Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt huyện thanh oai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.89 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
HUYỆN THANH OAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
HUYỆN THANH OAI

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số

: 60 44 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học và các Giảng viên Khoa Tài nguyên và
Môi trường đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại

trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Hoàng Thái Đại – Người trực tiếp chỉ
bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn phòng tài nguyên môi trường huyện
Thanh Oai, công ty TNHH Tư vấn môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động
viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn


iii

Mục lục

iv

Danh mục viết tắt

viii

Danh mục bảng

viiii

Danh mục hình

ix

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2


3.Yêu cầu

3

Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1.Cơ sở pháp lý – lý luận về đánh giá, quản lý tài nguyên nước

4

1.1.1. Cơ sở pháp lý

4

1.1.2. Cơ sở lý luận

5

1.2. Khái quát về ô nhiễm môi trường nước mặt

6

1.2.1. Các khái niệm chung về ô nhiễm

6

1.2.2. Tính chất của nguồn nước bị ô nhiễm


7

1.2.3. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp

7

1.2.4. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt

8

1.2.5. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước

11

1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam

14

1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt và công tác kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới

14

1.3.2. Hiện trạng nước mặt tại và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường
nước mặt tại Việt Nam
1.4.Tổng quan về Chỉ số chất lượng nước (WQI – Water Quality Index)

17
21


1.4.1. Tổng quan về chỉ số môi trường

21

1.4.2. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI)

21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


1.4.3. Tính toán chỉ số chất lượng nước

22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

23

2.1. Đối tượng nghiên cứu

23

2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

23


2.2.1. Không gian nghiên cứu

23

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

23

2.3. Nội dung nghiên cứu

23

2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai

23

2.3.2. Đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn của huyện Thanh Oai

23

2.3.3. Công tác quản lý tài nguyên nước mặt huyện Thanh Oai

24

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả
trong quản lý.

24


2.4. Phương pháp nghiên cứu

24

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

24

2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trường

24

2.4.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

27

2.4.4. Phương pháp so sánh đối chứng

29

2.4.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

30

2.4.6. Phương pháp ước lượng các nguồn thải

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


32

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh huyện Thanh Oai

32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

32

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

40

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường

51

3.2. Thực trạng chất lượng môi trường nước mặt huyện Thanh Oai

53

3.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt
trên địa huyện Thanh Oai

53

3.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt huyện Thanh Oai giai đoạn năm
2011-2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

63
Page v


3.2.3. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt huyện Thanh Oai theo
chỉ số WQI
3.2.4. Tác động của ô nhiễm môi trường nước mặt

75
77

3.3. Công tác quản lý tài nguyên nước mặt huyện Thanh Oai

81

3.4. Đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước mặt huyện Thanh Oai

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

88

Kết luận

88

Kiến nghị


89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

101

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban Quản Lý

BTNMT

Bộ tài nguyên Môi Trường

CCN

Cụm Công nghiệp


COD

Nhu cầu Oxy hóa học

CP

Chính phủ

ĐCN

Điểm Công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp



Nghị định

NN

Nước ngầm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

TCN

Tầng chứa nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thủ tướng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii



DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Phương pháp lấy mẫu nước mặt lục địa tại hiện trường

24

2.2

Vị trí lấy mẫu nghiên cứu

25

2.3

Các thông số và phương pháp phân tích

27

2.4

Thang màu đánh giá chất lượng nước


31

3.1

Nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2009 - 2014 tại Hà Nội

37

3.2

Độ ẩm không khí trung bình các tháng từ năm 2009 - 2014 tại Hà Nội

37

3.3

Số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2009 - 2014 tại Hà Nội

37

3.4

Lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2009 - 2014 tại Hà Nội

38

3.5

Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng


41

3.6

Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

43

3.7

Thống kê các làng nghề của huyện Thanh Oai

56

3.8

Kết quả phân tích nước thải tại một số nơi trên địa bàn huyện

59

3.9

Bảng hiện trạng diện tích - dân số huyện Thanh Oai

60

3.10

Hệ số các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt


61

3.11

Dự báo khối lượng chất ô nhiễm do hàng ngày đưa vào môi trường

62

3.12

Tính toán chất lượng nước mặt theo WQI

76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình
1.1

Tên hình

Trang

Diễn biến BOD5 trên các sông chính tại các thành phố lớn giai đoạn
2005 - 2009


19

2.1

Sơ đồ vị trí lấy mẫu huyện Thanh Oai

26

3.1

Bản đồ hành chính của huyện Thanh Oai

33

3.2

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn huyện

54

3.3

Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước mặt

62

3.4

Nơi tiếp nhận các nguồn nước thải


63

3.5

Diễn biến chất lượng BOD5 của các điểm nghiên cứu giai đoạn 20112015

64

3.6

Diễn biến chất lượng COD của các điểm nghiên cứu giai đoạn 2011-2015

65

3.7

Diễn biến chất lượng DO của các điểm nghiên cứu giai đoạn 2011-2015

66

3.8

Diễn biến chất lượng PO43- của các điểm nghiên cứu giai đoạn 20112015

3.9

70

Diễn biến chất lượng NH4+ của của các điểm nghiên cứu giai đoạn
2011-2015


3.10

71

Diễn biến chất lượng Colifrom của các địa điểm nghiên cứu giai đoạn
2011-2015

3.11

73

Diễn biến chất lượng Fe của các địa điểm nghiên cứu giai đoạn 20112015

3.12
3.13

74

Tỷ lệ phần trăm của các loại bệnh mà người dân hay mắc phải khi môi
trường nước mặt bị ô nhiễm

78

Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước mặt

80

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, nước mặt tồn tại dưới
dạng nước trong sông, hồ, nước ngọt trong vùng đất ngập nước, băng, tuyết....Nước
mặt được bổ sung bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và
thấm xuống đất, tài nguyên nước mặt chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các
hoạt động kinh tế của con người. Vai trò của nước mặt cũng như nước nói chung,
không thể thiếu trong toàn bộ sự sống và các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Nước là
môi trường cho các phản ứng chuyển dịch nhiều loại vật chất, góp phần tạo thời tiết,
điều hòa khí hậu. Nước có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế và đời sống
văn hóa tinh thần của loài người (Nguyễn Thị Phương Loan ,2005).
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất, dẫn
đến sông hồ trong các đô thị dần bị thu hẹp dòng chảy, có nơi còn bị lấp hoàn toàn để
lấy đất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, khu dân cư, nhà máy. Song song
với quá trình đô thị hóa là sự phát triển các khu công nghiệp đã và đang gây sức ép
đến chất lượng môi trường nguồn nước mặt ở nhiều khu vực và đang có xu hướng mở
rộng về phạm vi và mức độ ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc, thực hiện trong những
năm gần đây, nước mặt ở nước ta bị nhiễm bẩn bởi sản phẩm dầu chiếm 80% các
trường hợp, phenon chiếm 60%, kim loại nặng chiếm 40%. Hầu hết các thủy vực
trong thành phố đều bị ô nhiễm, đặc biệt là các con sông chạy trong lòng thành phố là
nơi chứa đựng rác thải, nước thải từ các hoạt động sống của con người, nước ở các
thủy vực thường có màu đen, mùi nồng nặc khó chịu . Ngoài ra, nguồn tiếp nhận
nước thải từ các khu công nghiệp và nông nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ, tổng
chất rắn lơ lửng và các hóa chất độc hại cao (sông Thị vải tiếp nhận nguồn nước thải
có hàm lượng chất độc hóa chất cao từ nhiều nhà máy, trong đó có nhà máy Vedan).
Thậm chí nhiều con sông không có loài sinh vật nào có thể sinh sống hoặc nếu có thì
chỉ có một vài loại sinh vật nhỏ và được gọi là dòng sông chết (điển hình là sông Tô

Lịch, sông Nhuệ, sông Lừ) (Hoàng Ngọc Quang, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt là từ các nguồn nước thải
sinh hoạt, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,…hầu hết
nước thải này đều không có công trình và hệ thống xử lý mà được thải trực tiếp ra
nguồn tiếp nhận hoặc nếu có thì không đạt tiêu chuẩn quy định. Ô nhiễm môi trường
nước mặt đã gây ra rất nhiều những tác động bất lợi đến hệ sinh thái và sức khỏe
cộng đồng dân cư. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe con người
như gây ra nhiều loại bệnh về da, mắt, gan, đường ruột,…thậm chí nhiều loại bệnh
ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt tới
các hệ sinh thái như làm suy giảm tính đa dạng sinh học, thành phần loài sinh vật
trong các thủy vực.
Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành nằm ở phía
Nam của thành phố Hà Nội, huyện đã và đang từng bước phát triển mạnh mẽ tất cả
các ngành, phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ thị trấn đến các xã nông thôn, phát
triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề. Đồng thời các lĩnh vực y tế, thương
mại, du lịch, giáo dục thể thao ngày càng củng cố và phát triển. Cùng với sự tăng
dân số của huyện cũng là một trong những tác động tích cực đến phát triển kinh tế,
đồng thời cũng gây ra những áp lực lớn đến môi trường, điều này có thể là rào cản
đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đi ngược với mục tiêu phát triển bề vững.
Trong các vấn đề hiện nay tại huyện thì ô nhiễm nước là một vấn đề thu hút
nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản lý và người dân. Hiện nay huyện đang
đứng trước một thực trạng là gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến
tăng nhu cầu sử dụng nước.Trong khi diện tích đất nông nghiệp,diện tích đất ao hồ
đầm lầy ngày càng bị thu hẹp, những khu vực nước mặt còn lại đang có dấu hiệu đi

xuống về mặt chất lượng. Vì thế tôi làm đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt huyện Thanh Oai ”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng môi trường nước mặt huyện Thanh Oai.
Đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và góp phần cải tạo
môi trường nước mặt trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


3.Yêu cầu
- Tìm hiểu các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh
Oai. Các số liệu điều tra, thu thập được phải chính xác, có độ tin cậy, đáp ứng yêu
cầu nghiên cứu của đề tài.
- Các nội dung nghiên cứu phải hướng đến mục tiêu của đề tài
- Các phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với các nội dung nghiên cứu
của đề tài.
- Các giải pháp đề xuất phải cụ thể, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
cụ thể của địa bàn nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở pháp lý – lý luận về đánh giá, quản lý tài nguyên nước
1.1.1. Cơ sở pháp lý

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước, mặt khác
nước cũng có thể gây ra những tai hoạ cho con người và môi trường. Do vậy việc
quản lý tài nguyên nước đòi hỏi một hệ thống các văn bản trong bảo vệ và khai thác
nguồn nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác này. Các biện pháp mang tính chất
pháp lý, thiết chế và hành chính này được áp dụng cho việc sử dụng và phân phối
tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.
Hiện nay, việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên nước nằm ở 2 bộ là
bộ TN & MT và bộ NN & PTNT. Các văn bản mang tính pháp lý trong quản lý tài
ngyên nước đang có hiệu lực:
• Các văn bản mang tính Quốc gia:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII và có hiệu lực thi
hành vào ngày 01/01/2015;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm
2012.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của chính phủ về thoát nước
và xử lý nước thải;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính Phủ về thu phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2
năm 2014.
- Nghị định 142/2013/ NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính Phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



- Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ tài nguyên môi
trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường lục địa.
- Thông tư 51/2014/TT-BTNMT ngày 05/09/2014 của Bộ tài nguyên môi
trường quy định quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia
hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng Hướng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của
Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà
Nội về việc ban hành đơn giá quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
1.1.2. Cơ sở lý luận
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng của toàn cầu, không chỉ là
sự quan tâm của các nhà khoa học mà còn của tất cả người dân. Nguồn nước bị ô
nhiễm là vertor lan truyền ô nhiễm và là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều
bệnh tật cho con người. Cuộc sống con người trở nên khó khăn khi môi trường nước
bị suy giảm về số lượng và chất lượng.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước cung cấp bức tranh tổng thể về 2
phương diện: Phương diện vật lý, hoá học thể hiện chất lượng môi trường và
phương diện kinh tế xã hội, đó chính là những thông báo về tác động từ các tác
động của con người tới chất lượng môi trường cũng như tới sức khoẻ con người,
kinh tế và phúc lợi xã hội. Bản đánh giá hiện trạng môi trường có vai rò như một
bản “thông điệp” về tình trạng môi trường, tài nguyên thiên nhiên và con người,
thông qua việc cung cấp thông tin tin cậy về môi trường để hỗ trợ quá trình ra quyết
định bảo vệ phát triển bền vững. Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây

dựng báo cáo hiện trạng môi trường là cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


và hiểu biết của cộng đồng về tình hình môi trường; khuyến khích và thúc đẩy việc
xây dựng, triển khai và nhân rộng các mô hình cộng đồng tham ra bảo vệ môi
trường, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.
Công tác đánh giá hiện trạng môi trường bắt đầu vào những năm cuối thập
kỷ 70. Nó thể hiện bằng việc lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm nhằm đáp
ứng mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Ở Việt Nam, công tác đánh giá hiện trạng môi trường được bắt đầu
thực hiện từ năm 1994, cho đến nay hầu hết các địa phương đều phải thực hiện công
tác này. Trong đó, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước là quá trình hoạt động nhằm
xác định trữ lượng và chất lượng, tình hình khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng và trữ lượng
nước Quốc gia. Trên cơ sở các số liệu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước, cơ quan
quản lý Nhà nước sẽ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm định hướng cho các hoạt
động khai thác và sử dụng tài nguyên nước, dự báo cho các hoạt động xấu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng cho nguồn nước.
1.2. Khái quát về ô nhiễm môi trường nước mặt
1.2.1. Các khái niệm chung về ô nhiễm
ÔNMT là sự thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại.
TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định dùng làm căn cứ để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.
ÔNMT nước là sự thay đổi thành phần, tính chất của nước gây ảnh hưởng

đến hoạt động sống bình thường của con người và vi sinh vật. Khi sự thay đổi thành
phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng chi phép thì sự ô nhiễm nước đã
một mức nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự
huỷ hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời gây nên. Môi trường
nước rất dễ bị ô nhiễm, các ô nhiễm từ đất, không khí đều có thể làm ô nhiễm nước,
ảnh hưởng lớn tới con người và các sinh vật khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Môi trường nước mặt bao gồm nước hồ, ao, đồng ruộng, nước các sông suối,
kênh rạch. Nguồn nước các sông, kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và
đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Nguồn gây ra ô
nhiễm nước mặt là các khu dân cư tập trung, các hoạt động công nghiệp, giao thông
thuỷ và sản xuất nông nghiệp ( Lý Thị Thu Hà, 2010).
1.2.2. Tính chất của nguồn nước bị ô nhiễm
Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiêu đặc trưng sau:
Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
• Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,…)
• Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện các chất độc hại,…)
• Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để
oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
• Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây
bệnh.
1.2.3. Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp

Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp là:
Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước.
Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD
Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên
có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ
mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các
nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các
nguyên tố vết.
Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito,
Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật
bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm
giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các thuỷ
vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim
loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống
của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn
vào cơ thể động vật và con người.
Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt,
đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh
sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật.
Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan truyền và tích luỹ
trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể

người và động vật theo chuỗi thức ăn (Trần Đức Hạ, 2012).
1.2.4. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước mặt
Nhiệt độ

-

Nhiệt độ của nước có vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn
ra trong thủy vực; nhiệt độ nước quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy vật
chất, tới độ oxy hòa tan,…do đó, sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và ảnh
hưởng tới đời sống của thủy sinh vật.
Nước thải từ nhà máy nhiệt điện và lò hơi của một số gành công nghiệp có
nhiệt độ cao. Khi thải ra môi trường, làm tăng nhiệt độ của các thủy vực ảnh hưởng
đến một số thủy sinh vật và làm suy giảm oxy hòa tan trong nguồn nước (do khả
năng bão hòa oxy trong nước nóng thấp hơn và vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ sẽ
hoạt động mạnh hơn).
-

Độ đục, màu sắc, mùi vị

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, làm
tăng độ đục của nước. Các chất có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi
khuẩn phân hủy. Sự phát triển của vi khuẩnvà các vi sinh vật khác càng làm tăng độ
đục của nước và làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng và làm cản trở khả
năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước. Nhiều chất thải công nghiệp có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



chứa các chất có mầu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước
cũng như thẩm mỹ; Nước thải từ nhà máy dệt, giầy, lò mổ,…có độ màu rất cao, gây
ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ sinh thực vật.
Màu sắc, mùi vị cũng là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Khi trong
nước có quá nhiều chất hữu cơ bị phân hủy, gây ô nhiễm sẽ có những màu sắc và
mùi vị khác lạ. Trong các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học
như muối sắt, Mangan, Clo tự do, Hydro sulfur, phenol làm cho nước có vị khó
chịu, tảo làm nước có mùi bùn.
-

pH

pH =7, được gọi là trung tính; pH<7, là môi trường axit; pH>7 là môi trường
kiềm. Đời sống các loại cá thường thích hợp với pH từ 6,5 – 8,5.
pH của nước sẽ ảnh hưởng tới các quá trình hóa học như: quá trình đông tụ hóa
học, sát trùng, ăn mòn,…Độ pH còn ảnh hưởng tới sự cân bằng các hệ thống hóa
học trong nước, qua đó gây ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật. VD: khi nước
trong thủy vực có tính axit thì các muối kim loại tăng khả năng hòa tan, gây độc cho
thủy sinh vật.
-

DO (Oxi hòa tan)

Là lượng oxy từ không khí có thể hòa tan vào nước trong điều kiện nhiệt độ, áp
suất xác định. Oxy hòa tan trong nước thường tham giavào quá trình trao đổi chất,
duy trì năng lượng cho quá trình phát triển, sinh sản và tái sản xuất cho các sinh vật
dưới nước.
DO là yếu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong
nước diễn ra trong điều kiện yếm khí hay háo khí.
-


BOD, COD

Giá trị BOD, COD biểu thị lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong
thủy vực theo con đường hóa học hoặc sinh học. Giá trị BOD, COD càng cao có
nghĩa là thủy vực càng bẩn.
-

Kim loại nặng (Pb, Cu, Ni, Cd, Hg, Sn, Cr,…)

Một số kim loại nặng đi vào trong nước do nước thải công nghệp hoặc đô thị,
chủ yếu là Pb, Cu, Zn, Hg,…những kim loại này ở điều kiện pH khác nhau sẽ tồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


tại những hình thái khác nhau gây ô nhiễm nước.
*Chì (Pb): Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện
kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô
nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần
kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh.
Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10-100 lần so với chì vô cơ đối các loại cá.
*Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp
(thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân
được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng mỏ thủy ngân, nồng độ
thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân
ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân.
Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Vào thập niên 50, 60, ô

nhiễm thủy ngân hữu cơ ở vịnh Minamata, Nhật Bản, đã gây tích lũy Hg trong hải
sản. Hơn 1000 người đã chết do bị nhiễm độc thủy ngân sau khi ăn các loại hải sản
đánh bắt trong vịnh này. Đây là một trong các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất
trong lịch sử hiện đại.
*Asen (As): Asen trong các nguồn nước có thể do các nguồn gây ô nhiễm tự
nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc nguồn nhân tạo (luyện kim, khai
khoáng,…). Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO32-), asenat
(AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do
các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ).
Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật
khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư. Độc tính
của các dạng hợp chất asen: As(III)>As(V)> Asen hữu cơ.
-

Các hợp chất Photpho
Thường ở dạng H2PO4-, HPO42-, PO43- các polyphotphat như Na(PO4)3- và

photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho các
thực vật dưới nước. Tuy nhiên, nếu hàm lượng quá cao sẽ gây phú dưỡng hóa
trong ao hồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


-

Các hợp chất Sunfat


Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn gốc hữu cơ. Với hàm
lượng lớn hơn 250mg/l gây tổn hại cho sức khỏe con người. Ở điều kiện yếm khí
SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S gây mùi hôi và có tính độc cao.
-

Các hợp chất Nitơ

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra ammoniac (NH4+), nitrit (NO2-) và
nitrat (NO3-). Do đó, các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị dùng
để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Nồng độ NO3- cao là môi trường
tốt cho tảo, rong phát triển, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dùng sinh hoạt.
-

Chất dầu mỡ

Hàm lượng chất dầu mỡ trong nước có thể là chất béo, acid hữu cơ, dầu,…chúng
gây khó khăn trong quá trình vận chuyển nước, ngăn cản oxy hòa tan do tạo lớp
phân cách trên bề mặt nước với khí quyển.
-

Hóa chất BVTV

Có hàng trăm hóa chất diệt sâu, rầy, nấm, cỏ,…được sử dụng trong nông nghiệp
các nhóm hóa chất chính là: photpho hữu cơ, clo hữu cơ. Hầu hết các chất này đều
có tính độc hại cao đối với người, đặc biệt là clo hữu cơ có độ bền cao trong môi
trường và khả năng tích lũy trong cơ thể con người.
-

E.coli và Coliform


Là những vi khuẩn sinh sống và phát triển trong chất thải của người và động vật,
đó là vi khuẩn đặc trưng cho mức độ nhiễm trùng của nước ảnh hưởng đến chất
lượng sinh hoạt ( Trịnh Thị Thanh, 2010 ).
1.2.5. Tác hại của ô nhiễm môi trường nước
a. Ảnh hưởng đến con người
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp
và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều
loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm
nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi
trồng thủy sản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài
ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm
lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho
sinh hoạt và ăn uống. Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh,
nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả
năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch,
lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống,
đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích
thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan,
nôn mửa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất
tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết

hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh
trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim
loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh,
thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu (Bộ tài nguyên và môi trường, 2012).
b. Ảnh hưởng đến môi trường nước khác
Nước ngầm: Ngoài việc các cặn lơ lửng trong nước mặt, các chất thải nặng
lắng xuống đáy sông, sau khi phân huỷ, 1 phần lượng chất được các sinh vật tiêu
thụ, 1 phần thấm xuống mạch nước bên dưới (nước ngầm) qua đất, làm biến đổi
tính chất của loại nước này theo chiều hướng xấu (do các chất chứa nhiều chất hữu
cơ, kim loại nặng…),bên cạnh đó, việc khai thác nước ngầm bừa bãi và người dân
xây dựng các loại hầm chứa chất thải cũng góp phần làm suy giảm chất lượng nước
ngầm, làm cho lượng nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay càng hiếm hơn nữa.
Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa
lượng chất thải ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các
sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ,
chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng
lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn
nước bị suy giảm nghiêm trọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


c. Ảnh hưởng tới môi trường đất và sinh vật đất
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho đất. Nước ô nhiễm thấm vào đất làm cho liên kết giữa các hạt keo
đất bị bẻ gãy, cấu trúc đất bị phá vỡ, thay đổi đặc tính lý học, hóa học của đất, vai trò
đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi trường đất thay đổi mạnh, thành
phần chất hữu cơ giảm nhanh làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay

đổi. Một số chất hay ion có trong nước thải ảnh hưởng đến đất : Quá trình oxy hóa
các ion Fe2+ và Mn2+ có nồng độ cao tạo thành các axit không tan Fe2O3 và MnO2+
gây ra hiện tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn) ,
Canxi, magie và các ion kim loại khác trong đất bị nước chứa axit cacbonic rửa trôi
thì đất sẽ bị chua hóa. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây
ảnh hưởng đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất,
Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất không độc
lắm đối với động vật nhưng độc đối với cây cối ở nồng độ trung bình. Các chất ô
nhiễm làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất là
nguyên nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát
triển được hoặc có thể bị thối gốc mà chết. Có nhiều loại chất độc bền vững khó bị
phân hủy có khả năng xâm nhập tích lũy trong cơ thể sinh vật. Khi vào cơ thể sinh vật
chất độc cũng có thể phải cần thời gian để tích lũy đến lúc đạt mức nồng độ gây độc
(Ngô Thế Ân, Phạm Văn Phê, Trần Đức Viên, Trần Danh Thìn, 2006)
d. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà
còn ảnh hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải
thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi
bẩn trong không khí tăng lên. Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám
cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí
quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm
phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người
mắc bệnh hen.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



1.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt và công tác kiểm soát ô nhiễm
môi trường nước mặt trên thế giới
a. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới
Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong đó
nước đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở các cực
và 0,6% ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn
10% ở Bắc cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng. Lượng nước ngọt
chúng ta có thể sử dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ khoảng 2 triệu dặm
khối (0,6% tổng lượng nước) trong đó nước mặt chỉ có 36.000 km3 còn lại là nước
ngầm. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất
nhiều khó khăn và tốn kém. Do vậy nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước . Những
nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025,
2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong
khi đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm
hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ
DO thấp (<55% bão hoà); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ
(BOD khoảng 3mg/l, COD khoảng 18mg/l)
Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên Thế giới có nồng độ
nitrat rất cao (9 ÷ 25mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO
(10mg/1). Khoảng 10% các con sông có nồng độ phospho từ 0,2 ÷ 2mg/1 tức cao
hơn 20 ÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm. hiện nay trên Thế giới có
30 ÷ 40% số hồ chứa bị phú dưỡng hoá. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha
và nhiều hồ ở Nam Phi, Australia và Mehico cũng bị phú dưỡng hoá. Tuy nhiên các
hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng.
Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai thác,
các ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp.

Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hoà tan trong nước tăng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


dần từ đầu thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải.
Nồng độ Hg, Cd, Cr,Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11mg/1, 2mg/1, 80mg/1,
200mg/1. Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960 tươn ứng là 8mg/1,
10mg/1, 600mg/1, 500mg/1. Đến năm 1980 nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong nước
sông Rhine là 5 mg/l, 20 mg/l, 70 mg/l, 400 mg/l.
Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan trắc toàn
cầu phát hiện các hoá chất hữu cơ chứa Cl- như DDT, Aldrin, Dieldrin và PBC với
nồng độ < 10 mg/l. Tại một số dòng sông nồng độ các hoá chất này khá cao (100 ÷
1000 mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở Nhật. Ô nhiễm do Clo hữu cơ
nặng nhất trên 100 mg/l là ở một số sông thuộc Columbia (DDT & Dieldrin)
Indonexia (PCB), Malaixia (Dieldrin) và Tazania (Dieldrin).
Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi sinh
vật, nó là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước đang phát
triển. Sông Yamune trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacal coliform/100ml,
sau khi chảy qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới 24.000.000/100ml.
Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Có đến
hơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nước
sạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là các vấn đề quan
trọng nhất trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ con người là rất lớn:
chúng là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa chảy hàng năm
và từ đó dẫn đến cái chết của hơn 2 triệu trẻ em, 2 triệu đứa trẻ này có thể sống sót
nếu như chúng được sử dụng nước sạch và sống trong điều kiện hợp vệ sinh. Bất cứ
thời gian nào khoảng 2 triệu người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu

người bị mắc bệnh giun móc. Bệnh ta, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnh
phúc con người.
Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và
ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người (Nguyễn Văn Dung, Phạm Ngọc
Dũng, Nguyễn Đức Quý , 2005).
b. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới
Sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường đang trở thành mối đe dọa với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×