Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CÁC LOẠI DẦU THỰC VẬT DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN HÓA HỮU CƠ

TIỂU LUẬN
Môn: Công nghệ Hóa mỹ phẩm

ĐỀ TÀI

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG
MỸ PHẨM

GVHD: Vương Ngọc Chính

Tp HCM, Tháng 5/2016


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

MỤC LỤC
I. Nguyên nhân gây hư tổn cho tóc ..................................................................................2
I.1. Tác động vật lí [1] .................................................................................................2
I.2. Tác động hóa học ..................................................................................................2
I.3. Yếu tố cơ thể .........................................................................................................3
II. Nguyên nhân gây tổn thương da .................................................................................3
II.1. Tác động vật lí .....................................................................................................3
II.2. Tác hại hóa chất ...................................................................................................5
II.3. Yếu tố cơ thể ........................................................................................................5


III. Tổng quan về dầu thực vật ........................................................................................6
III.1. Thành phần, tính chất hoá học của dầu thực vật ................................................6
III.2. Tách dầu bằng phương pháp cơ học: ..................................................................7
IV. Các loại dầu dùng trong chăm sóc da và tóc .............................................................8
IV.1. Dầu dừa ..............................................................................................................8
a) Tác dụng đối với da [9] .......................................................................................8
b) Sử dụng dầu dừa để chăm sóc da ........................................................................9
c) Đối với tóc .........................................................................................................13
IV.2. Dầu thầu dầu .....................................................................................................14
IV.3. Dầu olive ..........................................................................................................17
IV.4. Dầu hướng dương .............................................................................................19
IV.5. Dầu Hạnh Nhân ................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................24

1


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

I. Nguyên nhân gây hư tổn cho tóc
Tác động vật lí [1]
Tóc khô xơ do tác động của môi trường như tia UV từ ánh nắng mặt trời và tác
động nhiệt độ từ máy sấy. Bức xạ của UV làm giảm độ bền của tóc bằng cách tạo ra
axit cysteic – bẻ gãy liên kết disulfide trong tóc khi có sự hiện diện của nước. Thêm
nữa, các hạt sắc tố tạo màu của tóc bị phá hủy bởi quá trình oxy hóa. Các dạng hư tổn
và thay đổi màu của tóc cũng thường bị ảnh hưởng bởi nước biển và nước hồ bơi. Tuy
nhiên nguyên nhân chính của những hư tổn vẫn là do tia UV.
Việc sấy tóc ở nhiệt độ cao cũng làm cho tóc dễ bị hư tổn hơn. Khi sấy tóc nhiệt độ

cao thì cấu trúc protein- thành phần chính của tóc sẽ bị phá hủy và việc sấy tóc thường
xuyên cũng làm cho tóc dễ bị hư tổn hơn. Sợi tóc bình thường sẽ chứa 10-15% nước,
nhưng lượng nước của tóc sẽ bị giảm xuống khi tóc bị sấy ở nhiệt độ cao, làm cho tóc
trở nên khô và thô ráp khi chạm vào. Ở nhiệt độ trên 80oC thì cấu trúc protein sẽ bị phá
hủy, nếu cùng lúc này kết hợp với với việc chải tóc thì lớp biểu bì sẽ bị bong tróc.
Những tác động cơ học bên ngoài như: chải tóc quá mạnh, sấy tóc trong khi tóc vẫn
còn đang ướt cũng làm cho tóc trở nên hư tổn một cách nặng nề hơn. Kết quả của
những nguyên nhân này luôn là việc lớp biểu bì của tóc bị bong tróc.
Việc gội đầu thường xuyên giúp cho tóc và da đầu được bảo vệ sạch sẽ. Tuy nhiên,
nếu bạn quá chăm chỉ gội đầu, thì chính sự ma sát thường xuyên giữa các sợi tóc làm
cho tóc bị tróc lớp biểu bì do không còn đủ khả năng chịu đựng với sự ma sát, điều
này không tốt cho tóc. Thêm vào đó, tóc bị sấy khô trong khi vẫn trong tình trạng bị
ướt, do lớp vỏ bên trong của tóc vẫn đang trong tình trạng trương nở với nước trong
khi lớp biểu bì bao phủ bên ngoài của tóc thì không, làm xuất hiện một lực căng không
cần thiết lên lớp biểu bì làm cho làm cho nó bị bong ra.
Tác động hóa học
Các chất hóa học dùng cho việc làm đẹp tóc như uốn, nhuộm cũng là một trong
những nguyên nhân gây hư tổn tóc. Một số thành phần hóa học trong thuốc nhuộm và
uốn tóc sẽ đi sâu vào bên trong sợi tóc và đi xuyên qua lớp màng liên kết giữa các tế
bào bên trong sợi tóc. Những thành phần hóa học này đôi khi có thể sẽ hòa tan một
phần các lớp màng liên kết giữa các thành phần của tóc và các protein có bên trong sợi
tóc. Chức năng giữ ẩm của tóc cũng bị giảm dần tùy theo số lượng bị hòa tan của
2


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

màng liên kết và protein trong tóc. Do đó tóc bị hư tổn dễ bị ảnh hưởng bởi những

thay đổi của môi trường làm cho tóc trở nên khô hơn và không có khả năng giữ nếp
[1].
Hóa chất như clo có thể làm hỏng tóc bằng cách phá hủy các cấu trúc protein, gây
chẻ ngọn. Clo mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, gây ra tình trạng khô quá mức [2].
SLS –chất thường thấy trong dầu gội lấy đi chất dầu dưỡng ẩm cho tóc và da đầu –
đây chính là loại dầu dưỡng ẩm tự nhiên được tiết ra từ cơ thể thông qua da đầu – là
chất thiết yếu bảo vệ tóc và da đầu của chúng ta.
Yếu tố cơ thể
Khi thần kinh cẳng thẳng, sự hưng phấn của trung tâm thần kinh tăng lên làm ảnh
hưởng hệ thống thần kinh thực vật, trung tâm vận hành của mạch máu và hệ thống nội
tiết bị thay đổi dẫn đến rụng tóc. Nội tiết tố ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của tóc.
Khi tốc độ sinh trưởng của chân nang chậm lại thì tốc độ sinh trưởng của tóc bị hạn
chế dẫn đến rụng tóc. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn, sự thăng bằng của thần kinh nội
tiết miễn dịch bị phá vỡ làm cho việc điều tiết mọc tóc trong trạng thái rối loạn, tế bào
mao mẹ tách ra chậm hoặc ngừng hẳn. Yếu tố dinh dưỡng của máu & cuối cùng là yếu
tố di truyền.

II. Nguyên nhân gây tổn thương da
Tác động vật lí
Tác dụng của tia cực tím tới da

3


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

UVA hay còn gọi là tia cực tím là tia có bước sóng lớn nhất trong các tia của hệ
mặt trời từ 400­315nm. Thông thường khoảng từ 10h sáng – sau 14h chiều có khoảng

99% lượng tia UVA chứa trong ánh nắng mặt trời.
Tia UVA xâm nhập vào bên trong da làm da nhanh chóng bị nhăn nheo, khô ráp và
lão hóa và xấu xí. Nặng nề hơn bạn có thể bị viêm da, ung thư da nếu số giờ tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời lớn.

Nhẹ nhàng hơn UVA một chút tia UVB có bước sóng 315 – 280nm. UVB có thời
gian hoạt động từ 10h sáng đến 14h chiều có khoảng 5% trong ánh nắng mặt trời.
lượng tia UVB ít hơn và nhẹ nhàng hơn do bước sóng thấp hơn đòng thời chúng cũng
bị tầng ozon ngăn cản.
Tia UVB có khả năng tác động trực tiếp lên bề mặt da khiến bạn bị bỏng nắng,
cháy nắng, da bị sạm đen, xuất hiện nhiều sắc hắc tố trên da gây nên đốm tàn nhang,
nám, gây đỏ da do sự hoạt động mạnh của các hắc tố melanin [3].

4


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi tiếp xúc thường xuyên với ô nhiễm
môi trường, da sẽ yếu đi, mất sức đề kháng và dễ bị kích ứng, viêm nhiễm. Không khí
xung quanh chúng ta luôn bị ô nhiễm bởi khói, bụi, khí thải ga từ xe hơi, khí thải công
nghiệp, những hạt kim loại nặng… Ngay cả những khí thải từ nhà bếp khi nấu ăn hoặc
làm vệ sinh nhà cửa cũng khiến môi trường bị ô nhiễm [4].
Da lão hóa cũng là nguyên nhân khiến da bị khô. Phụ nữ gần 40 thường cảm thấy
da khô hơn so với bình thường, điều này cho thấy da đang mất dần tính đàn hồi hay
bắt đầu bị lão hóa. Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các nếp nhăn, vết chân chim…,
thậm chí những người có làn da dầu cũng vấp phải trường hợp này [5].
Không khí quá khô hanh cũng là nguyên nhân gây mất độ ẩm của da.

Tác hại hóa chất
Kem dưỡng ẩm chứa rất nhiều dầu khoáng và chất paraffin, có khả năng phá hủy
lớp bảo vệ da, làm giảm độ ẩm của da. Thực tế, rất nhiều loại kem dưỡng ẩm và sản
phẩm làm mềm da đều chứa chất tẩy hại da và hạn chế chức năng bảo vệ tự nhiên của
da.
Vậy đâu là giải pháp? Bạn nên mua những sản phẩm có chứa dầu thực vật. Kem
dưỡng ẩm tốt là sản phẩm có chứa nước, vitamin tổng hợp, dầu thực vật, chất chuyển
thể sữa. Sử dụng những sản phẩm từ thiên nhiên giúp da mặt bạn đẹp hơn mà không
phải lo lắng hóa chất độc hại.
Kem trắng da có lẽ không còn xa lạ đối với hầu hết phụ nữ, đặc biệt với những
người có làn da ngăm ngăm. Kem dưỡng trắng da thường có chứa chất ăn mòn
hydroquinone và hầu hết các loại kem trắng đều là mối đe dọa đối với da bạn. Loại
chất ăn mòn này sẽ để lại di chứng cho da sau một thời gian sử dụng như mẩn đỏ, khô
rát. Để tránh hại da trong quá trình làm đẹp, bạn nên chọn những dòng sản phẩm làm
sáng da chứa các thành phần tự nhiên [6].
Sử dụng xà phòng khiến cho da bị khô. Xà phòng “tẩy” chất dầu tự nhiên trên da
rất mạnh.
Yếu tố cơ thể
Hút thuốc lá cưỡng bức (hít hơi thuốc lá của người bên cạnh); dùng mỹ phẩm thái
quá hoặc mỹ phẩm kém chất lượng; rửa mặt, tay chân hằng ngày về mùa rét với nước
quá nóng; ăn nhiều thức ăn rán, nướng; cơ thể thiếu chất nhất là các loại sinh tố A, E,
5


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

B2 đạm, chất béo, kẽm; thiếu nước, ăn uống không đủ nhu cầu nước cho cơ thể (1,2 lít
đến 1,5 lít/ngày); táo bón mạn tính; tâm lý không ổn định, nghĩ nhiều hoặc quá buồn

phiền là những nguyên nhân làm da yếu đi [7].

III. Tổng quan về dầu thực vật
Thành phần, tính chất hoá học của dầu thực vật
Các loại dầu thực vật có tính chất hóa học khác nhau nhưng thành phần chủ yếu là
glyceride, nó là este tạo thành từ axit béo có phần tử cao và glycerin (95÷97%). Dầu
thực vật chứa chủ yếu là triglyceride (95%), diglyceride (2%) và monoglyceride(1%).
Công thức cấu tạo chung:

R1, R2, R3 là các gốc hydrocacbon của axit béo, khi chúng có cấu tạo giống nhau
thì gọi là glyceride đồng nhất, nếu khác nhau thì gọi là glyceride hỗn tạp. Các gốc R có
từ 8÷22 nguyên tử cacbon, hầu hết các loại dầu thực vật có thành phần glyceride hỗn
tạp. Glyxerin tồn tại ở dạng kết hợp trong glyceride, glyxerin là rượu ba chức. Trong
dầu mỡ, lượng glyxerin thu được là khoảng 8÷12% so với lượng dầu ban đầu.
Axit béo chính là thành phần khác nhau giữa mỗi loài dầu thực vật. Chúng ở dạng
kết hợp trong glyceride và một lượng nhỏ ở trạng thái tự do. Các glyceride thủy phân
thành axit béo theo phương trình:

Thường axit béo sinh ra từ dầu mỡ có thể vào khoảng 95% so với trọng lượng dầu
mỡ ban đầu. Về cấu tạo, axit béo là các axit cacboxylic mạch thẳng, có cấu tạo từ
khoảng 6÷30 nguyên tử cacbon, các axit này có thể no hoặc không no.
6


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Bảng: Thành phần axit béo của các loại dầu thực vật


Ngoài ra, trong dầu thực vật còn chứa một lượng nhỏ các hợp chất khác nhau như
các phophatit, các chất sáp, chất nhựa, chất nhờn, các chất màu, các chất gây mùi, các
tiền tố và sinh tố …
Tách dầu bằng phương pháp cơ học:

7


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

IV. Các loại dầu dùng trong chăm sóc da và tóc
Dầu dừa
Dầu dừa chứa 92% các acid béo bão hòa (tồn tại dưới dạng triglycerid). Trong đó
khoảng 72% là các acid béo bão hòa mạch ngắn (6-12 carbon)mà khó tìm thấy ở các
loại thực vật khác như lauric acid (C12, 48-53%), capric acid (C10, 7%), caprylic acid
(C8, 8%) và caproic acid (C6, 0.5%) [8].

Khi đi vào cơ thể, các acid béo tồn tại dưới dạng các monoglycerid có khả năng
diệt một số loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn (bacteria), nấm (fungi), nấm men
(yeasts), vi-rút và động vật nguyên sinh (protozoa) (Dayrit 2000).
a) Tác dụng đối với da [9]
Dưỡng ẩm: Các acid béo trong dầu dừa tạo một lớp màng mỏng trên da, ngăn chặn
sự thoát nước của da, đồng thời tạo khi thấm qua da, giúp da khỏe mạnh, căng mịn và
se khít lỗ chân lông .
Kháng khuẩn: Các acid béo đi vào trong cơ thể sẽ chuyển thành dạng
monoglycerid có khả năng kháng khuẩn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
thông qua các vết thương hở hay ngay cả lỗ chân lông.


8


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Làm khỏe da: Các acid béo dễ bị cắt mạch, cung cấp năng lượng cho hoạt động
của cơ thể, giúp cải thiện chất lượng của làn da bằng cách giảm lượng mỡ thừa cũng
như các nếp nhăn.
Cung cấp vitamin E: 100 g dầu dừa chứa khoảng 0.1 mg vitamin E. Nguồn
vitamin E trong dầu dừa giúp tái tạo làn da, giữ cho da mềm mại và chống sự nứt da.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lão hóa sớm, hạn chế nếp nhăn vì đây là một tác
nhân chống oxy hóa.
Cung cấp protein: Dầu dừa rất giàu protein. Những protein này giúp cho làn da
khỏe mạnh và trẻ trung cà bên trong lẫn bên ngoài. Protein đóng góp vào quá trình tái
tạo các tế bào hoặc mô bị tổn thương, cùng với một loạt các chức năng thiết yếu khác
của cơ thể. Với những tế bào bị thương gần da, một nguồn giàu protein sẽ giúp thay
thế tế bào mới với một quá trình bình thường, trong khi đối với những người thiếu
protein thì vết thương sẽ lâu lành hơn và dễ để lại sẹo.
b) Sử dụng dầu dừa để chăm sóc da
Dưỡng môi: Dầu dừa được sử dụng như một loại gel dưỡng môi, hạn chế tình
trạng nứt môi hoặc làm bóng môi sau khi thoa son, tạo một làn môi gợi cảm cho phái
nữ. Chỉ cần thoa đều Dầu Dừa trực tiếp lên đôi môi hàng tối trước khi đi ngủ, nó sẽ
giúp cho đôi môi bạn trở nên mềm mại và mịn màng, tránh được tình trạng khô nẻ
trong mùa đông.

9



Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Tẩy tế bào chết cho da bằng dầu dừa kết hợp với chanh và đường vàng [10]:
trong chanh chứa nhiều vitamin C và axit citric nhẹ. Khi dùng chanh massage lên da
thì những độc tố bên trong lỗ chân lông sẽ được lấy ra, những tế bào chết sần sùi cũng
được gỡ bỏ và làn da chúng ta sẽ sạch hơn.
Đường có tác dụng cân bằng bề mặt da. Các hạt đường làm tăng khả năng làm sạch
bụi bẩn khi massage đồng thời kích thích sự tuần hoàn máu dưới da.
Trong làm đẹp thì đường nâu (đường cát vàng) tốt hơn đường tinh luyện màu trắng
mà chúng ta nấu ăn hàng ngày. Đường nâu chưa được xử lý nhiều nên chứa nhiều
dưỡng chất hơn. Bạn có thể mua đường nâu ở chợ hay siêu thị đều được.
Dầu dừa giúp nuôi dưỡng làn da, cho da bạn trở nên mịn màng hơn, phòng chống
lão hóa da. Dầu dừa có tính kháng khuẩn và tính oxy hóa giúp bảo vệ làn da, lôi cuốn
những tế bào da chết.

10


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Chuẩn bị hai trái chanh, ½ chén đường vàng và 2 muỗng cà phê dầu dừa. Hòa 3
nguyên liệu trên lại với nhau tạo thành 1 hỗn hợp sền sệt. Thoa đều hỗn hợp này lên cơ
thể sau khi đã tắm sạch với sữa tắm.
Hãy massage kĩ một chút để các dưỡng chất từ mặt nạ có đủ thời gian thẩm thấu
sâu vào bên trong da. Nhớ tập trung thoa kĩ ở những vùng da dày như cùi chỏ, đầu gối,
bàn chân v.v.

Sau khi massage khoảng 10 phút các bạn tắm lại với nước ấm để cơ thể được thư
giãn (nhớ là nước ấm nhé các bạn, như vậy mới lấy đi lớp tế bào chết triệt để).
Các bạn chỉ cần tẩy da chết một lần/tuần là được rồi. Các bạn nên nhớ là không
phải tẩy càng nhiều càng tốt đâu nhé, như vậy da của bạn sẽ bị bào mòn và tổn thương
đấy, đó là chưa kể da mỏng đi, sẽ rất dễ bắt nắng, dễ bị dị ứng,…
Áp dụng công thức 1 lần/tuần các bạn sẽ cảm thấy sắc đẹp của mình có sự thay đổi
tích cực. Máu huyết được kích thích nên lưu thông tốt, cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái.
Làn da sẽ sáng, mịn, bóng khỏe và hồng hào hơn. Mình rất thích công thức này vì đơn
giản và dễ thực hiện. Sau khi tắm xong thấy da rất sạch, mướt, độ ẩm duy trì khá lâu.
Lưu ý: Các bạn chỉ cần tẩy da chết một lần/tuần là được rồi. Các bạn nên nhớ là
không phải tẩy càng nhiều càng tốt đâu nhé, như vậy da của bạn sẽ bị bào mòn và tổn
thương đấy, đó là chưa kể da mỏng đi, sẽ rất dễ bắt nắng, dễ bị dị ứng,…
Dầu dừa với muối cũng cho hiệu quả tẩy tế bào chết cao. Tuy nhiên dễ gây đỏ và dị
ứng cho các làm da nhạy cảm.
Trị mụn, làm liền sẹo, mờ vết thâm: Cách sử dụng dầu dừa để ngăn ngừa mụn khá
đơn giản, các bạn hãy rửa mặt bằng nước ấm, massage dầu dừa 5-10 phút rồi rửa sạch
lại bằng sữa rửa mặt và nước lạnh nhé! Dùng ngày 2 lần, sáng chiều. Thành phần quan
trọng khác của dầu dừa đó là vitamin E có thể điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn, và
làm màng lỗ chân lông thông thoáng hơn giúp làn da ngăn ngừa mụn trứng cá trên
mặt. Dầu dừa nhẹ và nó có thể dễ dàng hấp thụ qua da, xâm nhập vào lớp da sâu hơn
và do đó nuôi dưỡng làn da, tháo gỡ bế tắc lỗ chân lông và giúp làm sạch da mặt khỏi
bụi bẩn. Ngoài việc trị bệnh và ngăn ngừa mụn trứng cá, người ta cũng có thể sử dụng
dầu dừa cho các vết sẹo mụn trứng cá và điểm đen, điểm nám xấu trên da mặt. Những
cách sử dụng dầu dừa trên vừa có thể giúp bạn kiểm soát mụn trứng cá vừa làm giảm
các vết sẹo và vết còn lưu lại bởi mụn trứng cá và mụn nhọt gây ra [11].
11


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm


CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Tẩy trang: Cho dầu dừa vào lòng bàn tay xoa đều, rồi massage nhẹ nhàng khắp
mặt. Sau đó dùng bông tẩy trang lau lớp dầu dừa bám trên mặt. Nếu lớp trang điểm
của bạn đậm hoặc các bạn cảm thấy lớp da vẫn còn bụi bẩn bám, thì các bạn có thể
thực hiện tẩy trang lại một lần nữa để đảm bảo sạch hẳn lớp trang điểm. Tiếp theo la
rửa mặt lại với sữa rửa mặt để sạch lớp dầu dừa. Cuối cùng các bạn thoa nước hoa
hồng để cân bằng da và se khít lỗ chân lông. Với dầu dừa, bạn có thể tẩy trang cho cả
mặt, mắt và môi. Ngay cả với những loại mascara không trôi cứng đầu nhất, dầu dừa
cũng có thể tẩy được rất sạch sẽ. Tẩy trang bằng dầu dừa cũng giúp cho da bạn tăng độ
ẩm và sự mềm mại hơn. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng ít nhiều trong việc làm dày và
dài lông mi hơn. Nếu so với các sản phẩm tẩy trang trên thị trường thì dầu dừa có giá
thành rẻ hơn, nhưng lại hoàn toàn thiên nhiên, không có hóa chất.

12


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

c) Đối với tóc
Chống rụng tóc: Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng dầu dừa để chải chuốt cho tóc.
Sự kết hợp giữa dầu dừa và dầu hoa trà đã được chứng minh là có tác dụng cao trong
việc chống rụng tóc.
Cung cấp dưỡng chất cho tóc: Dầu dừa còn có tác dụng giảm sự mất protein của
của tóc hư tổn và không hư tổn. Laurid acid trong dầu dừa có ái lực cao đối với protein
của tóc và dễ dàng len lỏi vào bên trong lõi tóc vì khối lượng phân tử thấp.
Chất dưỡng ẩm: Dầu dừa là một chất dưỡng tóc tốt hơn những loại thuốc dưỡng
tổng hợp khác có trên thị trường. Dầu dừa có khả năng thấm vào nang tóc, giữ ẩm cho

tóc từ trong ra ngoài. Mặt khác, nó còn bảo vệ nang tóc khỏi các tác nhân có hại của
môi trường. Thoa dầu dừa ấm lên tóc vào buổi tối và gội lại vào buổi sáng hôm sau
giúp tóc khỏe, bóng mượt và mềm mại. Một công dụng đặc biệt của dầu dừa là có thể
tạo kiểu cho tóc. Vì dầu dừa nóng chảy ở nhiệt độ cao và đặc lại khi làm lạnh. Vì vậy,
khi phun nó với một lớp mỏng lên tóc, dầu dừa khi tiếp xúc với không khí sẽ khô lại
và có tác dụng như một gel tạo kiểu tóc [12].
Chất kháng khuẩn: Khi đi vào cơ thể, các acid béo tồn tại dưới dạng các
monoglycerid có khả năng diệt một số loại vi sinh vật có hại như vi khuẩn (bacteria),
nấm (fungi), nấm men (yeasts), vi-rút và động vật nguyên sinh (protozoa) (Dayrit
2000), vì vậy sẽ có tác dụng ngăn chặn các vần đề liên quan đến tóc và da đầu như gàu
và nấm [12],
Sử dụng dầu dừa chăm sóc tóc:
Dầu dừa làm giảm gãy rụng tóc, giúp tóc mềm mượt, và nhanh mọc: cho dầu
dừa vào chén nhỏ, chỉ cho một lượng vừa đủ dùng cho tóc của bạn. Dùng một miếng
tăm bông thấm vào dầu dừa, và bóp nhẹ miếng tăm bông cho ráo một chút, không nên
để dầu thấm vào bông nhiều. Sau đó chà nhẹ lên tóc từ gốc tới ngọn, và từ trong ra
ngoài để đảm bảo dầu dừa được thấm đều ở mọi ngóc ngách của da đầu và tóc. Để kỹ
hơn, bạn nên dùng lược chải đều toàn bộ tóc lại một lần nữa. Bạn chờ khoảng 30 phút
để cho dầu thấm vào tóc.
Dầu dừa giúp phục hồi tóc hư tổn: Hỗn hợp nước cốt chanh dầu dừa và mật ong
không chỉ ngăn rụng tóc mà còn tăng độ dày cho tóc, nuôi dưỡng tóc hư tổn, giúp tóc
bạn trở nên bóng mượt và đầy sức sống. Bạn cần chuẩn bị: hỗn hợp gồm 1/2 thìa canh
13


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

dầu dừa, 1/2 thìa cà phê mật ong và 1/2 quả chanh. Trộn đều hỗn hợp và thoa đều lên

tóc, ủ tóc khoảng 20 phút và sau đó gội sạch lại với nước và dầu gội, đảm bảo tóc
được sạch dầu. Thực hiện cách làm này 2 đến 3 lần trong 1 tuần và khoảng sau 2 tuần
bạn sẽ thấy kết quả rất bất ngờ.
Dầu thầu dầu
INCI: Ricinus communis (castor) seed oil
Thầu dầu, danh pháp khoa học hai phần : Ricinus communis, là một loài thực vật
trong họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên duy nhất trong chi Ricinus cũng
như của phân tông Ricininae. Từ Ricinus là một từ trong tiếng Latinh để chỉ các loài
bét (thuộc bộ Acarina); hạt của nó được gọi như thế vì trông nó giống như một con
bét. Nó là nguồn để sản xuất dầu thầu dầu có nhiều công dụng cũng như ricin, một
chất độc (ricin từ 1-2 hạt thầu dầu có thể gây tử vong cho người lớn).
Thầu dầu có thể có nguồn gốc ở vùng Đông Phi, nhưng ngày nay nó đã phổ biến
trên toàn thế giới. Thầu dầu dễ thích nghi với môi trường sống mới và có thể tìm thấy
ở các vùng đất bị bỏ hoang, gần đường sắt và gần đây được trồng nhiều để làm cảnh
trong công viên hay các nơi công cộng khác.

Cây thầu dầu
Dầu thầu dầu được chiết xuất từ hạt thầu dầu, là một trong những loại dầu thực vật
hữu ích nhất. Loại dầu này được sử dụng trong chế biến thực phẩm hoặc làm mỹ phẩm

14


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

thiên nhiên, đặc biệt dầu thầu dầu có tác dụng ngăn chặn nấm mốc được sử dụng nhiều
trong sản xuất dược phẩm.
Quy trình sản xuất dầu thầu dầu: ép lạnh hạt thầu dầu, sau đó tinh lọc để loại bỏ

ricine (là chất độc có sẵn trong hạt thầu dầu tự nhiên). Dầu thầu dầu được chiết xuất
bằng phương pháp ép lạnh có chất lượng ưu việt hơn dầu được chiết xuất bằng phương
pháp truyền thống là nấu hạt thầu dầu ở nhiệt độ cao để chiết xuất lấy dầu sẽ không
giúp loại bỏ được chất độc, đồng thời làm giảm công dụng của dầu do một số chất
trong dầu đã bị biến đổi trong quá trình đun nấu.

Hạt thầu dầu

Thành phần acid béo trong dầu thầu dầu
Tên acid

Thành phần phần trăm

Ricinoleic acid

85 – 95%

Oleic acid

2 – 6%

Linoleic acid

1 – 5%

α-Linolenic acid

0.5 – 1%

Stearic acid


0.5 – 1%

Palmitic acid

0.5 – 1%

Dihydroxystearic acid

0.3 – 0.5%

Others

0.2 – 0.5%
15


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

 Công dụng của dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu được ứng dụng trong điều trị các bệnh về viêm khớp và là phương
pháp làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ. Dầu rất giàu axit Ricinoleic có tác dụng chống
viêm và kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus rất tốt. Ngoài ra, lượng axit béo không
bão hòa trong dầu thầu dầu có đặc tính chống oxy hóa. Theo trang Hubpages dưới đây
là những lợi ích về sức khỏe và làm đẹp mà dầu thầu dầu đem lại.

Ricinoleic Acid
Chăm sóc da

Nếu như làn da của bạn xuất hiện nếp nhăn hoặc đốm đồi mồi, bạn có thể sử dụng
một chút dầu thầu dầu, xoa một lớp mỏng lên da mặt, massage nhẹ nhàng trước khi đi
ngủ, giữ trong khoảng 15 phút và rửa sạch lại lần cuối. Dầu có tác dụng dưỡng ẩm
giúp làn da mềm mại. Duy trì phương pháp này sẽ giúp bạn có một làn da đẹp và khỏe
mạnh.
Khắc phục nhiễm trùng da
Đặc tính kháng khuẩn của dầu thầu dầu có tác dụng tốt để chống nhiễm trùng da,
nếu da bạn bị khô, thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá, nghiêm trọng hơn là viêm da
hoặc vết rạn, hãy dùng một miếng bông với một chút dầu, sử dụng đều đặn vào mỗi
sáng và mỗi tối
Dưỡng tóc
Pha dầu thầu dầu với một chút dầu hạnh nhân hoặc với tinh dầu thơm mà bạn yêu
thích, massage đều trên da đầu, dùng khăn quấn tóc gọn lại. Giữ trên tóc khoảng 30
phút hoặc hơn. Cuối cùng, gội sạch lại với dầu gội. Áp dụng một lần mỗi tuần để đạt
16


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

hiệu quả tốt nhất. dầu thầu dầu giàu axit béo omega-3, dưỡng chất đóng vai trò quan
trọng trong quá trình dưỡng ẩm, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ cảm nhận được một
mái tóc mềm mượt hơn rất nhiều.
Dầu olive
INCI: Olea Europaea (Olive) Oil
Dầu olive (Olea europaea oil) là loại dầu được ép ra từ quả cây olive chứa nhiều
hỗn hợp triglyceride của các acid béo oleic acid và palmitic acid và một số acid béo
khác, ngoài ra còn có vết của squalene ( ~ 0,7%) và sterol (~0,2%). Thành phần trong
dầu sẽ thay đổi tùy theo vùng miền, thời gian thu hoạch và quá trình ép chiết. Dầu

olive có màu từ màu vàng đến xanh lá, có mùi đặc trưng và không tan trong nước.
Thành phần acid béo có trong dầu olive:

Fatty acid

Percentage

Oleic acid

55 to 83%

Linoleic acid

3.5 to 21%

Palmitic acid

7.5 to 20%

Stearic acid

0.5 to 5%

α-Linolenic acid

0 to 1.5%

Dầu olive còn chứa các polyphenol, tocopherol (vitamin E), phytosterol có tác
dụng chống oxy hóa.


Một số thành phần quan trọng khác của dầu olive
Squalene
17


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Squalene là hợp chất dầu thường thấy trong chất nhờn trên da người và là một phần
tự nhiên và quan trọng của sự tổng hợp của tất cả các sterol thực vật và động vật, bao
gồm cholesterol, hormon steroid, và vitamin D trong cơ thể con người.
Squalene là chất chống oxy hóa mạnh ( làm mất khả năng gây hại của các gốc tự
do), kích thích tái tạo tế bào da, cung cấp oxy cho tế bào da, chống các yếu tố gây
bệnh xâm nhập qua da và một thành phần quan trọng dưỡng ẩm, tăng đàn hồi và chống
lão hóa da.
Phytosterol
Là những hợp chất có cấu trúc giống cholesterol được tìm thấy ở các loài thực vật,
đặc biệt là ở dầu thực vật.
Khi sử dụng lên da, phytosterol sẽ ngăn chặn sự hình thành của một số vật chất
làm phá hủy collagen dưới da. Những chất này thường thấy ở da bị tổn thương bởi ánh
nắng mặt trời. Vì thế phytosterol thường được dùng cho các sản phẩm chăm sóc da
làm giảm tác hại do ánh nắng gây ra.
Một số sản phẩm trên thị trường sử dụng dầu olive:

Thành phần: Olea Europaea (Olive) Fruit Oil, Cera Alba (Beeswax), Simmondsia
Chinensis (Jojoba) Seed Oil, Theobroma Cacao (Cocoa) Seed Butter, Butyrospermum
Parkii (Shea) Butter, Lavandula Angustifolia (Lavender) Flower Oil, Tanacetum
18



Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Annum (Moroccan Blue Tansy) Flower Oil, Citrus Aurantifolia (Lime) Peel Oil, Citrus
Aurantium Dulcis (Orange) Peel Oil, Cananga Odorata (Ylang Ylang) Flower Oil,
Citrus Aurantium Dulcis (Sicilian Orange) Peel Oil and Hippophae Rhamnoides
(Seabuckthorn) Fruit Extract .
Dầu hướng dương
INCI: Helianthus Annuus (Sunflower) Seed Oil
Dầu hướng dương được lấy chủ yếu từ hạt của cây hướng dương. Hàm lượng dầu
trong hạt hướng dương lên đến 27 – 30%, có màu vàng sáng nhẹ.
Trong dầu hướng dương rất giàu các hợp chất phenol ( 1-4%), đặc biệt là
chlorogenic acid (CGA), tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp ép lạnh, lượng phenol có
trong dầu chỉ còn lại ở dạng vết. Ngoài ra dầu hướng dương còn giàu vitamin E
(tocopherol ), carotenoids, lecithin và minerals (selenium, kẽm, đồng và sắt).

Triglyceride chủ yếu có trong dầu hướng dương

Thành phần acid béo chủ yếu trong dầu hướng dương
19


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Chlorogenic Acid (CGA)
Là một hợp chất phenolic được cấu tạo bởi caffeic acid và L-quinic acid có tính

chống oxi hóa.
Một số nghiên cứu cho thấy CGA có thể bảo vệ collagen khỏi sự phá hoại của các
gốc tự do. Ngoài ra CGA còn có thể ngăn chặn tia cực tím từ ánh sáng mặt trời bảo vệ
cho da.
Ứng dụng: Dùng trong các sản phẩm chăm sóc tóc đặc biệt là tóc nhuộm, sản
phẩm chống nắng.

Sản phẩm ứng dụng dầu hướng dương:
20


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Thành phần: Helianthus Annuus (Organic Sunflower) Oil, Cera Alba (Organic
Beeswax), Essential Oils of Citrus Aurantium Dulcis (Organic Sweet Orange) and
Citrus Tangerina (Organic Tangerine), Tocopherol (Sunflower Vitamin E),
CO2 Extracts of Hippophae Rhamnoides (Organic Seabuckthorn) and Vanilla
Planifolia (Organic Vanilla)
Dầu Hạnh Nhân
INCI: Prunus Amygdalus Dulcis Oil
Dầu hạnh nhân (Prunus Amygdalus Dulcis Oil) là dầu được ép từ hạt của cây hạnh
nhân ngọt (Sweet Almond). Dầu trong hạt hạnh nhân rất nhiều, chiếm tới 36 – 60%
tổng khối lượng khô. Dầu có màu vàng nhạt, mùi vị thơm nhẹ đặc trưng. Trong dầu
hạnh nhân, chiếm phần lớn là hỗn hợp triglyceride của các acid béo không no ( chiếm
tới 90%).

21



Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

Thành phần acid béo trong dầu hạnh nhân

So sánh thành phần acid béo trong dầu hướng dương, dầu hạnh nhân và dầu
olive

22


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

23


Công nghệ Hóa Mỹ Phẩm

CÁC LOẠI DẦU DÙNG TRONG MỸ PHẨM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguy

hiểm

cận


đe

kề

dọa

tới

tóc.

Available

from:

/>2. Sử dụng nước tinh khiết tốt cho sức khỏe. [cited 2016 03/03]; Available
from: />3. Tác động của tia cực tím tới da như thế nào – UVA và UVB. Available
from:

/>
nao.html.
4. Bảo vệ da khỏi tác hại của ô nhiễm môi trường. [cited 2013 11/11];
Available from: />5. Các

nguyên

nhân

khiến


da

bị

khô.

Available

from:

/>6. TGTD. Các tác hại của mỹ phẩm đối với da.
Available

from:

[cited 2013 02/11];

/>
0JmG2carJwE0V.html.
7. TGPN. Nguyên nhân và cách khắc phục làn da khô. [cited 2004 19/04];
Available from: />8. Chomchalow, N., Health and Economic Benefits of Coconut Oil
Production Development in Thailand. New Technical Development for a
Sustainable and Competitive Industry.
9. Coconut

Oil

for

Skin.


Available

from:

/>10. Tẩy

tế

bào

chết

cho

da

bằng

dầu

dừa.

Available

from:

/>11. Ngăn ngừa và trị mụn trứng cá bằng dầu dừa. Available from:
/>
24



×