Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

ĐÊ CƯƠNG NCKH BỆNH TÂM THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.07 KB, 73 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện nay vụ án mạng mà thủ phạm lại là những người mắc bệnh tâm
thần vẫn xảy ra với xu hướng ngày càng gia tăng. Gần đây ở huyện Lăk đã xảy ra liên tiếp
nhiều vụ tự tử như: Bệnh nhân, RLTT Y Hen Du, Y Hà Dak Cat xã Bông Krang, Y Tang
Ndu, Y Nganh Ndu ở Krông Knô hết sức thương tâm và còn nhiều vụ khác liên tiếp xẩy ra.
Những cái chết hết sức bất ngờ, phi lý của người thân, gia đình, vợ con, hàng xóm, như
bệnh nhân RLTT Y Sung Dak Căt Buôn Phi Dih Ja B, 4 anh em ruột (Y Wo, Y Ze, Y
Krong và Y Săr) chém diệt lẫn nhau dã man khiến một người anh (Y Săr R’je) tử thương tại
chổ ở Buôn Dơng Blang xã Krông Knô, đã và đang gây hoang mang cho cộng đồng xã hội,
khiến cho các nhà chức trách, nhà chuyên môn phải đau lòng trăn trở... Vậy nguyên do từ
đâu và chúng ta cần làm gì để ngăn chặn những vụ án chết người có liên quan đến bệnh tâm
thần

Người tâm thần phạm tội không phải là một vấn đề mới, mà nó đã tồn tại trong xã
hội từ rất lâu. Xã hội càng phát triển, càng kéo theo những căn bệnh có nguyên nhân từ áp
lực công việc, cuộc sống, xã hội. Bệnh tâm thần vì thế mà cũng có nhiều thể thức khác
nhau.
Mặc dù đã tồn tại trên thực tế như một trong những loại bệnh oái oăm, gây khổ sở cho
không chỉ người bệnh, mà còn làm cho người nhà họ cũng khốn đốn, song không dễ dàng gì
điều trị dứt điểm hẳn căn bệnh này. Như tôi theo dõi thì thời gian gần đây số lượng các vụ
án cũng như tính chất của tội phạm do những người mắc bệnh tâm thần thực hiện là hết sức
báo động, có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vấn đề này báo chí
cũng đã phản ánh nhiều để góp phần có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2002), tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần phân liệt
chiếm khoảng 0,48 - 0,69% dân số và mỗi năm cứ 10 000 người dân từ 12 đến 60
tuổi thì có một người mắc tâm thần phân liệt [7], [32]. Tại Việt Nam theo Trần


Viết Nghị và cs tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm khoảng 0,3 - 1% dân số
[9].


2

2

Một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng đó là nhận thức của đại đa số
người dân về căn bệnh tâm thần còn rất mơ hồ, thiếu kiến thức. Đa số người bệnh tâm thần
chỉ biểu lộ suy nghĩ hành vi bất thường khi có cơn hoang tưởng ảo giác, kích động hoặc
trầm cảm chi phối. Còn phần lớn, những người mắc bệnh tâm thần vẫn có tư duy, sinh hoạt
nói năng tương đối bình thường cho nên rất khó nhận biết nếu không có kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp. Thậm chí có nơi, có gia đình thoạt đầu thấy con em mình
đôi khi có những hành vi và nhận thức sai lệch khác thường thì bán tín bán nghi cho là bị
ma ám thường đưa đi các đình chùa cầu khấn hoặc thuê thầy về cúng đuổi tà ma. Chỉ đến
khi người bệnh phát cơn và gây án trầm trọng lúc đó mới biết con em mình mắc bệnh. Còn
một số gia đình đưa con em mình đi bệnh viện chuyên khoa điều trị song khi bệnh ổn định
trở về nhà đã không tự nguyện đưa người bệnh tham gia vào chương trình quản lý điều trị
người bệnh tâm thần tại cộng đồng để được các thầy thuốc tiếp tục quản lý, thăm khám theo
dõi và cấp phát thuốc điều trị định kỳ tại cơ sở y tế huyện, xã, phường mà thường là uống
thuốc thất thường hoặc tự ý bỏ thuốc không điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không cho
người bệnh tái khám nên bệnh đã tái phát nhiều lần trở thành mạn tính và mỗi lần tái phát
thì bệnh có xu hướng nặng lên, nguy cơ đe dọa gây nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng và
chính bản thân người bệnh là rất lớn.
90% mắc chứng tâm thần phân liệt do trong các ngày lễ Tết, bệnh nhân dùng nhiều
các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá hoặc trầm cảm, thức khuya.[Báo điện tử]
Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống chăm sóc sức khoẻ tâm thần từ Trung ương
đến địa phương. Việc quản lý điều trị người bệnh tâm thần tại cộng cồng được tổ chức và
điều hành rất tốt trong vài thập kỷ gần đây. Song, trên thực tế, số bệnh nhân được quản lý

điều trị chỉ mới có một phần và chủ yếu là chỉ quản lý những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần
phân liệt. Còn phần lớn người bệnh vẫn đang ở thể tự do ngoài xã hội.
Để có thể ngăn chặn sự gia tăng của những vụ án chết người có liên quan đến bệnh
tâm thần hiện nay cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao hiểu biết của người dân
về căn bệnh tâm thần để mọi người trên cơ sở những kiến thức cơ bản hiểu rõ hơn, từ đó
xóa đi những định kiến với người bệnh, có ý thức sẻ chia thông cảm và giúp đỡ người bệnh
trong quá trình điều trị cũng như trong lao động, học tập, tái hòa nhập cộng đồng.


3

3

Bệnh tâm thần đang có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân tâm thần tốt sẽ giúp cho xã hội phát triển ổn định. Chính vì vậy, điều trị
và chăm sóc những bệnh nhân này rất cần nhận được sự quan tâm, chia sẻ của gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đặt kế hoạch nghiên cứu đề tài “Thực trạng –
giải pháp về quản lý, khám và điều trị bệnh nhân tâm thần tại huyện Lăk năm 2014”
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể :
Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy hành vi phạm tội tự sát ở những bệnh nhân tâm thần.


4

4


5


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN
1.1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần
Bệnh tâm thần là một thuật ngữ tổng quát ám chỉ một nhóm bệnh tật, cũng giống như
cách nói bệnh tim thì ám chỉ một nhóm bệnh tật và rối loạn ảnh hưởng đến trái tim.
Một căn bệnh tâm thần là một vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng
cách suy nghĩ, cư xử và giao tiếp của một ai đó với những người khác. Bác sĩ chẩn bệnh tâm
thần dựa vào những tiêu chí đã được chuẩn hóa. Thuật ngữ rối loạn tâm thần cũng được sử
dụng để ám chỉ những vấn đề về sức khỏe này.
1.1.2. Khái niệm pháp y về bệnh tâm thần
Pháp y tâm thần (Forensic Psychiatry) là một lĩnh vực của tâm thần học. Nhiệm vụ trọng
tâm của pháp y tâm thần là đánh giá khả năng nhận thức, khả năng điều khiển biểu hiện
hành vi tự sát và điều trị bắt buộc những người phạm tội và tự sát có rối loạn tâm thần nặng
[36].
1.1.3. Một số luận thuyết về tội phạm
+ Các luận thuyết về nhân chủng học
+ Các luận thuyết về bệnh lý tâm thần
+ Các luận thuyết về tâm lý và phân tâm
+ Các luận thuyết về xã hội học
1.1.4. Các hình thức giám định pháp y tâm thần
Bao gồm: giám định nội trú, giám định tại phòng khám, giám định tại chỗ, giám định tại
hội đồng xét xử và giám định vắng mặt
1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH TÂM THẦN
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần:
1.2.1. 1 Rối loạn trầm cảm:
Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy nhược thần kinh mãn tính sau nhiễm khuẩn như mắc
bệnh lao, phong,… thường biểu hiện kín đáo, nhẹ nhàng, dễ bị che lấp bởi các trệu chứng

của bệnh suy nhược thần kinh mãn tính và các bệnh nhiễm khuẩn khác không điển hình như
trong các bệnh trầm cảm nội sinh. Theo Westaway NS., (1992) có 68% bị rối loạn trầm cảm


6

6

với mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng ở bệnh nhân lao phổi.Theo Nguyễn Văn Ngọc
(2003) trong suy nhược thần kinh mãn tính sau nhiễm khuẩn như mắc bệnh lao, phong, lao
thâm nhiễm… chiếm tỉ lệ 30% có rối loạn trầm cảm. Biểu hiện thường gặp là sự mệt mỏi,
người bệnh thường than phiền mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mệt mỏi cả khi nghỉ
ngơivà tăng lên dù chỉ một cố gắng nhỏ. Ngoài ra dấu hiệu thường thấy là giảm khí sắc,
buồn phiền, lo lắng, thờ ơ, chậm chạp, dễ mũi lòng,mau nước mắt. Nặng hơn là ý tưởng quá
đáng và ý nghĩ tự hủy hoại,những ý tưởng nàyxuất phát từ thực trạng bệnh tật của người
bệnh đặc biệt ở bệnh nhân suy nhược thần kinh mãn tính sau nhiễm khuẩn như mắc bệnh
lao, phong, lao thâm nhiễm, lao xơ hang với đặc điểm bệnh kéo dài,hay tái phát,điều trị
nhiều lần.
1.2.1. 2 Rối loạn lo âu:
Lo âu được xem là một trong những biểu hiện chính của bệnh suy nhược thần kinh
mãn tính sau nhiễm khuẩn như mắc bệnh lao, phong, lao thâm nhiễm, lao phổi. Cũng theo
Nguyễn Văn Ngọc (2003) rối loạn lo âu ở nhóm lao thâm nhiễm chiếm 31,4% và lao xơ
hang chiếm 60,5%.Có sự khác biệt tỉ lệ lo âu giữa hai nhóm là do lao xơ hang với đặc điểm
bệnh tiến triển kéo dài, BK trong đờm có dương tính mạnh,tổn thương xơ phổi rộng gây rối
loạn chức năng hô hấp và tuần hoàn hậu quả làm giảm oxy máu,hay có biến chứng ho ra
máu nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động của não gây rối
loạn về tâm lý hành vi và thần kinh tự trị.Hầu hết bệnh nhân có đặc điểm rối loạn lo âu cao
bằng thiếu nhạy bén,giảm năng lực học tập,giảm hoạt động và thích ứng của xã hội.Đặc
điểm Rối loạn lo âu xuất hiện sớm ngay từ khi bị bệnh.Rối loạn lo âu trở nên nặng nề hơn
khi bệnh diễn biến xấu do việc điều trị và dự phòng không tốt.Lo âu có thể không có chủ đề

nào cụ thểNgười bệnh dễ lo lắng,không an tâm hồi hộp,thở gấp,khó chịu vùng thượng
vị,chóng mặt, khô miệng.Sự lo lắng về bệnh tật thời gian điều trị kéo dài ảnh hưởng đến
cuộc sống của bản thân và gia đình bệnh nhân,cho tương,lai của họ.Các rối loạn lo âu hoảng
sợ thường gặp khá phổ biến,có khi gặp ám ảnh sợ xã hội,sợ khoảng trống.Ngoài ra rối loạn
lo âu còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như phong tục tập quán thái độ của mọi người
xung quanh của cộng đồng cũng như vấn đề kinh tế,giao tiếp.
1.2.1. 3 Rối loạn cảm giác tri giác:
Biểu hiện thường gặp là tăng cảm giác.Các rối loạn tri giác ở đây chủ yếu là ảo
giác thô sơ,nội dung của các ảo giác này là những cảm giác khác thường như tiếng ù,tiếng


7

7

động,tiếng rì rào…Thường mơ hồ lúc có lúc không xuất hiện lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc lúc
thức dậy.Các ảo giác thường thuyên giảm và hết dần khi bệnh lao ổn định
1.2.1. 4 Rối loạn tư duy:
Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có các ý tưởng quá đáng bao gồm các ý tưởng bất
hạnh,chán sống,bị hại,đôi khi gặp hội chứng paranoid.
1.2.1. 5 Rối loạn trí nhớ,chú ý:
*Rối loạn trí nhơ:
Thường gặp thường là giảm nhớ.Chủ yếu là giảm trí nhớ gần.Người bệnh hay than
phiền hoặc bị người khác than phiền là đãng trí,hay quên.Có sự giảm trí nhớ ngắn hạn này
là trong trạng thái mệt mỏi,suy nhược,lo âu,mất ngủ,thiếu tập trung dẫn đến khả năng ghi
nhận kém,thiếu chú ý tích cực.Giãm trí nhớ thường gặp trong trạng thái hoảng sợ,xúc động
**Rối loạn chú ý:
Người bệnh không tập trung chú ý hoặc chỉ tập được trung trong khoảng thời gian
ngắn.Nngười bệnh khó duy trì việc đọc sách,xem báo lâu.Các yếu tố ngoại cảnh như tiếng
động,tiếng cười…dễ làm bệnh nhân phân tán và phá vỡ sự tập trung chú ý của mình.

1.2.1. 6 Đặc điểm hội chứng suy nhược:
Thường xuất hiện ngay từ đầu,thậm chí nó còn kéo dài sau khi đã điều trị khỏi
lao.Biểu hiện chính là tình trạng mệt mỏi,kích thích suy nhược.Người bệnh ngại làm việc dù
là việc nhẹ nhàng,giảm khả năng làm việc,tình trạng dễ bị kích thích,tính tình thay đổi,khó
kiềm chế,dễ xúc động,luôn căng thẳng,khó thư giãn.Bệnh nhân có cảm giác hụt hơi,chân tay
rã rời,không muốn hoạt động,một tiếng cười to tiếng cũng có thể làm người bệnh khó
chịu,giận dữ,bực tức.Đôi khi than đau đầu không tuân theo một qui luật nào về thời gian,vị
trí, về sự khu trú hay lan toả.Đôi khi cảm giác đau,choáng váng tăng lên về chiều tối
1.2.1. 7 Rối loạn giấc ngủ:
Theo Aydin I.O (2001) có trên 75% rối loạn giấc ngủ đi kèm các triệu chứng mệt
mỏi,giảm khả năng làm việc.Đặc điểm mất ngủ thường thấy người bệnh khó đi vào giấc
ngủ,ngủ không sâu,hay giật mình,có nhiều mộng mị hay thở dài,lo lắng về bệnh tật giấc ngủ
hay trằn trọc, không yên giấc.Sáng dậy mệt mỏi,ể oải,ngủ gà và cảm thấy toàn thân mệt
mỏi,khó chịu làm bệnh nhân đã suy nhược lại càng suy nhược thêm điều này là do hậu quả
của bệnh lao gây nên.


8

8

1.2.1. 8 Rối loạn hoạt động có ý chí:
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2003) thường gặp ở lao xơ hang chiếm 60,5%, người bệnh
cảm thấy mệt mỏi, ngại vận động, giao tiếp hạn chế do đặc điểm bệnh lao là bệnh truyền
nhiễm. Bệnh nhân thường bị sốt,vho, khó thở, gầy sút…nên khi vận động thường quá sức
đối với họ. Nhận định của một số tác giảcho rằng hầu hết bệnh nhân lao phổi đều suy giảm
rõ rệt về thể chất và tinh thần. biểu hiện của sự suy giảm là hạn chế giao tiếp,giảm năng lực
học tập và giãm hoạt động cũng như thích ứng với xã hội.
1.2.1. 9 Rối loạn hoạt động bản năng:
Biểu hiện của triệu chứng này đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác chán ăn,ăn không

ngon miệng.Bệnh lao do phải điều trị một thời gian dài người bệnh lâm vào tình cảnh mệt
mõi,suy nhược,mất ngủ kéo dài làm rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể chán ăn tác
động trở lại làm cho bệnh nhân càng suy nhược,giảm sức đề kháng nên sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến kết quả điều trị bệnh lao
1.2.1. 10 Rối loạn bản năng tình dục
Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện thiếu hoặc giảm sự ham muốn tình dục.ở nam
thường gặp là bất lực.
1.2.2. Những rối loạn tâm thần kỳ lạ trong y học hiện đại
Theo BS. Valerie Taylor, một chuyên gia sức khỏe tâm thần Canada.
Hội chứng Stendhal (bị sốc vì cái đẹp): Hội chứng Stendhal/Standhal là một dạng bệnh tâm
căn xảy ra khi một người tiếp xúc với quá nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp trong một khoảng
thời gian ngắn.
Hội chứng Stockholm (yêu kẻ bắt cóc mình): Jaycee Dugard bị bắt cóc năm 11 tuổi. Khi
được giải cứu lúc 29 tuổi, cô đã nói với những người điều tra rằng kẻ bắt cóc cô, Phillip
Garrido, là “một người rất tốt” và “là người cha tốt với những đứa con của cô”.
Hội chứng Lima (kẻ bắt cóc trở nên gắn bó với nạn nhân): Trái người với hội chứng
Stockholm, trong trường hợp này kẻ bắt cóc lại trở nên thông cảm và gắn bó với nạn nhân.


9

9

Triskaidekaphobia (sợ số 13): Triskaidekaphobia là hội chứng sợ số “13”, trong khi hội
chứng

sợ

thứ


Sáu

ngày

13

được

gọi



paraskavedekatriaphobia

hoặc

friggatriskaidekaphobia.
Hội chứng “bàn tay lạ” (Alien Hand Syndrome) (bàn tay có cuộc sống riêng): Những người
bị hội chứng này không kiểm soát được “bàn tay lạ” của mình. Bàn tay thậm chí có thể thực
hiện được những động tác phức tạp như cởi khuy, cởi quần áo và sử dụng dụng cụ.
Hội chứng “nói giọng nước ngoài” (Foreign Accent Syndrome): Đây là tình trạng hiếm gặp
xảy ra sau một chấn thương sọ não hoặc đột quỵ, khiến người bệnh nói tiếng mẹ đẻ như thể
họ là người nước ngoài.
Hội chứng Diogenes (người già thờ ơ với bản thân): Hội chứng Diogenes, hay hội chứng
“nhếch nhác tuổi già”, là một rối loạn đặc trưng bởi tình trạng bỏ bê bản thân trầm trọng,
nhà cửa bẩn thỉu, cô lập với xã hội, lãnh đạm với mọi người, ám ảnh tích trữ các vật dụng
bỏ đi và không còn biết xấu hổ.
Kleptomania (ám ảnh lấy cắp): Kleptomania là căn bệnh đặc trưng bởi mong muốn không
thể cưỡng lại phải lấy trộm những đồ vật không mấy giá trị. Món đồ có thể hoàn toàn không
đáng giá gì như ghim kẹp hoặc cuộn giấy vệ sinh. Một số người bị hội chứng kleptomania

thậm chí còn không ý thức được là mình đang có hành vi trộm cắp.
Hội chứng Cotard (tin rằng mình là một xác sống): Hội chứng Cotard khiến người bệnh tin
rằng mình đang chết, không tồn tại, đang thối rữa, đã bị mất hết máu hoặc các cơ quan trong
cơ thể. Mặc dù hiếm gặp, song một số người bệnh bị hoang tưởng là mình bất tử.
Synesthesia (chữ cái có màu sắc, màu sắc có hương vị): Đây là sự hợp nhất về thần kinh
của các giác quan khiến người bệnh thấy các chữ cái có màu sắc, âm thanh có màu sắc, và
màu sắc có hương vị. Ví dụ từ “cốc” có vị giống như kem sô cô la.


10

10

Hoang tưởng Capgras (nghĩ người thân là người lạ): Hoang tưởng Capgras là một rối loạn
hiếm gặp trong đó người bệnh tin rằng một người thân trong gia đình hoặc thậm chí vợ hay
chồng mình là kẻ mạo danh có vẻ ngoài giống hệt.
Hoang tưởng Fregoli (tất cả mọi người đều giống nhau): Người bệnh tin rằng những người
xung quanh mình đang mang khuôn mặt của một người luôn thay đổi dáng vẻ hoặc đang cải
trang.
Bigorexia (ám ảnh về cơ bắp): Người bị bệnh này luôn bị ám ảnh rằng mình không đủ “vạm
vỡ”.
Arctic Hysteria: Chứng bệnh này phần lớn gặp ở chó và phụ nữ người Eskimo. Các triệu
chứng bao gồm la hét dữ dội và hành vi hoang dại không kiểm soát được, trầm cảm, mất
cảm giác với giá lạnh và nhiều triệu chứng khác.
Reduplicative Paramnesia: Người bệnh tin rằng một chỗ hoặc một địa điểm nào đấy đã bị
sao chép, tồn tại đồng thời ở hai hoặc nhiều vị trí, hoặc vị trí đó đã bị “di chuyển” tới một
nơi khác.
Celebriphilia (cuồng thần tượng): Celebriphilia là ham muốn mạnh mẽ bất thường được có
quan hệ lãng mạn/tình dục với thần tượng.
Bibliomania (ám ảnh sách): Người bệnh bị ám ảnh phải thu thập sách tới mức ảnh hưởng

tới các quan hệ xã hội và gia đình.
Hội chứng Munchausen (muốn được quan tâm): Người bệnh làm giả hoặc cường điệu các
triệu chứng bệnh tật của mình hoặc của người đang được mình chăm sóc để mong nhận
được sự quan tâm và thông cảm từ người khác.
Androphobia (thù ghét đàn ông): Androphobia là tình trạng người bệnh thù ghét đàn ông
một cách thái quá.


11

11

Trichotillomania (muốn nhổ tóc): Người bệnh bị thôi thúc phải nhổ lông tóc của mình.
Người bệnh có thể nhổ tóc, lông mi, lông ngực, lông mũi, lông mu, lông mày v.v….
Hội chứng “Đầu nổ tung” (Exploding Head Syndrome): Hội chứng này khiến người bệnh
đôi khi phải chịu tiếng ồn khủng khiếp phát ra từ ngay chính đầu mình, thường được mô tả
là âm thanh của tiếng nổ, tiếng gầm, tiếng súng, giọng nói to hoặc tiếng thét.
Paedophilia (chứng ấu dâm): Paedophilia đặc trưng bởi chủ yếu hoặc hoàn toàn chỉ có ham
muốn tình dục với trẻ em chưa dậy thì.
Hội chứng “Alice ở xứ thần tiên”: Người bệnh cho biết cảm giác của họ về thời gian, không
gian và hình ảnh cơ thể bị méo mó. Ví dụ, với họ con chó có thể trông chỉ có kích thước
bằng con chuột nhắt.
Apotemnophilia/Rối loạn cắt cụt chi: Bệnh nhân bị ám ảnh bởi ham muốn phải cắt cụt các
chi đang khỏe mạnh hoặc những bộ phận khác của cơ thể tới mức có thể tìm cách để tự làm
việc đó.
Hybristophilia (yêu tội phạm): Đó là khi một người có ham muốn tình dục hoặc bị hấp dẫn
bởi kẻ có hành vi tội ác.
Jumping Frenchmen of Maine: Chứng bệnh này gây ra phản xạ “máy giật” quá mức, tương
tự như phản xạ “giật mình” không kiểm soát được, nhưng cũng có thể bao gồm cử động đột
ngột ở tất cả các phần của cơ thể.

1.2.2.1. Các cơn tâm thần và hội chứng tâm thần toàn thể
+ Cơn vắng ý thức
+ Cơn giật cơ
+ Cơn co giật
+ Cơn co cứng


12

12

+ Cơn co cứng - co giật (tâm thần cơn lớn)
+ Cơn mất trương lực
+ Hội chứng West
+ Hội chứng Lennox – Gastaut
+ Hội chứng tâm thần giật cơ - mất đứng
1.2.2.2. Các cơn tâm thần và hội chứng tâm thần cục bộ
* Các cơn tâm thần cục bộ đơn giản
+ Các cơn tâm thần cục bộ với triệu chứng vận động
+ Các cơn tâm thần cục bộ với triệu chứng giác quan
+ Các cơn với triệu chứng tiền đình
+ Các cơn tâm thần cục bộ với triệu chứng thần kinh thực vật
+ Các cơn tâm thần cục bộ với triệu chứng tâm thần
* Các cơn tâm thần cục bộ phức tạp
+ Động tác tự động
+ Các cơn tâm thần cục bộ với triệu chứng biến đổi ý thức
+ Tâm thần cục bộ lành tính (tâm thần kịch phát Rolando)
+ Hội chứng Kojewnikow
+ Các loại tâm thần thuỳ
1.3. GIÁM ĐỊNH PHÁP Y VỀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN

1.3.1 Tỷ lệ phạm tội và tự sát của bệnh nhân tâm thần
Theo kết quả nghiên cứu của James Edward Gunn (2000) trong nhà tù của Anh và Xứ
Wales thấy tỷ lệ bị tâm thần là 0,7-0,8%, tỷ lệ này cao hơn ở trong dân số nói chung
(0,45%) [65].
Ở Việt Nam , theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Cường và cộng sự (2001) cho thấy tỷ
lệ bệnh nhân tâm thần chiếm 12,25% tổng số các đối tượng giám định [9].
1.3.2. Đặc điểm, tính chất biểu hiện hành vi tự sát ở bệnh nhân tâm thần
1.3.2.1. Đặc điểm rối loạn tâm thần khi phạm tội
Chính nhân cách bùng nổ, tính khiêu khích gây gổ là cốt lõi của khả năng phạm tội.
Frenwick P. (1986) nghiên cứu trên 270 bệnh nhân tâm thần thùy thái dương và 199 bệnh
nhân tâm thần cục bộ phức tạp, thấy hầu hết các trường hợp phạm tội và tự sát xảy ra ngoài
cơn và trong tình trạng rối loạn nhân cách [63].


13

13

1.3.2.2. Hình thức, tính chất hành vi phạm tội
Bệnh nhân tâm thần hành động một cách tức thì, bám riết nạn nhân và có biểu hiện quên sau
khi thực hiện hành vi phạm tội.
Lửng lơ trách nhiệm người giám hộ, Báo động thực trạng cho bệnh nhân tâm thần gây án...
Có nhiều vụ án còn để lại những hậu quả nặng nề đối với các nạn nhân cũng như đặt ra
những gánh nặng lớn cho xã hội (như vụ án giết người của Hà Văn Pẩu ở Lạng Sơn; Vụ
Nguyễn Hữu Trung ở Gia Lai trong lúc lên cơn điên đã chém chết vợ chồng người em ruột;
Hay như vụ Dương Văn Nuôi ở TP. HCM do bị bệnh rối loạn nhân cách cảm xúc nên sau
khi uống rượu đã dùng búa tấn công 7 người trong gia đình, 1 giám đốc doanh nghiệp và
công nhân ở đó, khiến nhiều nạn nhân phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương và
chấn thương sọ não. Ngoài ra còn hàng chục vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
khác xảy ra trên địa bàn cả nước trong thời gian vừa qua).

[Theo PGS Trần Hữu Bình - nguyên viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch
Mai) đến thăm một bệnh nhân tâm thần.]
Xét trên góc độ bệnh lý thì những người thực hiện tội phạm thường là những người mắc
bệnh tâm thần phân liệt, phát bệnh vì một bệnh lý của não, do những biến đổi sinh học phức
tạp hoặc vì tác động bất lợi của môi trường tâm lý xã hội. Việc liên tục để xảy ra tình trạng
người tâm thần phạm tội, theo tôi là xuất phát từ việc các đối tượng này không được quan
tâm, chăm sóc, quản lý và phát hiện bệnh sớm hoặc chữa trị không kịp thời, hợp lý.
Ngoài các đối tượng mắc bệnh tâm thần phân liệt thì hiện tại trong xã hội hiện nay, còn có
phần đa những người có biểu hiện thần kinh không bình thường như: Trầm cảm, lo âu, rối
loạn hành vi, sa sút tâm thần, kích động do loạn thần vì uống rượu, chậm phát triển tâm
thần... Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước ta mới có cơ chế quản lý đối với những người mắc
bệnh ở thể dạng tâm thần phân liệt, mà chưa có phương pháp quản lý cũng như chế định
pháp lý cụ thể đối với các đối tượng thuộc thể dạng ngoài tâm thần phân liệt. Trong khi đó,
đây cũng là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao gây ra các hành vi vi phạm pháp
luật hình sự.
1.3.2.3. Hậu quả do bệnh nhân tâm thần phạm tội và tự sát gây ra


14

14

Hậu quả do người bệnh tâm thần phạm tội và tự sát gây ra là hết sức nặng nề, chủ yếu dẫn
đến chết người và gây thương tích nặng [14]
1.4. CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI TỰ SÁT Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH
1.4.1. Yếu tố bệnh lý
1.4.1.1. Trạng thái ý thức hoàng hôn
Hành vi của bệnh nhân do hoang tưởng và ảo giác chi phối nên bệnh nhân thường có hành
vi hết sức nguy hiểm, tấn công một cách dã man, phá phách một cách vô nghĩa tất cả những
gì ngăn cản trước mắt[4],[5]. Bệnh nhân tâm thần phạm tội và tự sát trong trạng thái này

chiếm tỷ lệ khoảng 2% đến 6,25% [14],[117].
1.4.1.2. Tâm thần và các rối loạn tâm thần trong bệnh tâm thần
+ Tâm thần: chiếm 45,13% tổng số các bệnh nhân tâm thần được nghiên cứu và phần lớn
tâm thần tâm thần xuất hiện ở lứa tuổi trẻ [72],[95]. Bệnh nhân tâm thần tâm thần phạm tội
và tự sát chiếm khoảng 4,2-5,6% [14].
+ Các rối loạn tâm thần trong bệnh tâm thần: Rối loạn tâm thần trong tâm thần được nhiều
tác giả đề cập đến và được chia ra các thời kỳ trước cơn, trong cơn, sau cơn và giữa các cơn
[59],[68],[71].. Biểu hiện chủ yếu của rối loạn tâm thần giữa các cơn tâm thần được nhiều
tác giả đề cập đến đó là rối loạn về cảm xúc, tư duy, trí tuệ và nhân cách[4],[66],[90],[91].
1.4.2. Yếu tố tâm lý xã hội.
Người bệnh tâm thần phần lớn bị bất lợi về mặt xã hội: 1/2 có khó khăn nghiêm trọng với
công việc, bệnh nhân chịu nhiều tổn thất từ nhận thức và thành kiến của người khác về tâm
thần hơn là tình trạng thực của bản thân người bệnh. Nhiều vấn đề nảy sinh trong trường
học, công việc và trong cuộc sống gia đình, triển vọng kết hôn có thể bị ảnh hưởng. Trên
nền một nhân cách biến đổi thì yếu tố tâm lý xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phạm
tội và tự sát [63].
1.4.4. Sử dụng các chất kích thích
Rượu có thể phát động cơn tâm thần trong nhiều tình huống chiếm 0,5-45% tâm thần ở
người lớn. Ở Pháp 1/4 tâm thần ở người lớn là do rượu - qua điều tra một số tác giả thấy có
3,7-6,6% người nghiện rượu bị tâm thần [89]. Trong giám định pháp y tâm thần các tác giả
thấy yếu tố sử dụng chất kích thích thúc đẩy biểu hiện hành vi tự sát chiếm tỷ lệ từ 9,28 đến
13,94% [14].


15

15

1.5 Phân bổ bệnh nhân tâm thần theo dân tộc các xã tại huyện Lăk.
Bảng 1.1: Phân bổ bệnh nhân tâm thần theo dân tộc tại các xã


STT

Bệnh nhân tâm
thần

DÂN SỐ

ĐỊA
PHƯƠNG

Tỷ lệ (%)

TS
chung

DTTS

TS
chung

DTTS

TS
chung

DTTS

01


Yang Tao

7691

534

55

53

0.72

0.69

02

Bông Krang

6287

5143

95

90

1.51

1.43


03

TT Liên Sơn

6114

1492

46

16

0.75

0.26

04

Đak Liêng

9809

4796

60

38

0.61


0.39

05

Buôn Tría

3316

1119

31

6

0.93

0.18

06

Buôn Triết

6557

2131

36

8


0.55

0.12

07

Đak Nuê

5702

3287

59

51

1.03

0.89

08

Đak Phơi

5794

4396

39


34

0.67

0.59

09

Nam Ka

2249

1135

7

6

0.31

0.27

10

Ea R'Bin

2474

2011


6

5

0.24

0.20

11

Krông Knô

7716

5876

46

41

0.60

0.53

63709

38920

480


348

0.75

0.55

Toàn huyện

1.5 Phân bổ bệnh nhân tâm thần theo giới tính các xã tại huyện Lăk.
Bảng 1.2: Phân bổ bệnh nhân tâm thần theo giới tính tại các xã
DÂN SỐ
STT

ĐỊA
PHƯƠNG

TS
DTTS
chung

Bệnh nhân
tâm thần
TS
chun
g

DTT
S

Bệnh nhân

tâm thần

Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

Nam

Nữ

01

Yang Tao

7691

534

55

53

38

17

69.09


30.91

02

Bông Krang

6287

5143

95

90

61

34

64.21

35.79


16

16

03

TT Liên Sơn


6114

1492

46

16

38

8

82.61

17.39

04

Đak Liêng

9809

4796

60

38

39


21

65.00

35.00

05

Buôn Tría

3316

1119

31

6

17

14

54.84

45.16

06

Buôn Triết


6557

2131

36

8

22

14

61.11

38.89

07

Đak Nuê

5702

3287

59

51

26


33

44.07

55.93

08

Đak Phơi

5794

4396

39

34

30

9

76.92

23.08

09

Nam Ka


2249

1135

7

6

6

1

85.71

14.29

10

Ea R'Bin

2474

2011

6

5

5


1

83.33

16.67

11

Krông Knô

7716

5876

46

41

38

8

82.61

17.39

6370
9


38920

480

160

66.67

33.33

Toàn huyện

348

320


17

17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả bệnh nhân tâm thần đang quản lý và điều trị tại cộng đồng huyện Lăk
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu đại diện, có phân tích
Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp mô tả lâm sàng kết hợp hồi cứu và tiến cứu.
2.2.1.1. Phương pháp hồi cứu

Dựa vào bệnh án trong thời gian theo dõi giám định, các xét nghiệm cận lâm sàng đã thực
hiện và biên bản giám định pháp y tâm thần đã có, chỉ sử dụng những bệnh án đáp ứng được
các yêu cầu theo mẫu hồ sơ nghiên cứu được thiết kế như đối với các trường hợp nghiên
cứu theo phương pháp tiến cứu để đưa vào số liệu đánh giá kết quả cùng với số liệu các
trường hợp thực hiện theo phương pháp tiến cứu.
2.2.1.2. Phương pháp tiến cứu
+ Thu thập thông tin từ hồ sơ trưng cầu giám định.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin từ các tài liệu do cơ quan trưng cầu giám định
cung cấp nhằm xác định rõ:
- Tiền sử sản khoa, nhi khoa, quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng học tập, lao động,
công tác và tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của đối tượng giám định.
- Xác định một số nguyên nhân gây tâm thần.
- Xác định tình trạng tâm thần của đối tượng giám định khi phạm tội và tự sát
- Xác định phương tiện sử dụng, hình thức và tính chất hành vi phạm tội.
- Đánh giá hậu quả do đối tượng phạm tội và tự sát gây ra cho nạn nhân.
- Xác định quan hệ của người bị hại với đối tượng phạm tội.
+ Lập hồ sơ bệnh án theo mục tiêu nghiên cứu .
Các mục cần nghiên cứu bao gồm: tiền sử, bệnh sử, quá trình phạm tội và tự sát và yếu tố
thúc đẩy hành vi phạm tội.
+ Lập quy trình thăm khám, giám định.
- Quan sát chuyên khoa.


18

18

- Khám tâm thần.
- Khám nội khoa, thần kinh và các chuyên khoa khác.
- Phương pháp giám định.

Tất cả các trường hợp đều được thực hiện theo hình thức giám định tập thể. Kết luận giám
định là một chứng cứ pháp lý rất quan trọng vì vậy phải được lập thành văn bản. Nội dung
kết luận giám định phải trả lời đầy đủ các yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định:
• Về y học: Đối tượng giám định có bị bệnh tâm thần hay không, loại cơn tâm thần, mức độ
biến đổi nhân cách và rối loạn tâm thần.
• Về pháp luật: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đến khả năng nhận thức và kiềm chế
hành vi.
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:
2.2.2.1. Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu ước lượng theo công thức:
n=

Trong đó: n là cỡ mẫu cần nghiên cứu

Z2xpxq

D2

Z: hệ số 1,96 ứng với khoảng tin cậy 95%
p: tỷ lệ bệnh nhân tâm thần được giám hộ quan tâm quản lý dự kiến giá trị p = 0,5
(Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Cường và cộng sự (2001) cho thấy tỷ lệ
người thân bệnh nhân tâm thần 50% được tư vấn SKTT có quan tâm đến bệnh nhân tâm
thần) [14]
q: 1-p tỷ lệ người thân lửng lơ, thiếu trách nhiệm với bệnh nhân tâm
thần.
D: Độ chính xác mong muốn tin cậy 95%, D = 1- 0.95 = 0.05
mức độ sai số tuyệt đối chấp nhận (D= ± 0,05)
Từ công thức trên tính ra mẫu cần nghiên cứu:

n=


1,962 x 0,5 x 0,5=
(0,05)2

384,16


19

19

Vậy, cỡ mẫu được chọn theo công thức là n = 384 bệnh nhân tâm thần. Để tăng lực mẫu và
khống chế sai số chúng tôi chọn thêm 25% và đủ điều kiện là 480 bệnh nhân tâm thần được
quản lý điều trị tại trung tâm y tế huyện Lăk. Chúng tôi đã nghiên cứu và điều tra toàn bộ số
này.
Cách chọn mẫu :


Bước 1 :

- Lập danh sách BNTT tại cộng đồng huyện Lăk, với tổng số 480 bệnh nhân (có danh
sách kèm theo trong phụ lục).
Bước 2: Chọn đối tượng nghiên cứu
Chọn đủ 480 đối tượng được khám quản lý điều trị tại Trung Tâm và kèm đối tượng là
người thân(giám hộ) bệnh nhân, tiếp cận phỏng vấn.
2.2.3.Tiêu chuẩn chọn đối tuợng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định cho đối tượng nghiên cứu gồm:
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của tổ chức y tế
giới lần thứ 10 (ICD-10) mục G về bệnh hệ thần kinh.
- Về lâm sàng: có biến đổi bệnh lý phù hợp với cơn tâm thần trên lâm sàng

2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Hồ sơ trưng cầu giám định không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan chuyên môn y tế.
+ Các hiện tượng giống cơn tâm thần
- Nguồn gốc nội khoa
- Giả vờ cơn tâm thần
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trắc nghiệm tâm lý
- Cơ sở tiến hành kỹ thuật trắc nghiệm: phòng test tâm lý nhân cách.
- Test MMPI rút gọn tính trị số trung bình các thang, so sánh với chỉ số chuẩn.
- Test Raven so sánh kết quả làm test của nhóm bệnh nhân với chỉ số chuẩn, minh mẩn trí
tuệ.
2.5 CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
2.5.1 Nhóm chỉ số tỷ lệ bệnh nhân rối loạn tâm thần có hành vi bạo lực - tự sát


20

20

Số BN RLTT gây bạo lực – tự sat

Tỷ lệ BN RLTT có HV BL-TS =

X 100

∑ BNRLTT được quản lý điều trị

- Tỷ lệ BN RLTT chung có hành vi bạo lực tự sát
- Tỷ lệ BN RLTT Nam có hành vi bạo lực tự sát
- Tỷ lệ BN RLTT nữ có hành vi bạo lực tự sát
- Tỷ lệ BN RLTT dân tộc có hành vi bạo lực tự sát

2.5.2 Nhóm chỉ số về kết quả điều tra KAP
Tiến hành điều tra đối tượng đang khám, quản lý điều trị bệnh nhân rối loạn tâm
thần kèm người thân (giám hộ) ở 11 xã thị trấn trên địa bàn huyện Lăk, tiếp cận qua câu
hỏi phỏng vấn.
-

Phân loại bệnh nhân theo độ tuổi
Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Phân loại bệnh nhân theo dân tộc
Phân loại theo loại bệnh
Kết quả vụ án mạng BNTT tại công đồng
Kết quả vụ tự tử BNTT tại công đồng
Tính chất khởi phát

-

Thời gian khởi phát.

-

Đặc điểm triệu chứng giai đoạn khởi phát.
Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn toàn phát
Phân loại cơn tâm thần ở bệnh nhân nghiên cứu
Nguyên nhân xuất hiện cơn tâm thần ở bệnh nhân nghiên cứu
Các hội chứng rối loạn ý thức ở bệnh nhân nghiên cứu
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân nghiên cứu
Các triệu chứng rối loạn tư duy ở bệnh nhân nghiên cứu
Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ ở bệnh nhân nghiên cứu
Các loại hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Số lượng hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Đặc điểm rối loạn hình thức tư duy trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.


21

21
-

Các loại rối loạn tri giác thường gặp trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

- Phân bố ảo thanh trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
- Đặc điểm rối loạn tri giác trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
- Sự kết hợp hoang tưởng, ảo giác trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
-

Thời gian tồn tại của hoang tưởng, ảo giác dưới tác động của điều trị.

- Đặc điểm rối loạn cảm xúc trên nhóm BN nghiên cứu.
-

Đặc điểm rối loạn hoạt động có ý chí trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu khi mới nhập
viện

- Đặc điểm rối loạn hoạt động bản năng trên nhóm nghiên cứu khi mới nhập viện.
2.5.3 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Tên biến

Định nghĩa – loại biến


Các chỉ số

Công cụ

A. Thông tin về BNRLTT có hành vi phạm tội – tự sát trên địa bàn huyện

Lăk
A1.
Tuổi BN
RLTT

Tuổi BN RLTT được tính theo
năm dương lịch

Biến liên tục

A2.
Trình độ
học vấn

Cấp học cao nhất

Biến thứ hạng

Tỷ lệ BN RLTT theo
nhóm tuổi
-

10 -19


-

20 - 39

-

40 - 59

-

Từ 60 trở lên

Tỷ lệ BN RLTT có
trình độ văn hóa
Không biết chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Đại học, trung học
chuyên nghiệp

Phiếu
phỏng
vấn

Phiếu
phỏng
vấn



22

22

.
A3.
Nghề
nghiệp

Phiếu
Tỷ lệ BN RLTT làm phỏng
nghề
vấn
Công việc chính đang làm

Biến định danh

A4.

Phân theo loại bệnh RLTT

Phân loại
bệnh

Biến liên lục

-

Không nghề
nghiệp

Nông dân
Công nhân
Viên chức
Học sinh
Nghề nghiệp
khác

Phiếu
Tỷ lệ BN RLTT được phỏng
phân loại
vấn
Tâm thần phân liệt
Động Kinh
Rối loạn Trầm cảm
Loạn thần do CTSN
Loạn thần tuổi già
Chậm phát triển tâm
thần
Loạn thần do rượu
Loạn thần do ma túy
Rối loạn tâm thần kinh

B Nhận thức - thái độ - hành vi của chị em về sức khỏe sinh sản
B1

Hành vi khó kiềm chế

Nhận thức Tăng hoạt động
- thái độ –
Kích động tâm thần vận động

hành vi bạo

Tỷ lệ BNRLTT có
hành vi bạo lực

Phiếu
phỏng
vấn


23

23

lực tự sát

Hành vi đơn điệu
Hoang tưởng bị truy hại.
Ảo giác

Biến thứ hạng
Có hành vi
Không hành vi
Những nguyên nhân
bệnh tâm thần:
-

B2

Nguyên nhân về bệnh tâm thần


Những
nguyên
nhân dẫn
đến
BRLTT

Biến phân loại

-

Ám ảnh
Hoang tưởng
Ảo giác
Định kiến

-

Rối loạn cảm
xúc

-

Rối loạn hành
vi

2.5.3 phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu được làm sạch mã hóa và xử lý bằng phần mền SPSS 16.0
Sử dụng tests χ 2 khi so sánh các tỷ lệ quan sát.
-


Khi số liệu được trình bày bằng bảng 2x2 thì dùng công thức Yates:

2 =

n(|ad-bc|-n/2)2

(a+b)(a+c)(b+d)(c+d)

Phiếu
phỏng
vấn


24

24

Khi số liệu nhiều hơn bảng 2x2 thì dùng công thức

2 =

∑ (Qi-Li)2
Li

Qi: Là Tần số thực nghiệm
Li: Là Tần số lý thuyết
So sánh χ 2 tính được với χ 2α Trong bảng giới hạn của χ 2
Nếu χ 2 ≥ χ 2α thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
Nếu χ 2 ≤ χ 2α thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

2.5.4 Một số tiêu chí đánh giá thuật ngữ dùng trong nghiên cứu.
-

Phân loại bệnh nhân theo độ tuổi

-

Phân loại bệnh nhân theo dân tộc

-

Phân loại theo loại bệnh

-

Kết quả vụ án mạng BNTT tại công đồng

-

Kết quả vụ tự tử BNTT tại công đồng

-

Tính chất khởi phát


25

25


-

Thời gian khởi phát.

-

Đặc điểm triệu chứng giai đoạn khởi phát.

-

Các triệu chứng thường gặp trong giai đoạn toàn phát

-

Phân loại cơn tâm thần ở bệnh nhân nghiên cứu

-

Nguyên nhân xuất hiện cơn tâm thần ở bệnh nhân nghiên cứu

-

Các hội chứng rối loạn ý thức ở bệnh nhân nghiên cứu

-

Các triệu chứng rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân nghiên cứu

-


Các triệu chứng rối loạn tư duy ở bệnh nhân nghiên cứu

-

Các triệu chứng rối loạn trí nhớ và trí tuệ ở bệnh nhân nghiên cứu

-

Các loại hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

-

Số lượng hoang tưởng trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

-

Đặc điểm rối loạn hình thức tư duy trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

-

Các loại rối loạn tri giác thường gặp trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

-

Phân bố ảo thanh trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

-

Đặc điểm rối loạn tri giác trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.


-

Sự kết hợp hoang tưởng, ảo giác trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

-

Thời gian tồn tại của hoang tưởng, ảo giác dưới tác động của điều trị.

-

Đặc điểm rối loạn cảm xúc trên nhóm BN nghiên cứu.


×