Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài thơ Đất nước của nguyễn khoa điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.11 KB, 3 trang )

Phân tích tư tưởng đất nước nhân dân qua phần thơ thứ hai trong bài thơ Đất nước
của Nguyễn Khoa Điềm
1. Mỗi người nghệ sĩ khi cầm bút thường quan tâm đến đề tài đất nước và mỗi
người có một cách cảm nhận phản ánh riêng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, một
cây bút xuất sắc của thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một cách cảm nhận rất đặc
sắc về đất nước. Điều này được minh chứng qua trường ca “Mặt đường khát vọng”
mà cụ thể hơn là ở chương năm có tên “Đất nước”. Bài thơ “Đất nước” ở phần một
nhà thơ nêu định nghĩa về đất nước, ở phần hai nêu định nghĩa về đất nước nhân
dân. Đất nước nhân dân được nhìn qua ba phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa
bằng cảm quang riêng của nhà thơ. Tìm hiểu phần hai của bài thơ ta sẽ thấy rất rõ
hình ảnh đất nước nhân dân, đất nước của nhân dân.
2.a. Sau phần thơ thứ nhất nhà thơ trả lời đất nước là gì, đất nước như thế nào. Đến
phần thơ thứ hai này, nhà thơ đi đến trả lời câu hỏi đất nước do ai làm ra. Và câu
trả lời là đất nước do nhân dân làm ra, tạo ra và của nhân dân. Trước hết tư tưởng
đất nước nhân dân này được thể hiện qua sự hóa thân của nhân dân vào không gian
địa lý.
Đó là hình ảnh những tình yêu chung thủy của nhân dân được hiện hình đẹp đẽ qua
núi Vọng Phu, hòn Trống Mái.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”.
Đó là những ao đầm, những ngọn núi in hình truyền thống đánh giặc của nhân dân
ta qua hình ảnh Tháng Gióng, vua Hùng.
“Gót ngựa của Tháng Gióng đi qua còn trăm ao đầm đề lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”.
Đó là những ngọn núi tạc hình đạo học của nhân dân.
“Những học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên”.
Đó là những người dân bình thường nhưng có công xây dựng đất nước, đã được
đặt tên cho hình sông thế núi.
“Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”.
Từ đó nhà thơ đi đến một khẳng định.
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi


Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống cha ông
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Sông núi là của nhân dân, nhân dân hóa thân vào sông núi, không những thế mà
hóa thân một cách đẹp đẽ thành ca dao thần thoại. Đó là một cách cảm nhận về đất
nước qua không gian địa lý, một cách thật sâu sắc mới mẻ của nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm.
b. Nói về đất nước là nói về lịch sử nhưng để thể hiện tư tưởng đất nước nhân dân,
nhà thơ đã có một cách cảm nhận về đất nước rất đúng và rất sâu sắc. Theo nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm lịch sử bốn ngàn năm của đất nước ta là lịch sử của những
cuộc chạy tiếp sức của nhân dân vừa hữu danh vừa vô danh.
Lịch sử làm nên đất nước của nhân dân ta không phải chỉ là do một ông vua nào,


một triều đại nào mà lịch sử nối tiếp những lớp người làm lụng và đấu tranh để
sinh tồn bất diệt.
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh”.
Họ là những người làm nên lịch sử và đã để lại những tên tuổi chói sáng tạo nên
niềm tự hào của dân tộc.
“Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”.
Nhưng hầu hết những người làm nên lịch sử là những người sống và chết bình dị,
để hóa thân vào đất nước làm nên đất nước, họ như những con người vô danh.
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước”.
Nguyễn Khoa Điềm đã không nhìn lịch sử qua các triều đại, qua các cá nhân anh
hùng nhà nhìn lịch sử qua lực lượng vĩ đại nhất đó là tầng tầng lớp lớp nhân dân
qua bốn nghìn năm lịch sử. Vì thế tác giả mới gọi là đất nước nhân dân, đất nước
của nhân dân.
c. Một phương diện rất đặc biệt khi nói về đất nước đó là truyền thống văn hóa.
Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước nhân dân qua chiều dày văn hóa bằng một cái
nhìn khái quát nhất.
Trước hết đó là văn hóa của một dân tộc có truyền thống văn minh lúa nước, văn
hóa truyền giữ vật chất.
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than con cúi”.
Đây là hai biểu hiện của một nét truyền thống rất đặc trưng của người Việt qua bốn
nghìn năm lịch sử. Nét văn hóa này không chỉ đẹp ở nghệ thuật truyền giữ mà còn
đẹp ở tính nhân nghĩa nhân văn, vì đời sau người sau, vì mọi người.
Một nét văn hóa khác mang tính tinh thần đó là văn hóa truyền giữ giọng điệu
ngôn ngữ và địa danh qua những biến đổi của cuộc sống.
“Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.
Và đặc biệt là văn hóa về lối sống, đạo lý sống mang tính nhân nghĩa.
“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
Từ những cảm nhận về địa lý, lịch sử, văn hóa đều do nhân dân tạo ra làm nên, từ
đó nhà thơ đi đến một khái quát mang tính chân lý.
“Để đất nước này là đất nước nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”.
Ngày xưa quan niệm đất nước là của vua, quan dân chỉ ăn bổng lộc của vua mà



thôi. Còn Nguyễn Khoa Điềm đứng ở thời đại mới đã có một cách nhìn rất đúng
đắn và tiến bộ về đất nước, đó là đất nước nhân dân, đất nước của nhân dân.
3. Với một tầm hiểu biết rộng lớn và một tầm hiểu biết văn hóa dân gian sâu rộng,
nhà thơ đã thể hiện một cảm nhận mới mẻ sâu sắc về đất nước, đất nước là sự hóa
thân của nhân dân. Thể hiện hình ảnh đất nước, tác giả khéo léo đưa về cuộc tâm
tình giữa hai nhân vật trữ tình là anh và em, làm cho người đọc cảm nhận về đất
nước một cách thấm thía sâu sắc.



×