
KCl. Chính vì vậy, trên đất nghèo kali cân đối N–K có ý nghĩa rất quan trọng.
Với các loại đất này, hiệu lực phân đạm có thể tăng gấp 2 lần khi có bón kali
(Nguyễn Văn Bộ, 2001).
Theo Nguyễn Văn Bộ (2013), vai trò cân đối N–K càng lớn khi lượng
đạm sử dụng càng cao, đặc biệt trên những đất nghèo kali. Trên đất phù sa, nếu
lượng đạm bón dưới 120 kg N/ha và có sử dụng 10 tấn phân chuồng thì bón
kali không cho hiệu quả, song nếu lượng đạm bón tăng lên trên 150 kg N/ha
thì nhất thiết cần bón kali. Trên đất bạc màu, không có kali chỉ nên bón tối đa
90-120 kg N/ha. Không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15-30%, trong khi
có bón kali hệ số này tăng lên đến 39-49%. Như vậy, năng suất tăng không hẳn
là do kali mà kali đã điều chỉnh dinh dưỡng đạm, làm cây hút được nhiều đạm

và các chất dinh dưỡng khác.
1.4.2. Mối quan hệ kali – phân chuồng
Phân chuồng chứa một lượng kali đáng kể (3-4 kg K2O/tấn) và do kali
không tham gia vào cấu trúc mô tế bào thực vật nên khả năng giải phóng kali
cho cây trồng là rất dễ dàng. Các thí nghiệm mô hình trong nhà lưới chứng
minh rằng chỉ trong 3 tháng là cây lúa có thể hút gần như toàn bộ lượng kali

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


từ phân chuồng. Vì vậy, mức bón thông thýờng 10 tấn/ha cho phép cung cấp
30-40 kg K2O và cùng với lượng kali cây trồng hút từ đất có thể đáp ứng phần
lớn nhu cầu về nguyên tố này cho cây trồng trên đất giàu kali (Nguyễn Văn
Bộ và cộng sự, 1996).
1.5.

Nghiên cứu dinh dưỡng kali với cây lúa

1.5.1. Đặc điểm dinh dưỡng kali của cây lúa
Thời gian lúa hút kali dài hơn hút đạm và lân, tận cuối thời gian sinh
trưởng cây lúa vẫn cần kali. Nhu cầu kali của cây lúa rõ nhất ở thời kỳ đẻ
nhánh và làm đòng, tuy nhiên cần nhiều nhất từ cuối đẻ nhánh đến trỗ. Số kali
cây hút khoảng 20% vận chuyển về bông, số còn lại nằm trong bộ phận khác
của cây (Đào Thế Tuấn, 1970).
1.5.2. Liều lượng bón phân kali
Năng suất lúa và lượng kali cây lấy đi có mối tương quan tỷ lệ thuận
với nhau (Võ Minh Kha, 1996). Lượng kali cây hút để tạo ra 1 tấn thóc ở các
vùng khác nhau trên thế giới dao động trong phạm vi 20-40 kg K2O (Đào Thế

Tuấn, 1970). Kết quả nghiên cứu ở nước ta như sau: trên đất phù sa sông
Hồng (Đan Phượng – Hà Tây) với giống lúa CR203 dao động 14,2- 21,8 kg
K2O (Trần Thúc Sơn, Đặng Văn Hiến, 1995).
Khi bón phân kali thì tỷ lệ N: K được đánh giá là quan trọng (Đào Thế
Tuấn, 1970). Theo các tác giả nước ngoài tỷ lệ này là 1:1 hay 1:2,5 thay đổi tuỳ
theo đất (Đinh Dĩnh, 1970 dẫn theo Nguyễn Như Hà, 1999). Theo các tác giả
Việt Nam tỷ lệ N:K là 1:0,3 hay 1:0,5 (Bùi Đình Dinh, 1995). Theo Nguyễn
Văn Bộ và ctv, 1995 có thể dùng tỷ lệ N:K của cây hút ở công thức cấy chay
hoặc chỉ bón phân chuồng để làm cơ sở bón phân cân đối và hợp lý.
Khả năng cung cấp K của đất có ảnh hưởng rất lớn đến lượng K bón
cho cây trồng. Nói chung trên đất nghèo kali lượng K cần bón nhiều hơn so
với đất giàu kali. Theo Bùi Đình Dinh (1993), mức bón K thích hợp cho lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


trên đất phù sa sông Hồng là 30-60 kg K2O/ha, còn trên đất xám bạc màu
(nghèo kali) là 90-120 kg K2O/ha.
Yếu tố dinh dưỡng khác cũng có ảnh hưởng lớn đến lượng phân
kali bón. Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) cho thấy trên đất phù sa sông
Hồng nếu bón 10 tấn phân chuồng và 120 N thì hiệu quả của K thấp, nhưng
nếu bón đến 150 N thì nhất thiết phải bón K. Trong trường hợp này, K đã làm
tăng hệ số sử dụng N của cây lúa, không bón K hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15
– 30%, trong khi có bón K hệ số sử dụng này đạt 39 – 49%.
Yếu tố thời vụ có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng phân K cần bón. Vụ
đông xuân, nhiệt độ thấp, cường độ ánh sáng kém, khả năng huy động dinh
dưỡng K của cây từ đất thấp, cây cần bón nhiều K hơn, ngược lại trong vụ
mùa và hè thu, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, khả năng giải phóng K dễ tiêu

trong đất cao... nhu cầu bón K cũng giảm (Trần Thúc Sơn, 1999).
Theo Y. X. Korogodov, 1975 (Dẫn theo Nguyễn Như Hà, năm 1999),
để đạt được năng suất 3-10 tấn/ha tuỳ theo lượng kali có trong đất, lượng
phân kali bón trong luân canh cây trồng từ 85-310 kg K2O/ha. Theo Viện
nghiên cứu lúa quốc tế, khuyến cáo bón kali cho lúa chủ yếu dựa trên năng
suất và khả năng cung cấp kali của đất. Mùa khô để đạt năng suất 4-8 tấn/ha
cần bón 30-150 kg K2O/ha, mùa mưa để đạt năng suất 4-6 tấn/ha cần bón 30100 kg K2O/ha.
Kết quả thí nghiệm liều lượng kali cho lúa lai và lúa thuần trên đất bạc
màu, nhìn chung đối với cả 2 giống lúa, mức bón 150 -210 kg K2O/ha vẫn
chưa làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên xét về góc độ kinh tế với lúa lai và
lúa thuần cũng chỉ nên bón 120 kg K2O/ha (Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh
và ctv, 1996).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


1.5.3. Hiệu lực bón phân kali
Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của phân kali ngày càng được nâng
cao ngay cả trên những đất giàu kali. Thí nghiệm nhiều năm trên đất phù sa
sông Hồng với các tổ hợp phân bón khác nhau cũng khẳng định nhận xét trên.
Bón phân kali với liều lượng 60-90 kg K2O/ha trên nền không có hữu cơ làm
tăng năng suất lúa 2,3 tạ/ha. Trên nền bón phân chuồng 10 tấn/vụ/ha đã làm
giảm đáng kể hiệu lực phân kali và trong điều kiện canh tác ngập nước chỉ
còn trong phạm vi sai số. Trên đất bạc màu nơi có hàm lượng kali tổng số và
dễ tiêu thấp thì hiệu lực kali rất cao và trong nhiều trường hợp cao hơn cả
đạm và lân. Bội thu do bón phân kali với liều lượng 60-120 kg K2O/ha cho
lúa đạt 6,5-11,1 tạ/ha (Nguyễn Văn Bộ, Phạm Văn Ba, Bùi Thị Trâm, 1995).
Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999), nghiên cứu hiệu lực của

phân bón kali đối với lúa trên đất phù sa sông Hồng và đất bạc màu cho thấy,
trên đất phù sa sông Hồng hiệu lực phân kali thấp kể cả công thức không bón
phân chuồng, hiệu suất tương ứng chỉ đạt là 0,8 – 1,0 kg thóc/kg K2O và 2,5
-2,8 kg thóc/kg K2O. Trong khi đó trên đất bạc màu, hiệu suất tương ứng là
3,6 kg thóc/kg K2O và 6,2 kg thóc/kg K2O.
Theo Trần Thúc Sơn, 1999, hiện nay hiệu lực của phân kali bón cho lúa
và các cây trồng khác đều cao hơn trước. Đối với hiệu suất nông học cao nhất
trên đất bạc màu: 8,1 – 21,0 kg thóc/kg K2O khi không bón phân chuồng và
0,8-2,0 kg thóc/kg K2O khi kết hợp với phân chuồng. Trên đất không được
bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng muốn đạt năng suất lúa xuân 6,5 – 7,0
tấn/ha và lúa mùa 4,5-5,5 tấn/ha trên nền 10 tấn phân chuồng/ha cần bón thêm
30-45 kg K2O/ha trong mối quan hệ N: P2O5: K2O là 1,0 : 0,5: 0,3.
Theo Nguyễn Như Hà và Vũ Hữu Yêm (1999), đất phù sa sông Hồng
với giống CR 203 ở mức năng suất 3,5 – 4,0 tấn/ha/vụ thì bón phân kali cho
lúa không có hiệu quả. Để đạt năng suất 5 tấn/ha/vụ cần bón 69-75 kg K2O ở
vụ xuân và 75- 90 kg K2O ở vụ mùa. Với năng suất 7 tấn thì cần bón 115-145
kg K2O/ha/vụ xuân và 135- 170 kg K2O/ha/vụ mùa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


Các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước cũng đã khẳng định lúa lai có
phản ứng mạnh với kali. Cùng một lượng bón, lúa lai cho bội thu cao hơn
giống lúa thuần đối chứng 1,3 tạ/ha với hiệu suất cao hơn từ 1,1- 2,2 kg
thóc/kg K2O bón vào (Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh và ctv, 1995). Bón
kali cho lúa lai nhóm Tạp giao trên đất phù sa sông Hồng hiệu suất đạt 4-7 kg
thóc/kg K2O, trên đất bạc màu đạt 7-12 kg thóc/kg K2O (Nguyễn Văn Bộ, Bùi
Thị Trâm, Nguyễn Văn Ba, 1995). Với một số giống lúa như DT10, N28, U17
cấy trên đất phù sa sông Thái Bình hiệu suất bón kali là 4,5-10 kg thóc/kg

K2O, với CR 203 hiệu suất chỉ đạt 4-6 kg thóc/kg K2O và trên đất dốc tụ
(Thái Nguyên), đất xám (Đông Nam Bộ) phản ứng của kali với lúa khá rõ
(Đinh Văn Cự, Phạm Đình Phục, Ngô Duy Đáng, Nguyễn Ngọc Ngân, 1994)
(dẫn theo Bùi Đình Dinh, 1995).
1.5.4. Phân bón với lúa lai
Vấn đề phân bón cho lúa lai đã được một số tác giả tiến hành nghiên cứu
và công bố. Tại Viện Nghiên cứu lúa Hyderabad Ấn Độ, S.V. Subbaiah, R.M.
Kumar, S.P.Sing và các cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh
dưỡng và vai trò NPK đối với lúa lai. Các thí nghiệm tiến hành từ năm 1996
đến năm 2001 trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Kết quả cho thấy với
giống lai ProAgro mức sử dụng N vượt quá 150 kg/ha năng suất giảm. Với
mức bón N: 100, 150 và 200, giống lai đã cho năng suất tương ứng là 13,13;
12,27 và 11,15.
Khi bón N và P trên nền kali 50 kg/ha trong 24 điểm nghiên cứu đã xác
định mức tối ưu là 120N + 60 kg P2O5/ha. Về tương tác giữa N và P, nếu tăng
lượng P, thì giảm lượng dùng N (90-120 kg/ha).
Mức bón N và K trên nền P cố định (60 kg P2O5/ha), kết quả cho thấy
cứ tăng 1 kg Kali (KCl hay K2O) hiệu quả tăng 1 kg hạt (mức bón 90K2O
kg/ha). Từ hiệu quả ngược lại của công thức bón N cao, có thể thấy tầm quan
trọng của Kali trong nền bón N thấp (90N/ha). Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×