Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai giữa nái vcn21, vcn22 với đực vcn23 nuôi tại công ty hưng tuyến tam điệp, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.35 KB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH CHUNG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI
GIỮA NÁI VCN21, VCN22 VỚI ĐỰC VCN23 NUÔI
TẠI CÔNG TY HƯNG TUYẾN - TAM ĐIỆP, NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH CHUNG

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI
GIỮA NÁI VCN21, VCN22 VỚI ĐỰC VCN23 NUÔI
TẠI CÔNG TY HƯNG TUYẾN - TAM ĐIỆP, NINH BÌNH

Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ....tháng ....năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Chung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty Hưng Tuyến –
Tam Điệp - Ninh Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Học viên

Nguyễn Thành Chung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục bảng .................................................................................................. vi
Danh mục biểu đồ.............................................................................................. vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................ viii
Thesis abstract .................................................................................................... ix
Phần 1. Mở đầu.................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 2

1.4.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn....................................................... 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 3
Phần 2.Tổng quan tài liệu ................................................................................. 4
2.1.

Tính trạng số lượng và các yếu tố ảnh hưởng ............................................ 4

2.1.1. Giá trị kiểu gen ......................................................................................... 4
2.1.2. Sai lệch môi trường (E) ............................................................................. 5
2.2.

Ưu thế lai .................................................................................................. 6

2.3.

Sinh trưởng và phát dục ............................................................................ 7

2.4.

Năng suất, chất lượng thịt ở lợn và các yếu tố ảnh hưởng .......................... 9

2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt ở lợn ............................ 9
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng................................................................................ 9

2.5.

Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................ 14

2.6.

Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 19
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 19

3.2.

Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 19

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.3.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ................................................................ 19

3.4.

Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................ 21


3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống và 5 giống ................ 21
3.4.2. Đánh giá năng suất và chất lượng thịt...................................................... 21
3.5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 22

3.5.1. Nguyên tắc bố trí thí nghiệm ................................................................... 22
3.5.2. Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng ........................................... 23
3.5.3. Phương pháp đánh giá năng suất và chất lượng thịt ................................. 23
3.5.4. Phương pháp đánh giá chất lượng thịt lợn ............................................... 24
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 26
Phần 4. Kết quả và thảo luận .......................................................................... 27
4.1.

Khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống và 5 giống ............................... 27

4.1.1. Khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống và 5 giống ............................... 27
4.1.2. Khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống và 5 giống qua các mùa .......... 29
4.1.3 Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống ................................................. 38
4.2.

Năng suất và chất lượng thịt của lợn lai 4 giống và 5 giống ............... 39

4.2.1. Năng suất thân thịt của lợn lai 4 và 5 giống ............................................. 39
4.2.2. Chất lượng thịt của lợn lai 4 và 5 giống ................................................... 43
Phần 5. Kết luận và đề nghị ............................................................................ 49
1.

Kết luận .................................................................................................. 49


1.1

Khả năng sinh trưởng của lợn lai VCN21 x VCN23 (4 giống) và lợn
lai VCN22 x VCN23 (5 giống)................................................................ 49

1.2.

Năng suất thân thịt, chất lượng thịt của lợn lai VCN21 x VCN23 (4
giống) và lợn lai VCN22 x VCN23 (5 giống) .......................................... 49

2.

Đề nghị ................................................................................................... 49

Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

DFD

Dark, Firm, Dry


Du

Giống lợn Duroc

L

Giống lợn Landrace

L19

Giống lợn White Duroc

LW

Giống lợn Large White

MC

Giống lợn Móng Cái

MS

Meishan

Pi

Giống lợn Pietrain

PSE


Pale, Soft, Excudative

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

Y

Giống lợn Yorkshire

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống và 5 giống ......................... 27
Bảng 4.2: Khả năng sinh trưởng của lợn lai 4 giống qua các mùa ...................... 30
Bảng 4.3: Khả năng sinh trưởng của lợn lai 5 giống qua các mùa ...................... 34
Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của lợn lai 4 và 5 giống ........................................... 38
Bảng 4.5: Năng suất thân thịt của lợn lai 4 và 5 giống ....................................... 40
Bảng 4.6: Chất lượng thịt của lợn lai 4 và 5 giống ............................................. 44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Khối lượng kết thúc của lợn lai 4 và 5 giống................................. 28

Biểu đồ 4.2. Tăng khối lượng của lợn lai 4 và 5 giống ....................................... 29
Biểu đồ 4.3. Khối lượng bắt đầu nuôi của lợn 4 giống qua các mùa ................... 30
Biểu đồ 4.4. Khối lượng kết thúc của lợn 4 giống qua các mùa .......................... 31
Biểu đồ 4.5. Thời gian nuôi và tuổi kết thúc của lợn lai 4 giống qua các mùa .... 32
Biểu đồ 4.6. Tăng khối lượng của lợn lai 4 giống qua các mùa .......................... 33
Biểu đồ 4.7. Khối lượng bắt đầu của lợn lai 5 giống qua các mùa ...................... 34
Biểu đồ 4.8. Khối lượng kết thúc của lợn lai 5 giống qua các mùa ..................... 35
Biểu đồ 4.9. Thời gian nuôi và tuổi kết thúc của lợn lai 5 giống qua các mùa .... 36
Biểu đồ 4.10. Tăng khối lượng của lợn lai 5 giống qua các mùa ........................ 36
Biểu đồ 4.11. Tăng khối lượng của lợn lai 4 giống và 5 giống qua các mùa ....... 37
Biểu đồ 4.12. Tiêu tốn thức ăn lợn lai 4 và 5 giống ............................................ 39
Biểu đồ 4.13. Khối lượng giết mổ của lợn lai 4 giống và 5 giống...................... 40
Biểu đồ 4.14. Tỷ lệ móc hàm của lợn lai 4 giống và 5 giống .............................. 41
Biểu đồ 4.15. Tỷ lệ thịt xẻ của lợn lai 4 và 5 giống ............................................ 42
Biểu đồ 4.16. Tỷ lệ nạc/thịt xẻ của lợn lai 4 và 5 giống...................................... 43
Biểu đồ 4.17. Độ pH45 và pH24 của lợn lai 4 và 5 giống ..................................... 45
Biểu đồ 4.18. Tỷ lệ mất nước sau 24h bảo quản của lợn lai 4 và 5 giống ........... 46
Biểu đồ 4.19. Tỷ lệ mất nước chế biến 24h của lợn lai 4 và 5 giống .................. 47

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của 2
tổ hợp lai giữa lợn nái VCN21, VCN22 với đực VCN23 tại trang trại của Công
ty TNHH một thành viên Hưng Tuyến - Tam Điệp - Ninh Bình Từ tháng 10/2013
đến tháng 10/2014. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng và chất lượng
thịt dựa trên các tiêu chuẩn hiện hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng

sinh trưởng của lợn lai 4 giống VCN21 x VCN23 (806,54 g/ngày) và lợn lai 5
giống VCN22 x VCN23 (791,76 g/ngày) không có sự sai khác về các chỉ tiêu
sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn (2,75-2,78 kg thức ăn/kg tăng khối lượng). Năng
suất thân thịt của hai loại con lai 4 giống (VCN21 x VCN23) và 5 giống (VCN22
x VCN23) là như nhau . Cả hai loại con lai đều có tỷ lệ nạc cao và đạt từ 62,75
đến 62,97%. Các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn lai 4 giống và 5 giống đều có
chất lượng bình thường. Tỷ lệ mất nước bảo quản 24 giờ của lợn lai 4 giống
(2,53 %) cao hơn so với lợn lai 5 giống (1,75%). Các chỉ tiêu chất lượng khác
không có sự sai khác về thống kê giữa hai loại lợn lai.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


THESIS ABSTRACT
The study was carried out at a pig farm of Hung Tuyen Co.Ltd– Tam Diep –
Ninh Binh from 10/2013 to 10/2014 to evaluate growth rate and carcass quality
of VCN21 and CVN22 sows mated with VCN23 boars. The experiments to
measure the growth rate, FCR and carcass quality were followed the standard
methods. The results showed that there is no statistically significant difference
of between these crossbreds in term of ADG and FCR the ADG of VCN21 x
VCN23 pigs were 806,54 g/day, and 791,76 g/day for VCN22 x VCN23 pigs,
while the FRC ranged from 2,75 to 2,78 kg/kg. Lean meat percentage of these 2
crossbreds were higher than other pig breeds, ranged from 62,75 to 62,79%
respectively. The meat quality traits of 2 crossbreds were normal. Exceptionally,
pH 24 hours of VCN21 x VCN23 crossbred was higher than that of VCN22 x
VCN23 crossbred.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập hiện nay để bắt kịp với các nước phát triển trên thế
giới, nước ta đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên hiện tại
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp và nông nghiệp chiếm một vị trí vô cùng
quan trọng. Trong đó ngành chăn nuôi là một trong những ngành chủ đạo góp
phần vào sự phát triển của nông nghiệp cũng như cải thiện đời sống cho người
nông dân.
Kinh tế xã hội phát triển kèm theo đó là nhu cầu của con người cũng tăng
lên. Lượng tiêu thụ các loại thực phẩm như: thịt, trứng, sữa… ngày càng nhiều.
Để đáp ứng đủ được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng
thịt thì ngành chăn nuôi không những tạo ra được những con lai có năng suất cao
mà chất lượng cũng phải cao.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng, rất
cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng
nhu cầu người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở
mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải
tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những
tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm tốt của mỗi giống, giống cao
sản và đặc biệt sử dụng triệt để ưu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn của sản xuất đã
khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hướng tăng số con
sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi
kg tăng trọng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các nước có nền
chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất hàng

thương phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn,
tiết kiệm thời gian nuôi.
Ở nước ta, nhiều giống lợn cao sản đã được sử dụng làm nguyên liệu
như: Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire, Pietrain... để tạo ra các tổ hợp
lai và tạo ra con thương phẩm cuối cùng. Trong đó phải kể đến chương trình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


lai tạo ra con thương phẩm của tập đoàn PIC mà Trung tâm nghiên cứu lợn
Thụy Phương - Viện Chăn nuôi tiếp nhận năm 2001. Theo đó hai loại lợn bố
mẹ tạo ra VCN21, VCN22 được phối với đực VCN23 để tạo ra lợn thương
phẩm 4 và 5 giống. Lợn thương phẩm này đã được đưa vào chăn nuôi đại trà.
Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể đầy đủ nào về việc đánh giá khả
năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các loại con lai nói trên
được nuôi trong điều kiện trang trại.
Xuất phát từ điều kiện thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai giữa
nái VCN21, VCN22 với đực VCN23 nuôi tại Công ty Hưng Tuyến-Tam Điệp,
Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của lợn lai tạo ra từ tổ hợp lai
VCN21, VCN22 với đực VCN23 (lợn lai 4 giống và 5 giống)
- Xác định được tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai nuôi thịt
- Đánh giá được năng suất thân thịt, chất lượng thịt của lợn lai tạo ra từ hai
tổ hợp lai giữa nái VCN21, VCN22 với đực VCN23 (lợn lai 4 giống và 5 giống)
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Lợn 4 giống (VCN21xVCN23) và lợn lai 5 giống (VCN22xVCN23) được
theo dõi thí nghiệm tại công ty TNHH một thành viên Hưng Tuyến-Tam ĐiệpNinh Bình trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Làm cơ sở tạo ra được những giống lợn lai nuôi thịt có tốc độ sinh
trưởng và khả năng cho thịt nạc cao.
- Góp phần tham gia chọn lọc, lai tạo cho ra lợn bố mẹ có năng suất sinh
sản cao đáp ứng nhu cầu của những cơ sở chăn nuôi lợn nái.
- Cơ sở để những nhà chuyên môn có được định hướng đúng đắn trong
chiến lược phát triển đàn nái ngoại, góp phần đẩy nhanh tiến độ của chương trình
“nạc hoá” đàn lợn của nước ta.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá đúng thực trạng về năng
suất và chất lượng thịt của lợn lai nuôi thịt được tạo ra từ hai tổ hợp lai giữa nái
VCN21, VCN22 với đực VCN23. Từ đó có những định hướng đúng đắn cho sự
phát triển của cơ sở.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Qua nhiều kết qủa nghiên cứu cho thấy, hầu hết những tính trạng số lượng
của gia súc, trong đó có khả năng sinh trưởng và cho thịt là các tính trạng có giá

trị kinh tế cao.
Tính trạng số lượng là những tính trạng được qui định bởi nhiều cặp gen
có hiệu ứng nhỏ nhất định (minor gen), tính trạng số lượng bị tác động lớn bởi
các nhân tố môi trường. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn
sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng đa gen (polygene).
Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng, do nhiều
gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng
suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên
tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân
chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P)
được biểu thị như sau:
P=G+E
P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value).
G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value).
E: Sai lệch môi trường (Enviromental deviation).
2.1.1. Giá trị kiểu gen
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen qui định. Tùy
theo tác động khác nhau của gen các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần
khác nhau: giá trị cộng gộp A (Additivevalue) hoặc giá trị giống (Breeding
value); sai lệch trội D (Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc sai
lệch át gen I (Interaction deviation hoặc Epistatic deviation).
G=A+D+I
Giá trị cộng gộp (A): để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời con
phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên quan với
kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen qui định một tính trạng số lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4



nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số lượng đó. Tổng các
hiệu ứng mà các gen nó mang (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp
gen ở mỗi locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hay còn gọi
là giá trị giống của cá thể.
Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có
thể di truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự
giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra
đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc.
Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của kiểu
gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của
chúng cho đời con. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của gen bố và mẹ
tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống.
Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa
các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử. Sai lệch trội
cũng là một phần thuộc tính của quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền
được sang con cái.
Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa
các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di truyền
cho thế hệ sau.
2.1.2. Sai lệch môi trường (E)
Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung
(Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es).
Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động
lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó.
Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác động
lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có giá
trị kiểu hình chi tiết như sau:

P = A + D + I + Eg + Es.
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho thấy,
muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống,
tạp giao.
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi:
chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý...
2.2. ƯU THẾ LAI
Khi lai giữa các cá thể thuộc hai giống với nhau thì xuất hiện ưu thế lai.
Ưu thế lai do tác động trội lặn và át gen sinh ra, đó là phần sai lệch của
con lai so với trung bình của bố mẹ. Ưu thế lai làm cho sức sống của con vật tăng
lên, có sức đề kháng với bệnh tật và nâng cao sức sản xuất của chúng.
Theo McPhee (1991a) và William (2000), ở lợn có 3 loại ưu thế lai chính:
ưu thế lai của cá thể (ưu thế lai trực tiếp), ưu thế lai của mẹ lai và ưu thế lai của
bố lai.
Ưu thế lai trực tiếp (Dd): là thành phần ưu thế lai do chính cá thể lai đó
tạo nên. Ưu thế lai trực tiếp là tỷ lệ đóng góp của mỗi giống thành viên trong
chính bản thân tổ hợp lai đó. Ưu thế lai trực tiếp cao nhất ở các tổ hợp lai có
100% nguồn gen là dị hợp tử.
Ưu thế lai của bố lai và mẹ lai: là thành phần ưu thế lai do bố lai và mẹ lai
đóng góp vào tổ hợp lai của chúng sinh ra. Ưu thế này chỉ có khi con lai được tạo
ra từ bố và mẹ là các con lai.
Trong chăn nuôi lợn, tổ hợp lai 3 giống thường chỉ có ưu thế lai của mẹ lai

vì người ta thường dùng đực cuối cùng là đực thuần. Cũng có trường hợp tổ hợp
lai 3 giống có ưu thế lai của bố lai, như khi sử dụng đực F1(LY) và mẹ là Móng
Cái thuần thì ở tổ hợp lai 3 giống (LY) x MC này có ưu thế lai của bố lai mà
không có ưu thế lai của mẹ lai. Ngoài ra có trường hợp tổ hợp lai 3 giống có ưu
thế lai của cả bố và mẹ lai như các tổ hợp lai (LY) x (LMC) hoặc (LY) x (YMC).
Ở tổ hợp lai 4 giống thì thường xảy ra vừa có cả ưu thế lai của mẹ lai và vừa có
cả ưu thế lai của bố lai. Song cũng có thể chỉ có ưu thế lai của mẹ lai nếu mẹ là
cá thể lai 3 giống và bố là cá thể thuộc giống thuần. Để khai thác tối đa ưu thế lai
trong chăn nuôi lợn, người ta thường sủ dụng cả bố lai và mẹ lai, đặc biệt là đối
với tính trạng sinh sản vì chúng khó nâng cao bằng con đường chọn lọc vì hệ số
di truyền thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Bản chất của hiện tượng ưu thế lai được giải thích bởi 3 giả thuyết, đó là :
thuyết trội, thuyết siêu trội, thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không
cùng locus. Mức độ ưu thế lai phụ thuộc vào: nguồn gốc di truyền của bố mẹ,
bản chất của tính trạng, công thức lai và môi trường.
Nếu gọi ưu thế lai là H, thì công thức tính như sau:
H (%) =

X F 1 − X bm
x100
X bm

Trong đó:
- X F1 là bình quân giá trị kiểu hình của tính trạng ở đời con.

- X bm là bình quân giá trị kiểu hình của đời bố mẹ.
Các nhân tố ảnh hưởng đến ưu thế lai:
- Nguồn gốc di truyền của bố và mẹ: bố và mẹ có nguồn gốc di truyền
càng xa nhau thì ưu thế lai càng cao và ngược lại.
- Tính trạng nghiên cứu: các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì các tổ
hợp lai thường đạt ưu thế cao và ngược lại.
- Công thức lai: ưu thế lai còn phụ thuộc vào công thức lai và việc sử dụng
cá thể nào làm bố, cá thể nào làm mẹ. Trong lai giống, thậm chí nên sử dụng tổ
hợp lai nào làm bố hay mẹ để có ưu thế lai của mẹ hay của bố lai cao trong các tổ
hợp lai.
- Điều kiện nuôi dưỡng: nếu điều kiện nuôi dưỡng kém thì mức độ thể
hiện ưu thế lai thường thấp và ngược lại.
2.3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC
Trong chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt, muốn đạt được năng
suất cao, phẩm chất thịt tốt cần phải nắm vững đặc điểm phát triển của lợn. Quá
trình phát triển của lợn gồm có sinh trưởng và phát dục.
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ nhờ đồng hoá và dị
hoá, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ
phận và toàn bộ cơ thể con vật, trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Thực
chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong
cơ thể vật nuôi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức, bộ phận mới trong cơ thể ngay từ
giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển của cơ thể sinh
vật, hay có thể hiểu phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng thêm,

hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc.
Sinh trưởng phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống, có sinh
trưởng thì có phát dục và ngược lại. Ở bộ phận này có phát dục thì ở bộ phận
khác có thể có sự sinh trưởng, hoặc sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song
song trong cùng một bộ phận cơ thể. Giữa sinh trưởng và phát dục có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, nếu phát triển không đầy đủ sẽ trở nên dị tật và nếu sinh
trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ bị còi cọc, gầy, yếu.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự phát triển của cơ thể động vật
có tính giai đoạn, mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì quá trình sinh trưởng
phát dục cũng khác nhau.
Sự phát triển của cơ thể gia súc tuân theo 3 quy luật: quy luật phát triển
theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều và quy luật theo tính chu kỳ.
Hiểu biết về các quy luật phát triển của gia súc cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển sẽ giúp chúng ta tác động đúng vào quy luật sinh trưởng và phát
dục để gia súc thể hiện hết tiềm năng di truyền của chúng nhằm đem lại lợi ích
nhiều hơn cho con người.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng và phát dục của lợn theo độ sinh trưởng,
người ta thường quan tâm đến độ sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối.
- Độ sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc
tích lũy được trong một thời gian.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia súc
tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau đây:

A=

V2 − V1
T2 − T1

Trong đó : A là sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày, kg/tháng)
V1 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm T1

V2 là khối lượng tích luỹ đo đựơc ở thời điểm T2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


2.4. NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT Ở LỢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG
2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt ở lợn
Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt của lợn người ta sử dụng các
nhóm chỉ tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt.
Các chỉ tiêu quan trọng của khả năng nuôi vỗ béo bao gồm: tăng trọng
ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, thu nhận thức ăn/ngày và khối
lượng đạt được lúc giết thịt giết thịt. Đối với thân thịt, các chỉ tiêu quan trọng là:
tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng và diện
tích cơ thăn. Các chỉ tiêu chất lượng thân thịt bao gồm: tỷ lệ mất nước, màu sắc
thịt, cấu trúc cơ, mỡ giắt, pH cơ thăn 45 phút và 24 giờ sau khi giết thịt.
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng
Như đã đề cập ở trên, tất cả các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho
thịt ở lợn được gọi chung là tính trạng sản xuất và chúng hầu hết là tính trạng số
lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
* Các yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau tiềm năng di
truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di
truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong
thời gian bú sữa dao động từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ
số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg). Hệ số di
truyền về khối lượng cơ thể lúc 6 - 8 tháng tuổi thường dao động từ thấp 0,20 đến
trung bình 0,40 (Young et al., 1978).

Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch
và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0,60 (Trieble,
1982); - 0,3 đến - 0,5 (Pfeiffer et al., 1998); - 0,51 đến - 0,56 (Nguyễn Văn Đức,
2001); - 0,64 (Von Felde et al., 1996).
Hệ số di truyền về tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình (Bidanel et al.,
1996); (De Roo, 1988). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn này có thể dễ dàng được cải
thiện thông qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương
trình cải tiến giống lợn. Với tiêu tốn thức ăn ở giai đoạn từ 30 đến 100 kg, hệ số
di truyền là 0,47 (Busse and Groeneveld, 1986). Tính trạng này được quan tâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm. McPhee et al. (1991b) cho biết, nhờ
biết chính xác hệ số di truyền thông qua chọn lọc, tiêu tốn thức ăn đã giảm được
14% ở lô thí nghiệm so với lô đối chứng.
Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ
nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 – 0,35)
(Sellier, 1998). Đối với độ dày mỡ lưng, hệ số di truyền dao động ở mức độ trung
bình đến cao, từ 0,3 – 0,7 (Adamec and Johnson, 1997) nên việc chọn lọc cải
thiện tính trạng này có nhiều thuận lợi. McPhee et al. (1991b) đã công bố kết quả
nghiên cứu so sánh giống chọn lọc với giống đối chứng, cho thấy giống chọn lọc
có dày mỡ lưng ở mức thấp hơn 14%. Theo một số tác giả việc chọn lọc nhằm
tăng khả năng tăng khối lượng và giảm dày mỡ lưng không làm ảnh hưởng đến
chỉ tiêu số con sơ sinh trên ổ (Fredeen and Mikami, 1986; Mc.Kay, 1990).
Tỷ lệ nạc là một tính trạng có hệ số di truyền cao, dao động từ 0,3 - 0,8.
Johnson (1999) đã công bố hệ số di truyền đối với tính trạng tỷ lệ nạc trên 8234
lợn Landace là 0,7 và trên 4448 lợn Yorshire là 0,81. Hovenier et al. (1992) khi

nghiên cứu theo dõi trên hai đối tượng lợn Duroc và Yorshire cho biết hệ số di
truyền về tỷ lệ nạc là 0,63.
Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp
nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h2 = 0,56 – 0,57). Các chỉ
tiêu về chất lượng thịt như tỷ lệ mất nước, màu sắc thịt, cấu trúc cơ, thành phần
hoá học của cơ, pH 45 phút, pH 24 giờ sau khi giết thịt có hệ số di truyền từ 0,1 0,3 (Sellier, 1998). Bên cạnh hệ số di truyền còn có một mối tương quan giữa các
tính trạng. Tương quan di truyền giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ
như tăng trọng và thu nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter and Brascamp, 1998), tỷ lệ
nạc với diện tích cơ thăn (r = 0,65). Bên cạnh đó là các tương quan nghịch và
chặt như giữa tỷ lệ nạc với độ dày mỡ lưng (r = - 0,87) (Stewart and Schinckel,
1989); tỷ lệ mất nước với pH 24 giờ (r = - 0,71) và với khả năng giữ nước (r = 0,94) (Sellier, 1998). Ngoài ra, hàng loạt các thông báo của nhiều nhà khoa học
đã xác nhận các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng,
chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các giống khác nhau là khác nhau.
Chẳng hạn như ở lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài hơn so với ở lợn Large
White khoảng 1,5 cm; ngược lại, tỷ lệ móc hàm ở Large White lại cao hơn so với
Landrace (Sather et al., 1991); lợn Hampshire có nhiều nạc hơn nhưng thường có
chiều dài thân thịt ngắn hơn ngắn hơn và có khối lượng lớn hơn so với lợn Large
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


White (Berger et al., 1994).
Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới
nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn
thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng
trọng 10% (Sellier, 1998).
Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất
lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothane và gen rendement
napoli (Le Roy et al., 1996). Tính nhạy cảm stress với halothane chủ yếu làm

giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt. Điều này làm tăng thịt PSE ở các lợn
mắc hội chứng stress. Theo Gueblez et al. (1995) sự khác nhau về tần số gen
halothane giữa lợn Pietrain và Large White có thể đóng góp vào sự khác nhau
giữa hai giống này ở mức độ 30 – 70% về các chỉ tiêu thân thịt (tỷ lệ móc hàm,
chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc) và kiểu gen halothane ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ cao
và nhất là đến các chỉ tiêu chất lượng thịt (pH 45 phút và pH 24 giờ).
Thịt có chất lượng cao khi chưa xử lý sẽ có màu hồng tươi, thớ cơ chắc,
mặt thịt không rỉ nước và có một ít vân. Những đặc điểm này làm cho thịt có độ
bóng, chắc, thơm, có chất dinh dưỡng cao vẫn giữ được phần lớn dịch thể của nó
khi cắt, bao gói, ướp lạnh hoặc khi nấu cũng như khi xử lý, xông khói, xay
nghiền trong quá trình chế biến thành phẩm của nhà máy. Thịt PSE có chất lượng
kém vì các lý do sau:
- Mềm, nhão, mất thớ, nhợt nhạt và nhìn không hấp dẫn.
- Cơ thịt trở thành toan tính, nhất là lúc mới giết mổ và protein bị mất đi
khả năng lưu giữ dịch thể của thịt. Mặt thịt có ít hoặc không có vân.
- Thịt thăn và cơ đùi thường lộ ra hai sắc thái khác nhau ở lát cắt.
- Khi còn là thịt tươi chưa chế biến, thịt tiết ra dịch khi cắt hoặc treo (có
khi độ mất nước cao hơn 7%) cũng như khi gói để bán lẻ, thịt chuyển thành màu
xám, không hấp dẫn người mua và chóng ôi hơn thịt bình thường.
- Khi dùng để chế biến các thực phẩm dạng công nghiệp (hun khói, xúc
xích), thịt có độ mất nước cao (vượt quá 3 - 10% so với mức bình thường), màu
sắc không đồng nhất, các thớ thịt rời rạc, khó thái miếng.
- Các mảnh thịt ướp lạnh bị mất quá nhiều dịch thể khi giải đông. Trong
một số trường hợp, lợn có hội chứng stress không gây nên trạng thái thịt PSE mà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



là DFD. Thịt DFD dễ bị thối hỏng hơn vì độ pH cao, nó có màu thẫm, rắn chắc
và khô hoàn toàn trái ngược với thịt PSE.
Để ngăn ngừa xuất hiện thịt PSE và DFD để nâng cao chất lượng thịt,về
mặt di truyền người ta dùng biện pháp kiểm tra và loại bỏ những lợn bị stress ra
khỏi đàn. Đây là một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất vì nó giải quyết được
tận gốc cơ sở di truyền quyết định chất lượng thịt. Các giải pháp tác động vào
ngoại cảnh chỉ hạn chế chứ không loại bỏ tận gốc được các nguy cơ làm xuất
hiện thịt kém phẩm chất ngay trong bản thân con vật.
* Các yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các nhân tố di truyền, các nhân tố môi trường cũng ảnh hưởng rất
lớn đến các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của lợn.
+ Ảnh hưởng của tính biệt
Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và sự cấu
thành của cơ thể khác nhau (Campell et al., 1985). Lợn đực có khối lượng nạc
cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của
lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến (Campell et al., 1985). Một số
công trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao
hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Johansson et al., 1985; Campell et al., 1985) và
dày mỡ lưng cũng thấp hơn (Savoie and Minvielle, 1988). Tính biệt có ảnh
hưởng rõ rệt đối với tăng khối lượng (Nguyễn Văn Đức và cs., 2001).
Thomke et al. (1995) cho biết lợn đực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 0,5% so với
lợn đực thiến trong điều kiện cho ăn tự do và có mối tương tác giữa chế độ ăn
hạn chế với tính biệt đối tính trạng tỷ lệ nạc. Lợn đực có tỷ lệ protein trong thành
phần cơ thể nhiều hơn so với lợn cái (Campell et al., 1985).
+ Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại
cảnh chi phối sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa
năng lượng và protein trong khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng giúp cho việc
điều khiển tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Tốc độ
tăng khối lượng, chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa
các vitamin với nhau và giữa vitamin với protein và khoáng. Bên cạnh đó nhiều

nghiên cứu đã xác nhận tác dụng của việc bổ sung các axit amin giới hạn vào
khẩu phần lợn thịt: Tăng khối lượng tăng, tiết kiệm được thức ăn và protein.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Chẳng hạn, bổ sung lysin đủ nhu cầu vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ bắp phát
triển nâng cao tỷ lệ nạc.
Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khóa
ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi và Bùi Thị Gợi, 1995; McPhee et
al., 1991a,b). Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm
năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng
lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản
xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng
nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (McPhee, 1989) nhưng dày mỡ lưng lại cao
hơn (Nguyễn Nghi và cs., 1995) khi lợn được ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho
ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn
tự do (Thomke et al., 1995).
+ Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ:
Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết
chúng gây ảnh hưởng đến khả năng của lợn. Johansson et al. (1985); Mclaren et
al. (1987); Pathiraja et al. (1990) cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh
hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt, lợn sinh ra từ tháng 3 đến
tháng 8 sẽ có tăng khối lượng cao hơn lợn sinh ra từ tháng 9 đến tháng 2.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối
lượng của lợn, Sakai et al. (1992) cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg đến 90 kg ở
nhiệt độ từ 8 đến 220C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức

ăn cũng tăng lên. Tuy nhiên, khi nuôi lợn có cùng khối lượng ở hai điều kiện
nhiệt độ khác nhau (120C và 280C), song nhiệt độ không gây nên sự sai khác
rõ rệt đối với các tính trạng tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giữa hai lô thí nghiệm (Sakai
et al., 1992); Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2003) cũng cho biết tăng khối
lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.
+ Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ
Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối
lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự
tăng lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kỳ trưởng thành (Henry, 1985).
Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy
mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Chất lượng thịt lợn cũng thay đổi theo tuổi giết thịt là do thành phần cơ
thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi
còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mô mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính
từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mô
xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mô cơ tăng 81 lần còn mô mỡ tăng tới 675 lần
(Perez, Desmoulin, 1975).
+ Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và
chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp sự quản lý, chăm sóc nuôi
dưỡng đàn lợn. Thông thường, lợn bị nuôi chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng
thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.
Theo khuyến cáo của NCR-89 (1993) cho biết diện tích chuồng nuôi lợn
từ 54 kg đến 113 kg cần 0,93 m2/con. Tại thí nghiệm của Brumm and Miller
(1996) cho thấy diện tích chuồng nuôi 0,56 m2/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối

lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0,78 m2/con, năng suất
của lợn đực thiến đạt tối đa khi nuôi ở diện tích 0,84 – 1,0 m2. Nghiên cứu của
Nielsen et al. (1995) cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong
một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn
thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn nuôi nhốt riêng từng ô chuồng. Lợn nuôi
nhốt riêng từng cá thể có khả năng tăng khối lượng cao hơn so với lợn nuôi theo
nhóm (De Haer and De Vries, 1993).
Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức
sản xuất của lợn, đó là: điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không
đảm bảo, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng,
điều trị, thay đổi khẩu phần... (Nelson, 1982).
+ Điều kiện giết mổ: Điều kiện giết mổ cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng thịt,
mà chủ yếu là liên quan đến thịt PSE. Giảm các stress và tăng thời gian nhịn đói
trước khi giết thịt cũng có chiều hướng làm giảm sự xuất hiện thịt PSE ở các lợn
có phản ứng halothan dương tính. Nếu những điều kiện trước và trong khi giết
thịt đảm bảo tốt, hình thái cơ thịt của lợn có hội chứng stress vẫn có thể bình
thường.
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Các tính trạng sản xuất chính của lợn bao gồm tăng khối lượng, tiêu tốn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×