Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

nghiên cứu một số giải pháp phòng trừ cây trinh nữ móc (mimosa diplotricha c wright) theo hướng tổng hợp tại vườn quốc gia cúc phương, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.2 MB, 84 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------*-----------------

NGUYỄN THỊ THẮNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ CÂY TRINH
NỮ MÓC (Mimosa diplotricha C.Wright) THEO HƯỚNG TỔNG
HỢP TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------*-----------------

NGUYỄN THỊ THẮNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ CÂY TRINH
NỮ MÓC (Mimosa diplotricha C.Wright) THEO HƯỚNG TỔNG
HỢP TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG, NINH BÌNH
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 60 62 01 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN


HÀ NỘI, 2015


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bản luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến GS.TS. Nguyễn Hồng Sơn – Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
và Ban đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Chủ trì và các cán bộ tham gia thực hiện Dự án:
“Ngăn ngừa và quản lý sinh vật rừng ngoại lai xâm hại ở rừng sản xuất và rừng
được bảo vệ khu vực Đông Nam Á”, đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi cũng cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt
của các cán bộ và nghiên cứu viên thuộc Bộ môn An toàn và Đa dạng sinh học –
Viện Môi trường Nông nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn động viên tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ quý báu của các tập thể và
cá nhân trên đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện
năm 2014 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương; xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Phó Giám đốc Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các luận văn khác trong và ngoài nước.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thắng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn

i

Lời cam đoan

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

MỞ ĐẦU

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

2.

Mục tiêu và yêu cầu của đề tài


2

3.

4.

2.1 Mục tiêu

2

2.2 Yêu cầu

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

3.1 Ý nghĩa khoa học

2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3


4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1.

Cở sở khoa học của đề tài

4

1.2.

Tình hình nghiên cứu cây Trinh nữ móc trên thế giới

4

1.2.1. Đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng lây lan và tác hại của cây

4

Trinh nữ móc
1.2.2. Đặc điểm sinh học


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

8

Page iii


11

1.2.3. Khả năng kiểm soát và diệt trừ loài trinh nữ móc trên thế giới
1.3.

Tình hình nghiên cứu cây Trinh nữ móc ở Việt Nam

15

1.3.1. Mức độ phát tán và xâm lấn tại Việt Nam

15

1.3.2. Thực trạng công tác quản lý, kiểm soát và việc áp dụng các biện

16

pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc tại Việt Nam
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Vật liệu nghiên cứu


17
17

2.1.1. Dụng cụ điều tra và quan sát

17

2.1.2. Dụng cụ phun thuốc

17

2.1.3. Cây trồng bản địa

17

2.1.4. Hóa chất

17

2.2.

Nội dung nghiên cứu

18

2.3.

Phương pháp nghiên cứu


18

2.3.1. Phương pháp xác định mức độ phân bố và hiện trạng xâm lấn của

18

cây Trinh nữ móc
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ

18

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

21

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.

22

Mức độ phân bố và hiện trạng xâm lấn của cây Trinh nữ móc tại

22

một số khu vực điều tra
3.2.

Kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc

37


3.2.1. Hiệu quả diệt trừ cây Trinh nữ móc của các biện pháp phòng trừ

38

3.2.2. Chi phí của các biện pháp phòng trừ

43

3.2.3. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến đa dạng động vật

44

3.2.4. Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ đến đa dạng sinh học các

46

loài thực vật
3.2.5. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng bản địa
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

52
56

Page iv


DẠNH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ


58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

63
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Từ viết vắt

1

M. diplotricha

Mimosa diplotricha

2

CT

Công thức


3

LN

Lần nhắc

4

N

Bắc

5

E

Đông

6

NSXL

Ngày sau xử lý

7

TV

Thực vật


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
TT bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

19

2.2.

Tọa độ các ô thí nghiệm trong mô hình kiểm soát, diệt trừ cây

20

Trinh nữ móc tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
3.1.

Mật độ cây Trinh nữ móc trước và sau khi áp dụng các biện

38


pháp phòng trừ (Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.2.

Hiệu qủa phòng trừ cây Trinh nữ móc tính theo mật độ cây

38

(Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.3

Diện tích che phủ của cây Trinh nữ móc trước và sau khi áp dụng

41

các biện pháp phòng trừ (Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.4.

Hiệu quả phòng trừ cây Trinh nữ móc tính theo diện tích che

41

phủ (Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.5.

Chi phí phòng trừ cây Trinh nữ móc trong mô hình (Vườn

43

Quốc gia Cúc Phương, 2014)

3.6.

Thành phần các loài côn trùng và nhện trong mô hình (Vườn

44

Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.7.

Tần suất xuất hiện của các loài côn trùng và nhện qua các kỳ

45

điều tra (Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2014)
3.8

Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thực vật ở các

46

công thức thí nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương,
2013&2014)
3.8

Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thực vật ở các

47

công thức thí nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương,
2013&2014) (tiếp theo)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


3.8

Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thực vật ở các

48

công thức thí nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương,
2013&2014) (tiếp theo)
3.8

Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thực vật ở các

49

công thức thí nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương,
2013&2014) (tiếp theo)
Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thực vật ở các

50

công thức thí nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương,
2013&2014) (tiếp theo)
3.9.


Tổng số loài và tỷ lệ % các loài thực vật ở các công thức thí

51

nghiệm (Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2013&2014)
3.10.

Chiều cao cây Lát hoa Chucrasia tabularis A.Fuss

52

3.11.

Đường kính tán cây Lát hoa Chucrasia tabularis A.Fuss

52

3.12.

Đường kính cây Lát hoa Chucrasia tabularis A.Fuss

53

3.13.

Chiều cao cây Sấu Dracontomelon duperreanum Pierre

53

3.14.


Đường kính cây Sấu Dracontomelon duperreanum Pierre

53

3.15.

Đường kính tán cây Sấu Dracontomelon duperreanum Pierre

54

3.16.

Chiều cao cây Trám trắng Canarium album (Lour.)

54

3.17.

Đường kính cây Trám trắng Canarium album (Lour.)

54

3.18.

Đường kính tán cây Trám trắng Canarium album (Lour.)

55

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vii


DANH MỤC HÌNH

TT hình

Tên hình

Trang

3.1.

Cây Trinh nữ móc mọc trên đất canh tác nông nghiệp ở

25

xóm Trẹ
3.2.

Cây Trinh nữ móc mọc dọc theo đường đi ở thôn Nghéo

28

3.3.

Cây Trinh nữ móc mọc trên đất cánh tác nông nghiệp ở

29


thôn Biện
3.4.

Cây Trinh nữ móc mọc trong vườn nhà sau 1 năm không canh

30

tác ở thôn Đồi
3.5.

Cây Trinh nữ móc mọc xen lẫn với các cây cỏ khác

34

3.6.

Cây Trinh nữ móc leo bám vào cây rừng ở Thung Bông

35

3.7.

Khu vực chăn nuôi cũ trong Vườn Quốc gia Cúc Phương

36

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Trinh nữ móc - Mimosa diplotricha C. Wright còn được gọi là cây Trinh
nữ thân vuông, đang có nguy cơ xâm lấn các vùng đất nông nghiệp và hệ sinh thái
rừng. Do có khả năng sinh trưởng, phát triển và phát tán quần thể rất lớn, nó được
xếp vào trong danh sách những loài sinh vật ngoại lai gây hại nguy hiểm đối với
hầu hết các Quốc gia đặc biệt là các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiều nước
trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Phi, Châu Úc và khu vực Đông Nam Á đã
gặp nhiều khó khăn và tốn kém trong việc đối phó với Trinh nữ móc khi chúng xâm
lấn trên một diện tích rộng lớn, gây cản trở các hoạt động canh tác, giao thông cũng
như biến các vùng đất canh tác thành các vùng hoang hóa.
Ở nước ta, cây Trinh nữ móc có thể mọc và phát tán ở tất cả các vùng sinh
thái từ các tỉnh miền núi đến đồng bằng, tuy nhiên mức độ xâm nhiễm chưa cao nên
trước đây việc nghiên cứu và phòng trừ cây Trinh nữ móc còn ít được quan tâm.
Hiện nay, cây Trinh nữ móc đã phát triển khá nhanh và đang là một trong những
loài sinh vật ngoại lai xâm hại nghiêm trọng nhất ở Việt Nam. Chúng mọc dày, um
tùm, đan xen vào nhau tạo thành những bụi lớn và trở thành đối tượng cỏ dại nguy
hiểm khó phòng trừ, gây cản trở cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới môi
trường và đa dạng sinh học.
Mặc dù tác hại của cây Trinh nữ móc đã được nhiều phương tiện thông tin
đại chúng đăng tải nhưng cho đến nay vẫn chưa có được giải pháp hữu hiệu để ngăn
chặn sự lây lan của chúng. Để dối phó với khó khăn do cây Trinh nữ móc gây ra,
người nông dân vẫn chủ yếu sử dụng biện pháp cắt, chặt cây, tuy nhiên chỉ sau một
thời gian ngắn cây lại tái sinh mạnh hơn. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp cơ
giới chỉ có thể tiến hành khi cây mới xâm lấn trên một diện tích hẹp và mật độ quần
thể thấp, khi cây đã mọc lan tràn với mật độ và diện tích che phủ cao thì việc áp
dụng các biện pháp này là thiếu tính khả thi.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Trước nguy cơ gia tăng mức độ xâm lấn và gây hại của cây Trinh nữ móc,
chúng tôi dự kiến thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp phòng trừ cây
Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha C.Wright) theo hướng tổng hợp tại Vườn
Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề xuất được các biện pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc theo hướng tổng
hợp nhằm ngăn chặn sự lây lan và kiểm soát sự phát triển của cây Trinh nữ móc (M.
diplotricha) ở Việt Nam, góp phần bảo vệ đất canh tác và đa dạng sinh học ở các
Vườn Quốc gia.
2.2. Yêu cầu
1. Xác định mức độ phân bố và hiện trạng xâm lấn của cây Trinh nữ móc tại
Vườn Quốc gia Cúc Phương.
2. Xây dựng được mô hình trình diễn một số biện pháp phòng trừ cây Trinh
nữ móc theo hướng tổng hợp tại Vườn Quốc gia Cúc Phương.
3. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và tác động về mặt môi trường của
từng biện pháp phòng trừ.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về hiệu
quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường của biện pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc, góp
phần đề xuất quy trình phòng trừ cây Trinh nữ móc có tính khả thi cao trong điều
kiện của các Vườn Quốc gia.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Thông qua các kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà quản lý và người dân
biết được mức độ xâm lấn và nguy hại của cây Trinh nữ móc. Từ đó, nâng cao vai
trò và năng lực của các nhà quản lý trong việc kiểm soát sự xâm lấn và lây lan của
cây Trinh nữ móc ở các Vườn Quốc gia.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Các kết quả nghiên cứu giúp nông dân và các nhà quản lý lựa chọn được giải
pháp phòng trừ hiệu quả nhất, hạn chế tác hại đến môi trường và đa dạng sinh học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Đề tài là cây Trinh nữ móc (M. diplotricha).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định phạm vi, mức độ phân bố và hiện trạng xâm lấn của cây Trinh nữ
móc ở Vườn Quốc gia Cúc Phương và vùng đệm. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, kinh
tế và tác động về mặt môi trường của một số biện pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Theo các nhà nghiên cứu, cây Trinh nữ móc có nhiều đặc điểm thích nghi và
có lợi giúp chúng có thể nhanh chóng sinh trưởng, phát triển, lây lan và xâm nhiễm

trên một vùng rộng lớn. Khi xâm nhiễm thì chúng biến các vùng đất canh tác thành
các vùng đất hoang hóa, gây thiệt hại lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của người
dân địa phương. Tại vùng bị xâm lấn, cây Trinh nữ móc hầu như làm giảm nghiêm
trọng quần xã thực vật bản địa, làm suy giảm quần xã động vật do thay đổi nguồn
thức ăn, từ đó làm thay đổi cơ bản hệ sinh thái bản địa, làm giảm đa dạng sinh học.
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các biện
pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc, song không có một biện pháp riêng lẻ nào có thể
mang lại hiệu quả cao và triệt để trong việc phòng trừ chúng. Từ đó, nhiều biện
pháp khác nhau đã được khuyến cáo ứng dụng như biện pháp thủ công cơ giới như
nhổ, cắt…; biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ và biện pháp sinh học.
Từ kinh nghiệm phòng trừ cây Trinh nữ móc trên thế giới và kinh nghiệm
phòng trừ cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) ở Việt Nam cho thấy: sử dụng
các biện pháp cắt, nhổ, đốt chỉ làm giảm mật độ, giảm độ che phủ, giảm sinh khối
ngay sau mỗi lần xử lý, không có tác dụng diệt trừ triệt để, sau mỗi lần xử lý cây lại
mọc tái sinh mạnh hơn. Đối với biện pháp hóa học, kết quả nghiên cứu cho thấy sử
dụng thuốc trừ cỏ Glyphosate 480SC và thuốc trừ cỏ Ally 20DF có tác dụng diệt trừ
cây Trinh nữ móc.
Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp phòng trừ cây Trinh nữ móc theo hướng
tổng hợp đang được các nước trên thế giới quan tâm và ứng dụng cho phù hợp với
từng vùng cụ thể.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


1.2. Tình hình nghiên cứu cây Trinh nữ móc trên thế giới

1.2.1. Đặc điểm phân bố, sinh thái, khả năng lây lan và tác hại của cây Trinh nữ móc
Cây Trinh nữ móc là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, phần lớn

ở Nam và Trung Mỹ, cũng như vùng biển Caribbean (Barneby, 1991; Holm et al.,
1977; Kostermans et al., 1987; Parsons and Cuthbertson, 1992; Willson and Garcia,
1992) [11, 16, 17, 21, 24], tuy nhiên vẫn chưa xác định rõ liệu nó có nguồn gốc ở
Bắc Mỹ và một phần ở vùng biển Caribbean không (Barneby, 1991) [11]. Ngày nay
nó đã trở nên phổ biến khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây Trinh nữ móc lần
đầu tiên được du nhập vào các khu vực khác như một dạng cây cảnh, làm hàng rào,
dần dần chúng phát tán theo dòng nước, con người, động vật…, xâm nhập vào hầu
hết các nước trên thế giới và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm ở các nước nhiệt đới.
Trinh nữ móc là một trong số 76 loài cỏ dại nghiêm trọng nhất trên thế giới
(Holm et al., 1977) [16] và được xem như là một loài cỏ dại hại 13 loại cây trồng ở
18 quốc gia. Theo Holm et al. (1977) [16] cây Trinh nữ móc được xem là loài cỏ
dại nghiêm trọng và chủ yếu ở Borneo, Fiji, Malaysia, Melanesia, New Guinea, Tây
Polynesia, Philippines, Đài Loan, Úc và Indonesia.
Waterhouse and Norris (1987) [23] coi nó là một loài cỏ dại nghiêm trọng ở
các đảo Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Mauritius và Nigeria. Nó là một loài rất
dễ xâm lấn bất cứ nơi nào mà nó xâm nhập vào. Phần lớn cây này thường xâm lấn
các khu vực đất màu mỡ, có độ ẩm, không khí, ánh sáng đều cao, đất hoang hóa,
các đồng cỏ, lề đường, rừng trồng cây tái sinh, ở rìa các khu rừng, đất ven sông, các
kênh rạch, dòng sông bị khô cạn trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Holm et al.,
1977; Kostermans et al., 1987; Parsons and Cuthbertson, 1992; Willson and Garcia,
1992) [16, 17, 21, 24]. Cây Trinh nữ móc sẽ chết và không mọc được khi bị che
bóng, vì vậy nó không gây hại ở những khu rừng kín.
Tại Úc, cây Trinh nữ móc được tìm thấy trong các khu vực ven biển phía
Bắc Queensland giữa Ingham và Cooktown, xung quanh Mackay và tại Brisbane
(Anon, 2001b; Parsons and Cuthbertson, 1992) [28, 21], và nó có nguy cơ lây lan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



sang lãnh thổ phía Bắc và Tây Úc (Groves et al., 2003) [31]. Thật vậy, ở Tây Úc
cây Trinh nữ móc đã được tìm thấy và tiêu diệt vào năm 2004 (Wilson, 2004) [24].
Ở Tây Samoa, người ta ước tính khoảng 85% số làng trên đảo Upolu bị cây
Trinh nữ móc xâm nhiễm (Wilson and Garcia, 1992) [24]. Cây Trinh nữ móc
thường hình thành các khối có đường kính lên đến 20m ở thung lũng Markham và
Ramu ở Papua New Guinea (Kuniata et al., 1993) [18]. Trên bán đảo Malaysia, cây
Trinh nữ móc có ở các bang Perlis, Kedah, Seberang Prai, bắc Perak, Selangor,
Malacca, Negri Sembilan và Johore (Baki and Prakash, 1994) [12].
Ở Negeria, cây Trinh nữ móc xuất hiện năm 1990, khi đó cây Trinh nữ móc
chỉ xuất hiện ở ven đường, các bờ mương và vùng đất hoang hóa ở phía Nam của
đất nước nhưng sau đó nó đã trở thành cỏ dại chính xâm nhiễm gây hại các vùng đất
canh tác nông nghiệp, gây hại đến các trang trại trồng sắn, ngô, chuối, dừa, cọ dầu
và đang mở rộng ra những nơi khác (Frank Ekhator et al., 2013) [30].
Ở đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) loại cây này chỉ được xem như là
một loài cỏ dại nhỏ.
Ở nhiều quốc gia khác, cây Trinh nữ móc là một loại cỏ dại nghiêm trọng đối
với cây trồng, vùng đất canh tác và cũng dễ dàng thấy cây Trinh nữ móc ở hai bên
lề đường, bờ sông, các vùng đất hoang hóa khác. Ví dụ ở Kuniata có 80% diện tích
của một trang trại mía lớn ở Papua New Guinea bị cây Trinh nữ móc xâm nhiễm
gây hại.
Tại những vùng bị cây Trinh nữ móc xâm lấn, loài thực vật ngoại lai này
không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội mà còn gây nên tác động rất
lớn về mặt sinh thái và môi trường.
Ở những vùng đất canh tác bị cây Trinh nữ móc xâm nhiễm sẽ gây giảm
năng suất và rất khó khăn trong việc thu hoạch bằng tay vì cây có nhiều gai, gây
nguy hiểm đến con người (Waterhouse and Norris, 1987) [23]. Thu hoạch bằng máy
móc cũng có thể bị kẹt (Parsons and Cuthbertson, 1992) [21]. Trong các cánh đồng
sắn ở Nigeria, quần thể cây Trinh nữ móc ngày càng tăng đã làm giảm sản lượng
sắn một cách nhanh chóng. Khi mật độ cây Trinh nữ móc đạt 630.000 cây/ha, năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


suất sắn trong 12 tháng sau trồng đã giảm 80% (Alabi et al., 2001) [9]. Cũng ở
Nigeria, cây Trinh nữ móc được xem là loài cỏ dại có hại nhất trong thành phố
Benin, nó đã xâm lấn các trang trại, cánh đồng hoang và các mảnh đất xây dựng
chưa phát triển (Ogbe and Bamidele, 2006) [20]. Ở Papua New Guinea, cây Trinh
nữ móc tác động tiêu cực trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất của cây
mía nhưng chưa có đánh giá thực tế nào về thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên, trong các
trang trại chăn nuôi gia súc ở thung lũng Markham, mức chi phí hàng năm để kiểm
soát bằng hóa chất lên tới 130.000 đô la (Kuniata, 1994) [18].
Một số nghiên cứu cho rằng cây Trinh nữ móc độc hại đối với gia súc
(Waterhouse và Norris, 1987; Gibson and Waring, 1994) [23, 14], mặc dù báo cáo
của Parsons and Cuthbertson (1992) [21] cho lại rằng một con cừu được cho ăn 60 90 g Trinh nữ móc/ngày trộn với cỏ linh lăng không bị bất kỳ triệu chứng có hại
nào. Ở Thái Lan, 22 con trâu đầm lầy chết sau khi ăn cây Trinh nữ móc 18 - 36 giờ,
với các triệu chứng tiết nước bọt, tê cứng, giảm nhai lại, run cơ, khó thở và nằm ngả
xuống.
Cây Trinh nữ móc có khả năng leo cao vượt lên trên các loại cây trồng khác
(Schultz, 2000) [22], nó cản trở ánh sáng ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các loại
cây trồng khác, có thể tạo thành mối nguy hiểm gây cháy tại những vùng đất hoang
khi cây khô (PIER, 2004) [32]. Ở Úc, người ta cho rằng cây Trinh nữ móc là đối thủ
cạnh tranh liên tục và tạo thành thảm dày đặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của
của một số loài bản địa (Werren, 2001) [33], điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hệ sinh thái thực vật bản địa và quần xã động vật.
Như vậy, cây Trinh nữ móc đã biến nhiều vùng đất canh tác thành đất hoang
hóa, những vùng bị loài ngoại lai này xâm lấn thường tạo nên những khu vực thuần
loại, gây thiệt hại rất lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của người dân. Cây Trinh
nữ móc xâm nhiễm đã cản trở việc con người và động vật tiếp cận với các vùng đất

trống và nguồn nước; làm giảm các nguồn thực phẩm tự nhiên của người dân; hàng
loạt gai cong và sắc của mỗi góc thân cây Trinh nữ móc gây thương tích nghiêm
trọng cho con người và động vật. Bên cạnh đó, cây Trinh nữ móc còn gây ra nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


ảnh hưởng cho người dân như ngăn cản quá trình giao thông và hoạt động canh tác.
Các loại cây trồng bị cây Trinh nữ móc xâm nhiễm sẽ khó khăn trong việc chăm sóc
và thu hoạch do cây Trinh nữ móc có nhiều gai. Vì vậy, sự xâm nhiễm của cây
Trinh nữ móc dẫn đến sản lượng cây trồng giảm, giá thành sản phẩm tăng, gây ra
mất mùa và thoái hóa đất. Tại những vùng bị xâm nhiễm, cây Trinh nữ móc hầu
như làm giảm nghiêm trọng các quần xã thực vật bản địa và quần xã động vật do
thay đổi thảm thức ăn hay do sự cản trở của bộ gai trên thân cây Trinh nữ móc. Từ
đó làm thay đổi cơ bản hệ sinh thái bản địa, làm giảm đa dạng sinh học.
Bên cạnh những tác động tiêu cực, nếu cây Trinh nữ móc được sử dụng một
cách hợp lý thì cũng có những tác dụng nhất định như làm cây phân xanh, cây che
phủ đất chống xói mòn, làm củi, làm hàng rào,…Nhưng cho đến nay các nghiên cứu
và kết quả ứng dụng cây Trinh nữ móc vào mục đích kinh tế còn rất hạn chế (Henty
and Pritchard, 1975; Holm et al., 1977) [15, 16].
1.2.2. Đặc điểm sinh học
Cây Trinh nữ móc (M. diplotricha) thuộc họ Mimosaceae, là một loại cây
thân bò, ưa sáng, phát triển nhanh. Mặc dù chu kỳ sống của Trinh nữ móc là cây
hàng năm nhưng cũng có thể được xem như là loài cây leo họ đậu, dạng bụi sống
lâu năm, thời gian tồn tại ngắn (Alabi et al., 2004; Holm et al., 1977; Waterhouse
and Norris, 1987; Willson and Garcia, 1992) [10, 16, 23, 24]. Cây thường mọc đan
chen vào nhau tạo ra bụi lộn xộn, không thể đâm xuyên qua được.
Cây Trinh nữ móc là một loài cây phân nhánh mạnh, mọc lộn xộn đan chen
vào nhau, có thể cao từ 1- 2m, gốc cây hóa gỗ theo độ tuổi, thân trải dài đến 6m,

hình thành khối thấp mọc đan chen nhau hoặc leo lên các loài cây khác. Thân cây
có hình dạng góc cạnh, có gai (Apfisn, 2007; Chauhan and Johnson, 2008; Holm et
al., 1977; Kuniata et al., 1993) [26, 29, 16, 19], gai dài từ 3 - 5mm, uốn cong ra
phía sau.
Lá Trinh nữ móc mượt như lông tơ, có màu xanh sáng (xanh nhạt), mọc so
le. Lá kép lông chim hai lần. Mỗi lá gồm 4 - 9 cặp lá kép nhỏ hình lông chim, dài 3
- 6cm. Mỗi lá kép có 12 - 30 cặp lá chét hình mũi mác, không cuống, mọc đối xứng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


dài 6 - 12mm và rộng 1,5mm (Apfisn, 2007; Chauhan and Johnson, 2008; Holm et
al., 1977; Kuniata et al., 1993) [26, 29, 16, 19]. Các cặp lá chét cụp lại khi trời tối
và khi bị chạm vào, nhưng chúng chỉ được coi là nhạy cảm vừa phải. Cuống lá dày
ở phần gốc cuống, có những là kèm nhọn, mảnh và có lông mịn, có gai dọc theo
mặt sau của cuống lá.
Hoa nhỏ, hình cầu, có màu tím hồng, đường kính khoảng 12mm, mọc thành
cụm trên cùng một cuống ở nách lá, mỗi cụm có từ 1 - 3 hoa. Cuống hoa dài và có
nhiều lông. Hoa có thể ra quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào cuối mùa mưa
(Holm et al., 1977; Parsons and Cuthbertson, 1992, Waterhouse and Norris, 1987)
[16, 21, 23].
Quả dạng đậu, phẳng, thẳng hoặc hơi cong, có gai mềm, mỗi quả có 3-5
ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt; quả dài 10 – 35mm, rộng 6 - 10mm, mọc thành chùm
ở nách lá. Khi non quả có màu xanh xám, khi quả khô có màu nâu và quả tự tách ra
khi ở trên cây. Vỏ quả khi khô rất nhẹ nên có thể lan truyền theo dòng nước, dính
vào quần áo, lông động vật, phương tiện giao thông, qua đất và các nông sản khác.
Hạt có màu vàng nâu, bóng, phẳng, hình trứng, dài 2 - 3,5mm, dầy 0,6 1,4mm. Mỗi năm cây Trinh nữ móc có thể sản xuất ra 8.000 - 12.000 hạt/m2, có thể
lên đến 20.000 hạt/m2 (Chauhan and Johnson, 2008; Holm et al., 1997; Kuniata et
al., 1993) [29, 16, 19]. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ẩm độ hạt Trinh

nữ móc có thể nảy mầm sau khi rụng, một số khác nằm sâu trong đất có thể rơi vào
trạng thái ngủ nghỉ tới 50 năm (Kuniata et al., 1993; Parsons and Cuthbertson,
1992) [19, 21]. Những hạt nằm ngủ nghỉ sâu dưới đất có thể bị phá ngủ và nảy
mầm nhờ vào quá trình làm đất và tiếp xúc với hơi nóng từ việc đốt cháy cỏ
(Kuniata et al., 1993) [19]. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng sự ngủ nghỉ
của hạt không chịu ảnh hưởng của ảnh sáng nhưng bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao
(Chauhan and Johnson, 2008) [29], tỷ lệ nảy mầm tăng khi nhiệt độ tăng từ 25oC
đến 120oC.
Cây Trinh nữ móc sinh sản bằng hạt nhưng cũng có thể mọc tái sinh từ gốc
thân sau khi chặt. Sau khi mọc tái sinh, cây sinh trưởng rất nhanh và mọc nhiều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


nhánh hơn. Hạt cây Trinh nữ móc có thể nảy mầm vào bất kỳ thời gian nào trong
năm khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thuận lợi. Đặc biệt là vào mùa mưa hạt nảy
mầm nhiều nhất. Sau khi nảy mầm, cây sinh trưởng rất nhanh và có thể ra hoa sau 4
tháng. Hoa có thể nở quanh năm (Holm et al., 1977; Kostermans et al., 1987;
Waterhouse and Norris, 1987) [16, 17, 23], nhưng tập trung vào cuối mùa mưa
(Parsons and Cuthbertson, 1992) [21]. Ở Úc, cây Trinh nữ móc thường ra hoa và
đậu quả từ tháng 4 đến cuối tháng 6, nhưng trong những năm thời tiết lạnh ít thì cây
ra hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12. Một số cây có thể ra hoa khi cây cao 10cm
(Anon., 2001a) [27].
Theo các nhà nghiên cứu, cây Trinh nữ móc có nhiều đặc điểm thích nghi và
có lợi giúp chúng có thể sinh trưởng, phát triển, lây lan và xâm nhiễm nhanh chóng
trên một vùng rộng lớn ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới:
Thứ nhất, cây Trinh nữ móc là cây ưa sáng, điều kiện khí hậu có độ ẩm và
nhiệt độ cao ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới đã tạo điều kiện cho hạt cây
Trinh nữ móc nảy mầm, sinh trưởng và phát triển.

Cây con nhanh chóng đạt được thời kỳ sinh trưởng sinh thực và kết hạt ngay
năm đầu tiên. Quả khi khô rất nhẹ, trên vỏ quả có lớp lông dày đặc nên có thể giúp
quả bám vào cơ thể động vật, quần áo, hay trôi dạt theo dòng nước phát tán đi tới
các vùng khác.
Cây Trinh nữ móc ra nhiều quả và có nhiều hạt. Số lượng hạt tồn tại trong
đất rất nhiều, hạt có thể tồn tại trong đất đến 50 năm. Vì thế mà cây Trinh nữ móc
có thể tồn tại từ vụ này sang vụ khác, từ năm này sang năm khác, từ vùng sinh thái
này sang vùng sinh thái khác.
Trong điều kiện thuận lợi, cây Trinh nữ móc có thể sinh trưởng rất nhanh và
tốc độ xâm nhiễm có thể gấp đôi diện tích sau một năm. Cây cũng có thể chịu được
điều kiện khô hạn.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây Trinh nữ móc thấp, nó có thể mọc ở nhiều
vùng đất, do đó có phổ sinh thái rộng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Sau khi cây bị chặt, cây có thể nhanh chóng mọc tái sinh từ phần gốc sát mặt
đất. Khi bị đốt, toàn bộ lá cây có thể bị cháy, chết nhưng các hạt dưới đất lại được
kích thích phá ngủ và mọc nhiều hơn.
Sự giống nhau về khí hậu và đất đai ở nước bản địa và các nước khác là yếu
tố cơ bản giúp cho cây Trinh nữ móc phát tán, lây lan và xâm nhiễm nhanh hơn.
1.2.3. Kinh nghiệm kiểm soát và diệt trừ loài Trinh nữ móc trên thế giới
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các biện
pháp kiểm soát và diệt trừ cây Trinh nữ móc và đã có một số thành công nhất định.
Nhưng có thể khẳng định rằng, nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn lẻ thì không mang lại
hiệu quả cao và triệt để trong việc phòng trừ cây Trinh nữ móc. Từ đó, nhiều biện
pháp khác nhau đã được khuyến cáo ứng dụng như biện pháp thủ công, cơ giới như

nhổ, cắt…biện pháp đốt hay sử dụng thuôc trừ cỏ và biện pháp sinh học.
Đầu tiên là kiểm dịch thực vật: đây được coi là một trong những biện pháp
quan trọng để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của cây Trinh nữ móc. Việc tiến
hành biện pháp kiểm dịch có thể áp dụng đối với các quốc gia khác nhau nhưng
cũng có thể áp dụng để ngăn chặn sự lây lan từ vùng dịch tới các vùng chưa bị cây
Trinh nữ móc xâm nhiễm. Đặc biệt cần kiểm soát chặt chẽ sự giao lưu của con
người tại vùng bị nhiễm cây Trinh nữ móc ở các vườn Quốc gia để có biện pháp
ngăn chặn kịp thời khi chúng có nguy cơ bùng phát số lượng. Hạn chế chăn nuôi
trong vùng có cây Trinh nữ móc xâm nhiễm.
Biện pháp thủ công, cơ giới: Cây Trinh nữ móc có thể phòng trừ bằng biện
pháp thủ công, cơ giới như cắt, thu gom và đốt. Tuy nhiên biện pháp này thường
gặp cản trở lớn do gai nhọn và hạt có thể chịu được nhiệt độ cao và khi đốt thường
kích thích cho hạt ở dưới tầng đất mặt nảy mầm nhiều hơn ngay sau đó.
Biện pháp nhổ và đốt, xới và cắt là những biện pháp thực tế nhất (Apfisn,
2007) [26]. Biện pháp nhổ cả rễ là biện pháp hiệu quả nhất để phòng trừ Trinh nữ
móc khi cây còn bé, mật độ thấp. Tuy nhiên, biện pháp nhổ cả rễ cần phải tiến hành
2 lần trong một năm mới đạt yêu cầu phòng trừ (Alabi et al., 2004) [10]. Lần nhổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


đầu tiên phải thực hiện trước khi cây Trinh nữ móc ra hoa và lần thứ hai thực hiện
ngay sau khi có cây con mọc (Apfisn, 2007) [26].
Biện pháp cắt không được khuyến cáo vì cây Trinh nữ móc dễ mọc tái sinh
từ các thân bị cắt. Việc sử dụng cây Trinh nữ móc làm thức ăn của các động vật
cũng được thử nghiệm để ngăn chặn sự xâm lấn của chúng ở Queensland, Autralia
(Apfisn, 2007) [26].
Nhược điểm cơ bản của biện pháp thủ công, cơ giới là rất tốn kém vì cần

nhiều nhân công lao động. Do đó, khi cây Trinh nữ móc xâm nhiễm trên một diện
tích rộng lớn thì việc bố trí nhân công nhổ bỏ, cắt là khó thực hiện.
Biện pháp sử dụng thuốc hóa học: cho đến nay biện pháp hóa học được coi
là biện pháp có hiệu quả phòng trừ cao và triệt để nhất. Do đó nó được ứng dụng
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để phòng trừ cây Trinh nữ móc. Cùng với sự
phát triển của nền công nghiệp hóa chất, người ta đã tìm ra nhiều loại thuốc có hiệu
quả cao và có thể ứng dụng bằng nhiều hình thức khác nhau. Một số thuốc trừ cỏ có
hoạt chất như Atrazine, Diuron, Paraquat, Glyphosate…được áp dụng đơn lẻ hoặc
hỗn hợp đã có hiệu quả phòng trừ cây Trinh nữ móc cao.
Ở Nigeria, báo cáo của Alabi et al. (2001) cho rằng phun hỗn hợp thuốc
Atrazine + Acetochlor, Bentazon + Atrazine có hiệu quả diệt trừ cây Trinh nữ móc
cao [9]. Liều lượng hóa chất cần thiết có thể giảm khi áp dụng vào giai đoạn cây
mới mọc tái sịnh sau cắt và đốt. Sử dụng biện pháp hóa học trước khi cây ra hoa,
đậu quả sẽ mang lại hiệu quả phòng trừ tốt nhất. Tuy nhiên, biện pháp này phải
được áp dụng phun định kỳ do hiệu lực của thuốc hóa học thường không kéo dài,
trong khi đó cây Trinh nữ móc móc thì mọc tái sinh liên tục.
Phòng trừ cây Trinh nữ móc bằng biện pháp hóa học cho hiệu quả cao trong
hệ thống canh tác quy mô lớn vì nó tốn ít công lao động. Tuy nhiên, các hóa chất
này chỉ tồn tại trong một vài tháng và đôi khi lại quá đắt đối với hệ canh tác có quy
mô nhỏ, ảnh hưởng đến môi trường, các loài sinh vật không chủ đích. Đặc biệt, khi
áp dụng cho khu vực gần nguồn nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước,
các sinh vật sống trong nước…ảnh hướng đến con người.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Biện pháp sinh học: sử dụng thiên địch tự nhiên của cây Trinh nữ móc từ nơi
bản địa của chúng là một giải pháp được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
(IUCN) đang khuyến khích và coi là giải pháp phòng trừ tiềm năng.

Phòng trừ cây Trinh nữ móc bằng biện pháp sinh học có thể được áp dụng
dưới hình thức phòng trừ sinh học cổ điển đó là nhập nội, thuần hóa và nhân thả các
loài thiên địch sẵn có từ nơi bản xứ để trừ những loài ngoại lai xâm hại. Theo
Waterhouse and Norris (1977) [23] báo cáo có ít nhất 70 loài côn trùng và 2 loài
nấm ở Brazil được chứng minh là có khả năng hạn chế cây Trinh nữ móc.
Biện pháp sinh học đã được tiến hành tại Úc, Tây Samoa và một số đảo Thái
Bình Dương. Tại Úc, năm 1980 người ta đã tiến hành nghiên cứu và nhân thả thành
công một số tác nhân sinh học có khả năng diệt trừ tốt cây Trinh nữ móc như sâu
đục thân Heteropsylla spinulosa và Scamurius sp. hút nhựa cây, làm biến dạng đỉnh
sinh trưởng và giảm khả năng tạo hạt của cây Trinh nữ móc.
Heteropsylla spinulosa được nhập vào Úc năm 1987, đến năm 1989 làm
giảm đáng kể diện tích Trinh nữ móc và đã được nhân thả trong vùng rộng lớn ở
nước Úc (Cullen and Delfosse, 1990) [13] . Trong năm 1988 - 1989 Heteropsylla
spinulosa đã được chuyển giao từ Autralia đến Tây Samoa (Willson and Garcia,
1992) [24] và Papua New Guinea vào năm 1991 (Kuniata, 1994) [18]. Tuy nhiên,
biện pháp sử dụng côn trùng hút dịch Heteropsylla spinulosa từ Brazil này không
có hiệu quả trong điều kiện ngập lụt và hạn hán kéo dài.
Scamurius sp. được nhân thả ở Úc năm 1984 và chuyển giao sang Tully ở
phía bắc Queensland vào tháng 11 năm 1987 (Anon,2001a) [27], nhưng loài này chỉ
có hiệu quả kiểm soát cây Trinh nữ móc trong một thời gian ngắn.
Một loài bướm Psigidia walkeri thuộc họ ngài đêm ăn lá, nụ hoa, quả non,
thân và nhánh non của cây Trinh nữ móc (Waterhouse and Norris, 1987) [23],
nhưng loài bướm đêm này cũng ăn một số lượng lớn các loài thực vật bản địa khác
ở Úc, vì vậy mà nó không được nhân thả trên diện rộng.
Loài nấm Corynespora casiicola được ghi nhận là có khả năng giết chết cây
Trinh nữ móc ở Queensland, Úc (Waterhouse and Norris, 1987) [23]. Loài nấm này
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



gây ra bệnh đốm thân, dị dạng, gây chết mầm cây trong điều kiện ẩm nóng, làm
giảm khả năng ra hoa, kết hạt của cây Trinh nữ móc (Apfisn, 2007; Anon, 2001b)
[26, 28].
Biện pháp phòng trừ sinh học đang được coi là một hướng đi quan trọng vì
nó khắc phục được nhược điểm của các biện pháp thủ công và hóa học, đảm bảo
được tính bền vững và cân bằng sinh thái cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng biện pháp
này một cách rộng rãi thì còn nhiều khó khăn sau:
- Phần lớn các tác nhân sinh học thường có hiệu quả không cao và chỉ có tác
dụng hạn chế phần non của cây và các cây con, không có khả năng tiêu diệt triệt để.
Đối với các loài sâu ăn ngọn đôi khi còn kích thích cho cây mọc nhánh mới và phát
triển mạnh hơn. Phạm vi phát tán cũng không rộng, trong khi đó các vùng lân cận
thường xuyên có nguồn hạt từ các vùng khác đến.
- Các tác nhân sinh học có thể bị suy giảm quần thể hoặc bị tiêu diệt trong
những điều kiện bất thuận như hạn hán kéo dài. Vì vậy, việc bảo vệ và nhân thả
quần thể của chúng cũng có nhiều khó khăn.
- Chi phí cho biện pháp sinh học rất cao, công việc nhập nội và nhân nuôi
thiên địch phải mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Để hình thành và duy trì
được khu vực phòng trừ với diện tích trên 100ha thì phải cần một phòng thí nghiệm
đầy đủ các điều kiện duy trì các hoạt động thường xuyên để kiểm tra, nhân nuôi bổ sung.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài đều cho thấy không một biện
pháp phòng trừ nào có thể mang lại hiệu quả cao và triệt để đối với cây Trinh nữ
móc khi cây đã xâm nhiễm ở mức độ cao. Vì vậy, hướng nghiên cứu và ứng dụng
các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhiễm ban đầu và phòng trừ sớm cây Trinh nữ móc
đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm và coi đây là một biện pháp rẻ tiền và
hiệu quả nhất.
Các biện pháp phòng trừ cần phải thiết kế trong sự cân nhắc đến hệ sinh thái.
Ví dụ, sử dụng biện pháp thủ công hoặc biện pháp cơ giới rõ ràng là an toàn hơn
biện pháp hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trong hệ sinh thái rừng
tự nhiên (Apfisn, 2007) [26]. Trong các hệ sinh thái khác, để đạt hiệu quả lâu dài,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


bền vững trong phòng trừ Trinh nữ móc đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện
pháp: cơ giới, hóa học và sinh học. Ở những đồng cỏ và những nơi trồng cây liên
tục, sử dụng biện pháp cắt cây thường xuyên cũng có hiệu quả ngăn ngừa cây Trinh
nữ móc non bởi vì biện pháp canh tác vẫn có hiệu quả nhưng đòi hỏi nhiều công lao
động (Apfisn, 2007) [26]. Tuy nhiên, bất cứ chương trình quản lý tổng hợp nào
cũng cần phải bổ sung yếu tố giáo dục và khuyến nông thường xuyên để đảm bảo
lựa chọn các biện pháp phù hợp với các hệ sinh thái khác nhau.
Để tránh sự phát tán tiếp theo của cây Trinh nữ móc tới những vùng không bị
nhiễm cỏ dại này cần kiểm soát nghiêm ngặt khi di chuyển máy móc từ bị nhiễm
đến những vùng không bị nhiễm cây Trinh nữ móc. Cũng như vậy, cần thi hành
chặt chẽ các biện pháp kiểm dịch khi nhập khẩu hạt giống sẽ giúp kiểm soát sự lây
lan của cây Trinh nữ móc sang các nước khác hoặc các vùng khác (Apfisn, 2007) [26].
Một số biện pháp đang được khuyến cáo để ngăn chặn sự lây lan của cây
Trinh nữ móc:
a) Bất cứ khi nào phát hiện ra cây Trinh nữ móc phải nhổ cả rễ và đốt trước
khi cây ra hoa và đậu quả;
b) Kiểm tra kỹ quần áo, giày dép, hành lý để tìm hạt cây Trinh nữ móc để
tránh mang những hạt này sang các chỗ mới.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây Trinh nữ móc ở Việt Nam
1.3.1. Mức độ phát tán xâm lấn tại Việt Nam
Cây Trinh nữ móc du nhập vào Việt Nam năm 1920 (Phạm Hoàng Hộ, 1999)
[6]. Cây Trinh nữ móc lúc đầu được nhập vào Việt Nam một cách ồ ạt như một loại
cây để trang trí và làm hàng rào. Hiện nay nó đã trở nên thích nghi với nhiều vùng
đất bao gồm vườn Quốc gia Cúc Phương và các vùng đất trồng trọt chăn nuôi lân
cận. Là loài thực vật ngoại lai xâm lấn điển hình, loài cây này sinh trưởng phát triển

tốt ở cạnh đường đi, các khoảng đất trống, xâm lấn chủ yếu các vùng đất nông
nghiệp hoang hóa, rừng tái sinh và rừng trồng mới, rừng sau thu hoạch khi tán cây
rừng chưa khép kín và ở những nơi ẩm ướt. Những nơi bị loài cây này xâm lấn
thường tạo nên khu vực thuần loại. Cây Trinh nữ móc bò nhanh lên các loài thực vật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×